II4. Sóng - Xuân Quỳnh
I. NHỚ
1. Chép thơ
2. Ghi chú:
3. Tác giả Xuân Quỳnh (1942-1988)
Vị trí: Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ thời kì kháng chiến chống Mĩ.
Thể loại: Thơ tình yêu là một mảng đặc sắc và tiêu biểu nhất ở bà.
Hoàn cảnh: Xuất thân trong một gia đình công chức mẹ mất sớm, bố đi bước nữa, thường xuyên đi công tác xa nhà. Xuân Quỳnh được bà nuôi từ nhỏ vì thế luôn khao khát tình yêu, mong muốn tìm một chỗ dựa trong cuộc đời.
Tâm lý: Xuân Quỳnh lúc nào cũng sợ hãi, lo âu khắc khoải. Bà sợ những hạnh phúc và điểm tựa sẽ tan biến. Trong tình yêu, bao giờ Xuân Quỳnh cũng yêu tha thiết nhưng luôn lo sợ tình yêu không lâu bền.
Cuộc đời: Bà biên tập Báo văn nghệ, đọc và sửa chữa thơ. Vì thế bà được tiếp xúc với văn học một cách chuyên nghiệp trước khi quyết định chuyển từ diễn viên múa đến văn đàn.
Sự nghiệp sáng tác:
Thơ về con người đang yêu. Bắt nguồn từ những thay đổi cảm xúc trong tình yêu: dự cảm chia lìa, tan vỡ; khắc khoải và khao khát, lo âu và tin tưởng.
Thơ về thân phận cá nhân.
Thơ về người phụ nữa.
Thơ về trẻ thơ.
Thơ về cái "tôi". Bắt nguồn từ cái "tôi" công dân trong lý tưởng chống Mĩ và cái "tôi" thi sĩ trong hạnh phúc đời thường.
Phong cách:
*Mang vẻ nữ tính. Điều tạo dấu ấn, khiến bà khác với những nhà thơ nam.
- Phương diện nghệ thuật: Từ ngữ mong manh, dịu dàng
- Xưng hô là "em".
- Giọng thơ mang âm hưởng lời ru, vỗ về.
*Gắn với khao khát đời thường.
*Giọng điệu giãi bày bộc bạch, yêu thương, giàu lòng trắc ẩn.
2. Tác phẩm
Hoàn cảnh ra đời:
Năm 1967, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra cam go ác liệt.
Là thành quả của chuyến công tác tại biển Diêm Điền. Trước biển rộng, Xuân Quỳnh giãi bày cảm xúc trong tình yêu.
Xuất xứ: In trong tập "Hoa dọc chiến hào"
Nhan đề:
"Sóng" tượng trưng cho cảm xúc của em. "Sóng" và "em" có lúc song hành, quy luật của "sóng" là tình cảm của "em". Có khi "em" tách ra, tự bộc bạnh lòng mình. "Sóng" có âm hưởng tự nhiên, dạt dào, khi trầm khi bổng phù hợp với những cung bậc cảm xúc của em: khi tin tưởng, khi lo âu, không thôi khắc khoải.
Bố cục:
Khổ 1: Trạng thái của sóng.
Khổ 2: Quy luật của sóng.
Khổ 3, Khổ 4: Nguồn gốc của sóng.
Khổ 5: Hành trình của sóng.
Khổ 6: Tấm lòng chung thủy son sắt của em.
Khổ 7: Niềm tin vào tình yêu.
Khổ 8:
Khổ 9:
II. BẺ TỪ, VIẾT BÀI
1. Khổ 1: Trạng thái của sóng.
Hai câu đầu: Những trạng thái của sóng.
Hai trạng thái đối lập:
"Dữ dội", "ồn ào": Trạng thái của những con sóng lớn, khi biển động dữ dội, bão táp phong ba.
"Dịu êm", "lặng lẽ": Trạng thái của con sóng khi trời yên biển lặng, sóng nước lăn tăn, hiền hòa.
Điệp cấu trúc đối ngược: nhằm nhấn mạnh, khái quát thành quy luật đối cực của sóng.
Các trạng thái của "sóng" thể hiện tâm trạng của "em".
Giống như sóng biển, trong tình yêu, "em" lúc mãnh liệt, lúc dịu dàng đằm thắm.
Hết "dữ dội" là "dịu êm", hết "ồn aò" là "lặng lẽ". Sau tất cả những phức tạp và khó hiểu, những buồn vui thất thường, điều cuối cùng mà "em" khao khát hướng tới luôn là cảm giác bình yên.
Hai câu sau: Bản ngã của sóng.
Ba hình tượng "sông", "sóng", "bể": đan xen, bổ xung cho nhau tạo thành cảm xúc, cá tính riêng của sóng.
"sông" là không gian chật hẹp, nơi mà con sóng không bao giờ giờ được cuộn trào đúng nghĩa.
"không hiểu nổi mình": "sông" không hiểu nổi "sóng". Tình yêu của "sông" với "sóng" thiếu sự cảm thông, chia sẻ. Ở bên cạnh "sông", "sóng" không còn là chính "sóng", không được sống với bản ngã của mình.
Câu ghép chính phụ "Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể": tuyên bố mạnh mẽ và kiên quyết, nếu "sông" không hiểu nổi những khát vọng mãnh liệt của sóng thì "sóng" dứt khoát từ bỏ nơi chật hẹp , quen thuộc, "tìm ra tận bể", nơi có sự đồng cảm lớn lao, tình yêu đích thực.
Hành trình từ "sông" nhỏ bé, chật hẹp đến "bể" rộng lớn, bao la cũng là hành trình khát khao đi tìm hạnh phúc của người phụ nữ.
2. Khổ 2: Quy luật của sóng.
Hai câu đầu: Hành trình của sóng khát quát những quy luật tình yêu.
Thán từ "Ôi" đặt đầu khổ nhấn mạnh nỗi lòng thổn thức trong tình yêu
Từ chỉ không gian "ngày xưa" - "ngày sau", vừa là tiểu đối: nhấn mạnh thời gian từ trước đến nay, từ xưa đến sau.
"vẫn thế": vẫn "dữ dội - dịu êm", "ồn ào - lặng lẽ", con sóng vĩnh viễn xao động.
Hai câu sau: quy luật của sóng cũng là quy luật tình yêu, tình yêu song hành với tuổi trẻ.
Nhân hóa, ẩn dụ "sóng": sóng tựa như con người, sóng như nhịp thở của tình yêu, còn sóng thì còn biển, còn con người thì còn "khát vọng tình yêu". Tình yêu đem đến niềm vui tràn trề, sức sống mãnh liệt tuổi thanh xuân.
3. Khổ 3, 4: Nguồn gốc tình yêu.
a, Khát vọng tận hiểu tình yêu của người phụ nữ.
Không gian nghệ thuật "Trước muôn trùng sóng bể": trước không gian bao la rộng lớn, vĩnh hằng, người phụ nữ nghĩ về khát vọng lớn lao và tình yêu đôi lứa.
Điệp cấu trúc "Em nghĩ về": nhấn mạnh những băn khoăn suy nghĩ miên man về "anh, em", về đôi ta, về "biển lớn" tình yêu, em khát khao được tận hiểu về nó.
Câu hỏi tu từ "Từ nơi nào sóng lên?": là câu hỏi về nguồn gốc của sóng. Em dễ dàng trả lời bằng lí trí: "Sóng bắt đầu từ gió".
=> Câu trả lời này chỉ lí giải được nguồn gốc của sóng biển tự nhiên. Với khát khao tận hiểu, em mong muốn được tìm ra nguồn gốc của "con sóng" tình yêu. Vì thế câu hỏi thứ hai: "Gió bắt đầu từ đâu?" thể hiện cho khát khao ấy.
=> Quan hai câu hỏi tu từ ta thấy được chân dung người phụ nữ trong tình yêu: luôn muốn làm chủ, muốn cảm thấy an toàn, muốn thấu hiểu trái tim người mình yêu, đồng thời khao khát khám phá chính bản thân mình.
b, Sự chân thành trong tình yêu của người phụ nữ.
Không thể trả lời nguồn ngốc của gió bằng lí trí, em trả lời bằng cảm xúc trong trái tim. Câu trả lời: "Em cũng không biết nữa" giống như một cái lắc đầu, vì không thể cắt nghĩa được vì sao lại yêu.
=> Nếu ta biết ta yêu vì điều gì thì tình yêu đó đã ra đi. Tình yêu không cần lý do vì tình yêu không mưu cầu toan tính. Trái tim có những lí lẽ riêng mà lí trí không thể hiểu được. Vì thể mỗi người khi yêu đều sống trong cảm xúc.
=> Người phụ nữ đã đi tìm nguồn góc tình yêu bằng cảm xúc chân thành với những nét cá tính, khát khao tìm hiểu, chủ động. Đồng thời cũng nhẹ nhàng say đắm trong tình yêu.
4. Hành trình của sóng.
Hành trình sóng cập bờ.
Trong không gian nghệ thuật "lòng sâu", "mặt nước".
"sóng lòng sâu" là con sóng ngầm, mãnh liệt cuộn trào dưới bề mặt đại dương, có nội lực mạnh mẽ dù không nhìn thấy được.
"sóng mặt nước" là những con sóng nổi trào, tung bọt trắng xóa, xô nhau hiển hiện trên mật biển.
Điệp "Con sóng", đối "trên", "dưới", "lòng sâu", "mặt nước": nhấn mạnh dù con sóng có ở bất kì trạng thái nào, ở đâu trên đại dương, có nhìn thấy hay không thì con sóng ấy vẫn mãnh liệt vì "nhớ bờ".
Con sóng "ngày đêm" chạy từ nơi xa vỗ vào bờ, không thiết đến thời gian, tràn vào "đêm" và "ngaỳ", không ngừng không nghỉ.
Khổ thơ vượt khỏi mực thước (6 câu): vì "sóng" là ẩn dụ người phụ nữ khi yêu nên dừng lại ở 4 câu đã có thể bộc lộ được nỗi nhớ rồi nhưng Xuân Quỳnh đã viết thêm 2 câu khiến cho nỗi nhớ dâng trào phá vỡ quy tắc, chuẩn mực thông thường.
Sự đồng điệu của nỗi nhớ trong kết cấu câu thơ "sóng" thì "nhớ bờ không ngủ được", "em" thì "nhớ anh mơ còn thức": khiến cho nỗi nhớ được nâng lên tầng tầng lớp lớp. Nếu "sóng" "nhớ bờ" bao trùm lên cái không cùng thời gian ("ngày đêm") thì "em" "nhớ anh" bao trùm lên nỗi nhớ cụ thể trong ý thức và nỗi nhớ mơ hồ trong tiềm thức ("mơ còn thức").
=> Câu thơ bộc lộ sự si mê, tình yêu đắm say, chân thành và táo bạo của người con gái.
Cụm từ "mơ còn thức": còn thể hiện sự lo âu khắc khoảng của người phụ nữ từng trải, luôn khát khao tình yêu đến nhưng cũng biết rằng tình yêu bao gồm cả những trải nghiệm đau khổ, mất mát và chia li, vì thế luôn lo sợ. Đó cũng chính là nét tâm lí ám ảnh quen thuộc trong hồn thơ Xuân Quỳnh.
5. Khổ 6: Tấm lòng chung thủy sắt son.
Cụm từ chỉ phương hướng "phương bắc", "phương nam": gợi không gian xa xôi cách trở, biểu tượng cho sự xa cách chia li trong tình yêu, trong cuộc đời.
Điệp cấu trúc "Dẫu" và các từ đối nhau "xuôi", "ngược": hé mở những éo le trắc trở có thể xuất hiện trong tình yêu, không dễ dàng để đến được bến bờ của hạnh phúc.
Từ "nghĩ": thể hiện chiều sâu suy tưởng, không chỉ là "nhớ" bằng cảm tính mà còn là "nghĩ" về lí tính, hướng về anh, vượt qua những cám dỗ, kiên nhẫn chờ đợi, yêu bằng sự thủy chung và tình nghĩa.
Cụm từ "anh - một phương": thể hiện sự sáng tạo của Xuân Quỳnh khi thiết lập một phương mới trong không gian tình yêu. Khi yêu chỉ có "phương anh" là ấm áp, đẹp đẽ, mọi phương khác đều là "phương không anh" lạnh lẽo, u buồn, không thiết đến đông tây nam bắc.
6. Khổ 7: Niềm tin vào tình yêu.
Khổ 7 là đích đến của khổ 5. Trong khổ 5, "Con sóng nhớ bờ" thì khổ 7 "Con sóng tới bờ". Mượn quy luật khách quan của trời đất, Xuân Quỳnh muốn nói rằng, qua bao nhiêu ngược xuôi trắc trở, cuối cùng tình yêu cũng sẽ được kiểm chứng và khẳng định.
Cụm từ "muôn vời cách trở" thực chất là phép thế của "xuôi về phương bắc", "ngược về phương nam", nêu lại những khó khăn gian khổ.
Để khẳng định chắc chắn kết cục sau tất cả, "Trăm ngàn con sóng đó", "Con nào chẳng tới bờ". Con sóng đạt được ý nguyện tới bờ, em thì ở bên anh, về miền hạnh phúc.
Phép đảo kết cấu câu "Dù": Xuân Quỳnh không chọn kết cấu xuôi mà đảo ngược lại nhằm khẳng định chắc chắn niềm tin vào tình yêu dù tình yêu có mong manh đầy bất ổn.
7. Khổ 8: Những lo âu trăn trở về sự hữu hạn của tình yêu.
Thời gian và không gian đặt trên hai bình diện đối lập: "cuộc đời", "năm tháng"; "biển", "mây".
"cuộc đời" chỉ là khoảng thời gian ngắn ngủi so với "năm tháng" dài đằng đẵng, thời gian vô thủy vô chung.
"biển" tuy rộng lớn mênh mông nhưng cũng chỉ là hữu hạn so với bầu trời mà đám "mây" sẽ bay về xa.
So sánh lấy không gian để cụ thể thời gian: cuộc đời tuy dài, biển tuy rộng nhưng rồi năm tháng cũng sẽ qua đi, như mây bay xa trên bầu trời. Cuộc đời và biển cả đều có điểm tận cùng, rồi cũng sẽ có lúc phải đặt dấu chấm hết.
=> Từng dòng thơ thấm thía cảm xúc lo âu, buồn bã vì sự giới hạn của cuộc đời và tình yêu.
=> Vì thế con người luôn khát khao bình yên, khát khao vĩnh hằng, sợ đánh mất những thứ đang có khi biết được thời gian tồn tại của nó.
8. Khổ 9: Ước vọng bất tử hóa tình yêu.
Câu thơ "Làm sao được tan ra" mang cấu trúc nghi vấn - cầu khiến: thể hiện nỗi trăn trở, niềm ước vọng tha thiết được hóa thân, được hòa mình.
Sóng "tan ra" hòa vào con sóng khác thì đó mới là sóng, là quy luật tự nhiên để sóng vỗ.
Em "tan ra" là hi sinh, dâng hiến, mong muốn sống hết mình, mãnh liệt trong tình yêu.
Không gian "biển lớn" bao la, là cuộc đời, là lí tưởng, là tình yêu lớn.
Thời gian "ngàn năm" tượng trưng cho sự vĩnh hằng, trường tồn.
Tình yêu đôi lứa có thể sẽ ra đi khi đôi ta đi đến cuối cuộc đời, nhưng nó sẽ vĩnh hằng khi ta cho đi, sống vì người khác, cống hiến thế hệ sau. Như vậy, tình yêu mới có thể đi vào bất tử.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro