Tai lieu on tap mon dan luan ngon ngu
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ
Câu 1: Âm vị là gì? Phân biệt âm vị với âm tố, cho ví dụ minh họa?
v
Âm vị là tổng thể các nét khu biệt được thể hiện đồng thời của cùng lợi âm tố và có chức năng phân biệt các đơn vị ngôn ngữ
VD: Với âm tố [d], nếu có 100 người thể hiện âm tố này thì tai sẽ nghe được 100 âm tố [d]khác nhau, song cả 100 âm tố đều giống nhau ở 3 nét khu biệt tắc (nổ), đầu lưỡi, lợi và kêu (hữu thanh). Các nét khu biệt này được thể hiện ra cùng một lúc khi người ta phát âm âm tố đó. Ba nét khu biệt là cốt lõi, bản chất của tất cả các âm tố [d] và được gọi là âm vị.
v
Phân biệt âm bị và âm tố
Âm tố
-
Âm tố có tính chất cụ thể và được cảm thụ bằng thính giác
-
Âm tố có cả những đặc trưng không có tác dụng khu biệt
VD: Âm tố [c] trong tiếng Việt có thể phát âm thành 1 âm môi hóa (chúng, …) nhưng đặc trưng môi hóa không có tác dụng phân biệt các đơn vị ngôn ngữ
-
Âm tố có số lượng vô hạn và có tính chất phổ biến cho mọi ngôn ngữ trên thế giới
-
Âm tố là đơn vị phát âm cụ thể, nên nó luôn luôn là của 1 cá nhân nào đó và có tính chất tự nhiên
-
Người ta khi âm tố giữa hai ngoặc vuông [k]
Âm vị
-
Âm vị phải được khu biệt, tức là phải có tri giác mới nhận ra được vì âm vị mang tính trừu tượng, khái quát và được lặp đi lặp lại nhiều lần
-
Hệ thống âm vị trong từng ngôn ngữ có số lượng hữu hạn và đặc trưng riêng (do tính chất chỉ bao gồm những nét khu biệt quyết định)
-
Âm vị có chức năng khu biệt, góp phần biểu đạt nội dung giao tiếp, do đó nó có tính chất xã hội
-
Âm vị được ghi giữa hai vạch xiên /k/
Có thể nói, giữa âm vị và âm tố có mối liên quan mật thiết của cái chung và cái riêng: âm vị được thể hiện ra bằng các âm tố, âm tố là hình thức vật chất của âm vị. Trong âm tố có âm vị và âm vị là đại diện của âm tố.
Tóm lại, sự khác nhau giữ âm vị và âm tố là sự khác nhau giữa cái cụ thể và cái trừu tượng, giữa cái chung và cái riêng, cái tự nhiên và cái xã hội, cái vô hạn và cái hữu hạn. Đây cũng chính là sự khác nhau giữa hiện tượng và bản chất
Trong thực tế, không phải lúc nào cũng tách biệt được dễ dàng giữa âm vị và âm tố. Sự khác biệt này chỉ nhắm chỉ rõ mối quan hệ của chúng trong học tập và nghiên cứu ngôn ngữ.
Câu 2: Âm vị siêu đoạn tính là gì? Tại sao có thể nói thanh điệu hay trọng âm ở một số ngôn ngữ là loại siêu đoạn tính?
v
Âm vị siêu đoạn tính là loại âm vị không có tính chất khúc đoạn, âm vị này không được thể hiện riêng rẽ hoặc kế tiếp trên dòng thời gian mà luôn luôn được thể hiện đồng thời với toàn bộ âm tiết, do đó không thể đo khoảng thời gian kéo dài của riêng nó.
Âm vị siêu đoạn tính thường được thể hiện cùng với những âm vị lớn hơn âm tố là âm tiết hoặc một chuỗi âm tiết
v
Có thể nói, thanh điệu hay trọng âm ở một số loại ngôn ngữ là loại siêu đoạn tính vì:
·
Thanh điệu:
-
Âm tiết, âm vị là những đơn vị có thể chia cắt được trong chuỗi lời nói – Đó là các âm đoạn tính. Trong các ngôn ngữ Việt, Hán, Thái,… còn có một loại đơn vị không có âm đoạn tính, không tồn tại độc lập, nhưng cũng có chức năng phân biệt nghĩa và có chức năng nhận diện từ như các âm vị, đó là thanh điệu.
-
Thanh điệu là sự thay đổi độ cao của giọng nói kèm theo sự thay đổi về nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ
-
Mỗi thanh điệu được xác định bằng một chùm các tiêu chí khu biệt về âm vuejc, âm điệu và đường nét
-
Đã có nhiều định nghĩa của các tác giả khác nhau, nhưng các nhà ngôn ngữ học đều thống nhất coi thanh điệu là một loai âm vị siêu đoạn tính. Đó là một dấu hiệu thuộc toàn bộ âm tiết.
-
Thanh điệu được thực hiện bằng sự rung động của dây thanh nhanh hay chậm, ít hay nhiều, mạnh hay yếu, … thì ta sẽ có được những thanh điệu khác nhau.
VD: Các từ “la, là, lá” của tiếng Việt có thanh điệu thuộc âm vuejc cao, nó được khu biệt với các từ “là, lả, lạ” vốn là thanh điệu thuộc âm vuejc thấp
Mặt khác, ở mỗi một âm vực, các thanh điệu lại khu biệt các từ có nghĩa khác nhau bằng sự biến thiên của cao độ trong quá trính thể hiện.
VD: “la” được ohaan biệt với “lá” nhờ: độ cao của giọng được duy trì trong suốt quá trình phát âm “la”, khi phát âm “lá”, độ cao này được nâng cao dần.
Khi kết hợp cả 2 yếu tố này, 6 thanh điệu trong tiếng Việt khu biệt ý nghĩa của 6 đơn vị ngôn ngữ có yếu tố đoạn tính giống nhau.
·
Trọng âm
-
Dòng lời nói là chuỗi các âm tiết liền kề nhau. Song, nếu dòng lời nói chỉa là sự kế tục nhau một các nhịp nhàng, đều đặn và cố định của các âm tiết thì nó sẽ không cho ta một ý nghĩa nào cả, bởi lẽ người nghe sẽ không thể nào phân định được các đơn vị ngôn ngữ để hiểu ý nghĩa của chúng. Muốn cho các âm tiết trở nên có ý nghĩa, các ngôn ngữ đều phải sự sụng các yếu tố âm ngữ để làm thay đổi nhịp nhàng, đều đặn và cố định của các âm tiết đó, trong đó có yếu tố trọng âm
-
Trọng âm là biện pháp âm học nhằm nêu bật một đơn vị ngữ âm so với những đơn vị ngữ âm khác trong chuỗi âm thanh lời nói
VD: trong tiếng anh, university, âm tiết “ver” là trọng âm nghe rõ hơn khác âm khác
-
Không phải bất cứ loại trọng âm nào cũng có chức năng âm vị học, tức là chức năng khu biệt ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ. Trọng âm lực di động (trong tiếng Anh hoặc tiếng Nga) thường có chức năng khu biệt, do đó có thể là âm vị siêu đoạn tính
VD: “Subject” được phát âm với trọng âm ở âm tiết đầu thì ý nghĩa của nó là “chủ thể” (danh từ), nếu được phát âm ở âm tiết sau thì có nghĩa là “chinh phục” (động từ).
Câu 3: Nêu tiêu chí phân loại nguyên âm. Cho VD.
v
Nguyên âm là những âm tố mà khi thể hiện, luồng hơi đi ra không bị cản trở bới các cơ quan phát âm, đồng thời dây thanh rung động mạnh và đều đặn, nên ta nghe được chủ yếu là tiếng thanh.
v
Các tiêu chí để phân loại nguyên âm
Để phân loại nguyên âm, người ta có thể dựa vào những cơ sở vật lý- âm học hoặc những cơ sở sinh lý- cấu âm mà chủ yếu là dựa vào 3 góc độ quan sát sự thể hiện nguyên âm (gọi là 3 tiêu chí cơ bản để phân loại nguyên âm). Đó là:
a. theo độ mở cửa miệng (hay độ năng của lưỡi). theo tiêu chí này người ta quan sát xem khi thể hiện nguyên âm, miệng có độ mở thế nào (rộng hay hẹp,v.v...) hay lưỡi được nâng lên ở mức nào(cao hay thấp,v.v...) và căn cứ vào đó để gọi tên nguyên âm. Nói chung, trong các ngôn ngữ có thể có những loại nguyên âm sau đây:
- nguyên âm rộng (hay thấp): là những nguyên âm mà khi thể hiện, độmở cửaa miệng là lớn nhất (lưỡi hạ thấp nhất), ví dụ: [a],[α], [p]
- nguyên âm hơi rộng (hay hơi thấp): khi thể hiện, miệng mở rộng vừa phải và lưỡi hơi nâng lên một chút so với vị trí bình thường ví dụ: [ε],[^]
- nguyên âm hơi hẹp (hay hơi cao): khi phát âm, miệng thu hẹp vừa phải, lưỡi nâng lên hơi cao một chút, ví dụ: [i],[u],[w]
b. theo chiều hướng của lưỡi, nghĩa là quan sát xem, khi thể hiện nguyên âm, lưỡi được đưa ra phía trước hay thụt vào trong...với tiêu chí, ta có thể phân biệt:
- nguyên âm hàng trước: khi thể hiện, lưỡi được đưa về phía trước, ví dụ: [i],[e], [ε],[y]
- nguyên âm hàng giữa: khi thể hiện, lưỡi rụt vào phía trong một chút, đồng thời mặt lưỡi (giữa lưỡi) hơi nâng lên phía ngạc, ví dụ:[i],[ә]
- nguyên âm hàng sau: khi thể hiện, lưỡi rụt vào trong và do đó gốc lưỡi được nâng lên phía gạc mềm, ví dụ: [u],[o],[a]
c. theo hình dáng đôi môi, nghĩa là quan sát xem, khi thể hiện nguyên âm, hai môi có hình dáng tròn hay không tròn và căn cứ vào đó để gọi tên nguyên âm. Với tiêu chí này, ta phân biệt hai loại nguyên âm
- nguyên âm tròn: khi thể hiện, hai môi chúm tròn lại, ví dụ
- nguyên âm không tròn: khi thể hiện, hai môi ở tư thế trung hòa hoặc dẹt ví dụ
ngoài ra, đối với một số ngôn ngữ, người ta còn phải áp dụng thêm một vài tiêu chí bổ sung. Đó là:
- theo tính mũi hóa: người ta phân biệt các nguyên âm không mũi và nguyên âm mũi, ví dụ
- theo trường độ: người ta phân biệt các nguyên âm ngắn ví dụ như và các nguyên âm dài ví dụ
như để tổng kết sự phân loại nguyên âm người ta lập ra một biểu đồ gọi là hình thang nguyên âm quốc tế. trên hình thang này, người ta thể hiện ba tiêu chí cơ bản để phân loại nguyên âm:
- các vạch nằm dùng để biểu thị các nguyên âm theo độ mở của miệng (hay độ nâng của lưỡi)
- các vạch đứng biếu thị các nguyên âm theo chiều hướng lưỡi.
- các nguyên âm tròn được đặt ở bên phải các vạch đứng, còn các nguyên âm không tròn đặt ở bên trái các vạch đứng.
Các nguyên âm trong tất cả các ngôn ngữ đều có thể được thể hiện trên hình thang này.
[i], ví dụ như trong: fistch (tiếng đức), thin (tiếng anh), đi (tiếng việt)
[y], ví dụ như trong: tu (tiếng pháp), über (tiếng đức)
[e], ví dụ như trong: đê (tiếng việt), été (tiếng pháp), bed (tiếng anh).
[ε], ví dụ như trong: mettre (tiếng pháp), xe (tiếng việt)
[a], ví dụ như trong: masse,patte (tiếng pháp), sad (tiếng nga)
[ i], ví dụ như trong: cat,man (tiếng anh)
[ә], ví dụ như trong: bird, learn (tiếng anh)
Câu 4: Hình vị là gì? Nêu các loại hình vị trong ngoại ngữ đang học. VD ?
v
Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ, chúng tồn tại bằng cách lặp đi lặp lại, dưới cùng một dạng hoặc dưới dạng tương đối giống nhau trong các từ
VD : TV « xe máy » có 2 hình vị là « xe » và « máy »
v
Các loại hình vị trong ngoại ngữ đang học
Theo tính chất của các hình vị trong từ, ngôn ngữ học truyền thống thường phân biệt ra 2 loại hình vị :
-
Hình vị căn tố (chính tố) là loại hình vị mang ý nghĩa cơ bản của từ và các hình vị khác phụ thuộc vào nó
VD : trong tiếng anh, « teacher » có căn tố « teach » biểu thị khái niệm dạy ; « happiness » - căn tố là « happy » (hạnh phúc) ; « worker » (công nhân) - căn tố là « work »
-
Hình vị phụ tố : là những hình vị được phép với căn tố để tạo nên nghĩa mới bằng cách ấy để tạo nên từ mới
VD : trong tiếng anh, hình bị « -er » là phụ tố nhưng không biểu hiện ý nghĩa nào cả, nhưng khi kết hợp với các căn tố khác, nó bổ sung cho chính tố ý nghĩa « người hành động » như : read (đọc) -> reader (người đọc) ; teach (dạy) -> teacher (thấy/ cô giáo)
v
Phụ tố có thể được ghép với cán tố theo những cách thức khác nhau. Tùy theo cách thức kết hợp với căn tố, người ta phân biệt được các phụ tố như sau :
-
Tiền tố : là loại phụ tố được ghép vào trước căn tố
VD : trong TA, tiền tố « un- » trong các từ « undo » (hoàn tác), « undiverted » (không vui), “undivorced” (không li dị)…
-
Hậu tố : là phụ tố được ghép vào sau căn tố
VD : « -able » trong từ « comfortable » (thoải mái)
-
Trung tố là hình bị được đặt xen giữa căn tố
VD: trung tố “-em-“ trong tiếng Indonesia (“gilang”(sáng)) -> gemlang (sáng lấp lánh)
-
Liên tố là yếu tố dung để nối các căn tố với nhau nhằm tạo ra từ mới
Câu 5: Phân loại phụ âm. Cho VD. v Phụ âm là những âm tố mà khi thể hiện, luồng hơi đi ra bị cản trở bởi các cơ quan phát âm theo một cách thức nào đấy, phải tập trung năng lượng để thắng sức cản và thoát ra ngoài, đồng thời dây thanh rung động ít hoặc không rung động, do đó ta nghe được chủ yếu là tiếng động. v Tiêu chí phân loại a/ Theo phương thức cấu âm. Đây là cách phân loại phụ âm căn cứ vào cách cản trở luồng hơi và cách khắc phục sự cản trở ấy. Theo tiêu chí này, ta có thể phân biệt những loại phụ âm sau: - Phụ âm tắc tố (nổ) - là những phụ âm được hình thành khi luồng hơi đi ra bị cản trở hoàn toàn (bị tắc) tại một chỗ nào đó và vì thế nó bị dồn nén, tạo nên một sức căng; khi khắc phục sự cản trở ấy để thoát ra ngoài, vì có áp suất không khí mạnh nên luồng hơi gây ra một "tiếng nổ" nhẹ. VD: [b], [p], [d], [t], [k], [g], [b], [c] Trong TV : buôn bá, tôi, ta, kẻ, kể, cha… TA : day, good, green, gold… - Phụ âm xát - là những phụ âm được sinh ra khi luồng không khí không bị cản trở hoàn toàn mà chỉ phải lách qua một khe hở nhỏ để thoát ra ngoài và do đó cọ xát vào các bộ phận của các cơ quan phát âm, tạo nên một tiếng cọ xát hay tiếng gió. VD :[v], [f], [s], [z], [ş], [z], [l], … TV : và, với, phố, xa xôi, da dẻ, làm, lá TA : very, never, son, sleep, ship, land… - Phụ âm tắc-xát - là phụ âm được sinh ra do sự kết hợp của cả phương thức tắc lẫn phương thức xát: Đầu tiên, các cơ quan phát âm hoạt động để chặn luồng hơi lại như khi phát âm phụ âm tắc, nhưng ngay sau đó lại mở một lối thoát cho nó đi ra như khi phát âm phụ âm xát, kết quả là ta nghe thấy một âm vừa có tính chất tắc vừa có tính chất xát. VD: [is; dz… ], - Phụ âm rung - là loại phụ âm, nói chung, được tạo ra bằng cách vận động đầu lưỡi hoặc lưỡi con liên tục làm cho lối thoát của luồng hơi liên tiếp bị chặn rồi lại được mở ra. Thường có hai loại phụ âm rung: rung đầu lưỡi - ký hiệu là [r], ví dụ như trong từ pero, khoroso (t. Nga) - và rung lưỡi con - ký hiệu là [R], ví dụ như cách phát âm phụ âm rung trong các từ vrai, brave ở tiếng Pháp chẳng hạn. b/ Theo vị trí cấu âm . Đây là cách phân loại căn cứ vào bộ phận gây ra sự cản trở luồng hơi. Theo tiêu chí này, người ta phân biệt: - Phụ âm môi - là những phụ âm mà khi thể hiện, môi là bộ phận gây ra sự cản trở luồng hơi. Tuy nhiên, đây có thể là phụ âm do hai môi kết hợp với nhau để cản trở luồng hơi - gọi là phụ âm hai môi, ví dụ như [b], [p], [m] - hoặc do môi kết hợp với răng để cản trở luồng hơi - gọi là phụ âm môi - răng, ví dụ như [v], [f]. - Phụ âm đầu lưỡi - sinh ra do đầu lưỡi kết hợp với một bộ phận nào đó để cản trở luồng hơi. Thường có thể phân biệt: + Phụ âm đầu lưỡi-răng trên, ví dụ: [t], [n], + Phụ âm đầu lưỡi-răng dưới, ví dụ: [s], [z], + Phụ âm đầu lưỡi-lợi, ví dụ: [d], [l], + Phụ âm đầu lưỡi-ngạc cứng, ví dụ: [ş], [ ], + Phụ âm đầu lưỡi rung, ví dụ: [r], Trong tiếng Anh, còn có phụ âm đầu lưỡi-giữa răng (khi phát âm, đầu lưỡi được đặt vào giữa hai hàm răng cửa). Đó là âm [ð] và [θ]. - Phụ âm mặt lưỡi - hình thành khi mặt lưỡi (phần giữa lưỡi) được nâng lên phía ngạc cứng. Do đó đây là những phụ âm mặt lưỡi-ngạc cứng. Ví dụ: [c] hay [ζ] trong tiếng Việt. - Phụ âm cuối lưỡi hoặc gốc lưỡi - khi phát âm, phần cuối lưỡi được nâng lên xát với ngạc mềm. Ví dụ: [k], [g], [ŋ]. Ngoài ra, còn có một số âm được tạo ra ở những vị trí không phổ biến, như phụ âm rung lưỡi con [R] của tiếng Pháp; phụ âm thanh hầu - khi phát âm, luồng không khí bị cản trở ở thanh hầu, như [h] trong tiếng Việt chẳng hạn. Ngoài hai tiêu chí phân loại cơ bản trên đây, người ta còn áp dụng tiêu chí thứ ba, một tiêu chí dựa chủ yếu vào mặt vật lý-âm học của âm. + Phụ âm nào mà khi phát âm, dây thanh không rung và do đó chỉ gồm toàn tiếng động, thì ta gọi phụ âm không kêu (vô thanh), ví dụ: [p], [f], [t], [s], [k]. + phụ âm nào mà khi phát, dây thanh có rung và do đó ngoài tiếng động còn có cả tiếng thanh, thì ta gọi là phụ âm kêu (hữu thanh), ví dụ: [b], [v], [d], [z], [g]. Ở một số ngôn ngữ, người ta còn nói những hiện tượng cấu âm bổ sung. Đó là các hiện tượng ngạc hóa và mạc hóa. Ngoài ra còn có hiện tượng môi hóa và yết hầu hóa Câu 6: Từ là gì? Vì sao có thể nói từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ? v Từ là gì + T ừ là một cấu trúc âm thanh, có thể được tách ra khỏi chuỗi lời nói một cách dễ dàng và hiển nhiên, nhờ vào các yếu tố siêu đoạn tính. Cấu trúc âm thanh của từ khá ổn định, tuy mức độ ổn định có khác nhau tùy theo từng ngôn ngữ. Chính vì vậy mà từ có thể được giữ lại trong trí nhớ các thành viên của cộng đồng ngôn ngữ dưới dạng những "hình ảnh âm thanh". + từ có một cấu trúc hình thức tương đối chặt chẽ, không cho phép ta dễ dàng phá vỡ nó bằng những cách thức như chêm xen các yếu tố khác vào giữa các bộ phận của chúng + từ có nội dung ý nghĩa hoàn chỉnh. Đối với các thực từ, tức là những từ biểu thịưswj vật, hiện tượng, đặc trưng, tính chất, v.v..., thì đó là nội dung khái niệm về các sự vật hay hiện tượng... mà từ biểu thị. Nội dung khái niệm này là những chỉnh thể. Còn đối với những từ không có chức năng biểu thị khái niệm (gọi là hư từ), thì nội dung ý nghĩa đó là chức năng ngữ pháp được quy định chặt chẽ cho từng từ trong hệ thống ngôn ngữ. + từ là một loại đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ. Tính có sẵn của từ thể hiện ở chỗ chúng đã được tạo ra, được chấp nhận và được lưu giữ trong toàn thể cộng đồng ngôn ngữ, không phụ thuộc vào cá nhân những người sử dụng. ð ĐN: Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, có thể dễ dàng tách khỏi chuỗi âm thanh lời nói, có cấu trúc hình thức chặt chẽ, có nội dung ý nghĩa hoàn chỉnh và được sử dụng như là những vật liệu có sẵn để tạo ra những đơn vị thông báo. v Nói từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ vì: Đối với 2 loại đơn vị cơ bản của ngôn ngữ là âm vị và hình vị: +) Âm vị là chum những nét khu biệt các đơn vị khác nhau của ngôn ngữ, nhưng đối với người sử dụng ngôn ngữ bình thường, âm vị không tồn tại một cách rõ nét. Hình vị thì tuy là đơn vị có nghĩa, nhưng đó là nghĩa không hoàn chỉnh, và hình vị thường không tồn tại độc lập. è Đối với người sử dụng ngôn ngữ bình thường người ta chỉ ghi nhớ từ - đơn vị hiển nhiên vì khi nói người ta phải "chọn từ", "sắp xếp từ" thành câu để diễn đạt nội dung thông báo Người ta vẫn thương "thiếu từ", "bí từ" trong khi nói chuyện Khi học tiếng nước ngoài, người ta vẫn thường tò mò muốn biết xem cái này hay cái kia trong tiếng của họ là gì, hoặc trong tiếng của họ có từ này hay từ kia không Các công trình nghiên cứu còn cho biết rằng, trẻ em khi học nói cũng bắt đầu bằng việc nắm và sử dụng các từ Khi học ngoại ngữ cũng vậy. Người học trước hết phải nắm được một số lượng từ nhất định của thứ tiếng đang học. Khi nghe một chuỗi âm thanh lời nói của ngoại ngữ, người học bao giờ cũng cố nhận diện chúng Hiện nay, người ta đang sử dụng những phương pháp giảng dạy ngoại ngữ không bắt đầu bằng việc dạy từng từ riêng lẻ, mà bắt đầu dạy ngay các mẫu câu, nhưng rốt cuộc người dạy vẫn cứ phải cố gắng làm cho người học hiểu được từ, thuộc được nhiều từ và sử dụng từ thành thạo Xét về mặt ngôn ngữ học cũng vậy. Khi chia cắt chuỗi âm thanh lời nói thành phân đoạn ngày càng nhỏ dần, đến một lúc nào đó, ta sẽ gặp những đơn vị biểu thị một cái gì đấy rõ rệt, hoàn chỉnh, hoặc có một chức năng độc lập, và có hình thức tương đối ổn định. Nếu tiếp tục chia cắt thêm một bước nữa thì tính hoàn chỉnh về ý nghĩa, tính độc lập về chức năng và tính ổn định tương đối về hình thức đó của chúng sẽ bị phá vỡ. Đi theo một quá trình ngược lại, nghĩa là sắp xếp các đơn vị đã được chia nhỏ đến tột cùng (các âm vị) thành những đơn vị ngày càng lớn dần, đến một lúc nào đó, ta cũng sẽ thu được một loại đơn vị vừa có nghĩa hoàn chỉnh và/ hoặc chức năng độc lập, vừa có hình thức tương đối ổn định và có khả năng tái hiện độc lập trong lời nói. Đó chính là đơn vị vẫn được gọi là từ. Như vậy, dù xét về mặt này hay mặt khác, từ cũng là một đơn vị hiển nhiên, cụ thể nhất. từ phải được ngữ pháp chi phối, để có thể kết hợp với nhau thành những đơn vị lớn hơn, có khả năng diễn đạt những nghĩa trọn vẹn. Nhưng xếp tất cả những đơn vị của ngôn ngữ thì chỉ có từ là có thể tồn tại tương tối ổn định và độc lập. Trí nhớ của chúng ta chỉ giữ lại các từ và các quy tắc kết hợp chúng với nhau thành những đơn vị lớn hơn. Còn các đơn vị dưới từ thì không có khả năng tồn tại độc lập, chúng chỉ tồn tại trong những đơn vị lớn hơn, phụ thuộc vào những đơn vị đó và xuất hiện cùng với chúng. Tóm lại, qua những điều đã trình bày ở trên, chúng ta có thể rút ra kết luận là: Trong tất cả các đơn vị ngôn ngữ, từ là loại đơn vị hiển nhiên nhất, do đó cũng là đơn vị cơ bản nhất và quan trọng nhất.
Câu 7: Trình bày các phương thức cấu tạo từ chủ yếu trong các ngôn ngữ. VD? v Phương thức cấu tạo từ là cách thức mà các ngôn ngữ sử dụng để tạo ra các kiểu cấu tạo từ. v Các phương thức cấu tạo từ: 1/ Phương thức phụ gia : là phương thức kết hợp một căn tố hoặc một phức thể căn tố với phụ tố để tạo ra một ý nghĩa từ vựng mới . Những từ được tạo ra theo phương thức này thường được gọi là từ phái sinh VD: trong tiếng Anh: căn tố milk (sữa) được kết hợp với phụ tố -y để tạo ra tính từ milky (có sữa, bằng sữa) Phương thức này được sử dụng phổ biến trong các ngôn ngữ biến hình như tiếng anh, nga, đức. song thực ra, trong các ngôn ngữ không biến hình, như tiếng Việt, tiếng Khơme hay tiếng Hán chẳng hạn, phương thức này cũng được sử dụng khá phổ biến, tuy nhiều khi tính chất phụ tố của các hình vị cấu tạo từ ở những ngôn ngữ này không thật rõ ràng . (VD: thạc sĩ, hợp tác hóa, nhà văn… trong đó các từ sĩ, hóa, nhà không hoàn toàn giống các phụ tố vì nó vẫn có thể tồn tại độc lập và có ý nghĩa nhất định) 2/ Phương thức ghép: là phương thức kết hợp các hình vị cùng tính chất với nhau (mà chủ yếu là căn tố với nhau) theo một trật tự nhất định để tạo ra từ mới - từ ghép VD: trong tiếng Việt: mua bán, thiệt hơn, thay đổi, được mất, xe hơi, trong tiếng Anh: blackboard (bảng đen), inkpot (lọ mực), manpower (nhân lực) “break” (bẻ gãy) + fast (nhanh) -> breakfast (bữa sáng) Book (sách) + case (giá) -> bookcase (giá sách) - Khi tạo thành từ ghép thì ý nghĩa của từ thay đổi theo 2 hướng + một phép cộng (quần áo, đất nước…) + chỉ một sự vật hoàn toàn khác với ý nghĩa của thành phần (nhà và đá -> nhà đá (nhà tù)) Phương thức ghép này phổ biến trong các ngôn ngữ trên thế giời và phổ biến hơn trong các thứ tiếng của Châu Âu - Một số dấu hiệu nhận biết từ ghép + Phải có nghĩa hoàn chỉnh, nghĩa là biểu thị một nội dung khái niệm độc lập, hoàn chỉnh, + Có cấu trúc hình thức chặt chẽ + Phải có dấu hiệu hình thức, chẳng hạn như có hình vị nối (liên tố) giữa các căn tố VD: các hình vị nối -o- trong zvuk/o/operator (người thu thanh) hay -e- trong zeml/e/kop (thợ đào đất) của tiếng Nga, + có sự biến âm 3/ Phương thức láy: là phương thức lặp lại toàn bộ hay một bộ phận từ gốc để tạo ra từ mới. Ví dụ: đen đen, trắng trắng, sành sạch trong tiếng Việt Phương thức này được sử dụng chủ yếu trong các ngôn ngữ không biến hình, ví dụ như tiếng Việt, Lào, Khơme, tiếng Inđônêxia, v.v... Trong các thứ tiếng biến hình (ngôn ngữ Ấn Âu) phương thức này được sử dụng rất hạn chế, các kiểu cấu tạo láy ko có tính sinh sản, thường chỉ gồm 1 từ duy nhất thuộc loại chứ không bao gốm những từ thuộc loại như trong ngôn ngữ không biến hình VD: tiptop (đỉnh cao) so-so (tàm tạm) trong tiếng Anh. Câu 8: Nêu các thành phần ý nghĩa từ vựng của từ v Ý nghĩa của từ là một tập hợp của những thành phần ý nghĩa khác nhau, ứng với các chức năng khác nhau của từ v Ý nghĩa từ vựng của từ bao gồm các thành phần ý nghĩa sau đây: ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểu niệm và ý nghĩa ngữ dụng trong đó YN biểu vật và biểu niệm được chú ý nhiều hơn. A/ Ý nghĩa biểu vật (hay còn gọi là ý nghĩa sự vật). Đây là thành phần ý nghĩa liên quan đến bản thân các sự vật, hiện tương, hay đặc trưng, tính chất... của sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan, tức là những đối tượng mà từ được dùng để biểu thị. Đối tượng mà từ biểu thị lại không phải là một sự vật hay hiện tượng cụ thể, đơn lẻ nào của thực tế khách quan, mà là một sự vật hay hiện tượng mang tính khái quát, đại diện cho các sự vật, hiện tượng cùng loại. VD: khái niệm cái bàn chung chung Ý nghĩa biểu vật là hình ảnh chung nhất của tất cả các sự vật, hiện tượng cùng loại mà từ có thể gọi tên hay gợi ra. Nói theo cách khác: Sự tương ứng giữa từ và sự vật hay hiện tượng là sự tương ứng mang tính tổng loại (toàn loại) chứ không phải là sự tương ứng một - một. Ý nghĩa biểu vật của từ không phải là sự vật hay hiện tượng đúng như nó tồn tại trong thực tế khách quan mà là một sự vật, hiện tượng thuộc phạm trù ngôn ngữ, là sự phản ánh của sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan vào trong ngôn ngữ. VD: Mặt trăng biểu thị cho một khái niệm mặt trăng chung chung, trong thực tế có trăng non, trăng tròn, trăng khuyết, trăng mùa hạ… B/ Ý nghĩa biểu niệm Đây là thành phần ý nghĩa liên quan đến chức năng biểu thị khái niệm của từ.Khái niệm về sự vật, hiện tượng được hình thành trong quá trình nhận thức của con người. Đó là kết quả của sự khái quát kóa các thuộc tính của sự vật, hiện tượng nhằm rút ra những thuộc tính quan trọng nhất của sự vật, hiện tượng - tức là những thuộc tính cần và đủ để ta phân được sự vật hay hiện tượng này với sự vật hay hiện tượng khác. VD: gà là động vật nuôi, thuộc họ chim, sống trên cạn, nuôi để lấy thịt hoặc lấy trứng Ý nghĩa biểu niệm là nội dung khái niệm về sự vật, hiện tượng mà từ biểu thị. Một số khái niệm không có trong ngôn ngữ này, nhưng lại có trong ngôn ngữ khác (ví dụ như khái niệm "quả vải", "quả nhãn" trong nhiều ngôn ngữ không có hoặc chưa có). Hoặc cùng một sự vật hay hiện tượng nhưng các ngôn ngữ lại quan niệm theo ngững cách thức khác nhau. ý nghĩa biểu niệm của từ không trùng với khái niẹm về sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan. Nó là hiện tượng thuộc phạm trù ngôn ngữ.Tuy nhiên, giữa ý nghĩa biểu niệm và khái niệm có mối quan hệ qua lại hữu cơ. Chính nhờ ý nghĩa biểu niệm mà khái niệm lôgích (khoa học) được xây dựng và nhờ có khái niệm khoa học mà ý nghĩa của từ trở nên phong phú, khả năng giao tiếp của từ được mở rộng C/ Ý nghĩa sử dụng Đây là thành phần ý nghĩa mà nhờ đó từ có thể biểu thị được thái độ tình cảm của người nói và tác động đến thái độ tình cảm của người nghe VD: Các từ thâm sì, trắng dã của tiếng VIệt biểu thị thái độ khinh bỉ, chê bai từ mamasa, mamuska (mẹ) của tiếng Nga biểu thị sự trìu mến, yêu thương Ý nghĩa ngữ dụng của từ thường xuất hiện trong lời nói.Hoàn cảnh giao tiếp có thể sẽ làm nổi rõ thành phần ý nghĩa này của từ. Câu 9: Trường nghĩa là gì? Ví dụ? Trường nghĩa là trường từ vựng ngữ nghĩa, là tập hợp của nhiều ngữ cũng như nhiều nhóm từ nghĩa khác nhau cùng biểu thị một phạm vi hiện thực nào đó mà khi nói đến từ ngữ này ta nhớ đến, nghĩ đến từ ngữ khác nhau trên cơ sở chúng cùng thuộc về một phạm vi hiện thực. VD: trắng, trắng tinh, trắng toát, trắng như tuyết…. Đỏ, đỏ rực, đỏ au, đo đỏ…. - Trường liên tưởng: là tập hợp của những từ biểu thị những sự vật, hiện tượng nằm trong cùng một phạm vi sự vật, hiện tượng, hay được bao hàm trong cùng một nội dung khái niệm Đa số các trường hợp có thể lấy một từ biểu thị khái niệm khai quát để tập hợp các từ có ý nghĩa cụ thể hơn thành trường nghĩa. VD, ta có thể lấy từ nghề nghiệp để tập hợp trường nghĩa của tất cả các từ chỉ nghề nghiệp : bác sĩ, luật sư, công nhân, kĩ sư, thầy giáo…. - Trường tuyến tính: là tập hợp những từ có thể kết hợp với 1 từ cho trước trong một chức năng nào đó. VD: trong TV, từ đi có thể kết hợp với 1 số từ trong chức năng bổ ngữ trực tiếp: đi một đường chuyền, đi một chuyến hang…. Đối với việc sử dụng ngôn ngữ, việc xác định được trường tuyến tính có ý nghĩa rất to lớn, bởi vì xác lập được trường tuyến tính, ta có thể biết trước (đoán trước) khả năng xuất hiện của các từ trong ngữ đoạn. + Trường nghĩa đặc trưng cho từng thứ tiếng + Trường nghĩa được gọi theo tên của phạm vi hiện thực Hiện thực khách quan là một thức tế rộng lớn nhưng không thong qua tư duy của từng dân tộc mà nó được chia thành nhiều mảng, mỗi mảng bao gồm nhiều sự vật, sự việc, hiện tượng. + Trường nghĩa thể hiện 2 ND: hiện thực khách quan mà thứ tiếng đó phản ánh; nội dung văn hóa của từng dân tộc Để sử dụng được từ ngữ của một thứ tiếng, ta phải tích lũy trau dồi kiến thức về văn hóa đất nước, con người, dân tộc… của thứ tiếng đó. Câu 10: Ý nghĩa ngữ pháp là gì? Làm thế nào để nhận biết ý nghĩa ngữ pháp của từ? v Ý nghĩa ngữ pháp: - YN ngữ pháp l à một phạm trù ý nghĩa, trong đó bao gồm một số thành phần ý nghĩa cụ thể hơn - YN ngữ pháp ko phải là ý nghĩa riêng cho từng từ mà bao trùm lên một loạt từ hoặc câu, bởi YNNP chính là một cách thức phân loại các sự vật, hiện tượng hay khái niệm vì những mục đích riêng của ngôn ngữ : kết hợp các từ với nhau thành các đơn vị thông báo. Do đó, YNNP trước hết lien quan đến nội bộ hệ thống ngôn ngữ. VD: Gà là một danh từ tuy có liên quan đến hiện thực khách quan theo một cách thức nào đấy (ví dụ: vì nó là sự vật nên mới là có thể là danh từ), song cái ý nghĩa danh từ của từ gà lại phục vụ trước hết cho việc kết hợp nó với những từ khác
-
YNNP là loại YN chung cho hang loạt đơn vị ngôn ngữ được thể hiện bằng những phương tiện ngữ pháp nhất định
v
Nhận biết YNNP của từ
Việc xác định
ý nghĩa ngữ pháp của từ trong các ngôn ngữ có thể không giống nhau
+ Trong các thứ tiếng không biến hình (TV…) việc xác định YNNP phải dựa vào những đơn vị lớn hơn từ, tức là dựa vào khả năng kết hợp của từ với những từ khác. VD: từ “bàn” trong TV là một danh từ nằm trong kết cấu
cái bàn, song cũng có thể là động từ nếu nó nằm trong
sẽ bàn.
+ Trong các ngôn ngữ biến hình, (Nga, Đức) việc xác định YNNP dựa vào cấu tạo bản thân của một từ nào đó
VD: kraixivưi
chẳng hạn, ta có thể khẳng định ngay rằng nó là một tính từ giống đực và chỉ số ít... Sở dĩ ta có thể làm được điều đó là vì trong cấu tạo của từ này, có một dấu hiệu hình thức biểu thị những dấu hiệu ngữ pháp của từ -ưi.Những từ có chứa đựng dấu hiệu hình thức biểu thị các loại ý nghĩa ngữ pháp như vậy gọi là từ có
cấu tạo hình thái.
Thông thường, để nhận biết các dấu hiệu hình thức biểu thị các ý nghĩa ngữ pháp của từ, người ta đối lập các từ với nhau hoặc các dạng thức khác nhau của cùng một từ. Chẳng hạn, trong tiếng Nga, đối lập các từ
ozero
(cái hồ) với
reka
(sông), ta nhận biết được
-o
là dấu hiệu hình thức biểu thị giống trung của từ
ozero, còn
-a
là dấu hiệu hình thức biểu thị giống cái của từ
reka; song đối lập dạng thức
reki, ta nhận biết được
-a
là dấu hiệu hình thức biểu thị số ít, còn
-i
là dấu hiệu hình thức biểu thị số nhiều của từ
reka. Những dấu hiệu hình thức dùng để biểu thị các ý nghĩa ngữ pháp còn gọi là
hịnh vị ngữ pháp.
Câu 11: Phạm trù ngữ pháp là gì? Nêu các phạm trù ngữ pháp của danh từ, động từ.
VD?
v
Phạm trù ngữ pháp
Phạm trù là sự phân loại các sự vật, sự việc thành các nhóm, các lớp, thành các đặc điểm giống nhau nhất định. VD: trong triết học, có phạm trù vật chất, có phạm trù ý thức…
Trong ngôn ngữ học,
phạm trù ngữ pháp là sự khái quát hoá của một loại ý nghĩa ngữ pháp bao gồm ít nhất hai yếu tố đối lập nhau,mà nhờ đó có thể nhận biết được ý nghĩa ngữ pháp,và có giá trị đối với việc kết hợp từ
Có thể hiểu ý nghĩa ngữ pháp là cái cụ thể mà ta tìm ra được nhờ việc đối lập vac từ hoặc các dạng thức khác nhau của cùng một từ,còn phạm trù ngữ pháp là cái chung, được khái quát hoá lên từ nhiều ý nghĩa ngữ pháp cụ thể giống nhau
Các phạm trù ngữ pháp của danh từ, động từ
DT thường có phạm trù số, phạm trù giống và phạm trù cách
ĐT thường có phạm trù ngôi, thời, thức, thể, dạng
Câu 12: Từ loại là gì? Nêu một vài thực từ và hư từ ? Cho biết chúng có thể đảm nhận được chức năng ngữ pháp gì trong câu ? v Từ loại T ừ loại là những lớp khái niệm khái quát nhất của các từ có liên quan trước hết đến các chức năng cú pháp nhất định của chúng . VD: từ loại danh từ, ĐT, TT, trạng từ, giới từ…. v Một vài thực từ, hư từ và chức năng ngữ pháp chúng có thể đảm nhận trong câu a. Thực từ là những từ có ý nghĩa từ vựng, gồm: - Nhóm từ định danh: biểu đạt các lớp sự vật. hiện tượng hay khái niệm (bàn, ghế…) - Nhóm từ chỉ định: Có giá trị biểu thị hướng chỉ định trong khuôn khổ của một tình huống hay ngữ cảnh cụ thể (“I” (tôi) chỉ người nói, “you” (bạn) chỉ người nghe) - Nhóm từ liệt kê, xếp dãy: có giá trị xác định dãy các sự vật hay hiện tượng (VD: dãy 40 sinh viên…) + Danh từ: là những từ dung để chỉ người, chỉ sự vật, khái niệm, hiện tượng; chủ yếu là chủ ngữ (bác sĩ khám bệnh), cũng có thể làm vị ngữ (bố tôi là bác sĩ), làm định ngữ (bác sĩ của bệnh viện này rất giỏi), làm trạng ngữ (tôi mới đi bệnh viện hôm qua) + Động từ: là những từ biểu thị hành động, hoạt động, trạng thái của sự vật; chủ yếu làm vị ngữ (em bé ngủ), ngoài ra còn làm chủ ngữ (Mua sắm là sở trường của con gái) hoặc làm trạng ngữ (người nuôi tằm suốt ngày phải ăn cơm đứng) + Tính từ - đó là những từ biểu thị tính chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng, ví dụ như tốt, đẹp, vàng, đỏ, dài, ngắn, rộng, hẹp, thơm, ngon, xa, gần, nặng, nhẹ trong tiếng Việt. Chức năng chủ yếu của tính từ là đi kèm với các danh từ để làm định ngữ cho chúng, ví dụ: Đây là ngôi nhà nhỏ. Tuy nhiên, tình từ cũng có thể được sử dụng làm vị ngữ (ví dụ: Ngôi nhà này đẹp) hoặc trạng ngữ (vid dụ: chạy nhanh; đọc to). + Ngoài ra còn có trạng từ, đại từ, số từ… b. Hư từ: là những từ không có ý nghĩa từ vựng mà chỉ có ý nghĩa ngữ pháp hay nói một cách chính xác hơn là chỉ có ý nghĩa ngữ pháp. Những từ này dung để biểu thị mối quan hệ giữa các thực từ trong ngôn ngữ + Giới từ là loại từ dung để nối các từ với nhau theo quan hệ chính - phụví dụ như: of, to, for, after, about
Chức năng:
giới từ thường chi phối cách của các từ đi với chúng
(vd: T NGA
Idt'i za mnôi
(đi theo tôi),
Idt'i k mnie
(đi đến chỗ tôi)
)
+ Liên từ là những từ dùng để nối các từ, các cụm từ, các mệnh đề hay các câu với nhau.
Chức năng:
Khi được dùng để nối các từ và các cụm từ, lien từ cho ta biết giữa các từ này có mối quan hệ bình đăngr, ví dụ: anh và tôi, nhanh nhưng không chắc; đi bây giờ hay ở lại them một ngày nữa.
Khi được dung để nối các mệnh đề (hay vế câu) và các câu, liên tử có thể biểu thị mối quan hệ bình đẳng hoặc chính phụ, so sánh:Chị đi, còn tôi ở lại (quan hệ bình đẳng)
;
Tôi nghĩ rằng anh ấy chưa đến (quan hệ chính phụ).
Câu 13 : Có bao nhiêu phương thức ngữ pháp trong các ngôn ngữ trên thế giới? Nêu các phương pháp ngữ pháp đặc trưng trong các ngoại ngữ đã học. VD?
Cách thức và phương tiện ngôn ngữ dùng để thể hiện các ý nghĩa ngữ pháp gọi là phương thức ngữ pháp.
Có 8 phương thức ngữ pháp phổ biến trong các ngôn ngữ trên thế giới:
v
Phương thức phụ gia (phụ tố):
là p
hương thức dùng hình vị ngữ pháp ghép với từ căn để thể hiện các ý nghĩa ngữ pháp khác nhau
. Về bản chất, phương thức này cũng giống như phương thức cấu tạo từ, nhưng kết quả lại khác, kết quả trong cấu tạo từ là cho ta từ mới nghĩa là cho ý nghĩa từ vựng mới. Phương thức phụ gia phổ biến trong các thứ tiếng ở Châu Âu (Nga, Anh, Pháp, Đức…)
VD: “teacher” -> “teachers”; “work” -> “worked”
v
Phương thức biến hình trong từ căn
:
là phương thức dùng sự thay đổi cấu tạo bên trong từ căn (thường là nguyên âm gốc của từ) để thể hiện các loại ý nghĩa ngữ pháp khác nhau. Phương thức này còn được sử dụng hạn chế trong các ngôn ngữ Ấn - Âu hay như tiếng Anh, Đức, Pháp, Nga.
VD: take (lấy) - took (đã lấy)
Goose (ngỗng) - geese (các con ngỗng)
Foot (bàn chân) - feet (các bàn chân)
T
rong tiếng Ả rập, đây lại là phương pháp ngữ pháp khá điển hình.
v
Phương thức trọng tâm:
Ý nghĩa ngữ pháp có thể được thể hiện bằng cách di chuyển trọng âm. Đó chính là phương thức trọng âm.
VD:
Trong tiếng Anh, từ survey nếu được phát âm với trọng âm ở âm tiết thứ nhất thì đó là một danh từ (cuộc điều tra), song khi được phát âm với trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai thì đó là một động từ (điều tra).
Phương thức này không thể áp dụng cho các ngôn ngữ có trọng âm cố định, như tiếng Pháp hay tiếng Séc chẳng hạn; song ở những ngôn ngữ có trọng âm di động, như tiếng Nga hay tiếng Anh, phương thức này có thể được sử dụng khá rộng rãi, không những để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp mà còn để tạo nên các từ mới.
VD: Tiếng Anh: record [‘rekә:d] - bản ghi chép (danh từ)
record [ri'kә:d] - ghi chép (động từ)
v
Phương thức ngữ điệu
: là
phương thức sử dụng sự thay đổi là các đường ngữ điệu cơ bản để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp.
VD:
Give it to me! (hãy đưa nó cho tôi); Xung phong!
v
Phương thức thay từ căn
:
Trong một số trường hợp, người ta có thể dùng một số từ căn khác hẳn với từ căn ban đầu để thay thế nhằm thay đổi ý nghĩa ngữ pháp của nó. Đó là phương thức thay từ căn để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp.
VD:
Tiếng Anh: go (đi) - went (đã đi)'
Be (là) - will (sẽ)
Good (tốt) - Better (tốt hơn)
Nói chung, phương thức này thường được sử dụng cho một lượng những truờng hợp ngoại lệ trong một hệ biến thái nào đó.
v
Phương thức hư từ
l là phương thức có trong mọi thứ tiếng nhưng được sử dụng làm phương thức ngữ pháp chủ yếu ở các ngôn ngữ ko biến hình. Là :
Các ý nghĩa ngữ pháp, mà đặc biệt là các mối quan hệ ngữ pháp giữa các từđược thể hiện bằng các hư từ
.
v
VD: trong tiếng Việt, để thể hiện ý nghĩa thời, chúng ta sử dụng những hư từ như đã, đang, sẽ, để thể hiện thức mệnh lệnh, chúng ta sử dụng những từ như hãy, đừng, chớ, nào, thôi để thể hiện ý nghĩa dạng, chúng ta sử dụng các từ bị, được, hoặc để thể hiện các mối quan hệ khác nhau giữa các từ, chúng ta sử dụng các từ của, cho, bằng, đến, v..v...
v
Phương thức trật tự từ
+
Việc sắp xếp các từ theo những trật tự khác nhau có thể làm thay đổi ý nghĩa ngữ pháp của chúng.
VD: Anh em – em anh
+ Phương thức
trật tự từ cũng là phương thức được sử dụng phổ biến trong các ngôn ngữ nhưng nó là phương thức đặc trưng của ngôn ngữ không biến hình vì trong các ngôn ngữ biến hình, đa số các loại ý nghĩa ngữ pháp thường được thể hiện bằng các dạng thức khác nhau của từ.
Trong khi đó thì ở các ngôn ngữ không biến hình, như tiếng Việt hay tiếng Hán, trật tự của các từ thường rất ổn định và mang tíng bắt buộc. Sự thay đổi vị trí của các từ sẽ kéo theo sự thay đổi về nghĩa của câu nói hay của một đơn vị ngôn ngữ, vì chức năng ngữ pháo của các từ thay đổi.
So sánh:
Nó đi đến trường
Đi đến trường nó
Đến trường nó đi
Phương thức trật tự từ có thể được dùng để thể hiện nhiều loại ý nghĩa ngữ pháp khác nhau, như thức (mệnh lệnh), dạng, thời, từ loại và nổi lên trên hết là chức năng ngữ pháp khác nhau của các từ
v
Phương thức láy (cũng gọi là phương thức lặp) là phương thức lặp lại một bộ phận hoặc toàn bộ từ căn (có thể 1 hoặc 2 lần) để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp
Cần phải phân biệt phương thức láy dùng để cấu tạo từ mới và phương thức láy dùng để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp. Với phương thức láy dùng để cấu tạo từ mới, người ta cũng lặp lại một bộ phận hay toàn bộ một căn tố, nhưng không phải để thay đổi ý nghĩa ngữ pháp của từ mà để tạo ra một đơn vị từ vựng khác có ý nghĩa khác với đơn vị cho trước, còn với phương thức láy dùng để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp thì không có một đơn vị từ vựng mới nào được tạo ra mà chỉ có ý nghĩa ngữ pháp (ý nghĩa số) thay đổi. So sánh
Từ mới Ý nghĩa ngữ pháp mới
Xanh xanh (hơi xanh) nhà nhà (nhiều nhà)
No no (hơi no) người người (nhiều người)
Nhè nhẹ (hơi nhẹ) xóm xóm (nhiều xóm)
Câu 14: Nêu các loại cụm từ. VD?
Cụm từ là một tổ hợp gồm hai từ trở lên, trong đó có ít nhất là một thực từ, được kết hợp với nhau theo một loại quan hệ nhất định nhằm diễn đạt một thành phần thông báo nào đó
Ví dụ:
Tiếng Việt: những sinh viên nước ngoài ấy; đang làm việc say sưa; đẹp như hoa
Tiếng Anh: a new book; very beautiful; the man's nice hat
+
Cụm từ là một đơn vị có cấu tạo cú pháp
+
Ý nghĩa của cụm từ
là
diễn tả một khái niệm
, biểu thị
mối quan hệ giữa các sự vật, sự việc, tức là khác nhau về ý nghĩa định danh. Bên cạnh tính định danh, cụm từ còn gợi ra cả tính chất, số lượng, trạng thái... của sự vật, sự việc (sự trừu tượng hoá các mối quan hệ của người nói với xung quanh)
+ đảm nhiệm chức năng làm thành phần câu, tức là biểu thị thành phần của thông báo
v
Phân loại các cụm từ
Cơ sở để phân chia các loại cụm từ là hai đặc trưng về cấu tạo và ý nghĩa, cụ thể là tính chất ổn định hay không của hai đặc trưng này. Theo đó người ta nói tới hai loại cụm từ lớn: cụm từ cố định và cụm từ tự do
a) Cụm từ cố định là loại cụm từ có tính chất ổn định về ý nghĩa và cấu tạo, có sẵn trong ngôn ngữ, tồn tại trong ý thức của cộng đồng và sử dụng trong một hình thức nhất định và có giá trị tương đương với một từ, ví dụ:
Tiếng Việt: Sớm nắng chiều mưa (tương đương với thất thường), ném đá giấu tay (tương đương vớinham hiểm), đâm bị thóc chọc bị gạo (tương đương với khiêu khích).
Tiếng Anh: at first hand (tương đương với directly), at second hand (indirectly).
- Về mặt cấu tạo thì cụm từ cố định không cho phép hoặc ít khi cho phép chêm xen một yếu tố nào khác ở ngoài vào.
- Về mặt ý nghĩa, cụm từ cố định thường biểu thị một khái niệm hoặc gọi tên một sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan
- Về mặt sử dụng, các cụm từ cố định có giá trị tương đương với từ. Chúng cùng là những đơn vị có sẵn, được tập hợp trong từ điển và có thể dùng từ tương đương để thay thế trong những trường hợp cần thiết.
b)
Cụm từ tự do
là loại cụm từ được sản sinh ra một cách tức thời và tồn tại nhất thời. Tuỳ theo nhu cầu giao tiếp, người ta kết hợp các từ với nhau một cách tự do theo những qui tắc kết hợp từ nhất định thành cụm từ, do vậy số lượng của cụm từ tự do là vô hạn.
- cụm từ tự do có số lượng vô hạn nhưng người ta vẫn có thể phân loại chúng dựa vào hai cơ sở:
+ Dựa vào
cấu trúc, tức là dựa vào số lượng từ các thành tố tạo nên cụm từ:
·
Cụm từ đơn giản là cụm từ gồm hai từ kết hợp với nhau theo một nguyên tắc nào đó, ví dụ:
Tiếng Việt: những sinh viên, hai sinh viên, nhiều sinh viên.
·
Cụm từ phức hợp là những cụm từ gồm hai cụm từ đơn hoặc một cụm từ đơn và một cụm từ phức kết hợp với nhau mà thành, hoặc là sự mở rộng cụm từ đơn bằng các thành tố phụ, ví dụ:
gió mùa→ gió mùa đông bắc→ gió mùa đông bắc từ Trung Quốc tràn về
+ Dựa vào
mối quan hệ cú pháp giữa các thành tố
·
Cụm đẳng lập
(cũng còn gọi là cụm liên hợp) là những cụm từ có từ hai thành tố trở nên kết hợp với nhau theo quan hệ bình đẳng hoặc song song. VD: Tiếng Việt:
học và hành; thông minh nhưng lười; già, trẻ, gái, trai.
·
Cụm chính phụ
là cụm từ trong đó có một thành tố chính (C) và một hay nhiều thành tố phụ (P), xét về ý nghĩa và vai trò ngữ pháp. Thành tố chính thường là thực từ, còn thành tố phụ có thể là thực từ hoặc hư từ có tác dụng bổ nghĩa cho thành tố chính, ví dụ:
những ngày gió rét ấy, đang làm ăn phát đạt, đen sì sì
trong tiếng Việt, hay
an interesting book to learn at a new school
trong tiếng Anh.
·
Cụm chủ-vị
thường gồm hai thành tố, trong đó một giữ vai trò chủ tố (tức là thành phần nêu sự vật, sự việc, hiện tượng) và một là thành phần vị tố (tức là thành phần thuyết minh về trạng thái tính chất của chủ ngữ). Ví dụ: Nó nói;
Cô ấy thông minh; Trời nắng
trong tiếng Việt hay
he works
trong tiếng Anh, hoặc
elle attendes
trong tiếng Pháp.
Câu 15: Phân loại câu theo kết cấu ngữ pháp. Cho VD và phân tích VD?
v
Câu là đơn vị nhỏ nhất của hoạt động ngôn ngữ, do các từ, các cụm từ kết hợp với nhau theo những qui tắc ngữ pháp nhất định của một ngôn ngữ và được phát ra với một ngữ điệu kết thúc nhất định, nhằm thể hiện một nội dung thông báom tương đối trọn vẹn, kèm theo thái độ, tình cảm nào đó của người nói hay người viết
Ví dụ:Tôi đã học bài rồi.My Father has a new cat
v
Phân loại câu theo kết cấu ngữ pháp.
Câu được phân loại dựa trên 3 cơ sở: mục đích thong báo, quan hệ của người nói với hiện thực và cấu tạo ngữ pháp.
Dựa vào cấu tạo ngữ pháp của câu, nghĩa là ta xét xem câu do những bộ phận nào tạo nên, các bộ phận ấy quan hệ với nhau như thế nào
.
D
ạng cấu tạo ngữ pháp cơ bản của câu là một kết cấu chủ-vị hay còn gọi là nòng cốt câu. Dựa vào số lượng các kết cấu chủ-vị, người ta phân biệt hai loại câu là câu đơn giản và câu phức hợp.
-
Câu đơn giản (hay câu đơn) là loại câu chỉ có một kết cấu chủ-vị. Kết cấu này có thể có đầy đủ cả hai thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ, nhưng nhiều khi cũng có thể thiếu vắng một thành phần.
+ Câu đơn có đầy đủ 2 thành phần l
à câu đơn bình thường
VD:
Nó hỏi. Tôi buồn.
(Tiếng Việt).He works. She is clever.
(Tiếng Anh).
+ Câu khuyết một thành phần (chính hoặc phụ) thì gọi là câu đặc biệt
VD: Đêm. Não nùng
.
Just a minute, sir.In an hour's time. + Câu đơn có thêm một thành phần phụ bên cạnh những thành phần chính là câu đơn mở rộng VD: Nói hỏi tôi dồn dập.Tôi giận tím người. - Câu phức hợp (câu phức) là một loại câu có từ hai kết cấu chủ-vị trở lên (mỗi kết cấu chủ-vị gọi là một mệnh đề) được kết hợp với nhau theo một quan hệ nhất định. + Câu phức liên hợp: Các kết cấu C-V kết hợp với nhau theo quan hệ bình đẳng hay song song VD: Họ đi du lịch, còn tôi ở nhà. I'm very sorry but we don't have any rooms tonight . + Câu phức phụ thuộc: các kết cấu chủ-vị được kết hợp với nhau theo quan hệ phụ thuộc, nghĩa là có một kết cấu chủ-vị đóng vai trò chính (gọi là mệnh đề chính) và một hay một số kết cấu chủ-vị phụ thuộc vào nó (gọi là mệnh đề phụ) Mệnh đề chính biểu thị ý chnhs của cả câu, mệnh đề phụ thì giải thích rõ hay bổ sung ý nghĩa cho cả nòng cốt hoặc một thành phần nào đó trong nòng cốt. VD: Nó ốm làm tôi rất buồn. The breakfast I had this morning was rather heavy. Các mệnh đề phụ, hay câu phụ, được gọi tên theo thành phần của mệnh đề chính mà nó giải thích. Do đó, người ta thường phân biệt các loại câu phụ như câu phụ chủ ngữ, câu phụ vị ngữ, câu phụ bổ ngữ, câu phụ định ngữ và câu phụ trạng ngữ. Câu 16: Chứng minh ngôn ngữ là một hế thống tín hiệu và là một hệ thống tín hiệu đặc biệt 1. Bản chất tín hiệu của hệ thống ngôn ngữ Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu, nó khác với những hệ thống vật chất khác không phải là tín hiệu, chẳng hạn, kết cấu của một cái cây, một vật thể nước, đá, kết cấu của một cơ thể sống v.v… Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ thể hiện ở những điểm sau: 1. Các yếu tố của những hệ thống vật chất không phải là tín hiệu có giá trị đối với hệ thống vì có những thuộc tính vật thể tự nhiên của chúng. Hệ thống tín hiệu cũng là hệ thống vật chất nhưng các yếu tố của nó có giá trị đối với hệ thống không phải do những thuộc tính vật thể tự nhiên của chúng mà do những thuộc tính được người ta trao cho để chỉ ra những khái niệm hay tư tưởng nào đó. 2. Tính hai mặt của tín hiệu . Mỗi tín hiệu là cái tổng thể do sự kết hợp giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện mà thành. Cái biểu hiện trong ngôn ngữ là hình thức ngữ âm, còn cái được biểu hiện là khái niệm hay đối tượng biểu thị. 3. Tính võ đoán của tín hiệu . Mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện là có tính võ đoán, tức là giữa hình thức âm và khái niệm không có mối tương quan bên trong nào. Vì thế, khái niệm "người đàn ông cùng mẹ sinh ra và sinh ra trước mình" trong tiếng Việt dược biểu thị bằng âm [anh], nhưng trong tiếng Nga, lại được biểu thị bằng âm [brat]. Khái niệm ấy được biểu thị bằng [anh] hay [brat] hoàn toàn là do sự quy ước, hay do thói quen của tập thể quy định chứ không thể giải thích lí do. 4. Giá trị khu biệt của tín hiệu . Trong một hệ thống tín hiệu, cái quan trọng là sự khu biệt. Thuộc tính vật chất của mỗi tín hiệu ngôn ngữ thể hiện ở những đặc trưng có khả năng phân biệt của nó. So sánh một vết mực trên giấy và một chữ cái chúng ta sẽ thấy rõ điều đó. Cả vết mực lẫn chữ cái đều có bản chất vật chất như nhau, đều có thể tác động vào thị giác như nhau. Nhưng muốn nêu đặc trưng của vết mực phải dùng tất cả các thuộc tính vật chất của nó: độ lớn, hình thức, màu sắc, độc đậm nhạt v.v…, tất cả đều quan trọng như nhau. Trong khi đó, cái quan trọng đối với một chữ cái chỉ là cái làm cho nó khác với chữ cái khác: Chữ A có thể lớn hơn hay nhỏ hơn, đậm nét hơn hay thanh nét hơn, có thể có màu sắc khác nhau, nhưng đó vẫn chỉ là chữ A mà thôi. Sở dĩ như vậy là vì chữ A nằm trong hệ thống tín hiệu, còn vết mực không phải là tín hiệu. Những đặc điểm của ngôn ngữ với tư cách là hệ thống tín hiệu vừa trình bày ở trên có thể tìm thấy ở cả những hệ thống tín hiệu khác như hệ thống tín hiệu đèn giao thông, trống hoặc kẻng báo hiệu, biển chỉ đường, v.v… Trong hệ thống đèn giao thông có ba yếu tố: màu đỏ chỉ sự cấm đi, màu vàng – chuẩn bị, màu xanh – có thể đi. Thực ra, màu đó, màu vàng, màu xanh tự nó không có nghĩa gì cả. Sở dĩ mỗi màu mang một nội dung như vậy hoàn toàn là do sự quy ước. Nói cách khác, mối quan hệ giữa cái biểu hiện (màu sắc) và cái được biểu hiện ở đây cũng có tính võ đoán.Và tất nhiên, chỉ đặc trọng hệ thống đèn giao thông các màu mới có những ý nghĩa như thế. Người ta có thể dùng các sắc độ khác nhau của màu đỏ để chỉ "sự cấm đi", các sắc độ khác nhau của màu vàng để chỉ "sự chuẩn bị", các sắc độ khác nhau của màu xanh để chỉ "có thể đi", miễn sao ba màu đó phải giữ được sự phân biệt lẫn nhau. Như vậy, ở đây nét khu biệt của các thuộc tính vật lí của các màu cũng là quan trọng. 2. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt Cùng là hệ thống tín hiệu, ngôn ngữ khác với các hệ thống tín hiệu khác ở những đặc điểm sau: 1. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu phức tạp bao gồm các yếu tố đồng loại và không đồng loại, với số lượng không xác định. Những hệ thống tín hiệu nhân tạo như hệ thống đèn giao thông, biển chỉ đường, quân hiệu, quân hàm v.v… chỉ bao gồm một số tương đối hạn chế các yếu tố đồng loại. Chẳng hạn, hệ thống đèn giao thông chỉ gồm ba yếu tố là đèn đỏ, đèn xanh và đèn vàng và tính chất của chúng là hoàn toàn như nhau. Ngôn ngữ có nhiều loại đơn vị khác nhau: âm vị khác với hình vị, hình vị khác với từ, từ khác với câu. Số lượng từ và câu trong một ngôn ngữ là vô số. Không ai có thể biết tất cả các từ của ngay tiếng mẹ đẻ của mình, bởi vì nó quá nhiều, lại thường xuyên được phát triển, bổ sung thêm. 2. Vì ngôn ngữ bao gồm các yếu tố không đồng loại cho nên nó tạo ra nhiều hệ thống và hệ thống con khác nhau. Mỗi hệ thống con như vậy bao gồm những yếu tố tương đối đồng loại. Chẳng hạn, hệ thống âm vị bao gồm tất cả các âm vị, hệ thống từ vựng bao gồm tất cả các từ và đơn vị tương đương với từ, hệ thống hình vị bao gồm tất cả các hình vị v.v… Hệ thống âm vị lại có thể chia ra hệ thống nguyên âm và hệ thống phụ âm, hệ thống hình vị có thể chia ra hệ thống hình vị thực và hệ thống hình vị hư, hệ thống từ vựng có thể chia ra hệ thống từ đơn và hệ thống từ ghép v.v… 3. Các đơn vị ngôn ngữ làm thành những cấp độ khác nhau. Khi nghiên cứu, người ta thường chia các yếu tố của ngôn ngữ vào các cấp độ khác nhau. Cấp độ là một trong những giai đoạn nghiên cứu của ngôn ngữ được quy định bởi những thuộc tính của những đơn vị được phân xuất trọng khi phân tách chuỗi lời nói một cách liên tục từ những đơn vị bậc cao đến những đơn vị bậc thấp. Các đơn vị thuộc cấp độ khác nhau có quan hệ tôn ti, tức là các đơn vị bậc thấp "nằm trong" các đơn vị bậc cao và các đơn vị bậc cao "bao gồm" các đơn vị bậc thấp. Thí dụ: câu bao gồm các từ, từ bao gồm các hình vị, hình vị bao gồm các âm vị. Ngược lại, âm vị nằm trong hình vị, hình vị nằm trong từ, từ nằm trong câu. Vì vậy, âm vị, hình vị, từ và câu là những cấp độ khác nhau. 4. Tính đa trị của tín hiệu ngôn ngữ . Trong các hệ thống tín hiệu khác, mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện có tính chất đơn trị, nghĩa là mỗi cái biểu hiện chỉ tương ứng với một cái được biểu hiện. Ở ngôn ngữ không hoàn toàn như vậy. Trong ngôn ngữ, có khi một cái biểu hiện tương ứng với nhiều cái được biểu hiện khác nhau, chẳng hạn, các từ đa nghĩa và đồng âm, có khi nhiều cái biểu hiện khác nhau chỉ tương ứng với một cái được biểu hiện, chẳng hạn, các từ đồng nghĩa. Mặt khác, vì ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp và phương tiện tư duy mà còn là phương tiện biểu hiện tình cảm, cho nên mỗi tín hiệu ngôn ngữ, ngoài nội dung khái niệm còn có thể biểu hiện cả các sắc thái tình cảm của con người nữa. 5. Tính độc lập tương đối của ngôn ngữ . Các hệ thống tín hiệu nhân tạo khác thường được sáng tạo ra theo sự thoả thuận của một số người, do đó hoàn toàn có thể thay đổi theo ý muốn của con người. Ngược lại, ngôn ngữ có tính chất xã hội, có quy luật phát triển nội tại của mình, không lệ thuộc vào ý muốn của cá nhân. Tuy nhiên, bằng những chính sách ngôn ngữ cụ thể, con người vẫn có thể tạo điều kiện cho ngôn ngữ phát triển theo những hướng nhất định. Chính vì vậy, người ta nói ngôn ngữ có tính độc lập tương đối. 6. Giá trị đồng đại và giá trị lịch đại của ngôn ngữ . Các hệ thống tín hiệu nhân tạo chỉ có giá trị đồng đại, tức là được sáng tạo ra để phục vụ nhu cầu nào đó của con người trong một giai đoạn nhất định. Ngôn ngữ vừa có giá trị đồng đại vừa có giá trị lịch đại. Bất cứ ngôn ngữ nào cũng là sản phẩm của quá khứ để lại. Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp và tư duy của những người cũng thời mà còn là phương tiện giao tiếp và tư duy của những người thuộc các thời đại khác nhau, các giai đoạn lịch sử khác nhau. 17. So sánh đặc điểm âm tiết Tiếng Việt vs tiếng Anh . + Tv k có phụ âm kép + k biến đổi hình thái, có tính phân tiết ( tnhs độc lập cao, có hình thức ổn định); k viết thành 1 khối các âm tiết của cùng 1 từ. + k fai đơn vị ngữ âm thuần túy Tiếng Anh : + Có hiện tượng nối âm + hình thức k ổn định + k có thanh điệu nhưng thể hiện bằng trọng âm + là đơn vị ngữ âm thuần túy + ta là ngôn ngữ đa âm tiết 18. So sánh phương thức cấu tạo từ ghép và phương thức láy PT GHÉP: Pt cấu tạo: pt ghép phối hợp về nghĩa. Ý nghĩa: nghĩa định danh, dễ nắm bắt , dễ giải thích Có tính sản sinh cao, số lượng nhiều Các yếu tố cấu tạo đều có ý nghĩa. Vd: nhà cửa, gà qué, chợ búa Pt láy: dựa vào sự hòa phối về mặt ngữ âm Nghĩa: mô tả đặ điểm của sự vật htuog, sắc thái biểu cảm của con ng Số lg ít, khó nắm bắt, khó gthik Gồm 1 yto rõ nghĩa và 1 k rõ nghĩa: đẹp đẽ, xinh xắn hoặc cả 2 k rõ ngĩa: hăm hở Có vần điệu, âm điệu => có sức biểu cảm cao, hay đc sd trong thơ ca 18, So sánh nghĩa ngữ pháp và nghĩa từ vựng của từ Nghĩa từ vựng + là nghĩa riêng vốn có của từ ( gồm nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm và nghĩa ngữ dụng) + có khả năng xuất hiện độc lập +là đối tượng nghiên cứu của môn từ vựng học Nghĩa ngữ pháp: + nghĩa của loạt từ cùng loại + k đứng 1 mình mà thường đi kèm nghĩa từ vựng + là đối tượng nghiên cứu của ngữ pháp học 19. So sánh từ đồng âm và từ đa nghĩa Giống: cùng vỏ âm thanh biểu thị nhiều ý nhĩa, tiết kiệm cho ngôn ngữ Khác : + Từ đồng âm: 2 hay nhiều từ nghĩa không liên quan; nguồn gốc ngẫu nhiên tình cờ +Từ đa nghĩa: 1 từ; nghĩa là các nghĩa có liên quan xuất phát từ nghĩa gốc ban đầu; nguồn gốc: do chủ ý của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ. DẪN LUẬN NGÔN NGỮ Câu 1: Âm vị là gì? Phân biệt âm vị với âm tố, cho ví dụ minh họa? v Âm vị là tổng thể các nét khu biệt được thể hiện đồng thời của cùng lợi âm tố và có chức năng phân biệt các đơn vị ngôn ngữ VD: Với âm tố [d], nếu có 100 người thể hiện âm tố này thì tai sẽ nghe được 100 âm tố [d]khác nhau, song cả 100 âm tố đều giống nhau ở 3 nét khu biệt tắc (nổ), đầu lưỡi, lợi và kêu (hữu thanh). Các nét khu biệt này được thể hiện ra cùng một lúc khi người ta phát âm âm tố đó. Ba nét khu biệt là cốt lõi, bản chất của tất cả các âm tố [d] và được gọi là âm vị. v Phân biệt âm bị và âm tố Âm tố - Âm tố có tính chất cụ thể và được cảm thụ bằng thính giác - Âm tố có cả những đặc trưng không có tác dụng khu biệt VD: Âm tố [c] trong tiếng Việt có thể phát âm thành 1 âm môi hóa (chúng, …) nhưng đặc trưng môi hóa không có tác dụng phân biệt các đơn vị ngôn ngữ - Âm tố có số lượng vô hạn và có tính chất phổ biến cho mọi ngôn ngữ trên thế giới - Âm tố là đơn vị phát âm cụ thể, nên nó luôn luôn là của 1 cá nhân nào đó và có tính chất tự nhiên - Người ta khi âm tố giữa hai ngoặc vuông [k] Âm vị - Âm vị phải được khu biệt, tức là phải có tri giác mới nhận ra được vì âm vị mang tính trừu tượng, khái quát và được lặp đi lặp lại nhiều lần - Hệ thống âm vị trong từng ngôn ngữ có số lượng hữu hạn và đặc trưng riêng (do tính chất chỉ bao gồm những nét khu biệt quyết định) - Âm vị có chức năng khu biệt, góp phần biểu đạt nội dung giao tiếp, do đó nó có tính chất xã hội - Âm vị được ghi giữa hai vạch xiên /k/ Có thể nói, giữa âm vị và âm tố có mối liên quan mật thiết của cái chung và cái riêng: âm vị được thể hiện ra bằng các âm tố, âm tố là hình thức vật chất của âm vị. Trong âm tố có âm vị và âm vị là đại diện của âm tố. Tóm lại, sự khác nhau giữ âm vị và âm tố là sự khác nhau giữa cái cụ thể và cái trừu tượng, giữa cái chung và cái riêng, cái tự nhiên và cái xã hội, cái vô hạn và cái hữu hạn. Đây cũng chính là sự khác nhau giữa hiện tượng và bản chất Trong thực tế, không phải lúc nào cũng tách biệt được dễ dàng giữa âm vị và âm tố. Sự khác biệt này chỉ nhắm chỉ rõ mối quan hệ của chúng trong học tập và nghiên cứu ngôn ngữ. Câu 2: Âm vị siêu đoạn tính là gì? Tại sao có thể nói thanh điệu hay trọng âm ở một số ngôn ngữ là loại siêu đoạn tính? v Âm vị siêu đoạn tính là loại âm vị không có tính chất khúc đoạn, âm vị này không được thể hiện riêng rẽ hoặc kế tiếp trên dòng thời gian mà luôn luôn được thể hiện đồng thời với toàn bộ âm tiết, do đó không thể đo khoảng thời gian kéo dài của riêng nó. Âm vị siêu đoạn tính thường được thể hiện cùng với những âm vị lớn hơn âm tố là âm tiết hoặc một chuỗi âm tiết v Có thể nói, thanh điệu hay trọng âm ở một số loại ngôn ngữ là loại siêu đoạn tính vì: · Thanh điệu: - Âm tiết, âm vị là những đơn vị có thể chia cắt được trong chuỗi lời nói – Đó là các âm đoạn tính. Trong các ngôn ngữ Việt, Hán, Thái,… còn có một loại đơn vị không có âm đoạn tính, không tồn tại độc lập, nhưng cũng có chức năng phân biệt nghĩa và có chức năng nhận diện từ như các âm vị, đó là thanh điệu. - Thanh điệu là sự thay đổi độ cao của giọng nói kèm theo sự thay đổi về nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ - Mỗi thanh điệu được xác định bằng một chùm các tiêu chí khu biệt về âm vuejc, âm điệu và đường nét - Đã có nhiều định nghĩa của các tác giả khác nhau, nhưng các nhà ngôn ngữ học đều thống nhất coi thanh điệu là một loai âm vị siêu đoạn tính. Đó là một dấu hiệu thuộc toàn bộ âm tiết. - Thanh điệu được thực hiện bằng sự rung động của dây thanh nhanh hay chậm, ít hay nhiều, mạnh hay yếu, … thì ta sẽ có được những thanh điệu khác nhau. VD: Các từ “la, là, lá” của tiếng Việt có thanh điệu thuộc âm vuejc cao, nó được khu biệt với các từ “là, lả, lạ” vốn là thanh điệu thuộc âm vuejc thấp Mặt khác, ở mỗi một âm vực, các thanh điệu lại khu biệt các từ có nghĩa khác nhau bằng sự biến thiên của cao độ trong quá trính thể hiện. VD: “la” được ohaan biệt với “lá” nhờ: độ cao của giọng được duy trì trong suốt quá trình phát âm “la”, khi phát âm “lá”, độ cao này được nâng cao dần. Khi kết hợp cả 2 yếu tố này, 6 thanh điệu trong tiếng Việt khu biệt ý nghĩa của 6 đơn vị ngôn ngữ có yếu tố đoạn tính giống nhau. · Trọng âm - Dòng lời nói là chuỗi các âm tiết liền kề nhau. Song, nếu dòng lời nói chỉa là sự kế tục nhau một các nhịp nhàng, đều đặn và cố định của các âm tiết thì nó sẽ không cho ta một ý nghĩa nào cả, bởi lẽ người nghe sẽ không thể nào phân định được các đơn vị ngôn ngữ để hiểu ý nghĩa của chúng. Muốn cho các âm tiết trở nên có ý nghĩa, các ngôn ngữ đều phải sự sụng các yếu tố âm ngữ để làm thay đổi nhịp nhàng, đều đặn và cố định của các âm tiết đó, trong đó có yếu tố trọng âm - Trọng âm là biện pháp âm học nhằm nêu bật một đơn vị ngữ âm so với những đơn vị ngữ âm khác trong chuỗi âm thanh lời nói VD: trong tiếng anh, university, âm tiết “ver” là trọng âm nghe rõ hơn khác âm khác - Không phải bất cứ loại trọng âm nào cũng có chức năng âm vị học, tức là chức năng khu biệt ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ. Trọng âm lực di động (trong tiếng Anh hoặc tiếng Nga) thường có chức năng khu biệt, do đó có thể là âm vị siêu đoạn tính VD: “Subject” được phát âm với trọng âm ở âm tiết đầu thì ý nghĩa của nó là “chủ thể” (danh từ), nếu được phát âm ở âm tiết sau thì có nghĩa là “chinh phục” (động từ). Câu 3: Nêu tiêu chí phân loại nguyên âm. Cho VD. v Nguyên âm là những âm tố mà khi thể hiện, luồng hơi đi ra không bị cản trở bới các cơ quan phát âm, đồng thời dây thanh rung động mạnh và đều đặn, nên ta nghe được chủ yếu là tiếng thanh. v Các tiêu chí để phân loại nguyên âm Để phân loại nguyên âm, người ta có thể dựa vào những cơ sở vật lý- âm học hoặc những cơ sở sinh lý- cấu âm mà chủ yếu là dựa vào 3 góc độ quan sát sự thể hiện nguyên âm (gọi là 3 tiêu chí cơ bản để phân loại nguyên âm). Đó là: a. theo độ mở cửa miệng (hay độ năng của lưỡi). theo tiêu chí này người ta quan sát xem khi thể hiện nguyên âm, miệng có độ mở thế nào (rộng hay hẹp,v.v...) hay lưỡi được nâng lên ở mức nào(cao hay thấp,v.v...) và căn cứ vào đó để gọi tên nguyên âm. Nói chung, trong các ngôn ngữ có thể có những loại nguyên âm sau đây: - nguyên âm rộng (hay thấp): là những nguyên âm mà khi thể hiện, độmở cửaa miệng là lớn nhất (lưỡi hạ thấp nhất), ví dụ: [a],[α], [p] - nguyên âm hơi rộng (hay hơi thấp): khi thể hiện, miệng mở rộng vừa phải và lưỡi hơi nâng lên một chút so với vị trí bình thường ví dụ: [ε],[^] - nguyên âm hơi hẹp (hay hơi cao): khi phát âm, miệng thu hẹp vừa phải, lưỡi nâng lên hơi cao một chút, ví dụ: [i],[u],[w] b. theo chiều hướng của lưỡi, nghĩa là quan sát xem, khi thể hiện nguyên âm, lưỡi được đưa ra phía trước hay thụt vào trong...với tiêu chí, ta có thể phân biệt: - nguyên âm hàng trước: khi thể hiện, lưỡi được đưa về phía trước, ví dụ: [i],[e], [ε],[y] - nguyên âm hàng giữa: khi thể hiện, lưỡi rụt vào phía trong một chút, đồng thời mặt lưỡi (giữa lưỡi) hơi nâng lên phía ngạc, ví dụ:[i],[ә] - nguyên âm hàng sau: khi thể hiện, lưỡi rụt vào trong và do đó gốc lưỡi được nâng lên phía gạc mềm, ví dụ: [u],[o],[a] c. theo hình dáng đôi môi, nghĩa là quan sát xem, khi thể hiện nguyên âm, hai môi có hình dáng tròn hay không tròn và căn cứ vào đó để gọi tên nguyên âm. Với tiêu chí này, ta phân biệt hai loại nguyên âm - nguyên âm tròn: khi thể hiện, hai môi chúm tròn lại, ví dụ - nguyên âm không tròn: khi thể hiện, hai môi ở tư thế trung hòa hoặc dẹt ví dụ ngoài ra, đối với một số ngôn ngữ, người ta còn phải áp dụng thêm một vài tiêu chí bổ sung. Đó là: - theo tính mũi hóa: người ta phân biệt các nguyên âm không mũi và nguyên âm mũi, ví dụ - theo trường độ: người ta phân biệt các nguyên âm ngắn ví dụ như và các nguyên âm dài ví dụ như để tổng kết sự phân loại nguyên âm người ta lập ra một biểu đồ gọi là hình thang nguyên âm quốc tế. trên hình thang này, người ta thể hiện ba tiêu chí cơ bản để phân loại nguyên âm: - các vạch nằm dùng để biểu thị các nguyên âm theo độ mở của miệng (hay độ nâng của lưỡi) - các vạch đứng biếu thị các nguyên âm theo chiều hướng lưỡi. - các nguyên âm tròn được đặt ở bên phải các vạch đứng, còn các nguyên âm không tròn đặt ở bên trái các vạch đứng. Các nguyên âm trong tất cả các ngôn ngữ đều có thể được thể hiện trên hình thang này. [i], ví dụ như trong: fistch (tiếng đức), thin (tiếng anh), đi (tiếng việt) [y], ví dụ như trong: tu (tiếng pháp), über (tiếng đức) [e], ví dụ như trong: đê (tiếng việt), été (tiếng pháp), bed (tiếng anh). [ε], ví dụ như trong: mettre (tiếng pháp), xe (tiếng việt) [a], ví dụ như trong: masse,patte (tiếng pháp), sad (tiếng nga) [ i], ví dụ như trong: cat,man (tiếng anh) [ә], ví dụ như trong: bird, learn (tiếng anh) Câu 4: Hình vị là gì? Nêu các loại hình vị trong ngoại ngữ đang học. VD ? v Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ, chúng tồn tại bằng cách lặp đi lặp lại, dưới cùng một dạng hoặc dưới dạng tương đối giống nhau trong các từ VD : TV « xe máy » có 2 hình vị là « xe » và « máy » v Các loại hình vị trong ngoại ngữ đang học Theo tính chất của các hình vị trong từ, ngôn ngữ học truyền thống thường phân biệt ra 2 loại hình vị : - Hình vị căn tố (chính tố) là loại hình vị mang ý nghĩa cơ bản của từ và các hình vị khác phụ thuộc vào nó VD : trong tiếng anh, « teacher » có căn tố « teach » biểu thị khái niệm dạy ; « happiness » - căn tố là « happy » (hạnh phúc) ; « worker » (công nhân) - căn tố là « work » - Hình vị phụ tố : là những hình vị được phép với căn tố để tạo nên nghĩa mới bằng cách ấy để tạo nên từ mới VD : trong tiếng anh, hình bị « -er » là phụ tố nhưng không biểu hiện ý nghĩa nào cả, nhưng khi kết hợp với các căn tố khác, nó bổ sung cho chính tố ý nghĩa « người hành động » như : read (đọc) -> reader (người đọc) ; teach (dạy) -> teacher (thấy/ cô giáo) v Phụ tố có thể được ghép với cán tố theo những cách thức khác nhau. Tùy theo cách thức kết hợp với căn tố, người ta phân biệt được các phụ tố như sau : - Tiền tố : là loại phụ tố được ghép vào trước căn tố VD : trong TA, tiền tố « un- » trong các từ « undo » (hoàn tác), « undiverted » (không vui), “undivorced” (không li dị)… - Hậu tố : là phụ tố được ghép vào sau căn tố VD : « -able » trong từ « comfortable » (thoải mái) - Trung tố là hình bị được đặt xen giữa căn tố VD: trung tố “-em-“ trong tiếng Indonesia (“gilang”(sáng)) -> gemlang (sáng lấp lánh) - Liên tố là yếu tố dung để nối các căn tố với nhau nhằm tạo ra từ mới Câu 5: Phân loại phụ âm. Cho VD. v Phụ âm là những âm tố mà khi thể hiện, luồng hơi đi ra bị cản trở bởi các cơ quan phát âm theo một cách thức nào đấy, phải tập trung năng lượng để thắng sức cản và thoát ra ngoài, đồng thời dây thanh rung động ít hoặc không rung động, do đó ta nghe được chủ yếu là tiếng động. v Tiêu chí phân loại a/ Theo phương thức cấu âm. Đây là cách phân loại phụ âm căn cứ vào cách cản trở luồng hơi và cách khắc phục sự cản trở ấy. Theo tiêu chí này, ta có thể phân biệt những loại phụ âm sau: - Phụ âm tắc tố (nổ) - là những phụ âm được hình thành khi luồng hơi đi ra bị cản trở hoàn toàn (bị tắc) tại một chỗ nào đó và vì thế nó bị dồn nén, tạo nên một sức căng; khi khắc phục sự cản trở ấy để thoát ra ngoài, vì có áp suất không khí mạnh nên luồng hơi gây ra một "tiếng nổ" nhẹ. VD: [b], [p], [d], [t], [k], [g], [b], [c] Trong TV : buôn bá, tôi, ta, kẻ, kể, cha… TA : day, good, green, gold… - Phụ âm xát - là những phụ âm được sinh ra khi luồng không khí không bị cản trở hoàn toàn mà chỉ phải lách qua một khe hở nhỏ để thoát ra ngoài và do đó cọ xát vào các bộ phận của các cơ quan phát âm, tạo nên một tiếng cọ xát hay tiếng gió. VD :[v], [f], [s], [z], [ş], [z], [l], … TV : và, với, phố, xa xôi, da dẻ, làm, lá TA : very, never, son, sleep, ship, land… - Phụ âm tắc-xát - là phụ âm được sinh ra do sự kết hợp của cả phương thức tắc lẫn phương thức xát: Đầu tiên, các cơ quan phát âm hoạt động để chặn luồng hơi lại như khi phát âm phụ âm tắc, nhưng ngay sau đó lại mở một lối thoát cho nó đi ra như khi phát âm phụ âm xát, kết quả là ta nghe thấy một âm vừa có tính chất tắc vừa có tính chất xát. VD: [is; dz… ], - Phụ âm rung - là loại phụ âm, nói chung, được tạo ra bằng cách vận động đầu lưỡi hoặc lưỡi con liên tục làm cho lối thoát của luồng hơi liên tiếp bị chặn rồi lại được mở ra. Thường có hai loại phụ âm rung: rung đầu lưỡi - ký hiệu là [r], ví dụ như trong từ pero, khoroso (t. Nga) - và rung lưỡi con - ký hiệu là [R], ví dụ như cách phát âm phụ âm rung trong các từ vrai, brave ở tiếng Pháp chẳng hạn. b/ Theo vị trí cấu âm . Đây là cách phân loại căn cứ vào bộ phận gây ra sự cản trở luồng hơi. Theo tiêu chí này, người ta phân biệt: - Phụ âm môi - là những phụ âm mà khi thể hiện, môi là bộ phận gây ra sự cản trở luồng hơi. Tuy nhiên, đây có thể là phụ âm do hai môi kết hợp với nhau để cản trở luồng hơi - gọi là phụ âm hai môi, ví dụ như [b], [p], [m] - hoặc do môi kết hợp với răng để cản trở luồng hơi - gọi là phụ âm môi - răng, ví dụ như [v], [f]. - Phụ âm đầu lưỡi - sinh ra do đầu lưỡi kết hợp với một bộ phận nào đó để cản trở luồng hơi. Thường có thể phân biệt: + Phụ âm đầu lưỡi-răng trên, ví dụ: [t], [n], + Phụ âm đầu lưỡi-răng dưới, ví dụ: [s], [z], + Phụ âm đầu lưỡi-lợi, ví dụ: [d], [l], + Phụ âm đầu lưỡi-ngạc cứng, ví dụ: [ş], [ ], + Phụ âm đầu lưỡi rung, ví dụ: [r], Trong tiếng Anh, còn có phụ âm đầu lưỡi-giữa răng (khi phát âm, đầu lưỡi được đặt vào giữa hai hàm răng cửa). Đó là âm [ð] và [θ]. - Phụ âm mặt lưỡi - hình thành khi mặt lưỡi (phần giữa lưỡi) được nâng lên phía ngạc cứng. Do đó đây là những phụ âm mặt lưỡi-ngạc cứng. Ví dụ: [c] hay [ζ] trong tiếng Việt. - Phụ âm cuối lưỡi hoặc gốc lưỡi - khi phát âm, phần cuối lưỡi được nâng lên xát với ngạc mềm. Ví dụ: [k], [g], [ŋ]. Ngoài ra, còn có một số âm được tạo ra ở những vị trí không phổ biến, như phụ âm rung lưỡi con [R] của tiếng Pháp; phụ âm thanh hầu - khi phát âm, luồng không khí bị cản trở ở thanh hầu, như [h] trong tiếng Việt chẳng hạn. Ngoài hai tiêu chí phân loại cơ bản trên đây, người ta còn áp dụng tiêu chí thứ ba, một tiêu chí dựa chủ yếu vào mặt vật lý-âm học của âm. + Phụ âm nào mà khi phát âm, dây thanh không rung và do đó chỉ gồm toàn tiếng động, thì ta gọi phụ âm không kêu (vô thanh), ví dụ: [p], [f], [t], [s], [k]. + phụ âm nào mà khi phát, dây thanh có rung và do đó ngoài tiếng động còn có cả tiếng thanh, thì ta gọi là phụ âm kêu (hữu thanh), ví dụ: [b], [v], [d], [z], [g]. Ở một số ngôn ngữ, người ta còn nói những hiện tượng cấu âm bổ sung. Đó là các hiện tượng ngạc hóa và mạc hóa. Ngoài ra còn có hiện tượng môi hóa và yết hầu hóa Câu 6: Từ là gì? Vì sao có thể nói từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ? v Từ là gì + T ừ là một cấu trúc âm thanh, có thể được tách ra khỏi chuỗi lời nói một cách dễ dàng và hiển nhiên, nhờ vào các yếu tố siêu đoạn tính. Cấu trúc âm thanh của từ khá ổn định, tuy mức độ ổn định có khác nhau tùy theo từng ngôn ngữ. Chính vì vậy mà từ có thể được giữ lại trong trí nhớ các thành viên của cộng đồng ngôn ngữ dưới dạng những "hình ảnh âm thanh". + từ có một cấu trúc hình thức tương đối chặt chẽ, không cho phép ta dễ dàng phá vỡ nó bằng những cách thức như chêm xen các yếu tố khác vào giữa các bộ phận của chúng + từ có nội dung ý nghĩa hoàn chỉnh. Đối với các thực từ, tức là những từ biểu thịưswj vật, hiện tượng, đặc trưng, tính chất, v.v..., thì đó là nội dung khái niệm về các sự vật hay hiện tượng... mà từ biểu thị. Nội dung khái niệm này là những chỉnh thể. Còn đối với những từ không có chức năng biểu thị khái niệm (gọi là hư từ), thì nội dung ý nghĩa đó là chức năng ngữ pháp được quy định chặt chẽ cho từng từ trong hệ thống ngôn ngữ. + từ là một loại đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ. Tính có sẵn của từ thể hiện ở chỗ chúng đã được tạo ra, được chấp nhận và được lưu giữ trong toàn thể cộng đồng ngôn ngữ, không phụ thuộc vào cá nhân những người sử dụng. ð ĐN: Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, có thể dễ dàng tách khỏi chuỗi âm thanh lời nói, có cấu trúc hình thức chặt chẽ, có nội dung ý nghĩa hoàn chỉnh và được sử dụng như là những vật liệu có sẵn để tạo ra những đơn vị thông báo. v Nói từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ vì: Đối với 2 loại đơn vị cơ bản của ngôn ngữ là âm vị và hình vị: +) Âm vị là chum những nét khu biệt các đơn vị khác nhau của ngôn ngữ, nhưng đối với người sử dụng ngôn ngữ bình thường, âm vị không tồn tại một cách rõ nét. Hình vị thì tuy là đơn vị có nghĩa, nhưng đó là nghĩa không hoàn chỉnh, và hình vị thường không tồn tại độc lập. è Đối với người sử dụng ngôn ngữ bình thường người ta chỉ ghi nhớ từ - đơn vị hiển nhiên vì khi nói người ta phải "chọn từ", "sắp xếp từ" thành câu để diễn đạt nội dung thông báo Người ta vẫn thương "thiếu từ", "bí từ" trong khi nói chuyện Khi học tiếng nước ngoài, người ta vẫn thường tò mò muốn biết xem cái này hay cái kia trong tiếng của họ là gì, hoặc trong tiếng của họ có từ này hay từ kia không Các công trình nghiên cứu còn cho biết rằng, trẻ em khi học nói cũng bắt đầu bằng việc nắm và sử dụng các từ Khi học ngoại ngữ cũng vậy. Người học trước hết phải nắm được một số lượng từ nhất định của thứ tiếng đang học. Khi nghe một chuỗi âm thanh lời nói của ngoại ngữ, người học bao giờ cũng cố nhận diện chúng Hiện nay, người ta đang sử dụng những phương pháp giảng dạy ngoại ngữ không bắt đầu bằng việc dạy từng từ riêng lẻ, mà bắt đầu dạy ngay các mẫu câu, nhưng rốt cuộc người dạy vẫn cứ phải cố gắng làm cho người học hiểu được từ, thuộc được nhiều từ và sử dụng từ thành thạo Xét về mặt ngôn ngữ học cũng vậy. Khi chia cắt chuỗi âm thanh lời nói thành phân đoạn ngày càng nhỏ dần, đến một lúc nào đó, ta sẽ gặp những đơn vị biểu thị một cái gì đấy rõ rệt, hoàn chỉnh, hoặc có một chức năng độc lập, và có hình thức tương đối ổn định. Nếu tiếp tục chia cắt thêm một bước nữa thì tính hoàn chỉnh về ý nghĩa, tính độc lập về chức năng và tính ổn định tương đối về hình thức đó của chúng sẽ bị phá vỡ. Đi theo một quá trình ngược lại, nghĩa là sắp xếp các đơn vị đã được chia nhỏ đến tột cùng (các âm vị) thành những đơn vị ngày càng lớn dần, đến một lúc nào đó, ta cũng sẽ thu được một loại đơn vị vừa có nghĩa hoàn chỉnh và/ hoặc chức năng độc lập, vừa có hình thức tương đối ổn định và có khả năng tái hiện độc lập trong lời nói. Đó chính là đơn vị vẫn được gọi là từ. Như vậy, dù xét về mặt này hay mặt khác, từ cũng là một đơn vị hiển nhiên, cụ thể nhất. từ phải được ngữ pháp chi phối, để có thể kết hợp với nhau thành những đơn vị lớn hơn, có khả năng diễn đạt những nghĩa trọn vẹn. Nhưng xếp tất cả những đơn vị của ngôn ngữ thì chỉ có từ là có thể tồn tại tương tối ổn định và độc lập. Trí nhớ của chúng ta chỉ giữ lại các từ và các quy tắc kết hợp chúng với nhau thành những đơn vị lớn hơn. Còn các đơn vị dưới từ thì không có khả năng tồn tại độc lập, chúng chỉ tồn tại trong những đơn vị lớn hơn, phụ thuộc vào những đơn vị đó và xuất hiện cùng với chúng. Tóm lại, qua những điều đã trình bày ở trên, chúng ta có thể rút ra kết luận là: Trong tất cả các đơn vị ngôn ngữ, từ là loại đơn vị hiển nhiên nhất, do đó cũng là đơn vị cơ bản nhất và quan trọng nhất. Câu 7: Trình bày các phương thức cấu tạo từ chủ yếu trong các ngôn ngữ. VD? v Phương thức cấu tạo từ là cách thức mà các ngôn ngữ sử dụng để tạo ra các kiểu cấu tạo từ. v Các phương thức cấu tạo từ: 1/ Phương thức phụ gia : là phương thức kết hợp một căn tố hoặc một phức thể căn tố với phụ tố để tạo ra một ý nghĩa từ vựng mới . Những từ được tạo ra theo phương thức này thường được gọi là từ phái sinh VD: trong tiếng Anh: căn tố milk (sữa) được kết hợp với phụ tố -y để tạo ra tính từ milky (có sữa, bằng sữa) Phương thức này được sử dụng phổ biến trong các ngôn ngữ biến hình như tiếng anh, nga, đức. song thực ra, trong các ngôn ngữ không biến hình, như tiếng Việt, tiếng Khơme hay tiếng Hán chẳng hạn, phương thức này cũng được sử dụng khá phổ biến, tuy nhiều khi tính chất phụ tố của các hình vị cấu tạo từ ở những ngôn ngữ này không thật rõ ràng . (VD: thạc sĩ, hợp tác hóa, nhà văn… trong đó các từ sĩ, hóa, nhà không hoàn toàn giống các phụ tố vì nó vẫn có thể tồn tại độc lập và có ý nghĩa nhất định) 2/ Phương thức ghép: là phương thức kết hợp các hình vị cùng tính chất với nhau (mà chủ yếu là căn tố với nhau) theo một trật tự nhất định để tạo ra từ mới - từ ghép VD: trong tiếng Việt: mua bán, thiệt hơn, thay đổi, được mất, xe hơi, trong tiếng Anh: blackboard (bảng đen), inkpot (lọ mực), manpower (nhân lực) “break” (bẻ gãy) + fast (nhanh) -> breakfast (bữa sáng) Book (sách) + case (giá) -> bookcase (giá sách) - Khi tạo thành từ ghép thì ý nghĩa của từ thay đổi theo 2 hướng + một phép cộng (quần áo, đất nước…) + chỉ một sự vật hoàn toàn khác với ý nghĩa của thành phần (nhà và đá -> nhà đá (nhà tù)) Phương thức ghép này phổ biến trong các ngôn ngữ trên thế giời và phổ biến hơn trong các thứ tiếng của Châu Âu - Một số dấu hiệu nhận biết từ ghép + Phải có nghĩa hoàn chỉnh, nghĩa là biểu thị một nội dung khái niệm độc lập, hoàn chỉnh, + Có cấu trúc hình thức chặt chẽ + Phải có dấu hiệu hình thức, chẳng hạn như có hình vị nối (liên tố) giữa các căn tố VD: các hình vị nối -o- trong zvuk/o/operator (người thu thanh) hay -e- trong zeml/e/kop (thợ đào đất) của tiếng Nga, + có sự biến âm 3/ Phương thức láy: là phương thức lặp lại toàn bộ hay một bộ phận từ gốc để tạo ra từ mới. Ví dụ: đen đen, trắng trắng, sành sạch trong tiếng Việt Phương thức này được sử dụng chủ yếu trong các ngôn ngữ không biến hình, ví dụ như tiếng Việt, Lào, Khơme, tiếng Inđônêxia, v.v... Trong các thứ tiếng biến hình (ngôn ngữ Ấn Âu) phương thức này được sử dụng rất hạn chế, các kiểu cấu tạo láy ko có tính sinh sản, thường chỉ gồm 1 từ duy nhất thuộc loại chứ không bao gốm những từ thuộc loại như trong ngôn ngữ không biến hình VD: tiptop (đỉnh cao) so-so (tàm tạm) trong tiếng Anh. Câu 8: Nêu các thành phần ý nghĩa từ vựng của từ v Ý nghĩa của từ là một tập hợp của những thành phần ý nghĩa khác nhau, ứng với các chức năng khác nhau của từ v Ý nghĩa từ vựng của từ bao gồm các thành phần ý nghĩa sau đây: ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểu niệm và ý nghĩa ngữ dụng trong đó YN biểu vật và biểu niệm được chú ý nhiều hơn. A/ Ý nghĩa biểu vật (hay còn gọi là ý nghĩa sự vật). Đây là thành phần ý nghĩa liên quan đến bản thân các sự vật, hiện tương, hay đặc trưng, tính chất... của sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan, tức là những đối tượng mà từ được dùng để biểu thị. Đối tượng mà từ biểu thị lại không phải là một sự vật hay hiện tượng cụ thể, đơn lẻ nào của thực tế khách quan, mà là một sự vật hay hiện tượng mang tính khái quát, đại diện cho các sự vật, hiện tượng cùng loại. VD: khái niệm cái bàn chung chung Ý nghĩa biểu vật là hình ảnh chung nhất của tất cả các sự vật, hiện tượng cùng loại mà từ có thể gọi tên hay gợi ra. Nói theo cách khác: Sự tương ứng giữa từ và sự vật hay hiện tượng là sự tương ứng mang tính tổng loại (toàn loại) chứ không phải là sự tương ứng một - một. Ý nghĩa biểu vật của từ không phải là sự vật hay hiện tượng đúng như nó tồn tại trong thực tế khách quan mà là một sự vật, hiện tượng thuộc phạm trù ngôn ngữ, là sự phản ánh của sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan vào trong ngôn ngữ. VD: Mặt trăng biểu thị cho một khái niệm mặt trăng chung chung, trong thực tế có trăng non, trăng tròn, trăng khuyết, trăng mùa hạ… B/ Ý nghĩa biểu niệm Đây là thành phần ý nghĩa liên quan đến chức năng biểu thị khái niệm của từ.Khái niệm về sự vật, hiện tượng được hình thành trong quá trình nhận thức của con người. Đó là kết quả của sự khái quát kóa các thuộc tính của sự vật, hiện tượng nhằm rút ra những thuộc tính quan trọng nhất của sự vật, hiện tượng - tức là những thuộc tính cần và đủ để ta phân được sự vật hay hiện tượng này với sự vật hay hiện tượng khác. VD: gà là động vật nuôi, thuộc họ chim, sống trên cạn, nuôi để lấy thịt hoặc lấy trứng Ý nghĩa biểu niệm là nội dung khái niệm về sự vật, hiện tượng mà từ biểu thị. Một số khái niệm không có trong ngôn ngữ này, nhưng lại có trong ngôn ngữ khác (ví dụ như khái niệm "quả vải", "quả nhãn" trong nhiều ngôn ngữ không có hoặc chưa có). Hoặc cùng một sự vật hay hiện tượng nhưng các ngôn ngữ lại quan niệm theo ngững cách thức khác nhau. ý nghĩa biểu niệm của từ không trùng với khái niẹm về sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan. Nó là hiện tượng thuộc phạm trù ngôn ngữ.Tuy nhiên, giữa ý nghĩa biểu niệm và khái niệm có mối quan hệ qua lại hữu cơ. Chính nhờ ý nghĩa biểu niệm mà khái niệm lôgích (khoa học) được xây dựng và nhờ có khái niệm khoa học mà ý nghĩa của từ trở nên phong phú, khả năng giao tiếp của từ được mở rộng C/ Ý nghĩa sử dụng Đây là thành phần ý nghĩa mà nhờ đó từ có thể biểu thị được thái độ tình cảm của người nói và tác động đến thái độ tình cảm của người nghe VD: Các từ thâm sì, trắng dã của tiếng VIệt biểu thị thái độ khinh bỉ, chê bai từ mamasa, mamuska (mẹ) của tiếng Nga biểu thị sự trìu mến, yêu thương Ý nghĩa ngữ dụng của từ thường xuất hiện trong lời nói.Hoàn cảnh giao tiếp có thể sẽ làm nổi rõ thành phần ý nghĩa này của từ. Câu 9: Trường nghĩa là gì? Ví dụ? Trường nghĩa là trường từ vựng ngữ nghĩa, là tập hợp của nhiều ngữ cũng như nhiều nhóm từ nghĩa khác nhau cùng biểu thị một phạm vi hiện thực nào đó mà khi nói đến từ ngữ này ta nhớ đến, nghĩ đến từ ngữ khác nhau trên cơ sở chúng cùng thuộc về một phạm vi hiện thực. VD: trắng, trắng tinh, trắng toát, trắng như tuyết…. Đỏ, đỏ rực, đỏ au, đo đỏ…. - Trường liên tưởng: là tập hợp của những từ biểu thị những sự vật, hiện tượng nằm trong cùng một phạm vi sự vật, hiện tượng, hay được bao hàm trong cùng một nội dung khái niệm Đa số các trường hợp có thể lấy một từ biểu thị khái niệm khai quát để tập hợp các từ có ý nghĩa cụ thể hơn thành trường nghĩa. VD, ta có thể lấy từ nghề nghiệp để tập hợp trường nghĩa của tất cả các từ chỉ nghề nghiệp : bác sĩ, luật sư, công nhân, kĩ sư, thầy giáo…. - Trường tuyến tính: là tập hợp những từ có thể kết hợp với 1 từ cho trước trong một chức năng nào đó. VD: trong TV, từ đi có thể kết hợp với 1 số từ trong chức năng bổ ngữ trực tiếp: đi một đường chuyền, đi một chuyến hang…. Đối với việc sử dụng ngôn ngữ, việc xác định được trường tuyến tính có ý nghĩa rất to lớn, bởi vì xác lập được trường tuyến tính, ta có thể biết trước (đoán trước) khả năng xuất hiện của các từ trong ngữ đoạn. + Trường nghĩa đặc trưng cho từng thứ tiếng + Trường nghĩa được gọi theo tên của phạm vi hiện thực Hiện thực khách quan là một thức tế rộng lớn nhưng không thong qua tư duy của từng dân tộc mà nó được chia thành nhiều mảng, mỗi mảng bao gồm nhiều sự vật, sự việc, hiện tượng. + Trường nghĩa thể hiện 2 ND: hiện thực khách quan mà thứ tiếng đó phản ánh; nội dung văn hóa của từng dân tộc Để sử dụng được từ ngữ của một thứ tiếng, ta phải tích lũy trau dồi kiến thức về văn hóa đất nước, con người, dân tộc… của thứ tiếng đó. Câu 10: Ý nghĩa ngữ pháp là gì? Làm thế nào để nhận biết ý nghĩa ngữ pháp của từ? v Ý nghĩa ngữ pháp: - YN ngữ pháp l à một phạm trù ý nghĩa, trong đó bao gồm một số thành phần ý nghĩa cụ thể hơn - YN ngữ pháp ko phải là ý nghĩa riêng cho từng từ mà bao trùm lên một loạt từ hoặc câu, bởi YNNP chính là một cách thức phân loại các sự vật, hiện tượng hay khái niệm vì những mục đích riêng của ngôn ngữ : kết hợp các từ với nhau thành các đơn vị thông báo. Do đó, YNNP trước hết lien quan đến nội bộ hệ thống ngôn ngữ. VD: Gà là một danh từ tuy có liên quan đến hiện thực khách quan theo một cách thức nào đấy (ví dụ: vì nó là sự vật nên mới là có thể là danh từ), song cái ý nghĩa danh từ của từ gà lại phục vụ trước hết cho việc kết hợp nó với những từ khác . Ví dụ: Gà là một loại gia cầm; mẹ mua hai con gà. - YNNP là loại YN chung cho hang loạt đơn vị ngôn ngữ được thể hiện bằng những phương tiện ngữ pháp nhất định v Nhận biết YNNP của từ Việc xác định ý nghĩa ngữ pháp của từ trong các ngôn ngữ có thể không giống nhau + Trong các thứ tiếng không biến hình (TV…) việc xác định YNNP phải dựa vào những đơn vị lớn hơn từ, tức là dựa vào khả năng kết hợp của từ với những từ khác. VD: từ “bàn” trong TV là một danh từ nằm trong kết cấu cái bàn, song cũng có thể là động từ nếu nó nằm trong sẽ bàn. + Trong các ngôn ngữ biến hình, (Nga, Đức) việc xác định YNNP dựa vào cấu tạo bản thân của một từ nào đó VD: kraixivưi chẳng hạn, ta có thể khẳng định ngay rằng nó là một tính từ giống đực và chỉ số ít... Sở dĩ ta có thể làm được điều đó là vì trong cấu tạo của từ này, có một dấu hiệu hình thức biểu thị những dấu hiệu ngữ pháp của từ -ưi.Những từ có chứa đựng dấu hiệu hình thức biểu thị các loại ý nghĩa ngữ pháp như vậy gọi là từ có cấu tạo hình thái. Thông thường, để nhận biết các dấu hiệu hình thức biểu thị các ý nghĩa ngữ pháp của từ, người ta đối lập các từ với nhau hoặc các dạng thức khác nhau của cùng một từ. Chẳng hạn, trong tiếng Nga, đối lập các từ ozero (cái hồ) với reka (sông), ta nhận biết được -o là dấu hiệu hình thức biểu thị giống trung của từ ozero, còn -a là dấu hiệu hình thức biểu thị giống cái của từ reka; song đối lập dạng thức reki, ta nhận biết được -a là dấu hiệu hình thức biểu thị số ít, còn -i là dấu hiệu hình thức biểu thị số nhiều của từ reka. Những dấu hiệu hình thức dùng để biểu thị các ý nghĩa ngữ pháp còn gọi là hịnh vị ngữ pháp. Câu 11: Phạm trù ngữ pháp là gì? Nêu các phạm trù ngữ pháp của danh từ, động từ. VD? v Phạm trù ngữ pháp Phạm trù là sự phân loại các sự vật, sự việc thành các nhóm, các lớp, thành các đặc điểm giống nhau nhất định. VD: trong triết học, có phạm trù vật chất, có phạm trù ý thức… Trong ngôn ngữ học, phạm trù ngữ pháp là sự khái quát hoá của một loại ý nghĩa ngữ pháp bao gồm ít nhất hai yếu tố đối lập nhau,mà nhờ đó có thể nhận biết được ý nghĩa ngữ pháp,và có giá trị đối với việc kết hợp từ Có thể hiểu ý nghĩa ngữ pháp là cái cụ thể mà ta tìm ra được nhờ việc đối lập vac từ hoặc các dạng thức khác nhau của cùng một từ,còn phạm trù ngữ pháp là cái chung, được khái quát hoá lên từ nhiều ý nghĩa ngữ pháp cụ thể giống nhau Các phạm trù ngữ pháp của danh từ, động từ DT thường có phạm trù số, phạm trù giống và phạm trù cách ĐT thường có phạm trù ngôi, thời, thức, thể, dạng Câu 12: Từ loại là gì? Nêu một vài thực từ và hư từ ? Cho biết chúng có thể đảm nhận được chức năng ngữ pháp gì trong câu ? v Từ loại T ừ loại là những lớp khái niệm khái quát nhất của các từ có liên quan trước hết đến các chức năng cú pháp nhất định của chúng . VD: từ loại danh từ, ĐT, TT, trạng từ, giới từ…. v Một vài thực từ, hư từ và chức năng ngữ pháp chúng có thể đảm nhận trong câu a. Thực từ là những từ có ý nghĩa từ vựng, gồm: - Nhóm từ định danh: biểu đạt các lớp sự vật. hiện tượng hay khái niệm (bàn, ghế…) - Nhóm từ chỉ định: Có giá trị biểu thị hướng chỉ định trong khuôn khổ của một tình huống hay ngữ cảnh cụ thể (“I” (tôi) chỉ người nói, “you” (bạn) chỉ người nghe) - Nhóm từ liệt kê, xếp dãy: có giá trị xác định dãy các sự vật hay hiện tượng (VD: dãy 40 sinh viên…) + Danh từ: là những từ dung để chỉ người, chỉ sự vật, khái niệm, hiện tượng; chủ yếu là chủ ngữ (bác sĩ khám bệnh), cũng có thể làm vị ngữ (bố tôi là bác sĩ), làm định ngữ (bác sĩ của bệnh viện này rất giỏi), làm trạng ngữ (tôi mới đi bệnh viện hôm qua) + Động từ: là những từ biểu thị hành động, hoạt động, trạng thái của sự vật; chủ yếu làm vị ngữ (em bé ngủ), ngoài ra còn làm chủ ngữ (Mua sắm là sở trường của con gái) hoặc làm trạng ngữ (người nuôi tằm suốt ngày phải ăn cơm đứng) + Tính từ - đó là những từ biểu thị tính chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng, ví dụ như tốt, đẹp, vàng, đỏ, dài, ngắn, rộng, hẹp, thơm, ngon, xa, gần, nặng, nhẹ trong tiếng Việt. Chức năng chủ yếu của tính từ là đi kèm với các danh từ để làm định ngữ cho chúng, ví dụ: Đây là ngôi nhà nhỏ. Tuy nhiên, tình từ cũng có thể được sử dụng làm vị ngữ (ví dụ: Ngôi nhà này đẹp) hoặc trạng ngữ (vid dụ: chạy nhanh; đọc to). + Ngoài ra còn có trạng từ, đại từ, số từ… b. Hư từ: là những từ không có ý nghĩa từ vựng mà chỉ có ý nghĩa ngữ pháp hay nói một cách chính xác hơn là chỉ có ý nghĩa ngữ pháp. Những từ này dung để biểu thị mối quan hệ giữa các thực từ trong ngôn ngữ + Giới từ là loại từ dung để nối các từ với nhau theo quan hệ chính - phụví dụ như: of, to, for, after, about Chức năng: giới từ thường chi phối cách của các từ đi với chúng (vd: T NGA Idt'i za mnôi (đi theo tôi), Idt'i k mnie (đi đến chỗ tôi) ) + Liên từ là những từ dùng để nối các từ, các cụm từ, các mệnh đề hay các câu với nhau. Chức năng: Khi được dùng để nối các từ và các cụm từ, lien từ cho ta biết giữa các từ này có mối quan hệ bình đăngr, ví dụ: anh và tôi, nhanh nhưng không chắc; đi bây giờ hay ở lại them một ngày nữa. Khi được dung để nối các mệnh đề (hay vế câu) và các câu, liên tử có thể biểu thị mối quan hệ bình đẳng hoặc chính phụ, so sánh:Chị đi, còn tôi ở lại (quan hệ bình đẳng) ; Tôi nghĩ rằng anh ấy chưa đến (quan hệ chính phụ). Câu 13 : Có bao nhiêu phương thức ngữ pháp trong các ngôn ngữ trên thế giới? Nêu các phương pháp ngữ pháp đặc trưng trong các ngoại ngữ đã học. VD? Cách thức và phương tiện ngôn ngữ dùng để thể hiện các ý nghĩa ngữ pháp gọi là phương thức ngữ pháp. Có 8 phương thức ngữ pháp phổ biến trong các ngôn ngữ trên thế giới: v Phương thức phụ gia (phụ tố): là p hương thức dùng hình vị ngữ pháp ghép với từ căn để thể hiện các ý nghĩa ngữ pháp khác nhau . Về bản chất, phương thức này cũng giống như phương thức cấu tạo từ, nhưng kết quả lại khác, kết quả trong cấu tạo từ là cho ta từ mới nghĩa là cho ý nghĩa từ vựng mới. Phương thức phụ gia phổ biến trong các thứ tiếng ở Châu Âu (Nga, Anh, Pháp, Đức…) VD: “teacher” -> “teachers”; “work” -> “worked” v Phương thức biến hình trong từ căn : là phương thức dùng sự thay đổi cấu tạo bên trong từ căn (thường là nguyên âm gốc của từ) để thể hiện các loại ý nghĩa ngữ pháp khác nhau. Phương thức này còn được sử dụng hạn chế trong các ngôn ngữ Ấn - Âu hay như tiếng Anh, Đức, Pháp, Nga. VD: take (lấy) - took (đã lấy) Goose (ngỗng) - geese (các con ngỗng) Foot (bàn chân) - feet (các bàn chân) T rong tiếng Ả rập, đây lại là phương pháp ngữ pháp khá điển hình. v Phương thức trọng tâm: Ý nghĩa ngữ pháp có thể được thể hiện bằng cách di chuyển trọng âm. Đó chính là phương thức trọng âm. VD: Trong tiếng Anh, từ survey nếu được phát âm với trọng âm ở âm tiết thứ nhất thì đó là một danh từ (cuộc điều tra), song khi được phát âm với trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai thì đó là một động từ (điều tra). Phương thức này không thể áp dụng cho các ngôn ngữ có trọng âm cố định, như tiếng Pháp hay tiếng Séc chẳng hạn; song ở những ngôn ngữ có trọng âm di động, như tiếng Nga hay tiếng Anh, phương thức này có thể được sử dụng khá rộng rãi, không những để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp mà còn để tạo nên các từ mới. VD: Tiếng Anh: record [‘rekә:d] - bản ghi chép (danh từ) record [ri'kә:d] - ghi chép (động từ) v Phương thức ngữ điệu : là phương thức sử dụng sự thay đổi là các đường ngữ điệu cơ bản để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp. VD: Give it to me! (hãy đưa nó cho tôi); Xung phong! v Phương thức thay từ căn : Trong một số trường hợp, người ta có thể dùng một số từ căn khác hẳn với từ căn ban đầu để thay thế nhằm thay đổi ý nghĩa ngữ pháp của nó. Đó là phương thức thay từ căn để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp. VD: Tiếng Anh: go (đi) - went (đã đi)' Be (là) - will (sẽ) Good (tốt) - Better (tốt hơn) Nói chung, phương thức này thường được sử dụng cho một lượng những truờng hợp ngoại lệ trong một hệ biến thái nào đó. v Phương thức hư từ l là phương thức có trong mọi thứ tiếng nhưng được sử dụng làm phương thức ngữ pháp chủ yếu ở các ngôn ngữ ko biến hình. Là : Các ý nghĩa ngữ pháp, mà đặc biệt là các mối quan hệ ngữ pháp giữa các từđược thể hiện bằng các hư từ . v VD: trong tiếng Việt, để thể hiện ý nghĩa thời, chúng ta sử dụng những hư từ như đã, đang, sẽ, để thể hiện thức mệnh lệnh, chúng ta sử dụng những từ như hãy, đừng, chớ, nào, thôi để thể hiện ý nghĩa dạng, chúng ta sử dụng các từ bị, được, hoặc để thể hiện các mối quan hệ khác nhau giữa các từ, chúng ta sử dụng các từ của, cho, bằng, đến, v..v... v Phương thức trật tự từ + Việc sắp xếp các từ theo những trật tự khác nhau có thể làm thay đổi ý nghĩa ngữ pháp của chúng. VD: Anh em – em anh + Phương thức trật tự từ cũng là phương thức được sử dụng phổ biến trong các ngôn ngữ nhưng nó là phương thức đặc trưng của ngôn ngữ không biến hình vì trong các ngôn ngữ biến hình, đa số các loại ý nghĩa ngữ pháp thường được thể hiện bằng các dạng thức khác nhau của từ. Trong khi đó thì ở các ngôn ngữ không biến hình, như tiếng Việt hay tiếng Hán, trật tự của các từ thường rất ổn định và mang tíng bắt buộc. Sự thay đổi vị trí của các từ sẽ kéo theo sự thay đổi về nghĩa của câu nói hay của một đơn vị ngôn ngữ, vì chức năng ngữ pháo của các từ thay đổi. So sánh: Nó đi đến trường Đi đến trường nó Đến trường nó đi Phương thức trật tự từ có thể được dùng để thể hiện nhiều loại ý nghĩa ngữ pháp khác nhau, như thức (mệnh lệnh), dạng, thời, từ loại và nổi lên trên hết là chức năng ngữ pháp khác nhau của các từ v Phương thức láy (cũng gọi là phương thức lặp) là phương thức lặp lại một bộ phận hoặc toàn bộ từ căn (có thể 1 hoặc 2 lần) để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp Cần phải phân biệt phương thức láy dùng để cấu tạo từ mới và phương thức láy dùng để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp. Với phương thức láy dùng để cấu tạo từ mới, người ta cũng lặp lại một bộ phận hay toàn bộ một căn tố, nhưng không phải để thay đổi ý nghĩa ngữ pháp của từ mà để tạo ra một đơn vị từ vựng khác có ý nghĩa khác với đơn vị cho trước, còn với phương thức láy dùng để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp thì không có một đơn vị từ vựng mới nào được tạo ra mà chỉ có ý nghĩa ngữ pháp (ý nghĩa số) thay đổi. So sánh Từ mới Ý nghĩa ngữ pháp mới Xanh xanh (hơi xanh) nhà nhà (nhiều nhà) No no (hơi no) người người (nhiều người) Nhè nhẹ (hơi nhẹ) xóm xóm (nhiều xóm) Câu 14: Nêu các loại cụm từ. VD? Cụm từ là một tổ hợp gồm hai từ trở lên, trong đó có ít nhất là một thực từ, được kết hợp với nhau theo một loại quan hệ nhất định nhằm diễn đạt một thành phần thông báo nào đó Ví dụ: Tiếng Việt: những sinh viên nước ngoài ấy; đang làm việc say sưa; đẹp như hoa Tiếng Anh: a new book; very beautiful; the man's nice hat + Cụm từ là một đơn vị có cấu tạo cú pháp + Ý nghĩa của cụm từ là diễn tả một khái niệm , biểu thị mối quan hệ giữa các sự vật, sự việc, tức là khác nhau về ý nghĩa định danh. Bên cạnh tính định danh, cụm từ còn gợi ra cả tính chất, số lượng, trạng thái... của sự vật, sự việc (sự trừu tượng hoá các mối quan hệ của người nói với xung quanh) + đảm nhiệm chức năng làm thành phần câu, tức là biểu thị thành phần của thông báo v Phân loại các cụm từ Cơ sở để phân chia các loại cụm từ là hai đặc trưng về cấu tạo và ý nghĩa, cụ thể là tính chất ổn định hay không của hai đặc trưng này. Theo đó người ta nói tới hai loại cụm từ lớn: cụm từ cố định và cụm từ tự do a) Cụm từ cố định là loại cụm từ có tính chất ổn định về ý nghĩa và cấu tạo, có sẵn trong ngôn ngữ, tồn tại trong ý thức của cộng đồng và sử dụng trong một hình thức nhất định và có giá trị tương đương với một từ, ví dụ: Tiếng Việt: Sớm nắng chiều mưa (tương đương với thất thường), ném đá giấu tay (tương đương vớinham hiểm), đâm bị thóc chọc bị gạo (tương đương với khiêu khích). Tiếng Anh: at first hand (tương đương với directly), at second hand (indirectly). - Về mặt cấu tạo thì cụm từ cố định không cho phép hoặc ít khi cho phép chêm xen một yếu tố nào khác ở ngoài vào. - Về mặt ý nghĩa, cụm từ cố định thường biểu thị một khái niệm hoặc gọi tên một sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan - Về mặt sử dụng, các cụm từ cố định có giá trị tương đương với từ. Chúng cùng là những đơn vị có sẵn, được tập hợp trong từ điển và có thể dùng từ tương đương để thay thế trong những trường hợp cần thiết. b) Cụm từ tự do là loại cụm từ được sản sinh ra một cách tức thời và tồn tại nhất thời. Tuỳ theo nhu cầu giao tiếp, người ta kết hợp các từ với nhau một cách tự do theo những qui tắc kết hợp từ nhất định thành cụm từ, do vậy số lượng của cụm từ tự do là vô hạn. - cụm từ tự do có số lượng vô hạn nhưng người ta vẫn có thể phân loại chúng dựa vào hai cơ sở: + Dựa vào cấu trúc, tức là dựa vào số lượng từ các thành tố tạo nên cụm từ: · Cụm từ đơn giản là cụm từ gồm hai từ kết hợp với nhau theo một nguyên tắc nào đó, ví dụ: Tiếng Việt: những sinh viên, hai sinh viên, nhiều sinh viên. · Cụm từ phức hợp là những cụm từ gồm hai cụm từ đơn hoặc một cụm từ đơn và một cụm từ phức kết hợp với nhau mà thành, hoặc là sự mở rộng cụm từ đơn bằng các thành tố phụ, ví dụ: gió mùa→ gió mùa đông bắc→ gió mùa đông bắc từ Trung Quốc tràn về + Dựa vào mối quan hệ cú pháp giữa các thành tố · Cụm đẳng lập (cũng còn gọi là cụm liên hợp) là những cụm từ có từ hai thành tố trở nên kết hợp với nhau theo quan hệ bình đẳng hoặc song song. VD: Tiếng Việt: học và hành; thông minh nhưng lười; già, trẻ, gái, trai. · Cụm chính phụ là cụm từ trong đó có một thành tố chính (C) và một hay nhiều thành tố phụ (P), xét về ý nghĩa và vai trò ngữ pháp. Thành tố chính thường là thực từ, còn thành tố phụ có thể là thực từ hoặc hư từ có tác dụng bổ nghĩa cho thành tố chính, ví dụ: những ngày gió rét ấy, đang làm ăn phát đạt, đen sì sì trong tiếng Việt, hay an interesting book to learn at a new school trong tiếng Anh. · Cụm chủ-vị thường gồm hai thành tố, trong đó một giữ vai trò chủ tố (tức là thành phần nêu sự vật, sự việc, hiện tượng) và một là thành phần vị tố (tức là thành phần thuyết minh về trạng thái tính chất của chủ ngữ). Ví dụ: Nó nói; Cô ấy thông minh; Trời nắng trong tiếng Việt hay he works trong tiếng Anh, hoặc elle attendes trong tiếng Pháp. Câu 15: Phân loại câu theo kết cấu ngữ pháp. Cho VD và phân tích VD? v Câu là đơn vị nhỏ nhất của hoạt động ngôn ngữ, do các từ, các cụm từ kết hợp với nhau theo những qui tắc ngữ pháp nhất định của một ngôn ngữ và được phát ra với một ngữ điệu kết thúc nhất định, nhằm thể hiện một nội dung thông báom tương đối trọn vẹn, kèm theo thái độ, tình cảm nào đó của người nói hay người viết Ví dụ:Tôi đã học bài rồi.My Father has a new cat v Phân loại câu theo kết cấu ngữ pháp. Câu được phân loại dựa trên 3 cơ sở: mục đích thong báo, quan hệ của người nói với hiện thực và cấu tạo ngữ pháp. Dựa vào cấu tạo ngữ pháp của câu, nghĩa là ta xét xem câu do những bộ phận nào tạo nên, các bộ phận ấy quan hệ với nhau như thế nào . D ạng cấu tạo ngữ pháp cơ bản của câu là một kết cấu chủ-vị hay còn gọi là nòng cốt câu. Dựa vào số lượng các kết cấu chủ-vị, người ta phân biệt hai loại câu là câu đơn giản và câu phức hợp. - Câu đơn giản (hay câu đơn) là loại câu chỉ có một kết cấu chủ-vị. Kết cấu này có thể có đầy đủ cả hai thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ, nhưng nhiều khi cũng có thể thiếu vắng một thành phần. + Câu đơn có đầy đủ 2 thành phần l à câu đơn bình thường VD: Nó hỏi. Tôi buồn. (Tiếng Việt).He works. She is clever. (Tiếng Anh). + Câu khuyết một thành phần (chính hoặc phụ) thì gọi là câu đặc biệt VD: Đêm. Não nùng . Just a minute, sir.In an hour's time. + Câu đơn có thêm một thành phần phụ bên cạnh những thành phần chính là câu đơn mở rộng VD: Nói hỏi tôi dồn dập.Tôi giận tím người. - Câu phức hợp (câu phức) là một loại câu có từ hai kết cấu chủ-vị trở lên (mỗi kết cấu chủ-vị gọi là một mệnh đề) được kết hợp với nhau theo một quan hệ nhất định. + Câu phức liên hợp: Các kết cấu C-V kết hợp với nhau theo quan hệ bình đẳng hay song song VD: Họ đi du lịch, còn tôi ở nhà. I'm very sorry but we don't have any rooms tonight . + Câu phức phụ thuộc: các kết cấu chủ-vị được kết hợp với nhau theo quan hệ phụ thuộc, nghĩa là có một kết cấu chủ-vị đóng vai trò chính (gọi là mệnh đề chính) và một hay một số kết cấu chủ-vị phụ thuộc vào nó (gọi là mệnh đề phụ) Mệnh đề chính biểu thị ý chnhs của cả câu, mệnh đề phụ thì giải thích rõ hay bổ sung ý nghĩa cho cả nòng cốt hoặc một thành phần nào đó trong nòng cốt. VD: Nó ốm làm tôi rất buồn. The breakfast I had this morning was rather heavy. Các mệnh đề phụ, hay câu phụ, được gọi tên theo thành phần của mệnh đề chính mà nó giải thích. Do đó, người ta thường phân biệt các loại câu phụ như câu phụ chủ ngữ, câu phụ vị ngữ, câu phụ bổ ngữ, câu phụ định ngữ và câu phụ trạng ngữ. Câu 16: Chứng minh ngôn ngữ là một hế thống tín hiệu và là một hệ thống tín hiệu đặc biệt 1. Bản chất tín hiệu của hệ thống ngôn ngữ Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu, nó khác với những hệ thống vật chất khác không phải là tín hiệu, chẳng hạn, kết cấu của một cái cây, một vật thể nước, đá, kết cấu của một cơ thể sống v.v… Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ thể hiện ở những điểm sau: 1. Các yếu tố của những hệ thống vật chất không phải là tín hiệu có giá trị đối với hệ thống vì có những thuộc tính vật thể tự nhiên của chúng. Hệ thống tín hiệu cũng là hệ thống vật chất nhưng các yếu tố của nó có giá trị đối với hệ thống không phải do những thuộc tính vật thể tự nhiên của chúng mà do những thuộc tính được người ta trao cho để chỉ ra những khái niệm hay tư tưởng nào đó. 2. Tính hai mặt của tín hiệu . Mỗi tín hiệu là cái tổng thể do sự kết hợp giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện mà thành. Cái biểu hiện trong ngôn ngữ là hình thức ngữ âm, còn cái được biểu hiện là khái niệm hay đối tượng biểu thị. 3. Tính võ đoán của tín hiệu . Mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện là có tính võ đoán, tức là giữa hình thức âm và khái niệm không có mối tương quan bên trong nào. Vì thế, khái niệm "người đàn ông cùng mẹ sinh ra và sinh ra trước mình" trong tiếng Việt dược biểu thị bằng âm [anh], nhưng trong tiếng Nga, lại được biểu thị bằng âm [brat]. Khái niệm ấy được biểu thị bằng [anh] hay [brat] hoàn toàn là do sự quy ước, hay do thói quen của tập thể quy định chứ không thể giải thích lí do. 4. Giá trị khu biệt của tín hiệu . Trong một hệ thống tín hiệu, cái quan trọng là sự khu biệt. Thuộc tính vật chất của mỗi tín hiệu ngôn ngữ thể hiện ở những đặc trưng có khả năng phân biệt của nó. So sánh một vết mực trên giấy và một chữ cái chúng ta sẽ thấy rõ điều đó. Cả vết mực lẫn chữ cái đều có bản chất vật chất như nhau, đều có thể tác động vào thị giác như nhau. Nhưng muốn nêu đặc trưng của vết mực phải dùng tất cả các thuộc tính vật chất của nó: độ lớn, hình thức, màu sắc, độc đậm nhạt v.v…, tất cả đều quan trọng như nhau. Trong khi đó, cái quan trọng đối với một chữ cái chỉ là cái làm cho nó khác với chữ cái khác: Chữ A có thể lớn hơn hay nhỏ hơn, đậm nét hơn hay thanh nét hơn, có thể có màu sắc khác nhau, nhưng đó vẫn chỉ là chữ A mà thôi. Sở dĩ như vậy là vì chữ A nằm trong hệ thống tín hiệu, còn vết mực không phải là tín hiệu. Những đặc điểm của ngôn ngữ với tư cách là hệ thống tín hiệu vừa trình bày ở trên có thể tìm thấy ở cả những hệ thống tín hiệu khác như hệ thống tín hiệu đèn giao thông, trống hoặc kẻng báo hiệu, biển chỉ đường, v.v… Trong hệ thống đèn giao thông có ba yếu tố: màu đỏ chỉ sự cấm đi, màu vàng – chuẩn bị, màu xanh – có thể đi. Thực ra, màu đó, màu vàng, màu xanh tự nó không có nghĩa gì cả. Sở dĩ mỗi màu mang một nội dung như vậy hoàn toàn là do sự quy ước. Nói cách khác, mối quan hệ giữa cái biểu hiện (màu sắc) và cái được biểu hiện ở đây cũng có tính võ đoán.Và tất nhiên, chỉ đặc trọng hệ thống đèn giao thông các màu mới có những ý nghĩa như thế. Người ta có thể dùng các sắc độ khác nhau của màu đỏ để chỉ "sự cấm đi", các sắc độ khác nhau của màu vàng để chỉ "sự chuẩn bị", các sắc độ khác nhau của màu xanh để chỉ "có thể đi", miễn sao ba màu đó phải giữ được sự phân biệt lẫn nhau. Như vậy, ở đây nét khu biệt của các thuộc tính vật lí của các màu cũng là quan trọng. 2. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt Cùng là hệ thống tín hiệu, ngôn ngữ khác với các hệ thống tín hiệu khác ở những đặc điểm sau: 1. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu phức tạp bao gồm các yếu tố đồng loại và không đồng loại, với số lượng không xác định. Những hệ thống tín hiệu nhân tạo như hệ thống đèn giao thông, biển chỉ đường, quân hiệu, quân hàm v.v… chỉ bao gồm một số tương đối hạn chế các yếu tố đồng loại. Chẳng hạn, hệ thống đèn giao thông chỉ gồm ba yếu tố là đèn đỏ, đèn xanh và đèn vàng và tính chất của chúng là hoàn toàn như nhau. Ngôn ngữ có nhiều loại đơn vị khác nhau: âm vị khác với hình vị, hình vị khác với từ, từ khác với câu. Số lượng từ và câu trong một ngôn ngữ là vô số. Không ai có thể biết tất cả các từ của ngay tiếng mẹ đẻ của mình, bởi vì nó quá nhiều, lại thường xuyên được phát triển, bổ sung thêm. 2. Vì ngôn ngữ bao gồm các yếu tố không đồng loại cho nên nó tạo ra nhiều hệ thống và hệ thống con khác nhau. Mỗi hệ thống con như vậy bao gồm những yếu tố tương đối đồng loại. Chẳng hạn, hệ thống âm vị bao gồm tất cả các âm vị, hệ thống từ vựng bao gồm tất cả các từ và đơn vị tương đương với từ, hệ thống hình vị bao gồm tất cả các hình vị v.v… Hệ thống âm vị lại có thể chia ra hệ thống nguyên âm và hệ thống phụ âm, hệ thống hình vị có thể chia ra hệ thống hình vị thực và hệ thống hình vị hư, hệ thống từ vựng có thể chia ra hệ thống từ đơn và hệ thống từ ghép v.v… 3. Các đơn vị ngôn ngữ làm thành những cấp độ khác nhau. Khi nghiên cứu, người ta thường chia các yếu tố của ngôn ngữ vào các cấp độ khác nhau. Cấp độ là một trong những giai đoạn nghiên cứu của ngôn ngữ được quy định bởi những thuộc tính của những đơn vị được phân xuất trọng khi phân tách chuỗi lời nói một cách liên tục từ những đơn vị bậc cao đến những đơn vị bậc thấp. Các đơn vị thuộc cấp độ khác nhau có quan hệ tôn ti, tức là các đơn vị bậc thấp "nằm trong" các đơn vị bậc cao và các đơn vị bậc cao "bao gồm" các đơn vị bậc thấp. Thí dụ: câu bao gồm các từ, từ bao gồm các hình vị, hình vị bao gồm các âm vị. Ngược lại, âm vị nằm trong hình vị, hình vị nằm trong từ, từ nằm trong câu. Vì vậy, âm vị, hình vị, từ và câu là những cấp độ khác nhau. 4. Tính đa trị của tín hiệu ngôn ngữ . Trong các hệ thống tín hiệu khác, mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện có tính chất đơn trị, nghĩa là mỗi cái biểu hiện chỉ tương ứng với một cái được biểu hiện. Ở ngôn ngữ không hoàn toàn như vậy. Trong ngôn ngữ, có khi một cái biểu hiện tương ứng với nhiều cái được biểu hiện khác nhau, chẳng hạn, các từ đa nghĩa và đồng âm, có khi nhiều cái biểu hiện khác nhau chỉ tương ứng với một cái được biểu hiện, chẳng hạn, các từ đồng nghĩa. Mặt khác, vì ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp và phương tiện tư duy mà còn là phương tiện biểu hiện tình cảm, cho nên mỗi tín hiệu ngôn ngữ, ngoài nội dung khái niệm còn có thể biểu hiện cả các sắc thái tình cảm của con người nữa. 5. Tính độc lập tương đối của ngôn ngữ . Các hệ thống tín hiệu nhân tạo khác thường được sáng tạo ra theo sự thoả thuận của một số người, do đó hoàn toàn có thể thay đổi theo ý muốn của con người. Ngược lại, ngôn ngữ có tính chất xã hội, có quy luật phát triển nội tại của mình, không lệ thuộc vào ý muốn của cá nhân. Tuy nhiên, bằng những chính sách ngôn ngữ cụ thể, con người vẫn có thể tạo điều kiện cho ngôn ngữ phát triển theo những hướng nhất định. Chính vì vậy, người ta nói ngôn ngữ có tính độc lập tương đối. 6. Giá trị đồng đại và giá trị lịch đại của ngôn ngữ . Các hệ thống tín hiệu nhân tạo chỉ có giá trị đồng đại, tức là được sáng tạo ra để phục vụ nhu cầu nào đó của con người trong một giai đoạn nhất định. Ngôn ngữ vừa có giá trị đồng đại vừa có giá trị lịch đại. Bất cứ ngôn ngữ nào cũng là sản phẩm của quá khứ để lại. Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp và tư duy của những người cũng thời mà còn là phương tiện giao tiếp và tư duy của những người thuộc các thời đại khác nhau, các giai đoạn lịch sử khác nhau. 17. So sánh đặc điểm âm tiết Tiếng Việt vs tiếng Anh . + Tv k có phụ âm kép + k biến đổi hình thái, có tính phân tiết ( tnhs độc lập cao, có hình thức ổn định); k viết thành 1 khối các âm tiết của cùng 1 từ. + k fai đơn vị ngữ âm thuần túy Tiếng Anh : + Có hiện tượng nối âm + hình thức k ổn định + k có thanh điệu nhưng thể hiện bằng trọng âm + là đơn vị ngữ âm thuần túy + ta là ngôn ngữ đa âm tiết 18. So sánh phương thức cấu tạo từ ghép và phương thức láy PT GHÉP: Pt cấu tạo: pt ghép phối hợp về nghĩa. Ý nghĩa: nghĩa định danh, dễ nắm bắt , dễ giải thích Có tính sản sinh cao, số lượng nhiều Các yếu tố cấu tạo đều có ý nghĩa. Vd: nhà cửa, gà qué, chợ búa Pt láy: dựa vào sự hòa phối về mặt ngữ âm Nghĩa: mô tả đặ điểm của sự vật htuog, sắc thái biểu cảm của con ng Số lg ít, khó nắm bắt, khó gthik Gồm 1 yto rõ nghĩa và 1 k rõ nghĩa: đẹp đẽ, xinh xắn hoặc cả 2 k rõ ngĩa: hăm hở Có vần điệu, âm điệu => có sức biểu cảm cao, hay đc sd trong thơ ca 18, So sánh nghĩa ngữ pháp và nghĩa từ vựng của từ Nghĩa từ vựng + là nghĩa riêng vốn có của từ ( gồm nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm và nghĩa ngữ dụng) + có khả năng xuất hiện độc lập +là đối tượng nghiên cứu của môn từ vựng học Nghĩa ngữ pháp: + nghĩa của loạt từ cùng loại + k đứng 1 mình mà thường đi kèm nghĩa từ vựng + là đối tượng nghiên cứu của ngữ pháp học 19. So sánh từ đồng âm và từ đa nghĩa Giống: cùng vỏ âm thanh biểu thị nhiều ý nhĩa, tiết kiệm cho ngôn ngữ Khác : + Từ đồng âm: 2 hay nhiều từ nghĩa không liên quan; nguồn gốc ngẫu nhiên tình cờ +Từ đa nghĩa: 1 từ; nghĩa là các nghĩa có liên quan xuất phát từ nghĩa gốc ban đầu; nguồn gốc: do chủ ý của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ. DẪN LUẬN NGÔN NGỮ Câu 1: Âm vị là gì? Phân biệt âm vị với âm tố, cho ví dụ minh họa? v Âm vị là tổng thể các nét khu biệt được thể hiện đồng thời của cùng lợi âm tố và có chức năng phân biệt các đơn vị ngôn ngữ VD: Với âm tố [d], nếu có 100 người thể hiện âm tố này thì tai sẽ nghe được 100 âm tố [d]khác nhau, song cả 100 âm tố đều giống nhau ở 3 nét khu biệt tắc (nổ), đầu lưỡi, lợi và kêu (hữu thanh). Các nét khu biệt này được thể hiện ra cùng một lúc khi người ta phát âm âm tố đó. Ba nét khu biệt là cốt lõi, bản chất của tất cả các âm tố [d] và được gọi là âm vị. v Phân biệt âm bị và âm tố Âm tố - Âm tố có tính chất cụ thể và được cảm thụ bằng thính giác - Âm tố có cả những đặc trưng không có tác dụng khu biệt VD: Âm tố [c] trong tiếng Việt có thể phát âm thành 1 âm môi hóa (chúng, …) nhưng đặc trưng môi hóa không có tác dụng phân biệt các đơn vị ngôn ngữ - Âm tố có số lượng vô hạn và có tính chất phổ biến cho mọi ngôn ngữ trên thế giới - Âm tố là đơn vị phát âm cụ thể, nên nó luôn luôn là của 1 cá nhân nào đó và có tính chất tự nhiên - Người ta khi âm tố giữa hai ngoặc vuông [k] Âm vị - Âm vị phải được khu biệt, tức là phải có tri giác mới nhận ra được vì âm vị mang tính trừu tượng, khái quát và được lặp đi lặp lại nhiều lần - Hệ thống âm vị trong từng ngôn ngữ có số lượng hữu hạn và đặc trưng riêng (do tính chất chỉ bao gồm những nét khu biệt quyết định) - Âm vị có chức năng khu biệt, góp phần biểu đạt nội dung giao tiếp, do đó nó có tính chất xã hội - Âm vị được ghi giữa hai vạch xiên /k/ Có thể nói, giữa âm vị và âm tố có mối liên quan mật thiết của cái chung và cái riêng: âm vị được thể hiện ra bằng các âm tố, âm tố là hình thức vật chất của âm vị. Trong âm tố có âm vị và âm vị là đại diện của âm tố. Tóm lại, sự khác nhau giữ âm vị và âm tố là sự khác nhau giữa cái cụ thể và cái trừu tượng, giữa cái chung và cái riêng, cái tự nhiên và cái xã hội, cái vô hạn và cái hữu hạn. Đây cũng chính là sự khác nhau giữa hiện tượng và bản chất Trong thực tế, không phải lúc nào cũng tách biệt được dễ dàng giữa âm vị và âm tố. Sự khác biệt này chỉ nhắm chỉ rõ mối quan hệ của chúng trong học tập và nghiên cứu ngôn ngữ. Câu 2: Âm vị siêu đoạn tính là gì? Tại sao có thể nói thanh điệu hay trọng âm ở một số ngôn ngữ là loại siêu đoạn tính? v Âm vị siêu đoạn tính là loại âm vị không có tính chất khúc đoạn, âm vị này không được thể hiện riêng rẽ hoặc kế tiếp trên dòng thời gian mà luôn luôn được thể hiện đồng thời với toàn bộ âm tiết, do đó không thể đo khoảng thời gian kéo dài của riêng nó. Âm vị siêu đoạn tính thường được thể hiện cùng với những âm vị lớn hơn âm tố là âm tiết hoặc một chuỗi âm tiết v Có thể nói, thanh điệu hay trọng âm ở một số loại ngôn ngữ là loại siêu đoạn tính vì: · Thanh điệu: - Âm tiết, âm vị là những đơn vị có thể chia cắt được trong chuỗi lời nói – Đó là các âm đoạn tính. Trong các ngôn ngữ Việt, Hán, Thái,… còn có một loại đơn vị không có âm đoạn tính, không tồn tại độc lập, nhưng cũng có chức năng phân biệt nghĩa và có chức năng nhận diện từ như các âm vị, đó là thanh điệu. - Thanh điệu là sự thay đổi độ cao của giọng nói kèm theo sự thay đổi về nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ - Mỗi thanh điệu được xác định bằng một chùm các tiêu chí khu biệt về âm vuejc, âm điệu và đường nét - Đã có nhiều định nghĩa của các tác giả khác nhau, nhưng các nhà ngôn ngữ học đều thống nhất coi thanh điệu là một loai âm vị siêu đoạn tính. Đó là một dấu hiệu thuộc toàn bộ âm tiết. - Thanh điệu được thực hiện bằng sự rung động của dây thanh nhanh hay chậm, ít hay nhiều, mạnh hay yếu, … thì ta sẽ có được những thanh điệu khác nhau. VD: Các từ “la, là, lá” của tiếng Việt có thanh điệu thuộc âm vuejc cao, nó được khu biệt với các từ “là, lả, lạ” vốn là thanh điệu thuộc âm vuejc thấp Mặt khác, ở mỗi một âm vực, các thanh điệu lại khu biệt các từ có nghĩa khác nhau bằng sự biến thiên của cao độ trong quá trính thể hiện. VD: “la” được ohaan biệt với “lá” nhờ: độ cao của giọng được duy trì trong suốt quá trình phát âm “la”, khi phát âm “lá”, độ cao này được nâng cao dần. Khi kết hợp cả 2 yếu tố này, 6 thanh điệu trong tiếng Việt khu biệt ý nghĩa của 6 đơn vị ngôn ngữ có yếu tố đoạn tính giống nhau. · Trọng âm - Dòng lời nói là chuỗi các âm tiết liền kề nhau. Song, nếu dòng lời nói chỉa là sự kế tục nhau một các nhịp nhàng, đều đặn và cố định của các âm tiết thì nó sẽ không cho ta một ý nghĩa nào cả, bởi lẽ người nghe sẽ không thể nào phân định được các đơn vị ngôn ngữ để hiểu ý nghĩa của chúng. Muốn cho các âm tiết trở nên có ý nghĩa, các ngôn ngữ đều phải sự sụng các yếu tố âm ngữ để làm thay đổi nhịp nhàng, đều đặn và cố định của các âm tiết đó, trong đó có yếu tố trọng âm - Trọng âm là biện pháp âm học nhằm nêu bật một đơn vị ngữ âm so với những đơn vị ngữ âm khác trong chuỗi âm thanh lời nói VD: trong tiếng anh, university, âm tiết “ver” là trọng âm nghe rõ hơn khác âm khác - Không phải bất cứ loại trọng âm nào cũng có chức năng âm vị học, tức là chức năng khu biệt ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ. Trọng âm lực di động (trong tiếng Anh hoặc tiếng Nga) thường có chức năng khu biệt, do đó có thể là âm vị siêu đoạn tính VD: “Subject” được phát âm với trọng âm ở âm tiết đầu thì ý nghĩa của nó là “chủ thể” (danh từ), nếu được phát âm ở âm tiết sau thì có nghĩa là “chinh phục” (động từ). Câu 3: Nêu tiêu chí phân loại nguyên âm. Cho VD. v Nguyên âm là những âm tố mà khi thể hiện, luồng hơi đi ra không bị cản trở bới các cơ quan phát âm, đồng thời dây thanh rung động mạnh và đều đặn, nên ta nghe được chủ yếu là tiếng thanh. v Các tiêu chí để phân loại nguyên âm Để phân loại nguyên âm, người ta có thể dựa vào những cơ sở vật lý- âm học hoặc những cơ sở sinh lý- cấu âm mà chủ yếu là dựa vào 3 góc độ quan sát sự thể hiện nguyên âm (gọi là 3 tiêu chí cơ bản để phân loại nguyên âm). Đó là: a. theo độ mở cửa miệng (hay độ năng của lưỡi). theo tiêu chí này người ta quan sát xem khi thể hiện nguyên âm, miệng có độ mở thế nào (rộng hay hẹp,v.v...) hay lưỡi được nâng lên ở mức nào(cao hay thấp,v.v...) và căn cứ vào đó để gọi tên nguyên âm. Nói chung, trong các ngôn ngữ có thể có những loại nguyên âm sau đây: - nguyên âm rộng (hay thấp): là những nguyên âm mà khi thể hiện, độmở cửaa miệng là lớn nhất (lưỡi hạ thấp nhất), ví dụ: [a],[α], [p] - nguyên âm hơi rộng (hay hơi thấp): khi thể hiện, miệng mở rộng vừa phải và lưỡi hơi nâng lên một chút so với vị trí bình thường ví dụ: [ε],[^] - nguyên âm hơi hẹp (hay hơi cao): khi phát âm, miệng thu hẹp vừa phải, lưỡi nâng lên hơi cao một chút, ví dụ: [i],[u],[w] b. theo chiều hướng của lưỡi, nghĩa là quan sát xem, khi thể hiện nguyên âm, lưỡi được đưa ra phía trước hay thụt vào trong...với tiêu chí, ta có thể phân biệt: - nguyên âm hàng trước: khi thể hiện, lưỡi được đưa về phía trước, ví dụ: [i],[e], [ε],[y] - nguyên âm hàng giữa: khi thể hiện, lưỡi rụt vào phía trong một chút, đồng thời mặt lưỡi (giữa lưỡi) hơi nâng lên phía ngạc, ví dụ:[i],[ә] - nguyên âm hàng sau: khi thể hiện, lưỡi rụt vào trong và do đó gốc lưỡi được nâng lên phía gạc mềm, ví dụ: [u],[o],[a] c. theo hình dáng đôi môi, nghĩa là quan sát xem, khi thể hiện nguyên âm, hai môi có hình dáng tròn hay không tròn và căn cứ vào đó để gọi tên nguyên âm. Với tiêu chí này, ta phân biệt hai loại nguyên âm - nguyên âm tròn: khi thể hiện, hai môi chúm tròn lại, ví dụ - nguyên âm không tròn: khi thể hiện, hai môi ở tư thế trung hòa hoặc dẹt ví dụ ngoài ra, đối với một số ngôn ngữ, người ta còn phải áp dụng thêm một vài tiêu chí bổ sung. Đó là: - theo tính mũi hóa: người ta phân biệt các nguyên âm không mũi và nguyên âm mũi, ví dụ - theo trường độ: người ta phân biệt các nguyên âm ngắn ví dụ như và các nguyên âm dài ví dụ như để tổng kết sự phân loại nguyên âm người ta lập ra một biểu đồ gọi là hình thang nguyên âm quốc tế. trên hình thang này, người ta thể hiện ba tiêu chí cơ bản để phân loại nguyên âm: - các vạch nằm dùng để biểu thị các nguyên âm theo độ mở của miệng (hay độ nâng của lưỡi) - các vạch đứng biếu thị các nguyên âm theo chiều hướng lưỡi. - các nguyên âm tròn được đặt ở bên phải các vạch đứng, còn các nguyên âm không tròn đặt ở bên trái các vạch đứng. Các nguyên âm trong tất cả các ngôn ngữ đều có thể được thể hiện trên hình thang này. [i], ví dụ như trong: fistch (tiếng đức), thin (tiếng anh), đi (tiếng việt) [y], ví dụ như trong: tu (tiếng pháp), über (tiếng đức) [e], ví dụ như trong: đê (tiếng việt), été (tiếng pháp), bed (tiếng anh). [ε], ví dụ như trong: mettre (tiếng pháp), xe (tiếng việt) [a], ví dụ như trong: masse,patte (tiếng pháp), sad (tiếng nga) [ i], ví dụ như trong: cat,man (tiếng anh) [ә], ví dụ như trong: bird, learn (tiếng anh) Câu 4: Hình vị là gì? Nêu các loại hình vị trong ngoại ngữ đang học. VD ? v Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ, chúng tồn tại bằng cách lặp đi lặp lại, dưới cùng một dạng hoặc dưới dạng tương đối giống nhau trong các từ VD : TV « xe máy » có 2 hình vị là « xe » và « máy » v Các loại hình vị trong ngoại ngữ đang học Theo tính chất của các hình vị trong từ, ngôn ngữ học truyền thống thường phân biệt ra 2 loại hình vị : - Hình vị căn tố (chính tố) là loại hình vị mang ý nghĩa cơ bản của từ và các hình vị khác phụ thuộc vào nó VD : trong tiếng anh, « teacher » có căn tố « teach » biểu thị khái niệm dạy ; « happiness » - căn tố là « happy » (hạnh phúc) ; « worker » (công nhân) - căn tố là « work » - Hình vị phụ tố : là những hình vị được phép với căn tố để tạo nên nghĩa mới bằng cách ấy để tạo nên từ mới VD : trong tiếng anh, hình bị « -er » là phụ tố nhưng không biểu hiện ý nghĩa nào cả, nhưng khi kết hợp với các căn tố khác, nó bổ sung cho chính tố ý nghĩa « người hành động » như : read (đọc) -> reader (người đọc) ; teach (dạy) -> teacher (thấy/ cô giáo) v Phụ tố có thể được ghép với cán tố theo những cách thức khác nhau. Tùy theo cách thức kết hợp với căn tố, người ta phân biệt được các phụ tố như sau : - Tiền tố : là loại phụ tố được ghép vào trước căn tố VD : trong TA, tiền tố « un- » trong các từ « undo » (hoàn tác), « undiverted » (không vui), “undivorced” (không li dị)… - Hậu tố : là phụ tố được ghép vào sau căn tố VD : « -able » trong từ « comfortable » (thoải mái) - Trung tố là hình bị được đặt xen giữa căn tố VD: trung tố “-em-“ trong tiếng Indonesia (“gilang”(sáng)) -> gemlang (sáng lấp lánh) - Liên tố là yếu tố dung để nối các căn tố với nhau nhằm tạo ra từ mới Câu 5: Phân loại phụ âm. Cho VD. v Phụ âm là những âm tố mà khi thể hiện, luồng hơi đi ra bị cản trở bởi các cơ quan phát âm theo một cách thức nào đấy, phải tập trung năng lượng để thắng sức cản và thoát ra ngoài, đồng thời dây thanh rung động ít hoặc không rung động, do đó ta nghe được chủ yếu là tiếng động. v Tiêu chí phân loại a/ Theo phương thức cấu âm. Đây là cách phân loại phụ âm căn cứ vào cách cản trở luồng hơi và cách khắc phục sự cản trở ấy. Theo tiêu chí này, ta có thể phân biệt những loại phụ âm sau: - Phụ âm tắc tố (nổ) - là những phụ âm được hình thành khi luồng hơi đi ra bị cản trở hoàn toàn (bị tắc) tại một chỗ nào đó và vì thế nó bị dồn nén, tạo nên một sức căng; khi khắc phục sự cản trở ấy để thoát ra ngoài, vì có áp suất không khí mạnh nên luồng hơi gây ra một "tiếng nổ" nhẹ. VD: [b], [p], [d], [t], [k], [g], [b], [c] Trong TV : buôn bá, tôi, ta, kẻ, kể, cha… TA : day, good, green, gold… - Phụ âm xát - là những phụ âm được sinh ra khi luồng không khí không bị cản trở hoàn toàn mà chỉ phải lách qua một khe hở nhỏ để thoát ra ngoài và do đó cọ xát vào các bộ phận của các cơ quan phát âm, tạo nên một tiếng cọ xát hay tiếng gió. VD :[v], [f], [s], [z], [ş], [z], [l], … TV : và, với, phố, xa xôi, da dẻ, làm, lá TA : very, never, son, sleep, ship, land… - Phụ âm tắc-xát - là phụ âm được sinh ra do sự kết hợp của cả phương thức tắc lẫn phương thức xát: Đầu tiên, các cơ quan phát âm hoạt động để chặn luồng hơi lại như khi phát âm phụ âm tắc, nhưng ngay sau đó lại mở một lối thoát cho nó đi ra như khi phát âm phụ âm xát, kết quả là ta nghe thấy một âm vừa có tính chất tắc vừa có tính chất xát. VD: [is; dz… ], - Phụ âm rung - là loại phụ âm, nói chung, được tạo ra bằng cách vận động đầu lưỡi hoặc lưỡi con liên tục làm cho lối thoát của luồng hơi liên tiếp bị chặn rồi lại được mở ra. Thường có hai loại phụ âm rung: rung đầu lưỡi - ký hiệu là [r], ví dụ như trong từ pero, khoroso (t. Nga) - và rung lưỡi con - ký hiệu là [R], ví dụ như cách phát âm phụ âm rung trong các từ vrai, brave ở tiếng Pháp chẳng hạn. b/ Theo vị trí cấu âm . Đây là cách phân loại căn cứ vào bộ phận gây ra sự cản trở luồng hơi. Theo tiêu chí này, người ta phân biệt: - Phụ âm môi - là những phụ âm mà khi thể hiện, môi là bộ phận gây ra sự cản trở luồng hơi. Tuy nhiên, đây có thể là phụ âm do hai môi kết hợp với nhau để cản trở luồng hơi - gọi là phụ âm hai môi, ví dụ như [b], [p], [m] - hoặc do môi kết hợp với răng để cản trở luồng hơi - gọi là phụ âm môi - răng, ví dụ như [v], [f]. - Phụ âm đầu lưỡi - sinh ra do đầu lưỡi kết hợp với một bộ phận nào đó để cản trở luồng hơi. Thường có thể phân biệt: + Phụ âm đầu lưỡi-răng trên, ví dụ: [t], [n], + Phụ âm đầu lưỡi-răng dưới, ví dụ: [s], [z], + Phụ âm đầu lưỡi-lợi, ví dụ: [d], [l], + Phụ âm đầu lưỡi-ngạc cứng, ví dụ: [ş], [ ], + Phụ âm đầu lưỡi rung, ví dụ: [r], Trong tiếng Anh, còn có phụ âm đầu lưỡi-giữa răng (khi phát âm, đầu lưỡi được đặt vào giữa hai hàm răng cửa). Đó là âm [ð] và [θ]. - Phụ âm mặt lưỡi - hình thành khi mặt lưỡi (phần giữa lưỡi) được nâng lên phía ngạc cứng. Do đó đây là những phụ âm mặt lưỡi-ngạc cứng. Ví dụ: [c] hay [ζ] trong tiếng Việt. - Phụ âm cuối lưỡi hoặc gốc lưỡi - khi phát âm, phần cuối lưỡi được nâng lên xát với ngạc mềm. Ví dụ: [k], [g], [ŋ]. Ngoài ra, còn có một số âm được tạo ra ở những vị trí không phổ biến, như phụ âm rung lưỡi con [R] của tiếng Pháp; phụ âm thanh hầu - khi phát âm, luồng không khí bị cản trở ở thanh hầu, như [h] trong tiếng Việt chẳng hạn. Ngoài hai tiêu chí phân loại cơ bản trên đây, người ta còn áp dụng tiêu chí thứ ba, một tiêu chí dựa chủ yếu vào mặt vật lý-âm học của âm. + Phụ âm nào mà khi phát âm, dây thanh không rung và do đó chỉ gồm toàn tiếng động, thì ta gọi phụ âm không kêu (vô thanh), ví dụ: [p], [f], [t], [s], [k]. + phụ âm nào mà khi phát, dây thanh có rung và do đó ngoài tiếng động còn có cả tiếng thanh, thì ta gọi là phụ âm kêu (hữu thanh), ví dụ: [b], [v], [d], [z], [g]. Ở một số ngôn ngữ, người ta còn nói những hiện tượng cấu âm bổ sung. Đó là các hiện tượng ngạc hóa và mạc hóa. Ngoài ra còn có hiện tượng môi hóa và yết hầu hóa Câu 6: Từ là gì? Vì sao có thể nói từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ? v Từ là gì + T ừ là một cấu trúc âm thanh, có thể được tách ra khỏi chuỗi lời nói một cách dễ dàng và hiển nhiên, nhờ vào các yếu tố siêu đoạn tính. Cấu trúc âm thanh của từ khá ổn định, tuy mức độ ổn định có khác nhau tùy theo từng ngôn ngữ. Chính vì vậy mà từ có thể được giữ lại trong trí nhớ các thành viên của cộng đồng ngôn ngữ dưới dạng những "hình ảnh âm thanh". + từ có một cấu trúc hình thức tương đối chặt chẽ, không cho phép ta dễ dàng phá vỡ nó bằng những cách thức như chêm xen các yếu tố khác vào giữa các bộ phận của chúng + từ có nội dung ý nghĩa hoàn chỉnh. Đối với các thực từ, tức là những từ biểu thịưswj vật, hiện tượng, đặc trưng, tính chất, v.v..., thì đó là nội dung khái niệm về các sự vật hay hiện tượng... mà từ biểu thị. Nội dung khái niệm này là những chỉnh thể. Còn đối với những từ không có chức năng biểu thị khái niệm (gọi là hư từ), thì nội dung ý nghĩa đó là chức năng ngữ pháp được quy định chặt chẽ cho từng từ trong hệ thống ngôn ngữ. + từ là một loại đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ. Tính có sẵn của từ thể hiện ở chỗ chúng đã được tạo ra, được chấp nhận và được lưu giữ trong toàn thể cộng đồng ngôn ngữ, không phụ thuộc vào cá nhân những người sử dụng. ð ĐN: Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, có thể dễ dàng tách khỏi chuỗi âm thanh lời nói, có cấu trúc hình thức chặt chẽ, có nội dung ý nghĩa hoàn chỉnh và được sử dụng như là những vật liệu có sẵn để tạo ra những đơn vị thông báo. v Nói từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ vì: Đối với 2 loại đơn vị cơ bản của ngôn ngữ là âm vị và hình vị: +) Âm vị là chum những nét khu biệt các đơn vị khác nhau của ngôn ngữ, nhưng đối với người sử dụng ngôn ngữ bình thường, âm vị không tồn tại một cách rõ nét. Hình vị thì tuy là đơn vị có nghĩa, nhưng đó là nghĩa không hoàn chỉnh, và hình vị thường không tồn tại độc lập. è Đối với người sử dụng ngôn ngữ bình thường người ta chỉ ghi nhớ từ - đơn vị hiển nhiên vì khi nói người ta phải "chọn từ", "sắp xếp từ" thành câu để diễn đạt nội dung thông báo Người ta vẫn thương "thiếu từ", "bí từ" trong khi nói chuyện Khi học tiếng nước ngoài, người ta vẫn thường tò mò muốn biết xem cái này hay cái kia trong tiếng của họ là gì, hoặc trong tiếng của họ có từ này hay từ kia không Các công trình nghiên cứu còn cho biết rằng, trẻ em khi học nói cũng bắt đầu bằng việc nắm và sử dụng các từ Khi học ngoại ngữ cũng vậy. Người học trước hết phải nắm được một số lượng từ nhất định của thứ tiếng đang học. Khi nghe một chuỗi âm thanh lời nói của ngoại ngữ, người học bao giờ cũng cố nhận diện chúng Hiện nay, người ta đang sử dụng những phương pháp giảng dạy ngoại ngữ không bắt đầu bằng việc dạy từng từ riêng lẻ, mà bắt đầu dạy ngay các mẫu câu, nhưng rốt cuộc người dạy vẫn cứ phải cố gắng làm cho người học hiểu được từ, thuộc được nhiều từ và sử dụng từ thành thạo Xét về mặt ngôn ngữ học cũng vậy. Khi chia cắt chuỗi âm thanh lời nói thành phân đoạn ngày càng nhỏ dần, đến một lúc nào đó, ta sẽ gặp những đơn vị biểu thị một cái gì đấy rõ rệt, hoàn chỉnh, hoặc có một chức năng độc lập, và có hình thức tương đối ổn định. Nếu tiếp tục chia cắt thêm một bước nữa thì tính hoàn chỉnh về ý nghĩa, tính độc lập về chức năng và tính ổn định tương đối về hình thức đó của chúng sẽ bị phá vỡ. Đi theo một quá trình ngược lại, nghĩa là sắp xếp các đơn vị đã được chia nhỏ đến tột cùng (các âm vị) thành những đơn vị ngày càng lớn dần, đến một lúc nào đó, ta cũng sẽ thu được một loại đơn vị vừa có nghĩa hoàn chỉnh và/ hoặc chức năng độc lập, vừa có hình thức tương đối ổn định và có khả năng tái hiện độc lập trong lời nói. Đó chính là đơn vị vẫn được gọi là từ. Như vậy, dù xét về mặt này hay mặt khác, từ cũng là một đơn vị hiển nhiên, cụ thể nhất. từ phải được ngữ pháp chi phối, để có thể kết hợp với nhau thành những đơn vị lớn hơn, có khả năng diễn đạt những nghĩa trọn vẹn. Nhưng xếp tất cả những đơn vị của ngôn ngữ thì chỉ có từ là có thể tồn tại tương tối ổn định và độc lập. Trí nhớ của chúng ta chỉ giữ lại các từ và các quy tắc kết hợp chúng với nhau thành những đơn vị lớn hơn. Còn các đơn vị dưới từ thì không có khả năng tồn tại độc lập, chúng chỉ tồn tại trong những đơn vị lớn hơn, phụ thuộc vào những đơn vị đó và xuất hiện cùng với chúng. Tóm lại, qua những điều đã trình bày ở trên, chúng ta có thể rút ra kết luận là: Trong tất cả các đơn vị ngôn ngữ, từ là loại đơn vị hiển nhiên nhất, do đó cũng là đơn vị cơ bản nhất và quan trọng nhất. Câu 7: Trình bày các phương thức cấu tạo từ chủ yếu trong các ngôn ngữ. VD? v Phương thức cấu tạo từ là cách thức mà các ngôn ngữ sử dụng để tạo ra các kiểu cấu tạo từ. v Các phương thức cấu tạo từ: 1/ Phương thức phụ gia : là phương thức kết hợp một căn tố hoặc một phức thể căn tố với phụ tố để tạo ra một ý nghĩa từ vựng mới . Những từ được tạo ra theo phương thức này thường được gọi là từ phái sinh VD: trong tiếng Anh: căn tố milk (sữa) được kết hợp với phụ tố -y để tạo ra tính từ milky (có sữa, bằng sữa) Phương thức này được sử dụng phổ biến trong các ngôn ngữ biến hình như tiếng anh, nga, đức. song thực ra, trong các ngôn ngữ không biến hình, như tiếng Việt, tiếng Khơme hay tiếng Hán chẳng hạn, phương thức này cũng được sử dụng khá phổ biến, tuy nhiều khi tính chất phụ tố của các hình vị cấu tạo từ ở những ngôn ngữ này không thật rõ ràng . (VD: thạc sĩ, hợp tác hóa, nhà văn… trong đó các từ sĩ, hóa, nhà không hoàn toàn giống các phụ tố vì nó vẫn có thể tồn tại độc lập và có ý nghĩa nhất định) 2/ Phương thức ghép: là phương thức kết hợp các hình vị cùng tính chất với nhau (mà chủ yếu là căn tố với nhau) theo một trật tự nhất định để tạo ra từ mới - từ ghép VD: trong tiếng Việt: mua bán, thiệt hơn, thay đổi, được mất, xe hơi, trong tiếng Anh: blackboard (bảng đen), inkpot (lọ mực), manpower (nhân lực) “break” (bẻ gãy) + fast (nhanh) -> breakfast (bữa sáng) Book (sách) + case (giá) -> bookcase (giá sách) - Khi tạo thành từ ghép thì ý nghĩa của từ thay đổi theo 2 hướng + một phép cộng (quần áo, đất nước…) + chỉ một sự vật hoàn toàn khác với ý nghĩa của thành phần (nhà và đá -> nhà đá (nhà tù)) Phương thức ghép này phổ biến trong các ngôn ngữ trên thế giời và phổ biến hơn trong các thứ tiếng của Châu Âu - Một số dấu hiệu nhận biết từ ghép + Phải có nghĩa hoàn chỉnh, nghĩa là biểu thị một nội dung khái niệm độc lập, hoàn chỉnh, + Có cấu trúc hình thức chặt chẽ + Phải có dấu hiệu hình thức, chẳng hạn như có hình vị nối (liên tố) giữa các căn tố VD: các hình vị nối -o- trong zvuk/o/operator (người thu thanh) hay -e- trong zeml/e/kop (thợ đào đất) của tiếng Nga, + có sự biến âm 3/ Phương thức láy: là phương thức lặp lại toàn bộ hay một bộ phận từ gốc để tạo ra từ mới. Ví dụ: đen đen, trắng trắng, sành sạch trong tiếng Việt Phương thức này được sử dụng chủ yếu trong các ngôn ngữ không biến hình, ví dụ như tiếng Việt, Lào, Khơme, tiếng Inđônêxia, v.v... Trong các thứ tiếng biến hình (ngôn ngữ Ấn Âu) phương thức này được sử dụng rất hạn chế, các kiểu cấu tạo láy ko có tính sinh sản, thường chỉ gồm 1 từ duy nhất thuộc loại chứ không bao gốm những từ thuộc loại như trong ngôn ngữ không biến hình VD: tiptop (đỉnh cao) so-so (tàm tạm) trong tiếng Anh. Câu 8: Nêu các thành phần ý nghĩa từ vựng của từ v Ý nghĩa của từ là một tập hợp của những thành phần ý nghĩa khác nhau, ứng với các chức năng khác nhau của từ v Ý nghĩa từ vựng của từ bao gồm các thành phần ý nghĩa sau đây: ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểu niệm và ý nghĩa ngữ dụng trong đó YN biểu vật và biểu niệm được chú ý nhiều hơn. A/ Ý nghĩa biểu vật (hay còn gọi là ý nghĩa sự vật). Đây là thành phần ý nghĩa liên quan đến bản thân các sự vật, hiện tương, hay đặc trưng, tính chất... của sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan, tức là những đối tượng mà từ được dùng để biểu thị. Đối tượng mà từ biểu thị lại không phải là một sự vật hay hiện tượng cụ thể, đơn lẻ nào của thực tế khách quan, mà là một sự vật hay hiện tượng mang tính khái quát, đại diện cho các sự vật, hiện tượng cùng loại. VD: khái niệm cái bàn chung chung Ý nghĩa biểu vật là hình ảnh chung nhất của tất cả các sự vật, hiện tượng cùng loại mà từ có thể gọi tên hay gợi ra. Nói theo cách khác: Sự tương ứng giữa từ và sự vật hay hiện tượng là sự tương ứng mang tính tổng loại (toàn loại) chứ không phải là sự tương ứng một - một. Ý nghĩa biểu vật của từ không phải là sự vật hay hiện tượng đúng như nó tồn tại trong thực tế khách quan mà là một sự vật, hiện tượng thuộc phạm trù ngôn ngữ, là sự phản ánh của sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan vào trong ngôn ngữ. VD: Mặt trăng biểu thị cho một khái niệm mặt trăng chung chung, trong thực tế có trăng non, trăng tròn, trăng khuyết, trăng mùa hạ… B/ Ý nghĩa biểu niệm Đây là thành phần ý nghĩa liên quan đến chức năng biểu thị khái niệm của từ.Khái niệm về sự vật, hiện tượng được hình thành trong quá trình nhận thức của con người. Đó là kết quả của sự khái quát kóa các thuộc tính của sự vật, hiện tượng nhằm rút ra những thuộc tính quan trọng nhất của sự vật, hiện tượng - tức là những thuộc tính cần và đủ để ta phân được sự vật hay hiện tượng này với sự vật hay hiện tượng khác. VD: gà là động vật nuôi, thuộc họ chim, sống trên cạn, nuôi để lấy thịt hoặc lấy trứng Ý nghĩa biểu niệm là nội dung khái niệm về sự vật, hiện tượng mà từ biểu thị. Một số khái niệm không có trong ngôn ngữ này, nhưng lại có trong ngôn ngữ khác (ví dụ như khái niệm "quả vải", "quả nhãn" trong nhiều ngôn ngữ không có hoặc chưa có). Hoặc cùng một sự vật hay hiện tượng nhưng các ngôn ngữ lại quan niệm theo ngững cách thức khác nhau. ý nghĩa biểu niệm của từ không trùng với khái niẹm về sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan. Nó là hiện tượng thuộc phạm trù ngôn ngữ.Tuy nhiên, giữa ý nghĩa biểu niệm và khái niệm có mối quan hệ qua lại hữu cơ. Chính nhờ ý nghĩa biểu niệm mà khái niệm lôgích (khoa học) được xây dựng và nhờ có khái niệm khoa học mà ý nghĩa của từ trở nên phong phú, khả năng giao tiếp của từ được mở rộng C/ Ý nghĩa sử dụng Đây là thành phần ý nghĩa mà nhờ đó từ có thể biểu thị được thái độ tình cảm của người nói và tác động đến thái độ tình cảm của người nghe VD: Các từ thâm sì, trắng dã của tiếng VIệt biểu thị thái độ khinh bỉ, chê bai từ mamasa, mamuska (mẹ) của tiếng Nga biểu thị sự trìu mến, yêu thương Ý nghĩa ngữ dụng của từ thường xuất hiện trong lời nói.Hoàn cảnh giao tiếp có thể sẽ làm nổi rõ thành phần ý nghĩa này của từ. Câu 9: Trường nghĩa là gì? Ví dụ? Trường nghĩa là trường từ vựng ngữ nghĩa, là tập hợp của nhiều ngữ cũng như nhiều nhóm từ nghĩa khác nhau cùng biểu thị một phạm vi hiện thực nào đó mà khi nói đến từ ngữ này ta nhớ đến, nghĩ đến từ ngữ khác nhau trên cơ sở chúng cùng thuộc về một phạm vi hiện thực. VD: trắng, trắng tinh, trắng toát, trắng như tuyết…. Đỏ, đỏ rực, đỏ au, đo đỏ…. - Trường liên tưởng: là tập hợp của những từ biểu thị những sự vật, hiện tượng nằm trong cùng một phạm vi sự vật, hiện tượng, hay được bao hàm trong cùng một nội dung khái niệm Đa số các trường hợp có thể lấy một từ biểu thị khái niệm khai quát để tập hợp các từ có ý nghĩa cụ thể hơn thành trường nghĩa. VD, ta có thể lấy từ nghề nghiệp để tập hợp trường nghĩa của tất cả các từ chỉ nghề nghiệp : bác sĩ, luật sư, công nhân, kĩ sư, thầy giáo…. - Trường tuyến tính: là tập hợp những từ có thể kết hợp với 1 từ cho trước trong một chức năng nào đó. VD: trong TV, từ đi có thể kết hợp với 1 số từ trong chức năng bổ ngữ trực tiếp: đi một đường chuyền, đi một chuyến hang…. Đối với việc sử dụng ngôn ngữ, việc xác định được trường tuyến tính có ý nghĩa rất to lớn, bởi vì xác lập được trường tuyến tính, ta có thể biết trước (đoán trước) khả năng xuất hiện của các từ trong ngữ đoạn. + Trường nghĩa đặc trưng cho từng thứ tiếng + Trường nghĩa được gọi theo tên của phạm vi hiện thực Hiện thực khách quan là một thức tế rộng lớn nhưng không thong qua tư duy của từng dân tộc mà nó được chia thành nhiều mảng, mỗi mảng bao gồm nhiều sự vật, sự việc, hiện tượng. + Trường nghĩa thể hiện 2 ND: hiện thực khách quan mà thứ tiếng đó phản ánh; nội dung văn hóa của từng dân tộc Để sử dụng được từ ngữ của một thứ tiếng, ta phải tích lũy trau dồi kiến thức về văn hóa đất nước, con người, dân tộc… của thứ tiếng đó. Câu 10: Ý nghĩa ngữ pháp là gì? Làm thế nào để nhận biết ý nghĩa ngữ pháp của từ? v Ý nghĩa ngữ pháp: - YN ngữ pháp l à một phạm trù ý nghĩa, trong đó bao gồm một số thành phần ý nghĩa cụ thể hơn - YN ngữ pháp ko phải là ý nghĩa riêng cho từng từ mà bao trùm lên một loạt từ hoặc câu, bởi YNNP chính là một cách thức phân loại các sự vật, hiện tượng hay khái niệm vì những mục đích riêng của ngôn ngữ : kết hợp các từ với nhau thành các đơn vị thông báo. Do đó, YNNP trước hết lien quan đến nội bộ hệ thống ngôn ngữ. VD: Gà là một danh từ tuy có liên quan đến hiện thực khách quan theo một cách thức nào đấy (ví dụ: vì nó là sự vật nên mới là có thể là danh từ), song cái ý nghĩa danh từ của từ gà lại phục vụ trước hết cho việc kết hợp nó với những từ khác - YNNP là loại YN chung cho hang loạt đơn vị ngôn ngữ được thể hiện bằng những phương tiện ngữ pháp nhất định v Nhận biết YNNP của từ Việc xác định ý nghĩa ngữ pháp của từ trong các ngôn ngữ có thể không giống nhau + Trong các thứ tiếng không biến hình (TV…) việc xác định YNNP phải dựa vào những đơn vị lớn hơn từ, tức là dựa vào khả năng kết hợp của từ với những từ khác. VD: từ “bàn” trong TV là một danh từ nằm trong kết cấu cái bàn, song cũng có thể là động từ nếu nó nằm trong sẽ bàn. + Trong các ngôn ngữ biến hình, (Nga, Đức) việc xác định YNNP dựa vào cấu tạo bản thân của một từ nào đó VD: kraixivưi chẳng hạn, ta có thể khẳng định ngay rằng nó là một tính từ giống đực và chỉ số ít... Sở dĩ ta có thể làm được điều đó là vì trong cấu tạo của từ này, có một dấu hiệu hình thức biểu thị những dấu hiệu ngữ pháp của từ -ưi.Những từ có chứa đựng dấu hiệu hình thức biểu thị các loại ý nghĩa ngữ pháp như vậy gọi là từ có cấu tạo hình thái. Thông thường, để nhận biết các dấu hiệu hình thức biểu thị các ý nghĩa ngữ pháp của từ, người ta đối lập các từ với nhau hoặc các dạng thức khác nhau của cùng một từ. Chẳng hạn, trong tiếng Nga, đối lập các từ ozero (cái hồ) với reka (sông), ta nhận biết được -o là dấu hiệu hình thức biểu thị giống trung của từ ozero, còn -a là dấu hiệu hình thức biểu thị giống cái của từ reka; song đối lập dạng thức reki, ta nhận biết được -a là dấu hiệu hình thức biểu thị số ít, còn -i là dấu hiệu hình thức biểu thị số nhiều của từ reka. Những dấu hiệu hình thức dùng để biểu thị các ý nghĩa ngữ pháp còn gọi là hịnh vị ngữ pháp. Câu 11: Phạm trù ngữ pháp là gì? Nêu các phạm trù ngữ pháp của danh từ, động từ. VD? v Phạm trù ngữ pháp Phạm trù là sự phân loại các sự vật, sự việc thành các nhóm, các lớp, thành các đặc điểm giống nhau nhất định. VD: trong triết học, có phạm trù vật chất, có phạm trù ý thức… Trong ngôn ngữ học, phạm trù ngữ pháp là sự khái quát hoá của một loại ý nghĩa ngữ pháp bao gồm ít nhất hai yếu tố đối lập nhau,mà nhờ đó có thể nhận biết được ý nghĩa ngữ pháp,và có giá trị đối với việc kết hợp từ Có thể hiểu ý nghĩa ngữ pháp là cái cụ thể mà ta tìm ra được nhờ việc đối lập vac từ hoặc các dạng thức khác nhau của cùng một từ,còn phạm trù ngữ pháp là cái chung, được khái quát hoá lên từ nhiều ý nghĩa ngữ pháp cụ thể giống nhau Các phạm trù ngữ pháp của danh từ, động từ DT thường có phạm trù số, phạm trù giống và phạm trù cách ĐT thường có phạm trù ngôi, thời, thức, thể, dạng Câu 12: Từ loại là gì? Nêu một vài thực từ và hư từ ? Cho biết chúng có thể đảm nhận được chức năng ngữ pháp gì trong câu ? v Từ loại T ừ loại là những lớp khái niệm khái quát nhất của các từ có liên quan trước hết đến các chức năng cú pháp nhất định của chúng . VD: từ loại danh từ, ĐT, TT, trạng từ, giới từ…. v Một vài thực từ, hư từ và chức năng ngữ pháp chúng có thể đảm nhận trong câu a. Thực từ là những từ có ý nghĩa từ vựng, gồm: - Nhóm từ định danh: biểu đạt các lớp sự vật. hiện tượng hay khái niệm (bàn, ghế…) - Nhóm từ chỉ định: Có giá trị biểu thị hướng chỉ định trong khuôn khổ của một tình huống hay ngữ cảnh cụ thể (“I” (tôi) chỉ người nói, “you” (bạn) chỉ người nghe) - Nhóm từ liệt kê, xếp dãy: có giá trị xác định dãy các sự vật hay hiện tượng (VD: dãy 40 sinh viên…) + Danh từ: là những từ dung để chỉ người, chỉ sự vật, khái niệm, hiện tượng; chủ yếu là chủ ngữ (bác sĩ khám bệnh), cũng có thể làm vị ngữ (bố tôi là bác sĩ), làm định ngữ (bác sĩ của bệnh viện này rất giỏi), làm trạng ngữ (tôi mới đi bệnh viện hôm qua) + Động từ: là những từ biểu thị hành động, hoạt động, trạng thái của sự vật; chủ yếu làm vị ngữ (em bé ngủ), ngoài ra còn làm chủ ngữ (Mua sắm là sở trường của con gái) hoặc làm trạng ngữ (người nuôi tằm suốt ngày phải ăn cơm đứng) + Tính từ - đó là những từ biểu thị tính chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng, ví dụ như tốt, đẹp, vàng, đỏ, dài, ngắn, rộng, hẹp, thơm, ngon, xa, gần, nặng, nhẹ trong tiếng Việt. Chức năng chủ yếu của tính từ là đi kèm với các danh từ để làm định ngữ cho chúng, ví dụ: Đây là ngôi nhà nhỏ. Tuy nhiên, tình từ cũng có thể được sử dụng làm vị ngữ (ví dụ: Ngôi nhà này đẹp) hoặc trạng ngữ (vid dụ: chạy nhanh; đọc to). + Ngoài ra còn có trạng từ, đại từ, số từ… b. Hư từ: là những từ không có ý nghĩa từ vựng mà chỉ có ý nghĩa ngữ pháp hay nói một cách chính xác hơn là chỉ có ý nghĩa ngữ pháp. Những từ này dung để biểu thị mối quan hệ giữa các thực từ trong ngôn ngữ + Giới từ là loại từ dung để nối các từ với nhau theo quan hệ chính - phụví dụ như: of, to, for, after, about Chức năng: giới từ thường chi phối cách của các từ đi với chúng (vd: T NGA Idt'i za mnôi (đi theo tôi), Idt'i k mnie (đi đến chỗ tôi) ) + Liên từ là những từ dùng để nối các từ, các cụm từ, các mệnh đề hay các câu với nhau. Chức năng: Khi được dùng để nối các từ và các cụm từ, lien từ cho ta biết giữa các từ này có mối quan hệ bình đăngr, ví dụ: anh và tôi, nhanh nhưng không chắc; đi bây giờ hay ở lại them một ngày nữa. Khi được dung để nối các mệnh đề (hay vế câu) và các câu, liên tử có thể biểu thị mối quan hệ bình đẳng hoặc chính phụ, so sánh:Chị đi, còn tôi ở lại (quan hệ bình đẳng) ; Tôi nghĩ rằng anh ấy chưa đến (quan hệ chính phụ). Câu 13 : Có bao nhiêu phương thức ngữ pháp trong các ngôn ngữ trên thế giới? Nêu các phương pháp ngữ pháp đặc trưng trong các ngoại ngữ đã học. VD? Cách thức và phương tiện ngôn ngữ dùng để thể hiện các ý nghĩa ngữ pháp gọi là phương thức ngữ pháp. Có 8 phương thức ngữ pháp phổ biến trong các ngôn ngữ trên thế giới: v Phương thức phụ gia (phụ tố): là p hương thức dùng hình vị ngữ pháp ghép với từ căn để thể hiện các ý nghĩa ngữ pháp khác nhau . Về bản chất, phương thức này cũng giống như phương thức cấu tạo từ, nhưng kết quả lại khác, kết quả trong cấu tạo từ là cho ta từ mới nghĩa là cho ý nghĩa từ vựng mới. Phương thức phụ gia phổ biến trong các thứ tiếng ở Châu Âu (Nga, Anh, Pháp, Đức…) VD: “teacher” -> “teachers”; “work” -> “worked” v Phương thức biến hình trong từ căn : là phương thức dùng sự thay đổi cấu tạo bên trong từ căn (thường là nguyên âm gốc của từ) để thể hiện các loại ý nghĩa ngữ pháp khác nhau. Phương thức này còn được sử dụng hạn chế trong các ngôn ngữ Ấn - Âu hay như tiếng Anh, Đức, Pháp, Nga. VD: take (lấy) - took (đã lấy) Goose (ngỗng) - geese (các con ngỗng) Foot (bàn chân) - feet (các bàn chân) T rong tiếng Ả rập, đây lại là phương pháp ngữ pháp khá điển hình. v Phương thức trọng tâm: Ý nghĩa ngữ pháp có thể được thể hiện bằng cách di chuyển trọng âm. Đó chính là phương thức trọng âm. VD: Trong tiếng Anh, từ survey nếu được phát âm với trọng âm ở âm tiết thứ nhất thì đó là một danh từ (cuộc điều tra), song khi được phát âm với trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai thì đó là một động từ (điều tra). Phương thức này không thể áp dụng cho các ngôn ngữ có trọng âm cố định, như tiếng Pháp hay tiếng Séc chẳng hạn; song ở những ngôn ngữ có trọng âm di động, như tiếng Nga hay tiếng Anh, phương thức này có thể được sử dụng khá rộng rãi, không những để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp mà còn để tạo nên các từ mới. VD: Tiếng Anh: record [‘rekә:d] - bản ghi chép (danh từ) record [ri'kә:d] - ghi chép (động từ) v Phương thức ngữ điệu : là phương thức sử dụng sự thay đổi là các đường ngữ điệu cơ bản để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp. VD: Give it to me! (hãy đưa nó cho tôi); Xung phong! v Phương thức thay từ căn : Trong một số trường hợp, người ta có thể dùng một số từ căn khác hẳn với từ căn ban đầu để thay thế nhằm thay đổi ý nghĩa ngữ pháp của nó. Đó là phương thức thay từ căn để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp. VD: Tiếng Anh: go (đi) - went (đã đi)' Be (là) - will (sẽ) Good (tốt) - Better (tốt hơn) Nói chung, phương thức này thường được sử dụng cho một lượng những truờng hợp ngoại lệ trong một hệ biến thái nào đó. v Phương thức hư từ l là phương thức có trong mọi thứ tiếng nhưng được sử dụng làm phương thức ngữ pháp chủ yếu ở các ngôn ngữ ko biến hình. Là : Các ý nghĩa ngữ pháp, mà đặc biệt là các mối quan hệ ngữ pháp giữa các từđược thể hiện bằng các hư từ . v VD: trong tiếng Việt, để thể hiện ý nghĩa thời, chúng ta sử dụng những hư từ như đã, đang, sẽ, để thể hiện thức mệnh lệnh, chúng ta sử dụng những từ như hãy, đừng, chớ, nào, thôi để thể hiện ý nghĩa dạng, chúng ta sử dụng các từ bị, được, hoặc để thể hiện các mối quan hệ khác nhau giữa các từ, chúng ta sử dụng các từ của, cho, bằng, đến, v..v... v Phương thức trật tự từ + Việc sắp xếp các từ theo những trật tự khác nhau có thể làm thay đổi ý nghĩa ngữ pháp của chúng. VD: Anh em – em anh + Phương thức trật tự từ cũng là phương thức được sử dụng phổ biến trong các ngôn ngữ nhưng nó là phương thức đặc trưng của ngôn ngữ không biến hình vì trong các ngôn ngữ biến hình, đa số các loại ý nghĩa ngữ pháp thường được thể hiện bằng các dạng thức khác nhau của từ. Trong khi đó thì ở các ngôn ngữ không biến hình, như tiếng Việt hay tiếng Hán, trật tự của các từ thường rất ổn định và mang tíng bắt buộc. Sự thay đổi vị trí của các từ sẽ kéo theo sự thay đổi về nghĩa của câu nói hay của một đơn vị ngôn ngữ, vì chức năng ngữ pháo của các từ thay đổi. So sánh: Nó đi đến trường Đi đến trường nó Đến trường nó đi Phương thức trật tự từ có thể được dùng để thể hiện nhiều loại ý nghĩa ngữ pháp khác nhau, như thức (mệnh lệnh), dạng, thời, từ loại và nổi lên trên hết là chức năng ngữ pháp khác nhau của các từ v Phương thức láy (cũng gọi là phương thức lặp) là phương thức lặp lại một bộ phận hoặc toàn bộ từ căn (có thể 1 hoặc 2 lần) để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp Cần phải phân biệt phương thức láy dùng để cấu tạo từ mới và phương thức láy dùng để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp. Với phương thức láy dùng để cấu tạo từ mới, người ta cũng lặp lại một bộ phận hay toàn bộ một căn tố, nhưng không phải để thay đổi ý nghĩa ngữ pháp của từ mà để tạo ra một đơn vị từ vựng khác có ý nghĩa khác với đơn vị cho trước, còn với phương thức láy dùng để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp thì không có một đơn vị từ vựng mới nào được tạo ra mà chỉ có ý nghĩa ngữ pháp (ý nghĩa số) thay đổi. So sánh Từ mới Ý nghĩa ngữ pháp mới Xanh xanh (hơi xanh) nhà nhà (nhiều nhà) No no (hơi no) người người (nhiều người) Nhè nhẹ (hơi nhẹ) xóm xóm (nhiều xóm) Câu 14: Nêu các loại cụm từ. VD? Cụm từ là một tổ hợp gồm hai từ trở lên, trong đó có ít nhất là một thực từ, được kết hợp với nhau theo một loại quan hệ nhất định nhằm diễn đạt một thành phần thông báo nào đó Ví dụ: Tiếng Việt: những sinh viên nước ngoài ấy; đang làm việc say sưa; đẹp như hoa Tiếng Anh: a new book; very beautiful; the man's nice hat + Cụm từ là một đơn vị có cấu tạo cú pháp + Ý nghĩa của cụm từ là diễn tả một khái niệm , biểu thị mối quan hệ giữa các sự vật, sự việc, tức là khác nhau về ý nghĩa định danh. Bên cạnh tính định danh, cụm từ còn gợi ra cả tính chất, số lượng, trạng thái... của sự vật, sự việc (sự trừu tượng hoá các mối quan hệ của người nói với xung quanh) + đảm nhiệm chức năng làm thành phần câu, tức là biểu thị thành phần của thông báo v Phân loại các cụm từ Cơ sở để phân chia các loại cụm từ là hai đặc trưng về cấu tạo và ý nghĩa, cụ thể là tính chất ổn định hay không của hai đặc trưng này. Theo đó người ta nói tới hai loại cụm từ lớn: cụm từ cố định và cụm từ tự do a) Cụm từ cố định là loại cụm từ có tính chất ổn định về ý nghĩa và cấu tạo, có sẵn trong ngôn ngữ, tồn tại trong ý thức của cộng đồng và sử dụng trong một hình thức nhất định và có giá trị tương đương với một từ, ví dụ: Tiếng Việt: Sớm nắng chiều mưa (tương đương với thất thường), ném đá giấu tay (tương đương vớinham hiểm), đâm bị thóc chọc bị gạo (tương đương với khiêu khích). Tiếng Anh: at first hand (tương đương với directly), at second hand (indirectly). - Về mặt cấu tạo thì cụm từ cố định không cho phép hoặc ít khi cho phép chêm xen một yếu tố nào khác ở ngoài vào. - Về mặt ý nghĩa, cụm từ cố định thường biểu thị một khái niệm hoặc gọi tên một sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan - Về mặt sử dụng, các cụm từ cố định có giá trị tương đương với từ. Chúng cùng là những đơn vị có sẵn, được tập hợp trong từ điển và có thể dùng từ tương đương để thay thế trong những trường hợp cần thiết. b) Cụm từ tự do là loại cụm từ được sản sinh ra một cách tức thời và tồn tại nhất thời. Tuỳ theo nhu cầu giao tiếp, người ta kết hợp các từ với nhau một cách tự do theo những qui tắc kết hợp từ nhất định thành cụm từ, do vậy số lượng của cụm từ tự do là vô hạn. - cụm từ tự do có số lượng vô hạn nhưng người ta vẫn có thể phân loại chúng dựa vào hai cơ sở: + Dựa vào cấu trúc, tức là dựa vào số lượng từ các thành tố tạo nên cụm từ: · Cụm từ đơn giản là cụm từ gồm hai từ kết hợp với nhau theo một nguyên tắc nào đó, ví dụ: Tiếng Việt: những sinh viên, hai sinh viên, nhiều sinh viên. · Cụm từ phức hợp là những cụm từ gồm hai cụm từ đơn hoặc một cụm từ đơn và một cụm từ phức kết hợp với nhau mà thành, hoặc là sự mở rộng cụm từ đơn bằng các thành tố phụ, ví dụ: gió mùa→ gió mùa đông bắc→ gió mùa đông bắc từ Trung Quốc tràn về + Dựa vào mối quan hệ cú pháp giữa các thành tố · Cụm đẳng lập (cũng còn gọi là cụm liên hợp) là những cụm từ có từ hai thành tố trở nên kết hợp với nhau theo quan hệ bình đẳng hoặc song song. VD: Tiếng Việt: học và hành; thông minh nhưng lười; già, trẻ, gái, trai. · Cụm chính phụ là cụm từ trong đó có một thành tố chính (C) và một hay nhiều thành tố phụ (P), xét về ý nghĩa và vai trò ngữ pháp. Thành tố chính thường là thực từ, còn thành tố phụ có thể là thực từ hoặc hư từ có tác dụng bổ nghĩa cho thành tố chính, ví dụ: những ngày gió rét ấy, đang làm ăn phát đạt, đen sì sì trong tiếng Việt, hay an interesting book to learn at a new school trong tiếng Anh. · Cụm chủ-vị thường gồm hai thành tố, trong đó một giữ vai trò chủ tố (tức là thành phần nêu sự vật, sự việc, hiện tượng) và một là thành phần vị tố (tức là thành phần thuyết minh về trạng thái tính chất của chủ ngữ). Ví dụ: Nó nói; Cô ấy thông minh; Trời nắng trong tiếng Việt hay he works trong tiếng Anh, hoặc elle attendes trong tiếng Pháp. Câu 15: Phân loại câu theo kết cấu ngữ pháp. Cho VD và phân tích VD? v Câu là đơn vị nhỏ nhất của hoạt động ngôn ngữ, do các từ, các cụm từ kết hợp với nhau theo những qui tắc ngữ pháp nhất định của một ngôn ngữ và được phát ra với một ngữ điệu kết thúc nhất định, nhằm thể hiện một nội dung thông báom tương đối trọn vẹn, kèm theo thái độ, tình cảm nào đó của người nói hay người viết Ví dụ:Tôi đã học bài rồi.My Father has a new cat v Phân loại câu theo kết cấu ngữ pháp. Câu được phân loại dựa trên 3 cơ sở: mục đích thong báo, quan hệ của người nói với hiện thực và cấu tạo ngữ pháp. Dựa vào cấu tạo ngữ pháp của câu, nghĩa là ta xét xem câu do những bộ phận nào tạo nên, các bộ phận ấy quan hệ với nhau như thế nào . D ạng cấu tạo ngữ pháp cơ bản của câu là một kết cấu chủ-vị hay còn gọi là nòng cốt câu. Dựa vào số lượng các kết cấu chủ-vị, người ta phân biệt hai loại câu là câu đơn giản và câu phức hợp. - Câu đơn giản (hay câu đơn) là loại câu chỉ có một kết cấu chủ-vị. Kết cấu này có thể có đầy đủ cả hai thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ, nhưng nhiều khi cũng có thể thiếu vắng một thành phần. + Câu đơn có đầy đủ 2 thành phần l à câu đơn bình thường VD: Nó hỏi. Tôi buồn. (Tiếng Việt).He works. She is clever. (Tiếng Anh). + Câu khuyết một thành phần (chính hoặc phụ) thì gọi là câu đặc biệt VD: Đêm. Não nùng . Just a minute, sir.In an hour's time. + Câu đơn có thêm một thành phần phụ bên cạnh những thành phần chính là câu đơn mở rộng VD: Nói hỏi tôi dồn dập.Tôi giận tím người. - Câu phức hợp (câu phức) là một loại câu có từ hai kết cấu chủ-vị trở lên (mỗi kết cấu chủ-vị gọi là một mệnh đề) được kết hợp với nhau theo một quan hệ nhất định. + Câu phức liên hợp: Các kết cấu C-V kết hợp với nhau theo quan hệ bình đẳng hay song song VD: Họ đi du lịch, còn tôi ở nhà. I'm very sorry but we don't have any rooms tonight . + Câu phức phụ thuộc: các kết cấu chủ-vị được kết hợp với nhau theo quan hệ phụ thuộc, nghĩa là có một kết cấu chủ-vị đóng vai trò chính (gọi là mệnh đề chính) và một hay một số kết cấu chủ-vị phụ thuộc vào nó (gọi là mệnh đề phụ) Mệnh đề chính biểu thị ý chnhs của cả câu, mệnh đề phụ thì giải thích rõ hay bổ sung ý nghĩa cho cả nòng cốt hoặc một thành phần nào đó trong nòng cốt. VD: Nó ốm làm tôi rất buồn. The breakfast I had this morning was rather heavy. Các mệnh đề phụ, hay câu phụ, được gọi tên theo thành phần của mệnh đề chính mà nó giải thích. Do đó, người ta thường phân biệt các loại câu phụ như câu phụ chủ ngữ, câu phụ vị ngữ, câu phụ bổ ngữ, câu phụ định ngữ và câu phụ trạng ngữ. Câu 16: Chứng minh ngôn ngữ là một hế thống tín hiệu và là một hệ thống tín hiệu đặc biệt 1. Bản chất tín hiệu của hệ thống ngôn ngữ Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu, nó khác với những hệ thống vật chất khác không phải là tín hiệu, chẳng hạn, kết cấu của một cái cây, một vật thể nước, đá, kết cấu của một cơ thể sống v.v… Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ thể hiện ở những điểm sau: 1. Các yếu tố của những hệ thống vật chất không phải là tín hiệu có giá trị đối với hệ thống vì có những thuộc tính vật thể tự nhiên của chúng. Hệ thống tín hiệu cũng là hệ thống vật chất nhưng các yếu tố của nó có giá trị đối với hệ thống không phải do những thuộc tính vật thể tự nhiên của chúng mà do những thuộc tính được người ta trao cho để chỉ ra những khái niệm hay tư tưởng nào đó. 2. Tính hai mặt của tín hiệu . Mỗi tín hiệu là cái tổng thể do sự kết hợp giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện mà thành. Cái biểu hiện trong ngôn ngữ là hình thức ngữ âm, còn cái được biểu hiện là khái niệm hay đối tượng biểu thị. 3. Tính võ đoán của tín hiệu . Mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện là có tính võ đoán, tức là giữa hình thức âm và khái niệm không có mối tương quan bên trong nào. Vì thế, khái niệm "người đàn ông cùng mẹ sinh ra và sinh ra trước mình" trong tiếng Việt dược biểu thị bằng âm [anh], nhưng trong tiếng Nga, lại được biểu thị bằng âm [brat]. Khái niệm ấy được biểu thị bằng [anh] hay [brat] hoàn toàn là do sự quy ước, hay do thói quen của tập thể quy định chứ không thể giải thích lí do. 4. Giá trị khu biệt của tín hiệu . Trong một hệ thống tín hiệu, cái quan trọng là sự khu biệt. Thuộc tính vật chất của mỗi tín hiệu ngôn ngữ thể hiện ở những đặc trưng có khả năng phân biệt của nó. So sánh một vết mực trên giấy và một chữ cái chúng ta sẽ thấy rõ điều đó. Cả vết mực lẫn chữ cái đều có bản chất vật chất như nhau, đều có thể tác động vào thị giác như nhau. Nhưng muốn nêu đặc trưng của vết mực phải dùng tất cả các thuộc tính vật chất của nó: độ lớn, hình thức, màu sắc, độc đậm nhạt v.v…, tất cả đều quan trọng như nhau. Trong khi đó, cái quan trọng đối với một chữ cái chỉ là cái làm cho nó khác với chữ cái khác: Chữ A có thể lớn hơn hay nhỏ hơn, đậm nét hơn hay thanh nét hơn, có thể có màu sắc khác nhau, nhưng đó vẫn chỉ là chữ A mà thôi. Sở dĩ như vậy là vì chữ A nằm trong hệ thống tín hiệu, còn vết mực không phải là tín hiệu. Những đặc điểm của ngôn ngữ với tư cách là hệ thống tín hiệu vừa trình bày ở trên có thể tìm thấy ở cả những hệ thống tín hiệu khác như hệ thống tín hiệu đèn giao thông, trống hoặc kẻng báo hiệu, biển chỉ đường, v.v… Trong hệ thống đèn giao thông có ba yếu tố: màu đỏ chỉ sự cấm đi, màu vàng – chuẩn bị, màu xanh – có thể đi. Thực ra, màu đó, màu vàng, màu xanh tự nó không có nghĩa gì cả. Sở dĩ mỗi màu mang một nội dung như vậy hoàn toàn là do sự quy ước. Nói cách khác, mối quan hệ giữa cái biểu hiện (màu sắc) và cái được biểu hiện ở đây cũng có tính võ đoán.Và tất nhiên, chỉ đặc trọng hệ thống đèn giao thông các màu mới có những ý nghĩa như thế. Người ta có thể dùng các sắc độ khác nhau của màu đỏ để chỉ "sự cấm đi", các sắc độ khác nhau của màu vàng để chỉ "sự chuẩn bị", các sắc độ khác nhau của màu xanh để chỉ "có thể đi", miễn sao ba màu đó phải giữ được sự phân biệt lẫn nhau. Như vậy, ở đây nét khu biệt của các thuộc tính vật lí của các màu cũng là quan trọng. 2. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt Cùng là hệ thống tín hiệu, ngôn ngữ khác với các hệ thống tín hiệu khác ở những đặc điểm sau: 1. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu phức tạp bao gồm các yếu tố đồng loại và không đồng loại, với số lượng không xác định. Những hệ thống tín hiệu nhân tạo như hệ thống đèn giao thông, biển chỉ đường, quân hiệu, quân hàm v.v… chỉ bao gồm một số tương đối hạn chế các yếu tố đồng loại. Chẳng hạn, hệ thống đèn giao thông chỉ gồm ba yếu tố là đèn đỏ, đèn xanh và đèn vàng và tính chất của chúng là hoàn toàn như nhau. Ngôn ngữ có nhiều loại đơn vị khác nhau: âm vị khác với hình vị, hình vị khác với từ, từ khác với câu. Số lượng từ và câu trong một ngôn ngữ là vô số. Không ai có thể biết tất cả các từ của ngay tiếng mẹ đẻ của mình, bởi vì nó quá nhiều, lại thường xuyên được phát triển, bổ sung thêm. 2. Vì ngôn ngữ bao gồm các yếu tố không đồng loại cho nên nó tạo ra nhiều hệ thống và hệ thống con khác nhau. Mỗi hệ thống con như vậy bao gồm những yếu tố tương đối đồng loại. Chẳng hạn, hệ thống âm vị bao gồm tất cả các âm vị, hệ thống từ vựng bao gồm tất cả các từ và đơn vị tương đương với từ, hệ thống hình vị bao gồm tất cả các hình vị v.v… Hệ thống âm vị lại có thể chia ra hệ thống nguyên âm và hệ thống phụ âm, hệ thống hình vị có thể chia ra hệ thống hình vị thực và hệ thống hình vị hư, hệ thống từ vựng có thể chia ra hệ thống từ đơn và hệ thống từ ghép v.v… 3. Các đơn vị ngôn ngữ làm thành những cấp độ khác nhau. Khi nghiên cứu, người ta thường chia các yếu tố của ngôn ngữ vào các cấp độ khác nhau. Cấp độ là một trong những giai đoạn nghiên cứu của ngôn ngữ được quy định bởi những thuộc tính của những đơn vị được phân xuất trọng khi phân tách chuỗi lời nói một cách liên tục từ những đơn vị bậc cao đến những đơn vị bậc thấp. Các đơn vị thuộc cấp độ khác nhau có quan hệ tôn ti, tức là các đơn vị bậc thấp "nằm trong" các đơn vị bậc cao và các đơn vị bậc cao "bao gồm" các đơn vị bậc thấp. Thí dụ: câu bao gồm các từ, từ bao gồm các hình vị, hình vị bao gồm các âm vị. Ngược lại, âm vị nằm trong hình vị, hình vị nằm trong từ, từ nằm trong câu. Vì vậy, âm vị, hình vị, từ và câu là những cấp độ khác nhau. 4. Tính đa trị của tín hiệu ngôn ngữ . Trong các hệ thống tín hiệu khác, mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện có tính chất đơn trị, nghĩa là mỗi cái biểu hiện chỉ tương ứng với một cái được biểu hiện. Ở ngôn ngữ không hoàn toàn như vậy. Trong ngôn ngữ, có khi một cái biểu hiện tương ứng với nhiều cái được biểu hiện khác nhau, chẳng hạn, các từ đa nghĩa và đồng âm, có khi nhiều cái biểu hiện khác nhau chỉ tương ứng với một cái được biểu hiện, chẳng hạn, các từ đồng nghĩa. Mặt khác, vì ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp và phương tiện tư duy mà còn là phương tiện biểu hiện tình cảm, cho nên mỗi tín hiệu ngôn ngữ, ngoài nội dung khái niệm còn có thể biểu hiện cả các sắc thái tình cảm của con người nữa. 5. Tính độc lập tương đối của ngôn ngữ . Các hệ thống tín hiệu nhân tạo khác thường được sáng tạo ra theo sự thoả thuận của một số người, do đó hoàn toàn có thể thay đổi theo ý muốn của con người. Ngược lại, ngôn ngữ có tính chất xã hội, có quy luật phát triển nội tại của mình, không lệ thuộc vào ý muốn của cá nhân. Tuy nhiên, bằng những chính sách ngôn ngữ cụ thể, con người vẫn có thể tạo điều kiện cho ngôn ngữ phát triển theo những hướng nhất định. Chính vì vậy, người ta nói ngôn ngữ có tính độc lập tương đối. 6. Giá trị đồng đại và giá trị lịch đại của ngôn ngữ . Các hệ thống tín hiệu nhân tạo chỉ có giá trị đồng đại, tức là được sáng tạo ra để phục vụ nhu cầu nào đó của con người trong một giai đoạn nhất định. Ngôn ngữ vừa có giá trị đồng đại vừa có giá trị lịch đại. Bất cứ ngôn ngữ nào cũng là sản phẩm của quá khứ để lại. Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp và tư duy của những người cũng thời mà còn là phương tiện giao tiếp và tư duy của những người thuộc các thời đại khác nhau, các giai đoạn lịch sử khác nhau. 17. So sánh đặc điểm âm tiết Tiếng Việt vs tiếng Anh . + Tv k có phụ âm kép + k biến đổi hình thái, có tính phân tiết ( tnhs độc lập cao, có hình thức ổn định); k viết thành 1 khối các âm tiết của cùng 1 từ. + k fai đơn vị ngữ âm thuần túy Tiếng Anh : + Có hiện tượng nối âm + hình thức k ổn định + k có thanh điệu nhưng thể hiện bằng trọng âm + là đơn vị ngữ âm thuần túy + ta là ngôn ngữ đa âm tiết 18. So sánh phương thức cấu tạo từ ghép và phương thức láy PT GHÉP: Pt cấu tạo: pt ghép phối hợp về nghĩa. Ý nghĩa: nghĩa định danh, dễ nắm bắt , dễ giải thích Có tính sản sinh cao, số lượng nhiều Các yếu tố cấu tạo đều có ý nghĩa. Vd: nhà cửa, gà qué, chợ búa Pt láy: dựa vào sự hòa phối về mặt ngữ âm Nghĩa: mô tả đặ điểm của sự vật htuog, sắc thái biểu cảm của con ng Số lg ít, khó nắm bắt, khó gthik Gồm 1 yto rõ nghĩa và 1 k rõ nghĩa: đẹp đẽ, xinh xắn hoặc cả 2 k rõ ngĩa: hăm hở Có vần điệu, âm điệu => có sức biểu cảm cao, hay đc sd trong thơ ca 18, So sánh nghĩa ngữ pháp và nghĩa từ vựng của từ Nghĩa từ vựng + là nghĩa riêng vốn có của từ ( gồm nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm và nghĩa ngữ dụng) + có khả năng xuất hiện độc lập +là đối tượng nghiên cứu của môn từ vựng học Nghĩa ngữ pháp: + nghĩa của loạt từ cùng loại + k đứng 1 mình mà thường đi kèm nghĩa từ vựng + là đối tượng nghiên cứu của ngữ pháp học 19. So sánh từ đồng âm và từ đa nghĩa Giống: cùng vỏ âm thanh biểu thị nhiều ý nhĩa, tiết kiệm cho ngôn ngữ Khác : + Từ đồng âm: 2 hay nhiều từ nghĩa không liên quan; nguồn gốc ngẫu nhiên tình cờ +Từ đa nghĩa: 1 từ; nghĩa là các nghĩa có liên quan xuất phát từ nghĩa gốc ban đầu; nguồn gốc: do chủ ý của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ.
Khái niệm cấp độ gắn liền với tổng thể các yếu tố đồng loại, nhưng không phải bất cứ tập hợp các yếu tố đồng loại nào cũng tạo thành một cấp độ. Chẳng hạn, hình vị thực và hình vị hư, từ đơn và từ ghép không tạo thành những cấp độ khác nhau, bởi vì ở đấy không tìm thấy quan hệ "nằm trong" và "bao gồm". Có khi sự khác nhau bên ngoài của những đơn vị thuộc các cấp độ khác nhau giảm tới zero, nhưng chúng vẫn khác nhau về chất, bởi vì chức năng của chúng không đồng nhất. Ví dụ: Một đứa trẻ thấy mẹ về reo lên: - U! Có thể coi đây là một câu, nhưng câu này chỉ gồm một từ, từ này lại chỉ gồm một hình vị, và cuối cùng, hình vị U cũng là một âm vị. Trong ngôn ngữ học, có khi người ta gọi ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp hoặc ngữ âm và ngữ nghĩa là các cấp độ. Thực ra, đây chỉ là những mặt, những lĩnh vực nghiên cứu của ngôn ngữ mà thôi.
Tiếng Việt: + K nối âm
Khái niệm cấp độ gắn liền với tổng thể các yếu tố đồng loại, nhưng không phải bất cứ tập hợp các yếu tố đồng loại nào cũng tạo thành một cấp độ. Chẳng hạn, hình vị thực và hình vị hư, từ đơn và từ ghép không tạo thành những cấp độ khác nhau, bởi vì ở đấy không tìm thấy quan hệ "nằm trong" và "bao gồm". Có khi sự khác nhau bên ngoài của những đơn vị thuộc các cấp độ khác nhau giảm tới zero, nhưng chúng vẫn khác nhau về chất, bởi vì chức năng của chúng không đồng nhất. Ví dụ: Một đứa trẻ thấy mẹ về reo lên: - U! Có thể coi đây là một câu, nhưng câu này chỉ gồm một từ, từ này lại chỉ gồm một hình vị, và cuối cùng, hình vị U cũng là một âm vị. Trong ngôn ngữ học, có khi người ta gọi ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp hoặc ngữ âm và ngữ nghĩa là các cấp độ. Thực ra, đây chỉ là những mặt, những lĩnh vực nghiên cứu của ngôn ngữ mà thôi.
Tiếng Việt: + K nối âm
Khái niệm cấp độ gắn liền với tổng thể các yếu tố đồng loại, nhưng không phải bất cứ tập hợp các yếu tố đồng loại nào cũng tạo thành một cấp độ. Chẳng hạn, hình vị thực và hình vị hư, từ đơn và từ ghép không tạo thành những cấp độ khác nhau, bởi vì ở đấy không tìm thấy quan hệ "nằm trong" và "bao gồm". Có khi sự khác nhau bên ngoài của những đơn vị thuộc các cấp độ khác nhau giảm tới zero, nhưng chúng vẫn khác nhau về chất, bởi vì chức năng của chúng không đồng nhất. Ví dụ: Một đứa trẻ thấy mẹ về reo lên: - U! Có thể coi đây là một câu, nhưng câu này chỉ gồm một từ, từ này lại chỉ gồm một hình vị, và cuối cùng, hình vị U cũng là một âm vị. Trong ngôn ngữ học, có khi người ta gọi ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp hoặc ngữ âm và ngữ nghĩa là các cấp độ. Thực ra, đây chỉ là những mặt, những lĩnh vực nghiên cứu của ngôn ngữ mà thôi.
Tiếng Việt: + K nối âm
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro