Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Hình tượng ông lái đò

HÌNH TƯỢNG ÔNG LÁI ĐÒ

Nguyễn Tuân gọi viết tùy bút là “chơi lối độc tấu”. Nguyễn Tuân đuợc đánh giá là một trong những hiện tượng văn học phức tạp nhất của văn học nước nhà, bởi quá trinh sáng tác của ông là một hành trình đi tìm cái đẹp với nhiều chặng bíên đổi rất phức tạp. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân có thể ví như cuộc đời chim phượng hoàng lửa trong truyền thuyết, cứ năm trăm năm lại tự bốc cháy, để rồi hồi sinh từ đống tro tàn, phượng hoàng lửa lại trẻ trung và lộng lẫy hơn trước. Những biến chuyển về phong cách của Nguyễn Tuân cũng giống như cuộc diệt-sinh ấy, có thể nói, đến thời kì sau CMT8, ngòi bút của Nguyễn Tuân đã có một cuộc lột xác, tích cực hơn, gần gũi hơn với vẻ đẹp của con người lao động và con người chiến đâu, là những con người hôm nay trong thời đại hôm nay.

Người lái đò sông Đà là đứa con tinh thần của Nguyễn Tuân trong thời kì ấy. Đây là tác phẩm thuộc thể kí, nên nép đẹp đặc sắc của nó, ngoài ở những cảnh đẹp mê hồn đựơc hoạ lại qua ngòi bút tinh tế của Nguyễn Tuân, còn là một cái tôi Nguyễn Tuân ngông ngạo, tài hoa uyên bác ghi dấu khá đậm nét.

Đúng như tên gọi của đoạn trích, “Người lái đò sông Đà”, qua đoạn trích cũng như  trong toàn bộ tác phẩm, Nguyễn Tuân đã hướng ngòi bút của mình vào khám phá, tôn vinh những vẻ đẹp của hình tựơng ông lái đò. Hình tượng nghệ thụât là một phương tịên phản ánh đắc lực của nghệ thụât, nó là sự phản ánh hịên thực một cách nghệ thụât bằng chất liệu ngôn từ, và chỉ có thể nhận biết nó bằng cảm tính. Do đó, mỗi hình tượng nghệ thuật là một “người lạ mặt quen biết”(Bielinxki)’, mỗi hình tượng nghệ thuật là sự tổng hoà giữa cái chung và cái riêng, cái cá thể và cái toàn thể, giữa hịên thực và sáng tạo, nó vừa chân thực, vừa khái quát, nhưng đồng thời  nó cũng phải mang đậm dấu ấn của người sáng tạo ra nó. Chính vì vậy, đi sâu vào phân tích hình tựơng ông lái đò, ta sẽ tìm thấy nghệ thuật xây dựng nhân vật đầy tài hoa, điêu luyện của Nguyễn Tuân.

1. Lai lịch

Tác giả giới thiệu: Ông lái đò Lai Châu bạn tôi làm nghề chở đò dọc suốt sông Đà đã mười nămliền và thôi làm đò cũng đôi chục năm nay. Làm nghề chèo đò có mười năm mà dấu ấn nghề nghiệp ghi rõ trên thân thểông già này: tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh gò lại như kẹp lấy cái cuống lái tưởngtượng, giọng ông ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh sông, nhỡn giới ông vòi vọi như lúc nào cũng mong một cái bếnxa nào đó trong sương mù. Nghề lái đò trên sông Đà, sau hằng trăm chuyến ngược xuôi đã rèn luyện cho ông có một trínhớ tuyệt vời lấy mắt mà nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở.Cuộc sống của người lái đò gắn với con sông Đà, không phải là chỉ chèo đò đơn thuần trên dòng sông mà là cuộc chiến đấuhàng ngày với thiên nhiên, một thứ thiên nhiên Tây Bắc có nhiều lúc trông nó thành ra diện mạo và tâm địa một thứ kẻthù số một
Những dòng này được nhà văn viết ra không chỉ để giới thiệu ngoại hình một con người mà còn để ca ngợi sự gắn bó, yêu quý nghề ở chính người đó. Nguyễn Tuân là nhà văn luôn nén câu văn của mình nhiều điều muốn nói, “hàm lượng thông tin” ở đó không bao giờ chỉ ở một tầng hiển ngôn

2. Tính cách

Ngôn ngữ của Nguyễn Tuân là thứ ngôn ngữ của cảm xúc và trí tưởng tượng bay bổng. Ngôn ngữ đó để tả cảnh,tả người, đồng thời là phương tiện cảm xúc để cái tôi tác giả ngây ngất, sau sưa trước từng nét vẽ của thiên nhiên, từngdáng vẻ của núi rừng, từng động tác của người nghệ sĩ chèo đò. Con sông đã đem đến niềm vui cho người nghệ sĩ, và làdịp để người nghệ sĩ được bộc lộ mình. Nhà văn thốt lên: Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Đi rừng dài này rồi lại bắt ra sông Đà, đúng thế, nó đằm đằm ấm ấm như gặp

Giàu kinh nghiệm, thạo nghề

Những nét tả ngoại hình của nhà văn cho thấy người lái đò thực sự là người từng trải, thành thạo nghề. Chưa đủ, Nguyễn Tuân còn cho biết : người lái đò còn là một linh hồn muôn thuở của sông nước này; ông làm nghề đò đã mười năm liền, trên sông Đà, ông xuôi, ông ngược hơn một trăm lần rồi, chính tay ông giữ lái độ sáu chục lần… Sự từng trải của người lái đò còn thể hiện, dòng sông Đà với bảy mười ba con thác nhưng ông đã lấy mắt mà nhớ tỉ mỉ như đóng đinh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả các con thác hiểm trở. Hơn thế nữa, sông Đà đối với ông lái đò ấy, như một trường thiên anh hùng ca mà ông thuộc lòng đến cả những cái chấm than chấm câu và cả những đoạn xuống dòng. Không phải bỗng dưng mà nhà văn nổi tiếng tài tử lại đưa vào trang viết của mình tỉ mỉ các ngọn thác, thời gian ông lái đò làm nghề. Phải chi li, cụ thể như vậy mới thấy hết sự từng trải, gắn bó của với nghề đến độ kỳ lạ ở ông lão lái đò. Đấy cũng là cách nhà văn bày tỏ nỗi thán phục của chính mình về một con người như được sinh ra từ những con sóng, ngọn thác hung dữ ở sông Đà

Nguyễn Tuân là một nhà văn tài hoa, am tường về địên ảnh, có lẽ chính vì vậy, để tạo sự xuất hịên ấn tượng nhất cho nhân vật của mình, nhà văn đã dày công tạo nên một bức nền lí tưởng để mở đuờng cho sự xuất hiện của nhân vật ông lái đò: Bức tranh con sông Đà dữ dội.

Đó là bức tranh âm u, hiểm trở, với bãi đã cao vút, “đúng chính ngọ mới thấy mặt trời”, “giữa mùa hè mà thấy lạnh”. Con sông Đà làm người ta ghê rợn với những hút nước “như cửa cống cái bị sặc”, “kêu ặc ặc như ai rót dầu sôi vào”, và nhất là hình ảnh  những con thuyền bị nó núôt chửng! Thác sông Đà hịên ra cũng không kém phần dữ dội. Ở xa thì lúc giọng oán trách van xin, khi thì giọng gằn và chế nhạo, khi như tiếng hàng trăm con bò mộng lồng lên trong rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa. Còn ở gần, thác đá ấy thật nguy hiểm với những con quỷ đá mặt nhăn nhúm ngỗ ngựơc. Ở con sông Đà này, ta có cảm giác tất cả thế lực tự nhiên đều cấu kết với nhau để hãm hại con người, để bắt chết những chiếc thuyền vô tình đi ngang. Chẳng trách mà Nguyễn Tuân hạ bút: “Con sông đà mang diện mạo và tâm địa của một thứ kẻ thù số một”. Thật sự, qua ngòi bút Nguyễn Tuân, con sông Đà hiện lên như một thứ thuỷ quái với sức mạnh vô  biên, bạo lịêt, hoang dại, nhưng đồng thời cũng nham hiểm, tàn nhẫn, rất hiểu tâm lí con người và sẵn sàng tiêu diệt con người!
Nhưng bức tranh ấy cũng chỉ làm nền cho con người mà thôi. Bởi đối tượng trung tâm của văn học là con người, như một nhà nghệ sĩ đã nói, “Tác phẩm nghệ thuật chân chính là tác phẩm tôn vinh con người”, chính vì vậy, thiên nhiên dẫu đẹp, dẫu sống động cũng chỉ làm nền, trở thành bình dịên thứ hai để tôn vinh con người. Con sống Đà dữ dội chính là một thứ môi trường anh hung ca lí tưởng để người lái đò bọc lộ phẩm chất, con sông Đà càng dữ dội bao nhiêu, thì tầm vóc con người càng sừng sững, lẫm lịêt bấy nhiêu.
Để làm nổi bật tài nghệ ông lái đò, Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra một cuộc vượt thác của ông ta như một viên tướng ngày xưa lao vào trận đồ bát quái bố trí sẵn với rất nhiều cạm bẫy đặt ra hết vòng này đến vòng khác, mỗi vòng đều có“những viên tướng đá” nham hiểm, quái ác chờ sẵn và quyết tiêu diệt bằng được đối phương của mình. Đoạn văn dựng cảnh đầy giá trị tạo hình, giống như một cuốn phim quay cận cảnh cuộc chiến dữ dội và ác liệt trên một chiến trường mà chiến sĩ “ông lái đò” ở đây vô cùng dũng cảm và mưu trí, tả dột, hữu xung đầy kịch tính. Tác giả đã vận dụng nhiều kiến thức kĩ thuật quân sự và võ thuật để diễn tả “trận chiến” oai hùng này.Qua đoạn miêu tả ông lái đò vượt qua con thác dữ, tác giả muốn nói rằng, chủ nghĩa anh hùng đâu chỉ có nơi chiến trường mà nó có ngay trong cuộc sống của nhân dân ta, hàng ngày phải vật lộn với thiên nhiên vì miếng cơm manh áo. Và trí dũng tài ba không phải tìm ở đâu, mà ở ngay cả người dân lao động bình thường kia. Cuộc đời của ông lái dò vô danh nơi ngọn thác hoang vu khuất nẻo kia là cả một thiên anh hùng ca, là cả một pho nghệ thuật tuyệt vời. Vì thế, vết bầm trên vai ông do cán chèo đè lên mà có được Nguyễn Tuân ca ngợi là thứ huân chương siêu hạng.Ông lái đò làm nghề chèo đò, một nghề thường bị coi khinh trong quan niệm nghề nghiệp của nhiều người thì dưới đôi mắt của Nguyễn Tuân trở nên đẹp đẽ và cao cả. Nguyễn Tuân đã miêu tả cái phong thái tâm hồn của ông lái đò theo phongcách của người nghệ sĩ, việc vượt qua những con thác dữ là chuyện thường nhật, không có gì đáng nói, và cũng có khi như“cái thú bình sinh” của phong thái ông Huấn Cao trong “Chữ người tử tù”. Ông lái đò là kiểu nhân vật của Nguyễn Tuân trong những sáng tác sau Cách mạng, vẫn mang cốt cách tài hoa nghệ sĩ ấy nhưng hiên ngang, dũng cảm đối mặt với mọi hiểm nguy, vượt qua mọi khó khăn, thử thách để chiến thắng.

Dũng cảm, trí dũng, chinh phục thiên nhiên

Hình tựơng nhân vật ông lái đò đựơc khắc hoạ đậm nét trong sự đối lập với con sông Đà, qua cuộc chiến cam go, căng thẳng với thiên nhiên hùng vĩ để chế ngự thiên nhiên. Đó là một ông lái đò dũng cảm , gan trí, kiên cường bất khuất khi đối mặt với ba trùng vi thạch trận của sông Đà.

Trùng vi một “nhiều đá lắm nước, bốn của từ chỉ có một cửa sinh nằm ở tả ngạn”. “Nước hò la áp đảo”, “đánh đòn lung, đòn tỉa, đòn âm, cả những đòn độc hiểm nhất”. Ông lái đò “Cố nén vết thương”, “mặt méo bệch đi” nhưng vẫn tỉnh táo chỉ huy sáu cái mái cheo vựơt qua thạch trận. Bằng ngòi bút miêu tả tinh tế, Nguyễn Tuân đã khắc hoạ hình ảnh một ông lái đò dũng cảm ,lí trí và gan góc, dẫu bị thương vẫn không chịu khuất phục, bằng mọi giá vượt qua hoàn cảnh khắc nghiệt mà thiên nhiên đưa ra. Bởi vậy, bước vào cuộc thủy chiến, người lái đò như một dũng tướng tài ba điều khiển, thuần phục con ngựa bất kham của thác nước Đà giang với thái độ trầm tĩnh. Giữa lúc tăng thêm mãi lên tiếng hỗn chiến của nước của đá thác người ta vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo của người cầm lái trên cái thuyền sáu bơi chèo. Khi sóng thác đã đánh đến miếng đòn độc hiểm nhất, cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò, ông đò cố nén vết thương đau đớn, ngoan cường chịu đựng hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái để vượt qua vòngvây của đá và thay đổi linh hoạt chiến thuật để giành thắng lợi cuối cùng.

Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi,ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra định níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lân mà chặt đôi ra để mở đường tiến.
Những động tác linh hoạt, uyển chuyển ấy của người lái đò là những biến pháp điêu luyện của một tay lái. Sự chiến thắng thácnước Sông Đà của người lái đò là bởi con người ấy hội tụ tất cả những vẻ đẹp: trí tuệ, tài năng, thể lực, bản lĩnh phi phàm.

Tuy vậy, đến trùng vi thứ hai, ông lái đò chuyển từ thế thủ sang thế công. Trùng vi này vẫn mênh mông đá nước, nhưng cửa sinh lại nằm ở hữu ngạn. ông lai đò nắm chắc binh pháp thần sông thần đá, quyết tâm cưỡi thác sông Đà như cưỡi hổ. Trước những con quỷ đá, khi thì ông điều khiển thuyền vượt qua, khi thì ong chặt đôi tiêu dịêt, lúc thì ông “đè sấn tới”. Ông lái đò lừng lững giữa trận địa dữ dội của sóng gào và những hòn đá lởm chởm, oai phong như một vị tướng can trường, ở ông hội đủ phẩm chất về trí tụê cũng như sức mạnh. Chính vì vậy ông lái đò vượt qua trùng vi thứ hai. Ông lái đò ghì cương lái, bám lấy dòng nước đúng ông lái miết một đuờng chéo thẳng về phía cửa đá ấy. Đây là những câu văn sinh động, điêu luyện, đầy kiến thức của Nguyễn Tuân. Nhà văn uyên bác đã vận dụng những tri thức của môn thể thao đua xe cùng những góc quay đa dạng, lia táo bạo của nghệ thuật địên ảnh, nên áng văn dòng vào ta những chuỗi hình ảnh kịch tính, sống động, thu hút!

Trùng vi thứ ba, trùng vi cuối cùng, cửa sinh nằm ở giữa hàng hộ vệ đá. Ông lái đò lao thẳng vào cửa ấy. Ông cho thuỳên “đi qua chiếc cổng đá, cảnh mở cánh khép”. Chiếc thuỳên vút qua cánh cửa đá. “Vút! Vút! Cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, chiếc thuyền như mũi tên tre xuyên qua làn nước, vừa xuyên vừa tự động lái đựơc, lượn đụơc. Câu văn nhịp nhàng, gấp gáp, mau lẹ, như chính những động tác của ông lái đò. Ở đây, một cách quyết đoán và bản lĩnh, ông lái đò đã sử dụng chiến thuật đánh áp đảo, đánh nhanh thắng nhanh! Phép so sanh chiếc thuyền với mũi tên tre của Nguyễn Tuân vừa độc đáo, nghệ thuật nhưng cũng rất thực tế. Tại sao phải là mũi tên làm bằng tre mà không phải là các chất liệu khác? Xét về mặt vật lí, tre vốn nhẹ, nên khi phóng đi sẽ lao nhanh, lao vun vút, và từ tốc độ thực tế ấy liên tưởng đến tôc độ con thuyền và khả năng phản ứng của ông lái đò, ta mới thấy hết cái tài trí và quyết đoán của ông. Làm sao không say mê cho đựơc những đoạn văn như thế? Làm sao không khâm phục một tài năng văn chương nhường vậy? Nguyễn Tuân quả là một nhà văn hiểu biết sâu sắc về cuộc sống, với ông, đã không biết thì thôi, chứ cái gì đã biết là phải biết đến tường tận, đến tận cùng!
Gặp lại cố nhân, mặc dầu người cố nhân ấy mình đã biết là lắm bệnh lắm chứng, chốc dịu dàng đấy, rồi chốc lại bẳn tính và gắtgỏng thác lũ ngay đấy. Ngôn ngữ giàu cảm xúc này của Nguyễn Tuân đã kéo người đọc “vào cuộc”, cùng với tác giả hànhtrình suốt sông Đà, khám phá cả mọi vẻ đẹp cũng như sự giàu có của nó.Ông lái đò, người nghệ sĩ làm nghề chèo đò “tay lái ra hoa”, đồng thời là người lao động tài ba, dũng cảm đượcmiêu tả trong sự tương xứng với tầm vóc vẻ đẹp và tính cách của “nhân vật” sông Đà. (Khái niệm con người tài hoa, nghệ sĩ của Nguyễn Tuân không chỉ ở những người hoạt động nghệ thuật như nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, điêu khắc, đào nương,kép hát,… mà cả ở những người không dính dáng gì đến nghệ thuật như uống trà, nhắm rượu, ăn phở, giã giò, thậm chícả đao phủ, kẻ cắp,… miễn là trong nghề nghiệp của họ đạt đến sự tinh vi, siêu phàm). Khác với các nhân vật của NguyễnTuân trước cách mạng là những con người bơ vơ, lạc lõng, ông lái đò trong Người lái đò sông Đà là con người lao độngbình thường và rất gần gũi.

Như vậy, qua cuộc đối đầu với ba trùng vi, Nguyễn Tuân đã khắc hoạ một ông lái đò trí dũng song toàn. Nghệ thuật chủ yếu ở đây vẫn là sự đối lập được khai thác tối đa giữa thiên nhiên hung vĩ, dữ dội và con người tuy nhỏ bé nhưng bất khuất, tài trí, dám chinh phục thiên nhiên và đã chinh phục được thiên nhiên, nâng tầm vóc con người lừng lững, tuyệt đẹp, sánh tầm cùng vũ trụ. Nhưng vẫn phải kể đến những thủ pháp nghệ thuật miêu tả độc đáo, sự am hiểu tường tận và phát huy một cách uyển chuyển nhịp nhàng tri thức các bộ môn khác như địên ảnh, võ thụât, quân sự, đua xe, cả kiến thức địa lí và văn học. Chính điều đó đã làm cho lượng thông tin trong đoạn văn, dù rất nhiều, có thể mở mang tri thức cho người đọc, thực hịên chức năng nhận thức của văn chương là trở thành cuốn sách giáo khoa của đời sống một cách xuất sắc, mà vẫn không làm mất đi cái uyển chuỷên sống động của câu văn. Uyên bác, nhưng trước hết đó vẫn là văn chương, là nghệ thuật, câu văn vẫn giữ được vẻ gợi cảm và sức hút riêng của nó.

Người nghệ sĩ tài hoa

Nhưng ông lái đò còn có những phẩm chất khác, khác với phẩm chất của một người dũng tướng khi đối mặt với ba trùng vi thạch trận ở trên, đó là phẩm chất của một nghệ sĩ
Khi tất cả kí ức về một buổi vựơt thác cực nhọc “tan xèo xèo trong trí nhớ” (lại là một chi tiết đắt giá của thủ pháp địên ảnh), và ông lái đò cùng mọi người vào hang, nghỉ ngơi, tuyệt nhiên họ không nhắc đến hiểm nguy vừa qua, xem như một chuỵên bình thường của cuộc sống hằng ngày. Vậy đấy, công việc hiểm nguy dường vậy mà chỉ xem như vịêc bình thường của cuộc sống! Còn gì dũng cảm hơn thế? Hình tựơng nhân vật ông lái đò là một hình tựơng nhân vật đặc sắc, vì không chỉ thể hịên nét đẹp của một ông lái đò mà còn khái quát đựơc vẻ đẹp của người lao động, tôn vinh người lao động. Tại sao ông lái đò không tên? Bởi ông đã hoà vào những người lao động khác trên Tây Bắc, cũng như trên đất nước hình chữ S này, những con người cần cù, nhẫn nại, tài trí song toàn, những con người yêu lao động, ngày đêm xây dựng Tổ quốc, những con người – “chất vàng mười” quí giá của Tổ quốc!

Sự hung bạo, dữ dằn, hiểm ác của con Sông Đà càng làm nổi bật vẻ đẹp tài hoa, trí dũng của người lái đò. Mỗi lầnchèo đò là một cuộc vượt thác đầy ngoạn mục. Từng ngang dọc nhiều năm trên Sông Đà, người lái đò dày dạn kinh nghiệm nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này.

Sau những giây phút căng thẳng đối diện với trùng vi thạch trận hiểm ác, dữ dằn, người lái đò không nói một lời đến cuộc chiến vừa trải qua mà chỉ nói về cá anh vũ, cá dầm xanh, về những cái hầm cá hang cá mùa khô nổ những tiếng to như mìn bộc phá rồi túa ra đầy tràn ruộng.

Chi tiết ấy như càng tôn thêm vẻ đẹp bình dị của những người lao động trong cuộc sống đời thường. Người lái đò chấp nhận cuộc chiến với thác Sông Đà hiểm ác bằng thái độ an nhiên, tự tại.

Tiếng hát trên dòng sông  là tiếng ca của những người lái đò trên sông nước Đà giang- người anh hùng lao động sông nước,nghệ sĩ ba lê giữa muôn trùng thác đá. Cuộc đời của người lái đò vô danh nơi ngọn thác khuất nẻo hoang vu là thiên anh hùng ca, là pho nghệ thuật tuyệt vời. Sáng tạo nên nhân vật trung tâm của bản tráng ca ấy, Nguyễn đã cất lên tiếng hát say mê, phấn khích và đầy ngưỡng mộ, thể hiện một quan niệm mới của Nguyễn về con người: Con người bất kể nơi đâu, bất kể địa vị và nghề nghiệp, sống trọn với bản tính tự nhiên của mình đều đáng được ngưỡng mộ và tôn vinh.

Và khi tác phẩm – bộ phim ấy kết thúc, hình tựơng nhân vật ông lái đò lui vào sâu trong trí nhớ, lòng ta không khỏi nghĩ về Nguyễn Tuân với niềm cảm mến. Quả vậy, chẳng thay đổi gì, niềm yêu thích của ông vẫn là cái đẹp, chất tài hoa nghệ sĩ, phong ba sóng gió và những tài năng xuất chúng. Với Nguyễn Tuân, ông lái đò cũng là một nghệ sĩ, vì sự thuẩn thục điêu luỵên của ông đã biến vịêc lái đò thành một nghệ thụât! Và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Tuân thực thần diệu và điêu luỵên, đã tạo ra những phép so sánh, nhân hoá vượt qua mọi thủ pháp so sánh, nhân hoá thông thường, làm nên một tài năng Nguyễn Tuân, làm nên một hình tựơng ông lái đò thành công, đầy sức sống.

Dòng thời gian là người bạn nghiệt ngã của trí nhớ và những người hay hoài nịêm… Thụân theo dòng chảy vô thuỷ vô chung của nó, tất cả như mờ dần, nhoà dần, mất hút vào quên lãng như chiếc lá tịnh lại nơi cội cây. Nhưng ta sẽ không quên, chắc chắn sẽ không quên một hình tượng ông lái đò tài hoa trí dũng và một Nguyễn Tuân tài hoa, uyên bác. Ta không quên, vì chính sức sống nội tại mãnh lịêt của hình tựơng, nhưng cũng một phần là ở tài năng Nguyễn Tuân trong việc xây dựng nhân vật, một tài năng độc đáo, tài tình!

“Nghệ thuật nằm ngoài sự băng hoại của thời gian, chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”(Sedrin)






Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro