Chuong 3
Câu 1: Phân tích "hàng hóa sức lao động"
-Khái niệm: Sức lao động là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của cơ thể sống, vận dụng nó khi tiến hành sản xuất một giá trị sử dụng nào đó
-Hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa
+Người lao động tự do về thân thể, sở hữu sức lao động và bán sức lao động của mình trong một thời gian nhất định
+Người lao động không có đủ tư liệu sản xuất kết hợp với sức lao động để sản xuất ra hàng hóa, nên họ phải bán sức lao động
-Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động
1-Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động
+Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của người mua
+Giá trị sức lao động của hàng hóa thể hiện ở quá trình tiêu dùng, tức là quá trình sản xuất ra hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó
+Trong quá trình lao động, sức lao động tạo ra lượng giá trị mới nhiều hơn giá trị bản thân nó, phần giá trị dôi lên gọi là giá trị thặng dư. Đây là đặc điểm riêng có của giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động
2-Giá trị của hàng hóa sức lao động
+Giá trị của hàng hóa sức lao động do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động quyết định
+Sức lao động tồn tại như năng lực của con người sống, muốn sản xuất và tái sản xuất năng lực ấy người lao động phải tiêu hao một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định
+Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động cũng chính là thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất tư liệu sinh hoạt
+Giá trị của hàng hóa sức lao động được hợp thành bởi các bộ phận sau
· Phí hao tổn để tạo thành sức lao động
· Giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động
· Giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi người lao động và gia đình họ
+Giá trị của hàng hóa sức lao động bao gồm cả yếu tố tinh thần, lịch sử và trình độ văn minh của quốc gia
-Hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt vì
+Đặc điểm trong quan hệ mua bán:
· Chỉ bán quyền sử dụng chứ không bán quyền sở hữu và bán trong một thời gian nhất định
· Mua bán chịu: GTSD thực hiện trước (phải làm việc trước), GT thực hiện sau (trả lương sau)
· Một chiều: người bán là công nhân, người mua là nhà tư bản không có chiều ngược lại
+Điểm đặc biệt trong hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động so với hàng hóa thông thường:
· Giá tri của hàng hóa sức lao động:
Ø cũng do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra nó quyết định.
Ø Giá trị sức lao động được quy về giá trị của toàn bộ các tư liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động, để duy trì đời sống của công nhân làm thuê và gia đình họ.
Ø Giá trị hàng hoá sức lao động bao hàm cả yếu tố tinh thần, lịch sử và trình độ văn minh của từng quốc gia
· Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động:
Ø Thể hiện ở quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động để sản xuất ra một hàng hoá, một dịch vụ nào đó.
Ø Trong quá trình lao động, sức lao động tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó; phần giá trị dôi ra so với giá trị sức lao động là giá trị thặng dư. Đó chính là đặc điểm riêng có của giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động so với hàng hoá thông thường.
-Ý nghĩa:
+ Hiểu rõ bản chất của giá trị thặng dư được tạo ra là bóc lột sức lao động không công của người lao động.
+ Đối với nền kinh tế: Để thúc đẩy sản xuất phát triển, cần đáp ứng nhu cầu của người lao động cả về vật chất và tinh thần, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng kĩ năng nghiệp vụ người lao động. Để tăng lợi nhuận, các nhà sản xuất cần thúc đẩy tăng năng suất lao động xã hội, giảm thời gian hao phí cần thiết để sản xuất tư liệu sinh hoạt từ đó giảm giá trị hàng hóa sức lao động
Câu 2: Phân tích ba phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
1. Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
- Giá trị thặng dư tuyệt đối thu được do kéo dài ngày lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không đổi.
- Để có nhiều giá trị thặng dư, người mua hàng hóa sức lao động phải tìm mọi cách kéo dài ngày lao động và tăng cường độ lao động.
- Ngày lao động chịu giới hạn về mặt sinh lí (công nhân phải có thời gian ăn, ngủ, giải trí) nên không thể kéo dài ngày tự nhiên, còn cường độ lao động cũng không thể tăng vô hạn quá sức chịu đựng con người. Hơn nữa công nhân kiên quyết đầu tranh đòi rút ngắn ngày lao động.
2. Sản xuất giá trị thặng dư tương đối
- Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu, từ đó kéo dài thời gian lao động thặng dư trong khi độ dài ngày lao động không đổi thậm trí rút ngắn.
- Thời gian lao động tất yếu được đo bằng thời gian tạo ra và tái sản xuất giá trị sức lao động của người công nhân, chính là thời gian tạo ra các tư liệu sinh hoạt để sản xuất và tái sản xuất sức lao động.
- Để rút ngắn thời gian lao động tất yếu thì phải giảm giá trị sức lao động tức là phải giảm gía trị các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ để tái sản xuất ra sức lao động, do đó phải tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất ra tư liệu sinh hoạt và các ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất để chế tạo ra tư liệu sinh hoạt đó.
3. Giá trị thặng dư siêu ngạch.
- Những xí nghiệp có năng xuất lao động cao sẽ có giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội khi sản xuất cũng một loại hàng hóa. Phần chênh lệnh đó gọi là giá trị thặng dư siêu ngạch.
-Giá trị thặng dư siêu ngạch chỉ là hiện tượng tạm thời, vì các xí nghiệp đều cố hết sức chạy đua tăng năng suất lao động, kĩ thuật mới đã được áp dụng phổ biến, thời gian lao động cần thiết giảm. Tuy nhiên, xét trong toàn xã hội tư bản thì giá trị thặng dư siêu ngạch lại là một hiện tượng thường xuyên bởi GTTD siêu ngạch mất đi ở xí nghiệp này lại xuất hiện ở xí nghiệp khác có máy móc hiện đại hơn.
- GTTD tương đối và siêu ngạch đều có cơ sở giống nhau là dựa trên cơ sở tăng năng xuất lao động, nhưng khác nhau là giá trị thặng dư tương đối dựa trên tăng NSLĐ xã hội, còn GTTD siêu ngạch dựa trên NSLĐ cá biệt.
- GTTD siêu ngạch là động lực trực tiếp để các nhà tư bản cải tiến kĩ thuật, tăng năng xuất lao động.
Câu 3: So sánh tuyệt đối với tương đối, tương đối với siêu ngạch
1-So sánh PPSX giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối
Tiêu chí so sánh
PPSX m tuyệt đối
PPSX m tương đối
Độ dài ngày lđ
Kéo dài
Giữ nguyên
TGLDTY
Giữ nguyên
Rút ngắn
Giá trị SLĐ
Giữ nguyên
Rút ngắn
Biện pháp
Tăng cường độ lao động
Kéo dài thời gian làm việc
Tăng năng suất lao động xã hội
2-So sánh PPSX giá trị thặng dư tương đối và siêu ngạch
Tiêu chí so sánh
PPSX m tương đối
PPSX m siêu ngạch
Kết quả
Do tăng NSLĐ xã hội
Do tăng NSLĐ cá biệt
Giai cấp thu m
Toàn bộ các nhà TB thu
Từng nhà TB thu
Mối quan hệ
MQH giữa CN và TB
MQH giữa CN và TB
Giữa TB và TB
-Ý nghĩa đối với xã hội
+Nếu gạt bỏ mục đích và tính chất tư bản chủ nghĩa thì hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư nói trên, nhất là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối có tác dụng mạnh mẽ làm tăng năng suất lao động, cải tiến kĩ thuật, quản lí sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
+Cùng với sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, năng suất lao động xã hội sẽ tiến tới rút ngắn thời gian lao động trong ngày và trong tuần cho người lao động, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện, thực hiện mục đích của mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh"
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro