VI3. Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng
I. NHỚ
1. Tác giả
Nguyễn Quang Sáng còn có bút danh là Nguyễn Sáng. Ông sinh năm 1932, mất năm 2014, quê ở Chợ Mới, An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia bộ đội, sau đó tham gia hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc và bắt đầu viết văn. Những năm chống Mĩ, Nguyễn Quang Sáng về Nam Bộ tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học. Ông thường viết truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim, viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến và sau hòa bình. Ông có những tác phẩm như: "Đất lửa", "Chiếc lược ngà",… Năm 2000, ông nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
2. Tác phẩm
Truyện "Chiếc lược ngà" được sáng tác năm 1966 khi tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, miền Nam lúc ấy đang trong thời kì kháng chiến chống Mĩ và được đưa vào tập truyện cùng tên. Truyện kể về tình cảnh hai cha con ông Sáu - bé Thu. Ông Sáu đi kháng chiến từ khi bé Thu chưa tròn một tuổi, mãi đến năm con gái lên tám ông mới có dịp về thăm nhà. Nhưng bé Thu - con ông - không nhận cha vì vết thẹo trên mặt làm ông không giống với người cha trong bức ảnh mà em biết. Trong ba ngày nghỉ phép ông Sáu luôn tìm cách gần gũi con nhưng Thu luôn đối xử với cha với cha như người xa lạ. Cho đến lúc em nhận ra cha, tình cha con trỗi dậy mãnh liệt thì cũng là lúc ông Sáu phải đi. Ở khu căn cứ, người cha ấy đã dành tình yêu, cố công làm cho con gái một chiếc lược bằng ngà như đã hứa trước khi đi. Trong một trận càn, ông đã hi sinh và chỉ kịp trao chiếc lược cho người bạn nhờ gửi về cho con gái của mình.
II. HIỂU
1. Tình huống truyện
Tình huống éo le, cảm động:
- Tình huống éo le: Sau tám năm xa cách, hai cha con mới được gặp nhau. Trớ trêu, bé Thu - con ông - không nhận ông Sáu là cha. Đến lúc bé nhận ra, bộc lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu phải đi. Tình huống bộc lộ tình cảm, tính cách của Thu dành cho cha.
- Tình huống cảm động: Ở căn cứ, ông Sáu dồn tình yêu và nỗi mong nhớ con vào việc làm chiếc lược nhưng ông đã hi sinh trong một trận càn khi chưa kịp trao cho con chiếc lược như đã hứa. Tình huống bộc lộ tình cảm sâu nặng của ông Sáu dành cho con.
Những tình huống ấy đã bộc lộ rõ hơn chủ đề tác phẩm: ca ngợi tình cảm cha con vượt hoàn cảnh éo le của chiến tranh cũng như lên án chiến tranh phi nghĩa chia cắt con người.
2. Ý nghĩa nhan đề
3. Ngôi kể và tác dụng
II. HIỂU
1. Cảm nhận bé Thu
a, Phân tích đề
b, Bài làm
Đọc truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng, có lẽ ấn tượng lưu lại lâu nhất trong lòng người đọc là nhân vật bé Thu, một cô bé ương ngạch bướng bỉnh nhưng có tình yêu cha vô cùng mãnh liệt. Từ khi lọt lòng, bé Thu luôn thiếu vắng cha trong suốt tám năm tuổi thơ, cũng là tám năm ông Sáu đi kháng chiến. Bé đã dành hết tình yêu cha vào bức ảnh người cha trong tấm hình chụp chung với má nó. Ấy vậy mà, khi người cha thực sự xuất hiện trước mắt, con bé lại khước từ một cách tàn nhẫn, sợ hãi, "nó tái mặt giật mình bỏ chạy, miệng kêu thất thanh: "Má! Má!".
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro