tai lieu on tap kinh te chinh tri
TÀI LIỆU ÔN TẬP
MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
VẤN ĐỀ I: SẢN XUẤT VÀ TÁI SẢN XUẤT XÃ HỘI
1. Vì sao Mác khẳng định: Sản xuất ra của cải vật chất là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của lịch sử nhân loại?
- Trong đời sống xã hội có rất nhiều những hoạt động khác nhau như hoạt động chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, Khoa học kỹ thuật, văn hoá nghệ thuật... Nhưng để thực hiện được mục đích của các hoạt động đó thì trước hết đòi hỏi con người phải tồn tại, phải sống. Muốn tồn tại, muốn sống thì bắt buộc con người hàng ngày phải tiêu dùng những tư liệu sinh hoạt cần thiết như cơm ăn, áo mặc, nhà ở, tư liệu sản xuất ... tất cả những tư liệu sinh hoạt đó không phải là những sản phẩm do tự nhiên hay thượng đế ban phát mà nó là sản phẩm của quá trình lao động sản xuất của con người tạo ra. Vì vậy Máckhẳng đinh rằng quá trình lao động sản xuất ra của cải vật chất là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và sống còn của lịch sử nhân loại.
2. Phân tích vai trò của các nhân tố cấu thành quá trình lao động sản xuất ra của cải vật chất và sự hình thành ra các bộ phận trong cơ cấu giá trị của sản phẩm.
Sản xuất ra của cải vật chất là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Nhưng muốn có quá trình sản xuất đó thì Các Mác chỉ ra cần phải có 3 nhân tố sản xuất cơ bản đó là đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động.
a) Đối tượng lao động:
- Khái niệm: Đối tượng lao động là toàn bộ các vật mà lao động của con người tác động vào làm thay đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người.
- Đối tượng lao động bao gồm: :
+ Những vật có sẵn trong tự nhiên nhưng đã được thăm dò, qui hoạch đưa vào sản xuất (quặng, cây trên rừng,…là đối tượng của ngành khai thác, khai khoáng
+ Những vật đã trải qua chế biến (kết quả của quá trình trước là nguyên liệu của quá trình sau): bông là nguyên vật liệu, là đối tượng lao động của ngành chế biến chế tạo
b) Tư liệu lao động:
- Khái niệm: tư liệu lao động là các vật, hệ thống các vật dùng để truyền dẫn lao động của con người tác động vào đối tượng lao động.
- Tư liệu lao động bao gồm:
+ Công cụ lao động tác động trực tiếp vào đối tượng lao động, công cụ lao động giữ vai trò quyết định trong quá trình sản xuất, công cụ lao động phản ánh sự phát triển của mỗi thời đại kinh tế.
Cối xay chạy bằng sức gió -> xã hội phong kiến lạc hậu
Cối xay chạy bằng động cơ hơi nước -> chủ nghĩa tư bản văn minh
+ Các vật dùng để chứa đựng và truyền dẫn đối tượng lao động: bể chứa, ống dẫn, băng tải,…
+ Các yếu tố hình thành cơ sở hạ tầng kỹ thuật: đường xá, bến bãi,…
* Giữa đối tượng lao động và tư liệu lao động phân biệt chi là tương đối:
- Khác nhau: ở vai trò trong quá trình sản xuất, hình thái tồn tại tự nhiên, phương thức chu chuyển giá trị.
- Giống nhau: Chúng đều là yếu tố vật chất, nếu xét trong quá trình sản xuất sản phẩm thì đối tượng lao động và tư liệu lao động hình thành tư liệu sản xuất - đây là yếu tố vật chất hình thành nên sản phẩm.
a) Sức lao động:
- Khái niệm: Sức lao động là tổng hợp sức thân thể, sức thần kinh, sức cơ bắp có sẵn trong mỗi cơ thể của con người, sức lao động không tồn tại ngoài con người, sức lao động là khả năng lao động của mỗi con người.
Lao động là sự vận dụng (tiêu dùng) sức lao động được thể hiện ra trong quá trình lao động sản xuất.
- Như vậy quá trình lao động sản xuất diễn ra là sự kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, trong đó sức lao động là yếu tố chủ thể, giữ vai trò quyết định; tư liệu sản xuất là yếu tố khách thể, là điều kiện vật chất không thể thiếu được.
- Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người và nó diễn ra giữa con người với tự nhiên nhằm cải tạo tự nhiên cho phù hợp với mục đích của con người.
- Phân biệt sức lao động và lao động: Sức lao động là một phạm trù hiện hữu, lao động là một phạm trù trừu tượng, vì vậy Mác cho rằng người takhông thể nhìn thấy, sờ mó thấy lao động mà lao động chỉ được thể hiện ra trong thực tiễn khi con người vận dụng sức lao động để tiến hành quá trình sản xuất.
- Đặc điểm lao động của con người khác với hoạt động của loài vật:
+ Lao động của con người là hoạt động có mục đích, có dự định, tính toán trước
+ Lao động của con người biết chế tạo và sử dụng công cụ, chính quá trình lao động hình thành nên ý thức của con người.
+ Lao động của con người có tính sáng tạo, tính tự giác và tính xã hội.
- Bất kỳ sản phẩm nào do lao động của con người tạo ra thì nó cũng có giá trị, trong cơ cấu giá trị của sản phẩm bao gồm 2 bộ phận cấu thành đó là giá trị cũ (C) và giá trị mới (V+m) hay tổng cơ cấu giá trị sản phẩm là C+V+m
Vai trò hai mặt của lao động trong hình thành các bộ phận cấu thành của lượng giá trị hàng hoá:
+ Lao động cụ thể bảo tồn và di chuyển giá trị cũ (giá trị tư liệu sản xuất) vào giá trị sản phẩm (C)
+ Lao động trừu tượng tạo ra giá trị mới (V+m)
Giá trị mới nhập giá trị cũ tạo ra tổng lượng giá trị hàng hoá: C+V+m
3. Phương thức sản xuất xã hội là gì? phân tích mối quan hệ giữa 2 mặt cấu thành phương thức sản xuất xã hội.
- Khái niệm: Phương thức sản xuất là sự thống nhất biện chứng giữa 2 mặt của nền sản xuất xã hội đó là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã từng lần lượt trải qua 5 phương thức sản xuất từ thấp đến cao: xã hôi công xã nguyên thủy, xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội phong kiến, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa cộng sản (mà giai đoạn đầu của nó là CNXH)
- Hai mặt của quá trình lao động sản xuất:
Quá trình sản xuất ra của cải vật chất là quá trình kết hợp một cách biện chứng giữa hai mặt: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
* Lực lượng sản xuất: hay là sức sản xuất của xã hội nó phản ánh mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, thể hiện khả năng chế ngự tự nhiên của con người.
Lực lượng sản xuất bao gồm:
+ Toàn bộ tư liệu sản xuất, trong đó công cụ lao động giữ vai trò quyết định
+ Là con người lao động cùng với những kỹ năng, kinh nghiệm, trí thức tích luỹ.
+ Ngày nay dưới sự tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ thì bản thân khoa học và công nghệ cũng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Trong lực lượng sản xuất thì yếu tố lao động của con người luôn luôn là yếu tố chủ thể và giữ vai trò quyết định, còn tư liệu sản xuất là yếu tố khách thể giữ vai trò quan trọng đồng thời khoa học công nghệ trở thành yếu tố quan trọng , nó có khả năng làm thay đổi nhanh chóng cả vai trò và năng lực của yếu tố chủ thể và cũng như yếu tố khách thể.
Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất nó phản ánh trình độ chinh phục tự nhiên của con người và đồng thới nó cũng khẳng định trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội giữa các quốc gia khác nhau.
* Quan hệ sản xuất: Là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất và tái sản xuất.
Quan hệ sản xuất bao gồm:
+ Quan hệ giữa người với người trong chiếm hữu tư liệu sản xuất, gọi lại quan hệ sở hữu (sở hữu là hình thức xã hội của chế độ chiếm hữu)
. Chiếm hữu là quan hệ giữa người với vật, là mặt tự nhiên của sản xuất
. Sở hữu là quan hệ giữa người với người đối với vật, là hình thức xã hội của chiếm hữu.
+ Quan hệ giữa người với người trong quá trình trao đổi hoạt động, gọi là quan hệ tổ chức quản lý.
+ Quan hệ giữa người với người trong quá trình phân phối sản phẩm, gọi là quan hệ phân phối.
Trong đó quan hệ sở hữu giữ vai trò quyết định đối với quan hệ tổ chức quản lý và quan hệ phân phối, ngược lại hệ tổ chức quản lý và quan hệ phân phối có tác động tích cực đối với quan hệ sở hữu. Nếu hệ tổ chức quản lý và quan hệ phân phối phù hợp thì củng cố hoàn thiện quan hệ sở hữu, nếu không phù hợp nó trở thành lực lượng kìm hãm.
(Ý nghĩa thực tiễn ở nước ta ?)
* Giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có mối liên hệ biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất là nội dung vật chất của nền sản xuất, quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của nền sản xuất:
- Lực lượng sản xuất luôn vận động phát triển đòi hỏi quan hệ sản xuất phải thay đổi, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, nhưng quan hệ sản xuất có tác động tích cực đối với lực lượng sản xuất, nếu quan hệ sản xuất phù hợp thì sẽ thúc đẩy lượng sản xuất phát triển, nếu không phù hợp (quá chật hẹp, quá mở rộng) đều kìm hãm lực lượng sản xuất.
- Mối quan hệ biện chứng lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất phản ánh qui luật khách quan đó là quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đây là quy luật kinh tế chung của mọi phương thức sản xuất và suy đến cùng sự thay đổi lần lượt các phương thức sản xuất trong lịch sử là do qui luật này chi phối.
* Vậy, Phương thức sản xuất là sự thống nhất biện chứng giữa 2 mặt của nền sản xuất xã hội đó là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, nếu vượt khỏi nó chuyển sang một phương thức sản xuất mới.
4) Thế nào là tái sản xuất? Phân biệt các loại hình tái sản xuất. Trình bày nội dung và các khâu cơ bản của quá trình tái sản xuất xã hội?
- Tái sản xuất là quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại và không ngừng đổi mới.
- Phân loại tái sản xuất:
+ Căn cứ vào qui mô của sản xuất phân thành tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng:
Tái sản xuất giản đơn: là quá trình sản xuất của năm sau được lắp lại với quy mô như năm trước. Tái sản xuất giản đơn là đặc trưng của nền sản xuất nhỏ dựa trên lao động thủ công, năng suất thấp
Tái sản xuất mở rộng: là quá trình sản xuất năm sau lắp lại với qui mô lớn hơn năm trước.Tái sản xuất mở rộng là đặc trưng của sản xuất lớn, công nghiệp, tập trung, năng suất cao. Điều kiện để tái sản xuất mở rộng là phải tích luỹ.
+ Căn cứ vào tính chất của tái sản xuất mở rộng phân thành tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng và tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu.
Tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng là tăng số lượng sản phẩm sản xuất ra bằng cách tăng số lượng các yếu tố đầu vào.
Tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu là tăng số lượng sản phẩm sản xuất bằng cách tăng năng suất và tăng hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất.
- Các giai đoạn của tái sản xuất: Quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục qua các khâu nối tiếp nhau: Sản xuất - Phân phối - Trao đổi - Tiêu dùng.
+ Sản xuất là khâu mở đầu, giữ vai trò quyết định vì kết quả của sản xuất là tạo ra khối lượng sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ vì vậy nó có vai trò quyết định đối với quy mô của tiêu dùng.
mở rộng
+ Tiêu dùng là khâu kết thúc của quá trình này nhưng là khâu mở đầu của quá trình sau. Tiêu dùng là mục đích, là động lực của sản xuất, qua tiêu dùng sẽ kích cầu để thúc đẩy tái sản xuất.
+ Phân phối và trao đổi là nối liền sản xuất với tiêu dùng, phân phối do sản xuất quyết định nhưng có tác động tích cực đối với sản xuất. Trao đổi là khâu tiếp tục hoàn thành phân phối để đI vào tiêu dùng, có tác động đến tiêu dùng.
Bốn khâu của chu kỳ tái sản xuất như đã phân tích tuy độc lập với nhau theo các chức năng kinh tế cụ thể nhưng giữa chúng có một mối quan hệ biện chứng phụ thuộc vào nhau. Nếu bị trục trặc một khâu thì toàn bộ quá trình tái sản xuất sẽ bị ngừng trệ nền kinh tế sẽ bước vào thời kỳ suy thoái hay khủng hoảng
- Nội dung của tái sản xuất:
+ Tái sản xuất ra của cải vật chất: tư liệu sinh hoạt và tư liệu tiêu dùng.
+ Tái sản xuất ra quan hệ sản xuất
+ Tái sản xuất ra sức lao động
+ Tái sản xuất ra môi trường tự nhiên và điều kiện sống
5) Thế nào là tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế? Mối quan hệ giữa hai chỉ tiêu kinh tế (Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế).
- Tăng trưởng kinh tế là sự tăng sản lượng quốc gia tính bằng giá trị trong một thời gian nhất định, thường là một năm
- Sản lượng quốc gia được tính bằng các chỉ tiêu:
+ GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
+ GNP: Tổng sản phẩm quốc dân
Trong đó: GNP = GDP + Thu nhập từ nướcngoài
- Mức tăng trưởng hàng năm được tính của nền kinh tế sử dụng công thức
(GNP1- GNP0)
---------------- *100%
GNP0
GNP1:Năm sau
GNP0: Năm trước
- Nhân tố tăng trưởng kinh tế:
+ Nguồn nhân lực giữ vai trò quyết định.
+ Khoa học công nghệ là động lực
+ Tài nguyên và vốn
+ Thể chế chính trị
- Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế ổn định gắn liền với hoàn chỉnh cơ cấu và thể chế kinh tế
- Nội dung của tăng trưởng kinh tế: Sự tăng trưởng ổn định: Phát triển kinh tế có nội dung rộng hơn tăng trưởng kinh tế, bao gồm cả việc chuyển dịch cơ cấu và hoàn thiện thể chế kinh tế, việc bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, đảm bảo phát triển bền vững.
- Những nhân tố phát triển kinh tế:
+ Sự phát triển của lực lượng sản xuất
+ Mức độ hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
+ Sự tác động của kiến trúc thượng tần: Thể chế chính trị, đường lối chính sách hệ thống pháp luật.
VẤN ĐỀ II:SẢN XUẤT HÀNG HOÁ
VÀ CÁC QUY LUẬT CỦA SẢN XUẤT HÀNG HOÁ
I. Điều kiền ra đời, đặc trưng và ưu thế của kinh tế hàng hoá:
(sản xuất hàng hoá và kinh tế hàng hoá là một, kinh tế -> xem về hình thái, sản xuất xem về quá trình sản xuất ra sản phẩm)
1. Khái niệm sản xuất hàng hoá:
Sản xuất hàng hoá là một kiểu tổ chức kinh tế xã hội, trong đó sản phẩm sản xuất ra dùng để bán, để trao đổi trên thị trường.
Sản xuất hàng hoá tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất: chiếm hữu nô lệ, phong kiến…chủ nghĩa xã hội, nhưng ngược lại thì một phương thức sản xuất trong đó có nhiều hình thức tổ chức kinh tế khác nhau: kinh tế hàng hoá, kinh tế tự nhiên,…Sản xuất hàng hoá không đồng nhất với phương thức sản xuất.
- Kinh tế tự nhiên (sản xuất tự cung, tự cấp) là một kiểu tổ chức kinh tế xã hội, trong đó sản phẩm sản xuất ra dùng để tiêu dùng cho người sản xuất ra nó.
·Đặc trưng của kinh tế tự nhiên:
+ Mục đích sản xuất ra sản phẩm là để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của chính người sản xuất ra nó.
+ Các quan hệ kinh tế thể hiện dưới hình thái hiện vật
+ Kiểu tổ chức kinh tế khép kín, bảo thủ, mang tính truyền thống.
Kinh tế tự nhiên phát triển đã tạo ra những điều kiện tiền đề để phát triển kinh tế hàng hoá. Kinh tế hàng hoá ra đời “phá vỡ” kinh tế tự nhiên, kinh tế hàng hoá ngày càng phát triển, kinh tế tự nhiên ngày càng bị thu hẹp.
2. Điều kiện ra đời và phát triển của kinh tế hàng hoá:
+ Phân công lao động xã hội (Đây là điều kiện cần)
+ Tồn tại sự tách biệt về kinh tế giữa những người sản xuất (điều kiện đủ)
a) Phân công lao động xã hội
- Khái niệm: Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội thành các hình thức khác nhau, sự phân chia nền kinh tế thành ngành nghề
Do sự chuyên môn mỗi người chỉ sản xuất một hoặc một vài loại sản phẩm nhưng nhu cầu lại cần nhiều loại sản phẩm khác nhau cho nên người này cần sản phẩm của người kia, giữa họ hình thành mối quan hệ trao đổi sản phẩm cho nhau. Chính phân công lao động xã hội là cơ sở của sự trao đổi.
b) Sự tách biệt về kinh tế:
Giữa những người sản xuất chia rẽ nhau, độc lập nhau, mỗi người là một chủ thể tách biệt, trong điều kiện này thì việc trao đổi sản phẩm được thực hiện dưới hình thái là trao đổi hàng hoá, tức là thông qua quan hệ hàng hoá, tiền tệ.
Kinh tế hàng hoá ra đời và tồn tại dựa trên hai điều kiện trên, chừng nào còn tồn tại hai điều kiện đó thì kinh tế hàng hoá còn tồn tại khách quan.
3. Quá trình phát triển của kinh tế hàng hoá: qua các hình thức sau đây:
- Sản xuất hàng hoá giản đơn.
- Sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa.
Sản xuất hàng hoá giản đơn là sản xuất hàng hoá của những người nông dân, thợ thủ công, cá thể dựa trên chế độ tư hữu nhỏ và lao động của chính bản thân họ.
Sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa là sản xuất hàng hoá phát triển ở trình độ cao, quá trình sản xuất diễn ra là sự kết hợp giữa tư liệu sản xuất thuộc sở hữu nhà tư bản với sức lao động của công nhân làm thuê.
Phân biệt sản xuất hàng hoá giản đơn và sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa:
- Giống nhau: Đều là sản xuất hàng hoá dựa trên hai điều kiện.
- Khác nhau:
Sản xuất hàng hoá giản đơn
Sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa
- Trình độ thấp, qui mô nhỏ, phân tán, dựa trên lao động thủ công
- Trình độ cao, tập trung, sản xuất công nghiệp cơ khí
- Mục đích: Sản xuất ra hàng hoá để trao đổi nhằm giá trị sử dụng khác
- Mục đích là giá trị thặng dư
- Trong quá trình sản xuất: Là sự kết hợp trực tiếp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất của chính họ
- Trong quá trình sản xuất kết hợp gián tiếp tư liệu sản xuất của nhà tư bản với sức lao động làm thuê của công nhân
- Trong quá trình trao đổi: Sản xuất hàng hoá giản đơn trao đổi dựa trên cơ sở ngang giá không dẫn đến người này chiếm đoạt người kia
- Trao đổi giữa nhà tư bản với công nhân: Nhà tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư nhưng không vi phạm ngang giá.
Sản xuất hàng hoá phát triển trình độ cao, trong đó mọi quan hệ kinh tế đều được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ và được giải quyết thông qua tiền tệ, chịu sự chi phối của các qui luật kinh tế của thị trường gọi là kinh tế thị trường.
Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hoá phát triển ở trình độ cao, không phải bất cứ kinh tế hàng hoá nào cũng là kinh tế thị trường.
4. Đặc trưng và những ưu thế của kinh tế hàng hoá: Kinh tế hành hoá là bước phát triển tất yêu của lịch sử, nó có đặc điểm và ưu thế hơn hẳn kinh tế tự nhiên.
- Kinh tế hàng hoá ra đời “phá vỡ” kinh tế tự nhiên, nó phát triển mở cửa giải phóng sức sản xuất.
- Mục đích của sản xuất hàng hoá là ra đời là thỏa mãn nhu cầu cho xã hội, khi nhu cầu tăng thì nó tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Trong nền kinh tế hàng hoá, lợi nhuận luôn là mục đích, là động lực của các hoạt động kinh tế. Để thu được nhiều lợi nhuận thì từng người sản xuất cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất, hạ thấp chi phí sản xuất, tạo động lực thúc đẩy kinh tế.
- Kinh tế hàng hoá ra đời, tồn tại dựa trên sự phát triển của phân công lao động nhưng khi kinh tế hàng hoá phát triển, mở rộng trao đổi thì nó tạo ra tiền đề để thúc đẩy phân công lao động chuyên môn hoá.
- Kinh tế hàng hoá phát triển thích ứng và hết sức năng động đã tạo điều kiện và khả năng và cả nhu cầu để nâng cao trình độ tổ chức quản lý.
VẤN ĐỀ III: HÀNG HOÁ
1. Hàng hoá là gì? phân tích các thuộc tính cơ bản của hàng hoá.
* Khái niệm: Hàng hoá là sản phẩm của lao động nó có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người, nó được sản xuất ra để bán, trao đổi trên thị trường.
* Phân tích các thuộc tính cơ bản của hàng hoá: Hàng hoá có hai thuộc tính:
-Thoả mãn nhu cầu của con người, tức là hàng hoá có giá trị sử dụng.
-Dùng để trao đổi, tức là hàng hoá có giá trị trao đổi (hay là giá trị)
a) Giá trị sử dụng của hàng hoá là công dụng của vật, nhờ thuộc tính tự nhiên của nó có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người.
Nội dung của giá trị sử dụng:
+ Công dụng của vật là do thuộc tính tự nhiên quyết định (lý tính, hoá tính)
+ Công dụng và phương pháp để lợi dụng nó dần được phát hiện ra cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật.
+ Giá trị sử dụng được thể hiện ra khi tiêu dùng thoả mãn nhu cầu của con người.
+ Giá trị sử dụng là nội dung của cải, là phạm trù vĩnh viễn, tồn tại lâu dài, không phụ thuộc vào tính chất xã hội.
+ Trong điều kiện kinh tế thị trường, giá trị sử dụng là cho người khác thông qua trao đổi, giá trị sử dụng là cái mang giá trị trao đổi.
b) Giá trị trao đổi là quan hệ tỷ lệ về lượng giữa giá trị sử dụng này với giá trị sử dụng khác.
Phương thức trao đổi là 1m vải = 5 kg thóc.
Lúc mới trao đổi chưa có tiền, sản phẩm nông nghiệp với tiểu thủ công nghiệp.
Vấn đề đặt ra là 2 giá trị sử dụng khác nhau lại trao đổi được với nhau, tức là so sánh với nhau về lượng, chứng tỏ rằng giữa chúng phải có một cơ sở chung. Cơ sở chung đó không phải thuộc tính tự nhiên của vật, bởi vì thuộc tính tự nhiên quyết định công dụng của vật, trong trao đổi chỉ đổi những giá trị sử dụng khác nhau cho nhau.
Sở dĩ hai hàng hoá trao đổi được với nhau trước hết chúng đều là sản phẩm của lao động, nhưng trong trao đổi người ta không xét đến những hình thức cụ thể của lao động.
Kết luận: Để hai hàng hoá trao đổi với nhau bởi vì chúng đều là những vật kết tinh của cùng lao động đồng nhất, lao động con người đã được hao phí vào đó, kết tinh vào đó. Khi chủ vải đồng ý trao đổi với chủ thóc, tức là hao phí lao động để sản xuất ra 1 m vải = hao phí lao động sản xuất 5 kg thóc, có nghĩa là giá trị 1m vải = giá trị 5 kg thóc.
Vậy: Giá trị hàng hoá là lao động xã hội (lao động đồng nhất) của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá.
Nhận xét:
- Giá trị hàng hoá do lao động tạo ra, vật gì không do lao động tạo ra thì không có giá trị, tuy rằng vật đó cần thiết cho con người
VD: Không khí tự nhiên, nước sông, nước suối, cây quả trong rừng, cá dưới sông, dưới biển… có giá trị sử dụng rất lớn đối với sự sống của con người, có nghĩa là nó có giá trị sử dụng hoặc công dụng rất cao, nhưng nó không phải là sản phẩm do lao động của con người tạo ra, nó không kết tinh sự hao phí của lao động con người trong đó vì vậy nó không phải là hàng hoá và nó không có giá trị.
- Giá trị hàng hoá là trừu tượng, nó chỉ được biểu hiện trong trao đổi, vì vậy giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị, giá trị là nội dung, là bản chất.
Vì vậy, Mác nghiên cứu giá trị hàng hoá bắt đầu từ giá trị trao đổi, tức là đi từ hình thức biểu hiện đến nội dung (từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng)
- Giá trị hàng hoá là phạm trù trừu tượng, nó được biểu hiện trong trao đổi, thực chất của trao đổi là trao đổi lao động cho nhau vì vậy phải qui mọi lao động khác nhau về lao động đồng nhất cho nên giá trị hàng hoá là biểu hiện mối quan hệ sản xuất xã hội giữa những người sản xuất hàng hoá.
- Giá trị hàng hoá là phạm trù lịch sử, nó chỉ tồn tại gắn liền với kinh tế hàng hoá
- Giá trị hàng hoá là phạm trù vật chất, không tồn tại hình thái vật thể.
2) Vì sao hàng hoá có hai thuộc tính? Phân tích tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá:
Sở dĩ hàng hoá có hai thuộc tính giá trị (hay giá trị trao đổi) và giá trị sử dụng là bởi vì lao động của người sản xuất ra hàng hoá có tính hai mặt: lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá quyết định hai thuộc tính của hàng hoá.
* Lao động cụ thể:
- Lao động cụ thể là lao động hao phí dưới một hình thức nhất định, có nghề nghiệp chuyên môn nhất định, có phương pháp riêng, có đối tượng riêng, mục đích riêng và kết quả riêng.
VD: thợ may áo ->vải ->kéo, kim -> cắt, may -> áo
Thợ xây -> gạch – Bay, xẻng.. -> xây, trát -> nhà
Nội dung (Đặc trưng) của lao động cụ thể:
+ Lao động cụ thể là lao động khác nhau về chất, ví dụ lao động của người thợ dệt khác về chất với lao động của người nông dân.
+ Các lao động cụ thể hợp thành hệ thống phân công lao động xã hội.
+ Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của vật.
+ Lao động cụ thể là phạm trù vĩnh viễn.
* Lao động trừu tượng:
- Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hoá nếu xét đó là sự hao phí sức lao động nói chung của con người mà không kể đến hình thức cụ thể như thế nào.
Ví dụ 1m vải = 5 kg thóc
Xét về lao động cụ thể thì lao động của người thợ dệt và lao động của người nông dân khác về chất, về đối tượng, về mục đích.
Nhưng đổi với nhau thì đằng sau sự khác nhau đó chứa đựng một cái gì chung.
Gạt bỏ hình thức cụ thể của sức lao động đi thì lao động sản xuất ra vải và lao động sản xuất ra thóc đều là sự hao phí sức lao động nói chung của con người, hiểu theo nghĩa sinh lý đó là sự hao phí về sức cơ bắp, sức thần kinh của con người, đó là lao động trừu tượng.
Nội dung (Đặc trưng) của lao động trừu tượng:
+ Lao động trừu tượng là lao động đồng nhất, đều là sự hao phí sức lao động nói chung của con người.
+ Lao động trừu tượng tạo ra thực thể (chất) của giá trị hàng hoá.
+ Lao động trừu tượng là phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại gắn với kinh tế hàng hoá.
Tóm lại: Lao động cụ thể, lao động trừu tượng là hai mặt của cùng một lao động, nếu xét lao động cụ thể thì lao động đó khác nhau về chất và tạo ra cái gì, xét lao động trừu tượng thì đó là lao động đồng nhất chỉ khác nhau về lượng.
Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá, dựa trên phát hiện này ông xây dựng một hệ thống các phạm trù và qui luật kinh tế.
* Mâu thuẫn cơ bản của lao động sản xuất hàng hoá đó là mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội.
Một mặt, lao động của mỗi người sản xuất hàng hoá (trong sự tách biệt) trực tiếp mang tính tư nhân, việc sản xuất cái gì, như thế nào là riêng của từng người.
Mặt khác, nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội sản xuất ra sản phẩm là để thoả mãn nhu cầu của người khác, vì vậy lao động của mỗi người gián tiếp mang tính xã hội.
Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội biểu hiện thành mâu thuẫn giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng, mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị.
Mâu thuẫn trên được giải quyết thông qua trao đổi, nếu hàng hoá bán được thì lao động tư nhân được xã hội thừa nhận trở thành bộ phận của lao động xã hội, mâu thuẫn được giải quyết. Ngược lại, nếu hàng hoá không bán được tức là xã hội không thừa nhận, mâu thuẫn chưa được giải quyết, và được giải quyết thông qua một cuộc khủng hoảng kinh tế.
3. Thước đo lượng giá trị hàng hoá là gì? Phân tích các nhân tố quyết định lượng giá trị của hàng hoá.
* Lượng giá trị hàng hoá:
a) Thời gian lao động xã hội cần thiết: Giá trị hàng hoá do lao động tạo ra có mặt chất và mặt lượng:
Chất của giá trị hàng hoá là lao động trừu tượng (lao động xã hội)
Lượng của giá trị chính là số lượng của lao động đó
Số lượng lao động lại được đo bằng thời gian lao động, thời gian lao động được chia thành ngày, giờ,...nhưng đó không phải là thời gian lao động cá biệt mà là thời gian lao động xã hội cần thiết.
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hoá trong điều kiện trung bình của xã hội, tức là với trình độ thành thạo trung bình, năng suất lao động trung bình và cường độ lao động trung bình.
Thông thường thời gian lao động xã hội cần thiết quy định lượng giá trị hàng hoá, nó nghiêng về với thời gian lao động cá biệt của nhóm người sản xuất ra một khối lượng hàng hoá chiếm tỷ trọng lớn cung cấp ra thị trường.
Thời gian lao động trung bình không phải là trung bình số học mà là bình quân gia quyền:
åt i qi
T = -------------
åqi
b) Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hoá:
Lượng giá trị của 01 đơn vị hàng hoá thay đổi tỷ lệ thuận với số lượng lao động và tỷ lệ nghịch với năng suất lao động xã hội.
*) Năng suất lao động:
- Năng suất lao động là hiệu quả có ích của lao động nó được xác định bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hay số lượng thời gian để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm.
- Tăng năng suất lao động là tăng hiệu quả có ích của lao động biểu hiện là tăng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, là rút ngắn thời gian để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm.
Tăng năng suất lao động (khi cường độ lao động không đổi) làm cho số lượng sản phẩm tăng nhưng lượng giá trị sản phẩm tạo ra trong thời gian đó không đổi, do đó giá trị của một đơn vị sản phẩm giảm xuống.
Tăng năng suất lao động không phải tăng thêm sự hao phí về lao động mà là thay đổi trong cách thức của lao động
Các nhân tố tăng năng suất lao động:
-Nâng cao trình độ thành thạo của người lao động.
-Cải tiến kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
-Nâng cao hiệu quả sử dụng tư liệu sản xuất
-Khai thác, sử dụng các điều kiện tự nhiên.
*) Cường độ lao động:
-Cường độ lao động là mức độ hao phí sức lao động trong một đơn vị thời gian.
- Tăng tăng cường độ lao động là tăng mức độ hao phí sức lao động trong một đơn vị thời gian, biểu hiện là phải làm việc khẩn trương, nặng nhọc lên.
- Tăng cường độ lao động (năng suất lao động không đổi) làm cho số lượng sản phẩm tăng nhưng lượng giá trị tạo ra trong thời gian đó tăng lên tương ứng do đó giá trị một đơn vị sản phẩm không thay đổi.
Nếu ta xét trong sự hao phí sức lao động thì tăng cường độ lao động cũng là kéo dài thời gian lao động.
Giữa tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động có sự khác nhau:
+ Lượng giá trị tạo ra
+ Giá trị một đơn vị sản phẩm
+ Mức bù đắp hao phí sức lao động để tái sản xuất sức lao động.
*) Lao động giản đơn và lao động phức tạp:
- Lao động giản đơn: là lao động không cần phải qua đào tạo chuyên môn nghề nghiệp, chỉ cần có sức lao động bình thường là có thể tiến hành quá trình sản xuất.
- Lao động phức tạp: là lao động phải qua huấn luyện chuyên môn nghề nghiệp và được xác định bởi thang bậc của trình độ chuyên môn khác nhau.
Nếu xét trong sự hình thành giá trị thì lao động phức tạp bằng bội số của lao động giản đơn.
Trao đổi diễn ra trên thị trường đó là một quá trình quy mọi lao động phức tạp, lao động giản đơn về lao động giản đơn trung bình của xã hội.
Vậy: lượng giá trị hàng hoá được đo bằng thời gian lao động trung bình xã hội cần thiết.
*) Phân biệt sự hình thành lượng giá trị hàng hoá trong nông nghiệp và trong công nghiệp:
- Giống nhau: Lượng giá trị hàng hoá được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
- Khác nhau:
+ Lượng giá trị hàng hoá trong công nghiệp được hình thành dựa trên điều kiện trung bình của ngành
+ Lượng giá trị hàng hoá trong nông nghiệp hình thành dựa trên điều kiện sả xuất xấu nhất (độ màu mỡ xấu nhất, xa nơi tiêu thụ nhất) vì:
. Trong nông nghiệp ruộng đất là tư liệu sản xuất đặc biệt, chỉ có hạn, là do độc quyền tư hữu và độc quyền kinh doanh ruộng đất nhưng trên ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi thì đã được đưa vào sản xuất kinh doanh.
. Nhu cầu lương thực của xã hội ngày càng tăng, để đáp ứng nhu cầu đó thì phải huy động cả vùng đất khó khăn vào tham gia sản xuất.
Để đảm bảo tái sản xuất trên những vùng đất kho khăn đó trước hết phải đảm bảo đủ bù đắp được chi phí sản xuất và có lãi cho nên lượng giá trị của nông sản phẩm được hình thành trên điều kiện sản xuất xấu nhất.
c) Cơ cấu của lượng giá trị hàng hoá:
Giá trị hàng hoá do lao động tạo ra gồm hai bộ phận:
-Gía trị cũ do lao động quá khứ tạo ra, được vật chất hoá vào lao động sản xuất (C)
-Giá trị mới do lao động sống trực tiếp tạo ra (V+m)
Tổng lượng giá trị hàng hoá: C+V+m
* Vai trò hai mặt của lao động trong hình thành các bộ phận cấu thành của lượng giá trị hàng hoá. Lao động sản xuất hàng hoá có hai mặt:
-Lao động cụ thể bảo tồn, di chuyển giá trị cũ, giá trị tư liệu sản xuất vào giá trị sản phẩm.
-Lao động trừu tượng tạo ra giá trị mới (V+m)
Giá trị mới nhập giá trị cũ được tổng lượng giá trị hàng hóa: C+V+m
VẤN ĐỀ IV: TIỀN TỆ
1)Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ:
- Tiền tệ ra đời là kết quả tất yếu của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Vì vậy, nghiên cứu nguồn gốc, bản chấ của tiền tệ là phải phân tích sự phát triển của các hình thái của giá trị (qua 4 hình thái) đến khi vật ngang giá thống nhất cố định ở vàng thì tiền tệ ra đời.
Đây là sự vận dụng phương pháp trừu tượng hoá kết hợp với logic và lịch sử, quá trình này đi từ trừu tượng đến cụ thể.
a) Hình thái giá trị giản đơn, ngẫu nhiên:
Lúc mới trao đổi giữa những người sản xuất thường diễn ra hết sức tình cờ và ngẫu nhiên, người ta thường trao đổi vật lấy vật.
Ví dụ 1 m vải = 5 Kg thóc: Hàng hoá vải tự nó không nói lên giá trị của mình, vải chủ động mang ra so sánh với thóc, hàng hoá thóc có công dụng phản ánh giá trị của vải.
-Vải ở vào hình thái giá trị tương đối.
-Thóc ở hình thái vật ngang giá.
Hình thái giá trị tương đối và hình thái vật ngang giá là hai cực biểu hiện của giá trị, vừa thống nhất với nhau vừa không dung hoà với nhau.
·Đặc điểm hình thái vật ngang giá:
+ Giá trị sử dụng trở thành hình thái biểu hiện của giá trị.
+ Lao động cụ thể trở thành hình thái biểu hiện của giá trị
+ Lao động tư nhân trở thành hình thái biểu hiện của lao động xã hội
Phân công lao động xã hội phát triển thì trao đổi mở rộng.
a)Hình thái giá trị toàn bộ hay mở rộng:
Trao đổi ngày càng mở rộng thì một hàng hoá có thể đổi được nhiều hàng hoá (giá trị một hàng hoá biểu hiện giá trị của nhiều hàng hoá), tỷ lệ trao đổi dần do hao phí lao động quyết định (Gía trị quyết định)
Ví dụ: 1m vải có thể biểu hiện giá trị
+ 5 kg thóc
+ 1 cái rừu
+ 1 con cừu
Trong trao đổi đã xuất hiện mâu thuẫn: Người này cần hàng hoá của người kia nhưng người kia cần hàng hoá của người khác.
Giải quyết mâu thuẫn trên tức là trao đổi gián tiếp qua một hàng hoá mà ai cũng cần và trao đổi phát triển.
c) Hình thái giá trị chung:
- Đại phân công lao động xã hội phát triển thì trao đổi thường xuyên hơn, đòi hỏi cần có một hàng hoá đóng vai trò vật ngang giá, nhiều hàng hoá biểu hiện giá trị ở một hàng hoá là vật ngang giá, đây là sự phát triển mới nhất về chất.
Ví dụ:
+ 5 kg thóc biểu hiện giá trị 5 kg thóc
+ 1 cái rừu biểu hiện giá trị 5 kg thóc
+ 1 con cừu biểu hiện giá trị 5 kg thóc
Nhưng hàng hoá đóng vai trò vật ngang giá mới chỉ thống nhất trong từng địa phương.
Khi trao đổi mở rộng vượt khỏi phạm vi thì nảy sinh mâu thuẫn. Giải quyết mâu thuẫn trên đòi hỏi vật ngang giá phải thống nhất ở một hàng hoá, trao đổi phát triển ở hình thái cao hơn dẫn đến hình thái tiền tệ.
d) Hình thái tiền tệ:
Khi trao đổi trở nên thường xuyên hơn tất yếu đòi hỏi vật ngang giá phải thống nhất lại. Khi vật ngang giá thống nhất cố định ở vàng thì tiền tệ ra đời.
Sở dĩ vàng đóng vai trò tiền tệ, bởi vì:
-Vàng do thuộc tính tự nhiên quyết định: không bị oxy hoá, dễ dát mỏng, chia nhỏ, một trọng lượng nhỏ biểu hiện cho lượng lao động lớn.
-Không phải do thuộc tính tự nhiên đó mà vàng trở thành tiền tệ mà do thuộc tính xã hội, do yêu cầu trao đổi phát triển mà tiền tệ ra đời.
Tiền tệ ra đời làm thế giới phân chia làm hai: Một bên là tất cả các hàng hoá thông thường mà gía trị biểu hiện ở một bên là vàng – hàng hoá đặc biệt đóng vai trò vật ngang giá chung.
Vậy: Tiền là hàng hoá đặc biệt, tách khỏi thế giới hàng hoá, đóng vai trò là vật ngang giá chung cho mọi hàng hoá.
(CH: Vì sao nói tiền tệ là hàng hoá đặc biệt)
Sở dĩ gọi tiền tệ là hàng hoá đặc biệt bởi vì:
+ Tiền tệ (tiền vàng) cũng là một hàng hoá như mọi hàng hoá thông thường bởi vì nó cũng có hai thuộc tính cơ bản: giá trị sử dụng và giá trị.
+ Tiền tệ cho phép người ta có thể so sánh giá trị của mọi hàng hoá khác nhau với nhau.
+ Tiền tệ giúp cho người ta có thể cộng giá trị của các sản phẩm hàng hoá khác nhau về chất thành một đại lượng chung đó là giá trị biểu hiện thông qua một lượng tiền nhất định.
2) Chức năng cơ bản của tiền tệ: Bản chất của tiền còn được thể hiện ở 5 chức năng sau:
- Tiền tệ làm chức năng thước đo giá trị:
Với chức năng này tiền tệ cho phép người ra có thể so sánh giá trị của các hàng hoá khác nhau với nhau. Để làm chức năng thước đo giá trị thì bản thân tiền phải có giá trị
Để đo giá trị hàng hoá thì không nhất thiết phải là tiền mặt, chỉ cần một lượng tiền trong “ý niệm” cũng thực hiện được chức năng này.
Để đo giá trị hàng hoá thì bản thân tiền tệ phải đo lường, chia thành đơn vị tiền tệ. Một đơn vị tiền tệ đại biểu cho một trọng lượng vàng nhất định gọi là tiêu chuẩn giá cả của tiền tệ.
- Chức năng lưu thông:
Lưu thông tìên tệ dựa trên cơ sở lưu thông hàng hoá, tiền thực hiện chức năng lưu thông phải là tiền mặt, nhưng không nhất thiết phải là tiền đầy đủ giá trị.
Tiền giấy có giá trị nhưng không đầy đủ hoàn toàn, gọi tiền giấy là phù hiệu của giá trị.
Qui luật lưu thông tiền tệ:
Lượng tiền cần thiết trong lưu thông
Tổng giá cả hàng hoá
Số tiền đến kỳ hạn phải trả
Số tiền thanh toán khấu trừ cho nhau
Số tiền thanh toán không dùng tiền mặt
Số vòng luân chuyển của đồng tiền cùng loại (đơn bản vị)
PQ
M= --------
V
M: Khối lượng tiền
P: Gía cả
Q: Số lượng hàng hoá
V: Tốc độ chu chuyển của tiền
Lạm phát là do phát hành tiền vào lưu thông vượt khỏi số lượng tiền cần thiết trong lưu thông, làm cho mất cân đối hàng hoá - tiền tệ.
Mức lạm phát: Biểu hiện ở chỉ số giá cả hàng tiêu dùng tăng.
- Chức năng phương tiện thanh toán:
Tiền dùng làm phương tiện thanh toán, chi trả.
- Chức năng phương tiện tích luỹ hoặc cất trữ:
Thực hiện chức năng này phải là tiền có đầy đủ giá trị, tiền vàng, tiền đi vào cất trữ hay ra lưu thông là do sự biến động của giá cả thị trường.
- Chức năng tiền tệ quốc tế:
Thực hiện chức năng này phải là tiền vàng để thực hiện các quan hệ kinh tế quốc tế.
VẤN ĐỀ V: QUY LUẬT GIÁ TRỊ
1) Quy luật kinh tế:
Quy luật kinh tế đó là sự phản ánh mối quan hệ nhân quả, tất yếu, khách quan, bền vững, lắp đi lắp lại của các hiện tượng và quá trình kinh tế.
Phân loại qui luật kinh tế:
Căn cứ vào phạm vi hoạt động thì phân thành:
+ Qui luật kinh tế chung, tức là hoạt động trong tất cả các phương thức sản xuất: qui luật tăng năng suất lao động, qui luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
+ Qui luật kinh tế đặc thù là qui luật chỉ hoạt động trong một số phương thức sản xuất: qui luật giá trị chỉ hoạt động trong phương thức sản xuất còn tồn tại sản xuất hàng hoá.
Qui luật kinh của quy luật kinh tế: có hai đặc điểm sau:
+ Qui luật kinh tế hoạt động khách quan, tức là nó phát sinh, phát huy tác dụng độc lập với ý muốn chủ quan của con người.
+ Qui luật kinh tế hoạt động thông qua hoạt động của con người và con người có khả năng nhận thức, vận dụng Qui luật kinh tế một cách tự giác.
+ Qui luật kinh tế phát sinh, phát huy tác dụng mang tính lịch sử, gắn liền với những điều kiện kinh tế nhất định.
Phân biệt giữa Qui luật kinh tế và Chính sách kinh tế:
+ Qui luật kinh tế hoạt động khách quan, con người nhận thức, vận dụng đưa ra các chính sách kinh tế
+ Chính sách kinh tế là tổng hợp tác động của Nhà nước trong một ngành, một lĩnh vực nhằm mục tiêu kinh tế nhất định.
Chính sách kinh tế là sản phẩm chủ quan cho nên có thể đúng, gần đúng và chưa chắc đúng (xét trong điều kiện cụ thể)
2) Qui luật kinh tế của kinh tế hàng hoá:
Kinh tế hàng hoá là một kiểu tổ chức kinh tế xã hội, trong đó sản phẩm sản xuất ra dùng để bán, để trao đổi trên thị trường, nó vận động chịu sự tác động các qui luật kinh tế riêng có của nó:
+ Qui luật lưu thông tiền tệ
+ Qui luật cung cầu
+ Qui luật giá trị
Trong đó Qui luật giá trị là qui luật cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hoá.
3) Qui luật giá trị:
Qui luật giá trị là qui luật vận động của hao phí lao động xã hội cần thiết.
-Quy luật giá trị yêu cầu: Việc sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết. Trong lĩnh vực sản xuất thì hao phí lao động cá biệt phải phù hợp với hao phí lao động xã hội cần thiết, tức là phải nhỏ hơn hoặc bằng lao động xã hội cần thiết, cho nên từng người sản xuất bằng mọi cách hạ thấp chi phí cá biệt nhằm thu nhiều lợi nhuận. Trong trao đổi thì quy luật giá trị yêu cầu phải tuân thủ theo quy luật ngang giá (mua bán đúng giá trị)
-Tác dụng của qui luật giá trị:
+ Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá:
. Điều tiết sản xuất là phân phối tư liệu sản xuất và sức lao động vào các ngành thông qua sự biến động của giá cả và quan hệ cung cầu trên thị trường, một ngành nào đó có cung tăng vượt cầu làm cho giá cả hàng hoá giảm xuống (đến chi phí), người sản xuất bỏ ngành này, di chuyển tư liệu sản xuất và sức lao động sang ngành cung chưa đáp ứng đủ cầu, cứ như vậy có sự điều tiết qua lại giữa các ngành tạo ra một sự cân bằng.
. Điều tiết lưu thông tức là điều tiết nguồn hàng từ nơi có giá thấp đến nơi có giá cao.
+ Kính thích sản xuất phát triển:
Trong nền sản xuất hàng hoá, lợi nhuận vừa là mục đích, vừa là động lực thúc đẩy hoạt động kinh tế, để đạt được mức độ thu nhiều lợi nhuận, người sản xuất không ngừng cải tiến kỹ thuật, vận dụng công nghệ mới tăng năng suất lao động, giảm chi phí (đến mức tối thiểu), tối đa lợi nhuận, kích thích sản xuất phát triển.
+ Phân hoá và thực hiện sự lựa chọn tự nhiên giữa người sản xuất:
Trong môi trường cạnh tranh, để giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, người nào có điều kiện sản xuất thuận lợi (kỹ thuật tiên tiến, qui mô lớn,...) chi phí sản xuất thấp thu nhiều lợi nhuận và tiếp tục mở rộng sản xuất và ngày càng phát tài. Ngược lại, người nào có điều kiện bất lợi, chi phí sản xuất cao, việc thu lỗ dẫn đến phá sản.
Tình hình trên dẫn đến một sự phân hoá trong xã hội, một số ít người giàu lên, trở thành ông chủ, ngược lại số đông người bị phá sản rơi vào điều kiện làm thuê, cuối cùng dẫn đến sự ra đời của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- Biểu hiện của sự hoạt động của qui luật giá trị:
Qui luật giá trị hoạt động biểu hiện ra thành sự biến động của giá cả trên thị trường “Giá cả là biểu hiện của giá trị, giá trị là quy luật của giá cả, giữa giá cả và giá trị có một khoản cách, một độ chênh”
+ Giá cả hàng hoá là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá.
+ Giá cả một mặt phù hợp với giá trị - giá cả lấy giá trị làm cơ sở, mặt khác giá cả tách rời giá trị, là do:
. Quan hệ cung cầu
. Sức mua của đồng tiền
. Tình trạng cạnh tranh độc quyền.
Giá cả có khả năng tách rời giá trị nhưng không phải tách rời vô hạn, vẫn lấy giá trị làm cơ sở.
+ Biểu hiện sự hoạt động của qui luật giá trị trong sản xuất hàng hoá giản đơn là giá cả trực tiếp lên xuống xoay quanh giá trị hàng hoá, có mặt hàng bán cao hơn giá trị, có mặt hàng bán thấp hơn giá trị, nhưng xet trên toàn xã hội thì tổng giá cả bằng tổng giá trị.
+ Biểu hiện qui luật giá trị trong cạnh tranh tự do (bàn tay vô hình) là qui luật giá cả sản xuất.
+ Trong giai đoạn độc quyền thì qui luật giá trị biểu hiện thành qui luật giá cả độc quyền.
3)Sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa:
a) Điều kiện ra đời của sản xuất tư bản chủ nghĩa: hai điều kiện
-Người lao động được tự do về thân thể và bị tước hết tư liệu sản xuất vì vậy muốn duy trì cuộc sống thì phải bán sức lao động làm thuê, sức lao động trở thành hàng hoá
-Phải có một lượng tiền của, tài sản đủ lớn tập trung vào tay một số ít người để lập ra xí nghiệp và thuê nhân công
Hai điều kiện trên ra đời dưới tác động của các nhân tố sau:
-Qui luật giá trị (tác dụng 3) nhưng quá trình này diễn ra tuần tự, chậm chạp
-Tích luỹ nguyên thuỷ bằng bạo lực tước đoạt để thúc đẩy nhanh sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.
b)Quá trình chuyển từ sản xuất hàng hoá giản đơn lên sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa:
Sản xuất hàng hoá giản đơn là sản xuất hàng hoá của những người nông dân, thợ thủ công, cá thể dựa trên chế độ tư hữu nhỏ và lao động của chính bản thân họ.
Sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa là sản xuất hàng hoá phát triển ở trình độ cao, quá trình sản xuất diễn ra là sự kết hợp giữa tư liệu sản xuất thuộc sở hữu nhà tư bản với sức lao động của công nhân làm thuê.
Quá trình chuyển từ sản xuất hàng hoá giản đơn lên sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa diễn ra khách quan, có tính qui luật sau đây:
-Tiến hành cách mạng trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông nghiệp tập trung, sản xuất hàng hoá lớn, tạo thị trường cho công nghiệp và tích luỹ cho công nghiệp hoá.
-Cách mạng trong lĩnh vực lao động: Phân công lại lao động xã hội, chuyển bộ phận lao động nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác, là quá trình phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn, tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp.
-Chuyển tư hữu nhỏ thành tư hữu lớn tư bản chủ nghĩa thông qua quá trình tích luỹ, tập trung tư bản, tích tụ tập trung sản xuất.
-Tăng cường vai trò của Nhà nước thông qua các chính sách, luật thuế quan để bảo hộ, khuyến khích phát triển sản xuất.
Sản xuất hàng hoá phát triển ở trình độ cao, trong đó mọi quan hệ kinh tế đều được tiền tệ hoá và giải quyết thông qua thị trường dẫn đến sự ra đời của kinh tế thị trường.
(Ý nghĩa của việc nghiên cứu trong điều kiện phát triển kinh tế của nước ta, lưu ý những vấn đề có tính qui luật)
·Tham khảo:
1- Nếu trên thị trường nhà tư bản bán hàng hoá cho người tiêu dùng theo đúng giá trị của nó nhà tư bản có thu được lợi nhuận hay không? vì sao?)
Thu được lợi nhuận vì:
Giá trị thặng dư m trong cơ cấu giá trị là phần dôi ra bên ngoài chi phí sản xuất mà nhà tư bản đã ứng ra. Bộ phận giá trị thặng dư này sẽ được đem phân phối hoặc phân chia cho tất cả những nhà tư bản tham gia vào quá trình sản xuất như tư bản công nghiệp được lợi nhuận công nghiệp, tư bản ngân hàng được lợi nhuận ngân hàng, tư bản cho vay được lợi tức cho vay, tư bản thương nghiệp được lợi nhuận thương nghiệp… (kể cả địa chủ) bởi vì tất cả những bộ phận thu nhập đó đều là sản phẩm của quá trình bóc lột sản phẩm làm nên. Trong lý luận của chủ nghĩa Mác Lê Nin Các Mác đã chỉ rõ trong nền kinh tế tư bản nhà tư bản chỉ cần bán hàng hoá của mình cho người tiêu dùng lớn hơn chi phí sản xuất và nhỏ hơn giá trị của nó là đã thu được lợi nhuận vì vậy việc bán đúng giá trị của hàng hoá thì nhà tư bản vẫn thu được lợi nhuận.
2- Trình bày các hình thức biểu hiện của quy luật giá trị trong các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được đặc trưng bởi nền kinh tế hàng hoá phát triển ở trình độ ngày càng cao. Quy luật giá trị là quy luật của kinh tế của sản xuất và trao đổi hàng hoá, vì vậy nó hoạt động trong suốt quá trình phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Nhưng theo nguyên lý của CN Mác Lê Nin, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa lại phát triển qua 2 giai đoạn cao thấp khác nhau đó là giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh và chủ nghĩa tư bản độc quyền.
Trong giai đoạn tự do cạnh tranh cơ chế cạnh tranh tự do đã chi phối toàn bộ nền kinh tế tư bản dưới các hình thức cạnh tranh cụ thể như cạnh tranh trong nội bộ từng ngành và giữa các ngành sản xuất. Để tồn tại và phát triển được trong môi trường cạnh tranh quyết liệt thì bắt buộc các nhà tư bản phải đi đến thoả thuận phân chia nhau lợi nhuận theo nguyên tắc tỷ suất lợi nhuận bình quân và hình thành ra phạm trù lợi nhuận bình quân.
P= tổng m/tổng (c+v)
Đến đây quy luật giá trị, quy luật của kinh tế hàng hoá có hình thức biểu hiện mới đó là quy luật giá cả sản xuất (giá cả sản xuất = Chi phí sản xuất + lợi nhuận bình quân)
Nhưng sang đến giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền nền kinh tế tư bản xuất hiện cơ chế độc quyền vì vậy các nhà tư bản có thể đề ra giá cả độc quyền lớn hơn hoặc nhỏ hơn giá trị hàng hoá để trên cơ sở đó mà thu được lợi nhuận độc quyền. Vì vậy trong giai đoạn này quy luật giá trị mang một biểu hiện mới đó là quy luật giá cả độc quyền (giá cả độc quyền = chi phí sản xuất + lợi nhuận bình quân + lợi nhuận độc quyền)
3- Phân tích mối quan hệ giữa các phạm trù giá trị, giá trị thị trường và giá cả?
Khái niệm :
- Giá trị: giá trị của hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá
- Giá trị thị trường (giá trị xã hội của hàng hoá): là lao động xã hội có tính chất trung bình của những người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá
- Giá cả hàng hoá: là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá trên thị trường.
Mối quan hệ:
- Giá trị hàng hoá bao giờ cũng là nội dung và có ý nghĩa quyết định.
- Giá trị thị trường của hàng hoá là hình thức biểu hiện của giá trị hàng hoá trên thị trường dưới sự tác động của quan hệ cung cầu.
- Giá cả thị trường là hình thức biểu hiện giá trị thông qua một lượng tiền mặt nhất định.
Trong 3 phạm trù thì giá trị hàng hoá có ý nghĩa quyết định nhưng trong thực tế giá cả có thể tách rời giá trị do
+ Quan hệ cung cầu
+ Sức mua của đồng tiền
+ Tâm lý, tập quán của người tiêu dùng.
+ Tình trạng độc quyền của nền kinh tế.
+ Các chính sách kinh tế của nhà nước như thuế…
Mặc dù trên thị trường giá cả có khả năng tách rời giá trị vốn có của nó và lên xuống xoay quanh giá trị dưới sự tác động của quan hệ cung cầu nhưng vẫn phải đảm bảo yêu cầu
Tổng giá cả hàng hoá trên thị trường = tổng giá trị hàng hoá
* Trình bày điều kiện ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa:
Theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác Lê nin thì phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là một trong 5 phương thức sản xuất đã từng tồn tại trong lịch sử phát triển của nhân loại. nhưng để cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời thay thế cho phương thức sản xuất phong kiến đã bước vào thời kỳ suy thoái tan rã thì Các Mác cũng khẳng định là phải tạp lập ra được 2 điều kiện tiền đề đó là:
+ Phải tích luỹ được một số tiền lớn (tư bản) vào trong tay một số ít nhà tư bản để tạo lập ra các điều kiện sản xuất cho phương thức tư bản.
+ Phải tạo ra được một đội ngũ những người lao động làm thuê không có tư liệu sản xuất (vô sản)
Với sự tác động của các quy luật kinh tế của sản xuất và trao đổi hàng hoá thì cũng có thể từng bước tạo lập ra được 2 điều kiện này. Nhưng giai cấp tư sản nói chung và các nhà tư sản nói trên đã không đủ kiên trì để chờ đợi sự tác động khách quan đó của các quy luật. Họ đã nhanh chóng tìm mọi biện pháp để thông qua quá trình tích luỹ ban đầu (tích luỹ nguyên thuỷ tư bản) mà công cụ được sử dụng đó là tước đoạt và bạo lực nhằm mục đích biến tư sản và tài sản và tiền của những người lao động trở thành sở hữu của những nhà tư bản, mặt khác biến những người sở hữu tài sản thành người vô sản làm thuê.
Lịch sử của quá trình tích luỹ nguyên thuỷ tư bản đã diễn ra đầu tiên ở nước Anh sau đó lan sang các nước Tây âu và cuối cùng trở thành biện pháp chủ yếu cho chủ nghĩa tư bản xuất hiện ở các quốc gia vào thế kỷ 17 và thế kỷ 18. Vì vậy trong tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Mác có viết: Lịch sử ra đời của chủ nghĩa tư bản đó là những trang đầy máu và nước mắt của giai cấp vô sản làm thuê, là lịch sử đầm đìa máu và bùn nhơ trong từng lỗ chân lông của giai cấp tư sản.
VẤN ĐỀ VI: SỰ CHUYỂN HOÁ TIỀN TỆ THÀNH TƯ BẢN
1) Công thức chung của tư bản:
- Tư bản là tiền nhưng không phải mọi tiền là tư bản, chỉ có tiền được sử dụng để chiếm đoạt lao động của người khác thì tiền đó mới là tư bản.
- Tiền là tư bản hoạt động theo công thức T-H-T’ (T’=T+Dt) (1)
Sở dĩ (1) là công thức chung bởi vì mọi tư bản dù hoạt động trong ngành nào (công nghiệp, thương nghiệp,...) cũng đều vận động theo công thức trên.
- Tiền thông thường vận động theo công thức H-T-H’ (2)
Phân biệt (1) và (2) làm rõ hơn tiền là tư bản và tiền thông thường:
- Giống nhau:
+ Đều gồm các yếu tố: H, T, người mua bán đối diện với nhau
+ Đều là sự thống nhất giữa hai giai đoạn đối lập với nhau.
- Khác nhau:
+ Trình tự tiến hành giai đoạn: ở (1) diễn ra mua - bán thì ở (2) diễn ra ngược lại mua - bán
+ Khác nhau ở điểm bắt đầu và điểm kết thúc: ở (1) bắt đầu là T, kết thúc là T', T'>T, còn H chỉ là trung gian; ở (2) bắt đầu là H, kết thúc là H, H khác nhau về giá trị sử dụng, còn T chỉ là môi giới.
+ Mục đích và giới hạn cuộc vận động thì (1) mục đích tăng thêm là giá trị lớn lên cho nên vẫn tiếp tục vận động trong lưu thông: T'1, T'2,... không có giới hạn cuối cùng, còn ở (2) mục đích là H là giá trị sử dụng thì khi đạt mục đích thì rút ra khỏi lưu thông đi vào tiêu dùng, cuộc vận động chấm dứt tại đây.
2) Mâu thuẫn công thức chung của tư bản:
Ở công thức (1) hình như mâu thuẫn với lý luận lưu thông, mâu thuẫn lý luận giá trị lao động.
Vậy Dt có phải do lưu thông tạo ra?
* Trong lưu thông (lĩnh vực trao đổi mua bán):
+ Trường hợp trao đổi ngang giá (mua bán đúng giá trị), trong trường hợp này chỉ có lợi về mặt giá trị sử dụng chứ không hề làm thay đổi giá trị của các sản phẩm đem trao đổi.
+ Trường hợp trao đổi không ngang giá:
Trường hợp mua rẻ (mua thấp hơn giá trị) thì anh ta có lợi trong khi mua nhưng khi bán (bán thấp hơn giá trị) thì anh ta chịu thiệt, suy đến cùng anh ta chẳng được lợi gì.
Trường hợp bán đắt (bán cao hơn giá trị) thì anh ta có lợi trong khi bán nhưng khi mua (mua cao hơn giá trị) thì anh ta chịu thiệt, suy đến cùng anh ta chẳng được lợi gì.
Trường hợp chuyên mua rẻ, bán đắt thì đó chỉ là sự phân phối lại tiền tệ, cái được của người này là cái mất của người khác, tổng giá trị trước khi trao đổi và sau khi trao đổi là không đổi.
Như vậy, trong lưu thông ta xét tất cả các trường hợp thì tiền không tăng thêm, giá trị không lớn lên được
* Xem xétngoài lưu thông (không có sự tiếp xúc trực tiếp hàng tiền, trao đổi mua bán)
+ T ngoài lưu thông thì tự nó không lớn lên được
+ H ngoài lưu thông thì H đi vào tiêu dùng
. Nếu là tư liệu sản xuất thì khi tiêu dùng, giá trị được chuyển dịch vào giá trị sản phẩm.
. Nếu là tư liệu tiêu dùng thì khi tiêu dùng cho cá nhân, giá trị và giá trị sử dụng mất đi.
Nhưng tư bản không thể vận động ngoài lưu thông.
Công thức (1) có nghĩa là nhà tư bản phải tìm trên thị trường mua được một thứ hàng hoá đặc biệt (trong lưu thông) nhưng nhà tư bản không bán hàng hoá đó bởi vì nếu bán đúng giá trị thì T không ra T' Nhà tư bản tiêu dùng hàng hoá đó (ngoài lưu thông) thì tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó.
Hàng hoá đó chính là sức lao động
Vậy: Mâu thuẫn công thức chung tư bản là tư bản phát sinh vừa trong lưu thông, nhưng đồng thời tư bản phát sinh vừa không phải trong lưu thông.
T - H (SLĐ, TLSX)...SX...H' - T'
Điều kiện để tiền là tư bản:
- Sức lao động trở thành hàng hoá
- Phải có lượng tiền đủ lớn.
Chính việc phát hiện ra hàng hoá sức lao động đã mở ra bí mật trong công thức chung của tư bản và giải quyết mâu thuẫn trên.
3) Hàng hoá sức lao động:
a) Sức lao động và điều kiện sức lao động trở thành hàng hoá:
- Sức lao động là tổng hợp sức thân thể, sức thần kinh, sức cơ bắp có sẵn trong mỗi cơ thể của con người, sức lao động không tồn tại ngoài con người, sức lao động là khả năng lao động của mỗi con người.
Lao động là sự vận dụng (tiêu dùng) sức lao động được thể hiện ra trong quá trình lao động sản xuất.
- Như vậy quá trình lao động sản xuất diễn ra là sự kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, trong đó sức lao động là yếu tố chủ thể, giữ vai trò quyết định; tư liệu sản xuất là yếu tố khách thể, là điều kiện vật chất không thể thiếu được.
- Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người và nó diễn ra giữa con người với tự nhiên nhằm cải tạo tự nhiên cho phù hợp với mục đích của con người.
- Phân biệt sức lao động và lao động: Sức lao động là một phạm trù hiện hữu, lao động là một phạm trù trừu tượng, vì vậy Mác cho rằng người takhông thể nhìn thấy,sờ mó thấy lao động mà lao động chỉ được thể hiện ra trong thực tiễn khi con người vận dụng sức lao động để tiến hành quá trình sản xuất.
Sức lao động là yếu tố cơ bản của mọi nền sản xuấtnhưng sức lao động trở thành hàng hoá trong điều kiện nhất định, đó là:
+ Người có sức lao động phải được tự do về thân thể, phải làm chủ được sức lao động của mình, và chỉ có khi làm chủ sức lao động của mình mới mang sức lao động của mình ra bán.
+ Người có sức lao động bị tước hết tư liệu sản xuất, muốn duy trì cuộc sống thì phải bán sức lao động làm thuê.
Sức lao động trở thành hàng hoá và sự hình thành thị trường sức lao động đó là một bước phát triển tất yếu của sản xuất và cũng là đánh dấu bước chuyển biến từ sản xuất hàng hoá giản đơn lên sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa.
b) Sức lao động là hàng hoá đặc biệt:
Cũng giống như hàng hoá thông thường, nó trao đổi mua bán được và có hai thuộc tính, nhưng Sức lao động là hàng hoá đặc biệt tức là nó có đặc điểm khác hàng hoá thông thường:
b1) Trong quan hệ mua bán nó có đặc điểm sau:
- Chỉ bán quyền sử dụng chứ không bán quyền sở hữu và bán trong một thời gian nhất định thông qua các hợp đồng.
- Mua bán chịu: Giá trị sử dụng thực hiện trước (bắt lao động), giá trị thực hiện sau (trả công sau)
- Chỉ có phía người bán là công nhân làm thuê và phía người mua là các nhà tư bản, không có ngược lại.
- Giá cả của Sức lao động (tiền công) luôn thấp hơn so với giá trị sức lao động bởi vì đối với người công nhân lao động là phương tiện sinh sống duy nhất vì vậy phải bán sức lao động trong mọi điều kiện.
b2) Đặc biệt trong hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động:
* Giá trị của hàng hoá sức lao động:
Lượng giá trị hàng hoá sức lao động được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết. Nhưng sức lao động là năng lực tồn tại trong cơ thể sống của con người, để tái tạo ra năng lực đó thì người lao động phải tiêu dùng một khối lượng tư liệu sinh hoạt nhất định thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần, vì vậy lượng giá trị sức lao động được đo lường gián tiếp bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất tư liệu sinh hoạt:
Yếu tố cấu thành lượng giá trị sức lao động:
- Lượng giá trị tư liệu sinh hoạt cho chính người công nhân.
- Lượng giá trị tư liệu sinh hoạt nuôi sống gia đình anh ta
- Các phí tổn đào tạo chuyên môn, nghề nghiệp.
Giá trị sức lao động đặc biệt khác hàng hoá thông thường là nó mang yếu tố tinh thần lịch sử vì sức lao động là năng lực trong cơ thể sống của con người, mà con người bao giờ cũng sống trong điều kiện lịch sử cụ thể, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn.
Mặt khác, nhu cầu của con người bao hàm cả nhu cầu cả vật chất và nhu cầu tinh thần (vui chơi, giải trí, tự do tín ngưỡng,...) cấu thành.
* Giá trị sử dụng: Giá trị sử dụng hàng hoá sức lao động giống hàng hoá thông thường ở chỗ nó chỉ được thể hiện ra khi tiêu dùng thoả mãn nhu cầu của con người.
Nhà tư bản tiêu dùng sức lao động của công nhân tức là bắt công nhân lao động, trong quá trình lao động người công nhân tạo ra một giá trị mới (V+m), trong đó có một bộ phân ngang bằng với giá trị sức lao động (V), nhà tư bản dùng để trả công để tái sản xuất sức lao động, còn một bộ phận dôi ra ngoài giá trị sức lao động (m) nhà tư bản chiếm không.
Như vậy, khi tiêu dùng sức lao động, giá trị sử dụng sức lao động có đặc điểm khác hàng hoá thông thường là khi tiêu dùng nó tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó.
Còn hàng hoá thông thường nếu là tư liệu sản xuất khi tiêu dùng cho sản xuất thì giá trị được chuyển dịch vào sản phẩm, còn nếu là tư liệu sinh hoạt khi tiêu dùng cho cá nhân thì cả giá trị và giá trị sử dụng đều mất đi trong quá trình đó.
Ngược lại hàng hoá sức lao động khi tiêu dùng nó giá trị không những không mất đi mà còn tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị ban đầu.
Qua đó đã làm rõ bí mật công thức chung tư bản.
VẤN ĐỀ VII: SỰ SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
LÀ QUI LUẬT KINH TẾ CƠ BẢN (QUY LUẬT TUYỆT ĐỐI)
CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
1. Trình bày quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư dưới chủ nghĩa tư bản.
a) Đặc điểm của sản xuất tư bản chủ nghĩa:
- Đó là quá trình sản xuất hàng hoá phát triển ở trình độ cao, sản xuất có tính hai mặt: Một mặt là sản xuất ra giá trị sử dụng, mặt khác là sản xuất ra giá trị và giá trị thặng dư đó là mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa. Quá trình sản xuất diễn ra là sự kết hợp giữa tư liệu sản xuất của nhà tư bản với sức lao động làm thuê của công nhân
- Quá trình sản xuất diễn ra dưới sự điều thành, giám sát của nhà tư bản, sản phảm do lao động công nhân làm ra thuộc về nhà tư bản.
b) Ví dụ:
- Để sản xuất ra 10 kg sợi nhà tư bản phải bỏ ra (mua đúng giá trị):
+ 10 kg bông:10 USD
+ Khấu hao máy:2 USD
+ Thuê công nhân một ngày 3 USD
---------
15 USD
Trong 6 giờ người công nhân đã sản xuất được 10kg sợi.
Giá trị của 10kg sợi là:
+ Giá trị cũ - giá trị của tư liệu sản xuất dịch chuyển vào:12 USD
+ Giá trị mới do lao động của công nhân tạo ra trong 6 giờ (mỗi giờ 0,5 USD): 3 USD
Tổng giá trị 10kg sợi là 15 USD.
Nhà tư bản bán 10kg sợi đúng giá trị thu được 15USD, so với tư bản đã bỏ ra 15 USD-15USD = 0. Nhà tư bản không thu được gì, cuộc vận động không đạt mục đích.
Kết luận: Nếu giá trị mới tạo ra bằng giá trị sức lao động thì không có giá trị thặng dư.
Nhà tư bản thuê công nhân một ngày lao động, giả sử là 12 giờ thì người công nhân phảilàm việc hết thời gian đó và sản xuất ra 20kg sợi.
+ Để sản xuất ra 20 kg sợi nhà tư bản phải bỏ ra:
+ 20 kg bông:20 USD
+ Khấu hao máy:4 USD
+ Thuê công nhân một ngày 3 USD
---------
27 USD
Giá trị của 20kg sợi là:
+ Giá trị cũ:24 USD
+ Giá trị mới do lao động của công nhân tạo ra trong 12 giờ (mỗi giờ 0,5 USD): 6 USD
Tổng giá trị 10kg sợi là 30 USD.
Nhà tư bản bán 20kg sợi đúng giá trị thu được 30USD, so với tư bản đã bỏ ra 30-27=3 USD, nhà tư bản thu dôi ra 3 USD đó gọi là giá trị thặng dư
c)Nhận xét:
- Phân tích giá trị 20kg sợi do công nhân tạo ra, lao động của công nhân có tính hai mặt:
+ Lao động cụ thể bảo tồn và di chuyển giá trị của bông, máy móc vào giá trị của sợi C=24USD. Bộ phận này sau khi tiêu thụ hàng hoá thì được quay trở lại bù đắp tư liệu sản xuất để tái sản xuất.
+ Lao động trừu tượng tạo ra giá trị mới V+m = 6 USD, trong đó có một bộ phận ngang bằng sức lao động V=3USD dùng để trả công cho công nhân để tái sản xuất sức lao động, còn bộ phận dôi ra ngoài giá trị sức lao động m = 3 USD, đó là giá trị thặng dư thì nhà tư bản chiếm lấy.
Vậy: Giá trị thặng dư là một phần của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra bị nhà tư bản chiếm không (kí hiệu: m)
Đến chủ nghĩa tư bản dựa trên sản xuất công nghiệp, năng suất lao động cao thì ngày lao động (12 giờ) được chia thành hai phần:
-Thời gian lao động cần thiết (6giờ) tạo ra giá trị bằng giá trị sức lao động V=3 để tái sản xuất sức lao động.
-Thời gian lao động thặng dư (6giờ) tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản m=3
_______________._______________
Vậy: Sản xuất giá trị thặng dư là quá trình sản xuất giá trị kéo dài vượt khỏi giới hạn tại một điểm mà giá trị sức lao động được trả ngang giá.
2)Bản chất của tư bản, tư bản bất biến và tư bản khả biến:
a) Tư bản là gì? Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động công nhân làm thuê của công nhân.
Tư bản không phải là máy móc thiết bị, không phải là vật mà tư bản là giá trị, giá trị phản ánh mối quan hệ sản xuất xã hội, đó là quan hệ tư bản và lao động.
b) Tư bản bất biến và tư bản khả biến:
Các bộ phận tư bản có vai trò khác nhau trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư.
Nếu căn cứ vào hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá thì tư bản sản xuất được phân thành tư bản bất biến và tư bản khả biến.
- Tư bản bất biến là bộ phận tư bản dùng để mua tư liệu sản xuất, trong quá trình sản xuất không hề thay đổi về lượng (C)
- Tư bản khả biến là bộ phận tư bản để thuê công nhân, từ một lượng bất biến, trong quá trình sản xuất tăng thêm về lượng (V)
Mục đích phân chia thành Tư bản bất biến và tư bản khả biến là nhằm vạch rõ nguồn gốc thật sự của m là do V sinh ra còn C là điều kiện cần thiết để sản xuất ra m
3. Thế nào là tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư:
- Tỷ suất giá trị thặng dư:
Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ lệ tính theo % giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến
m’'=(m/V).100%
+ m’ - Tỷ suất giá trị thặng dư
+ m - Giá trị thặng dư
+ V - Tư bản khả biến
m’ phản ánh trình độ bóc lột của tư bản tức là trong một ngày lao động của người công nhân thì mấy phần ngày lao động cho mình, mấy phần ngày lao động cho nhà tư bản
Ví dụ:m’= (3/3)*100% phản ánh một nửa ngày lao động cho mình, một nửa ngày lao động cho nhà tư bản.
+ Khối lượng giá trị thặng dư:
Khối lượng giá trị thặng dư là tích số giữa tỷ suất giá trị thặng dư và tổng tư bản khả biến ứng trước
M = m’.V
+ m’ - Tỷ suất giá trị thặng dư
+ M - Khối lượng giá trị thặng dư
+ V - Tư bản khả biến
M phản ánh qui mô bóc lột của nhà tư bản.
4. Trình bày các phương pháp bóc lột m dưới CNTB: Hai phương pháp
Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản cũng là quá trình phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động và nâng cao trình độ bóc lột của tư bản. Cùng với lịch sử Mác đã khái quát thành 2 phương pháp nâng cao trình độ bóc lột giá trị thặng dư
+ Sản xuất m tuyệt đối
+ Sản xuất m tương đối
a) Sản xuất m tuyệt đối:
Bóc lột m tuyệt đối là phương pháp bóc lột được tiến hành bằng cách kéo dài tuyệt đối thời gian lao động trong ngày của người công nhân trong điều kiện thời gian lao động cần thiết là không đổi.
Ví dụ ngày lao động 8 giờ chia thành:
+ Thời gian lao động cần thiết: 4 giờ
+ Thời gian lao động thặng dư: 4 giờ
m’ = (4/4)*100% = 100%
Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối bằng cách kéo dài ngày lao động thành 10 giờ, trong đó thời gian lao động cần thiết không đổi
+ Thời gian lao động cần thiết: 4 giờ
+ Thời gian lao động thặng dư: 6 giờ
m’ = (6/4)*100% = 150%
Nhưng bằng phương pháp này thì vấp phải giới hạn:
+ Sức lực thể chất của người lao động, cần phải có thời gian ăn uống, nghỉ ngơi để tái sản xuất sức lao động.
+ Giới hạn độ dài ngày tự nhiên (24 giờ) (Thời gian lao động cần thiết <Độ dài ngày lao động <24 giờ)
+ Vấp phải đấu tranh của người lao động
Phương pháp này được áp dụng trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản khi sản xuất còn dựa trên lao động thủ công. Bằng cách tăng cường độ lao động cũng là biện pháp sản xuất m tuyệt đối, bởi vì tăng cường độ lao động cũng như kéo dài thời gian lao động.
b) Sản xuất m tương đối
Sản xuất m tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động cần thiếtkéo dài tương ứng thời gian lao động thặng dư trong điều kiện độ dài của ngày lao động là không đổi.
Ví dụ ngày lao động 8 giờ chia thành:
+ Thời gian lao động cần thiết: 4 giờ
+ Thời gian lao động thặng dư: 4 giờ
m’ = (4/4)*100% = 100%
Sản xuất m tương đối bằng cách rút ngắn thời gian lao động cần thiếtcòn 2 giờ trong điều kiện độ dài ngày lao động không đổi thì thời gián lao động thặng dư tăng lên 6 giờ.
m’ = (6/2)*100% = 300%
Vậy bằng cách nào rút ngắn thời gian lao động cần thiết?
Ta biết rằng thời gian lao động cần thiết tạo ra giá trị bằng giá trị sức lao động, giá trị sức lao động bằng giá trị các tư liệu sinh hoạt cần thiết, vì vậy muốn rút ngắn thời gian lao động cần thiết thì phải hạ thấp giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết. Dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động trong ngành sản xuất ra tư liệu sinh hoạt. Phương pháp này được áp dụng khi chủ nghĩa tư bản đã có một nền sản xuất công nghiệp , năng suất lao động đã cao.
Lưu ý: Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề trên:
-Ý nghĩa lý luận: Vạch rõ thực chất bóc lột
-Ý nghĩa thực tiễn: Trong điều kiện nước ta tích luỹ vốn cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng vốn tích luỹ bằng cả các biện pháp tăng cường độ lao động, kéo dài ngày lao động, tăng năng suất lao động, trong đó tăng năng suất lao động là biện pháp cơ bản, lâu dài.
c) Giá trị thặng dư siêu ngạch:
- Khái niệm: Giá trị thặng dư siêu ngạch là giá trị thặng dư thu được ngoài mức bình thường dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động cá biệt để hạ thấp giá trị cá biệt so với giá trị xã hội.
- Giá trị thặng dư siêu ngạch là mục đích của các nhà tư bản cạnh tranh trong nội bộ ngành.
- Phân biệt Giá trị thặng dư siêu ngạch và Giá trị thặng dư tương đối:
* Giống nhau:
+ Đều có cung nguồn gốc là lao động thặng dư của công nhân
+ Đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội
* Khác nhau:
+ Giá trị thặng dư tương đối dựa trên tăng năng suất lao động xã hội, nó phản ánh mối quan hệ giữa hai giai cấp tư sản và vô sản
+ Giá trị thặng dư siêu ngạch dựa trên tăng năng suất lao động cá biệt, nó phản ánh mối quan hệ nhà tư bản với công nhân trong xí nghiệp
Giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thái biến tướng của Giá trị thặng dư tương đối.
- Phân biệt Giá trị thặng dư siêu ngạch trong công nghiệp và trong nông nghiệp:
* Giống nhau:
+ Đều là giá trị thặng dư ngoài mức trung bình
+ Đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động hạ thấp giá trị cá biệt
* Khác nhau:
+ Giá trị thặng dư siêu ngạch trong công nghiệp chỉ là hiện tượng tạm thời đối với từng nhà tư bản: Cạnh tranh nội bộ ngành nhằm Giá trị thặng dư siêu ngạch, từng nhà tư bản ra sức cải tiến kỹ thuật , nâng cao năng suất lao động, Giá trị thặng dư siêu ngạch sẽ thuộc vào nhà tư bản nào có năng suất lao động cá biệt cao
+ Giá trị thặng dư siêu ngạch trong nông nghiệp là hiện tượng ổn định lâu dài (Giá trị thặng dư siêu ngạch chuyển hoá thành địa tô) vì lượng giá trị trong nông nghiệp được hình thành dựa trên điều kiện xấu nhất, như vậy ruộng đất tốt và nhà tư bản có năng suất cao, chi phí cá biệt thấp cho nên thu được Giá trị thặng dư siêu ngạch. Không thể trong một thời gian ngắn cải tạo đất xấu thành đất tốt, không thể di chuyển đất xa nơi tiêu thụ thành đất gần. Ruộng đất trong nông nghiệp ổn định lâu dài.
Mặt khác trong nông nghiệp ruộng đất là tư liệu sản xuất đặc biệt, chỉ có hạn, do độc quyền tư hữu và độc quyền kinh doanh ruộng đất đã ngăn cản tư bản di chuyển trong nông nghiệp .
- Phân biệt Giá trị thặng dư siêu ngạch trong cạnh tranh và độc quyền:
* Giống nhau:
+ Đều là giá trị thặng dư ngoài mức trung bình
* Khác nhau:
+ Trong cạnh tranh để thu được Giá trị thặng dư siêu ngạch thì phải cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động cá biệt, hạ thấp chi phí cá biệt bằng biện pháp kinh tế.
+ Trong độc quyền do điều kiện độc quyền mà qui định được giá cả độc quyền thu được Giá trị thặng dư siêu ngạch bằng biện pháp phi kinh tế.
5) Sản xuất giá trị thặng dư là qui luật kinh tế cơ bản (quy luật tuyệt đối) của Chủ nghĩa tư bản:
a) Nội dung của qui luật sản xuất m là sản xuất ra ngày càng nhiều m cho nhà tư bản dựa trên cơ sở không ngừng hoàn thiện và phát triển sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Như vậy nội dung của qui luật phản ánh hai mặt:
- Mục đích của nền sản xuất hàng hoá đó là giá trị thặng dư.
- Phương tiện để đạt mục đích trên là không ngừng tích luỹ, mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, nâng cao trình độ bóc lột.
b) Biểu hiện sự hoạt động của qui luật sản xuất m trong hai giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản:
- Giai đoạn tự do cạnh tranh (giữa thế kỷ 18 đến thế kỷ 19) biểu hiện thành qui luật tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân.
- Trong giai đoạn độc quyền biểu hiện thành qui luật lợi nhuận độc quyền cao.
6) Tiền công dưới chủ nghĩa tư bản:
Lý luận về tiền công là sự phát triển tiếp tục lý luận giá trị thặng dư của Mác
a) Bản chất của tiền công dưới chủ nghĩa tư bản:
Người công nhân sau quá trình lao động nhận được tiền công, hình thức tiền công đã xuyên tạc bản chất của nó, tiền công bị lầm tưởng là giá cả của lao động và nếu là giá cả của lao động mà nhà tư bản trả tiền công đúng giá trị thì người công nhân không bị bóc lột gì.
Vậy tiền công có phải là giá cả của sức lao động? Trước hết cần phải làm rõ lao động có phải là hàng hoá không?
+ Nếu lao động là hàng hoá thì lao động phải tồn tại trước khi diễn ra giao dịch giữa công nhân và nhà tư bản, nhưng thực tế lao động chỉ được tiến hành sau khi kết thúc giao dịch đạt được thoả thuận và nó được tiến hành trong các xí nghiệp, như vậy người công nhân không thể bán cái mà mình không có.
+ Nếu lao động là hàng hoá mà nhà tư bản trả công đúng giá trị thì nhà tư bản chẳng thu được gì, điều này phủ định qui luật m, và nếu nhà tư bản còn thu được m thì điều này phủ nhận qui luật ngang giá.
+ Nếu lao động là hàng hoá thì lao động cũng có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng mà thước đo giá trị là thời gian lao động, tức là không thể lấy lao động để đo lao động.
Qua phân tích trên khẳng định lao động không phải là hàng hoá, tiền công không phải là giá cả của lao động, sức lao động mới là hàng hoá.
Vậy: tiền công là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là giá cả của sức lao động mà biểu hiện ra bên ngoài như là giá cả của lao động.
Hình thức tiền công biểu hiện như là giá cả của lao động điều này nó che đậy bản chât vì:
- Đặc điểm mua bán sức lao động tiền công chỉ nhận sau khi lao động
- Tiền công được tính theo thời gian và sản phẩm
- Đối với người công nhân lao động là phương tiện sinh sống
Cho nên ngay cả người công nhân cũng lầm tưởng tiền công là giá cả của lao động nhưngthực chất tiền công đó chính là giá cả của sức lao động.
b) Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế:
- Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được sau quá trình lao động, tiền công danh nghĩa không phản ánh mức sống thực tế.
- Tiền công thực tế đó là số lượng, chất lượng các tư liệu sinh hoạt cần thiết mua được bằng tiền công danh nghĩa, chỉ có tiền công thực tế mới phản ánh mức sống.
- Mối quan hệ giữa tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế:
+ Nếu các điều kiện khác không đổi (giá cả, sức mua của đồng tiền) khi tiền công danh nghĩa tăng thì tiền công thực tế tăng.
+ Nếu tiền công danh nghĩa không đổi thì tiền công thực tế tỷ lệ nghịch với gía cả hàng hoá tiêu dùng.
c) Các nhân tố ảnh hưởng đến sự vận động của tiền công:
- Tiền công là giá cả của sức lao động như vậy nó chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau:
+ Quan hệ cung cầu sức lao động trên thị trường
+ Sức mua của đồng tiền.
- Tiền công là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, như vậy tiền công vận động chịu sự tác động của giá trị sức lao động và nhân tố sau ảnh hưởng đến giá trị sức lao động:
+ Năng suất lao động xã hội tăng, giá trị tư liệu tiêu dùng giảm, giá trị sức lao động giảm, tiền công giảm
+ Khoa học kỹ thuật phát triển, chi phí đào tạo tăng, giá trị sức lao động tăng, tiền công tăng.
Sự vận động của tiền công chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, tiền công phải được xem xét trong điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử.
* Lưu ý: ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề trên.
- Lý luận: Vạch rõ bản chất của giá trị thặng dư và bản chất của tiền công
- Thực tiễn: Trong điều kiện nước ta đổi mới chính sách tiền lương, tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động.
7) Tích luỹ tư bản chủ nghĩa:
a) Thực chất và động cơ tích luỹ tư bản:
a1) Thực chất tích luỹ tư bản (Tích luỹ tư bản về mặt chất)
- Đặc trưng của tái sản xuất tư bản chủ nghĩa là tái sản xuất mở rộng tức là quá trình sản xuất năm sau được lắp lại với qui mô tư bản năm sau > năm trước, như vậy muốn tái sản xuất mở rộng thì nhà tư bản phải tích luỹ.
Ví dụ: Qui mô tư bản năm thứ nhất là 5000 (C+V), nếu C/V = 4/1, m' = 100% thì:
+ Giá trị hàng hoá năm thứ nhất được sản xuất là 4000C+1000V+1000m = 6000
Để tái sản xuất mở rộng thì nhà tư bản không tiêu dùng hết 1000m cho cá nhân mình mà dành một phần để tích luỹ mở rộng sản xuất.
+ Giả sử tỷ lệ tích luỹ là 50% thì 1000m được phân thành 500m1 để tích luỹ, 500m2 để tiêu dùng cho cá nhân nhà tư bản.
Giả sử C/V=4/1 thì 500m1 được phân thành 400C1 (tư bản bất biến phụ thêm) và 100V1 (tư bản khả biến phụ thêm)
Như vậy sang năm thứ hai qui mô tư bản là 4400C + 1100V = 5500
Vậy: Thực chất của tích lũy tư bản là biến một phần m thành tư bản hay tư bản hoá giá trị thặngdư.
- Phân biệt tích luỹ tư bản chủ nghĩa và tích luỹ nguyên thủy tư bản chủ nghĩa:
+ Tích luỹ nguyên thủy tư bản chủ nghĩa thực chất là dùng bạo lực để tước đoạt, tách người lao động ra khỏi tư liệu sản xuất, là tích luỹ phi kinh tế.
+ Tích luỹ tư bản chủ nghĩa là tư bản hoá giá trị thặng dư, là tích luỹ kinh tế
- Qua nghiên cứu thực chất của tích lũy tư bản rút ra nhận xét sau đây:
+ Vạch rõ nguồn gốc tư bản tích là m do lao động công nhân tạo ra
+ Tích luỹ trong quá trình tái sản xuất mở rộng không ngừng thì tư bản được tích luỹ lại chiếm một tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng tư bản - Tư bản ứng trước chỉ là "một giọt nước trong dòng sông tích luỹ"
+ Quy luật quyền sở hữu của người sản xuất hàng hoá biến thành quyền chiếm đoạt tư bản tư nhân.
a2) Các nhân tố ảnh hưởng đến qui mô tích luỹ (tích luỹ xét về mặt lượng)
Nếu tỷ lệ tích luỹ không đổi thì qui mô tích luỹ phụ thuộc và khối lượng m, do đó những nhân tố sau ảnh hưởng đến qui mô tích luỹ:
- Tăng cường bóc lột công nhân bằng cách kéo dài thời gian lao động, tăng cường độ lao động, bớt xén tiền công công nhân để làm tăng khối lượng m
- Tăng năng suất lao động xã hội là tăng những điều kiện vật chất để tích luỹ tư bản
- Mức độ chênh lệch ngày càng lớn giữa tư bản sử dụng (cả hệ thống máy móc thiết bị) với tư bản tiêu dùng (Thực tế khấu hao đi vào sản phẩm) tạo ra một sự phục vụ không công của máy móc thiết bị.
- Khối lượng tư bản ứng trước trong đó trước hết là tư bản khả biến.
a3) Động cơ tích luỹ tư bản chủ nghiã: Động cơ thúc đẩy tích luỹ tư bản chủ nghiã là do tác động của các qui luật kinh tế khách quan của chủ nghĩa tư bản.
- Quy luật sản xuất m: Để đạt được mục đích sản xuất ngày càng nhiều m thì từng nhà tư bản không ngừng tích luỹ, nâng cao năng suất lao động, nâng cao m'
- Quy luật cạnh tranh: Để dành lợi thế trong cạnh tranh thì không ngừng phải tích luỹ, mở rộng sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.
* Lưu ý: ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề trên:
- Lý luận: Vạch rõ thực chất của tích luỹ và nguyên nhân của sự giàu có của tư bản
- Thực tiễn: Trong điều kiện nước ta tích luỹ vốn cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần khai thác sử dụng các nhân tố trên.
b) Quy luật chung của tích luỹ tư bản:
Tích luỹ tư bản gắn liền với các quá trình tích tụ, tập trung tư bản và nâng cao cấu tạo hữu cơ.
b1) Tích tụ và tập trung tư bản:
- Tích tụ tư bản là sự phát triển thêm qui mô tư bản cá biệt bằng cách biến một phần m thành tư bản.
- Tập trung tư bản là sự phát triển thêm qui mô tư bản cá biệt bằng cách sát nhập các tư bản sẵn có trong xã hội.
* Phân biệt giữa tích tụ và tập trung tư bản:
- Giống nhau: Đều tăng qui mô tư bản cá biệt
- Khác nhau:
+ Tích tụ tư bản thì qui mô tư bản cá biệt tăng, tư bản xã hội tăng, tích tụ bảnphản ánh mối quan hệ giữa công nhân và nhà tư bản trong xí nghiệp.
+ Tập trung tư bản thì qui mô tư bản cá biệt tăng, tư bản xã hội không đổi, tích tụ bảnphản ánh mối quan hệ giữa các nhà tư bản với nhau.
* Mối quan hệ giữa tích tụ và tập trung tư bản:
Đó là mối quan hệ tạo điều kiện thúc đẩy lẫn nhau, Tích tụ tư bản làm tăng khả năng cạnh tranh dẫn đến thúc đẩy Tập trung tư bản, tạo điều kiện để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, nâng cao m' , tạo điều kiện để Tích tụ tư bản
Tích tụ và tập trung tư bản dẫn đến tích tụ tập trung sản xuất, sản xuất qui mô lớn ra đời, quá trình này diễn ra thông qua cạnh tranh, trong đó tín dụng giữ vai trò đòn bẩy để thúc đẩy tập trung sản xuất.
b2) Cấu tạo hữu cơ:
Tích luỹ tư bản không những làm tăng qui mô tư bản mà còn làm thay đổi cấu tạo tư bản. Cấu tạo tư bản được xem xét trên hai mặt:
- Cấu tạo kỹ thuật
- Cấu tạo giá trị
Cấu tạo kỹ thuật là quan hệ tỷ lệ giữa khối lượng tư liệu sản xuất và số lượng công nhân vận dụng tư liệu sản xuất đó (Chỉ tiêu xác định là kw/công nhân)
Cấu tạo giá trị là quan hệ tỷ lệ giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến.
Giữa cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị có mối quan hệ với nhau, phản ánh quan hệ này bằng cấu tạo hữu cơ.
Cấu tạo hữu cơ là cấu tạo giá trị phản ánh tình trạng cấu tạo kỹ thuật, do cấu tạo kỹ thuật quyết định (ký hiệu C/V):
- C/V tăng thì về lượng tuyệt đối C tăng nhanh hơn V, về lượng tương đối (tỷ trọng) C/(C+V) tăng còn V/(C+V) giảm
- V/(C+V) giảm tức là tư bản khả biến thừa ra một cách tương đối so với tổng tư bản tăng lên. Đây là nguyên nhân dẫn đến nạn nhân khẩu thừa (thất nghiệp), tư bản khả biến thừa ra so với nhu cầu của tư bản chứ không phải so với nhu cầu của xã hội.
b3) Quy luật của tích luỹ tư bản và xu hướng lịch sử của chủ nghĩa tư bản:
Quá trình tích luỹ tư bản ngày càng làm tăng thêm tính gay gắt của mẫu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản, đó là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất xã hội hoá với chế độ chiếm hữu tư bản tư nhân tư bản chủ nghĩa, mâu thuẫn trên biểu hiện về mặt giai cấp là mẫu thuẫn giữa giai cấp vô sản đại biểu cho lực lượng sản xuất và giai cấp tư sản đại biểu cho quan hệ sản xuất thống trị.
Mâu thuẫn giai cấp tất yếu dẫn đến đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội nỗ ra, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phải được thay thế bằng một quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với lực lượng sản xuất xã hội hoá đó là quan hệ sản xuất cộng sản chủ nghĩa.
Nó khẳng định địa vị lịch sử của chủ nghĩa tư bản.
VẤN ĐỀ VIII- TUẦN HOÀN VÀ CHU CHUYỂN CỦA TƯ BẢN:
Phần trên đã nghiên cứu quá trình sản xuất và tái sản xuất tư bản, phần này ta nghiên cứu sự vận động tổng hợp của tư bản cả về mặt chất và lượng.
Nghiên cứu sự vận động của tư bản cả về mặt chất là nghiên cứu tuần hoàn của tư bản.
Nghiên cứu sự vận động của tư bản cả về mặt lượng là nghiên cứu chu chuyển của tư bản.
1) Tuần hoàn tư bản:
a) Tuần hoàn và 3 giai đoạn tuần hoàn của tư bản
- Tuần hoàn tư bản là sự vận động liên tục của tư bản qua 3 giai đoạn nối tiếp nhau, trong mỗi giai đoạn tư bản tồn tại dưới hình thái và thực hiện chức năng nhất định.
Công thức vận động:
T - H (SLĐ, TLSX)... SX...H' - T'
a1) Giai đoạn 1: T - H (SLĐ, TLSX)
- Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nhà tư bản ứng tiền ra để mua các yếu tố sản xuất (tư liệu sản xuất, sức lao động), mua đúng giá trị, mua theo tỷ lệ các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động.
- Trong giai đoạn 1 tư bản tồn tại dưới hình thức tư bản tiền tệ, thực hiện chức năng mua các yếu tố sản xuất.
- Kết thúc giai đoạn 1, tư bản chuyển từ hình thái tư bản tiền tệ sang tư bản sản xuất.
a2) Giai đoạn 2: H (SLĐ, TLSX)...SX...H'
- Quá trình sản xuất diễn ra là sự kết hợp giữa tư liệu sản xuất và sức lao động, nhưng đây là sản xuất tư bản chủ nghĩa, mục đích là sản xuất ra giá trị và giá trị thặng dư, H' được sản xuất ra (có giá trị là C+V+m) lớn hơn H (có giá trị là C+V).
- Trong giai đoạn 2 tư bản tồn tại dưới hình thức tư bản sản xuất, thực hiện chức năng sản xuất ra giá trị và giá trị thặng dư.
- Kết thúc giai đoạn 2, tư bản chuyển từ hình thái tư bản sản xuất sang tư bản hàng hoá.
a3) Giai đoạn 2: H' - T'
- Nhà tư bản xuất hiện trên thị trường bán hàng (bán đúng giá trị), nhà tư bản thu được T'; T'>T
- Trong giai đoạn 3 tư bản tồn tại dưới hình thức tư bản hàng hoásản xuất, thực hiện chức năng thực hiện giá trị hàng hoá.
- Kết thúc giai đoạn 3, tư bản chuyển từ hình thái tư bản hàng hoá sang tư bản tiền tệ, tiếp tục cho tuần hoàn sau.
b) Ba hình thức tuần hoàn của tư bản công nghiệp:
Hình thức tuần hoàn của tư bản là kể từ khi tư bản ứng ra dưới hình thức nhất định đến khi nó quay trở lại dưới hình thức đó.
- Tuần hoàn của tư bản tiền tệ: T-H...SX...H'-T': Bắt đầu là tiền, kết thúc cũng là tư bản tiền tệ trong đó tư bản hàng hoá và tư bản sản xuất là trung gian
- Tuần hoàn của tư bản sản xuất: SX...H'-T'-H...SX: Bắt đầu là tư bản sản xuất, kết thúccũng là tư bản sản xuất trong đó tư bản hàng hoá và tư bản tiền tệ là trung gian
- Tuần hoàn của tư bản hàng hoá: H'-T'-H...SX...H': Bắt đầu là tư bản hàng hoá, kết thúc cũng là tư bản hàng hoá trong đó tư bản tiền tệ và tư bản sản xuất là trung gian
Qua nghiên cứu rút ra:
- Tư bản tuần hoàn qua 3 giai đoạn, trong mỗi giai đoạn tư bản tồn tại dưới một hình thái, thực hiện chức năng tương ứng chứa đựng khả năng tách rời, đến khi tái sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển thì chức năng này được tách ra thành những ngành kinh doanh độc lập (công nghiệp, thương nghiệp, ngân hàng,..)
- Điều kiện tư bản tuần hoàn liên tục:
+ Đồng thời trong cùngmột lúc tư bản tồn tại cả 3 hình thái: tiền tệ, sản xuất, hàng hoá
+ Các giai đoạn nối tiếp nhau và các hình thái tư bản chuyển hoá liên tục
* Lưu ý: ý nghĩa thực tiễn nghiên cứu vấn đề trong quản lý sử dụng vốn của doanh nghiệp, phải có hai điều kiện:
- Tư bản dù bắt đầu dưới hình thức nào mỗi tuần hoàn đều bao gồm 2 giai đoạn lưu thông và 1 giai đoạn sản xuất.
- Tư bản vận động trong lưu thông gọi là tư bản lưu thông; tư bản vận động trong sản xuất gọi là tư bản sản xuất.
2) Chu chuyển của tư bản:
Nghiên cứu chu chuyển của tư bản là nghiên cứu sự vận động của tư bản về mặt lượng, tức là thời gian và tốc độ vận động của tư bản.
a) Thời gian chu chuyển của tư bản:
Chu chuyển tư bản là sự tuần hoàn của tư bản nếu xét đó là quá trình định kỳ đổi mới và lắp đi lắp lại không ngừng.
Thời gian chu chuyển của tư bản là khoảng thời gian kể từ khi tư bản ứng ra dưới hình thức nhất định đến khi nó được quay trở lại dưới hình thức đó nhưng có thêm m
Thời gian chu chuyển của tư bản = Thời gian sản xuất + Thời gian lưu thông
Thời gian sản xuất = Thời gian lao động + Thời gian gián đoạn + Thời gian dự trữ
Thời gian lưu thông = Thời gian mua hàng + Thời gian bán hàng + Thời gian hàng hoá trên đường vận chuyển.
* Vòng chu chuyển của Tư bản (Tốc độ):
CH
n = ----------
ch
n: Số vòng chu chuyển Tư bản trong một năm,
CH: Thời gian chu chuyển Tư bản trong một năm (365 ngày),
ch: Thời gian chu chuyển tư bản một vòng.
b. Tư bản cố định và Tư bản lưu động:
Trong quá trình sản xuất, các bộ phận Tư bản có đặc điểm chu chuyển khác nhau, căn cứ vào phương thức chu chuyển Tư bản thì Tư bản được chia thành tư bản cố định và Tư bản lưu động.
- Tư bản cố định là bộ phận Tư bản tồn tại dưới hình thái máy móc, thiết bị, nhà xưởng... nó tham gia toàn bộ quá trình sản xuất nhưng giá trị của nó chuyển dần vào sản phẩm theo số năm sử dụng. Trong quá trình sử dụng tư bản cố định bị hao mòn. Có hai hình thức hao mòn: Hao mòn hữu hình là do sử dụng vào sản xuất và tác động của tự nhiên, hao mòn vô hình là do phát triển của khoa học công nghệ, máy móc mới hiện đại hơn làm cho máy móc cũ bị mất giá trong khi vẫn đang sử dụng.
Để khôi phục lại tư bản cố định cả về hiện vật và giá trị phải trích lập khấu hao, khấu hao phải phản ánh được hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
- Tư bản lưu động là bộ phận tư bản dưới hình thái nguyên vật liệu và giá trị sức lao động, nó tham gia vào quá trình sản xuất nhưng giá trị chuyển ngay một lần vào sản phẩm, sau quá trình sản xuất được trả lại dưới hình thức tiền tệ.
* Lưu ý: Phân biệt hai cặp phạm trù:
(1) Tư bản bất biến và tư bản khả biến.
(2) Tư bản cố định và tư bản lưu động.
- Giống nhau:
Đều là bộ phận của tư bản sản xuất vì chỉ trong quá trình sản xuất mới diễn ra quá trình hình thành và chu chuyển giá trị.
- Khác nhau:
+ Căn cứ phân chia:
Của (1) là tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá.
Của (2) là phương thức chu chuyển của tư bản.
+ Mục đích ý nghĩa phân chia:
Của (1) là nhằm vạch rõ nguồn gốc của giá trị thặng dư là do V.
Của (2) là là để phục vụ quá trình quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tư bản.
+ Cấu thành:
Tư bản cố định là một bộ phận của tư bản bất biến (Bộ phận C1 - Tư liệu lao động).
Tư bản lưu động lại bao gồm một bộ phận của tư bản bất biến (Bộ phận C2 - Đối tượng lao động) và tư bản khả biến.
c) Chu chuyển chung và chu chuyển thực tế.
c1) Chu chuyển chung là con số chu chuyển trung bình của các bộ phận của tư bản.
Công thức:
Tư bản cố định/số năm sử dụng + Tư bản lưu động x n
----------------------------------------------------------------
Tư bản số định + tư bản lưu động.
c2) Chu chuyển thực tế là khoảng thời gian chu chuyển tư bản để tất cả các bộ phận của tư bản được khôi phục lại cả về hiện vật lẫn giá trị. Như vậy chu chuyển thực tế là do thời gian chu chuyển tư bản cố định quyết định.
d) Tỷ suất giá trị thặng dư hàng năm, tác dụng nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản, biện pháp và ý nghĩa.
d1) Tỷ suất giá trị thặng dư hàng năm là tỷ lệ tính theo phần trăm giữa khối lượng giá trị thặng dư hàng năm và tổng tư bản khả biến: M' = (M/V) x 100%
M' - Tỷ suất giá trị thặng dư hàng năm,
M - Khối lượng giá trị thặng dư hàng năm,
V - Tổng tư bản khả biến.
* Các nhân tố ảnh hưởng đến M':
M' phụ thuộc M mà M = m x n. Như vậy, M' = (m x n)/V x 100% = m x n. Nếu m' không đổi thì khi n tăng M' tăng.
d2) Tác dụng của tăng n.
- Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản cố định nó làm giảm các chi phí bảo dưỡng duy tu... và giảm hao mòn vô hình.
- Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động làm tăng khối lượng tư bản, mở rộng quy mô sản xuất.
- Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản khả biến làm tăng khối lượng giá trị thặng dư (M = m' x V x n).
d3) Các biện pháp tăng tốc độ chu chuyển tư bản.
- Rút ngắn thời gian chu chuyển của tư bản.
+ Rút ngắn thời gian sản xuất: Dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động, rút ngắn thời gian gián đoạn bằng biện pháp ứng dụng công nghệ mới.
+ Rút ngắn thời gian lưu thông:
Thời gian mua hàng, thời gian bán hàng bằng cách nghiên cứu nắm bắt thị trường, các biện pháp xúc tiến thị trường, vận chuyển hợp lý.
* Lưu ý: ý nghĩa thực tiễn trong nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
VẤN ĐỀ IX: CÁC HÌNH THỨC TƯ BẢN VÀ HÌNH THỨC BIỂU HIỆN
CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ.
Sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa sản xuất và lưu thông.
Sản xuất thì tạo ra giá trị thặng dư, giá trị thặng dư là một phạm trù trừu tượng nhưng giá trị thặng dư lại được biểu hiện trong lưu thông dưới hình thức:
-Lợi nhuận (P)
-Lợi nhuận bình quân của các tư bản hoạt động trong các lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp,...(P)
-Lợi tức của tư bản cho vay (Z)
-Địa tô tư bản chủ nghĩa (R)
Ở phần trên ta đã nghiên cứu quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư, đến phần này ta nghiên cứu các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư, đây là quá trình đi từ trừu tượng đến cụ thể.
1) Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất:
a) Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
a1) Chi phí thực tế và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- Chi phí thực tế: Để sản xuất hàng hoá thì phải có hao phí về lao động (Lao động vật hoá: C, lao động sống: V+m) đó gọi là chi phí thực tế.
Chi phí thực tế hình thành nên giá trị hàng hoá: G = C+V+m
Đối với từng nhà tư bản thì không quan tâm đến chi phí thực tế mà chỉ quan tâm đến chi phí tư bản mà nhà tư bản bỏ ra, bởi vì nó là giới hạn thấp của giá cả.
- Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là chi phí về tư bản (tư bản bất biến: C và tư bản khả biến: V) mà nhà tư bản thường xuyên bỏ ra để sản xuất hàng hoá.
Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là K = C+V
Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa không liên quan đến hình thành giá trị hàng hoá
- Phân biệt Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa và Chi phí thực tế:
+ Khác nhau về lượng: Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa (C+V) luôn nhỏ hơn chi phí thực tế (C+V+m)
+ Khác nhau về chất: Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa không hình thành giá trị hàng hoá nhưng C+V chuyển hoá thành K thì G=K+m và m được quan niệm là phần ngoài K do K tạo ra, điều này đã xuyên tạc nguồn gốc m.
a2) Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa và tư bản ứng trước:
- Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là chi phí về tư bản, nhà tư bản thường xuyên bỏ ra (K=C+V)
- Tư bản ứng trước là tư bản ứng ra một lần (lần đầu) để sản xuất kinh doanh (C+V)
Giữa Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa và Tư bản ứng trước có sự khác nhau về lượng: Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn nhỏ hơn tư bản ứng trước, trong trường hợp mà tư bản cố định chu chuyển hết trong năm thì bằng nhau.
a3) Lợi nhuận và giá trị thặng dư:
Giá trị thặng dư là một phần của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động, do lao động công nhân tạo ra mà nhà tư bản chiếm không. Giá trị thặng dư là phạm trù trừu tượng, phản ánh quan hệ bóc lột.
Lợi nhuận: Nhà tư bản sau khi bán hàng thì có doanh thu, giữa doanh thu và chi phí có một khoản chênh lệch, khoản chênh lệch này mang so với tư bản ứng trước mang hình thái chuyển hoá thành lợi nhuận.
Lợi nhuận là hình thái chuyển hoá của Giá trị thặng dư khi mang so với tư bản ứng trước, được quan niệm là kết quả của tư bản ứng trước, ký hiệu: P
* Phân biệt giữa Lợi nhuận và Giá trị thặng dư:
- Giống nhau: Đều có cùng chung nguồn gốc do lao động làm thuê của công nhân tạo ra
- Khác nhau:
+ Khác nhau về chất:
Giá trị thặng dư mang so sánh với tư bản khả biến (V) thấy được nguồn gốc và bản chất của Giá trị thặng dư là do V sinh ra, còn P mang so với tư bản ứng trước (C+V) đã xoá nhoà ranh giới và xuyên tạc nguồn gốc, bản chất của nó (quan niệm có vốn là có lãi, không bóc lột)
+ Khác nhau về lượng: trong thực tiễn diễn ra 3 trường hợp
. Nếu trên thị trường mà hàng hoá bán đúng giá trị thì p=m
. Nếu trên thị trường mà hàng hoá bán cao hơn giá trị thì p>m
. Nếu trên thị trường mà hàng hoá bán thấp hơn giá trị thì p<m.
Ví dụ: Giá trị hàng hoá C+V+m = 10 đơn vị
Trong đó C = 5 đơn vị
V = 3 đơn vị
m = 2 đơn vị.
. Nếu bán đúng giá trị (bán được 10) thì p = m= 2
. Nếu bán cao hơn giá trị (giả sử bán được 12) thì p = 4
. Nếu bán thấp hơn giá trị (giả sử bán được 9) thì p = 1
a4) Tỷ suất giá trị thặng dư và tỷ suất lợi nhuận:
- Tỷ suất giá trị thặng dư: Là tỷ lệ % giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến
m’=------ x100%
V
m’ phản ánh trình độ bóc lột của tư bản
- Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ tính theo % giữa giá trị thặng dư và tư bản ứng trước:
p’=------ x100%
C+V
p’ : Tỷ suất lợi nhuận
m: giá trị thặng dư
C+V: Tư bản ứng trước.
p’ phản ánh mức sinh lời hiệu quả sử dụng của tư bản.
* Phân biệt tỷ suất lợi nhuận (p’) và tỷ suất giá trị thặng dư (m’).
-Khác nhau về chất: m’ phản ánh trình độ bóc lột, p’phản ánh mức sinh lời và chỉ ra đầu tư vào ngành nào có lợi, p’ đã xuyên tạc bản chất.
-Khác nhau về lượng: Tỷ suất giá trị thặng dư bao giờ cũng lớn hơn tỷ suất lợi nhuận
* Các nhân tố ảnh hưởng đến sự vận động của p’:
-Nâng cao trình độ bóc lột (m’) làm tăng khối lượng M (M=m’xV) làm tăng tỷ suất lợi nhuận (p’)
-Tăng tốc độ chu chuyển tư bản (n), khi n tăng làm tăng khối lượng M (M= n x m)
-Cấu tạo hữu cơ C/V, khi C/V tăng nhưng m’ không tăng kịp với mức tăng của C/V làm cho p’ giảm. (Giảm đến đâu?)
-Tiết kiệm tư bản bất biến, đó là những tư bản đầu tư cho việc bảo hộ lao động, sữa chữa,...
® Sự vận động của p’ chịu tác động của nhiều nhân tố, trong đó p’ có xu hướng giảm.
b) Phân tích quá trình hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân (nguyên tắc phân phối lợi nhuận giữa các tư bản hoạt động).
Giá trị thặng dư được tạo ra trong sản xuất nhưng nó được phân phối qua cạnh tranh quyết liệt giữa các tập đoàn tư bản.
Cạnh tranh đó là sự đấu tranh về mặt kinh tế nhằm giành điều kiện thuận lợi trong sản xuấtvà tiêu thụ hàng hoá.
Có 2 loại cạnh tranh:
1- Cạnh tranh nội bộ ngành là cạnh tranh giữa những nhà tư bản trong nội bộ ngành.
2- Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa những nhà tư bản trong các ngành khác nhau.
Phân biệt giữa (1) và (2)
- Mục đích: (1) nhằm thu được lợi nhuận siêu ngạch
(2) nhằm dành nơi đầu tư có lợi, ngành có p’ cao
- Biện pháp: (1) là cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động cá biệt, hạ thấp chi phí cá biệt
(2) là di chuyển tư bản từ ngành có p’ thấp đến ngành có p’ cao
- Kết quả: (1) dẫn đến hình thành giá trị thị trường
(2) dẫn đến hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất.
b1) Sự hình thành giá trị thị trường:
- Giá trị thị trường là giá trị xã hội được hình thành do cạnh tranh nội bộ ngành. Giá trị thị trường một mặt là giá trị trung bình của hàng hoá, mặt khác giá trị thị trường là nhờ giá trị cá biệt của hàng hoá được sản xuất trong điều kiện nhất định nhưng với một khối lượng hàng hoá sản xuất ra chiếm tỷ trọng lớn.
- Có ba trường hợp hình thành giá trị thị trường:
+ Giá trị thị trường là giá trị trung bình của hàng hoá được sản xuất ra trong điều kiện trung bình.
+ Giá trị thị trường là giá trị cá biệt của hàng hoá được sản xuất trong điều kiện xấu nhưng với khối lượng hàng hoá được sản xuất ra chiếm tỷ trọng lớn.
+ Giá trị thị trường là giá trị của hàng hoá được sản xuất trong điều kiện tốt nhưng với khối lượng hàng hoá chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng hàng hoá của xã hội.
b2) Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.
Ví dụ: Có ba ngành sản suất: Cơ khí, dệt, da. Tư bản đầu tư đều là 100 (C+V), m' = 100% nhưng do cấu tạo hữu cơ (C/V) của các ngành khác nhau cho nên giữa các ngành cũng có p' cũng khác nhau:
Ngành SX
C
V
Gt
p'
p'
Giá cả SX
±
Cơ khí
90
10
10
110
10%
20%
20
120
+ 10
Dệt
80
20
20
120
20%
20%
20
120
0
Da
70
30
30
130
30%
20%
20
120
- 10
60
360
60
360
- Do p' các ngành khác nhau mà cạnh tranh các ngành diễn ra nhà tư bản nào cũng muốn đầu tư vào ngành có p' cao, cho nên:
+ Tư bản ngành cơ khí di chuyển sang ngành da làm cho quy mô ngành da mở rộng, cung sản phẩm da trên thị trường tăng vượt cầu dẫn đến giá cả sản phẩm da giảm, dẫn đến p' ngành da giảm.
+ Ngược lại do di chuyển tư bản sang ngành da, quy mô ngành cơ khí bị thu hẹp lại, cung sản phẩm cơ khí giảm không đáp ứng được cầu dẫn đến giá cả sản phẩm cơ khí tăng, p' cơ khí tăng.
Kết quả cạnh tranh giữa các ngành tạm thời dừng lại khi các ngành đều có tỷ suất lợi nhuận ngang nhau là 20% gọi là tỷ suất lợi nhuận bình quân.
* Tỷ suất lợi nhuận bình quân là con số trung bình của các tỷ suất lợi nhuận của tư bản đầu tư vào các ngành khác nhau (Ký hiệu là p').
p' = åm/å(C+V)x100%.
- Khi hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân thì dẫn đến hình thành lợi nhuận bình quân. Lợi nhuận bình quân là lợi nhuận bằng nhau đầu tư vào các ngành khác nhau (Ký hiệu là p)
p = p' x (C+V)
Lưu ý:
+ Vì sao cạnh tranh giữa các ngành chỉ tạm thời dừng lại khi hình thành p': Tạm thời có nghĩa là không phải cạnh tranh giữa các ngành tạm dừng vì cạnh tranh nội bộ ngành vẫn tiếp tục nhằm mục đích lợi nhuận siêu ngạch, từng nhà tư bản ra sức cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất làm thay đổi điều kiện trung bình ngành, làm thay đổi tương quan p' giữa các ngành, tiếp tục diễn ra cạnh tranh giữa các ngành.
+ Biểu hiện sự hoạt động của quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn cạnh tranh tự do thành quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân, vì lợi nhuận bình quân đó chính là hình thái chuyển hoá giá trị thặng dư trong giai đoạn cạnh tranh tự do, nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận bình quân là giá trị thặng dư nhưng khi giá trị thặng dư chuyển hoá thành lợi nhuận bình quân nó đã che đậy nguồn gốc của nó.
c) Sự chuyển hoá giá trị thành giá cả sản xuất và biểu hiện sự hoạt động của quy luật giá trị trong giai đoạn cạnh tranh tự do:
- Sự chuyển hoá giá trị hàng hoá (C+V+m) thành giá cả sản xuất là K+p (Chi phí sản xuất + lợi nhuận bình quân.
- Điều kiện giá trị chuyển hoá thành giá cả sản xuất:
+ Cạnh tranh giữa các ngành đã dẫn đến hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân.
+ Đã có nền sản xuất công nghiệp giữa các ngành có mối liên hệ mật thiết với nhau.
+ Hệ thống tín dụng đã phát triển.
- Biểu hiện sự hoạt động của quy luật giá trị trong giai đoạn cạnh tranh tự do thành quy luật giá cả sản xuất, giá cả hàng hoá trên thị trường trực tiếp lên xuống xoay quanh giá cả sản xuất, giá cả thị trường có thể cao hơn, thấp hơn giá cả sản xuất nhưng điều này không mâu thuẫn với giá trị lao động của Mác bởi vì giá cả sản xuất chỉ là hình thái chuyển hoá của giá trị hàng hoá và tổng giá cả sản xuất bằng tổng giá trị hàng hoá (= 360); tổng lợi nhuận bình quân bằng tổng giá trị thặng dư (= 60).
2) Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp:
a) Bản chất của tư bản thương nghiệp:
- Tư bản thương nghiệp đã xuất hiện trước chủ nghĩa tư bản gọi là tư bản thương nghiệp tiền tư bản chủ nghĩa, đặc điểm của nó là mua rẻ bán đắt,lợi nhuận thương nghiệp là kết quả trao đổi không ngang giá.
- Đến chủ nghĩa tư bản, trong quá trình tuần hoàn của tư bản công nghiệp qua 3 giai đoạn, ta xét giai đoạn H’-T’, tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản hàng hoá thực hiện chức năng thực hiện giá trị hàng hóa.
Khi tái sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển quy mô lớn thì chức năng trên được chuyên môn hoá tách ra thành ngành kinh doanh độc lập gọi là tư bản thương nghiệp.
Nhà tư bản ứng tư bản ra thực hiện chức năng trên gọi là tư bản thương nghiệp.
Vậy tư bản thương nghiệp là một bộ phận của tư bản công nghiệp, được tách rời ra phục vụ cho quá trình lưu thông hàng hoá
Tư bản thương nghiệp vừa độc lập, tách rời, vừa phụ thuộc vào tư bản công nghiệp.
* Tư bản thương nghiệp vừa độc lập, tách rời, bởi vì:
-Khi tái sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển thì chức năng quản lý trở nên phức tạp, do đótất yếu chức năng quản lý trong lĩnh vực lưu thông phải được tách ra.
-Tư bản thương nghiệp chuyên môn hoá trong lĩnh vực lưu thông, nắm bắt nhu cầu thị trường, đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá.
-Tư bản thương nghiệp tách rời ra hoạt động trong lĩnh vực lưu thông để tư bản công nghiệp tập trung vào lĩnh vực sản xuất, nâng cao năng suất, nâng cao trình độ bóc lột.
* Tư bản thương nghiệp lại phụ thuộc vào tư bản công nghiệp vì:
-Tư bản thương nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu thông, mà lưu thông là giai của quá trình tái sản xuất do sản xuất quyết định, có sản xuất mới có lưu thông, chính lưu thông là sự hình thành quá trình sản xuất.
-Tư bản thương nghiệp thực hiện chức năng của tư bản hàng hoá, đó là sự vận động tiếp tục của tư bản công nghiệp trong lĩnh vực lưu thông.
Phân biệt tư bản kinh doanh hàng hoá (tư bản thương nghiệp) với tư bản hàng hoá:
-Khác nhau:
+ Tư bản thương nghiệp là tư bản hoạt động trong lĩnh vực lưu thông, công thức vận động của tư bản thương nghiệp T-H-T’, trong đó hàng hoá 2 lần chuyển chỗ
Lần 1: Từ nhà tư bản công nghiệp sang nhà tư bản thương nghiệp theo giá bán buôn công nghiệp ( K + Lợi nhuận công nghiệp là lợi nhuận bình quân)
Lần 2: Từ nhà tư bản thương nghiệp đến người tiêu dùng theo giá bán thực tế (bằng giá bán buôn công nghiệp + Chi phí lưu thông + Lợi nhuận thương nghiệp _ lợi nhuận bình quân ) = giá trị hàng hoá.
Còn tư bản hàng hoá là hình thức tồn tại của tư bản, công thức vận động của tư bản hàng hoá là H’-T’-H…SX…H’, trong đó tiền tệ hai lần chuyển chỗ:
Lần 1: Nhà tư bản thương nghiệp bán được hàng, có tiền
Lần 2: Nhà tư bản công nghiệp dùng tiền mua các yếu tố sản xuất.
b) Chi phí lưu thông và lao động của nhân viên thương nghiệp.
b1) Chi phí lưu thông:
Tư bản thương nghiệp ứng ra làm chi phí lưu thông.
Chi phí lưu thông là chi phí bỏ ra trong quá trình lưu thông hàng hoá để đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ và thực hiện giá trị hàng hoá.
Như vậy, căn cứ vào nội dung, tính chất chi phí lưu thông chia làm hai loại:
+ Chi phí lưu thông bổ sung là các chi phí bỏ ra để vận chuyển, duy trì giá trị sử dụng đến nơi tiêu thụ gồm: chi phí vận chuyển, bao bì, đóng gói, phân loại,… tất cả các chi phí này nhập vào giá trị hàng hoá, người mua phải trả qua giá bán để bù đắp lại.
+ Chi phí lưu thông thuần tuý là các chi phí thuần tuý liên quan đến việc thực hiện giá trị hàng hoá gồm: quảng cáo, lương nhân viên thương nghiệp, sổ sách kế toán,… tất cả các chi phí này không nhập vào giá trị hàng hoá nhưng nó được bù đắp lại bằng một phần giá trị thặng dư mà xã hội tạo ra.
b2) Lao động của nhân viên thương nghiệp:
Lao động của nhân viên thương nghiệp không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư như là công nhân sản xuất mà lao động nhân viên thương nghiệp thực hiện giá trị hàng hoá, đó cũng là lao động tất yếu của xã hội.
Nhân viên thương nghiệp cũng bị bóc lột, ngày lao động chia thành hai phần:
-Thời gian lao động cần thiết: Trong thời gian này nhân viên thương nghiệp không tạo giá trị mà thực hiện phần giá trị trong đó có tiền lương của nhân viên thương nghiệp
-Thời gian lao động thặng dư: Trong thời gian này nhân viên thương nghiệp không tạo giá trị thặng dư mà thực hiện phần giá trị, trong đó là lợi nhuận thương nghiệp.
c) Lợi nhuận thương nghiệp:
Tư bản thương nghiệp là tư bản hoạt động kinh doanh hàng hoá trong lĩnh vực lưu thông, nhà tư bản thương nghiệp ứng tư bản ra cũng nhằm thu lợi nhuận và lợi nhuận thương nghiệp bằng lợi nhuận bình quân = giá bán lẽ (bán buôn công nghiệp + chi phí lưu thông bổ sung) = lợi nhuận thương nghiệp = lợi nhuận bình quân vì nếu không thu được lợi nhuận bình quân thì bỏ sang ngành khác và ngược lại các ngành khác lại đổ xô vào thương nghiệp.
Nhưng lao động nhân viên thương nghiệp không hề tạo ra giá trị và giá trị thặng dư, vậy lợi nhuận thương nghiệp ở đâu?
* Vậy: Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư do lao động công nhân sản xuất tạo ra mà nhà tư bản công nghiệp phải "nhường" cho nhà tư bản thương nghiệp.
- Nhường là một tất yếu:
+ Tư bản thương nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu thông, là một giai đoạn của tái sản xuất, lưu thông có trôi chảy thì sản xuất mới tiếp diễn.
+ Một nhà tư bản thương nghiệp bán hàng cho nhiều nhà tư bản công nghiệp do đó tốc độ chu chuyển của tư bản thương nghiệp nhanh làm giảm tổng tư bản xã hội, tăng tỷ suất lợi nhuận chung.
+ Tư bản thương nghiệp góp phần thúc đẩy nhanh quá trình tích luỹ tư bản và tái sản xuất mở rộng.
+ Tư bản thương nghiệp đảm nhận trong lĩnh vực lưu thông, để tư bản công nghiệp tập trung vào lĩnh vực sản xuất, nâng cao năng suất, nâng cao trình độ bóc lột (m')
Sự nhường theo nguyên tắc tỷ suất lợi nhuận bình quân.
3) Tư bản cho vay và lợi tức cho vay:
a) Tư bản cho vay:
- Tư bản cho vay đã xuất hiện trước chủ nghĩa tư bản gọi là tư bản cho vay cổ xưa, đặc điểm của nó là cho vay nặng lãi
- Đến chủ nghĩa tư bản trong quá trình chu chuyển của tư bản công nghiệp do có sự không ăn khớp về không gian và thời gian:
+ Có nhà tư bản đã bán được hàng, có doanh thu nhưng chưa đến kỳ hạn mua nguyên liệu, trả công cho công nhân,...có tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi nhưng là tư bản thì không ngừng lớn lên.
+ Các nhà tư bản khác đã đến kỳ hạn đổi mới trang thiết bị, mở rộng sản xuất,...có nhu cầu sử dụng tư bản của người khác và chấp nhận việc trả lãi.
Tình hình trên nảy sinh quan hệ vay mượn (quan hệ tín dụng) và tư bản nhàn rỗi đó thành tư bản cho vay.
* Vậy: Tư bản cho vay là tư bản tiền tệ tạm thời nhà rỗi mà người chủ sở hữu nó cho người khác vay, sử dụng trong một thời gian nhất định nhằm thu lời.
- Đặc điểm của tư bản cho vay:
+ Tư bản cho vay là tư bản tiềm thế, không phải là tư bản hoạt động
+ Tư bản cho vay là tư bản tách rời giữa quyền sở hữu (nhà tư bản cho vay) với quyền sử dụng tư bản (nhà tư bản đi vay hoạt động)
+ Tư bản cho vay là loại hàng hoá đặc biệt (hàng hoá tư bản)
. Cho vay tức là chỉ nhường quyền sử dụng.
. Giá cả của nó là lợi tức, không phải do giá trị quyết định, luôn thấp hơn nhiều so với giá trị.
+ Tư bản cho vay là tư bản được sùng bái nhất, công thức hoạt động T-T' (T'=T+t), hình thức vận động gây ra sự ngộ nhận tiền sinh ra tiền nhưng thực chất vận động đầy đủ của tiền là T-T'-H (SLĐ, TLSX)...SX...H'-T'-T'
b) Lợi tức và tỷ suất lợi tức:
b1) Lợi tức:
- Trong tay nhà tư bản hoạt động thì tư bản đi vay mang lại lợi nhuận và lợi nhuận đó cũng bằng lợi nhuận bình quân, vì vậy lợi nhuận bình quân được chia thành 2 phần:
+ Trả lợi tức.
+ Thu nhập của chủ xí nghiệp
* Vậy: Lợi tức là một phần của lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản hoạt động phải trả cho nhà Tư bản cho vay về việc sử dụng tư bản đi vay (ký hiệu là Z)
- Xét về nguồn gốc và bản chất của Z: Đó là một phần của giá trị thặng dư nhưng khi lợi nhuận bình quân chuyển hoá thành lợi tức thì thêm một lần nữa đã xuyên tạc nguồn gốc của nó.
- Sự vận động của Z thì 0<Z<p (có trường hợp lợi tức bằng lợi nhuận bình quân khi khủng hoảng kinh tế nỗ ra, để thoát ra khủng hoảng kinh tế thì phải chấp nhận vay với lãi suất cao). Z vận động còn phụ thuộc vào quy luật tỷ suất lợi tức, tư bản còn phụ thuộc vào lượng Tư bản cho vay.
b2) Tỷ suất lợi tức:
- Tỷ suất lợi tức là tỷ lệ tính theo % giữa lợi tức và Tư bản cho vay:
Z
Z'= -------x100%
TBCV
Z': Tỷ suất lợi tức
Z: Lợi tức
- Sự vận động của Z' :0<Z'<p'
+ Z' vận động phụ thuộc vào quan hệ cung cầu tưbản cho vay.
+ Z' còn phụ thuộc vào sự phân chia giữa lợi tức và thu nhập.
Sự vận động của Z' có xu hướng giảm vì p' là tiệm cận trên có xu hướng giảm.
c) Tín dụng tư bản chủ nghĩa, tư bản ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng:
c1) Tín dụng là hình thức vận động của tư bản cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả có kỳ hạn cả gốc và lãi.
- Tín dụng tư bản nó phản ánh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- Hình thức của tín dụng tư bản: hai hình thức:
+ Tín dụng thương nghiệp, trong đó đối tượng của tín dụng là hàng hoá, hình thức là bán chịu trả góp.
+ Tín dụng ngân hàng: Ngân hàng là trung gian giữa người cho vay và người đi vay.
c2) Tư bản ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng:
- Ngân hàng là một tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh tiền tệ.
- Tư bản ngân hàng là tư bản hoạt động ứng ra xây dựng nhà băng, thuê nhân viên, thực hiện các nghiệp vụ.
Như vậy, tư bản ngân hàng là tư bản hoạt động nó tham gia vào tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận ngân hàng = lợi nhuận bình quân = lãi cho vay - lãi tiền gửi - chi phí ngân hàng.
Nếu không thu được lợi nhuận bình quân thì di chuyển tư bản sang ngành khác và ngược lại nếu thu được >lợi nhuận bình quân... tuân theo quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân.
c3) Phân biệt tư bản ngân hàng và tư bản cho vay:
Tư bản ngân hàng là tư bản hoạt động kinh doanh tiền tệ, tư bản cho vay là tư bản tiền tệ nhàn rỗi.
Tư bản ngân hàng
Tư bản cho vay
- Là tư bản hoạt động kinh doanh, là tư bản chức năng
- Là tư bản tiềm thế
- Tham gia vào tỷ suất lợi nhuận bình quân
- Không tham gia vào tỷ suất lợi nhuận bình quân
- Lợi nhuận ngân hàng = Lợi nhuận bình quân
- Là một phần của lợi nhuận bình quân
- Bao gồm tư bản tự có, tư bản được tích luỹ lại, tư bản nhàn rỗi của các nhà tư bản công thương, vàng bạc, kim loại, đá quý,...
- Chỉ bao gồm tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi
d) Công ty cổ phần, Thị trường chứng khoán, Tư bản giả:
d1) Công ty cổ phần: Là hình thức tổ chức kinh doanh dựa trên phát hành cổ phiếu hay huy động vốn, người mua cổ phiếu là cổ đông, cổ đông là chủ sở hữu cổ phiếu thực hiện quyền làm chủ thực sự là thu cổ tức.
d2) Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra mua bán các loại chứng khoán: Cổ phiếu, trái phiếu theo thị giá cổ phiếu.
- Thị giá cổ phiếu không phải là số tiền ghi trên mặt cổ phiếu (mặt cổ phiếu là mệnh giá)
- Thị giá cổ phiếu phụ thuộc vào mức cổ tức và lãi suất hiện hành.
Cổ tức
G = -------------
Z'
G: Thị giá cổ phiếu
Z': Lãi suất
d3) Tư bản giả là các loại giấy có giá: cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu,...
Đặc biệt:
+ Có thể mua bán trao đổi, chuyển nhượng.
+ Mang lại thu nhập chủ sở hữu
+ Giá cả vận động tách rời giá trị thật.
4) Địa tô tư bản chủ nghĩa:
a) Bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa:
- Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp: Khi quan hệ sản xuất tư bản công nghiệp thâm nhập vào nông nghiệp thì trong nông nghiệp có 3 giai cấp:
+ Công nhân nông nghiệp làm thuê tạo ra giá trị thặng dư.
+ Nhà tư bản kinh doanh trong nông nghiệp, thuê ruộng đất kinh doanh thu được một phần giá trị thặng dư đó là lợi nhuận nông nghiệp bằng lợi nhuận bình quân.
+ Chủ ruộng cho thuê ruộng thu được một phần giá trị thặng dư là lợi nhuận siêu ngạch gọi là địa tô.
* Vậy: Địa tô tư bản là lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản kinh doanh trong nông nghiệp phải nộp cho chủ ruộng (Ký hiệu: R)
- Xét về nguồn gốc của R đó là một phần của giá trị thặng dư nhưng khi lợi nhuận siêu ngạch chuyển hoá thành R đã xuyên tạc bản chất của nó.
* Phân biệt địa tô phong kiến và địa tô tư bản:
- Giống nhau: Đều do lao động làm thuê tạo ra.
- Khác nhau:
+ Về chất: Địa tô phong kiến phản ánh quan hệ 2 giai cấp địa chủ và nông dân; địa tô tư bản phản ánh quan hệ 3 giai cấp: Chủ ruộng - nhà tư bản kinh doanh - công nhân nông nghiệp.
+ Về lượng: Địa tô phong kiến gồm toàn bộ sản phẩm thặng dư thậm chí cả một phần sản phẩm cần thiết còn địa tô tư bản chỉ gồm một phần giá trị thặng dư đó là lợi nhuận siêu ngạch.
b) Hình thức của địa tô: Hai hình thức
b1) Địa tô chênh lệch:
- Sự hình thành địa tô chênh lệch:
+ Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, gía cả sản xuất chung là được qui định bởi điều kiện sản xuất xấu nhất (xem hình thành lượng giá trị III3c)
+ Trên ruộng đất tốt và trung bình có năng suất cá biệt cao, chi phí cá biệt thấp cho nên lợi nhuận siêu ngạch nộp cho chủ ruộng thành địa tô chênh lệch.
* Vậy: Địa tô chênh lệch là lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản kinh doanh trong nông nghiệp phải nộp cho chủ ruộng, đó là số chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung được quyết định bởi điều kiện sản xuất xấu nhất với giá cả sản xuất cá biệt trên diện tích đất tốt và trung bình.
- Ví dụ: Có 3 thửa ruộng tốt, trung bình, xấu, tư bản đầu tư ngang nhau là 100 (C+V), tỷ suất lợi nhuận bình quân là 20% nhưng do sản lượng trên ruộng đất tốt, trung bình caonên thu được địa tô chênh lệch.
Loại ruộng
C+V
Lợi nhuận bình quân
Sản lượng
Giá cả sản xuất cá biệt
Giá cả sản xuất chung
R±
S
1 tạ
1 tạ
S
Tốt
100
20
6 tạ
120
20
30
180
+ 60
Trung bình
100
20
5 tạ
120
24
30
150
+30
Xấu
100
20
4 tạ
120
30
30
120
0
- Hai loại địa tô chênh lệch:
+ Địa tô chênh lệch I: là địa tô thu được do điều kiện tự nhiên mang lại như ruộng đất màu mỡ gần nơi tiêu thụ.
+ Địa tô chênh lệch II: Là do đầu tư thâm canh tăng năng suất có lợi nhuận siêu ngạch. Trong thời hạn hợp đồng thì lợi nhuận siêu ngạch thuộc về nhà tư bản kinh doanh, hết hạn hợp đồng thì thuộc về chủ ruộng.
b2) Địa tô tuyệt đối:
- Khi nghiên cứu địa tô chênh lệch sử dụng phương pháp trừu tượng hoá giả định rằng ruộng đất xấu không thu được địa tô. Nhưng thực tế dù là đất xấu hay tốt nhà tư bản kinh doanh đều phải tuyệt đối nộp tô cho chủ ruộng, đó là địa tô tuyệt đối.
*Vậy: Địa tô tuyệt đối là lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản kinh doanh nộp cho chủ ruộng. Đó là hiệu số giữa giá trị của hàng hoá với giá cả sản xuất chung, do cấu tạo hữu cơ trong nông nghiệp luôn thấp hơn cấu tạo hữu cơ trong công nghiệp.
- C/V trong nông nghiệp thấp hơn C/V trong công nghiệp (nông nghiệp lạc hậu hơn công nghiệp) vì do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp ruộng đất có hạn, do độc quyền tư hữu và độc quyền kinh doanh đã ngăn cản tư bản di chuyển vào nông nghiệp.
- Nếu tỷ suất lợi nhuận ngang nhau mà C/V nông nghiệp thấp hơn công nghiệp thì trong nông nghiệp thu được một khối lượng giá trị thặng dư lớn hơn trong công nghiệp, vì vậy ngoài phần lợi nhuận bình quân thì luôn có lợi nhuận siêu ngạch nộp cho chủ ruộng, thành địa tô tuyệt đối.
Ví dụ: Tư bản công nghiệp, tư bản nông nghiệp đầu tư ngang nhau 100 (C+V), m' = 100%, tỷ suất lợi nhuận bình quân bằng 20% nhưng do C/V trong nông nghiệp là 6/4 thấp hơn C/V trong công nghiệp là 8/2 vì vậy trong nông nghiệp luôn có lợi nhuận siêu ngạch và ổn định lâu dài, cụ thể:
+ Công nghiệp (C/V = 8/2)
Giá trị = 80C + 20V + 20m = 120
+ Nông nghiệp (C/V = 6/4)
Giá trị = 60C + 40V + 40m = 140
+ Giá cả sản xuất = K + Lợi nhuận bình quân = 120
+ Lợi nhuận siêu ngạch = 140 - 120 = 20, khi nộp cho chủ ruộng nó là địa tô tuyệt đối.
c) Phân biệt địa tô chênh lệch và địa tô tuyệt đối.
- Giống nhau:
+ Đều là lợi nhuận siêu ngạch phải nộp cho chủ ruộng
+ Đều có nguồn gốc là lao động làm thuê.
- Khác nhau :
+ Nguyên nhân hình thành:
. Địa tô chênh lệch do độc quyền kinh doanh ruộng đất.
. Địa tô tuyệt đối do độc quyền tư hữu ruộng đất
+ Điều kiện hình thành:
. Địa tô chênh lệch do giá cả sản xuất chung qui định bởi ruộng đất xấu, ruộng đất tốt, trung bình có năng suất cao, chi phí cá biệt thấp cho nên có lợi nhuận siêu ngạch
. Địa tô tuyệt đối do cấu tạo hữu cơ C/V nông nghiệp thấp hơn C/V công nghiệp, nếu tỷ suất giá trị thặng dư ngang nhau thì nông nghiệp thu được một khối lượng giá trị thặng dư lớn hơn.
+ Sự hình thành giá trị:
. Địa tô chênh lệch không tham gia hình thành giá trị hàng hoá
. Địa tô tuyệt đối hình thành nên giá trị hàng hoá.
d) Các loại địa tô và giá cả ruộng đất:
d1) Các loại địa tô:
- Địa tô hầm mỏ, mức địa tô là do chât lượng, trữ lượng khoáng sản
- Địa tô đất xây dựng do vị trí quyết định
- Địa tô đất độc quyền do thổ nhưỡng quyết định
Do sự khan hiếm cho nên mức địa tô ngày càng tăng, gía cả ruộng đất càng tăng.
d2) Giá cả ruộng đất đó là địa tô tư bản hoá bởi vì nhà tư bản mua đất để cho thuê thu địa tô thì tiền mua đất đó cũng là tư bản.
- Giá cả ruộng đất là mức địa tô hàng năm, giá cả ruộng đất tỷ lệ thuận với địa tô và tỷ lệ nghịch với lãi suất hàng hoá.
R
G = --------
Z'
VẤN ĐỀ X: CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN
Phương thức sản xuất TBCN được thiết lập và trở thành thống trị khi cuộc cách mạng công nghiệp hòan thành (nửa cuối thế kỷ 18) và nó phát triển qua 2 giai đoạn:
- CNTB tự do cạnh tranh (từ nửa cuối thế kỷ 18 đến cuối thể kỷ 19 đầu thế kỷ 20), Mác và Ăng ghen đã nghiên cứu.
- CNTB độc quyền ( cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 trở đi), Lê Nin nghiên cứu giai đoạn đầu.
Đây là 2 giai đoạn của cùng một phương thức sản xuất, vì:
- Chúng đồng nhất với nhau dựa trên quan hệ sản xuất TBCN
- Chúng khác nhau do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất xã hội hóa.
Mác và Ăng ghen nghiên cứu giai đoạn cạnh tranh tự do đã đưa ra dự báo khoa học: Cạnh tranh tự do tất yếu chuyển sang độc quyền
1) Quá trình chuyển từ cạnh tranh tự do sang độc quyền:
Từ cuối thế kỷ 19 diễn ra quá trình chuyển từ cạnh tranh tự do sang độc quyền, quá trình này diễn ra có tính quy luật:
- Sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung tư bản, dẫn đến tích tụ tập trung sản xuất, sản xuất tập trung vào các xí nghiệp qui mô lớn.
- Tác động của các qui luật kinh tế của CNTB đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tập trung sản xuất:
+ Trước hết là qui luật kinh tế cơ bản (sản xuất giá trị thặng dư), để đạt mục đích sản xuất ngày càng nhiều giá trị thặng dư cho nhà tư bản thì các nhà tư bản phải không ngừng tích lũy mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất, nâng cao trình độ bóc lột.
+ Tác động của quy luật cạnh tranh để giành lợi thế trong cạnh tranh thì từng nhà tư bản không ngừng tích lũy, mở rộng sản xuất, sản xuất quy mô lớn có lợi thế trong cạnh tranh.
- Cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, hàng loạt xí nghiệp nhỏ bị xí nghiệp lớn thôn tính, một số các xí nghiệp nhỏ dưới áp lực của cạnh tranh tự nguyện sáp nhập lại thành xí nghiệp lớn, chính cạnh tranh đã đẩy mạnh quá trình tập trung sản xuất.
- Khủng hoảng kinh tế nỗ ra, hàng loạt các xí nghiệp nhỏ bị phá sản, một số xí nghiệp thoát ra khỏi khủng hoảng thì tiến hành đổi mới trang thiết bị, máy móc, sử dụng máy móc hiện đại hơn, do đó dẫn đến sản xuất tập trung.
- Hệ thống tín dụng phát triển tạo điều kiện di chuyển tư bản và tập trung tư bản, dẫn đến tập trung sản xuất.
Khi sản xuất tập trung đến trình độ nhất định thì dẫn thẳng đến độc quyền và sự ra đời của các tổ chức độc quyền.
2) Đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền:
a) 5 Đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền: Lê Nin nghiên cứu chủ nghĩa tư bản độc quyền khái quát 5 đặc điểm sau đây:
a1) Tích tụ tập trung sản xuất và sự hình thành độc quyền:
- Cạnh tranh thúc đẩy tích tụ tập trung tự bản dẫn đến tập trung sản xuất, sản xuất tập trung được biểu hiện là:
+ Số lượng công nhân trong các xí nghiệp quy mô lớn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lực lượng lao động xã hội, số lượng sản phẩm sản xuất ra trong các xí nghiệp qui mô lớn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩn xã hội.
+ Sản xuất tập trung vào một số xí nghiệp quy mô lớn thì chúng có khuynh hướng liên minh thỏa thuận với nhau, dẫn đến hình thành tổ chức độc quyền.
* Vậy: Tổ chức độc quyền là liên minh các xí nghiệp qui mô lớn nắm trong tay hầu hết việc sản xuất và tiêu thụ một hoặc một số loại sản phẩm, chúng có thể quyết định được giá cả độc quyền nhằm thu được lợi nhuận độc quyền cao.
- Quá trình hình thành của độc quyền diễn ra từ thấp đến cao, từ lưu thông đến sản xuất và tái sản xuất, cụ thể:
+ Cácten là hình thức độc quyền trong lưu thông ở trình độ thấp nó quyết định về mặt hàng và giá cả.
+ Xanhdica là hình thức độc quyền trong lưu thông ở trình độ cao hơn Cácten, nó quyết định về mặt hàng , giá cả và thị phần
+ Tơ rơt là hình thức độc quyền sản xuất, nó quyết định ngành hàng, qui mô đầu tư.
+ Congsoocion là hình thức độc quyền liên ngành tái sản xuất từ cung ứng vật tư - sản xuất - tiêu thụ.
a2) Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính:
- Sự hình thành độc quyền trong ngân hàng và vai trò mới của Ngân hàng: Cùng với sự hình thành độc quyền trong công nghiệp thì trong ngân hàng cũng diễn ra cạnh tranh quyết liệt, hàng loạt ngân hàng nhỏ bị các ngân hànglớn thôn tính, một số ngân hàng nhỏ tự nguyện sáp nhập lại thành ngân hàng lớn, một số ngân hàng lớn thì có xu hướng liên minh, thỏa thuận với nhau hình thành độc quyền trong ngân hàng.
Khi độc quyền trong ngân hàng ra đời thì ngân hàng có một vai trò mới, thể hiện: Giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp thâm nhập vào nhau thông qua chế độ tham dự bằng việc mua cổ phiếu để các công ty cử người vào HĐQT của ngân hàng, giám sát hoạt động của ngân hàng và ngược lại thì ngân hàng cử người vào HĐQT của các công ty.
Sự dung nhập giữa tư bản ngân hàng vàtư bản công nghiệp bằng cách trên làm xuất hiện một loại tư bản mới gọi là tư bản tài chính.
- Tư bản tài chính và đại diện cho nó là bọn đầu sỏ tài chính, chúng lũng đoạn cả về kinh tế và chính trị:
+ Về kinh tế: Bằng cổ phiếu khống chế để nắm công ty mẹ, chi phối các công ty con, các chi nhánh.
+ Về xã hội: Bằng sức ép tập đoàn để nắm giữ các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước.
a3) Xuất khẩu tư bản:
Xuất khẩu tư bản là đưa tư bản ra nước ngoài để kinh doanh nhằm thu lợi nhuận cao:
- Trong giai đoạn cạnh tranh tự do, xuất khẩu tư bản chủ yếu là tư bản hàng hóa, tức là đưa hàng ra nước ngoài để thực hiện giá trị.
- Trong giai đoạn độc quyền, xuất khẩu tư bản chủ yếu là tư bản hoạt động từ những nước phát triển đến những nước đang phát triển hoặc kém phát triển ở những quốc gia nhân công, nguyên liệu rẻ, hậu quả xuất khẩu tư bản là dẫn đến nền kinh tế phụ thuộc, cạn kiệt tài nguyên.
a4) Sự hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế và phân chia ảnh hưởng kinh tế:
Xu hướng tòan cầu hóa diễn ra cạnh tranh quyết liệt, cạnh tranh giữa các quốc gia, các tập đoàn, dẫn đến hình thành các liên minh kinh tế quốc tế rất đa dạng (liên minh về thương mại, thuế quan, sản xuất,…)
Các liên minh này phân chia nhau khu vực ảnh hưởng kinh tế.
a5) Các cường quốc phân chia lãnh thổ thế giới:
- Do sự hoạt động của quy luật phát triển không đều trong giai đoạn độc quyền thì một nước đang phát triển có thể đuổi kịp, vượt một nước đã phát triển.
- Sự phát triển không đều về kinh tế dẫn đến không đều về quân sự, chính trị làm thay đổi tương quan lực lượng và đòi phân chia lại lãnh thổ thế giới dẫn đến xung đột quân sự để chia lại lãnh thổ thế giới, đó là nguyên nhân dẫn đến 2 cuộc chiến tranh thế giới (14-18 và 39-45)
b) Biểu hiện sự hoạt động của qui luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư trong hai giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa:
b1) Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa:
- Nội dung, yêu cầu của quy luật giá trị…
- Biểu hiện sự hoạt động quy luật giá trị qua 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn tự do cạnh tranh biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất…
+ Trong giai đoạn độc quyền biểu hiện thành giá cả độc quyền
Giá cả độc quyền = K + Lợi nhuận độc quyền
Lợi nhuận độc quyền = Lợi nhuận bình quân + Lợi nhuận siêu ngạch
Lợi nhuận siêu ngạch thu được là do địa vị độc quyền mang lại
Do điều kiện độc quyền có thể quyết định giá cả độc quyền, có giá cả độc quyền cao khi bán hàng, giá cả độc quyền thấp khi mua hàng.
b2) Quy luật kinh tế cơ bản của CNTB là quy luật giá trị thặng dư
- Nội dung của quy luật giá trị thặng dư…
- Biểu hiện sự hoạt động của quy luật giá trị thặng dư qua 2 giai đoạn CNTB:
+ Giai đoạn tự do cạnh tranh biểu hiện thành quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân…
+ Trong giai đoạn độc quyền biểu hiện thành lợi nhuận độc quyền cao: Do địa vị độc quyền quyết định giá cả độc quyền, thu được lợi nhuận độc quyền cao.
Xét về nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận độc quyền đó là lao động thặng dư của công nhân trong xí nghiệp độc quyền, không độc quyền và cả nhân dân lao động các nước thuộc địa.
3) Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước:
a) Nguyên nhân ra đời, bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước:
a1) Nguyên nhân ra đời và phát triển chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước:
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước đã xuất hiện từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 ở một số nước Tây Âu có nền kinh tế phát triển và nó phát triển nhanh chóng trở thành phổ biên từ sau thế chiến thứ hai.
- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ngày càng làm tăng thêm tính chất gay gắt các mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản mà trước hết là mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản (Lực lượng sản xuất xã hội hóa với chế độ tư hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa). Do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất xã hội hóa tất yếu đòi hỏi một hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phù hợp với nó vì vậy quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được điều chỉnh đó là hình thức sở hữu của Nhà nước tư bản chủ nghĩa.
- Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, công nghệ mới làm xuất hiện những ngành nghề mới, đã làm đảo lộn cơ cấu kinh tế truyền thống để tái cơ cấu kinh tế thì cần phải có một lượng tư bản khổng lồ đầu tư vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật (đường xá, viễn thông,…) vì vậy cần có sự đầu tư của tư bản nhà nước.
- Sự phát triển của sản xuất xã hội hóa dựa trên cơ sở phân công chuyên môn hóa và tiến bộ khoa học kỹ thuật tất yếu đòi hỏi cần có sự phối hợp các hoạt động chung có tính xã hội. Nhà nước nhân danh xã hội điều phối, kiểm soát các quá trình trên (với tư cách người nhạc trưởng).
- Xu thế quốc tế hóa và hội nhập kinh tế thế giới: Cạnh tranh quốc tế diễn ra để giành nơi đầu tư, thị trường,…khi bành trướng thế lực ra nước ngoài thì vấp phải hàng rào lợi ích quốc gia vì vậy nhà nước phải can thiệp để điều hòa lợi ích.
a2) Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước:
* Khái niệm: Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp sức mạnh của độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước tư bản thành thể chế, thiết chế nhằm phục vụ mục đích cho các tổ chức độc quyền, thu được lợi nhuận độc quyền cao và duy trì sự thống trị của giai cấp tư sản.
* Bản chất của Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước được thể hiện:
- Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hay nói cách khác là chủ nghĩa tư bản được điều chỉnh để thích ứng với lực lượng sản xuất xã hội hóa.
- Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp giữa tổ chức độc quyền với nhà nước tư bản thành một tổ chức thống nhất trong đó nhà nước phụ thuộc vào độc quyền, phục vụ mục đích cho các tổ chức độc quyền.
- Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một hệ thống các quan hệ kinh tế chính trị biểu hiện thành đường lối, các chính sách đối nội, đối ngoại, chính sách kinh tế xã hội.
- Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự can thiệp của Nhà nước vào các mặt của đời sống xã hội bằng một hệ thống điều chỉnh làm dịu đi các mâu thuẫn nhưng không làm thay đổi bản chất chủ nghĩa tư bản.
b) Biểu hiện của Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước:
3. Thế nào là tư bản thương nghiệp? Trình bày sự hình thành lợi nhuận thương nghiệp dưới chủ nghĩa tư bản (cho 1 ví dụ để chứng minh).
- Bản chất tư bản thương nghiệp:
Trong lịch sử tư bản thương nghiệp xuất hiện từ rất sớm, nó có trước cả tư bản công nghiệp nhưng đó là tư bản mua rẻ bán đắt theo kiểm cổ xưa.
Còn tư bản thương nghiệp dưới CNTB lại là một bộ phận của TBCN tách rời ra làm chức năng thực hiện giá trị hay tiêu thụ khối lượng sản phẩm mà TBCN đã sản xuất ra nhằm mục đích thu được một khoản tiền lời dưới hình thức lợi nhuận thương nghiệp.
TCN --------à HTLSXSLĐ ……… sản xuất ……. H’ -----T’
01.01.02 (1)…………………(3)…………(2) 31.12.02
TCN = TCN + Denta T
Công thức vận động của TBCN là T-H-T’‑
- Sự hình thành lợi nhuận thương nghiệp?:
Theo học thuyết giá trị thặng dư của Mác thì giá trị thặng dư chỉ được tạo ra trong quá trình sản xuất thông qua việc bóc lột lao động làm thuê. Các Mác cũng đã khẳng định lưu thông chỉ là thực hiện giá trị chứ không thể sáng tạo ra giá trị và giá trị thặng dư. Vậy nhà tư bản thương nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu thông sẽ thu được một khoản tiền lời là lợi nhuận thương nghiệp, vì vậy lợi nhuận thương nghiệp được sinh ra từ đâu? (T’ = T + denta T)
TTN = T + PTN
Trả lời vấn đề này Các Mác đã chỉ rõ:
Bản chất của lợi nhuận thương nghiệp là một phần của giá trị thặng dư mà nhà tư bản công nghiệp đã bóc lột của công nhân làm thuê trong quá trình sản xuất và nhường lại cho nhà tư bản thương nghiệp vì
- Nhà tư bản thương nghiệp đã đứng ra đảm nhận khâu tiêu thụ sản phẩm để cho nhà tư bản công nghiệp rảnh tay chỉ tập trung vào lĩnh vực sản xuất do đó trình độ chuyên môn hoá sẽ được nâng cao, năng suất lao động tăng lên và làm cho giá thành sản phẩm giảm xuống bản thân nhà tư bản công nghiệp về mặt này có rất nhiều lợi ích.
- Khi tư bản thương nghiệp đứng ra kinh doanh thì cũng phải ứng vốn cho quá trình lưu thông của mình vì vậy vốn của nhà tư bản công nghiệp sẽ rút ngắn vòng tuần hoàn từ 3 giai đoạn xuống còn 2 giai đoạn vì vậy tốc độ chu chuyển vốn trong 1 năm sẽ tăng lên, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư sẽ ngày càng cao. Về mặt này nhà tư bản cũng có lợi.
Nói tóm lại việc tư bản công nghiệp nhường một phần m cho tư bản thương nghiệp thì cả tư bản thương nghiệp lẫn tư bản công nghiệp đều có lợi ích.
Việc nhường một phầm m của TBCN cho tư bản thương nghiệp được tiến hành bằng cách tư bản công nghiệp bán hàng hoá cho tư bản thương nghiệp theo giá bán buôn hay giá thành công nghiệp và giá đó bằng chi phí của nhà tư bản công nghiệp + lợi nhuận của nhà tư bản công nghiệp và giá bán buôn bao giờ cũng nhỏ hơn giá trị hàng hoá.
Pbb= C+V+PCN
Nhà tư bản thương nghiệp đem bán hàng hoá cho người tiêu dùng theo giá bán lẻ bằng chi phí sản xuất công nghiệp + Lợi nhuận công nghiệp + lợi nhuận thương nghiệp. Mức giá bán lẻ bao giờ cũng bằng giá trị hàng hoá.
Pblẻ = PCN + PTN + C +V = C + V + m
Khoảng chênh lệch giữa giá bán lẻ và giá mua buôn công nghiệp chính là lợi nhuận của Tư bản thương nghiệp.
Một lân nữa cần khẳng định nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp là giá trị thặng dư do lao động làm thuê sáng tạo ra trong quá trình sản xuất bằng bóc lột công nhân làm thuê.
Ví dụ:
Có 1 nhà tư bản công nghiệp ứng ra 1 số vốn là 800 tư bản và có trình độ bốc lột m’ = 100% nhà tư bản đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp theo cấu tạo hữu cơ 700 C + 100 V + 100m = 900 đơn vị Tư bản
Nếu nhà tư bản công nghiệp thực hiện tất cả quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thf tỷ suất lợi nhuận mà nhà tư bản công công nghiệp sẽ được hưởng là
P’ = m/(c+v) x100% = 100/800x100% = 12,5%
Nếu có một nhà tư bản thương nghiệp đứng ra cùng kinh doanh với tư bản công nghiệp và cùng ứng ra một lượng vốn là 200 đơn vị tư bản. Lúc này nhà tư bản công nghiệp và nhà tư bản thương nghiệp sẽ phân chia nhau lợi nhuận theo nguyên tắc bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận
P’ ngang = tổng m/tổng(c+v) x 100% = 100/(800+200) x100% = 10%
Từ đó có thể tính
PCN = 800*10% = 80 đơn vị tư bản
Ta xác định được PbbuônCN = CPSXCN + LNCN = 800 + 80 = 880
Ta thấy 800 < 900
LNTN – 200x10% = 20 đơn vị tư bản.
Giá bán lẻ
= giá bán buôn + LN thương nghiệp = 880+20 = 900
Giá bán lẻ (900) = giá trị hành hoá (900).
4. Thế nào là chi phí lưu thông dưới chủ nghĩa tư bản? nhân viên thương nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu thông có bị bóc lột thặng dư không?
* Bản chất của chi phí lao động:
Theo học thuyết giá trị lao động của Mác thì tất cả các hoạt động phục vụ cho sản xuất , tiêu thụ sản phẩm đều phải bỏ ra những chi phí nhất định vì vậy hoạt động trong lĩnh vực lưu thông tiêu thụ sản phẩm nhà tư bản thương nghiệp cũng phải bỏ ra những chi phí như tất cả các nhà tư bản khác. Chi phí lưu thông được Mác khái quát thành 2 loại là chi phí lưu thông thuần tuý và chi phí tiếp tục quá trình sản xuất trong lưu thông.
+ Chi phí lưu thông thuần tuý
Là chi phí để xây dựng cửa hàng, mua sắm quầy hàng, chi phí cho nghiệp vụ bán hàng như sổ sách, chứng từ, hoá đơn và các phương tiện bán hàng khác, chi phí thuê nhân viên bán hàng, chi phí quản cáo, marketing, giao dịch.
Tất cả các chi phí lưu thông thuần uý là hết sức cần thiết cho quá trình lưu thông nhưng bản thân nó không làm cho giá trị sản phẩm tăng lên trong lưu thông.
+) Chi phí tiếp tục quá trình sản xuất trong lưu thông (chi phí bổ sung)
Đây là chi phí cho việc gói bọc sản phẩm. Bảo quản sản phẩm, chi phí cho việc vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến thị trường. Chi phí bổ sung làm gia tăng chất lượng sản phẩm trong quá trình lưu thông tất cả những chi phí này đều được biểu hiện ở ngoài lưu thông hàng hoá bỏ thêm một lượng kd cho các công việc diễn ra trong lưu thông vì vậy Các Mác khẳng định bộ phận chi phí này tham gia vào việc tăng giá trị của sản phẩm ngay trong quá trình lưu thông.
* Hoạt động trong lĩnh vực thương nghiệp là hoạt động để thực hiện giá trị của khối lượng sản phẩm đã sản xuất ra. Nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp là tư giá trị thặng dư mà tư bản công nghiệp nhường cho tư bản thương nghiệp vì tư bản thương nghiệp đứng ra tiêu thụ sản phẩm nhưng trong quá trình hoạt động thương nghiệp dưới chủ nghĩa tư bản thì bản thân nhà tư bản thương nghiệp không phải là người trực tiếp đứng ra bán hàng mà họ thuê nhân viên thương nghiệp. Nhân viên thương nghiệp sau quá trình làm việc (bán hàng) cho nhà tư bản nhận khoản thu nhập dưới hình thức tiền công và khoản tiền công ngày thực chất là một phần của giá trị thặng dư nằm trong lợi nhuận của nhà tư bản thương nghiệp và lượng tiền công đó bao giờ cũng nhỏ hơn lợi nhuận thương nghiệp hoặc phần thặng dư tư bản công nghiệp đã nhường. Như vậy bản thân nhân viên hoạt đông trong lĩnh vực thương nghiệp và bị bóc lột vì ngày làm việc của họ trong cửa hàng của nhà tư bản cũng được chia thành 2 phần, 1 phân ngày là thời gian lao động cần thiết. Trong thời gian này họ bán được một lượng hàng, họ nhận được tiền công, tiền công đó tương đương 1 phần của giá trị thặng dư mà nhà tư bản công nghiệp nhường cho tư bản thương nghiệp, phần thời gian còn lại trong ngày là thời gian lao động thặng dư. Trong thời gian này người nhân viên thương nghiệp lại bán được một lượng hàng và tạo ra được một lượng giá trịtương đương phần còn lại của giá trị thặng dư mà nhà tư bản công nghiệp nhường cho tư bản thương nghiệp. Bộ phận giá trị này không thuộc nhân viện thương nghiệp mà thuộc về nhà tư bản thương nghiệp. Chính vì vậy Mác kết luận mặc dù hoạt động trong lĩnh vực lưu thông hoặc thương nghiệp thì người nhân viên thương nghiệp vẫn là người làm thuê do đó lao động của họ vẫn là lao động bị bóc lột và lao động của họ là nguồn gốc tạo ra thu nhập không lao động cho tư bản thương nghiệp.
5) Thế nào là tư bản cho vay? Trình bày bản chất hoặc nguồn gốc của lợi ích cho vay?
* Bản chất của Tư bản cho vay.
Tư bản cho vay xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử, nó có trước cả tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp nhưng đó là tư bản cho vay nặng lãi theo kiểu cổ xưa.
Còn trong nền kinh tế tư bản lại luôn diễn ra một hiện tượng: có một số nhà tư bản hoạt động như tư bản công nghiệp, tư bản thương nghiệp có một số tiền tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng đến như tiền khấu hao tài sản cố định nhưng chưa hết, tiền tích luỹ để mở rộng sản xuất nhưng chưa đủ, tiền mua nguyên, nhiên vật liệu và trả công cho người lao động nhưng chưa đến kỳ … tất cả những khoản tiền này đang nằm ùn một chỗ và không sinh lới cho chủ sở hữu.
Nhưng cũng trong giao đoạn đó lại có một số nhà tư bản hoạt động khác ký được hợp đồng mới có nhu cầu đổi mới tư bản cố định mở rộng quy mô sản xuất … nhưng chưa tích luỹ kịp vốn. Từ đó làm xuất hiện trong xã hội tư bản một quan hệ tín dụng vay mượn lẫn nhau giữa các nhà tư bản và hình thành ra một loại tư bản mới CM gọi đó là tư bản cho vay và định nghĩa
+ Tư bản cho vay: là tư bản tiền tệ mà người chủ của nó nhường quyền sử dụng vốn tiền tệ cho 1 nhà tư bản khác trong một thời gian nhất định nhằm mục đích thu được một khoản tiền lời dưới hình thức lợi tức cho vay.
Công thức vận động
TCvay ---- T’ cho vay
T’cho vay = TCV + Z (lợi tức)
Nếu nhìn vào công thức vận động của tư bản cho vay nhà tư bản cho vay khẳng định hắn không bóc lột lao động làm thuê mà lợi tức hắn thu được là do nguồn lực tự nhiên của đồng tiền mà hắn là chủ sở hữu.
Về vấn đề này CMác đã chỉ rõ nhà tư bản cho vay cũng tham gia vào quá trình bóc lột lao động làm thuê của công nhân nhưng gián tiếp thông qua bàn tay của nhà tư bản hoạt động hoặc tư bản đi vay. Vì vậy công thức vận động đầy đủ của tư bản cho vay phải là
TChovay—{TCN-(tư liệu sản xuất+ SLĐ) – sản xuất- H’-T’CN}- T’cv
Tcho vay -> T’cho vay (rút gọn).
Bản chất và nguồn gốc của lợi tức cho vay:
Qua phân tích Mac chỉ rõ: lợi thức cho vay thực chất là một phần của lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản đi vay đã trả cho nhà tư bản cho vay vì tư bản cho vay đã nhường quyền sử dụng vốn tiền tệ cho nhà tư bản đi vay trong một thời gian nhất định.
Các Mác cũng chỉ rõ lợi tức cho vay xét về mặt nguồn gốc nó là một phần của giá trị thặng dư được tạo ra trong quá trình sản xuất thông qua việc bóc lột công nhân làm thuê.
*) Tỷ suất lợi tức cho vay:
Hoạt động trong lĩnh vực cho vay hoặc tín dụng là nhằm mục đích thu được một khoản tiền lời dưới hình thức lợi tức. Nhưng trong thực tiễn khi hình thành quan hệ tín dụng thì kể cả người đi vay và người cho vay chưa quan tâm đến lợi tức mà lại quan tâm trước hết đến tỷ suất lợi tức.
Tỷ suất lợi tức là tỷ số tính theo tỷ lệ giữa mức lợi túc mà nhà tư bản thu được so với tổng tư bản cho vay và được tính theo công thức:
Z’ = (Z/Tư Bản cho vay) x 100%
6. Thế nào là tư bản Ngân hàng, trình bày sự hình thành lợi nhuận ngân hàng. Phân biệt tư bản ngân hàng với tư bản cho vay.
* Bản chất tư bản ngân hàng và sự hình thành lợi nhuận ngân hàng:
Dưới Chủ nghĩa tư bản quy mô sản xuất của các nhà tư bản ngày càng mở rộng vì vậy nguồn vốn tự có của các nhà tư bản gặp phải những hạn chế nhất định do đó hoạt động tín dụng dưới chủ nghĩa tư bản là 1 tất yếu khách quan.
Tư bản ngân hàng là một tư bản hoạt động, nó cũng giống như tư bản công nghiệp, thương nghiệp… đầu tư vào hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ nhằm mục đích thu được một khoản tiền lời dưới hình thức lợi nhuận ngân hàng. Bản chất của tư bản ngân hàng còn được Các Mác chỉ rõ ở 2 chức năng cơ bản của ngân hàng đó là
Khác tư bản cho vay là tư bản tạm thời nhàn rỗi, ngân hàng sử dụng tiền của mình để cho vay.
+ Ngân hàng là một trung tâm tín dụng – xã hội với chức năng này ngân hàng thực hiện 2 nhiệm vụ: nhận gửi và cho vay. Khi ngân hàng thực hiện nhiệm vụ gửi có nghĩa là ngân hàng thực hiện chức năng huy động nguồn vốn trong xã hội và khi làm nhiệm vụ này ngân hàng cam kết với người gửi tiền hoàn trả người gửi số lượng tiền gửi kèm theolợi tức tiền gửi. Còn khi ngân hàng thực hiện nhiệm vụ cho vay tức là ngân hàng cung ứng vốn cho các chủ thể. Khi làm nhiệm vụ cho vay ngân hàng yêu cầu các chủ thể vay tiền phải cam kết với ngân hàng phải hoàn trả lại ngân hàng số tiền vay kèm theo lợi tức tiền vay đúng kỳ hạn. Bao giờ lợi tức cho vay của ngân hàng cũng lớn hơn lợi tức ngân hàng nhận gửi, khoản chênh lệch giữa 2 mức lợi tức sau khi trừ đi những chi phí nghiệp vụ ngân hàng, cộng với những nguồn thu khác trong nghiệp vụ của ngân hàng sẽ hình thành ra lợi nhuận ngân hàng. Như vậy bản chất của lợi nhuận ngân hàng, nó là một phần của lợi nhuận mà các nhà tư bản hoạt động trích ra để trả cho tư bản ngân hàng vì tư bản ngân hàng đã nhường quyền sử dụng vốn tiền tệ cho họ trong một thời gian nhất định. Như vậy nguồn gốc lợi ngân hàng cũng là một phần của giá trị thặng dư do bóc lột công nhân làm thuê mà có.
+Ngân hàng còn có chức năng là trung tâm thanh toán xã hội, là nơi phát hành tiền mặt và thực hiện các chính sách tài chính của Nhà nước.
Tại các ngân hàng đều giữa các tài khoản tiền gửi dự trữ của các chủ thể và thông qua một hệ thống các lệnh bằng séc thanh toan, ngân hàng thực hiện chức năng thanh toán giữa các chủ thể có tài khoản mở tại ngân hàng. đồng thời ngân hàng trung ương là một cơ quan đốc quyền phát hành tiền mặt và thực hiện chính sách tài chính của chính phủ như phát hành trái phiếu, trái khoản của chính phủ để thực hiện các mục đích quản lý tài chính của chính phủ.
* Sự khác nhau giữa tư bản ngân hàng và tư bản cho vay?
(trình bày 2 loại tư bản trước)
Phân biệt tư bản ngân hàng với tư bản cho vay
- Tư bản ngân hàng là tư bản hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ nhằm mục đích thu được tiền lời dưới hình thức lợi nhuận ngân hàng.
Tư bản cho vay là tư bản tiền tệ mà người chủ của nó nhường quyền sử dụng vốn tiền tệ cho một nhà tư bản khác trong một thời gian nhất định nhằm mục đích thu được một khoản tiền lời dưới hình thức lợi tức cho vay. Phân tích bản chất của tư bản ngân hàng và tư bản cho vay CMác đã chỉ rõ giữa chúng có sự giống và khác nhau sau:
+ Giống: cả 2 hình thức tư bản đều kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ nhằm mục đích thu được một khoản tiền lời dưới hình thức nhất định như lợi nhuận ngân hàng, lợi tức cho vay.
Nguồn gốc của lợi nhuậnngân hàng cũng như lợi tức cho vay đều là một phần của giá trị thặng dư do bóc lột công nhân mà có. Nhưng giữa chúng có dự khác nhau rất cơ bản đó là
+ Khác:
. Nguồn vốn hoạt động. Nguồn vốn củ tư bản ngân hàng đó là vốn hoạt động, cũng giống như vốn của tư bản công nghiệp, tư bản thương nghiệp… ngược lại vốn của tư bản cho vay lạo là vốn tạm thời nhàn rỗi (hay vốn tiềm thế)
. Kết quả hoạt động: lợi nhuận ngân hàng chính là lợi nhuận bình quân nó phản ánh kết quả của quá trinh sản xuất kinh doanh của tư bản ngân hàng trong điều kiện có sự cạnh tranh với các nhà tư bản hoạt động khác. Ngược lại lợi tức cho vay chỉlà một phần của lợi nhuận bình quân mà tư bản đi vay trích ra từ lợi nhuận bình quân của mình để trả cho nhà tư bản cho vay. Nói cách khác lợi tức cho vay luôn < lợi nhuận ngân hàng.
. Đặc điểm hoạt động (Tư BảN NH có tham gia bq lợi nhuận không).
Tư bản ngân hàng là tư bản hoạt động vì vậy sau quá trình hoạt động kinh doanh tư bản ngân hàng phải tham gia vào cuộc cạnh tranh với các ngành khác để phân chia nhau lợi nhuận theo nguyên tắc bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận.
Ngược lại tư bản cho vay không phải là tư bản hoạt động, nó chỉ là tư bản phục vụ cho các nhà tư bản hoạt đông về vốn tiền tệ vì vậy tư bản cho vay không tham gia vào quá trình bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận. Chính vì vậy C Mác đã khẳng định tư bản cho vay là tư bản thực lợi nhất (căn bản nhất).
7. Thế nào là công ty cổ phần, tư bản giả, và thì trường chứng khoán?
*Bản chất của công ty cổ phần:
Nền kinh tế tư bản chủ nghĩacàng phát triển thì quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng. Nguồn vốn hoặc tư bản cá biệt của từng nhà tư bản không đáp ứng được nhu cầu của việc mở rộng quy mô sản xuất vì vậy dẫn đến một xu thế tất yếu là hình thành ra các công ty cổ phần.
Công ty cổ phần là một doanh nghiệp tư bản công nghiệp lớn là nguồn vốn của nó được hình thành dựa trên cơ sở huy động vốn từ trong xã hội thông qua việc phát hành các cổ phiếucông ty. Người mua cổ phiếu của các công ty cổ phần được gọi là cổ đông. Cổ đông có các quyền lợi : được tham gia trong đại hội cổ đông để bầu ra hội đồng quản trị đồng thời được nhận một phần thu nhập căn cứ vào cổ tức của từng cổ phần (mức cổ tức cao hay thấp phụ thuộc vào kết quả hoạt động của công ty).
* Bản chất của tư bản giả
Tư bản giả là những chứng chỉ có giá trị như cổ phiếu công ty, trái phiếu chính phủ, trái khoán chính phủ. Sở dĩ gọi là tư bản giả bởi vì những chứng chỉ này ghi nhận một số tiền nhất định được ghi trên cổ phiếu thường gọi là mệnh giá cổ phiếu, mệnh giá trái phiếu. Đồng thời những chứng chỉ này được mua bán một cách tự do trên thị trường dưới sự tác động của các quy luật thị trường. Tất cả những cổ phiếu, trái phiếu được mua bán trên thị trường căn cứ vào thị giá của cổ phiếu: thị giá cổ phiếu không phải là số tiền ghi trên cổ phiếu mà thị giá cổ phiếu phụ thuộc vào 2 yếu tố: cổ tức của cổ phiếu, mức lãi suất Ngân hàng mà nếu người có cổ phiếu không mua cổ phiếu dùng tiền đó gửi vào ngân hàng cũng sẽ thu được một mức lợi tức ngang với cổ tức của cổ phiếu.
* Thịtrường chứng khoán:
Thị trường chứng khoán là một thị trường trong cơ cấu thị trường đa dạng của nền kinh tê. Trên thị trường chứng khoán người ra mua bán trao đổi những chứng chỉ có giá trị như cổ phiếu của các công ty, trái phiếu, trái khoán chính phủ. Thị trường chứng khoán có thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp, chủ yếu hoạt động của thị trường sơ cấp là thông qua các sở giao dịch và cơ quan môi giới giao dịch. thị trường chứng khoán là một thị trường hết sức quan trọng có dung lượng giao dịch trao đổi lớn. Vì vậy tác dụng của nó là hết sức to lớn nhưng sự đổ bể của thị trường chứng khoán thì cũng gây nên những tàn phá khôn lường cho nền kinh tế.
IV TƯ BẢN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỊA TÔ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
1.Thế nào là địa tô tư bản chủ nghĩa? Phân biệt đại tô tư bản chủ nghĩa với địa tô phong kiến?
* Bản chất đại tô tư bản:
Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa không hình thành trong lĩnh vực công nghiệp mà ngày càng phát triển và hình thành rộng khắp trong lĩnh vực nông nghiệp. Khi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện trong lĩnh vực nông nghiệp thì ngoài một số những người tiểu thủ nông kinh doanh trên ruộng đất của mình thì trong nông nghiệp xuất hiện mói quan hệ giữa 3 giai cấp đó là địa chủ (là nhưng người sở hữu đối với đát đai), tư bản kinh doanh nông nghiệp (là nhà tư bản hoạt động) nhưng bỏ vốn đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm mục đích thu được một khoản lợi nhuận ngang bằng lợi nhuận các nhà tư bản hoạt động khác), công nhân nông nghiệp (là những người lao động làm thuê không có tư liệu sản xuất). Kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp thì nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp bắt buộc phảI thu được một khoản lợi nhuận bình quân như các nhà tư bản khác. Nhưng kinh doanh nông nghiệp lại là kinh doanh trên đất đai vì vậy nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phảI thuê ruộng đất của địa chủ (vì đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu của nông nghiệp) Để có thể sử dụng đất đai thuộc quyền sở hữu của đại chủ. Thì nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải trả cho địa chủ một khoản thu nhập vì vậy nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải tìm cách bóc lột công nhân nông nghiệp nhiều hơn để thu được một khoản giá trị thặng dư, dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân của nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp, bộ phận giá trị thặng dư đó được gọi là lợi nhuận siêu ngạch, lợi nhuận siêu ngạch này được chuyển hoá thành địa tô để trả cho chủ ruộng. Từ đó CMác đã đi đến kết luận: bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa là một phần của giá trị thặng dư dôi ra ngoài lĩnh vực nông nghiệp để trả cho đại chủ, là người chủ sở hữu đối với đất đai.
* Phân biệt:
Địa tô tư bản và địa tô phong kiến đều là 2 phạm trù kinh tế tồn tại trong lĩnh vực nông nghiệp, giữa chúng có sự giống nhau
- Cả 2 loại địa tô đầu phản ánh quan hệ bóc lột giữa giai cấp tư sản địa chủ với những người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Đều phản ánh sự tách biệt giữa quyền sở hữu đất đai với quyền sử dụng ruộng đất.
Nhưng giữa chúng có sự khác nhau
- Khác nhau về chất: khi nói đến đại tô phong kiến, phản ánh quan hệ bóc lột trực tiếp giữa 2 giai cấp: địa chủ – nông dân. Ngược lại khi nói đến địa tô tư bản -> phản ánh quan hệ bóc lột gián tiếp, địa chủ – tư bản kinh doanh nông nghiệp – công nhân nông nghiệp.
- Khác nhau về lượng: địa tô phong kiến bao gồm tất cả phần sản phẩm thặng dư mà người nông dân đã tạo ra trong quá trình sản xuất, đôi khi nó cần lấn sang phần sản phẩm cần thiết nếu như mức tô quá cao. Ngược lại địa tô tư bản chỉ là một phần của giá trị thặng dư sau khi đã khấu trừ đi phần lợi nhuận bình quân của nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp hoặc nói cách khác địa tô tư bản bao giờ cũng ít hơn địa tô phong kiến.
2. Phân tích các loại địa tô dưới chủ nghĩa tư bản?
(Thế nào là địa tô chênh lệch, thế nào là đại tô tuyệt đối, phân biệt địa tô chênh lệch và địa tô tuyệt đối)
* Kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp tư bản làm xuất hiện 2 loại hình địa tô cơ bản đó là địa tô chênh lệch và địa tô tuyệt đối.
a) Địa tô chênh lệch:
- Khái niệm: địa tô chênh lệch là khoản địa tô thu được do có sự khác nhau về độ màu mỡ của đất đai, vị trí của ruộng đất so với thị trường tiêu thụ sản phẩm và do kết quả đầu tư thâm canh trên ruộng đất mà có.
- Đặc điểm kinh doanh nông nghiệp: kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp là kinh doanh trên ruộng đát mà ruộng đất, số lượng thì có hạn và tính chất hoặc độ màu mỡ không giống nhau trong đó có ruộng tốt, ruộng trung bình, ruộng xấu mà theo CMác chủ yếu ruộng đất trong nông nghiệp chủ yếu là ruộng xấu vì kinh doanh trong nông nghiệp là bóc lột đất đai, hơn nữa ruộng đát là sản phẩm của tự nhiên vì vậy vị trí của nó so với thị trường tiêu thụ sản phẩm được hình thành cố định ngay từ khi xuất hiện.
Kinh doanh trong nông nghiệp có một đặc điểm khác với kinh doanh trong công nghiệp đó là đặc điểm về hình thành giá cả nông phẩm:
+ Giá cả hàng hoá công nghiệp phẩm như đã nghiên cứu bao giờ cũng được hình thành bởi điều kiện sản xuất trung bình của tất cả những người sản xuất và cung ứng sản phẩm ra thị trường và Mac đã khẳng định giá trị thị trường của sản phẩm công nghiệp là lượng lao động mang tính xã hội cần thiết của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá.
Nhưng ngược lại kinh doanh trong nông nghiệp là kinh doanh ruộng đất mà ruộng đất thì tính chất và độ màu mỡ khác gần ruộng tốt, ruộng trung bình và ruộng xấu. Nếu giá trị nông phẩm cũng được xác định như giá trị của hàng hoá công nghệ phẩm có nghĩa là nó được quyết định bởi điều kiện sản xuất trung bình trên ruộng đất thì sẽ không có một nhà tư bản nào kinh doanh trên ruộng xấu (mà ruộng xấu lại là chủ yếu). Vì vậy giá cả nông sản phẩm bao giờ cũng được quyết định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất vì:
. Dù kinh doanh trên ruộng đát xấu thì các nhà tư bản cũng phải đảm bảo có doanh lợi (lãi) vì vậy nếu giá cả nông phẩm được quyết định bởi điều kiện sản xuất trung bình thì sẽ mâu thuẫn với mục đích kinh doanh của các nhà tư bản.
. Nhu cầu nông sản ngày cáng phát triển vì tốc độ phát triển dân số do đó đòi hỏi phải kinh doanh trên tất cả ruộng đất mới đủ khối lượng nông phẩm.
. Ruộng đất là tư liệu sản xuất của nông nghiệp và nó đã có chủ sở hữu ngay từ đầu vì vậy đãngăn cản các nhà tư bản chuyển từ kinh doanh ruộng xấu sang trung bình hoặc tốt. Từ những lý do đó khẳng định rằng giá cả nông phẩm chỉ có thể quyết định bởi điều kiện sản xuất ở ruộng xấu, có như vậy mới có quá trình sản xuất kinh doanh của các nhà sản xuất tư bản trong nông nghiệp.
- Các loại địa tô chênh lệch
Địa tô chênh lệch được chia làm 2 loại đó là
Địa tô chênh lệch một: đó là địa tô thu được ở những ruộng đát có độ màu mỡ trung bình và tốt so với kinh doanh trên ruộng xấu và thu được do vị trí ruộng đất gần thị trường tiêu thụ.
Sở dĩ những người kinh doanh trên ruộng tốt và trung bình thu được địa tô chênh lệch một bởi vì do độ màu mỡ của ruộng đất tốt lớn hơn ruộng loại xấu vì vậy năng suất và sản lượng cao hơn do đó cùng một lượng vốn đầu tư thì hiệu quả kinh doanh trên ruộng tốt và trung bình sẽ cao hơn so với ruộng xấu. Giá cả nông phẩm được quyết định bởi điều kiện sản xuất là ruộng xấu vì vậy khoảng chênh lệch do sự khác nhau về độ màu mỡ đất đai sẽ hình thành ra lợi nhuận siêu ngạch và chuyển hoá ra lợi nhuận siêu ngạch. đồng thời kinh doanh trên ruộng đát là để tạo ra nông phẩm đem bán vì vậy vị trí của ruộng đất so với thì trường tiêu thụ sản phẩm sẽ tạo ra những lợi thế khác nhau cho các chủ thể: người kinh doanh ở những ruộng đất gần thị trường sẽ giảm bớt được một phần chi phí lưu thông so với kinh doanh ở ruộng xa, khoản chênh lệch đó cũng chính là lợi nhuận siêu ngạch và nó chuyển hoá thành địa tô chênh lệch một.
+ Địa tô chênh lệch 2: Đây là địa tô thu được nhờ có quá trình đầu tư thâm canh trên ruộng đất.
Đầu tư thâm canh trong nông nghiệp có nghĩa là ứng thâm một lượng vốn nhất định vào một diện tích canh tác để cải tạo độ màu mỡ của đất đai và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho kinh doanh nông nghiệp vì vậy sản lượng trên một đơn vị diện tích sau khi đầu tư thâm canh sẽ cao hơn so với trước. Khi hợp đồng thuê ruộng giữa tư bản kinh doanh với địa chủ còn hiệu lực thì kết quả của đầu tư thâm cánh sẽ thuộc về nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp nhưng khi hợp đồng thuê ruộng đã kết thúc hiệu quả của đầu tư thâm canh vẫn còn phát huy tác dung nhưng phần đó sẽ bị địa chủ chiếm đoạt để nâng mức địa tô cao hơn khi cho nhà tư bản khác thuê ruộng. Từ đó dẫn đến một hiện tượng trong xã hôi tư bản địa chủ chỉ muốn cho thuê ruộng thời gian ngắn còn nhà tư bản trong thời gian thuê ruộng tìm mọi cách vắt kiệt đất đai.
Kết luận:
Từ việc phân tích bản chất, đặc điểm và các loại hình địa tô chênh lệch Mác kết luận địa tô chênh lệch dưới chủ nghĩa tư bản được hình thành do có sự độc quyền kinh doanh trên ruộng đất.
b) Địa tô tuyệt đối:
Khi nghiên cứu địa tôchênh lệch giả định nhà tư bản kinh doanh trên ruộng xấu không phải nộp tô cho địa chủ nhưng trong thực tiễn dưới Chủ nghĩa tư bản dù kinh doanh trên ruộng tốt, trung bình hoặc xấu một khi đại chủ đã nhường quyền sử dụng ruộng đát cho tư bản kinh doanh nông nghiệp thì dứt khoát hắn sẽ thu địa tô. Vậy kinh doanh trên ruộng đát xấu lấy đâu ra lợi nhuận siêu ngạch để nộp cho địa chủ?
Về vấn đề này CMác đã chỉ rõ kinh doanh trong nông nghiệp có đặc điểm luôn luôn lác hậu hơn so với công nghiệp vả về kỹ thuật lẫn về mặt kinh tế, điều đó được thể hiện ở chỗ cấutạo hữu cơ trong nông nghiệp bao giờ cũng thấp hơn cấu tạo hữu cơ trong công nghiệp, do đó nếu có cùng một lượng vốn như nhau, có cùng một trình độ bóc lột như nhau thì đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nhà tư bản sẽ thu được nhiều giá trị thặng dư hơn đầu tư vào công nghiệp. Khoản chênh lệch giữa giá trị thặng dư của Công nghiệp so với nông nghiệp nếu như trong lĩnh vực công nghiệp thì sẽ được đem bình quân hoá cho tất cả các nhà tư bản. Nhưng trong nông nghiệp do có sự độc quyền về sở hữu đối với đất đai nên đã ngăn cản việc di chuyển tư bản của các nhà tư bản khác vào nông nghiệp vì vậy phần chênh lệch này được giữ lại trong lĩnh vực nông nghiệp dưới hình thức lợi nhuận siêu ngạch và chuyển hoá thành địa tô tuyệt đối và trả cho chủ ruộng. Từ phân tích đó Mác đi đến kết luận về bản chất của địa tô tuyệt đối như sau: Địa tô tuyệt đối là địa tô thu được do (có sự khác nhau về cấu tạo hữu cơ giữa tư bản kinh doanh) lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân, được hình thành do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp, nó là số chênh lệch giữa giá trị của nông sản so với giá cả sản xuất chung. Từ phân tích C Mác nhấn mạnh địa tô tuyệt đối dưới chủ nghĩa tư bản được hình thành do có chế độ đốc quyền về sở hữu đối với ruộng đất.
Thiếu nghỉ tết
Phần sau
CHƯƠNG VII TÁI SẢN XUẤT TƯ BẢN XÃ HỘI
1. Phân tích các điều kiện thực hiện trong tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tư bản xã hội dưới chủ nghĩa tư bản.
* Điều kiện thực hiện tái sản xuất giản đơn dưới chủ nghĩa tư bản.
Quá trình sản xuất dưới là quá trình kết hợp giữa sức lao động của công nhân làm thuê với tư liệu sản xuất của nhà tư bản đẻ sản xuất ra các sản phẩm xã hội. Sản phẩm xã hộilà toàn bộ các sản phẩm được rạo ra trong nền kinh tế quốc dân và bao gồm 2 bộ phân là những tư liệu sản xuấtđể phục vụ cho quá trình táu sản xuất xã hội và những tư liệu tiêu dùng để phục vụ cho những quá trình táu sản xuất ra sức lao động của con người. Muốn cho quá trình sản xuất tiếp diễn thì bắt buộc phải tiêu dùng cả tư liệu sản xuất và cả những vật phẩm tiêu dùng.
Để nghiên cứu quá trình tiêu dùng các sản phẩm xã hội đó Mác là người đầu tiên đã chia nền sản xuất xã hội ra thành 2 khu vực
KV1 là khu vực sản xuất ra những tư liệu sản xuất
KV2 la khu vực sản xuất ra những vật phẩm tiêu dùng
Mác kết luận rằng trong quá trình tái sản xuất xã hội thì cả 2 khu vực của nền kinh tế đều cần thiết phải tiêu dùng, cả tư liệu sản xuất lẫn vật phẩm tiêu dùng. Từ đó dẫn đến yêu cầu phải trao đổi sản phẩm giữa 2 khu vực.
Trong nền kinh tế tư bản quá trình tái sản xuất xã hội lạo diễn ra thông qua 2 mô hình đó là tái sản xuất giản đơn tư bản xã hội và tái sản xuất mở rộng tư bản xã hội.
ở mỗi một mô hình thì đòi hỏi phải có một điều kiện thực hiện (trao đổi) khác nhau. Đi sâu vào từng mô hình tái sản xuất Mác chỉ rõ
a) Tái sản xuất giản đơn tư bản xã hội.
* Khái niệm
Tái sản xuất tư bản xã hội là quá trình sản xuất mà qui mô sản xuất của năm sau lặp lại đúng quy mô sản xuất của năm trước, toàn bộ phần m được tạp ra ở năm trước hay chu kỳ trước đều được sử dụng và nhu cầu cá nhân của nhà tư bản.
* Điều kiện thực hiện:
Để nghiên cứu và chỉ ra điều kiện thực hiện tái sản xuất giản đơn Mác đã đưa ra mô hình trao đổi qua một ví dụ cụ thể sau đây
Có 1 nhà tư bản có một số vốn là 80.00$ đầu tư vào quá trình sản xuất theo cấu tạp hữu cơ là 70.000$ tư liệu sản xuất, 10.000$ thuê sức lao động => thu được sau quá trình sản xuất 10.000$ m
Tổng giá trị sản xuất ra ở khu vực 1 là 90.000$ = C+V+M
ở khu vực 2 cũng có một nhà tư bản ứng ra một số vốn là 25.000$ và đầu tư vào sản xuất theo cấu tạo hữu cơ
20.000$ mua máy móc+ 5.000$ thuê công nhân
Sau quá trình sản xuất thu được m =5.000$
Và tổng giá trị ở khu vực 2 là 30.000$
ở khu vực 1 tồn tại dưới hình thức là tư liệu sản xuất, còn sản phẩm được sản xuất ra khu vực 2 tồn tại dưới hình thức tư liệu tiêu dùng.
Trong mô hình tái sản xuất giản đơn có nghĩa là ở khu vực q toàn bộ 10.000$ m bóc lột được sẽ được đem tiêu dùng hết cho nhu cầu cá nhân của nhà tư bản vì vậy ở khu vực 1 nhà tư bản phải đem 10.000$ m tồn tại dưới hình thức tư liễu để đổi lấy vật phẩm tiêu dùng ở khu vực 2. Đồng thời 10.000$ tiền lương của công nhân ở khu vực 1 cũng đang tồn tại dưới hình thức tư liệu sản xuất, để tái sản xuất ở chu kỳ sau thì người công nhân cũng phải đem tiền lương của mình để đổi lấy vật phẩm tiêu dùng ở khu vực 2.
Còn 70.000C tồn tạo ở khu vực 1 dưới hình thức là tư liệu sản xuất, nhưng để tái sản xuất giản đơn ở năm sau thì khu vực 1 cũng cần đúng 1 khối lượng tư liêu sản xuất đúng như năm trước vì vật 70.000C được tiêu dùng ngay trong nội bộ khu vực 1.
Xem xét ở khu vực 2 Mác đi đến kết luận: toàn bộ sản phẩm khu vực 2 là 30.000$ được biểu hiện ở giá trị của những vật phẩm tiêu dùng như lương thực, đồ dùng thiết yếu cho cuộc sống… Xem xét ở khu vực 2 ta nhận thấy nếu qui mô sản xuất của năm sau lặp lại đúng qui mô sản xuất của năm trước thì có nghĩa là 5000 m bóc lột được hiện đang tồn tại dưới hình thức vật phẩm tiêu dùng sẽ được tiêu dùng trong nội bộ khu vực 2, để đáp ứng nhu cầu của nhà tư bản. Còn 5.000 v tồn tại dưới hình thức tiền lương của công nhân và nó cũng đang tồn tại dưới hình thức vật phẩm tiêu dùng vì vậy nó sẽ được sử dụng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người công nhân nhằm đáp ứng việc tái sản xuất ra sức lao động.
ở khu vực 2 còn lại 20.000c tồn tại dưới hình thức vật phẩm tiêu dùng nhưng để có thể tái sản xuất ở năm sau thì nó phải đem trao đổi với khu vực 1 để lấy máy móc thiết bị.
Từ những phân tích trên Mác rút ra điều kiện thực hiện trao đổi giữa 2 khu vựctrong mô hình kinh tế giản đơn như sau:
I(v+m) = II C
Từ điều kiện cơ bản đó Mác diễn giải và đưa ra 2 công thức phái sinh :
I(c+v+m) = II c+ Ic
ý nghĩa của công thức này về mặt kinh tế là: toàn bộ giá trị sản phẩm được tạo ra ở khu vực 1 tồn tạo dưới hình thức là tư liệu sản xuất phải đủ để đáp ứng nhu cầu bù đắp những tư liệu sản xuất đã hao phí ở cả 2 khu vực trong năm
I(v+m) + II (v+m) = II (C+v+m)
í nghĩa kinhtế của công thức này: toàn bộ giá trị sản phẩm được tạo ra ở khu vực 2 dưới hình thức là tư liệu tiêu dùng phải đủ để thoả mãn nhu cầu của nhà tư bản và công nhân về tư liệu tiêu dùng ở cả 2 khu vực trong năm.
b) Tái sản xuất mở rộng tư bản xã hội.
Khái niệm:
Tái sản xuất tư bản xã hội là quá trình sản xuất mà qui mô củ năm sau bao giờ cũng được mở rộng hơn qui mô sản xuất của năm trước.Phần sản phẩm thặng dư được tạo ra ở năm trước không đem tiêu dùng hết cho nhu cầu cá nhân của nhà tư bản mà được tiến hành tích luỹ để tái sản xuất mở rộng ở năm sau.
* Điều kiện thực hiện (hay trao đổi)
Để nghiên cứu điều kiện trao đổi trong tái sản xuất mở rộng Mác cũng đưa ra một mô hình với 1 ví dụ cụ thể sau:
ở khu vực 1 nhà tư bản đầu tư 80.000$ vào sản xuất với cấu tạo hữu cơ: 70.000c + 10.000v + 10.000 m = 90.000$ Tồn tại dưới hình thức tư liệu sản xuất
Còn ở khu vực 2
15.000$ c+ 7.500v + 7.500m = 30.000$ Tồn tại dưới hình thức tư liệu tiêu dùng.
Để tiến hành tái sản xuất mở rộng ở năm sau thình nhà tư bản không tiêu dùng toàn bộ phần m đã bóc lột được mà phân nó thành 2 bộ phận: 1 bộ phận để tích luỹ nhằm mở rộng sản xuất ở năm sau, 1 bộ phận để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhà tư bản.
Giả sử tỷ lệ này là 8:2
8.000$tích luỹ
2.000$ tiêu dùng cho nhà tư bản
Bộ phận tư bản tích luỹ sẽ được dùng để mua thêm tư liệu sản xuất và thuê thêm sức lao động của công nhân để sử dụng tư liệu sản xuất đó. Giả sử cấu tạo hữu cơ của khu vực 1 là không đổi ta sẽ có 7.000$ để mua thêm c1 và 1.000$ để thuê công nhân v1 năm sau quá trình tái sản xuất ở khu vực 1 sẽ diễn ra
70.000c + 7.000 c1 + 10.000 v + 1.000 v1 + 2.000 m2 = 90.000
Để tái sản xuất ở năm sau thì nhu cầu tiêu dùng của nhà tư bản và công nhân ở khu vực 1 là vật phẩm tiêu dùng nhưng hiện tại tiền lương của công nhân cũ và công nhân mới và cả phần m tiêu dùng cho nhà tư bản lại đang tồn tại dưới hình thứctư liệu sản xuất vì vậy nó phải đem đổi lấy vật phẩm tiêu dùng ở khu vực 2.
* Điều kiện thực hiện Tái sản xuất giản đơn
I(v+m)= IIc
I (c+v+m) = I c + II c
Sơ đồ khu vực I
4.000c + 1.000v + 1.000 m = 6.000 (tư liệu sản xuất)
Sơ đồ khu vực II
2.000c + 500v + 500m = 3.000 (Tư liệu tiêu dùng)
Tái sản xuất mở rộng I(v+m) > II c
-> Sơ đồ
KVI: 4.000c+ 1.000v + 1.000m = 6.000 (tư liệu sản xuất)
KVII: 1.500c + 750v + 750 m = 3.000 (Tư liệu tiêu dùng)
Để nghiên cứu quá trình trao đổi sản phẩm giữa 2 khu vực trong điều kiện tái sản xuất mở rộng, Mác bắt đầu từ việc phân tích cơ cấu sản xuất ở khu vực I. Để táo sản xuất mở rộng thì 1.000 m ở khu vực I không đem tiêu dùng hết cho nhu cầu của nhà tư bản mà sẽ được trích một phần lập quỹ tích luỹ nhằm tái sản xuất mở rộng năm sau (giả sử tỷ lệ tích luỹ/ tiêu dùng là 50/50 thì 1.000m – 500m1 tích luỹ + 500m2 tiêu dùng.
Giả sử cấu tạo hữu cơ của khu vực 2 là không thay đổi do đó 500m1 được sử dụng 400 để mua thâm c1và 100 để thuê thâm công nhân mới để sử dụng tư liệu sản xuất mới đó
Từ đó cấu sản xuất của khu vực Isẽ thay đổi là:
(4.000c + 400c1) + (1.000v+ 100v1) + 500 m2 = 6.000 tư liệu sản xuất
Để tái sản xuất mở rộng ở năm sau thì nhu cầu của nhà tư bản và công nhân ở khu vực 1 là vật phẩm tiêu dùng để sản xuất ra sức lao động nhưng khu vực I sản phẩm là toàn bộ tư liệu sản xuất để lấy vật phẩm tiêu dùng ở khu vực II bao gồm v+v1+m2 = 1.600.
Đến đây Mác xét khu vực II
ở khu vực II sản phẩm tạo ra 3000 dưới hình thức tư liệu tiêu dùng để tái sản xuất cho năm sau khu vực II cần phải có máy móc vì vậy 1.500 c ơ khu vực II tồn tại dưới hình thức tư liệu tiêu dùng là có nhu cầu trao đổi với khu vực I lấy tư liệu sản xuất. Nhưng nhu cầu của khu vực I là 1.600 vì vậy nhà tư bản ở khu vực II sẽ không tiêu dùng hết 750 m bóc lột được mà sẽ trích ra một phần (100) để đáp ứng nhu cần trao đổi của khu vực I và mua máy móc . Mua thêm máy móc mới đòi hỏi phái có công nhân để sử dụng máy móc đó vì vậy nhà tư bản khu vực II lại phải trích ra 50 m để thuê thêm công nhân tương ứng với cấu tạo hữu cơ của khu vực II như vậy nhu cầu tích luỹ của khu vực I sẽ dẫn đến đòi hỏi khu vực II cũng phải tích luỹ và cuối cùng nhà tư bản ở khu vực I chỉ còng 600m đem tiêu dùng cho bản thân.
Từ đó dẫn đến cơ cấu sản xuất ở khu vực II sẽ là:
(1.500c+100c1) + 750v + 50 v1+ 600 m2 = 3.000
Mác đi đến kết luận về trao đổi sản phẩm giữa 2 khu vực của nền kinh tế trong điều kiện tái sản xuất mở rộng sẽ là
(v+v1 + m2)I = (c+c1)II
Câu hỏi: Thế nào là tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân? Trình bày nguyên tắc phân phối thu nhập quốc dân dưới chủ nghĩa tư bản?
* Bản chất của tổng sản phẩm xã hội
Lý luận của chủ nghĩa Mác Lê Nin khẳng định tổng sản phẩm xã hội là toàn bộ những sản phẩm vật chất mà nền sản xuất xã hội đã sản xuất ra trong thời gian nhất định thông thường là 1 năm.
Tổng sản phẩm xã hội bao gồm toàn bộ sản phẩm của các ngành sản xuất vật chất tạo ra và tổng sản phẩm xã hội bao gồm cả sản phẩm là tư liệu sản xuất và có sản phẩm là vật phẩm tiêu dùng.
Tổng sản phẩm xã hội nếu xét về mặt hiện vật thí nó bao gồm toàn bộ các sản phẩm vật chất được tạo ra ở các ngành sản xuất của nền kinh tế. Còn nếu xét về mặt giá trị thì tổng sản phẩm xã hội là tổng giá trị tính bằng tiền của tất cả các giá trị những sản phẩm mà nền kinh tế đã tạo ra trong thời kỳ nhất định thường tính 1 năm)
* Bản chất của thu nhập quốc dân
Toàn bộ tổng sản phẩm xã hội mà nền kinh tế tạo ra trong một năm không phải là cái đem ra phân phối hết cho những nhu cầu của nền kinh tế. Mác cho rằng tổng sản phẩm xã hội sau khi khấu trừ đi những chi phí về tư liệu sản xuất thí phàn còn lại gọi là thu nhập quốc dân.
Thu nhập quốc dân là phần giá trị hay kết quả thực tế của nền sản xuất xã hội nó quyết định mức độ tích luỹ và tiêu dùng của toàn xã hội.
Thu nhập quốc dân bao gồm các sản phẩm cần thiết và sản phẩm thặng dư.
- Sản phẩm cần thiết là một phần của tổng sản phẩm xã hội dùng để tái sản xuất sức lao động duy trì khả năng lao động và đào tạo thế hệ lao động mới để thay thế cho những người lao động đã mất sức ra khỏi lực lượng lao động xã hội.
- Sản phẩm thặng dư cũng là một phần của tổng sản phẩm xã hội, nó do người lao động sáng tạo ra trong quá trình sản xuất. Sản phẩm thặng dư quyết định sự giàu nghèo của các quốc gia và xã hội càng phát triển thì sản phẩm thặng dư ngày càng lớn.
* Nguyên tắc phân phối thu nhập quốc dân dưới chủ nghĩa tư bản.
Lý luận của chủ nghĩa Mác Lê Nin chỉ rõ tổng sản phẩm xã hội là toàn bộ giá trị của những sản phẩm mà nền kinh tế đã sản xuất ra được trong một thời kỳ nhất định thường tính là 1 năm. Phần tổng sản phẩm xã hội này trong quá trình phân phối cho các nhu cầu của nền kinh tế phải tuân theo nguyên tắc: trước hết phải khấu trừ một bộ phận để lập quỹ bù đắp những tư liệu sản xuất đã hao phí, thứ 2 lập quỹ tích luỹ để mở rộng sản xuất ở năm sau, thứ 3 lập quỹ dự phòng để đề phòng những biến cố, thiên tai, địch hoạ đối với nền kinh tế. Phần còn lại trước khi đem phân phối lại phải khấu trừ 1 bộ phận cho những chi phí quản lý nhà nước, phi phí quốc phòng an ninh, chi phí cho các nhu cầu về văn hoá, giáo dục, sức khoẻ cộng đồng, những chi phí bất thường. Phần cuối cùng còn lại mới đem phân phối lần đầu xảy ra giữa các giai cấp, nhà nước , các doanh nghiệp, người lao động. Kết thúc phân phối lần đầu diễn ra quá trình phân phối lại, quá trình này thông qua ngân sách nhà nước dưới các hình thức thuế, lệ phí, bảo hiểm và phát hành công trái.
Phân phối thông qua thị trường
Nhìn chung quá trình phân phối dưới chủ nghĩa tư bản sẽ tạo ra nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước tư sản nhằm phục vụ cho bộ máy của giai cấp tư sản ngày càng tăng lên. Còn đối với người lao động giá trị sức lao động hay tiền công đã thấp nhưng dưới chủ nghĩa tư bản có rất nhiều những khoản thuế, lệ phí phải nộp. Tình trạng lạm phát của nền kinh tế tư bản cuối cùng đem lại lợi ích cho giai cấp tư sản và bất lợi cho những người lao động
CHƯƠNG 8 CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN
1. Trình bày quy luật hình thành độc quyền và các tổ chức độc quyền, phân tích bản chất kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền.
(các căn cứ chuyển chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh -> chủ nghĩa tư bản độc quyền)
* Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền và quá trình chuyển chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền.
Theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác Lê Nin thò phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển qua 2 giai đoạn cao thấp khác nhau, giai đoạn đầu là chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, còn giai đoạn sau (giai đoạn cao) đó là chủ nghĩa tư bản độc quyền.
Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh thì cơ chế cạnh tranh tự do chi phối toàn bộ nền kinh tế tư bản vì vậy tất cả các nhà tư bản dù có quy mô lớn hay bé muốn tồn tại được trong môi trường cạnh tranh tư do muốn chiến thắng được đối thủ trong cạnh tranh tự do thì bắt buộc phải tiến hành quá trình tích tụ và tập trung tư bản.
Khi nguồn tư bản đã đạt đến một trình độ nhất định thì tất yếu sẽ dẫn đến quá trình tích tụ hay tập trung trong sản xuất, đó là việc mở rộng quy mô sản xuất củ các nhà tư bản theo hình thức là mở rộng tư bản cá biệt hoặc tập trung nhiều tư bản cá biệt.
Khi quy mô sản xuất đạt đến một trình độ đủ lớn thì nó sẽ dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền cũng với quy mô từ nhỏ đến lớn như Cacten, Xanhdica, Tở rớt, Côngxoocxion, cônglômêgrat.
Sự hình thành các tổ chức độc quyền như đã phân tích được Lê Nin khẳng định đó là một quy luật kinh tế mang tính khách quan, tồn tại trong lịch sử phát triển của tư bản chủ nghĩa.
Sự ra đời các tổ chức độc quyền cũng khẳng định quá trình chuyển tư Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền là một tất yếu.
Lê Nin chỉ rõ việc xuất hiện chủ nghĩa tư bản độc quyền sẽ hình thành trong nền kinh tế tư bản một cơ chế độc quyền, và Lê Nin cũng chỉ rõ độc quyền xuất hiện và bắt nguồn tư tự do cạnh tranh nhưng nó không thể thủ tiêu được hoàn toàn tự do cạnh tranh mà luôn luôn tồn tại song hành bên cạnh nhưng ở bên trên tự do cạnh tranh.
* Bản chất kinh tế của Chủ nghĩa tư bản
Lê Nin trong quá trình nghiên cứu sự hành thành độc quyền và các tổ chức độc quyền đã chỉ rõ bản chất kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền được thể hiện trong 5 đặc điểm kinh tế tư bản độc quyền, đó là
+ Quá trình tích tụ và tập trung trong sản xuất (do phát triển quy mô sản xuất) đã dẫn đến hình thành các các tổ chức độc quyền (Quy luật hình thành độc quyền)
+ Cạnh tranh giữa các tổ chức tư bản độc quyền công nghiệp và tư bản độc quyền ngân hàng dẫn đến hình thành tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính.
Trong quá trình hình thành ra các tổ chức độc quyền trên cơ sở tích tụ và tập trung sản xuất nhưng không thể thủ tiêu được môi trường cạnh tranh trong chủ nghĩa tư bản, vì vậy Lê Nin cho rằng khi quy mô sản xuất của các tổ chức độc quyền càng lớn thì tính chất cạnh tranh càng quyết liệt và sự phá hoạt xét về mặt kinh tế của cạnh tranh càng lớn do đó khi đã hình thành ra các tổ chức độc quyền trong công nghiệp và các tổ chức độc quyền trong ngân hàng thỉ để đạt được lợi nhuận ngày càng cao thì cáctổ chức kinh tế này cạnh tranh với nhau hết sức gay gắt thông qua chế độ tham dự bằng việc tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng mua cổ phiếu của nhau, tìm cách đưa người của mình vào hội đồng quản trị của đối phương nhằm tìm ra các biện pháp khống chế lẫn nhau trong quá trình hoạt động.
Với các hình thức cạnh tranh như đã phân tích sẽ dẫn đến sự xâm nhập lẫn nhau giữa tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng tạo ra những khó khăn bất lợi trong kinh doanh. Từ thực tiễn đó tất yếu sẽ dẫn đến các tổ chức độc quyền trong công nghiệp và ngân hàng phải đi đến một thoả hiệp là cùng nhau hình thành ra một loại tư bản mới và Lê Nin gọi đó là tư bản tài chính.
Tư bản tài chính có thể được hình thành theo chiều dọc thông qua các ngành kinh tế hoặc theo chiều ngang trên địa bàn vùng lãnh thổ. Sự ra đời của tư bản tài chính sẽ tạo ra một quyền lực hết sức to lớn đối với tất cả các tổ chức độc quyền của các ngành hoặc các vùng lãnh thổ.Khi các tổ chức độc quyền đã phát triển đến một trình độ cao thì tính chất cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền trong lĩnh vực tài chính cũng xuất hiện. Từ đó tất yếu lại dẫn đến sự thoả hiệp giữa nhiều tư bản tài chính dẫn đến sự tập trung tư bản tài chính hình thành bọn đầu cơ tài chính.
Bọn đầu sỏ tài chính có thể hình thành ở các quốc gia các khu vực và cao hơn là toàn thế giới.
Khi xuất hiện bọn đầu sỏ tài chính hay tư bản tài phiệt thì các tổ chức tài chính này có một thế lực hết sức to lớn, nó không chỉ chi phối các hoạt động của nền kinh tế mà còn chi phối cả chính trị, quân sự, quyết định chiến tranh hay hoà bình giữa các quốc gia.
- Xuất khẩu tư bản:
Xuất khẩu tư bản là việc đem tư bản từ nước này sang một nước khác sử dụng nhằm mục đích thu lợi nhuận nhiều hơn.
Xuất khẩu tư bản được tiến hành thông qua 2 con đường là xuất khẩu tư bản hàng hoá và xuất khẩu tư bản tiền tệ.
Xuất khẩu tư bản hàng hoá là đem hàng hoá được sản xuất ở một nước sang tiêu thụhay thực hiện giá trị ở một nước khác nhằm mục đích thu hồi chi phí sản xuất và giá trị tặng dư đã bóc lột được của công nhân ở nước xuất khẩu.
Xuất khẩu tư bản hàng hoá được thực hiện dưới hình thức viện trợ cho vay hoặc thương mại quốc tế.
Còng xuất khẩu tư bản tiền tệ là việc đem tư bản tiền tệ từ một nước này sang một nước khác đầu tư phát triển sản xuất nhằm mục đích bóc lột giá trị thặng dư và vơ vét tài nguyên ở các nước nhập khẩu.
Xuất khẩu tư bản tiền tệ cũng được thực hiện thông qua các hình thức như viện trợ, cho vay hay đầu tư quốc tế.
Tóm lại việc xuất khẩu tư bản dù dưới hình thức là hàng hoá hay tiền tệ thì đầu đem lại một kết quả 2 mặt xuất khẩu và nhập khẩu.
Các cường quốc đế quốc gây chính tranh để phân chia lãnh thổ thế giới hình thành một hệ thống thuộc địavà nửa thuộc địa.
Các cường quốc đế quốc sau khi phân chia lãnh thổ thế giới thì tiếp tục phân chia nhau ảnh hưởng kinh tế.
Có thiếu không?
2) Trình bày biểu hiện của quy luật giá trị và giá trị thặng dư trong giai đoạn Chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh.
Lý luận của Chủ nghĩa Mác Lê Nin chỉ rõ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển qua 2 giai đoạn là chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh và chủ nghĩa tư bản độc quyền. Nền kinh tế tư bản được Các Mác khẳng định đó là một nền kinh tế hàng hoá với trình độ cao. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa chạy theo mục tiêu bóc lột m và thu lợi nhuận, vì vậy quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hoá sẽ hoạt động trong suốt quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản. Nhưng ở mỗi một giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản, do đặc điểm và điều kiện của nền kinh tế không giống nhau vì vậy quy luật giá trị cũng có những biểu hiện khác nhau.
ở giai đoạn tự do cạnh tranh: do chi phối của cơ chế cạnh tranh nên các tập đoàn tư bản phân chia nhau lợi nhuận theo nguyên tắc bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận, vì vậy quy luật giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất (giá sản xuất = CFSX+P ngang).
Nhưng sang đến giai đoạn độc quyền, vì trong nền kinh tế xuất hiện cơ chế độc quyền nên các tổ chức độc quyền có thể đề ra giá cả độc quyền để thu P độc quyền cao, vì vậy quy luật giá trị trong giai đoạn này biểu hiện thành quy luật giá cả độc quyền.
(giá cả độc quyền= Chi phí sản xuất+Pngang+P độc quyền = Giá cả sản xuất + P độc quyền)
Lý luận của chủ nghĩa Mác chỉ rõ mục đích tối cao của nền kinh tế tư bản là bóc lột lao động làm thuê của công nhân để làm giàu vì vậy quy luật giá trị thặng dư được gọi là quy luật kinh tế cơ bản (hay tuyệt đối) của chủ nghĩa tư bản. Quy luật này trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh được biểu hiện thành quy luật lợi nhuận bình quân:
P ngang = tổng m/ tổng (c+v)*100%
Nhưng sang đến giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền thì bên cạnh cơ chế cạnh tranh của nền kinh tế đã xuất hiện cơ chế độc quyền, vì vậy các tổ chức độc quyền có quy mô sản xuất lơn vẫn có nhiều lợi thế hơn trong môi trường cạnh tranh, do dó quy luật m trong giai đoạn này được biểu hiện thành quy luật lợi nhuận độc quyền cao.
Có thiếu không?
CHƯƠNG 9 CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC
1) Trình bày nguyên nhân ra đời, bản chất và các biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
* Các nguyên nhân ra đời của Chủ nghĩa tư bản đọc quyền nhà nước:
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước xuất hiện đầu tiên sau chính tranh thế giới 1 ở nước Đức nhưng mãi đến cuộc đại khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản (1929-1933) thì chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước mới xuất hiện mạnh ở các nước tây âu. đặc biệt sau chiến tranh thế giới 2 (1945) thì chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước trở thành thống trị ở tất cả các nước tư bản phát triển.
Việc chuyển chủ nghĩa tư bản độc quyền tư nhân sang chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước bắt nguồn từ các nguyên nhân sau đây.
* Sự phát triển của lực lượng sản xuất ở các nước tư bản đã thúc đẩy quá trình xã hội hoá của nền kinh tế đạt trình độ ngày càng cao. Cũng trong giai đoạn này cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã đạt đến một trình độ phát triển hết sức lớn làm xuất hiện trong nền kinh tế tư bản nhiều lĩnh vực kinh tế, nhiều ngành sản xuất với tiềm lực khoa học và công nghệ cao đòi hỏi phải có một nguồn vốn lớn, điều này vượt khỏi khả năng của các tổ chức độc quyền tư nhân, vì vậy các tổ chức độc quyền tư nhân cần phải trông vào các nguồn vốn nhà nước.
* Mâu thuẫn gay gắt giữa các giai cấp trong xã hội tư bản đặc biệt là giữa vô sản và tư sản, mâu thuẫn giữa các tổ chức độc quyền với các tổ chức độc quyền, giữa các tổ chức đế quốc với các tổ chức không độc quyền, giữa chính quốc với các nước thuộc địa đã đạt đến một trình độ rất cao.
Đặc biệt là cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước thuộc địa và nửa thuộc địa đã tạo ra các nguy cơ rất to lớn cho sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản, vì vậy dẫn đến một tất yếu sự kết hợp giữa nhà nước và các tổ chức đế quốc thành một tổ chức kinh tế- chính trị – xã hội nhằm xia dịu các mâu thuẫn tránh được nguy cơ sụp đổ của chủ nghĩa tư bản.
Sự phát triển của nền kinh tế tư bản thức đẩy quá trình tích tụ và tập trung ngày càng to lớn để hình thành ra các tổ chức độc quyền mang tính đa quốc gia và quốc tế. Trong bối cảnh đó đòi hỏi phải có một tổ chức nhanh danh xã hội đứng ra quản lý và điều tiết. Tổ chức đó không thể là tổ chức độc quyền tư nhân mà phải là tổ chức độc quyền nhân danh xã hội.
Từ những nguyên nhân như đã phân tích, Lê Nin cho rằng việc chuyển chủ nghĩa tư bản độc quyền tư nhân sang chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một tất yếu kinh tế.
- Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước:
Từ việc phân tích các nguyên nhân ra đời của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước Lê Nin đi đến khẳng định: chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước thực chất chỉ là hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, nó là sự phối hợp giữa các tổ chức độc quyền và nhà nước tư bản thành một tổ chức có quyền lực to lớn, trong đó nhà nước tư sản phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền, và can thiệp vào quá trình kinh tế nhằm đem lại lợi nhuận độc quyền cao cho các tổ chức độc quyền nhằm khắc phục được những khó khăn của nền kinh tế tư bản và xoa dịu những mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản.
- Các biểu hiện chủ yếu của Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước:
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước xuất hiện cũng đồng thời làm xuất hiện các biểu hiện kinh tế mới đó là:
+ Sự can thiệp về mặt con người giữa các tổ chức đé quốc và nhà nước tư sản.
Với sức mạnh kinh tế của các tổ chức độc quyền thì thông qua cong đường vận động, bầu cử và tranh củ thì các tổ chức độc quyền tìm mọi cách đưa người của mình vào bộ máy của nhà nước tư sản từ hạ viện đến thượng viện nhằm biến nhà nước tư sản trở thành bộ máy hành chính kinh tế phục vụ cho các tổ chức độc quyền.
Đồng thời những nhân viên của nhà nước tư sản với bản chất là các nhà tư bản độc quyền nên họ cũng có tiềm lực về kinh tế, vì vậy họ cũng tìm cách tham gia vào hội đồng quản trị của các tổ chức độc quyền đẻ chia nhau lợi nhuận độc quyền.
+ Sự hình thành và phát triển hành thức sở hữu nhà nước ở các nước tư bản độc quyền
ở tất cả các nước tư bản độc quyền thì hình thức sở hữu nhà nước được hình thành theo 2 con đường:
. Quốc hữu hoá hậu hĩnh các tổ chức độc quyền tư nhân để chuyển thành sở hữu nhà nước.
. Dùng ngân sách nhà nước để xây dựng các ngành, lĩnh vực kinh tế then chốt, tạo ra sức mạnh để nhà nước tư sản điều tiết nền kinh tế.
+ Sự hình thành thị trường nhà nước ở các nước tư bản độc quyền nhà nước thông qua các con đường
. Nhà nước tư sản đưa ra các đơn đặt hàng với số lượng lớn giá cả ưu đãi cho các tổ chức độc quyền nhằm đem lại lợi nhuận độc quyền cao cho các tổ chức độc quyền.
. Nhà nước tư sản mở rộng quy mô bộ máy để tăng mức cầu tiêu dùng.
. Kích thích tiêu dùng cho chiến tranh và tiêu dùng ăn bám để kích cầu (thuyết trọng cầu của Jonh Mc Cain 1970).
PHẦN II NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ – CHÍNH TRỊTRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
CHƯƠNG 10 : LÂU LẮM KHÔNG HỎI (LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN KHÔNG…)
CHƯƠNG XI QUÁ ĐỘ ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1. Thế nào là thời kỳ quá độ? Vì sao nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội cần phải trải qua thời kỳ quá độ?
* Bản chất của thời kỳ quá độ
Theo lý luận của chủ nghĩa Mác Lên Nin thì từ một phương thức sản xuất thấp tiến lên một phương thức sản xuất cao hơn dứt khoát cần phải có một bước quá độ trung gian mà trong bước quá độ đó phương thức sản xuất cũ đã bộc lộ những mặt hạn chế và khuyết tật nhưng nó chưa bị tiêu diệt hoàn toàn, đồng thời phương thức sản xuất mới đã xuất hiện những mầm mống tiến bộ tích cực, nhưng no vừa mới ra đời và còn hết sức non yếu.
Thời kỳ quá độ theo lý luận của chủ nghĩa Mac đó là cả một thời kỳ cải biến cách mạng không ngừng và triệt để mà trong giai đoạn đó bao gồm cả những mảng, những nhân tố của phương thức sản xuất cũ, đồng thời cả những măng những nhân tốc của phương thức sản xuất mới. Thời kỳ quá độ đi lên chủ Chủ nghĩa xã hội theo quan điểm của chủ nghĩa Mác là cả một thời kỳ Cách mạng lâu dài được chia ra làm nhiều bước quá độ nhỏ, trong mỗi bước quá độ có những nhiệm vụ kinh tế chính trị và xã hội khác nhau. Lê nin chỉ rõ thời kỳ quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội ở các quốc gia là thời kỳ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho một nền sản xuất lớn xh chủ nghĩa, mà cơ sở vật chất kỹ thuật đó phải là một nền đại công nghiệp cơ khí hoá.
Con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở mỗi một quốc gia không giống nhau, nó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế chính trị xã hội của mỗi quốc gia. Vì vậy lý luận của Chủ nghĩa Mác Lê Nin đã khẳng định có hai loại hình quá độ (cong đường quá độ) để đi lên Chủ nghĩa xã hội đó là
+ Quá độ tuần tự:
Đây là con đường quá độ mà các quốc gia muốn đi lên Chủ nghĩa xã hội (giai đoạn đầu của phương thức cộng sản chủ nghĩa) đòi hỏi phải lần lượt trải qua tất cả các phương thức sản xuất trung gian từ tháp đến cao mà trong đó phương thức sản xuất thấp là điều kiện tiền đề, là cơ sở vật chất kỹ thuật để tiến tới một phương thức sản xuất cao hơn. Con đường quá độ này diễn ra chậm chạp nhưng vững chắc.
+ Quá độ phát triển nhảy vọt hoặc bỏ qua:
Đây là con đường quá độ mà các quốc gia có thể bỏ qua một thậm chí đến một vài phương thức sản xuất trung gian để tiến lên Chủ nghĩa xã hội. Đây là con đường quá độ rút ngắn nhưng muốn thực hiện được nó thì đòi hỏi phải tạo lập được những điều kiện tiền đề cả bên trong và bên ngoài. Điều kiện bên trong lý luận của Chủ nghĩa Mác khẳng định là phải có sự lãnh đạo của Đảng tiên phong mà đảng đó liên minh được với tầng lớp lao động đông đảo vì mục tiêu của Chủ nghĩa xã hội. Còn điều kiện thì lý luận của NC Mác cũng chỉ rõ là phải có ít nhất một nước làm Cách mạng xã hội Chủ nghĩa thành công giúp đỡ.
* Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ phát triển Chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Nước ta sau cuộc cách mạng dân tộc dân chủ thì tiến lên làm cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Thời kỳ quá độ ở nước ta được tiến hành theo con đường quá độ tiến thẳng hoặc bỏ qua Chủ nghĩa tư bản. Sự lựa chọn con đường quá độ và những khả năng để thực hiện con đường quá độ đó ở nước ta là xuất phát từ nhũng điều kiện thực tiễn khách quan của đất nước, đó là
- Đặc điểm của thời đại sau khi nước ta kết thức cuộc cách mạng dân tộc dân chủ (1954) là thời đại mà tất cả các dân tộc trên thế giới đang đi theo cong đường quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội.ở nước ta việc lựa chọn con đường quá độ phát triển nhảy vọt hoặc bỏ qua chủ nghĩa tư bản không phải là một việc làm duy ý chí , nóng vội chủ quan mà là một sự lựa chọn được xác định ngay từ khi nước ta có đảng cộng sản lãnh đạo. Trong luận cương đầu tiên của Đảng do tổng bí thư đầu tiên Trần phú soạn thảo năm 1930) ghi rõ:
+ Nước ta sau khi hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, thì tiến thẳng lên làm cuộc cách mạng Xã Hội chủ nghĩa mà không kinh qua chê độ tư bản.
+ Con đường và mô hình chủ nghĩa xã hội mà nước ta cũng như nhân loại hướng tới đó là một xã hội xã hội chủ nghĩa khoa học tự do dân chủ và nhân đạo, là một hình thái kinh tế xã hội cao hơn chủ nghĩa tư bản, nó là một xã hội vì sự nghiệp cao cả là giải phóng cong người và tạo ra sự phát triển tự do toàn diện cho mỗi con người.
+ Đối với nước ta mối quan hệ giữa cách mạng dân tộc dân chủ với cách mạng xã hội chủ nghĩa là cơ sở để thực hiện mục tiêu xây dựng một nước Việt nam hoà bình độc lập dân tộc dân chủ, chống áp bức bóc lột vì sự bình đẳng phồn vinh và văn minh của đất nước.
Khi nước ta tiến hành thời kỳ quá độ thì trên thế giới đã hình thành hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa hùng mạnh và có rất nhiều mặt ưu điểm vì vậy mô hình chủ nghĩa xã hội không chủ là mơ ước của nhân loại nói chung mà nó là khát vọng cụ thể của dân tộc ta.
Cùng với những tất yếu như đã phân tích thì ở nước ta có đầy đủ đủ những khả năng để thực hiện con đường quá độ nhảy vọt lên chủ nghĩa xã hội không qua con đường chủ nghĩa tư bản đó là:
+ Chúng ta có đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo, đảng đó đã trải qua quá trình tôi luyện thử thách khốc liệt của cuộc đấu tranh cách mạng.
+ Nước ta có một liên minh công nông trí thức vững mạnh đã trải qua thử thách của chiến tranh cách mạng.
+ Chúng ta có một hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây giúp đỡ và hiện nay được cộng đồng các quốc gia trên thế giới ủng hộ.
+ Nước ta có một nguồn lực dồi dào, có một lợi thế cạnh tranh tuyệt đối và tương đối lớn (lao động, tài nguyên, vốn)
+ Nước ta kế thừa và phát triển được cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ của thế giới nên cho phép rút ngắn thời gian nghiên cứu thử nghiệm.
+ Kết quả 15 năm thực hiện đổi mới ở Việt nam đã khẳng định tính đúng đắn trong đường lối chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước ta.
Với những tất yếu và khả năng như đã phân tích có thể kết luận rằng con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta bỏ qua ché độ tư bản vừa là một tất yếu vừa là một sự lựa chọn đúng đắn và hoàn toàn có tính khả thi trong quá trình thực hiện.
* Những nhận thực mới về con đườn quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
ở việt nam trong một thời kỳ khá dài tồn tại một quan điểm mang tính phổ biến là đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản có nghĩa là chúng ta phủ định tất cả những gì mà chủ nghĩa tư bản có từ quan điểm chính trị, lý luận kinh tế, thành quả khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm tổ chức quản lý. Sở dĩ có quan điểm đó xuất phát từ chỗ có sự đối lập giữa 2 hệ thống kinh tế chính trị thế giới, đó là chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản.
ở nước ta do tồn tại quan điểm đó nên đã dẫn đến tư tưởng chủ quan duy ý chí và hệ quả của nó là một số đường lối chiến lược phát triển kinh tế mang tính chất nóng vội chủ quan.
Từ khi nước ta bước vào thời kỳ đổi mới nền kinh tế (1986) bên cạnh chương trình và chiến lược đổi mới nền kinh tế thì gắn liền với nó là quá trình đổi mới tư duy lý luận trong đó có việc nhận thức lại con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội không qua chủ nghĩa tư bản ở nước ta.
Nghị quyết đại hội lần 9 của đảng công sản Việt nam (tháng 4/2001) xác định: con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là con đường quá độ rút ngắn bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Nghị quyết chỉ rõ việc bỏ qua chủ nghĩa tư bản chỉ với ý nghĩa chúng ta bỏ qua phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa với ý nghĩa đó là một phương thức đẻ ra các quan hệ bóc lột và sự bất bình đẳng trong xã hội.
Chỉ bỏ qua chủ nghĩa tư bản với ý nghĩa là bỏ qua quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa với tư cách nó là quan hệ thống trị nền kinh tế. nghị quyết cũng chỉ rõ chúng ta không bỏ qua nền kinh tế hàng hoá và các quan hệ kinh tế của nền kinh tế đó (quan hệ thị trường, hàng hoá, tiền tệ…).
+ Chúng ta không bỏ qua những thành tựu khoa học công nghệ mà chủ nghĩa tư bản đã bỏ ra nhiều thế kỷ để tạo lập cho nhân loại.
+ Chúng ta không bỏ qua những quy luật kinh tế, các phạm trù kinh tế gắn liên với kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường.
+ Chúng ta không bỏ qua những kinh nghiệm tổ chức quản lý một nền sản xuất lớn của tư bản chủ nghĩa.
2) Phân tích đặc điểm kinh tế trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (Lưu ý câu hỏi này khác câu hỏi phân tích đặc điểm kinh tế hàng hoá trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam) (nghị quyết đại hội 7có ý nghĩa quan trọng trong tổng kết đưa ra chiến lược cho nền kinh tế)
Nghị quyết ĐH đảng lần & nhấn mạnh:
Đặc điểm bao trùm và xuyên suốt nhất trong suốt thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam là tồn tại một nền kinh tế nhiều thành phần.
Sở dĩ nền kinh tế nước ta trong thời kỳ quá độ tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần là bắt nguồn từ các tất yếu sau đây:
* Sau cách mạng dân tộc dan chủ ở nước ta đảng và nhà nước ta đứng trước 2 hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, đó là ở hữu tư nhân của của những người sản xuất nhỏ và sở hữu tư nhân của giai cấp tư sản dân tộc Việt nam. Sự khác nhau này đòi hỏi đảng và nhà nước cần phải có quan điểm và cách đối xử khác nhau trong quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa:
+ Đối với sở hữu tư nhân của những người sản xuất nhỏ như nông dân cá thể, thợ thủ công cá thể, tiểu thương buôn bán nhỏ thì nhà nước cải tạo thông qua việc vận động, giáo dục, thuyết phục để đưa họ vào làm ăn tập thể từ đó hình thành ra thành phần kinh tế hợp tác như hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã thủ công nghiệp, hợp tác xã thương nghiệp- dịch vụ.
+ Còn đối với sở hữu tư nhân của giai cấp tư sản dân tộc thì nhà nược lại phân ra làm 2 loại:
. Những nhà tư sản có công với cách mạng và kháng chiến thì nhà nước cải tạo hoà bình bằng cách trưng mua hoặc chuộc lại tài sản của họ rồi vận động họ cùng với nhà nước liên kết sản xuất kinh doanh hình thành ra các xí nghiệp công tư hợp doanh, mâm mống đầu tiên của thành phần kinh tế tư bản nhà nước.
. Những nhà tư sản làm tay sai cho đế quốc phong kiến thì nhà nước cải tạo bằng con đường quốc hữu hoá hoặc tịch thu toàn bộ tài sản và chuyển nó thành sở hữu nhà nước từ đó xây dựng nên các xí nghiệp quốc doanh.
* Trong quá trình tiến hàn cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam thì một số thành phần kinh tế do lịch sử để lại vẫn tồn tại như thành phần kinh tế cá thể, thành phần kinh tế tiểu chủ, thành phần kinh tế tư nhân, thành phần kinh tế tự nhiên của đồng bảo dẻo cao phía bắc và Tây Nguyên.
Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc trước day và trong phạm vi cả nước sau 1975 thì đảng và nhà nước ta đã xây dựng mới được một hệ thống các doanh nghiệp nhà nước tạo ra nền tảng cho nền kinh tế quốc dân và đó là thành phần kinh tế nhà nước hiện nay.
* Từ khi nước ta tiến hàn đổi mới, đặc biệt sau khi ba hành luật đầu tư nước ngoài ở Việt nam (12-1987) nền kinh tế Vn phát triển theo hướng mở cửa với brrn ngoài từ đó dòng vốn đầu tư quốc tế và khu vực vào việt nam ngày càng tăng và không ngừng mở rộng.
Từ những tất yếu như đã phân tích có thể đi đến kết luận trong nền kinh tế quá độ ở nước ta tồn tại nhiều thành phần kinh tế là bắt nguồn từ những đặc điểm, những điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam mà trong đó một đặc điểm quan trọng là nền kinh tế tồn tại nhiều hình thức khác nhau về tư liệu sản xuất.
Nghị quyết đại hội lần 9 của Đảng công sản Việt nam xác định nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay bao gồm 6 thành phần kinh tế cơ bản sau đây.
+ Kinh tế nhà nước
+ Kinh tế tập thể
+ Kinh tế cá thể, tiểu chủ
+ Kinh tế tư bản tư nhân
+ Kinh tế tư bản nhà nước
+ Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
3. Phân tích khái quát các thành phần kinh tế đang tồn tạo trong nền kinh tế quá độ ở Việt Nam ? Có thể hỏi các câu hỏi nhỏ
+ Thành phần kinh tế nhà nước là gì? vì sao kinh tế nhà nước lạo phải giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quá độ ở nước ta?
+ Kinh tế tập thể là gì? vì sao trong nghị quyết đại hội đảng 9 đảng ta khẳng định: kinh tế tập thể phải cùng với kinh tế nhà nước trở thành nên tăng của nền kinh tế quốc dân trong thời kỳ quá độ ở nước ta?
+ Thế nào là thành phần kinh tế tư bản nhà nước? Vì sao Lê nin nói:Thành phần kinh tế tư bản hà nước là chiếc cầu nối để cho các nước có nền kinh tế kém phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội không cần phải trải qua phát triển tư bản chủ nghĩa.
Trả lời:
í phân tích:- Đặc điểmsở hữu
- Vai trò, vị trí trong nền kinh tế
- Xu hướng vận động, phát triển của thành phần kinh tế đó
Nghị quyết Đảng 9 đã khẳng định nền kinh tế quá độ ở nước ta là một nền kinh tế nhiều thành phần. Mỗi 1 thành phần kinh tế có đặc điểm, giữ v1 vị trí vai trò nhất định trong nền kinh tế và đồng thời nó có những xu hướng phát triển khác nhau trong tương lai.
Lý luận của Chủ nghĩa Mác đã chỉ rõ thành phần kinh tế là 1 hình thức kinh tế nó được hình thành dựa trên những quan hệ khác nhau về tư liệu sản xuất. Chủ nghĩa Mác – Lê Nin cũng khẳng định việc tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ là một tất yếu đối với tất cả các quốc gia khi tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội.
* Thành phần kinh tế nhà nước:
ở nước ta thành phần kinh tế nhà nước được hình thành thông qua quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa bằng việc quốc hữu hoá hay tịch thu tái sản của giai cấp tư sản để chuyển thành sở hữu nhà nước nhưng phần chủ yếu và giữ vai trò quan trọng là do quá trình xây dựng mới trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Thành phần kinh tế nhà nước ở nước ta bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức kinh tế tài chính thuộc sở hữu nhà nước như hệ thống ngân sách, ngân hàng, kho bạc, dự trữ quốc gia… cùng với toàn bộ tài sản của nền kinh tế quốc dân thành phần kinh tế nhà nước được hình thành dựa trên sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất và vốn. Thành phần kinh tế nhà nước nước ta có cả một quá trình phát triển lâu dài với những bước thăng trầm nhưng nó là thành phần kinh tế quan trọng nhất, chủ yếu nhất trong toàn bộ nền kinh tế quá độ ở nước ta.
Thành phần kinh tế nhà nước luôn luôn được Đảng và nhà nước ta khẳng định nó là thành phần giữ vai trò chủ đạo trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân vì:
+ Thành phần kinh tế nhà nước nắm trong tay những ngành kinh tế then chốt và mũi nhọn nhất, những ngành kinh tế này tạo ra sức mạnh kinh tế để nhà nước thực hiện chức năng điều tiết và quản lý vĩ mô nền kinh tế đồng thời sức mạnh của các ngành kinh tế mũi nhọn đó nó cho phép thành phần kinh tế nhà nước dẫn dắt các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế phát triển theo cong đường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhà nước ta đã lựa chọn (ngành năng lượng, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, ngân hàng..)
+ Kinh tế nhà nước có một nguồn vốn lớn từ ngân sách nhà nước , lại nắm trong tay một lực lượng lao động đông đảo, được đào tạo chuyên môn.
+ Kinh tế nhà nước có mối quan hệ kinh tế trong và ngoài nước rộng lớn vì vậy nó tạo điều kiện để cho thành phần kinh tế nhà nước phát huy vai trò chủ đạo cả trong kinh tế nội điạ và trong kinh tế quốc tế.
Mặc dù kinh tế nhà nước có vị trí và vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân như đã phân tích nhưng trong một thời gian khá dài do vận động và điều tiết thành phần kinh tế nhà nước bằng cơ chế kế hoặch hoá tập trung quan liêu bao cấp nên hiệu quả hoạt động của thành thành phần kinh tế nhà nước chưa cao, tình trạng các doanh nghiệp nhà nước làm ăn lãi giả lỗ thật mang tính phổ biến vì vậy nhà nước chủ yếu phải bù lỗ. Từ khi nước ta tiến hành đổi mới nền kinh tế cho đến nay Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến việc điều chỉnh tổ chức lại quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhà nước cũng như các bộ phận kinh tế thuộc thành phần kinh tế nhà nước.
Nghị quyết đại hội đảng 8 và 9 nhấn mạnh xắp xếp đổi mới hoạt động của hệ thống doanh nghiệp nhà nước cũng như các tổ chức kinh tế tài chính thuộc sở hữu nhà nước là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp bách để nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước Đảng và nhà nước ta đãđưa ra nhiều chủ trương biện pháp mà trong đó quan trọng nhất là giải quyết vấn đề sở hữu. Đảng ta chủ trương đánh giá lạo tất cảhoạt động kinh tế của các doanh nghiệp nhà nước và chia ra thành 2 bộ phận là doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh và các doanh nghiệp hoạt động mang tính chất phúc lợi xã hội. Đối với các doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu kinh doanh thì từng bước tiến tới giao toàn quyền chủ động cho các doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm đến hạch toán tài chính. những doanh nghiệp có khả năng phát triển nhà nước có thể hỗ trợ hoặc tiếp tục đầu tư, những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả thì có thể chuyển hình thức sở hữu nhà nước xuống tập thể và thậm chí sử dụng các biện pháp bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước. Đối với những doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả thì cho phá sản theo luật doanh nghiệp.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay để giải quyết tốt vấn đề sở hữu trong các doanh nghiệp nhà nước Đảng và nhà nước ta chủ trương tiến hành cổ phần hoá một bộ phận lớn các doanh nghiệp nhà nước để biến doanh nghiệp từ một chủ sở hữu là nhà nước thành doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu dưới hình thức các cổ đông. với nhưng doanh nghiệp có vị trí vai trò quan trọng nhà nước có thể nắm cổ phần không chế và duy trì dưới hình thức doanh nghiệp nhà nước, còn những doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn thì nhà nước sẽ trở thành những cổ đông thậm chí đối với những doanh nghiệp nhà nước không cần thiết tham gia thì trong quá trình cổ phần hoá nhà nước sẽ rút khỏi vai trò đối với doanh nghiệp.
Đối với các hoạt động vì mục tiêu phúc lợi xã hội hoặc vì an ninh quốc phòng của đất nước thì nhà nước tiếp tục bao cấp, rót vốn nhưng dựa trên cơ sở hạch toán, kiển toán và luôn luôn đề cao mục tiêu hiệu quả.
Còn đối với các tổ chức kinh tế tài chính thuộc sở hữu nhà nước như hệ thông ngân hàng, kho bạc dự trữ quốc gia thì nhà nước cũng tiến hành phân cấp cho các tổ chức nhà nước ở từng địa phương và vùng lãnh thổ nhưng vẫn có sự kiểm soát và quản lý thống nhất của nhà nước trung ương.
Kinh tế nhà nước với đặc điểm, vai trò và xu hướng vận động như đã phân tích có thể khẳng định đây là thành phần kinh tế quan trọng nhất trong toàn bộ cơ cấu kinh tế nhiều thành phần của nước ta hiện nay.
* Kinh tế tập thể:
- Thành phần kinh tế tập thể bao gồm các hợp tác xã, các tổ hợp sản xuất kinh doanh tồn tại trong mọi lĩnh vực, mọi ngành của nền kinh tế quốc doanh.
- Thành phần kinh tế tập thể được hình thành dựa trên sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất và vốn thông qua nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi và từ thấp đến cao.
- Kinh tế tập thể ở nước ta ra đời đầu tiên trong quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền bắc thông qua phong trào hợp tác hoá và nó trở thành phổ biến thông qua phong trào hợp tác hoá và nó trở thành phổ biến trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân sau khi đất nước thống nhất và cả nước tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Kinh tế tập thể ở nước ta có một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân đặc biệt trong thời kỳ cạnh tranh chống Mỹ cứu nước kinh tế tập thể đã trở thành hậu phương lớn của tiền tuyến lớn. Nhưng sau khi đất nước hào bình thống nhất cả nước phát triển nền kinh tế theo mô hình kinh tế tập thể đặc biệt ở nông thôn nhưng dựa trên quan điểm quản lý tập trung duy ý chí không cải tiến hoặc thay đổi phương thức hoạt động nên thành phần kinh tế tập thể ngày càng bộc lộ những mặt hạn chế khuyết tật và đi đến tan rã.
Từ khi nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng và nhà nước ta cũng đặc biệt quan tâm đến việc kiện toàn đổi mới hoạt động kinh tế tập thể hoặc kinh tế hợp tác bằng việc đưa ra chỉ thị khoán 10 và khoán 100 trong nông nghiệp. Đặc biệt từ nghị quyết đại hội đảng 7 Đảng và nhà nước ta đã nhận thức một cách đúng đắn và thực tiễn hơn đối với quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Vì vậy đã tiên hành chủ trương giao khoán đất rừng đòi cho các hộ nông dân để xây dựng quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Từ 1/1997 nhà nước ta ban hành luật hợp tác xã kiểu mới và phát triển mạnh mẽ hình thức kinh tế trang trại thì thành phần kinh tế tập thể nói chung và kinh tế hợp tác trong mọi lĩnh vực đã có một bước phát triển hết sức mới. Hiện nay kinh tế hộ gia đình ở nông thôn là một bộ phận quan trọng của kinh tế tập thể, nó giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc sản xuất ra nông phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và đưa nước ta trở thành nước thứ 2 xuất khẩu lương thực trên thế giới?
Với những đặc điểm và vai trò của kinh tế tập thể như đã phân tích nghị quyết đại hội đảng 9 của đảng cộng sản việt nam nhấn mạnh kinh tế tập thể phải cùng với kinh tế nhà nước trở thành nền tảng của nên kinh tế quốc dân trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
* Thành phần kinh tế cá thể tiểu chủ
Thành phần kinh tế này dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ về tư liệu sản xuất và sức lao động của bản thân những người sản xuất nhỏ như nông dân cá thể ở nông thôn, thợ thủ công cá thể và tiểu thương buôn bán nhỏ. Thành phần kinh tế này có quy mô nhỏ bé hoạt động phân tán kỹ thuật thủ công, tuy vậy nó lại có khả năng tham gia vào những hoạt động kinh tế dịch vụ ở mọi vùng lãnh thổ tạo ra công ăn việc làm tại chỗ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và đóng góp một phần không nhỏ trong thu nhập quốc dân của nền kinh tế. Thành phần kinh tế cá thể tiểu chủ dễ bị phân hoá trong quá trình hoạt động vì mục đích của họ là lợi ích cá nhân do đó đòi hỏi nhà nước và thành phần kinh tế nhà nước cần phải giúp đõ dẫn dắt trong quá trình hoạt động theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
* Thành phần kinh tế tư bản tư nhân:
Thành phần kinh tế này dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và bóc lột lao động là chính. Thành phần kinh tế này tồn tại dưới các hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty tư nhân một chủ thể. Thành phần kinh tế này hoạt động trong nhiều lĩnh vực củ nền kinh tế quốc dân. Nó có nguồn vốn tương đối lớn, kỹ thuật sản xuất tương đối hiện đại, tiên tiến, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận vì vậy nó có trình độ tổ chức quản lý tương đối cao.
Thành phần kinh tế tư bản tư nhân ở Việt nam tồn tại trong quá trình cải tạo XHCN và bắt đầu hình thành trong quá trình đổi mới nền kinh tế. Thành phần kinh tế này có một vai trò hết sức to lớn trong nền kinh tế quá độ ở nước ta bởi vì nó có thể tham gia hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, tạo ra một khối lượng việc làm lớn cho xã hội, tạo ra một doanh thu chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng sản phẩm xã hội. Sản phẩm của Thành phần kinh tế tư nhân góp phần làm tăng uy tín thương hiệu sản phẩm Việt nam trên thương trường thế giới.
Nhưng do đặc điểm Thành phần kinh tế tư nhân dựa trên sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất và lấy lợi nhuận làm mục tiêu hoạt động do đó t Thành phần kinh tế này có xu hướng phát triển theo con đường tư bản vì vậy đòi hỏi nhà nước cần phải có sự tổ chức quản lý hướng dẫn một cách chặt chẽ. Nhưng để phát huy sức mạnh của thành phần kinh tế này thì hội nghị Ban chấp hành lần thứ 5 khoá 9 (2002) đã đưa ra một nghị quyết về việc phát triển Thành phần kinh tế tư nhân trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam hiện nay.
* Thành phần kinh tế tư bản nhà nước:
Đây là thành phần kinh tế được hình thành dựa trên sở hữu hỗn hợp thông qua việc kết hợp giữa nhà nước việt nam với các nhà tư bản tư nhân trong và ngoài nước. Thành phần kinh tế này tồn tại dưới các hình thức xí nghiệp liên doanh, liên kết, các xí nghiệp công tư hợp doanh. Thành phần kinh tế này có nguồn vốn lớn kỹ thuật sản xuất hiện đại tiên tiến, có kinh nghiệm tổ chức quản lý cao, có quan hệ kinh tế quốc tế rộng rãi. Thành phần kinh tế này xuất hiện đầu tiên ở nước ta trong quá trình cải tạo hoà bình đối với giai cấp tư sản dân tộc và đặc biệt được mở rộng sau khi nước ta ban hành luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam (12/87)
Thành phần kinh tế tư bản nhà nước có một vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế quá độ đặc biệt là đối với những nước có nền kinh tế kéo phát triển như Việt nam đi lên chủ nghĩa xã hội lại không trải qua phát triển tư bản chủ nghĩa. Chính vì vậy Lê Nin có nhấn mạnh Thành phần kinh tế tư bản nhà nước nó là cầu nối (nó tạo ra những điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng) để cho các nước có nền kinh tế kém phát triển đi lên Chủ nghĩa xã hội mà không cần trải qua chủ nghĩa tư bản.
ở nước tabước vào thời kỳ quá độ từ một xuất phát điểm hết sức thấp, nền kinh tế thiếu hụt toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật cho một nền sản xuất lớn do đó phát triển Thành phần kinh tế tư bản nhà nước sẽ giúp cho chúng ta khắc phục được những mặt thiếu hụt về nguồn lực, đồng thời là cơ hội để tạo ra một trường học cho lao động Việt Nam học tập, rèn luyện cả về kỹ thuật và phương thức tổ chức quản lý một nền sản xuất lớn.
Để phát huy vai trò của thành phần kinh tế này đảng và nhà nước ta ngày càng nhận thức rõ sự cần thiếtkhách quan phải mở rộng và thúc đẩy thành phần kinh tế này cũng đồng thời rút ra được những mặt hạn chế trong cơ chế chính sách của nước ta để không ngừng đổi mới bổ sung cho phù hợp với thông lệ của khu vực và quốc tế.
* Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài:
Từ nghị quyết đại hội lần thứ 9 thì trong nền kinh tế nước ta xuất hiện một thành phần kinh tế mới gọi là thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt nam. Thành phần kinh tế này dựa trên sở hữu 100% vốn của các đối tác nước ngoài, tồn tại dưới các hình thức doanh nghiệp đầu tư trực tiếp trong các khu công nghiệp xuất khẩu, khu chế xuất, khu kinh tế tự do (mở). Thành phần kinh tế này có đặc điểm
+ Vốn lớn, kỹ thuật hiện đại, trình độ tổ chức quản lý mang tính quốc tế, hoạt động hoàn toàn vì mục tiêu lợi nhuận và bóc lột lao động làm thuê. ở nước ta trong giai đoạn quá độ hiện nay việc hình thành và phát triển thành phần kinh tế này có ý nghĩa rất quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn. Về mặt lý luận nó khẳng định tính chất đa sở hữu đa loại hình hoạt động trong nền kinh tế quá độ nước ta nó giúp Việt nam ngày càng khẳng định được mình để có thể tham gia vào hội nhập khu vực và quốc tế. Còn về mặt thực tiễn việc phát triển này giúp cho Việt nam khắc phục tình trạng thiếu hụt rất quan trọng về nguồn lực qua đó thu hút nguồn đầu tư ngày càng lớn (nhất là dòng vốn FDI) để thực hiện mục tiêu tăng trưởng phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế đất nước ta.
*Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam
- Nền kinh tế nước ta trong thời kỳ quá độ là một nền kinh tế nhiều thành phần dựa trên nhiều quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất vì vậy giữa các thành phần kinh tế luôn luôn tồn tại mối quan hệ vừa thống nhất vừa mâu thuẫn nhau.
Tính thống nhất giữa các thành phần kinh tế được thể hiện ở chỗ
+ Tất cả các thành phần kinh tế trong quá trình hoạt động không biệt lập với nhau mà gắn bó đan xen và phụ thuộc vào nhau thông qua các mối quan hệ kinh tế vì tất cả các thành phần kinh tế này là bộ phận hợp thành nền kinh tế thống nhất.
+ Tất cả các thành phần kinh tế trong quá trình hoạt động mặc dù có đặc điểm khác nhau (sở hữu), mục đích hoạt động cũng có thể khác nhau và xu hướng vận động cũng có thể khác nhau nhưng tất cả các thành phần kinh tế này đều chịu sự quản lý thống nhất của nhà nước Việt Nam.
Tất cả các thành phần kinh tế dù có đặc điểm khác nhau trong quá trình hoạt động nhưng nó đều chịu sự tác động khách quan của các quy luật kinh tế và các phạm trù kinh tế khách quan.
+ Tất cả các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá thì sản phẩm đều thông qua một thị trường thống nhất dưới sự tác động của quy luật cung cầu và sự biến động của giá cả vì mục tiêu hiệu quả kinh tế.
Bên cạnh tính thống nhất thì giữacác thành phần kinh tế cũng luôn luôn tồn tại mối quan hệ mâu thuẫn đó là:
+ Do đặc điểm mỗi thành phần kinh tế được hình thành dựa trên một quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất vì vậy tất yếu quan hệ lợi ích giữa các thành phần kinh tế là mâu thuẫn với nhau.
+ Mỗi một thành phần kinh tế có một quy mô và sức mạnh kinh tế không giống nhau vì vậy trong quá trình hoạt động giữa các thành phần kinh tế tồn tại một mối quan hệ cạnh tranh và mâu thuẫn nhau.
+ Giữa các thành phần kinh tế ở nước ta tồn tại một mối quan hệ mâu thuẫn trong xu hướng phát triển bởi vì một số thành phần kinh tế thuộc sở hữu nhà nước hoặc tập thể thì xu hướng phát triển là đi lên chủ nghĩa xã hội nhưng ngược lại thành phần kinh tế cá thể tiểu chủ, tư bản tư nhân vì mục tiêu chạy theo lợi nhuận nên xu hướng phát triển lại theo con đường tư bản.
Như vậy giữa các thành phần kinh tế luôn luôn tồn tại mối quan hệ vừa thống nhất vừa mâu thuẫn như đã phân tích. Để tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế ở nước ta không ngừng phát triển để tạo ra sức mạnh tổng hợp cho nền kinh tế quốc dân trong thời kỳ quá độ hiện nay đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải :
+ Nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ để cho tất cả các thành phần kinh tế yên tâm và có động lực trong quá trình hoạt động.
+ Nhà nước cần phải quản lý nền kinh tế theo pháp luật và tạo điều kiện để cho các thành phần kinh tế đều bình đẳng với nhau về quyền lợi nghĩa vụ.
+ Để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa thì Đảng và nhà nước phải tạo điều kiện để kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần.
Phần mới học
2-3-2003
CHƯƠNG XIII
CÔNG NGHIỆP HOÁ VÀ HIỆN ĐẠI HOÁ NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1. Vì sao nói công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta?
Để xây dựng một nền kinh tế thì trong lịch sử tất cả các quốc gia đều phải tạo lập ra cho mình một cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê Nin thì cơ sở vật chất kỹ thuật của một phương thức sản xuất đó là một hệ thống các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất phù hợp với trình độ kỹ thuật, công nghệ mà lực lượng lao động của xã hội có thể sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu của toàn xã hội.
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người ở các phương thức sản xuất trước chủ nghĩa tư bản, cơ sở vật chất kỹ thuật thường là thủ công – lạc hậu.
Còn cơ sở vật chất kỹ thuật của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được Các Mác khẳng định đó là một nền đại công nghiệp cơ khí hoá ngày càng phát triển cả về mặt quy mô và trình độ.
Còn cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội (giai đoạn đầu của phương thức cộng sản chủ nghĩa) được Mác khẳng định đó là một nền sản xuất lớn, hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, có trình độxã hội hoá cao, dựa trên trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại và nó được hình thành một cách có kế hoạch và thống nhất trong phạm vi tất cả nền kinh tế quốc dân.
* Nước ta bước vào thời kỳ quá độ tư một xuất phát điểm hết sức thấp, đó là một nền nông nghiệp mang nặng tính tự cấp tự túc, kỹ thuật thủ công năng suất thấp, do đó chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hộithiếu hẳn một cốt vật chất cho một nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa đó là nền đại công nghiệp cơ khí vì vậy Đảng và nhà nước ta khẳng định: nhiệm vụ quan trọng và cơ bản nhất trong thời kỳ quá độ ở nước ta là phải tưng bước tạo lập ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Muốn thực hiện được nhiệm vụ đó thì phải tiến hành công nghiệp hoá. vì vậy ngay tư nghị quyết đại hội Đảng 3 (1960) Đảng ta đã nhấn mạnh: công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Từ Đại hội đảng 3 cho đến nay quan điểm này vẫn được đảng và nhà nước ta nhất quán. nhưng nghị quyết đại hội Đảng 7 trên cơ sở phân tích tình hình thực tiễn trong nước và quốc tế, để tránh nguy cơ tụt hậu của nền kinh tế nước ta so với nền kinh tế khu vực và thế giới đại hội đảng 7 chỉ rõ quá trình chông nghiệp hoá ở nước ta cần phải gắn kết với việc hiện đại hoá để sản xuất ra những sản phẩm có tính cạnh tranh trên thị trường trong nước, khu vực và quốc tế, từ đó quan điểm này đước đại hội đảng tavà đặc biệt đại hội đảng 9 nhất quán và nhấn mạnh, xem đó là nhiệm vụ trung tâm và xuyên suốt thời kỳ quá độ ở nước ta.
2. Phân tích quan điểm và các mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghiã xã hội.
* Các quan điểm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá
- Trước đây ở nước ta và thế giới tồn tại phổ biến một quan điểm công nghiệp hoá là một quá trình tạo lập ra cơ sở vật chất – kỹ thuật cho nền kinh tế gắn kết với việc chuyển lao động từ thủ công sang nửa co khí và cơ khí.
- Nhưng từ đầu thế kỷ 20 cho đến nay dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ thì trên thế giới lại xuất hiện những quan điểm mới về công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Theo quan điểm của liên hiệp quốc thì công nghiệp hoá đó là một quá trình phát triển kinh tế mà trong đó một bộ phận nguồn lực của quốc gia ngày càng lớn được huy động vào việc phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và hiện đại nhằm sản xuất ra những tư liệu sản xuất, vật phẩm tiêu dùng có khả năng đảm bảo cho nền kinh tế quốc dân phát triển với một nhịp độ tăng trưởng ngày càng cao và tạo ra được sự công bằng tiến bộ trong nền kinh tế xã hội.
- Nước ta từ khi bước vào thời kỳ đổi mới cho đến nay (1986) kết hợp cả những quan điểm, quan niệm truyền thống trước đây của Việt Nam và thế giới cũng với việc vận dụng những quan điểm hiện đại của thế giới vào điều kiện cụ thể của Việt Nam thi ngay từ đại hội đảng 7 đảng ta đã đưa ra một quan điểm:
+ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam đó là một quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ việc sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một chách phổ biến lao động cùng với những công nghệ, phương tiện và phương pháp tiến tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra năng xuất lao động xã hội ngày càng cao.
+ Quan điểm mới về công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt nam có những nét khác với quan điểm trước đây về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đó là
. Trước đây công nghiệp hoá, hiện đại hoá được tiến hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp. Còn ngày nay công nghiệp hoá, hiện đại hoá được thực hiện theo cơ chế mới đó là cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước.
. Trước đây công nghiệp hoá được hiểu là nhiệm vụ chủ yếu của nhà nước và được thực hiện thông qua 2 khu vực quốc doanh và tập thể là chủ yếu nhưng ngày nay công nghiệp hoá được xác định là nhiệm vụ của toàn đảng toàn dân và tất cả các thành phần kinh tế.
. Chiến lược công nghiệp hoá trước đây là hướng nội hay nói cách khác công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu. Nhưng ngày nay chiến lược công nghiệp hoá ở nước ta chủ yếu là hướng ngoại hay nói cách khác tiến hành công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Trong điều kiện nền kinh tế Việt nam mở cửa với khu vực và thế giới nhằm phát huy lợi thế so sánh của Việt Nam, khai thác các nguồn ngoại lực từ bên ngoài để thực hiện các mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
* Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta trong thời kỳ quá độ hiện nay.
Có thể quan niệm mục tiêu quan trọng nhất và trọng tâm nhất của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam là từng bước tạo lập ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa ở Việt nam.
Nhưng mục tiêu cụ thể và những định hước trước mắt của công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà nghị quyết đại hội đảng 9 đã đưa ra đó là:
+ Từng bước phấn đấu thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
+ Thực hiện việc phân công lại lực lượng lao động xã hội tạo điều kiện để hình thành những ngành sản xuất công nghiệp mới, những lĩnh vực kinh tế, dịch vụ mới theo hướng chuyển lao động nông nghiệp sang công nghiệp – dịch vụ và thực hiện phân công lao động tại chỗ bằng cách gắn công nghiệp hoá, hiện đại hoá với nông nghiệp – nông thôn.
+ Nghị quyết đại hội đảng 9 đưa ra mục tiêu có gắng phấn đấu để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
3. Phân tích những nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ hiện nay:
- Căn cứ vào những mục tiêu và các quan điểm định hướng cho nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta trong thời kỳ quá độ hiện nay thì kể các trước kia, hiện nay Đảng ta luôn luôn nhấn mạnh có 2 nhiệm vụ kinh tế cơ bản trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đó là:
+ Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý
+ Đẩy mạnh cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá để trang bị kỹ thuật hiện đại cho nền kinh tế quốc dân
a) Xây dưng cơ cấu kinh tế hợp lý:
Để xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý trong nền kinh tế bao giờ cũng gắn liền với quá trình thực hiện phân công lại lao động xã hội. Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hoá lao động và những ngành sản xuất và trong nội bộ từng ngành sản xuất gắn liền với các vùng lãnh thổ của nền kinh tế quốc dân.
Phân công lao động xã hội có tác dụng rất to lớn bởi vì nó tạo ra nhũng đòn bẩy đối với sự phát triển khoa học công nghệ. Nhưng để thực hiện được việc phân công lao động xã hội có hiệu quả cần quan tâm những vấn đề sau đây.
+ Tỷ trọng lao động cả về mặt tuyệt đối và tương đối trong lĩnh vực nông nghiệp phải giảm xuống còn tỷ trọng lao động trong những ngành công nghiệp và dịch vụ phải tăng lên cả tương đối lẫn tuyệt đối.
+ Tỷ trọng lao động trí tuệ ngày càng phải chiếm ưu thế so với lao động giản đơn trong tổng lực lượng lao động xã hội.
+ Tốc độ tăng lao động trong các ngành phi sản xuất vật chất hoặc dịch vụ phải tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng lao động trong những ngành sản xuất.
Từ những quan điểm như đã phân tích thì đi đôi với quá trình phân công lạo lao động xã hội ở nước ta một cơ cấu kinh tế mới được xem là hợp lý ở nước ta phải là:
Đó là một cơ cấu bao gồm tổng thể các quan hệ kinh tế hay các bộ phận hợp thành nền kinh tế quốc dân, gắn với vị trí, trình độ công nghệ, quy mô tỷ trọng tương ứng với từng bộ phận và mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận với nhau, gắn với điều kiện kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển nhất định.
Cơ cấu kinh tế ở nước ta được cấu trúc thành 4 nhóm
- Cơ cấu ngành kinh tế: đây là một cơ cấu phản ánh mối quan hệ tương tác giữa các ngành kinh tế chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. Cơ cấu ngành kinh tế được xem xét trên phạm vi vĩ mô đó là nền kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia và ở Việt nam hiện nay được xác định đó là cơ cấu công – nông nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu kinh tế này cũng được xem là cơ cấu của các trung tâm đầu mối của nền kinh tế nước ta nhờ như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh.
Còn cơ cấu ngành kinh tế ở các vùng lãnh thổ lại dựa trên sức mạnh của các ngành kinh tế mũi nhọn ở mỗi địa phương
- Cơ cấu thành phần kinh tế:
Đây là mối quan hệ cơ cấu giữa các thành phần kinh tế tồn tại trong nền kinh tế quốc dân và giữa các vùng lãnh thổ.
- Cơ cấu vùng lãnh thổ:
Nền kinh tế của mỗi quốc gia đều bao gồm những vũng lãnh thổ với những thế mạnh hay lợi thế không giống nhau vì vậy xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý là cần phảicăn cứ vào đặc điểm của từng vùng lãnh thổ.
- Cơ cấu hành chính (thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ) cơ cấu này phản ánh mối liên kết cả về mặt kinh tế – chính trị- xã hội của nền kinh tế quốc dân gắn với từng địa bàn hoặc từng vùng lãnh thổ cụ thể.
Việc xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý có ý nghĩa hết sức quan trong, nó tạo ra những động lực thức đẩy nền kinh tế phát triển đồng thời nó tạp ra những môi trường, điều kiện để khai thác sử dụng một cách hợp lý nhất tối ưu nhất tất cả các nguồn lực vốn là khan hiếm của nền kinh tế phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
b) Tiến hành cách mạng khoa học công nghệ để trang bị kỹ thuật hiện đại cho nền kinh tế quốc dân.
Cho đến nay thế giới đã lần lượt trải qua 2 lần cách mạng về kỹ thuật – công nghệ: lần thứ nhất gọi là cuộc cách mạng kỹ thuật diễn ra vào thế kỷ 18 với dội dung thay thế lao động thủ công vằng lao động cơ khí, nửa cơ khí. Còn cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 thì nổ ra vào thế kỷ 20 chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu cuối thế kỷ 19 chủ yếu đầu thế kỷ 20 với tên gọi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hoặc cuộc cách mạng công nghiệp lần 2 với nội dung chuyển lao động cơ khí sang lao động nửa tự động hoá và tiến tới tự động hoá. Còn giai đoạn 2 nổ ra và cuối thập niên 70 của thế kỷ 20 cho đến nay với nội dung là tự động hoá và tri thức hoá vền kinh tế, biến tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của các quốc gia.
Hiện nay cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới đang diễn ra một cách toàn diện trên các phạm vi các lĩnh vực làm thay đổi hết sức cơ bản các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất của nền kinh tế như cuộc cách mạng về năng lượng, cách mạng về vật liệu mới, cách mạng về sinh học, cách mạng về điện tử viễn thông và các cuộc cách mạng về địa chấn học, hải dương học, vũ trụ học.
9-03-2003
4. Thế nào là chuyển giao công nghệ? phân tích các tác dụng của chuyển giao công nghệ. Để tiến hành có hiệu quả việc chuyển giao công nghệ ở nước ta cần quan tâm đến những vấn đề gì
* Bả chất chuyển giao công nghệ:
Cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới đã và đang đóng góp vai trò hết sức quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá trong tất cả các quốc gia, nhất là những nước có nền kinh tế kém phát triển.
Tuy nhiên việc tiến hành cuộc cách mạng khoa học công nghệ ở các nước khác nhau lại không giống nhau:
Có những nước tiến hành cuộc cách mạng công nghệ từ việc nghiên cứu cơ bản rồi tiến hành chế tạo và trang bị cho nền kinh tế quốc dân. Cách tiến hành như vậy đòi hỏi phải có một thời gian dài, phải có một nguồn vốn lớn và phải có một tiềm lực khoa học kỹ thuật tương ứng nhưng đồng thời trên thế giới đã có rất nhiều nước lại tiến hành cuộc cách mạng khoa học công nghệ theo con đường rút ngắn bằng cách nhập công nghệ chuyển giao từ những nước tiên tiến đi trước.
ở nước ta bước vào thời kỳ quá độ tiến hành công nghiệp hoá từ một xuất phát điểm rất thấp vì vậy đã đến nhu cầu là phải tăng tốc độ công nghiệp hoá để trang bị kỹ thuật cho nền kinh tế nhưng cũng đồng thời đặt ra một vấn đề phải đối mặt với nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới vì vậy nghị quyết đại hội đảng lần thứ 7 đã khẳng định rằng để đáp ứng nhu cầu của phát triển kinh tế đồng thời tránh được nguy cơ tụt hậu thì quá trình công nghiệp hoá phải gắn liền với quá trình hiện đại hoá đồng thời quá trình công nghiệp hoá ở nước ta phải chuyển từ công nghiệp hoá đối nội (thay thế nhập khẩu) sang công nghiệp hoá đối ngoại (công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu).
Đểthực hiện mục đích của việc chuyển hướng công nghiệp hoá cũng tại đại hội đảng 7 đảng ta nhấn mạnh ở nước ta phải tiến hành lựa chọn quy trình chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến để rút ngắn thời gian công nghiệp hoá, phù hợp với nguồn lực hạn chế của nước ta nhưng lại tránh được nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với khu vực và thế giới.
Bản chất của chuyển giao công nghệ là việc đưa công nghệ bao gồm cả phần cứng (máy móc thiết bị …) và cả phần mềm (đó là quá trình, phương pháp công nghệ…) từ một nước này sang một nước khác làm thay đổi cả quyền sở hữu và quyền sử dụng công nghệ được chuyển giao. Thực chất của việc chuyển giao công nghệ chỉ có thể tiến hành một cách hiệu quả và suôn sẻ khi ở nước nhập khẩu công nghệ đang tiến hành quá trình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu.
* Những tác dụng của chuyển giao công nghệ:
Việc tiến hành chuyển giao công nghệ là thực hiện mục đích rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở các quốc gia vì vậynó có những tác dụng cơ bản sau đây
- Giúp các nước đi sau, những nước kém phát triển rút ngắn được khoảng cách tụt hậu về kinh tế – kỹ thuật so với các nước đi trước và các nước tiên tiến.
- Nó cho phép khai thác và sử dụng một cách tối ưu các nguồn lực, lợi thế của các quốc gia đi sau.
- Chuyển giao công nghệ đối với những quốc gia đang thực hiện chiến lược chuyển từ mô hình hướng nội sang hướng ngoại sẽ rút ngắn được khoảng cách mõ mẫn về công nghệ và sự thiếu hụt về nguồn lực đồng thời cho phép sử dụng các nguồn lực hạn chế đó cho các mục tiêu cần thiết hơn để thực hiện quá trình đi tắt đón đầu.
* Tuy vậy trong quá trình công nghiệp hoá gắn kết với việc chuyển giao công nghệ ở nước ta muốn đạt được hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao thì việt nam trước hết cần phải xây dựng cho mình một chiến lược phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ quốc gia mang tính lâu dài, bao gồm cả việc nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao.
Cần phải căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước để xây dựng một phương hướng chung cho việc chuyển giao công nghệ đó là phải hình thành một cơ cấu kỹ thuật, công nghệ nhiều tầng, nhiều trình độ, nhiều quy mô để trên cơ sở đó mà khai thác sử dụng phù hợp với điều kiện của Việt nam.
Bên cạnh phương hướng chung cần có một hệ thống các giải pháp cụ thể:
+ Phải chọn giải pháp kỹ thuật, công nghệ phù hợp với điều kiện của Việt nam để tiếp tục đầu tư chiều sâu nhưng trên cơ sở vẫn khai thác và sử dụng được những cơ sở hiện có của nền kinh tế.
+ Cần phải cải tiến nâng cấp hiện đại hoá các kỹ thuật và công nghệ truyền thống kết hợp với những công nghệ chuyển giao phục vụ cho mục tiếu phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn.
+ Phải tranh thủ những công nghệ tiên tiến đặc biệt là đối với các dự án đầu tư của nước ngoài nhưng cần phải kết hợp với việc giám định nghiêm ngặt các thiết bị chuyển giao.
+ Cần đặt ra một cách nghiêm túc ngay từ đầu cho việc chuyển giao công nghệ là phải gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái của Việt nam.
+ Để nhập công nghệ chuyển giao thì ở nước ta cần phải gấp rút nâng cao năng lực khoa học công nghệ quốc gia nhằm đổi mới và làm chủ công nghệ chuyển giao
+ Cần phải đâu tư bằng nhiều nguồn vốn cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của quốc gia cũng như chương trình khoa học công nghệ của nhà nước, xem giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu.
5. Phân tích những điều kiện tiền đề để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam. (quan trọng)
Để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta đòi hỏi phải tạo lập được những điều kiện tiền đề, hay nhưng giải pháp có tính cơ bản để giúp cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá được tiến hành một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Từ nghị quyết đại hội đảng 3 (1960) cho đến nay đảng ta đều khẳng định và chỉ rõ những điều kiện tiền đề sau đây là hết sức cần thiết cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá:
- Tạo nguồn vốn cho công nghiệp hoá: muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá bắt buộc phải có một nguồn vốn lớn. Nguồn vốn đó ở nước ta hình thành từ 2 luồng:
+ Nguồn vốn nội lực: đó là nguồn vốn được tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế. nguồn vốn này nhiều hay ít phụ thuộc và các nhân tố: trình độ phát triển của nền kinh tế thông qua tốc độ tăng trưởng phát triển kinh tế, tỷ trọng phân chia sản phẩm thặng dư của nền kinh tế cho tích luỹ và cho tiêu dùng, phụ thuộc vào việc khai thác và sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế.
+ Nguồn vốn ngoại lực: nguồn vốn này được hình thành thông qua việc phát triển các quan hệ kinh tế dưới các hình thức như viện tợ, đi vay, đầu tư quốc tế…
Với điều kiện tiền đề là vốn đảng ta khẳng định nguồn vốn nội lực trong nước giữ vai trò quyết định cho sự thành công của công nghiệp hoá và hiện đại hoá nước ta, tuy vậy nguồn vốn ngoại lực lại có một vai trò hết sức quan trọng đặc biệt ở giai đoạn đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề và cán bộ quản ký kinh tế có trình độ cao phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá phụ thuộc rất lớn vào trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ vì vậy đòi hỏi phải đao tạo được một nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật ngày càng cao trong đó bao gồm cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh tế và đặc biệt là đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề.
Để thực hiện được mục tiêu này thì ở nước ta từ đại hội đảng 7 cho đến nay đảng ta luôn luôn nhấn mạnh chiên lược con người ,con người là nhân tố trung tâm của toàn bộ sự nghiệp phát triển kinh tế mặt khác xác định giao dục, dào tạo là quốc sách hàng đầu không ngừng đào tạo mới và đào tạo lại lực lượng lao động xã hội cho phù hợp với yêu cầu của công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Nhà nước tăng cường đầu tư để cử cán bộ đi đào tạo ở trong nước, nước ngoài nhằm tạo ra những chuyên gia có trình độ quốc tế
+ Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội:
Muốn tiền hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì đòi hỏi phải có một kết cấu hà tầng kinh tế kỹ thuật tương ứng vì vậy đảng ta cho rằng mục tiêu tổng quá cho chương trình phát triển kết cầu hạ tầng là phải đảm bảo sự giao lưu thông suốt trong mọi tình huống trên tất cả các tuyến giao thông huyết mạch của nền kinh tế, đảm bảo hệ thống điện nước, thông tin liên lạc và kết cấu hạ tầng có liên quan.
+ Làm tốt công tác điều tra thăm dò địa chất để xác định nguồn lực, xây dựng chiến lược công nghiệp hoá. Nước ta tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá mặc dù xuất phải điểm rất thấp nhưng chúng ta có một thế mạnh là chúng ta có một nguồn lực tương đối phong phú đang dạng về tài nguyên thiên nhiênnằm rải rác ở khắp vùng lãnh thổ đất nước. Vì vậy để xây dụng chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiệu quả và hiện thực thì đòi hỏi phải làm tốt việc điều tra tham dò cơ bản để xác định nguồn lực.
+ Phải đổi mới để nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng và vai trò quản lý của nhà nước. Như đã phân tích sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta hiện nay là sự nghiệp cao cả nhưng đầy khó khăn gắn liền với trách nhiệm của đảng, nhà nước , nhân dân và tất cả các thành phần kinh tế. Vì vậy để sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá đạt được những thắng lợi thì đòi hỏi phải đẩy mạnh nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng trong việc xây dựng các chiến lược, xác định các mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thích ứng với từng thời điểm lịch sử của nền kinh tế. Sự nghiệp công nghiệp hoá cũng gắn với vai trò quản lý, điều hành của nhà nước thông qua các chính sách kinh tế xã hội và các công cụ quản lý vĩ mô.
Để thực hiện chức năng quản lý của nhà nước thì đòi hỏi tất cả các chính sách, công cụ quản lý của nhà nước đều nhằm thực hiện các mục tiêu quan trọng của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đó là:
+ Định hướng xã hội chủ nghĩa cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cụ thể là phải định hướng xây dựng một xã hội dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.
+ Cần phải lựa chọn các ưu tiên tạo nguồn hàng xuất khẩu và thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào, phải ưu tiên xây dựng các cơ sở hạ tầng vật chất xã hội phục vụ cho việc sản xuất hàng hoá xuất khẩu, phải ưu tiên cho những công nghệ sử dụng nhiều lao động để giải quyết việc làm đáp ứng như cầu xuất khẩu trong nước
+ Các chính sách kinh tế xã hội của nhà nước phải đảm bảo cho quá trình công nghiệp hoá, quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững của đất nước và chỉ có trên cơ sở đó mới có thể rút ngắn được quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tránh được nguy cơ tụt hậu của nền kinh tế so với khu vực và thế giới.
+ Các chính sách kinh tế xã hội của nhà nước phải đảm bảo cho cơ chế thị trường có điều kiện tác động một cách lành mạnh, đúng hướng vào nền kinh tế.
Muốn vậy đòi hỏi nhà nước ta phải có các chính sách về tài chính, tiền tệ, về giá cả thương mại… một cách thích hợp tạo ra cơ chế và môi trường để cho tất cả các chủ thể tham gia vào nền kinh tế, tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá phát huy được sức mạnh của mình từ đó tạo ra sức mạnh tổng hợp để thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
quan trọng:Đặc điểm phát triển kinh tế thời kỳ quá độ ở việt nam
Kinh tế hàng hoá
Cơ chế kinh tế thị trường.
Phân phối thu nhập
16-03-2003
Chương XIV: Kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam
Câu 1: Vì sao trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nước ta cần phát triển kinh tế hàng hoá. Ưu thế của kinh tế hàng hoá so với kinh tế tự nhiên và kinh tế kế hoạch hoá tập trung là gì?
* Sự tất yếu khách quan cần phát triển kinh tế hàng hoá ở Việt nam trong thời kỳ quá độ:
Kinh tế hàng hoá là một kiểu tổ chức kinh tế – xã hội mà tất cả những vật phẩm do nó sản xuất ra là nhằm mục đích trao đổi mua bán trên thị trường.
Kinh tế hàng hoá hoàn toàn đối lập với nền kinh tế tự nhiên và nền kinh tế chỉ huy kế hoạch hoá tập trung trước đây. Cho đến nay tất cả mọi quốc gia đều thừa nhận kinh tế hàng hoá là một kiểu tổ chức kinh tế tiến bộ, nó hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử. ở nước ta trong một thời gian rất dài nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung vì vậy đã đối lập hoàn toàn với nền kinh tế hàng hoá và đi tới xoá bổ kinh tế hàng hoá.
Từ nghị quyết đại hội lần 7 Đảng cho đến nay đảng ta đã khẳng định rằng kinh tế hàng hoá hoàn toàn không đối lập với chủ nghĩa xã hội mà nó là một hình kinh tế tiến bộ phù hợp với điều kiện và khả năng phát triển của việt nam do đó đảng ta đã đưa ra quan điểm gắn quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế với quá trình chuyển dịch nền kinh tế từ một nền kinh tế mang nặng tính tự cấp tự túc vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, sang nền kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước.
Phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt nam là một tất yếu không những phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử mà nó càn là một tất yếu để đưa nước ta vượt ra khỏi tình trạng suy thoái khủng hoảng kinh tế.
Nước ta trong thời kỳ quá độ đã hội nhập đủ 2 điều kiện tiền đề cho nền kinh tế hàng hóa ra đời và phát triển đó là:
+ ở nước ta trình độ phân công lao động xã hội ngày càng phát triển vì vậy đã tạo ra rất nhiều ngành sản xuất, nhiều kĩnh vực kinh doanh khác nhau vì thế tạo ra sự chuyên môn hóa ngày càng sâu trong phân công lao động xã hội
+ Đồng thời ở nước ta trong thời kỳ quá độ hiện nay đang tồn tại một nền kinh tế nhiều thành phần dựa trên sự đa dạng hóa về quan hệ sở hữu do đó tất yếu sẽ dẫn đến sự tách biệt về kinh tế giữa các thành phần kinh tế, giữa các chủ thể kinh tế.
Sự tất yếu đó còn bắt nguồn từ những khả năng về nguồn lực cho phép việt nam phát triển ngày càng mạnh về kinh tế hàng hóa, đó là: chúng ta có một lực lượng lao động đông đảo dễ đào tạo, nước ta có một nguồn tài nguyên và những điều kiện tự nhiên phong phú cho phép phát triển kinh tế hàng hóa. Nước ta lại có vị trí địa lý hoàn toàn thuận lợi cho phép nước ta phát triển kinh tế hàng hóa và mở rộng quan hệ giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.
Từ tất cả những tất yếu như đã phân tích có thể khẳng định rằng việc phát triển kinh tế hàng hóa ở nước ta là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tiễn của nền kinh tế việt nam đồng thời nó cũng là một giải pháp tối ưu nhất để giúp nước ta vượt ra khỏi tình trạng của một nước nghèo và kém phát triển.
* Ưu thế của kinh tế hàng hóa so với kinh tế tự nhiên và kinh tế chỉ huy
Nếu so với kinh tế tự nhiên là một nền kinh tế còn in đậm dấu vết trong lịch sử phát triển kinh tế của Việt nam từ trước đến nay cũng như nền kinh tế chỉ huy kế hoạch hóa tập trung mà trong thời kỳ lịch sử khá dài tồn tại ở nước ta thì kinh tế hàng hóa có những ưu thế sau đây:
+ Kinh tế hàng hóa sẽ thúc đẩy quá trình xã hội hóa nền sản xuất một cách nhanh chóng từ đó làm cho phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa ngày càng sâu xác từ đó hình thành nên những mối quan hệ kinh tế vừa phụ thuộc vào nhau nhưng lại tác động qua lại lẫn nhau giữa các doanh nghiệp, giữa các thành thần kinh tế, giữa các chủ thể trong tất cả nền kinh tế quốc dân.
+ Phát triển kinh tế hàng hóa sẽ thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất từ đó tạo ra năng suấtlao động xã hội ngày càng cao, giá thành sản phẩm ngày càng hạ, chất lượng sản phẩm ngày càng tốt và dẫn đến lợi ích người lao động ngày càng được cải thiện
+ Phát triển kinh tế hàng hóa sẽ thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung sản xuất, từ đó cho phép mở rộng giao lưu kinh tế trong nước và quốc tế -> cho phép việt nam tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế.
+ Phát triển kinh tế hàng hóa cho phép giải phóng các mối quan hệ kinh tế ra khỏi sự trói buộc của nền sản xuất nhỏ, khép kín.
Bên cạnh những mặt ưu thế của kinh tế hàng hóa như đã phân tích cũng cần phải nhận thức được rằng kinh tế hàng hóa trong quá trình phát triển nó cũng bộc lộ rõ rất nhiều mặt hạn chế, khuyết tật, đó là:
- Kinh tế hàng hóa bao giờ cũng chạy theo mục tiêu doanh lợi (lợi nhuận) vì vậy có thể dẫn đến sử dụng lãng phí những nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn là khan hiếm của đất nước, rất dễ dẫn đến vi phạm pháp luật của nhà nước và tham gia vào việc làm phá hủy môi trường sinh thái, gây ô nhiễm cho bầu khí quyển. Kinh tế hàng hóa cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hình thành các tệ nạn của thị trường như hàng giả trốn lậu thuế, buôn gian bán lận và tạo tra môi trường bất chính như tham ô, tham những.
Câu 2: Phân tích đặc điểm kinh tế hàng hóa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam (chú ý không nhầm lẫn với đặc điểm kinh tế)
Nước ta đang từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội không qua phát triển tư bản chủ nghĩa vì vậy phát triển kinh tế hàng hóa ở nước ta vận hành theo xu hướng gắn với những đặc điểm cơ bản sau đây:
Nghị quyết đại hội lần 7 của đảng cộng sản việt nam chỉ rõ nền kinh tế hàng hóa ở nước ta có 4 đặc điểm sau đây:
- Nền kinh tế hàng hóa ở nước ta đang trong quá trình vận động từ một nền kinh tế mang nặng tính tự cấp tự túc sang mọt nền kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước.
Với đặc điểm này chỉ rõ nền kinh tế hàng hóa ở nước ta trong thời kỳ quá độ hiện nay là một nền kinh tế hàng hóa kém phát triển nó bắt đầu từ một xuất phát điểm hết sức thấp đó là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, kỹ thuật thủ công mang nặng tính bảo thủ trì trệ, phân công lao động xã hội chưa phát triển, thu nhập của dân cư quá thấp do đó sức mua của thị trường không cao dẫn đến tình trạng sản xuất kinh doanh trì trệ.
Cũng từ những đặc điểm này chỉ rõ cơ chế quản lý nền kinh tế của nước ta dựa trên cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp trong một thời gian dài đã làm sơ cứng các mối liên hệ kinh tế. Các quy luật kinh tế khách quan của kinh tế hàng hóa hoặc do ý chí chủ quan của nhà nước hoặc do sự kém hiểu biết nên đã bị thu hẹp phạm vi hoạt động. Thị trường là yếu tố gắn liền với kinh tế hàng hóathì bị chia cắt, một số loại hàng hóa có tính đặc biệt như tư liệu sản xuất, vật tư tiền vốn thì thông qua con đường cung ứng trực tiếp nen đã làm mất tính chất và ý nghĩa của việc sản xuất hàng hóa từ đó dẫn đến cơ chế bao cấp tràn lan làm cho nguyên tắc hạch toán mang tính hình thức không có hiệu quả.
- Nền kinh tế hàng hóa ở nước ta là một nền kinh tế nhiều thành phần
Với đặc điểm này nó chỉ rõ có cơ sở khách quan của sự tồn tại và phát triển nền kinh tế hàng hóa ở nước ta là dựa trên sự đa dạng hóa về các hình thức sở hữu đối với tư liệu sản xuất của các chủ thể.
Một nền kinh tế hàng hóa tồn tại nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường thì tất yếu sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp hết sức to lớn giúp nước ta vượt ra khỏi tình trạng thấp kém, đẩy nền kinh tế hàng hóa nước ta phát triển với trình độ ngày càng cao trong xu thế hội nhập.
Những một nền kinh tế hàng hóa do nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia cùng vì mục tiêu thu doanh lợi cùng khai thác các yếu tố đầu vào trên cùng một phạm vi lãnh thổ, cùng tiêu thụ sản phẩm ở đầu ra trên cùng một thị trường thống nhất nên tất yếu sẽ dẫn đến môi trường cạnh tranh hết sức quyết liệt.
Để khắc phục những mặt hạn chế do sự tác động của nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia sản xuất hàng hóa thì đòi hỏi nhà nước phải thực hiện tốt vai tròn quản lý kinh tế xã hội bằng pháp luật, bằng kế hoạch chính sách và các cộng cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước. Nhưng nhận thức được tính khách quan của việc tồn tại nhiều thành phần kinh tế thì cũng đòi hỏi Đảng và nhà nước cũng phải có một thái độ đúng đắn trong việc khuyến khích sự phát triển các thành phần kinh tế theo nguyên tác tự hiên và khách quan của nền kinh tế để huy động sức mạnh phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước
- Nền kinh tế hàng hóa ở nước ta là nền kinh tế hàng hóa phát triển theo hướng mở của hội nhập với bên ngoài.
ở nước ta trong quá trình phát triển nền kinh tế hàng hóa đảng và nhà nước ra đã nhận thức được rằng một nền kinh tế khép kín thường đặc trưng cho một nền kinh tế phong kiến lạc hậu, nó không khai thác được những lợi thế so sánh của chính đất nước mình cũng như các đối tác kinh tế ở bên ngoài vò vậy từ khi chuyển sang phát triển nền kinh tế hàng hóa thì ở nước ta từng bước phá vỡ quan hệ kinh tế truyền thống khép kín và thực hiện phát triển nền kinh tế theo xu hướng mở cửa, hội nhập với bên ngoài.
Từ kho nước ta bước vào thời kỳ đổi mới 1986 nhất là sau khi nước ta ban hành luật đầu tư nước ngoài ở việt nam (12/97) thì nền kinh tế nước ta đã thực hiện một chiến lược mở cửa khá toàn diện nghị quyết đại hội lần thức 7 của đảng, đảng ta đã khẳng định: Việt nam mong muốn được làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới, Việt nam thực hiện gác lại quá khứ để tiến đến tương lai, thực hiện chiến lược đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ kinh tế quốc tế nhằm thu hút nguồn vốn ngoại lực, kỹ thuật công nghệ tiên tiến, trình độ tổ chức quản lý nền sản xuất lớn của các nước đi trước và các nước có nền kinh tế phát triển phục vụ cho sự nghiệp tăng trưởng phát triển kinh tế ở nước ta.
Đến nghị quyết đại hội lần thứ 8 và 9 của đảng cộng sản việt nam đứng trước bối cảnh nền kinh tế toàn cầu, đảng ta một lần nữa lại khẳng định việt nam cần phải chủ động tham gia hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, Đại hội đảng 9 nhấn mạnh Việt nam sẵn sàng là đối tác tin cậy của các quốc gia thực hiện mục tiêu hợp tác kinh tế cùng có lợi với tất cả các quốc gia, các tổ chức kinh tế quốc tế và các chủ thể ở mọi quốc gia trên thế giới theo nguyên tắc bình đảng cùng có lợi, không can thiệp vào nội bộ của nhau.
- Nền kinh tế hàng hóa ở nước ta phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Nền kinh tế hàng hóa ở nước ta hoạt động theo sự điều tiết của cơ chế thị trường nhưng lại phát triển theo con đường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu này được thể hiện rất rõ ở bản chất và vai trò kinh tếcủa nhà nước việt nam
Nhà nước ta xét về mặt bản chất đó là nhà nước của dân, do dân và hoạt động vì hạnh phúc của nhân dân vì vậy trong quá trình quản lý và điều tiết nền kinh tế hàng hóa nhà nước phải có những công cụ và chính sách ở tầm vĩ mô để hạn chế những mặt khuyết tật của nền kinh tế hàng hóa và cơ chế thị trường, đồng thời khai thác và phát huy những mặt lợi thế tích cực của kinh tế hàng hóa và cơ chế thị trường để thúc đẩy quá trình tăng trưởng phát triển kinh tế, thực hiên các mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu cao cả là phấn đấu cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
3. Phân tích các giải pháp phát triển kinh tế hàng hóa ở nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Kinh tế hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế tiến bộ phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử và điều kiện kinh tế xã hội của việt nam. Tuy vậy muốn thúc đẩy và phát triển kinh tế hàng hóa cần phải tạo lập ra những điều kiện tiền đề và lựa chọn những giải pháp phù hợp. ở nước ta hiện nay có các giải pháp cơ bản sau đây:
- Cần đẩy mạnh quá trình đang dạng hóa sở hữu để từ đó tạo điều kiện cho sự phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
Trong giải pháp này trước hết là đối với kinh tế nhà nước đây là thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo vì vậy để kinh tế nhà nước giữ được vai trò chủ đạo trong toàn bộ nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta thì trước hết cần phải củng cố và hoàn thiện lại hệ thống kinh tế nhà nước , tiếp đó cần phải cải tiến cơ chế quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh bằng việc trước hết giải quyết tốt vấn đề sở hữu trong các doanh nghiệp nhà nước, tiếp đến giao quyền tự chủ tạo mọi điều kiện để cho các doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường.
+ Đối với kinh tế tập thể, cần thiết phải có sự tổng kết rút kinh nghiệp về những bài học của mô hình hợp tác xã và kinh tế tập thể kiểu cũ để xây dựng nên một mô hình kinh tế tập thể kiểu mới theo luật hợp tác xã ban hành năm 1997. Thực hiện việc đổi mới cả về mặt nội dung và phương thức hoạt động của thành phần kinh tế tập thể và chuyển kinh tế tập thể sang phát triển theo hướng kinh tế hàng hóa.
+ Đối với kinh tế cá thể, tiểu chủ:
Đây là thành phần kinh tế của những người sản xuất nhỏ vì vậy cần phải thông qua cơ chế chính sách để hướng dẫn thành phần kinh tế này hoạt động phát huy mặt tích cực của họ nhưng đồng thời hạn chế những mặt tiêu cực của thành phần kinh tế này.
+ Đối với thành phần kinh tế tư nhân
Đây là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân hoạt động vì mục tiêu thu lợi nhuận vì vậy nhà nước cần có chính sách khuyến khách để thành phần kinh tế này yên tâm mạnh dạn đầu tư vào nền kinh tế đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa, tiêu dùng và xuất khẩu.
+ Đối với thành phần kinh tế tư bản nhà nước, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Đây là những thành phần kinh tế có tiềm lực và thế mạnh cả về mặt kinh tế, kỹ thuật – công nghệ cũng như trình độ quản lý, do đó nhà nước cần phải có chính sách và hình thức đa dạng để thu hút nguồn vốn đầu tư của họ vào việt nam, đặc biệt trong những ngành, những lĩnh vực cần kỹ thuật công nghệ cao và nguồn vốn lớn.
- Đẩy mạnh quá trình phân công lại lao động xã hội:
Như đã biết phân công lao động xã hội là một trong những điều kiện tiền đề của sản xuất hàng hóa. Nước ta tiến hành sản xuất hàng hóa từ một xuất phát điểm thấp đó là một nền nông nghiệp lạc hậu, vì vậy lao động dã hôi ở nước ta chủ yếu tồn tại trong lĩnh vực nông nghiệp.
Muốn phát triển kinh tế hàng hóa thì ở nước ta phải thực hiện quá trình phân công lại lao động xã hội mà chủ yếu là phải thực hiện việc chuyển dịch một bộ phận lớn lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt thực hiện chiến lược công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn qua quá trình phân công lại lao động xã hội tại chỗ ở nông thôn bằng cách đưa công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ, kinh doanh dịch vụ về địa bàn nông thôn. Giải pháp phân công lại lao động xã hội gắn liền với chiến lược phát triển những ngành nghề những lĩnh vực kinh tế hàng hóa khai thác được những điều kiện nguồn lực của tất cả các vùng các địa bàn của nền kinh tế thông qua quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Phát triển đồng bộ hệ thống thị trường
Kinh tế hàng hóa gắn với thị trường như một điều kiện tất yếu khách quanvì vậy muốn phát triển kinh tế hàng hóa thì đòi hỏi phải phát triền đồng bộ cả một hệ thống thị trường có tính đa dạng mà trong đó cả hai nhóm thị trường cơ bản, đó là
+ Nhóm thị trường các yếu tố sản xuất (thị trường đầu vào của nền kinh tế). Với nhóm thị trường này bao gồm thị trường sức lao động, thị trường tư liệu sản xuất và vật tư kỹ thuật, thị trường vốn, thị trường công nghệ…
Nhóm thị trường này giữ vai trò quyết định đối với quy mô, chất lượng sản phẩm ở đầu ra của nền kinh tế hàng hóa ở việt nam. Muốn cho thị trường các yếu tố sản xuất phát triển đồng bộ và đi vào hoạt động có hiệu quả thì đòi hỏi đảng và nhà nước phải có chiến lược chính sách tạo điều kiện cả về mặt chủ trương, về mặt pháp ký để cho các thị trường trong nhóm này ra đời, tồn tại và có hiệu quả.
+ Nhóm thị trường cá sản phẩm hàng hóa dịch vụ (thị trường đầu ra):
Đây là nhóm thị trường đang dạng, phong phú và phức tạp nhất nhưng nó lại giữ vai trò quan trọng nhất trong nền kinh tế quốc dân bởi vì đây là thị trường thực hiện mực tiêu của nền kinh tế quốc dân đã đặt ra như thoả mãn được những nhu cầu của cả sản xuất và của cả tiêu dùng đời sống xã hội về các vật phẩm mà kinh tế hàng hóa đã sản xuất ra. Đồng thời cũng chính thị trường này tạo ra động lực để thức đẩy sản xuất phát triển và thúc đẩy cả tiêu dùng của xã hội ngày càng tăng lên. Nhưng để cho nhóm thị trường đầu ra có thể phát triển có hiệu quả thì cần giải quyết tốt hai vấn đều sau:
. Tăng quy mô hàng tiêu dùng và dịch vụ với chủng loại ngày càng phong phú, chất lượng tốt nhưng giá cả phải hạ.
. Phải từng bước một mặt giảm giá cả nhưng phải tạo điều kiện để đem lại doanh lợi ổn định và ngày càng cao cho các doanh nghiệp thông qua sự can thiệp của nhà nước bằng chính sách bằng công cụ trong việc điều tiết thị trường đầu vào đồng thời đảm bảo nguyên tắc tự do hóa giá cả.
- Tiếp tục đổi mới và nâng cao vai tròn quản lý và điều tiết vĩ mô của nhà nước. Nền kinh tế hàng hóa ở nước ta là một nền kinh tế hàng hóa phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa vì vậy mọi hoạt động của nền kinh tế hàng hóa đều gắn với vai tròn lãnh đạo của đảng và sự quản lý điều tiết của nhà nước.
Để cho kinh tế hàng hóa phát triển thì trong giai đoạn hiện nay đặc biệt là trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi nhà nước cần phải tiếp tục đổi mới các cơ chế chính sách và các công cụ tổ chức quản lýđiều tiết như chính sách tài chính, tiền tệ, phân phối và đặc biệt là quan hệ kinh tế quốc tế giúp cho các doanh nghiệp các tổ chức kinh tế hàng hóa phát huy được những lợi thế tuyệt đối của mình, khai thác được những lợi thế so sánh của các đối tác trong và ngoài nước. Mặc dù vậy vai trò và quản lý của nhà nước luôn phải bám vào mục tiêu định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tiến hành quá trình cải cách nền hành chính quốc gia.
Muốn cho nền kinh tế hàng hóa hoạt động có hiệu quả, phù hợp với xu hướng chung của khu vực và thế giới thì đòi hỏi phải tiến hành quản lý theo pháp luật. Vì vậy ở nước ta cần phải hình thành đồng bộ hệ thống pháp luật, các văn bản dưới luật phải phù hợp với điều kiện của việt nam và thông luật quốc tế. Muốn vậy đòi hỏi nhà nước phải thúc đẩy quá trình cải cách nền hành chính quốc gia để tạo ra bộ máy cải cách nền hành chính quốc gia để tại ra bộ máy có năng lực điều hành, có đội ngũ công chức giỏi phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế hàng hóa của việt nam theo cơ chế thị trường.
Chương XV: Kinh tế nông thông trong thời kỳ quá độ phát triển chủ nghĩa xã hội ở việt nam.
1. Thế nào là kinh tế nông thôn? phân tích vai tròn của kinh tế nông thông trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam.
* Bản chất của kinh tế nông thông:
Kinh tế nông thôn là một phức hợp những nhân tố cấu thành lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong nông lâm ngư nghiệp cùng với các ngành thủ công nghiệp truyền thống, các ngành thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến và phục vụ nông nghiệp, các ngành thương nghiệp và dịch vụ… Tất cả có quan hệ hữu cơ với nhau trong kinh tế vùng và lãnh thổ và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Như vậy nội dung của kinh tế nông thôn có phạm vi rộng hơn kinh tế nông nghiệp truyền thống trước đây (nông – lâm – ngư nghiệp)
Với đặc điểm đó thì kinh tế nông thônlà một cơ cấu kinh tế nhiều thành phần bởi vì ở kinh tế nông thôn có cả kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, cá thể, tiểu chủ… đồng thời trong kinh té nông thôn cũng bao gồm một cơ cấu giai cấp và xã hội rất đa dạng
* Vai trò của kinh tế nông thôn:
- Phát triển kinh tế nông thôn góp phần tạo ra những điều kiện tiền đề quan trọng không thể thiếu đảm bảo thắng lợi cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Phát triển kinh tế nông thôn sẽ thực hiện được mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại chỗ.
- Phát triển kinh tế nông thông sẽ tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự phát triển văn hóa nông thôn phù hợp với nhu cầu phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân và xu thế thế giới.
- Kinh tế nông thôn gắn liền với phát triển xã hội, văn hóa chính trị và kiến trúc thượng tầng ở nông thôn theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
(ngân hàng không phải học?)
31-03-03
Chương XVI: phân phối trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam.
1. Thế nào là quan hệ phân phối? Vì sao nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội lại tồn tại nhiều hình thức phân phối
* Bản chất của quan hệ phân phối:
Phân phối là một trong 4 khâu của quá trình tái sản xuất xã hội: sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng. Phân phối nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng vì vậy nó kích thích sản xuất và kích thích tiêu dùng không ngừng phát triển. Trong quá trình tái sản xuất xã hội nếu khâu phân phối bị trục trặc hoặc tắc nghẽn thì tất cả quá trình sản xuất xã hội bị ngừng trệ. Đồng thời quan hệ phân phối lại là mối quan hệ kinh tế giữa con người với con người, giữa giai cấp này với giai cấp khác trong quá trình phân phối sản phẩm mà nền kinh tế đã tạo ra.
Theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác Lên Nin thì quan hệ phân phối là một trong 3 mặt của quan hệ sản xuất xã hội đó là:
+ quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất
+ Quan hệ tổ chức và quản lý quá trình sản xuất
+ Quan hệ phân phối.
Các Mác khẳng định rằng tính chất và hình thức ủa quan hệ phân phối là do quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất quyết định bởi vì ai nắm tư liệu sản xuất thì người đó sẽ chi phối và quyết định những mặt còn lại của quá trình sản xuất.
Quan hệ phân phối là một phạm trù kinh tế có nội dung lớn nó có nghĩa rộng, đó là phân phối toàn bộ của cải xã hôi cho các nhu cầu cả sản xuất và tiêu dùng. Còn theo nghĩa hẹp phân phối mà chúng tư nghiên cứu ở đây là việc phân phố vật phẩm tiêu dùng cho các nhu cầu của chính bản thân người lao động.
Vì vậy việc phân phối vật phẩm tiêu dùng, kết quả của kinh tế, cho nhu cầu cá nhân người lao động đòi hỏi phải tuân theo một quy luật mang tính khách quan.
Các mác đã đưa ra quy luật phân phối và chỉ rõ toàn bộ tổng sản phẩm xã hội hay của cải vật chất mà một quốc gia đã sản xuất ra trong năm (GDP hoặc GNP) trước khi đem phân phối cho nhu cầu tiêu dùng thì đòi hỏi phải kháu trừ một bộ phận để hình thành ra 3 quỹ lớn, đó là quỹ mở rộng sản xuất, quỹ dự phòng để phòng những biến cố như thiên tai địch hoạ diễn ra đối với nền kinh tế, phần còn lại trước khi đem tiêu dùng lại phải khấu trừ một bộ phận cho những chi phí quản lý nhà nước, chi phí quốc phòng anh ninh, chi phí giáo dục đào tạo, chi phí văn hóa xã hội, chi phí y tế – bảo hiểm.. phần cuối cùng còn lại mới đem phân phối cho nhu cầu tiêu dùng của người lao động thông qua các hình thức cụ thể. Như vậy toàn bộ tổng sản phẩm xã hội bao gồm cả việc phân phối cho sản xuất đồng thời bao gồm cả việc phân phối cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
ở nước ta trong thời kỳ quá độ hiện nay tồn tạo ba hình thức phân phối cơ bản vật phẩm tiêu dùng cho người lao động đó là: phân phối theo lao động, phân phối theo tài sản và phân phối thông qua phúc lợi xã hội
Sở dĩ ở nước ta trong thời kỳ quá đọ nên kinh tế lại tồn tại nhiều hình thức vì trong thời kỳ quá độ ở nước ta còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất vì vậy dẫn đến tồn tại trong nền kinh tế nước ta nhiều thành phần kinh tế, mỗi 1 thành phần kinh tế có một hình thức hoặc nguyên tắc phân phối đặc trưng:
- Đối với các thành phần inh tế dựa trên chế độ sở hữu công hữu tư liệu sản xuất thì hình thức phân phối theo lao động là hình thức cơ bản và phù hợp nhất
- Còn các thành phân kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân cá thể hoặc sở hữu hỗn hợp thì phân phối theo tài sản và vốn đóng góp là hình thức phân phố thích hợp nhất.
- Còng hình thức phân phối thông qua quỹ phúc lợi xã hội được áp dụng cho tất cả mọi thành phần kinh tế và cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân bởi vì đây là hình thức phân phối phản ánh thính chất ưu việt của chế độ xã hội.
2. Thế nào là phân phối theo lao động? Phân tích tác dụng của phân phối theo lao động để khẳng định phân phối theo lao động là hình thức thích hợp nhất đối với các thành phần kinh tế dựa trên sở hữu công hữu tư liệu sản xuất.
* Bản chất của hình thức phân phối theo lao động:
Phân phối theo lao động là hình thức hoặc nguyên tắc cơ bản được sử dụng trong các doanh nghiệp, xí nghiệp mà tư liệu sản xuất là thuộc sở hữu nhà nước. Phân phối theo lao động là lấy lao động làm thước đo dựa trên số lượng lao động đóng góp hoặc chất lượng lao động đóng góp để quyết định tỷ lệ hưởng thụ của mỗi một chủ thể đối với toàn bộ sản phẩm xã hội đã được tạo ra. Phân phối theo lao động phải tôn trọng nguyên tắc trả công ngang nhau cho những lao động giống nhau. Trả công khác nhau cho những lao động khác nhau. Không phân biệt tuổi tác, giới tính, màu da hoặc sắc tộc. Thực hiện làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng.
(CH khác?: phân tích hình thức phân phối cơ bản nhất được áp dụng đối với các doanh nghiệp nhà nước)
Sở dĩ ở nước ta trong thời kỳ quá độ nguyên tắc phân phối theo lao động được áp dụng chủ yếu trong cá doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước bởi vì
- ở nước ta trong thời kỳ quá độ nền kinh tế còn đang ở trạng thái kém phát triển, sản phẩm xã hội tạo ra còn thấp chưa đủ để thoả mãn nguyên tắc phân phối theo nhu cầu.
- ở nước ta lao động chưa phải là niềm vui, niềm hạnh phúc của con người mà nó còn đang là kế sinh nhai kiếm sống vì vậy luôn tồn tạitrong xã hội và mỗi một con người một quan điểm muốn làm ít nhưng được hưởng nhiều tìm việc nhẹ tránh việc nặng và đôi khi không làm nhưng muốn được hưởng vì vậy chỉ có phân phối theo lao động mới góp phần giáo dục ý thức và nâng cao kỷ luật lao động.
- ở nước ta trong thời kỳ quá độ hiện nay còn có sự khác biệt giữa các loại lao động như lao động giản đơn, lao động phức tạp hoặc giữa lao động chân tay với lao động trí óc… do vậy mà cũng một đơn vị thời gian lao động như nhau thì mỗi loại lao động khác nhau sẽ tạo ra cho xã hội và nền kinh tế một lượng giá trị hoặc số lượng sản phẩm không giống nhau. Vì vậy chỉ có phân phối theo lao động mới kích thích được người lao động vươn lên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để qua đó nâng cao năng suất lao động xã hội, giảm giá thành sản phẩm và đem lại lợi ích cho xã hội và cho mỗi một con người
- ở nước ta trong thời kỳ quá độ các thành phân kinh tế dựa trên chế độ công hữu hoặc sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất thì toàn bộ mọi người lao động đều bình đẳng với nhau về quyền lợi trong việc sở hữu đối với những tư liệu sản xuất mà toàn dân hoặc nhà nước là chủ sở hữu. Vì vậy chỉ có phân phối theo lao động cắn cứ vào số lượng và chất lượng lao động của mỗi một người mới đánh giá đúng và chính xác sự đóng góp của họ vào quá trình sản xuất xã hội.
Từ những phân tích trên có thể khẳng định phân phối theo lao động là nguyên tắc là hình thức thích hợp nhất đói với các doanh nghiệp, xí nghiệp thuộc sở hữu nhà nước.
Tuy vậy để thực hiện nguyên tắc phân phối này cần chống 2 quan niệm sai lầm trong phân phối theo lao động:
+ Chủ nghĩa bình quân tiểu tư sản trong phân phối bởi vì quan điểm này sẽ thủ tiêu đi mọi động lực của người lao động và không tạo điều kiện để giáo dục ý thức và kỷ luật của người lao động.
+ Chống quan điểm mở rộng quá lớn khoảng cách giữa các bậc lương, thang lương và chế độ ưu đãi trong phân phối bởi vì quan điểm này sẽ hình thành ra mâu thuẫn giữa những người lao động
3. Thế nào là phân phối theo tà sản và vốn đóng góp, vì sao ở nước ta trong thời ký quá độ lên chủ nghĩa xã hội lại cần thiết phải áp dụng hình thức phân phối này.
Nền kinh tế nước ta đang trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội vì vậy cơ cấu của nềnkinh tế bao gồm nhiều thành phần, mỗi thành phần được hình thành dựa trên một quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất.
Một trong những đặc điểm nổi bật của nước ta trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là hết sức khó khăn về các yếu tố nguồn lực đặc biệt là vốn sản xuất. Vì vậy để có thể huy động được tổng lực các nguồn vốn ở trong nước (vốn nội lực, và các nguồn vốn từ bên ngoài (vốn ngoại lực) thì đòi hỏi phải phát triển nền kinh tế đa thành phần. Nhà nước cần có chiến lược và chính sách kinh tế để tạo ra sức mạnh tổng hợp giữa các thành phần kinh tế vì vậy ngay từ nghị quyết đại hội đảng 6 đến đại hội đảng 9 hiện nay đảng ta luôn luôn duy trì quan điểm nhất quán là tạo điều kiện để cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia một cách bình đảng vào quá trình sản xuất kinh doanh.
Đối với các thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân, sở hữu cá thể tiểu chủ hoặc dựa trên chế độ sở hữu hỗn hợp về tư liệu sản xuất nhà nước đảm bảo tạo điều kiện cho phát triển và thừa nhận kết quả thông qua hình thứcphân phối căn cứ và vốn và tài sản vào quá trình sản xuất dưới các hình thức như lợi nhuận, lợi tức và địa tô.
4. Vì sao ở nước ta phân phối theo lao động là hình thức và nguyên tắc phân phối mang tính phổ biến và thích hợp nhất nhưng lại cần có hình thức phân phối bổ trợ thông qua quỹ phúc lợi xã hội
ở nước ta mặc dù phân phối theo lao động được xác định là nguyên tắc và hình thức phân phối cơ bản nhưng lại cần phải có sự phân phối bổ trợ thông qua quỹ phúc lợi xã hội do đóbắt nguồn từ 2 lý do
+ ở nước ta hiện nay không phải tất cả mọi người đều có sức lao động như nhau để tham gia vào quá trình sản xuất và nhận được một khoản thu nhập tư số lượng hoặc chất lượng lao động của mình. Trong thực tế ở nước ta còn không ít những người không có điều kiện hoặc khả năng lao động như những người già cả, cô đơn, trẻ em mồ côi, các gia đình chính sách, thương binh, bệnh binh… tát cả những đối tượng này đều là công dân việt nam để sống họ cần phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt tối thiểu nhất định nhưng vì không có sức lao động hoặc không có điều kiện lao đọng nên họ không có thu nhập đó. Vì vậy đòi hỏi nhà nước và xã hội phải có một hình thức phân phối bổ trợ giúp đỡ họ dưới hình thức trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp khó khăn, trợ cấp chính sách, trợ cấp thương tật hoặc những khoản trọ cấp xã hội khác.
+ Trong thời kỳ quá đọ hiện nay ở nước ta vì nền kinh tế còn ở trình độ kém phát triển vì vậy thu nhập bản thân những người có sức lao động cũng còn đang ở mức rất hạn chế không đủ để đáp ứng những nhu cầu về học hành, chữa bệnh, hưởng thụ các điều kiện văn hoá nghệ thuật… vì vậy cũng đòi hỏi nhà nước phải có một hình thức phân phối bổ sung thông qua các quỹ phúc lợi xã hội như quỹ hỗ trợ giáo dục đào tạo, quỹ hỗ trợ văn hoá nghệ thuật, quỹ bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ..
CHƯƠNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
HỌC 3 NGUYÊN TẮC, VÌ SAO PHẢI MỔ RỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
CHƯƠNG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG CÓ SỰ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
1. Vì sao trong quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta cần chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
Nước ta trong một thời gian rất dài nền kinh tế hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp. Cơ chế này được vận dụng trong một thời gian quá dài vì vậy nó đã bộc lộ những mặt khuyết tật và trở thành kìm hãm phát triển nền kinh tế quốc dân.
Cơ chế kế hoạch hoá tập trung có những đặc điểm sau:
- Nhà nước tiến hành quản lý nền kinh tế thông qua một hệ thống các mệnh lệnh mang tính hành chính được phát ra từ một trung tâm đó là uỷ ban kế hoạch nhà nước với một hệ thống các chỉ tiêu mang tính pháp lệnh, áp đặt từ trung ương đến các đơn vị cơ sở.
- Các cơ quan hành chính kinh tế của nhà nước có thể can thiệp rất sâu vào hoạt động của các doanh nghiệp bằng việc ra các mệnh lệnh, các chỉ thị, nhưng lại hoàn toàn không chịu trách nhiệm vật chất về các quy định của mình.
- Nhà nước bỏ qua những quan hệ hàng hoá tiền tệ và quan hệ hiệu quả kinh tế. Nhà nước quản lý nền kinh tế thông qua kế hoạch hoá bằng chế độ cấp phát và giao nộp. Quan hệ hiện vật là chủ yếu, quan hệ hạch toán kinh tế chỉ mang tính hình thức. Nhà nước tiến hành bao cấp một cách tràn lan như bao cấp về vốn, vật tư, giá cả, tiền lương… và cả bao cấp trong việc tiêu thụ sản phẩm.
- Bộ máy của nhà nước và các cơ quan quản lý kinh tế rất cồng kềnh, có nhiều cấp trung gian, hoạt động kém năng động từ đó đẻ ra một đội ngũ cán bộ công chức vừa kém năng lực chuyên môn và năng lực quản lý nhưng phong cách thì quan liêu và của quyền. Từ những đặc trưng như đã phân tích của cơ chế kế hoạch hoá tập trung đã đẻ ra tệ nạn quan liêu và tình trạng bao cấp tràn lan trong nền kinh tế dẫn đến nền kinh tế hoạt động không có hiệu quả và cơ chế này tích góp những mặt tiêu cực trở thành lực cản đối với quá trình phát triển nền kinh tế.
Từ khi nước ta bước sang thời kỳ đổi mới (1986) ngay trong nghị quyết đại hội đảng 6 và 7 đảng ta đã khẳng định: tiếp tục xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hình thành đồng bộ và vận hành có hiệu quả cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
THực tiễn của 17 năm đổi mới ở nước ta ngày càng khẳng định tính đúng đắn của những quyết định mang tính chiến lược của đảng và nhà nước trong thời kỳ đổi mới.
Nghị quyết đại hội đảng 8 và đảng 9 nhất quán quan điểm đổi mới kinh tế và nhấn mạnh: tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế với mục tiêu xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hình thành đồng bộ cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
2. Cơ chế thị trường là gì? phân tích những ưu và khuyết tật của cơ chế thị trường.
* Bản chất cơ chế thị trường:
Cơ chế thị trường xét về mặt bản chất đó là cơ chế tự điều tiết nền kinh tế thông qua sự tác động của các quy luật, các phạm trù kinh tế khách quan
Cho đến ngày nay tất cả mọi quốc gia, mọi trường phái kinh tế đều thừa nhận rằng cơ chế thị trường là cơ chế thích hợp nhất đối với nền kinh tế hàng hoá và nền kinh tế thị trường.
Nước ta trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nền kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc và nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá. Vì vậy việc chuyển nền kinh tế nước ta sang vận hành theo cơ chế thị trường vừa hợp tính quy luật đồng thời phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội ở nước ta.
Cơ chế thị trường hoạt dộng thông qua sự tác động của cung và cầu củng như sự tác động thuộc các quy luật kinh tế vốn có thuộc thị trường như quy luật như quy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật luật cung cầu và môi trường cạnh tranh tự do. Vì vậy cơ chế thị trường có những ưu và khuyết tật sau đây:
- Ưu thế:
+ Cơ chế thị trường là cơ chế lấy lợi nhuận làm mục đích cạnh tranh là môi trường hoạt động vì vậy nó đã thúc đẩy (kích thích) tính năng động sáng tạo của các chủ thể kinh tế trong việc sử dụng một cách tối ưu các nguồn lực vốn là khan hiếm để sản xuất ra tối đa khói lượng sản phẩm cho phép đáp ứng một cách nhanh nhất nhiều nhất và đa dạng nhất mọi nhu cầu của cả sản xuất và của cả tiêu dùng xã hội.
+ Cơ chế thị trường sẽ ra những quyết định sản xuất và kinh doanh năng động và mền dẻo thích nghi nhanh với những biến động của nền kinh tế vì vậy nó đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất
+ Cơ chế thị trường góp phần điều tiết nguồn lực giữa các lĩnh vực giữa các ngành một cách năng động sáng tạo vì vậy nó huy động được sức mạnh của toàn bộ nền kinh tế quốc dân phục vụ cho quá trình tăng trưởng phát triển nền kinh tế bền vững và thực hiện được những mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
+ Cơ chế thị trường tồn tại trong môi trường cạnh tranh vì vậy nó đã thúc đẩy các chủ thể kinh tế vươn lên cải tiến kỹ thuật công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm đem lại lợi ích cho người tiêu dùng và hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.
Khuyết tật:
+ Cơ chế thị trường vì chạy theo mục tiêu lợi nhuận nên dẫn đếncác chủ thể kinh tế sử dụng lãnh phí nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn là khan hiếm của nền kinh tế, gây ra tình trạng ô nhiễm cũng như các tệ nạn xã hội khác.
+ Cơ chế thị trường cũng tất yếu để ra các tệ nạn của thị trường như tình trạng buôn gian bán lận, trốn lậu thuế, hàng thật, hàng giả … và đặc biệt là tình trạng quốc nạn tham nhũng.
+ Cơ chế thị trường cũng tất yếu sẽ dẫn đến phân hoá người lao động trở thành kẻ giàu người nghèo và tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội.
3. Phân tích vai trò kinh tế của nhà nước việt nam xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
Trong lịch sử bất kỳ nhà nước nào cũng có vai trò nhất định đối với nền kinh tế. Vai trò của nhà nước đối với nền kinh tế được thể hiện thông qua các chức năng kinh tế của nhà nước đó là:
- Nhà nước đảm bảo sự ổn định chính trị xã hội và thiết lập các khôn khổ pháp luật để tạo ra những điều kiện cần thiết cho hoạt động kinh tế.
- Nhà nước cần phải điều tiết kinh tế để tạo ra sự phát triển ổn định tránh được tình trạng thăng trầm và khủng hoảng của nền kinh tế, hạn chế và chống tình trạng lạp phát, thất nghiệp.
- nhà nước cần có chiến lược và chính sách kinh tế vĩ mô để đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả.
- Để đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả thì nhà nước phải đảm nhận việc sản xuất ra các hàng hoá công cộng phải xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và phải thiết lập ra sự công bằng trong toàn bộ nền kinh tế.
Đối với nước ta trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì vai trò kinh tế của nhà nước việt nam cũng được thể hiện ở những chức năng quản lý vĩ mô sau đây:
+ Nhà nước phải tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế như đảm bảo sự ổn định chính trị xã hội, phải thiết lập ra hệ thống khuôn khổ pháp luật thống nhất, phải có một hệ thống các chính sách kinh tế vĩ mô nhất quán
+ Nhà nước phải định hướng cho sự phát triển mà nhà nước phảitrực tiếp đầu tư vào một số ngành một số lĩnh vực kinh tế then chốt để tạo ra sức mạnh kinh tế cho nhà nước và để thực hiện được việc dẫn dắt các thành phần kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Nhà nước phải xây dựng hệ thống kết cấu kinh tế – xã hội đảm bảo mọi điều kiện để cho tất cả các thành phần kinh tế phát triển.
+ Nhà nước phải tiến hành quản lý những tài sản công, thực hiện kiểm kê kiểm soát để sử dụng có hiệu quả tránh lãng phí tham ô và thất thoát tài sản quốc gia.
+ Nhà nước phải có chiến lược để sửa chữa những khuyết tật mà cơ chế thị trường đã sinh ra tao ra sự công bằng xã hội.
4. Thế nào là quan hệ tài chính? Phân tích các chức năng cơ bản của tài chính, trình bày phương hướng đổi mới hoạt động tài chính ở nước ta trong giai đoạn quá độ hiện nay.
* Bản chất quan hệ tài chính:
Trong nền kinh tế quá trình sản xuất luôn luôn tiếp diễn qua 4 khâu là sản xuất trao đổi tiêu dùng. Quá trình phân phối bao gồm cả phân phối các yếu tố vật chất và yếu tố tài chính. Các quan hệ phân phối nếu được thực hiện dưới hình thức quan hệ tiền tệ thì gọi là quan hệ tài chính.
Như vậy quan hệ tài chính là một quan hệ kinh tế rất phức tạp nó đan xen nhau chằng chịt nhưng không rối loạn và mâu thuẫn, nó có điểm xuất phát và điểm hồi quy.
Từ đó có thể đi đến kết luận: tài chính là một hệ thống các quan hệ kinh tế nhất định biểu hiện dưới hình thức tiền tệ, phát sinh trong quá trình phân phối để hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm phát triển sản xuất và nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân.
Khi ngược về bản chất của quan hệ tài chính cần chú ý:
+ Trước hết tài chính không phải là bản thân tiền tệ mà là những quan hệ kinh tế biểu hiện thông qua các hình thức tiền tệ
+ Tài chính không phải là tất cả các quan hệ kinh tế mà chỉ là những quan hệ kinh tế xuất hiện trong quá trình phân phối để hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ
+ Quan hệ tài chính là quan hệ phân phối nhưng không phải là tất cả các quan hệ phân phối mà chỉ là những quan hệ phân phối được biểu thị thông qua tiền tệ.
* Các chức năng của tài chính
Tài chính của mọi quốc gia đều thể hiện thông qua hai chức năng:
- Chức năng phân phối: với chức năng này được thể hiện thông qua 2 giai đoạn là phân phối lần đầu, diễn ra giữa người lao động, doanh nghiệp, nhà nước trong quá trình sản xuất và kết thúc phân phối lần đầu sẽ hình thành ra quỹ tiền lương hoặc thu nhập của người lao động, quỹ doanh thu hay lợi nhuận của doanh nghiệp, ngân sách nhà nước.
Kết thúc qúa trình phân phối lần đầu diễn ra quá trình phân phối lại trong lĩnh vực sản xuất vật chất và trong lĩnh vực phi sản xuất vật chất và được thể hiện thông qua ngân sách nhà nước, các tổ chức tài chính trung gian và thông qua thị trường.
- Chức năng giám đốc (kiểm soát):
Mọi quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhìn chung đều được biểu thị thông qua tiền tệ vì vậy tất cả những hoạt động này đều được kiểm tra kiểm soát nhằm tránh những thất thoát và sử dụng không có hiệu quả nguồn tài chính.
* Đổi mới hoạt động tài chính:
ở nước ta trong một thời gian rất dài nền kinh tế vận hành theo co chế kế hoạch hóa tập trung vì vậy cơ chế hoạt động của tài chính được thực hiện thông qua con đường cấp phát từ ngân sách của nhà nước không gắn với điều kiện trách nhiệm vật chất (tiền lãi) và thời hạn hoàn trả vốn. Vì vậy nền tài chính nước ta lâm vào tình trạng hoạt động kém hiệu quả, ngân sách nhà nước luôn luôn trong tình trạng thâm hụt.
Từ khi nước ta bước vào thời kỳ đổi mới đến nay có chế hoạt động tài chính được đổi mới theo hướng xoá bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, xoá bỏ việc cấp phát từ ngân sách không gắn với điều kiện vật chất và thời gian hoàn trả, chuyển sang hình thành thị trường tài chính gắn với những điều kiện trách nhiệm vật chất và thời gian hoàn trả vốn vay. Nhà nước thực hiện giao quyền tự chủ cho tất cả các doanh nghiệp và tiến hành hạch toán độc lập, lấy mục tiêu hiệu quả làm thước đo.
5. Thế nào là quan hệ tín dụng? Trình bày hệ thống tín dụng ở nước ta và phương hướng đổi mới hoạt động tín dụng trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
* Bản chất của quan hệ tín dụng:
Quan hệ tín dụng là một quan hệ kinh tế gắn liền với nền kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế hàng hóa luôn luôn xuất hiện tình trạng tạm thời thừa vốn hoặc tạm thời thiếu vốn ở các chủ thể. Để điều hòa nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh thì tất yếu sẽ nảy sinh quan hệ tín dụng vay mượn lẫn nhau.
Vì vậy có thể đi đến kết luận: tín dụng là quan hệ kinh tế dưới hình thức quan hệ tiền tệ, mà người chủ sở hữu tiền tệ cho người khác vay trong một thời gian nhất định nhằm mục đích thu được khoản tiền lời dưới hình thức lợi tức.
Quan hệ tín dụng có thể tồn tại dưới hình thức tín dụng ngân hàng (vay mượn tiền tệ) hoặc tín dụng thương mại (mau bán chịu hàng hóa).
Việc phát triển quan hệ tín dụng có một tác dụng hết sức to lớn đối với nền kinh tế, nó góp phần điều hòa quan hệ cung cầu về vốn, đem lại lợi ích cho những chủ sở hữu tiền tệ.
* Chức năng: quan hệ tín dụng cũng có hai chức năng kinh tế cơ bản là chức năng phân phối và chức năng giám đốc.
- Với chức năng phân phối chỉ diễn ra ở giai đoạn phân phối lại giữa các doanh nghiệp, người lao động, các tổ chức kinh tế và nhà nước… thực hiện chức năng phân phối thì tín dụng góp phần điều hòa quan hệ cung cầu về vốn trong toàn bộ nền kinh tế.
- Chức năng giám đốc:
Mọi hoạt động trong quan hệ tín dụng đều được thể hiện trên sở sách chứng từ vì vậy đòi hỏi phải có chức năng giám đốc kiểm tra, kiểm soát để hoạt động tín dụng chấp hành đúng những quy định của hệ thống tài chính quốc gia.
* Đổi mới: Hệ thống tín dụng ở nước ta hiện nay bao gồm từ trung ương xuống đến các đơn vị cơ sở, đố là tín dụng nhà nước tồn tại dưới hình thức nhà nước phát hành các tín phiếu, trái phiếu của chính phủ để huy động vốn trong toàn bộ nền kinh tế phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước
+ Tín dụng các tổ chức tài chính trung gian (hệ thống ngân hàng…) hình thức này nhằm huy động và điều hòa vốn trong xã hội thực hiện kinh doanh tiền tệ.
+ Tín dụng hợp tác xã (tín dụng nhân dân)
Hình thức này nhằm hoạt động điều hòa các nguồn vốn tại chỗ phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội ở mọi vùng, miền của đất nước.
+ Tín dụng quốc tế: đây là hình thức tín dụng hết sức quan trọng đối với nền kinh tế nước ta trong thời kỳ quá độ nhằm huy động và hút các nguồn vốn từ các đối tác bên ngoài vào việt nam nhằm khác phục sự thiếu hụt nguồn lực của nền kinh tế đồng thời bao hàm cả việc đầu tư vốn của việt nam ra thị trường nước ngoài nhằm đạt được mục đích hiệu quả cao hơn.
Phương hướng đổi mới hoạt động tín dụng ở nước ta hiện nay tập trung vào mục tiêu huy động tổng lực tất cả các nguồn vốn tài chính cũng như nguồn vốn hiện vật để thực hiện các mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa để đạt được mục tiêu đó phải triệt để xoá bỏ cơ chế bao cấp trong tín dụng trước đây, khẩn trương thu hồi những nguồn vốn nhà nước đã cho vay, chuyển tín dụng sang kinh doanh theo cơ chế thị trường.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro