Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

II3. Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm

I. NHỚ


1. Tác giả Nguyễn Khoa Điềm (1943)

Cuộc đời:

Sinh ra trong một gia đình tri thức Cách mạng có cha là nhà lý luận, phê bình văn học theo quan điểm của Marx. Nguyễn Khoa Điềm ảnh hưởng từ suy ngẫm, tư tưởng của cha mình.

Sau khi tốt nghiệp đại học, ông tham gia kháng chiến chống Mĩ. Ông cùng với Lâm Thị Mỹ Dạ, Phạm Tiến Duật, Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Nguyễn Duy,... đã tạo thành phong trào thơ trẻ chống Mĩ cứu nước. Đây là lớp nhà thơ trưởng thành trên ghế nhà trường có khát vọng, hoài bão và say mê lý tưởng. Họ có quan điểm, suy ngẫm riêng, ý thức được vai trò trách nhiệm của tuổi trẻ với đất nước. Trang thơ của họ nồng nhiệt cảm xúc, lý tưởng tuổi trẻ và tình yêu, từ đó bộc lộ cái tôi thế hệ mình.

c, Phong cách thơ: Trữ tình - chính luận

Trữ tình: Giọng thơ giàu chất suy tư, cảm xúc dồn nén.
Chính luận: Thể hiện những suy tưởng, bàn luận có chiều sâu triết lý.

2. Tác phẩm

a, Hoàn cảnh sáng tác

Được viết ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt, thì một bộ phận giới trẻ miền Nam VN ở các đô thị vùng tạm chiếm quên mất nhiệm vụ chiến đấu của mình. Với mong muốn thức tỉnh tuổi trẻ vùng tạm chiếm, để họ thấy rõ bộ mặt xâm lược của Mĩ, cùng đứng lên xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc kháng chiến chung cùng cả nước, NKĐ đã viết tác phẩm này.

Xuất xứ: chương V, trích trường ca "Mặt đường khát vọng" hoàn thành năm 1974.

Thể: trường ca

b, Bố cục: 2 phần

Phần 1 (42 câu đầu): ĐN được cảm nhận từ nhiều phương diện lịch sử, văn hóa dân tộc, chiều sâu không gian, chiều dài thời gian.

Phần 2 (47 câu cuối): Tư tưởng cốt lõi, cảm nhận về ĐN: ĐN của nhân dân.

c, Giá trị
d, Đánh giá

II. PHÂN TÍCH

Phần 1 (42 câu đầu): ĐN được cảm nhận từ nhiều phương diện lịch sử, văn hóa dân tộc, chiều sâu không gian, chiều dài thời gian.

a, (9 câu đầu): Nguồn gốc ĐN

Đại từ nhân xưng "ta": là nhân vật trữ tình, cũng là mỗi người Việt được sinh ra trên đất Việt.

Các từ "có rồi", "có trong": khẳng định sự tồn tại hiển nhiên lâu đời của ĐN.

Danh từ riêng "ĐN": vốn là danh từ chung chỉ một quốc gia, NKĐ đã ngầm nhân hóa nó, viết hoa cả hai chữ cái đầu ngụ ý nó như tên một người, có nguồn gốc, sự sống, linh hồn.

Cụm từ "ngày xửa ngày xưa": gợi liên tưởng đến bắt đầu của mỗi câu chuyện cổ tích, truyền thuyết ta được bà, được mẹ kể từ thủa nằm nôi.
-> Nó cho thấy ĐN được khởi nguồn giản dị, thân yêu trong ký ức mỗi con người Việt, khởi nguồn của nó sâu xa, bao trùm cả người kể người nghe, người xưa người nay.

Các từ "bắt đầu", "lớn lên": Không thể làm rõ, xác định thời gian cụ thể ĐN ra đời mà gợi thời gian qua hình ảnh "miếng trầu", bằng ngày "trồng tre đánh giặc".

Hình ảnh "miếng trầu":

Biểu trưng cho nét đẹp truyền thống sinh hoạt người Việt: phong tục ăn trầu, "miếng trầu làm đầu câu chuyện". ĐN gắn mình với "miếng trầu", gắn mình với phẩm chất hiếu khách, đôn hậu.

Biểu trưng cho phong tục cưới hỏi "miếng trầu nên dâu nhà người", gợi lên sự tích "Trầu cau". ĐN bắt nguồn từ những tình cảm giản dị, nồng ấm, tình nghĩa vợ chồng thủy chung, tình anh em đoàn kết gắn bó.

Hình ảnh "trồng tre đánh giặc": Gợi truyền thuyết "Thành gióng", ngài nhổ tre đánh đuổi giặc Ân. ĐN đi lên, làm dày lịch sử mình với những năm tháng gian nan trong quá khứ, với truyền thống đánh giặc giữ nước, kiên cường bất khuất.

Hình ảnh "Tóc mẹ thì bới sau đầu": Gợi ra hình ảnh người phụ nữ Việt đẹp nền nã, dịu dàng.

Hình ảnh "gừng cay muối mặn": "gừng cay" là để diễn tả tình cảm mặn nồng ấm áp, "muối mặn" là để diễn tả sự mặn mà đằm thắm. Đó là nét văn hóa ứng xử vợ chồng được ông cha đúc kết bao đời. Như câu ca dao: "Tay bưng chén muối đĩa gừng/ Gừng cay muốn mặn xin đừng quên nhau." Nó nói lên đất nước mình nặng tình trọng nghĩa.

Hình ảnh "Cái kèo, cái cột thành tên": nói đến phong tục đặt tên của người Việt, lấy những vật dụng bình thường, gần gũi để đặt tên cho con. Đó cũng là lối sống giản dị mộc mạc của nhân dân ta.

Hình ảnh "hạt gạo": gợi nhắc đến nền văn minh lúa nước.

Thành ngữ "một nắng hai sương": gợi nên những khó khăn vất vả mà người lao động đổ ra để làm nên hạt gạo.

Loạt động từ "xay", "giã", "giần", "sàng": là những giai đoạn làm nên hạt gạo. Nó cũnh nói lên tính cách cần cù chịu thương chịu khó của dân ta.

Nguyễn Khoa Điềm cảm nhận sự hình của Đất Nước qua gương mặt dung dị thân thuộc của "bà", "cha", "mẹ". Ông cảm nhận nó qua những nét văn hóa rất đời thường, những câu chuyện quá đỗi quen thuộc trong ấu thơ mỗi người Việt. Và thế là, "Đất Nước" của Nguyễn Khoa Điềm đã hiện lên thật bình dị, ruột thịt, thân thiết. Đoạn thơ dài ngắn đan xen, câu dài thể hiện tình cảm dạt dào, câu ngắn thì suy tư sâu lắng. Giọng điệu thủ thỉ tâm tình như lời kể chuyện khiến người đọc cảm nhận được sự thân thuộc, gần gũi của đất nước.

b, Định nghĩa về Đất Nước (33 câu tiếp)

b1, Không gian địa lý quen thuộc gần gũi (4 câu)

Mượn hình thức trò chuyện, tâm tình với một người con gái, Nguyễn Khoa Điềm đã triết tự "Đất Nước", từ đó định nghĩa "Đất Nước" theo một cách riêng.

"Đất" được gắn với "nơi anh đến trường". "Trường" là nơi mang lại tri thức và những mối quan hệ rộng lớn với những người đồng trang lứa.

"Nước" gắn với "nơi em tắm", không gian gột rửa, tưới mát. Việt Nam gắn mình với những con sông, mạng lưới kênh rạch dày đặc, "em" lại hài hòa trong dáng hình sông nước quen thuộc của dải đất hình chữ S đó. Hình ảnh ấy còn gợi nhắc chuyện tình Chử Đồng Tử và Tiên Dung, nơi gặp gỡ tình yêu, nuôi dưỡng thể xác và tâm hồn.

"Đất Nước" gắn với "nơi ta hò hẹn": không gian riêng tư của tình yêu đôi lứa. "Đất Nước" nuôi dưỡng tình yêu hai đứa nơi đầu đình, bến nước, lũy tre làng, hàng cây cau.

=> "Đất Nước" chao ôi gần gũi thân thuộc, ẩn mình trong nếp sống, cách nghĩ của "ta", "anh", "em", những con người Việt Nam. Nó là nơi bến bờ, địa điểm quen thuộc cụ thể hay ẩn trong mỗi trái tim người Việt.

"Đất Nước" sống trong "nỗi nhớ thầm". Bởi "Đất Nước" có trong tình cảm kín đáo thiêng liêng của mỗi người. Tình yêu nước không phải là tình cảm hào nhoáng, xa xôi mà nó hài hòa trong tình yêu đôi lứa, trong tình cảm quen thuộc thủa bé thơ hay lúc đã trưởng thành.

b2, Không gian địa lý rộng lớn mênh mông (9 câu)

Câu hò vùng Bình Trị Thiên, "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc", "con cá ngư ông móng nước biển khơi". "Chim phượng hoàng" là loài chim trong thần thoại, "núi bạc" là dãy Trường Sơn, "cá ngư ông" là cá voi, cá lớn mà người dân vùng biển nước hay thờ tụng. Mượn câu hò này, Nguyễn Khoa Điềm khăng định thiên nhiên nước ta rừng vàng biển bạc, rộng lớn mà trù phú.

Hai tính từ "đằng đẵng", "mênh mông" gợi hành trình phát triển dài lâu của "Đất Nước". Hai tính từ ấy không cụ thể "thời gian", "không gian" mà khiến "thời gian", "không gian" hòa làm một mở rộng ra, sâu lắng thêm. "Đất Nước" chính là không gian sinh sống đoàn tụ, phát triển của dân mình.

b3, Lịch sử quá khứ (11 câu)

Hình ảnh "Chim về", "Rồng ở" gợi truyền thuyết về dòng dõi con rồng cháu tiên và niềm tự hào về dòng dõi cao quý của dân ta.

Hình ảnh "bọc trăm trứng" gợi nhắc cội nguồn dòng dõi chung một mẹ cha, gọi nhau hai tiếng "đồng bào". "Đất Nước" ta có trong nguồn gốc dân tộc.

"Những ai đã khuất"

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro