III9. Sang thu - Hữu Thỉnh
I. NHỚ
1. Chép thơ:
"Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dành
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hành cây đứng tuổi."
2. Tác giả
3. Tác phẩm
4. Giải nghĩa từ:
a, "gió se": gió khô, mang hơi lạnh mùa thu.
b, "chùng chình": cố ý nấn ná, chậm chạp để kéo dài thời gian.
c, "dềnh dàng": chậm chạm, không khẩn trương.
5. Tên một số bài thơ viết về mùa thu:
"Thu ẩm" - Nguyễn Khuyến
"Tiếng thu" - Lưu Trọng Lư
II. HIỂU
1. Mạch cảm xúc:
- Đây là bức thông điệp đẹp lúc giao mùa. Từ cảm xúc xao xuyến, bâng khuâng khi chợt nhận ra những tín hiệu giao mùa kín đáo, từ hạ sang thu. Nhà thơ Hữu Thỉnh đã cảm nhận và suy nghĩ sâu sắc về đời người lúc tuổi đời "sang thu".
2. Có học sinh đã chép sai từ "bỗng" và từ "phả" trong "Bỗng nhận ra hương ổi / Phả vào trong gió se" thành "Đã nhận ra hương ổi / Thổi vào trong gió se". Nhận xét chép sai từ có làm ảnh hưởng ý thơ không, vì sao?
Theo em, bạn chép sai từ "bỗng" và từ "phả" thành từ "đã" và từ "thổi" trong "Bỗng nhận ra hương ổi / Phả vào trong gió se" thành "Đã nhận ra hương ổi / Thổi vào trong gió se" đã làm sai lệch và mất đi ý hay trong thơ. Bởi từ "đã" không diễn tả được trạng thái cảm xúc bất ngờ, đột ngột và có phần ngạc nhiên của tác giả trước sự thay đổi của thời tiết lúc giao mùa bằng từ "bỗng". Còn từ "thổi" lại không diễn tả được cảm giác nồng nàn, đậm đặc của hương ổi, lan tỏa một cách đậm đặc chủ động trong gió se bằng động từ "phả".
III. XÂY DỰNG ĐOẠN TỔNG HỢP
1. Trình bày cảm nhận khổ một "Sang thu" bằng đoạn quy nạp, có phép thế, thành phần phụ chú, câu cảm thán.
a, Phân tích đề:
ND:
HT:
b, Bài làm
Mở đầu "Sang thu", nhà thơ Hữu Thỉnh viết: "Bỗng nhận ra hương ổi / Phả vào trong gió se". Từ "bỗng" đặt đầu câu đã diễn tả cảm xúc bất ngờ đầy thích thú của nhà thơ khi chợt nhận ra hương ổi đang lan tỏa trong "gió se". Từ "phả" gợi cảm giác cái nồng nàn, đậm đặc của hương như đang sánh quyện trong không gian vừa mộc mạc quen thuộc, lại quyến rũ vô cùng. Trong khi đó thì "gió se", cái chất gió bao giờ cũng khô và mang hơi thu lạnh lại xen với hương ổi mà trải khắp vườn thôn ngõ xóm khiến cảnh vật trở nên thật thân thuộc, vị thân thuộc của vùng nông thôn Bắc Bộ. Nhưng thời khắc giao mùa từ hạ sang thu không chỉ được Hữu Thỉnh cảm nhận bằng khứu giác mà ông còn cảm nhận nó qua thị giác: "Sương chùng chình qua ngõ". Từ láy "chùng chình" kết hợp cùng biện pháp tu từ nhân hóa khiến người đọc có cảm giác làn sương thu mờ ảo, như giăng mắc trong không gian, quấn quít làng thôn ngõ xóm, nấn ná không muốn rời đi. Cái hay ở chỗ, làn sương ấy như mang tâm trạng con người, cố tình chậm chạp như đang ngập ngừng nuối tiếc, níu giữ mùa hạ sắp qua. Hình ảnh thơ thật đẹp, chúng gợi cảm giác sự chuyển mùa chưa thực sự rõ rệt bởi những tín hiệu đầu thu thật mơ hồ, mong manh. Trước cảnh ấy, nhà thơ bất giác tự nhủ: "Hình như thu đã về". Thành phàn tình thái "hình như" đã diễn tả cảm xúc bâng khuâng xao xuyến đến ngỡ ngàng của nhà thơ trước sự thay đổi mơ hồ của cảnh vật. Mùa thu đến thật bất ngờ khiến lòng người băn khoăn tự hỏi: "Không biết thu đã về hay chưa?". Có thể nói những câu thơ đã bộc lộ một tâm hồn nhạy cảm, dễ giao hòa với thiên nhiên và tình cảm gắn bó với làng quê tha thiết của Hữu Thỉnh. Những câu thơ mở bài đã diễn tả thật chính xác, tinh tế cảm nhận của tác giả trước thời khắc giao mùa.
2. Cảm nhận khổ hai bài thơ "Sang thu".
a, Phân tích đề:
ND:
HT:
b, Bài làm:
Sự thay đổi của cảnh vật lúc đất trời sang thu ở vùng đồng bàng Bắc Bộ nước ta đã được Hữu Thỉnh tái hiện sinh động qua khổ hai "Sang thu". Mở đầu khổ thơ là dòng sông êm ả, thanh bình: "Sông được lúc dềnh dàng". Cuối hạ đầu thu, đã qua rồi mùa dông bão, sông không còn cuồn cuộn ồn ào mà đã trở về với dáng vẻ yên ả, thanh bình. Diễn ta sự vẫn động của dòng sông qua từ láy "dềnh dàng", nhà thơ không chỉ cho ta thấy dáng vẻ chập chạp, thong thả của dòng nước mà còn khiến nó mang tâm trạng con người - một tâm trạng thư thái, êm dịu. Đối lập với đó, những cánh chim lại đang vội vã bay về phương Nam tránh rét: "Chim bắt đầu vội vã". Nghệ thuật nhân hóa cùng từ láy "dềnh dàng", "vội vã" đã được sử dụng rất khéo vừa mang hồn cho cảnh, vừa chất chứa tâm trạng con người. Nhưng có lẽ gợi cảm nhất là hình ảnh thơ: "Có đám mây mùa hạ / Vắt nửa mình sang thu". Câu thơ là sự kết hợp tinh tế giữa hồn thơ lãng mạn và trí tưởng tượng bay bổng của người nghệ sĩ. Đám mây "vắt nửa mình" là một hình ảnh nhân hóa đẹp gợi hình dung đám mây còn sót lại trên bầu trời xanh trong, mong manh như dải lụa mềm uyển chuyển, vấn vương lưu luyến không nỡ rời hạ. Phải chăng đám mây chính là cầu nối giữa hai mùa hạ thu? Hình ảnh thơ còn gợi tâm trạng con người: nửa nuối tiếc hạ, nửa muốn sang thu. Câu thơ cũng gợi cảm giác sự chuyển mùa đã thật sự rõ rệt, thì ra hạ chưa hết hẳn, đã là thu sang. Những câu thơ cho thấy tâm hồn tinh tế nhạy cảm, giao hòa tuyện đối với thiên nhiên, một cảm xúc say sưa ngây ngất của tác giả trước dấu hiệu đầu thu. Có lẽ đó cũng chính là biểu hiện của tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết của một cây bút tài hoa.
3. Cảm nhận khổ ba "Sang thu".
a, Phân tích đề:
ND:
HT:
b, Bài làm
Những biến chuyển âm thầm của cảnh vật và suy ngẫm về đời người của Hữu Thỉnh đã được khắc hoạ rõ nét qua "Sang thu" trong khổ 3. Cuối hạ đầu thu, sấm, mưa, nắng "vẫn còn" xuất hiện nhưng đã giảm dần để từ gay gắt chuyển thành êm dịu. Thu chớm sang, bầu trời "vẫn còn" "bao nhiêu nắng". Xong, cái nắng ấy nào chói chang nữa, cái nắng ấy đã nhạt dần, lặng dần đi. Cơn mưa cũng không còn hối hả qua cảm nhận của từ "vơi dần", chúng ít ỏi và chẳng còn xuất hiện bất ngờ và ào ạt. "Sấm" cũng không còn làm cho "hành cây đứng tuổi giật mình nữa". Nhưng điều đặc biệt ấy là, nắng mưa sấm được nhà thơ đo rất mơ hồ, đo bằng cảm giác "bao nhiêu", "vơi dần", "bớt". Sử dụng giác quan của mình để đo đầy vơi ít nhiều, đo bằng sự nhạy cảm, tinh tế, nhà thơ thật khiến người đọc ngưỡng mộ biết bao! Hai hình ảnh cuối còn là hai hình ảnh mang ý nghĩa biểu tưởng cao: "Sấm cũng bớt bất ngờ / Trên hàng cây đứng tuổi". "Sấm" ở đây không chỉ mang ý nghĩa tả thực mà còn là hình ảnh ẩn dụ độc đáo tượng trưng cho những tác động ngoại cảnh vào cuộc sống con người. Còn hình ảnh "hàng cây đứng tuổi" chính là hàng cây đã chịu nhiều phong ba bão tát, không dễ gì quật ngã được. "Hàng cây" ấy phải chăng cũng là hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng cho cuộc đời những con người từng trải, vượt nhiều thăng trầm, trải nhiều đau khổ, mất mát hi sinh? Ngẫm thơ: "Sấm cũng bớt bất ngờ / Trên hàng cây đứng tuổi", ta như tìm thấy những con đường mới, những bài học mới trong mình, rằng: Con người trải qua nhiều biến cố, nhiều thăng trầm, nhiều vất ngã trong đời rồi sẽ kiên cường, sẽ mạnh mẽ lên bởi những gì không làm họ bị khuất phục. Gắn với bối cảnh bấy giờ của đất nước khi ấy vừa dành độc lập, xong lại tiếp tục đương đầu với những mục tiêu quan nhiệm vụ quan trọng xây nhằm dựng xã hội chủ nghĩa, chắc hẳn tác giả đã đặt gửi một niềm tin lớn lao vào sức mạnh dân tộc, sức mạnh đất nước. Ẩn sâu trong từng câu chữ mà ta cứ say sưa nghiền ngẫm là tình cảm yêu nước chân thành, yêu thiên nhiên tha thiết, là một tâm hồn nhạy cảm của cây bút tài hoa - Hữu Thỉnh.
(đang cập nhập)
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro