II1. Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ
I. NHỚ
1. Tác giả
2. Tác phẩm
3. Tóm tắt:
Truyện "Chuyện người con gái Nam Xương" kể về Vũ Thị Khiết (Vũ Nương), một người phụ nữ nhan sắc, đức hạnh. Nàng gả cho Trương Sinh được ít lâu sau chàng ta phải đi lính. Vì thế nàng ở nhà một mình nuôi con nhỏ, lại chăm mẹ chồng ốm đau hết lòng, rồi làm ma chay chu đáo khi bà mất. Thế mà khi chồng trở về lại nghe phải lời dại khờ của đứa con nhỏ liền nghi oan nàng thất tiết, mắng nhiếc, đối xử tệ bạc với Vũ Nương rồi đuổi nàng đi. Vũ Nương uất ức gieo mình xuống sông tự vẫn, được rùa Linh Phi và các tiên nữ cứu giúp. Sau đó, Trương Sinh ở nhà hiểu ra mọi chuyện mới biết vợ bị oan. Ít lâu sau, Vũ Nương gặp Phan Lang, người cùng làng được Linh Phi cứu trả ơn cũ. Khi Phan Lang trở về, nàng nhờ gửi chiếc hoa vàng nhắn chàng Trương lập đàn giải oan cho mình. Trương Sinh nghe theo, Vũ Nương ẩn hiện giữa dòng sông trong lễ giải oan, nói lời từ biệt rồi biến mất.
II. HIỂU
1. Giải thích "Truyền kì lục mạn": Ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ được lưu truyền trong dân gian.
2. Ý nghĩa tình huống truyện:
Xây dựng trên tình huống truyện éo le. Vũ Nương đoan trang đức hạnh, bị nghi oan thất tiết, không thể thanh minh, không thể chịu nỗi oan quá lớn, nàng nhảy sông tự vẫn để chứng minh sự trong sạch.
Tình huống đã góp phần nêu bật chủ đề tác phẩm: Tố cáo chế độ nam quyền phong kiến, bày tỏ lòng thương cảm sâu sắc với số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
3. Kể ra chi tiết kì ảo, nêu ý nghĩa
- Chi tiết kì ảo trong truyện:
+ Vũ Nương được Linh Phi cứu về sống dưới thủy cung.
+ Phan Lang nằm mộng thả rùa mai xanh và được thần rùa cứu sống.
+ Phan Lang gặp Vũ Nương, Linh Phi rồi trở về dương thế.
+ Vũ Nương trở về trong lễ giải oan rồi biến mất.
- Ý nghĩa:
Tạo nét đặc trưng của thể loại truyền kì. Nó cũng làm hoàn chỉnh thêm những nét đẹp vốn có của Vũ Nương và tạo nên một kết thúc phần nào có hậu cho câu chuyện cũng như không làm mất đi tính bị kịch. Và những chi tiết kì ảo ấy còn làm rõ nét công bằng.
4. Ghi lại các lời thoại của Vũ Nương và ý nghĩa của chúng
a, Lời thoại 1: "Thiếp vốn là con nhà kẻ khó được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.
Ý nghĩa lời thoại 1:
Đây là lời đối thoại của Vũ Nương với Trương Sinh khi nàng bị Trương Sinh nghi oan thất tiết. Nàng khóc và phân trần để chàng hiểu lòng mình, nàng nói về thân phân mình, tình nghĩa vợ chồng và mong chồng nói ra mối nghi trong lòng. Tóm lại nàng hết lòng hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ.
b, Lời thoại 2: "Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồn xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.
Ý nghĩa lời thoại 2:
Đây là lời đối thoại của Vũ Nương với chồng khi bị đánh mắng và đuổi đi. Lời nói thể hiện sự đau khổ, bất công. Nàng bị đối xử thô bạo không có quyền được thanh minh ngay cả khi hàng xóm đứng ra bênh vực.
c, Lời thoại 3: "Kẻ bạc mệnh này thân phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho tôm cá, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ."
5. Ý nghĩa chi tiết "chiếc bóng trên vách" trong truyện
6. Hình ảnh "dòng sông giải oan" có làm mất đi tính bi kịch của truyện không?
7. Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Vũ Nương
III. XÂY DỰNG ĐOẠN TỔNG HỢP
1. Trình bày cảm nhận của em về những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương bằng đoạn khoảng mười hai câu có phép nối, thành phần phụ chú, câu cảm thán.
a, Lập ý
b, Bài làm
Trong "Chuyện người con gái Nam Xương" - một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học trung đại - nhà văn Nguyễn Dữ đã xây dựng nhân vật Vũ Nương với nhiều phẩm chất tốt đẹp. Vốn là "con nhà kẻ khó", được gả vào gia đình hào phú cho Trương Sinh - người ít học lại hay ghen, nàng "luôn giữ gìn khuôn phép, chưa từng để xảy ra chuyện thất hòa". Khi tiễn chồng đi lính, nàng dặn dò những lời ân nghĩa thủy chung, chỉ một mực ước ao chồng trở về với hai chữ "bình an". Những ngày tháng xa chồng nàng nhớ chồng da diết, luôn tưởng mong chồng bên mình như hình với bóng. Ngay cả khi bị chồng nghi oan thất tiết, Vũ Nương vẫn nhẫn nhục xin chồng bày tỏ mối nghi ngờ, tìm mọi cách hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro