tai lieu ky nang phong van
Giải quyết mâu thuẫn đúng cách
Ý kiến khác nhau trong công việc là điều hết sức bình thường và cần thiết để có những thay đổi, sáng tạo, để giải quyết vấn đề cũng như cải thiện hiệu quả công việc. Nhưng hiểu rõ những tác dụng tích cực của sự khác biệt ý kiến trong công việc không làm cho việc giải quyết những mâu thuẫn dễ dàng hơn.
Mâu thuẫn với đồng nghiệp có thể làm bạn rất khó chịu, và nếu bạn không biết cách giải quyết, kết quả sẽ là những bất đồng gay gắt và ảnh hưởng đến công việc của cả hai bên. Tin tốt là bạn vẫn có thể tránh những cuộc đấu đá không cần thiết và chuyển từ tình huống tiêu cực sang tích cực, và đem lại kết quả tốt đẹp cho cả hai bên, chỉ cần bạn chịu khó thực hiện những hướng dẫn sau.
Chuẩn bị kỹ
Hãy chuẩn bị cho một cuộc nói chuyện thẳng thắn. Bạn cần phải biết vai trò của mình, và hãy cố gắng hiểu kỹ hơn đồng nghiệp của mình. Trước khi nói chuyện với họ, bạn hãy "hiểu rõ bản chất thực của mâu thuẫn". Có ba loại mâu thuẫn thường gặp:
1. Công việc: bất đồng về công việc đang thực hiện
2. Mối quan hệ: mâu thuẫn xuất phát từ mối quan hệ giữa bạn và người kia
3. Quan điểm: hai người có cách nhìn nhận vấn đề khác nhau
Hiểu rõ điều này có thể giúp bạn có cách bắt đầu câu chuyện rõ ràng hơn. Đầu tiên, hãy nói cho đồng nghiệp của bạn biết bản chất mâu thuẫn hai bên đang gặp phải và hỏi thử anh ấy có thấy vấn đề giống bạn không.
Dù cho tính chất của mâu thuẫn như thế nào, đừng đem cảm xúc cá nhân vào câu chuyện. Mâu thuẫn sẽ dễ dàng được giải quyết bằng những cái nhìn khách quan thay vì cảm xúc cá nhân.
Ngoài ra, hãy chuẩn bị đủ thời gian cho buổi nói chuyện này để bạn có thể tìm được giải pháp. Hãy nói chuyện trực tiếp, ở một nơi riêng tư nếu có thể, đừng dùng email hay điện thoại chỉ vì bạn cảm thấy ngại, vì email hay điện thoại sẽ hạn chế những hiệu quả của một cuộc trao đổi nghiêm túc.
Xác định mối quan tâm chung
Để bắt đầu một cuộc nói chuyện khó khăn một cách đúng đắn, điều quan trọng là bạn và đồng nghiệp của mình phải xác định những gì cả hai đang có cùng quan điểm. Có thể đó là mục tiêu chung của cả nhóm, hay những quy định cả hai cùng đồng ý. Hãy thử bắt đầu "Cả hai chúng ta đều muốn có một kế hoạch tốt để giúp công ty phát triển lên một nấc mới." hoặc "Chúng ta đã từng có chung quan điểm về quyết định này." Hãy nhớ rằng, đây phải là mục tiêu chung mà cả bạn lẫn người đồng nghiệp kia thật sự quan tâm, chứ không phải là điều bạn cho rằng anh ấy cũng quan tâm. Điều này sẽ cho người kia thấy rằng bạn thật sự muốn điều tốt cho cả hai bên, chứ không phải là bạn chỉ quan tâm đến bản thân bạn.
Hãy biết lắng nghe
Cho dù bạn nghĩ rằng bạn đã hiểu quan điểm của đồng nghiệp mình, bạn nên lắng nghe những gì anh ấy nói. Bạn có thể đặt những câu hỏi giúp bạn hiểu thêm về cách nhìn nhận vấn đề của anh ấy và xác định rõ hơn liệu bạn đang gặp bất đồng về quan điểm, về trách nhiệm công việc hay về lợi ích mỗi bên. Như vậy, bạn sẽ không phải "đoán xem điều gì xảy ra" mà phải chủ động lắng nghe. Đừng giả vờ nghe mà phải lắng nghe và hiểu những gì anh ấy nói. Lắng nghe một cách chủ động và cởi mở khi đồng nghiệp của bạn giải thích có thể giúp bạn hiểu thêm về những thông tin quan trọng đem lại giải pháp cho bất đồng bạn đang gặp phải. Hoặc bạn có thể giúp anh ấy một vài lời khuyên mà anh ấy đang cần. Một không khí cởi mở, thân thiện sẽ giải quyết vấn đề tích cực hơn.
Về phía bạn, hãy mở lòng để chia sẻ vấn đề của bạn. Đừng chỉ trích hay đổ lỗi cho người khác, hãy cho anh ấy biết mục tiêu của bạn. Nếu anh ấy có những câu hỏi thẳng thắn, hãy cho anh ấy cơ hội để nói hết những gì làm anh ấy hiểu nhầm.
Đưa ra giải pháp
Khi mọi thứ đã được làm rõ, hãy đưa ra giải pháp. Sử dụng những thông tin bạn có được trong buổi nói chuyện đó để đưa ra một giải pháp mới tốt nhất cho cả hai bên. Đừng để trong lòng những ý kiến gây tranh cãi. Nếu đồng nghiệp của bạn không đồng ý với giải pháp bạn đề xuất, hãy cố gắng kéo anh ấy vào quá trình giải quyết vấn đề rốt ráo và có lợi cho cả hai bên.
Nếu tình hình trở nên tệ hơn...
Cho dù bạn đã có chuẩn bị chu đáo, vẫn có khả năng cuộc nói chuyện sẽ trở nên tồi tệ hơn. Những cuộc trao đổi sẽ trở thành cuộc đấu khẩu nếu một trong hai bên đưa vào những cảm xúc cá nhân. Nếu bạn bắt đầu cảm thấy không khí nóng lên, hãy tìm cách đưa câu chuyện trở về những mối quan tâm chung. Hãy tập trung vào mối quan hệ trong tương lai. Bạn có thể không giải quyết được mâu thuẫn dựa trên những vấn đề của quá khứ, nhưng bàn về những mối quan tâm trong tương lai, bạn
có thể hòa giải bất đồng.
Nếu đồng nghiệp của bạn trở nên quá khích, tốt nhất bạn nên tạm ngưng buổi nói chuyện. Bạn có thể ra khỏi phòng hoặc tạm thời ngưng tranh cãi để quan sát tình hình xung quanh. Cách này sẽ giúp bạn biết cần phải làm gì tiếp theo. Bạn có thể thử thay đổi cách nói chuyện: dùng bảng, dùng giấy để thảo luận, thậm chí có thể đề nghị tiếp tục câu chuyện trong lúc ăn tối. Bạn sẽ tạm thời ngăn sự quá khích của anh ấy, cũng như tránh làm tăng sự mâu thuẫn giữa hai người. Nếu tất cả những cách này đều không hiệu quả, hãy rút lui và tìm một người thứ ba để giải quyết.
Tóm lại, bạn cần phải nhớ:
Điều cần làm:
• Tập trung vào những mục tiêu chung
• Hiểu được bản chất của sự bất đồng trước khi nói chuyện
• Hãy trò chuyện cởi mở để tìm giải pháp
Điều không nên làm:
• Cho rằng bạn đã hiểu hết quan điểm của đồng nghiệp
• Cố gắng giải quyết mâu thuẫn bằng email
• Cố ngăn không cho đồng nghiệp mình nói rõ suy nghĩ của họ
Có nên nói thật về mức lương hiện tại?
"Tôi có thể biết mức lương hiện tại của bạn không?" là câu hỏi các ứng viên thường gặp trong quá trình phỏng vấn. Rất nhiều người chọn cách trả lời bằng cách thổi phồng thu nhập hiện tại của mình. Cũng có nhiều người "bật mí" mức lương hiện tại của mình. Còn bạn thì sao? Để trả lời câu hỏi này, bạn nên cân nhắc thiệt hơn của việc "thổi phồng" và "nói thật" về mức lương hiện tại.
Thổi phồng mức lương hiện tại
Lựa chọn này có thể dẫn đến một trong hai trường hợp sau:
Trường hợp 1
Có thể bạn cho rằng NTD không thể biết bạn đang cố tình nói quá sự thật. Điều này thật nguy hiểm vì NTD rất tinh ý và sẽ nghi ngờ về mức lương "hét" quá cao của bạn. Họ có nhiều cách để tìm hiểu mức lương hiện tại của bạn đấy:
1. Họ yêu cầu được xem bảng lương từ công ty hiện tại của bạn.
2. Họ viết thư hoặc gọi điện cho phòng nhân sự hay quản lý trước đây của bạn.
3. Họ nhờ một công ty khác điều tra lai lịch và thu nhập của bạn.
Như thế việc gì đến rồi sẽ đến. Khi đó NTD sẽ "lật tẩy" bạn và đó là dấu hiệu cho việc kết thúc sớm quá trình phỏng vấn. Cũng có NTD im lặng và sẽ không liên lạc lại với bạn. Bạn biết không, các NTD có thể đánh giá được tính trung thực trong câu trả lời của bạn qua ánh mắt, thái độ và ngôn ngữ cử chỉ của bạn...
Trên thực tế đã có trường hợp này xảy ra. Khi Bình ứng tuyển vào công ty A anh đã thổi phồng thu nhập của mình. Trưởng phòng nhân sự nghi ngờ về mức lương của Bình, vì qua hồ sơ ứng tuyển của anh NTD không nghĩ rằng Bình có mức thu nhập cao như thế. Và họ đã tiến hành tìm hiểu về Bình. Kết quả là Bình đã bị loại khỏi vòng phỏng vấn. Sau đó, Bình nộp đơn ứng tuyển vào công ty B. Nhưng thật không may cho Bình, trưởng phòng nhân sự [2] bên công B là bạn của trưởng phòng nhân sự ở công ty A.
Bạn thấy không, tính không trung thực thật nguy hiểm!
Trường hợp 2
Bạn đã "thổi phồng" thành công và được nhận vào làm với mức lương mơ ước. Tuy nhiên với mức lương cao như thế có nghĩa là trách nhiệm của bạn rất cao và sếp đòi hỏi ở bạn rất nhiều. Sẽ không có gì đáng nói nếu bạn chứng tỏ được mình xứng đáng với mức lương như vậy. Còn trường hợp ngược lại, nếu bạn không đáp ứng được nhu cầu của công việc thì việc ra đi sớm là điều không thể tránh khỏi.
Nói thật mức lương hiện tại
Có nhiều nguyên nhân khiến người ta nghỉ việc, trong đó vấn đề tiền lương là nguyên nhân khá phổ biến. Thông thường khi người nào đó chuyển công tác, họ thường hy vọng có mức lương cao hơn ở công ty mới. Tuy nhiên, bạn không nên "thổ lộ" điều đó với NTD, nếu không họ sẽ nghĩ rằng bạn chỉ quan tâm đến tiền. Hãy cho NTD biết mức lương hiện tại của bạn và thẳng thắn đề nghị mức lương mà bạn mong muốn ở công ty mới.
Nếu bạn thương lượng được mức tăng lương ít nhất là 30% so với mức lương cũ thì rất tốt. Trên thực tế đã có nhiều người tăng thu nhập của mình lên ba lần hoặc nhiều hơn nữa vì họ nắm vững nghệ thuật thương lượng lương với NTD. Đó là những ứng viên biết cách phát huy thế mạnh của mình như con át chủ bài đủ sức thuyết phục NTD.
Tuy nhiên, bạn sẽ trả lời ra sao nếu NTD hỏi vì sao bạn yêu cầu mức lương cao hơn nhiều so với mức lương hiện tại? Đó là câu hỏi khá thách thức với bạn đó. Bạn hãy bình tĩnh và tự tin chỉ cho NTD thấy sự khác biệt giữa hai công việc, rằng công việc mới [3] đòi hỏi ở bạn nỗ lực nhiều hơn, rằng bạn sẽ đi sớm về khuya, rằng bạn sẽ phải đảm trách nhiều nhiệm vụ to lớn ở vị trí mới...
Song song đó, bạn cần chứng minh với NTD rằng bạn là ứng viên "nặng ký" bằng cách trình bày những thành tích bạn đã đạt được và cống hiến cho công ty cũ.
Có nên chấp nhận mức lương thấp hơn mức hiện tại?
Có nhiều ứng viên đã chấp nhận mức lương mới thấp hơn mức lương cũ. Họ "hy sinh" để nắm bắt cơ hội thăng tiến. Họ có khả năng nhìn trước tương lai. Họ đoán được công việc này sẽ rất phát triển trong tương lai, vì thế họ không ngần ngại nắm bắt ngay cơ hội. Và sau một thời gian, khi công việc phát triển thì chuyện tăng lương là điều tất yếu. Nhiều người cũng chấp nhận mức lương thấp hơn mức hiện tại khi họ chuyển qua một lĩnh vực nghề nghiệp hoàn toàn mới mẻ, vì họ phải bắt đầu sự nghiệp lại từ đầu.
Cũng có ứng viên chấp nhận mức lương thấp, nhưng với điều kiện là qua thời gian thử việc thì mức lương phải thay đổi. Dĩ nhiên là NTD sẽ đồng ý, vì trong thời gian thử việc NTD sẽ biết được khả năng thật sự của họ. Và nếu ứng viên thật sự là người xuất sắc thì chuyện tăng lương sẽ chỉ là "chuyện nhỏ".
Có thể nói chuyện đàm phán lương bổng muôn hình vạn trạng. Khi đi phỏng vấn, bạn phải xác định được khả năng thật sự của mình và mức lương nào xứng đáng và phù hợp nhất. Đừng nên nóng vội và " manh động". Nếu bạn thật sự là một nhân tài, hãy tự tin chứng tỏ điều đó với NTD.
Khi chuyển công tác, ai cũng định cho mình mức lương mơ ước. Nhưng trên thực tế ít người có thể đạt được điều đó. Còn bạn thì sao? Bạn có muốn tên mình trong danh sách đó không? Nếu câu trả lời của bạn là "Có", mời bạn tiếp tục theo dõi bài viết tiếp theo [4] nhé.
10 câu nói bất hủ của Bill Gates
Trước khi về hưu vào tháng 7/2008, Bill Gates đã đưa ra 10 lời khuyên dành cho các bạn thanh niên trên con đường lập nghiệp. Biết đâu nhờ học hỏi những lời khuyên bổ ích này, một ngày nào đó bạn sẽ trở thành một Bill Gates thứ hai?
1. "Cuộc sống vốn không công bằng - Hãy tập quen dần với điều đó."
-> Thế giới không bao giờ công bằng. Bạn biết điều này chứ? Bạn không bao giờ có thể thay đổi cả thế giới. Sự bất công luôn tồn tại trong xã hội hiện tại, vì thế hãy cố gắng thích nghi.
2. "Không ai quan tâm đến lòng tự trọng của bạn đâu. Mọi người chỉ trông đợi bạn đạt được điều gì đó trước khi bạn cảm thấy hài lòng về bản thân."
-> Lòng tự trọng thái quá có thể sẽ gây khó khăn cho công việc của bạn. Đừng quá đề cao lòng tự trọng của mình vì điều người ta quan tâm là bạn đạt được gì, chứ không phải là lòng tự trọng.
3. "Bạn sẽ không thể kiếm được 40.000 USD/năm ngay sau khi tốt nghiệp trung học. Bạn cũng không là một ông sếp lớn có điện thoại gắn trên ô tô cho đến khi bạn kiếm được hai thứ đó."
-> Thường thường, bạn không thể giàu có nếu chỉ vừa mới tốt nghiệp trung học. Tuy nhiên, để trở thành một nhà quản lý cấp cao, bạn cần có cả hai: bằng tốt nghiệp trung học và tiền bạc.
4. "Nếu bạn nghĩ rằng giáo viên của mình thật hắc ám thì hãy đợi đến khi bạn làm việc dưới trướng một ông chủ. Rồi bạn sẽ thấy với ông ta thì không có khái niệm nhiệm kỳ nắm quyền."
-> Đừng than vãn rằng sếp của bạn khó tính quá. Khi ngồi trên ghế nhà trường, lúc gặp khó khăn trong học tập thì có giáo viên giúp đỡ bạn. Tuy nhiên, nếu lúc đó bạn lại cảm thấy mọi khó khăn bạn gặp phải đều do những yêu cầu quá nghiêm khắc từ phía giáo viên, thì bạn đừng nên đi làm. Đơn giản là vì nếu không có những yêu cầu nghiêm khắc từ phía công ty, thì chắc chắn bạn sẽ không làm gì và nhanh chóng thất nghiệp. Và lúc này cũng sẽ không có ai giúp đỡ bạn cả.
5. "Nếu như bạn làm rối tung mọi chuyện lên thì đó không phải lỗi của bố mẹ bạn, thế nên đừng có mà ta thán về lỗi lầm của bạn, hãy rút kinh nghiệm từ chúng."
-> Đừng quy thất bại của bạn cho định mệnh. Tất cả những gì bạn cần hiện giờ là giữ bình tĩnh và bắt đầu lại từ đầu [2].
6. "Trước khi bạn ra đời, bố mẹ của bạn đã chẳng "đáng chán" như bây giờ. Bố mẹ đã trả những hoá đơn của bạn, giặt giũ quần áo bạn sạch sẽ và lắng nghe bạn kể xem bạn sành điệu như thế nào. Vì vậy trước khi cằn nhằn bố mẹ điều gì thì hãy dọn dẹp buồng ngủ của bạn cho ngăn nắp đi đã."
-> Bạn nên thể hiện lòng biết ơn của mình với bố mẹ vì đã dành phần lớn cuộc đời nuôi bạn khôn lớn. Sự "cổ lổ sĩ" của bố mẹ bạn ngày nay là cái giá họ phải trả cho sự lớn khôn của bạn.
7. "Ở trường học có thể không có người thắng kẻ thua nhưng ở trường đời thì không phải vậy. Ở một số trường học người ta còn hủy bỏ những điểm rớt và cho bạn cơ hội để bạn giành điểm cao. Trong cuộc sống thực không bao giờ có chuyện như thế đâu."
-> Hãy tự nhủ rằng bạn luôn có thể trở thành người đứng đầu [3], như vậy bạn sẽ có nhiều động lực hơn để phấn đấu cho sự nghiệp của mình.
8. "Cuộc sống không được chia thành những học kỳ. Bạn cũng chẳng có mùa hè để nghỉ ngơi và rất ít ông chủ nào quan tâm và giúp bạn tìm ra cơ hội này. Hãy tự làm điều mình muốn trong thời gian nhàn rỗi của bạn."
-> Đừng luôn ngóng chờ các ngày nghỉ lễ, nếu không bạn sẽ bị tụt hậu so với đồng nghiệp của mình. Sự tụt hậu này đồng nghĩa với sự đào thải và thất nghiệp.
9. "Truyền hình không phải là cuộc sống thực. Trong cuộc sống, người ta phải biết rời khỏi quán cà phê giải trí để đi làm việc."
-> Ai cũng thích xem phim truyền hình. Tuy nhiên, bạn không nên xem quá nhiều vì đó không phải là cuộc sống của bạn và tư tưởng của bạn sẽ bị chúng ảnh hưởng. Cuộc sống của bạn nên do bạn quyết định.
10. "Hãy hòa nhã với những kẻ dở hơi. Ai biết được ngày sau và khi đó bạn có thể phải làm việc cho một kẻ như vậy."
-> Bạn nên hòa nhã với mọi người. Trong cuộc sống luôn xảy ra những điều bạn không muốn chút nào. Hãy cởi mở với sếp và đừng nói xấu sau lưng họ vì nó sẽ chẳng giúp ích gì cho bạn đâu.
Làm gì khi bạn được mời phỏng vấn?
Bạn vừa nhận được một lời mời phỏng vấn. Chúc mừng bạn! Tất cả nỗ lực để viết hồ sơ, thiết lập các mối quan hệ xã hội và tìm kiếm cơ hội việc làm cuối cùng đã mang lại kết quả.
Hãy nhanh chóng lập danh mục chuẩn bị cho buổi phỏng vấn để bạn chắc chắn giành được công việc mơ ước:
Chuẩn bị, chuẩn bị và chuẩn bị
Theo chuyên gia tư vấn nghề nghiệp và tuyển dụng Rick Nelles, chuẩn bị không chỉ là in thêm vài bản hồ sơ tìm việc để dự phòng. Bạn cần phải nghiên cứu về công ty, ngành nghề kinh doanh, và suy nghĩ về sự phù hợp giữa kỹ năng bạn có với công việc bạn muốn làm.
Trang phục
Khi dự phỏng vấn, bạn nên mặc trang phục đơn giản nhưng phải trang nhã, chỉnh tề. Tuyệt đối không nên ăn mặc lòe loẹt.
Đúng giờ
Ở đây, đến dự phỏng vấn đúng giờ thực sự là bạn phải đến trước giờ hẹn ít nhất 15 phút. Khi bạn đến đúng giờ, nhà tuyển dụng (NTD) sẽ đánh giá cao tác phong nghiêm túc của bạn. Bên cạnh đó, khoảng thời gian chờ sẽ giúp bạn trấn tĩnh, tập trung tư tưởng để xem lại hồ sơ và những ghi chú bạn đã chuẩn bị cho buổi phỏng vấn.
Giao tiếp bằng ánh mắt
Khi bạn gặp NTD, hãy bắt tay họ với một nụ cười ấm áp và nhìn thẳng vào mắt NTD. Lẩn tránh cái nhìn của NTD sẽ khiến họ nghĩ bạn thiếu kinh nghiệm, thiếu tự tin và không đáng tin cậy.
Thể hiện sự nhiệt tình với công việc
Theo Martin Yate, chuyên gia tư vấn nghề nghiệp và là tác giả của nhiều cuốn sách về lĩnh vực này, trong đó có cuốn "Chúc bạn may mắn 2007 - Cẩm nang tìm việc làm", trong những cuộc tuyển dụng với sự cạnh tranh của nhiều ứng viên, người tỏ ra nhiệt tình nhất với công việc hầu như luôn là người chiến thắng. Sự nhiệt tình của bạn sẽ gửi đến NTD thông điệp rằng bạn là một nhân viên tận tâm với công việc.
Thể hiện tinh thần đồng đội
Martin Yate cho biết, các NTD luôn muốn tuyển những nhân viên có khả năng làm việc theo nhóm và tuân thủ chỉ thị của cấp trên. Không ai muốn tuyển dụng những nhân viên "bất kham". Họ cũng rất cần những người có thể truyền cảm hứng cho cả tập thể để hướng đến mục tiêu chung. Vì thế, hãy trình bày một vài ví dụ về cách bạn đã hợp tác với đồng nghiệp để thực hiện một dự án lớn hoặc phục vụ một khách hàng quan trọng.
Thể hiện bản thân
Trò chuyện với NTD cũng giống như bạn đang thuyết phục khách hàng. Bạn cần chuẩn bị kỹ càng những gì bạn muốn giới thiệu về bản thân. Nếu NTD không nhắc gì đến những vấn đề này, hãy chủ động đề cập đến chúng.
Hãy trung thực
Bạn tuyệt đối đừng nói dối về bất cứ điều gì trong hồ sơ hay trong buổi phỏng vấn. Với sự phát triển của Internet và các mối quan hệ xã hội, việc kiểm tra lại những thông tin bạn cung cấp trở nên dễ dàng đối với NTD hơn bao giờ hết. Đừng quên NTD đang tìm người phù hợp nhất cho một vị trí trong công ty, chứ không phải một thiên tài hay nhà bác học để trao giải Nobel.
Tác phong chuyên nghiệp
Bạn tuyệt đối không nên nhai kẹo cao su, ngồi thượt hoặc nói lan man trong cuộc phỏng vấn. Hãy ngồi thẳng lưng và luôn cư xử thật chuyên nghiệp trước mặt NTD.
Mạnh dạn đặt câu hỏi [2]
Buổi phỏng vấn là cơ hội để cả NTD và ứng viên tìm hiểu về nhau. Đừng ngại đặt câu hỏi về phạm vi trách nhiệm của công việc, về khách hàng hoặc dự án. Nếu tỏ ra thụ động trong lúc phỏng vấn thì bạn sẽ là người chịu thiệt chứ không ai khác. Nếu bạn tỏ ra hờ hững khi trò chuyện với NTD, bạn có thể bị đánh giá là nhút nhát và không có khả năng làm việc hiệu quả.
Hãy nói lời cảm ơn
Hãy kết thúc buổi phỏng vấn với một cái bắt tay chặt, lời cảm ơn và một nụ cười. Bạn nên hỏi NTD khi nào bạn nhận được kết quả phỏng vấn và liệu bạn có nên "theo sát" để nhắc họ về kết quả hay không. Sau đó, hãy gửi e-mail để cảm ơn NTD vì đã dành thời gian tiếp bạn, cho họ biết bạn rất quan tâm đến công việc này và sẽ liên hệ họ lần nữa trong thời gian sớm nhất.
(Theo careerbuilder.com)
Sức mạnh của lời nói
Một bầy ếch đi dạo trong rừng và có hai con bị rơi xuống một cái hố sâu. Tất cả các con ếch còn lại trong bầy đều bu quanh miệng hố để kéo chúng lên. Nhưng khi thấy cái hố quá sâu, cả bầy liền nói với hai con ếch rằng chúng chỉ còn nước chết mà thôi.
Hai con ếch bỏ ngoài tai những lời bình luận đó và cố hết sức nhảy lên khỏi hố. Những con ếch kia lại nói với chúng đừng nên phí sức, rằng chúng chỉ còn nước chết.
Sau cùng, một con ếch phía dưới nghe theo những gì cả bầy đã nói, nó bỏ cuộc và ngã lăn ra chết trong sự tuyệt vọng. Con ếch còn lại tiếp tục cố gắng nhảy. Một lần nữa cả bầy xúm lại và thét lên khuyên nó hãy thôi. Nó càng nhảy mạnh hơn nữa. Cuối cùng nó nhảy được lên bờ. Cả bầy vây quanh và hỏi nó: "Anh không nghe tụi tôi nói gì hay sao?". Thì ra con ếch này bị nặng tai. Nó tưởng cả bầy ếch đã động viên nó suốt khoảng thời gian vừa qua.
Có một sức mạnh sống và chết nơi miệng lưỡi chúng ta. Một lời động viên khích lệ cho một người đang bế tắc có thể vực người ấy dậy và giúp anh ta vượt qua khó khăn. Nhưng cũng lời nói có thể giết chết một người trong cơn tuyệt vọng. Do đó, hãy cẩn thận với những gì chúng ta nói ra. Bất kỳ người nào cũng có thể nói những lời hủy diệt để cướp đi tinh thần của những người đang ở trong hoàn cảnh khốn khó. Quý báu thay là những ai dành thì giờ để động viên và khích lệ người khác.
Khởi đầu bằng đam mê
Created 03/09/2010 - 10:28
Dù bạn là ai và đến từ đâu, bạn đều có một ước mơ và hoài bão trong cuộc sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công. Những người thành công, dù có xuất phát điểm không giống nhau, nhưng họ đều giống nhau tại một điểm - đó là khởi đầu bằng đam mê, dám theo đuổi và thực hiện ước mơ của chính mình.
Zig Ziglar - Vươn đến Sự Hoàn Thiện
Zig Ziglar, một trong những người bán hàng xuất sắc nhất, trong cuốn "Vươn đến sự hoàn thiện" (Better Than Good), đã viết "Có ba điều chính yếu tạo nên một cuộc sống viên mãn, đó là niềm đam mê cháy bỏng, nỗ lực hết mình và mục đích cuối cùng. Không ai có thể duy trì được động lực của mình trong một thời gian dài mà không hiểu rõ ba khái niệm trên. Cũng không ai thụ hưởng một cuộc sống viên mãn mà không cần đến một động lực nào."
Với bản thân mình, mục đích cuối cùng của ông là "khơi dậy niềm khát khao về một cuộc sống như thế trong con người bạn". Để thực hiện mục đích cuộc đời mình, năm 1970, ông đã quyết định từ bỏ công việc của một người bán hàng khi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp - "người bán hàng số 1", để trở thành một diễn giả, một chuyên gia đào tạo về bán hàng, truyền ngọn lửa đam mê về nghệ thuật bán hàng đến hàng triệu người trên khắp thế giới.
Chính đam mê dành cho nghệ thuật bán hàng, sau hơn 30 năm viết sách, diễn thuyết và đào tạo, ông lại là "số 1" theo đánh giá của đồng nghiệp cũng như khán giả của ông trên toàn thế giới, 8 trong số 10 cuốn sách của ông đuợc xếp vào danh sách những cuốn sách bán chạy nhất ngay khi vừa xuất bản. Cuốn Hẹn gặp bạn trên đỉnh thành công (See You At The Top) đã được in hơn 2 triệu bản. Tên tuổi, sự nghiệp và tài năng của ông được đăng tải trên nhiều tờ báo lớn như The New York Times, The Washington Post, Fortune, Success and Esquire magazines. Ông còn được biết đến như là một người khiêm tốn; luôn quan tâm đến gia đình mình và những người xung quanh. Và khi nói về mình, ông tự hào "Tôi là một người thành công vui vẻ!"
Oprah Winfrey - Nữ hoàng Talk Show
Tên tuổi của Oprah Winfrey, gắn liền với chương trình "The Oprah Winfrey Show". Winfrey là phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên có tên trong danh sách các tỉ phú và được xem là một trong những nhân vật có nhiều ảnh hưởng nhất trên thế giới. Năm 2008, bà đứng đầu danh sách những người phụ nữ quyền lực nhất ngành giải trí theo bình chọn của tờ Hollywood Reporter.
Oprah chia sẻ bí quyết dẫn đến thành công của bà chính là "Theo đuổi đam mê". "Khi bạn có một mục tiêu và theo đuổi đam mê của mình, kế hoạch thực hiện mục tiêu chính là một phần quan trọng. Khi bạn thực hiện kế hoạch của mình, những cơ hội mà trước đây bạn không hề hình dung đến sẽ mở ra. Có thể bạn chấp nhận, có thể bạn bỏ qua những cơ hội này." Oprah đã chấp nhận cơ hội trở thành người dẫn chương trình talk show, cho dù lúc đó, bà không hề có kinh nghiệm trong lĩnh vực này cũng như hoàn toàn không hình dung được con đường này sẽ dẫn bà đi đến đâu. Chỉ đơn giản, ước mơ từ thời thơ ấu của bà là trở thành người dẫn chương trình truyền hình.
"Dù bạn là ai, bạn đến từ đâu, cơ hội thành công luôn khởi đầu từ bạn" - câu nói của Oprah Winfrey đã minh chứng cho thành công của cuộc đời bà.
J.K Rowling - Từ bần cùng trở thành tỉ phú
Người tạo ra cậu bé phù thủy Harry Potter sẽ chỉ là một giáo viên bình thường nếu bà không kiên trì theo đuổi ước mơ trở thành nhà văn. Trên trang web của riêng mình (www.jkrowling.com), J.K Rowling tiết lộ, bà mơ ước trở thành nhà văn từ những năm học phổ thông. Sau khi tốt nghiệp đại học, bà trở thành thư ký cho tổ chức Ân Xá Quốc Tế nhưng bà chưa bao giờ cảm thấy hạnh phúc với công việc này; sau đó bà chuyển sang Bồ Đào Nha và dạy tiếng Anh. Sau nhiều thăng trầm trong cuộc sống, niềm đam mê viết lách vẫn luôn cháy trong bà. Và bà đã hoàn thành tập đầu tiên của loạt truyện Harry Potter - "Harry Potter và Hòn Đá Phù Thủy" trong một hoàn cảnh không thể bi đát hơn - ly hôn, một mình nuôi con và sống nhờ trợ cấp xã hội.
Khó khăn chưa dừng lại ở đó. Bà đã gởi bản thảo đến 12 nhà xuất bản và đều bị từ chối. Hơn 1 năm sau, NXB Bloomsbury mới đồng ý xuất bản tập đầu tiên "Harry Potter và Hòn Đá Phù Thủy". Và đây chính là cánh cửa đầu tiên mở ra thành công của cậu bé phù thủy Harry Potter và một cuộc sống tuyệt vời của J.K Rowling - được sống và thành công với ước mơ của mình.
J.K Rowling được trao huân chương Bắc đẩu bội tinh vào ngày 3 tháng 2 năm 2009 vì tài năng xuất chúng về văn học thiếu nhi.
Còn bạn? Bạn đã sẵn sàng để thực hiện ước mơ của mình chưa? Với sứ mệnh "giúp bạn đạt được ước mơ nghề nghiệp", VietnamWorks tổ chức buổi hội thảo "Dám thành công", với phần diễn thuyết của Quách Tuấn Khanh - diễn giả chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam, sẽ đem lại cho bạn bí quyết trở thành người luôn được Nhà tuyển dụng "săn đuổi" và khởi đầu một cuộc sống tuyệt vời!
10 bí quyết xây dựng doanh nghiệp của Sam Walton
Samuel Moore Walton là người sáng lập ra Wal-Mart - công ty bán lẻ lớn nhất và thành công nhất thế giới. Với số vốn 25.000 USD (trong đó 20.000 USD là vốn vay), trong vòng 44 năm, Walton đã biến cửa hàng bán lẻ của mình trở thành một người khổng lồ hoạt động trên toàn cầu với doanh số 256 tỷ USD vào năm 1999.
Ông đã tiến hành một số đổi mới mà ngày nay đã trở thành chuẩn mực của ngành bán lẻ, trong đó có phương pháp mua bán hàng chiết khấu - cách giúp ông mua hàng hóa với giá có chiết khấu từ các nhà bán sỉ rồi bán với giá thấp hơn các cửa hàng khác.
Ông còn là người khởi xướng chính sách tạo cơ hội cho nhân viên chia sẻ lợi nhuận với doanh nghiệp (nhờ vậy mà nâng cao sự gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp) và chia sẻ dữ liệu bán hàng của Wal-Mart với các nhà cung cấp chính của mình qua hệ thống vi tính để bảo đảm hàng hóa luôn được cung cấp kịp thời ngay khi vừa hết hàng. Nhờ những đổi mới này, Wal-Mart đã trở thành công ty hàng đầu trong ngành bán lẻ.
Dưới đây là 10 bí quyết xây dựng doanh nghiệp được trích từ cuốn sách "Made in America" của Sam Walton:
1. Trung thành với mục tiêu kinh doanh của bạn. Hãy là người có niềm tin lớn nhất vào mục tiêu này. Tôi nghĩ tôi có thể khắc phục tất cả những khiếm khuyết của mình bằng niềm đam mê mãnh liệt với công việc.Tôi không biết niềm đam mê ấy là thiên bẩm hay bạn có thể học nó. Nhưng tôi biết chắc bạn cần nó. Nếu bạn yêu thích công việc của mình, bạn sẽ có mặt ở công ty mỗi ngày và cố gắng hết sức để làm việc. Khi đó, niềm đam mê ấy sẽ nhanh chóng lan truyền sang mọi người xung quanh bạn, giống như một loại virus.
2. Hãy sẻ chia lợi nhuận của bạn với tất cả đồng sự. Hãy xem họ như là đối tác trước, rồi họ cũng sẽ xem bạn như vậy. Khi đó, tất cả mọi người sẽ cùng nhau làm việc với hiệu quả vượt quá sự mong đợi của bạn. Hãy giữ nguyên mô hình tổ chức của công ty và duy trì sự kiểm soát nếu bạn thích. Tuy nhiên, hãy cư xử như là một "người lãnh đạo phục vụ" (servant leader) trong mối quan hệ đối tác. Hãy khuyến khích các đồng sự của bạn nắm cổ phần trong công ty bằng cách bán cổ phiếu với giá ưu đãi và trợ cấp cho họ cổ phiếu khi họ nghỉ hưu. Đó là điều tuyệt vời nhất chúng tôi từng làm.
3. Hãy luôn động viên nhân viên của bạn. Chỉ có tiền bạc và quyền sở hữu thôi thì không đủ. Mỗi ngày, bạn nên cố gắng nghĩ ra những cách mới và thú vị hơn để động viên và thử thách nhân viên. Hãy tạo ra những mục tiêu hấp dẫn, khuyến khích sự cạnh tranh và... tính điểm, đồng thời chuẩn bị sẵn những khoản thưởng lớn. Nếu công việc của các nhà quản lý bắt đầu trở nên nhàm chán, hãy cho phép họ hoán đổi công việc với nhau để tiếp tục được thử thách. Hãy "bắt" mọi người phải đoán xem sắp tới bạn sẽ có "trò" gì nữa. Đừng để họ đoán được quá dễ dàng!
4. Hãy chia sẻ mọi điều bạn có thể với cộng sự. Với nhiều thông tin, họ sẽ hiểu nhiều hơn và chú tâm vào công việc hơn. Một khi họ đã chú tâm, không có gì có thể ngăn cản họ được. Nếu bạn không tin tưởng các đồng sự đủ để cho biết tình hình, họ sẽ biết ngay bạn không thật sự xem họ là cộng sự. Thông tin là sức mạnh, và việc giao quyền cho đồng sự sẽ có lợi trong việc xử lý rủi ro nếu không may những thông tin đó lọt vào tay đối thủ cạnh tranh của bạn.
5. Hãy trân trọng mọi đóng góp của đồng sự. Trong một số trường hợp, lương bổng và quyền mua cổ phần sẽ khiến nhân viên trung thành với bạn. Tuy nhiên, đừng quên là tất cả chúng ta đều thích nghe người khác bày tỏ sự trân trọng với những gì chúng ta đã làm cho họ. Chúng ta luôn thích nghe những lời này, đặc biệt khi chúng ta đã làm được những việc mà bản thân thật sự cảm thấy tự hào. Không gì có thể thay thế được một vài lời ngợi khen chân thành, đúng thời điểm và khéo léo. Chúng hoàn toàn miễn phí và lại rất đáng giá.
6. Hãy đón mừng những thành công của bạn. Cố gắng biến thất bại của bạn thành một câu chuyện hài hước. Đừng gây áp lực quá mức cho bản thân. Hãy thư giãn, và mọi người xung quanh bạn cũng sẽ thư giãn theo. Hãy vui vẻ và luôn thể hiện sự nhiệt tình. Hãy nghĩ ra những trò giải trí của riêng bạn. Tất cả những việc này quan trọng và vui hơn bạn nghĩ, và nó thật sự làm giảm bớt sự căng thẳng của áp lực công việc.
7. Hãy lắng nghe [2] mọi người trong công ty và tạo điều kiện để họ có thể nói lên tiếng nói của mình. Những nhân viên làm việc trực tiếp với khách hàng - họ là những người biết rõ tình hình. Bạn nên tìm hiểu họ nắm được điều gì. Đây chính là điều mà người ta gọi là chất lượng toàn diện (total quality). Để phân bổ trách nhiệm trong tổ chức và giúp những ý tưởng hay có điều kiện phát triển, bạn phải lắng nghe những gì đồng sự của bạn muốn trình bày.
8. Hãy phục vụ khách hàng tốt hơn cả sự mong đợi của họ. Nếu bạn làm được như vậy, họ sẽ luôn quay lại. Hãy cho họ nhiều hơn cái họ muốn, cho họ biết bạn trân trọng họ. Hãy đền bù cho sai lầm của bạn chứ đừng chỉ viện cớ hay xin lỗi. Hãy chịu trách nhiệm về mọi việc bạn làm. Câu quan trọng nhất mà tôi đã từng viết trên bảng hiệu đầu tiên của Wal-Mart là "Bảo đảm quý khách sẽ hài lòng". Hiện nay những từ này vẫn còn nằm ở đó, và chính chúng đã tạo nên sự khác biệt.
9. Kiểm soát chi phí của bạn tốt hơn đối thủ để giành được lợi thế cạnh tranh. Trong 25 năm trước khi Wal-Mart trở thành nhà bán lẻ lớn nhất của Mỹ, chúng tôi đứng hàng đầu trong ngành bán lẻ vì có tỷ suất chi phí trên doanh thu thấp nhất. Bạn có thể mắc nhiều sai lầm nhưng vẫn thể gượng dậy được nếu bạn điều hành doanh nghiệp có hiệu quả. Còn nếu việc kinh doanh không hiệu quả thì bạn vẫn có thể bị phá sản ngay cả khi bạn rất tài năng.
10. Mạnh dạn bơi ngược dòng. Hãy thử đi một con đường khác, đừng theo lối suy xét thông thường nữa. Nếu mọi người đều đi theo hướng này, nhiều khả năng bạn sẽ có thể tìm được chỗ thích hợp của mình bằng cách đi theo hướng ngược lại. Tuy nhiên, bạn cần chuẩn bị tinh thần vì sẽ có nhiều người làm bạn nản lòng và nói rằng bạn đang đi sai hướng. Trong cuộc đời tôi, điều người ta thường nói với tôi nhất là một thị trấn với dân số dưới 50.000 người không đủ để giúp một cửa hàng bách hóa bán hàng giá rẻ tồn tại lâu dài, và tôi đã chứng minh quan điểm đó là sai lầm.
(Theo successprinciplesonline.com)
Bạn có nói hay?
"Nói chuyện" có dễ không? Chắc hẳn bạn sẽ trả lời ngay là "Dễ ợt! Ai sinh ra mà không biết nói." Nhưng vấn đề ở đây là "nói" như thế nào cho hiệu quả, và đó lại là chuyện khác. Có thể bạn không thể nói thật hay như những diễn giả, nhưng khi đã nói bạn phải đạt được mục tiêu mình mong muốn.
Sau đây là những thủ thuật giúp bạn tạo thêm "trọng lượng" cho lời nói của mình.
Chuẩn bị trước
Nên chuẩn bị trước và hiểu rõ những gì bạn định nói với người khác. Hãy chuẩn bị dàn bài trong đầu, những gì cần nói trước và những gì nói sau. Nguyên tắc là bạn nên trình bày những điều quan trọng nhất đầu tiên, sau đó mới đến những ý "râu ria" bổ sung. Nếu không người khác khó mà nắm bắt được ý của bạn. Và hãy đảm bảo rằng bạn hiểu rõ những gì mình định nói, vì nếu bạn không hiểu thì làm sao người khác hiểu được.
Đi thẳng vào vấn đề
Bạn đừng bao giờ đi vòng vèo rồi mới nói tới vấn đề chính. Ví dụ, khi người khác hỏi công việc của bạn thế nào; bạn hãy bắt đầu từ ngày hôm nay, thay vì "Thứ hai đầu tuần tôi...". Không ai đủ kiên nhẫn để nghe những chuyện họ không quan tâm cả.
Kiểm soát tốc độ
Kiểm soát được tốc độ nói sẽ giúp bạn cải thiện được chất lượng lời nói của mình. Số lượng từ nói trong mỗi phút nên dao động khoảng 130 đến 150 từ. Tránh nói quá nhanh hoặc quá chậm. Nói quá nhanh khiến người nghe không thể theo kịp những gì bạn nói. Trong khi nói quá chậm và kéo dài lê thê khiến người nghe trở nên mệt mỏi, chán nản và dễ dàng đoán được những gì bạn sắp nói.
Giọng điệu
Giọng nói cùng với từ ngữ bạn sử dụng là hai trong những yếu tố quyết định sự thành bại khi bạn nói chuyện với người khác. Ví dụ, khi thông báo những tin vui thì nên nói với giọng vui vẻ và hào hứng; đối với quyết định quan trọng thì nên nghiêm khắc và trịnh trọng.
Nuốt chữ
Nuốt chữ là một xu hướng khá phổ biến trong giao tiếp. Tuy nhiên việc này có thể khiến người khác phải suy nghĩ nhiều hơn để hiểu những gì bạn nói. Khi giao tiếp bằng tiếng Anh, bạn nên lắng nghe thật cẩn thận vì người bản xứ nuốt chữ khá nhiều. Bạn cũng vậy, nếu bạn nuốt các âm cuối của các từ tiếng Anh, người khác sẽ không hiểu được bạn muốn nói gì đâu. Ví dụ card (có âm d sau cùng), nếu không phát âm đúng bạn sẽ biến từ này thành chiếc xe hơi đó (car).
Tránh lặp lại
Trừ khi người đối diện không nghe kịp hay ra hiệu cho biết là không hiểu, bạn đừng nên lặp lại những gì đã nói. Chỉ nên trình bày vấn đề một lần và chuyển qua những phần khác.
"Nói" và "nói hay" là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau phải không bạn? Hy vọng những thủ thuật trên có thể giúp bạn không phải "uốn lưỡi bảy lần trước khi nói".
Bí quyết "hóa giải" những câu hỏi phỏng vấn khó
Trong các buổi phỏng vấn, ngoại trừ những người có kinh nghiệm phỏng vấn "kỳ cựu" thì hầu hết ứng viên đều bị tình trạng tim đập như trống, toát mồ hôi hột hay thậm chí nói lắp. Nhiều ứng viên đã than rằng mình bị "quay" bởi những câu hỏi phỏng vấn quá khó! Quả thật, câu hỏi phỏng vấn khó là một trở ngại đối với rất nhiều ứng viên. Tuy nhiên, nếu muốn chinh phục được nhà tuyển dụng (NTD) và có được công việc mong muốn thì không còn cách nào khác là bạn phải "hóa giải" được những câu hỏi phỏng vấn khó. Làm sao để vượt qua ngọn núi "hiểm trở" đó?
Bạn đã từng nghe câu hỏi này bao giờ chưa: "Tại sao nắp cống (manhole cover) lại có hình tròn mà không phải hình vuông hay hình chữ nhật?" Đây là một câu hỏi phỏng vấn [2] tuyển dụng khó điển hình của Microsoft. Nhìn chung, có thể thấy câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng khó đòi hỏi ứng viên phải nhanh nhạy và sắc sảo. Tuy nhiên dễ hay khó là một khái niệm tương đối vì một câu hỏi dễ với người này có thể là quá khó đối với người khác.
Tin vui cho bạn đây: khi đặt ra những câu hỏi phỏng vấn khó, hầu hết NTD không có ý gây khó dễ cho ứng viên. Mục đích của họ chỉ là muốn biết xem ứng viên có kỹ năng và kinh nghiệm thật sự phù hợp với công việc hay không, rằng ứng viên có khả năng chịu được áp lực công việc hay không... Chính vì thế, chỉ cần bạn chuẩn bị tốt là có thể hóa giải được phần lớn câu hỏi "khó" của NTD:
Trước buổi phỏng vấn:
Bạn nên chuẩn bị câu trả lời cho những câu hỏi "gai góc" mà NTD có thể hỏi. Muốn làm được điều này, bạn cần xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp, kỹ năng, kinh nghiệm, điểm mạnh và điểm yếu của mình, mức lương mong muốn ... Đồng thời, bạn nên truy cập vào trang chủ của công ty tuyển dụng để tìm hiểu về ngành nghề kinh doanh, sản phẩm, các thành công mà công ty đã đạt được ... Những thông tin này sẽ giúp bạn không rơi vào tình huống "dở khóc dở cười" như anh Đăng, một nhân viên kinh doanh, đã gặp phải khi đến phỏng vấn ở một công ty CNTT. Do không tìm hiểu về công ty từ trước nên khi NTD hỏi: "Anh đánh giá cao sản phẩm X của chúng tôi ở điểm nào?", anh Đăng lại mô tả những tính năng của sản phẩm Y - một sản phẩm khác của công ty! Sau đó, bạn có thể nhờ một người bạn đóng vai NTD rồi tập trả lời phỏng vấn cho đến khi cảm thấy hoàn toàn tự tin.
Trong lúc phỏng vấn:
Bạn nên lắng nghe thật kỹ câu hỏi của NTD. Nếu gặp câu hỏi khó "trật tủ", bạn hãy hít một hơi thật sâu để trấn tĩnh rồi suy nghĩ cách trả lời. Thông thường, với những câu hỏi khó, NTD sẽ coi trọng cách ứng viên lập luận để trả lời hơn là nội dung của câu trả lời. Vì thế, bạn cứ trả lời theo cách bạn cho là hợp lý nhất. Chẳng hạn khi gặp câu hỏi "Làm thế nào để không bị máy quay sinh tố cắt nếu bạn đột nhiên bị biến thành nhỏ xíu và rơi vào trong máy?", bạn có thể trả lời "Tôi sẽ bám vào thành máy, gần cánh quạt vì nơi nguy hiểm nhất cũng là nơi an toàn nhất".
Tuy nhiên, trong phần lớn trường hợp, NTD sẽ đánh giá cao các câu trả lời đi thẳng vào vấn đề và chân thật. Nhiều ứng viên trả lời như được "lập trình" từ trước nên khi NTD hỏi cặn kẽ hơn, họ bị lúng túng ngay. Chị Linh Lan, Trưởng Phòng Nhân sự của AIG Life Việt Nam, cho biết chị đã từng gặp một ứng viên cho rằng mình có những điểm mạnh như là dễ dàng thích nghi với sự thay đổi, luôn tìm tòi, học hỏi và sáng tạo. Tuy nhiên, khi chị yêu cầu người này cho ví dụ cụ thể về khả năng ấy được thể hiện trong công việc thì anh ta lại lúng túng và trả lời: "Tôi không nhớ rõ!". Trả lời như thế thì ứng viên chắc chắn sẽ "mất điểm" trong mắt NTD.
Sau buổi phỏng vấn:
Bạn nên ghi lại những câu hỏi bạn không trả lời được hoặc trả lời không tốt để dành nghiên cứu. Lỡ như lần phỏng vấn này không đạt thì chúng sẽ hữu ích cho bạn trong những lần sau. Bên cạnh đó, hãy gửi NTD một lá thư cám ơn [3] (Thank you letter), trong đó bày tỏ sự cảm kích của bạn về buổi phỏng vấn và khẳng định lần nữa bạn rất muốn có công việc này. Lá thư này không thể cứu vãn được một cuộc phỏng vấn quá tệ nhưng có thể giúp bạn gây được ấn tượng tốt với NTD. Biết đâu sao này họ lại có cơ hội việc làm khác dành cho bạn!
Điều đáng sợ nhất đối với NTD chính là tuyển không đúng người cho công việc. Vì vậy, nếu NTD có dành những câu hỏi đầy thử thách cho ứng viên để kiểm tra khả năng xử lý vấn đề hay chịu đựng áp lực của họ thì cũng là chuyện bình thường. Chỉ cần bạn chuẩn bị thật chu đáo, giữ bình tĩnh, trả lời tự tin và đi thẳng vào vấn đề, thể hiện hết kỹ năng và sự đam mê công việc của mình thì phỏng vấn tuyển dụng sẽ không còn là ngọn núi "hiểm trở" đối với bạn nữa!
Tỏa sáng khi đi phỏng vấn - Phần 6: NTD suy nghĩ như thế nào về người hay nhảy việc?
Bất lợi của ứng viên hay nhảy việc
Có hai dạng ứng viên nhảy việc: dạng "nhảy cóc" (tiếng Anh là "leap frog") và ứng viên thay đổi công việc qua nhiều lĩnh vực khác nhau. Ứng viên "nhảy cóc" là ứng viên đổi việc "xoành xoạch" trong một thời gian ngắn ở cùng lĩnh vực, còn ứng viên dạng thứ hai thích "thử sức" mình qua qua nhiều lĩnh vực khác nhau.
(Tiếp theo phần 5 - NTD "kỵ" điều gì nhất ở ứng viên?) [2]
[3]
Đối với dạng ứng viên "nhảy cóc", NTD không đánh giá cao sự gắn bó và trung thành của ứng viên đối với công ty. Một ứng viên nhảy việc quá nhiều làm sao thuyết phục được với NTD rằng họ sẽ trung thành với công ty sau khi được tuyển dụng? Tuy nhiên, theo chị Trang, "Nếu ứng viên dạng "leap frog" nộp đơn ứng tuyển, chúng tôi vẫn dành cho họ cơ hội như các ứng viên khác. Điều chúng tôi quan tâm nhất vẫn là liệu ứng viên có đủ khả năng hoàn thành tốt công việc hay không. Dĩ nhiên, chúng tôi vẫn quan ngại sự trung thành của họ đối với công ty. Tuy nhiên, tôi cho rằng nếu ứng viên gặp đúng công việc mà họ mơ ước, cảm thấy hoàn toàn hài lòng với công việc này thì có lẽ tư tưởng "nhảy việc" của họ sẽ không còn nữa."
Đối với dạng ứng viên nhảy việc thứ hai, điều khiến NTD băn khoăn nhất vẫn là "Ứng viên này chuyên về lĩnh vực nào đây?" Đó là trường hợp của ứng viên A. Ứng viên này chuyển việc qua nhiều lĩnh vực hoàn toàn không có "dây mơ rễ má" gì với nhau: 5 năm trước làm trong lĩnh vực Tài chính, 2 năm sau làm Nhân sự, và thời gian gần đây làm Sales. Ứng viên này sẽ gặp bất lợi vì NTD sẽ đặt dấu chấm hỏi lớn về kiến thức và kinh nghiệm chuyên sâu của ứng viên, cũng như sự trung thành gắn bó của họ đối với công ty.
Bạn có nên che giấu những khoảng trống thời gian trong hồ sơ tìm việc?
Thông thường các ứng viên tìm mọi cách để không thể hiện những khoảng trống thời gian làm việc, vì họ không muốn NTD đặt dấu chấm hỏi về khoảng trống đó. Tuy nhiên, bạn đừng ngại nói thật với NTD, hãy thẳng thắn trình bày lý do: đó là khoảng thời gian bạn không tìm được việc làm mong muốn, công ty cũ của bạn giảm biên chế rất nhiều nhân viên, và bạn không may nằm trong số đó... Thông thường NTD không bắt ứng viên nói ra nguyên nhân vì sao họ có những khoảng trống này, nhưng nhiều ứng viên vẫn tìm cách che dấu nguyên nhân của những khoảng trống này. Theo chị Trang "Ứng viên không nên làm thế vì người phỏng vấn sẽ có cách để biết được sự thật đàng sau những khoảng trống thời gian này. Tôi đánh giá cao những ứng viên nói thật. Điều quan trọng vẫn là ứng viên có đủ khả năng để hoàn thành tốt công việc hay không mà thôi."
Tỏa sáng khi đi phỏng vấn - Phần 5: NTD "kỵ" điều gì nhất ở ứng viên?
Khi đi phỏng vấn, bạn cần tránh tất cả những lỗi khiến cho NTD "mất cảm tình" với bạn nhé. Sau đây là những điều khiến NTD "kỵ" nhất khi phỏng vấn ứng viên: (Tiếp theo phần 4 - NTD đánh giá cao ứng viên trên tiêu chí nào?) [2]
• "Nhắc khéo" NTD về sự quen biết với một nhân viên cấp cao trong công ty
Đây là điều mà NTD "kỵ" nhất. Một số ứng viên đã cố tình gây ấn tượng bằng cách "nhắc khéo" người phỏng vấn về mối quan hệ thân thiết của mình với một nhân vật "đinh" nào đó trong công ty, như "Anh A trưởng phòng nhân sự là anh rể của tôi" với hy vọng người phỏng vấn sẽ "nể mặt" mình. Thế nhưng, cách tiếp cận này sẽ cực kỳ gây phản cảm đối với NTD. Thói dựa dẫm vào uy tín của người khác sẽ khiến cho ứng viên đó tỏ ra kém cỏi và thiếu bản lĩnh trước mắt NTD.
• Liên tục hỏi về vấn đề lương bổng
Lương bổng là vấn đề quan trọng đối với ứng viên. Tuy nhiên, nếu ứng viên quá chú tâm về lương bổng và liên tục hỏi người phỏng vấn về đề tài này, ứng viên đó đã tự kéo tay người phỏng vấn đánh điểm thấp cho mình. Thực tế vẫn có nhiều ứng viên chỉ quan tâm đến lương bổng khi phỏng vấn, họ có thể hỏi điều này rất nhiều lần đến mức NTD nghĩ rằng họ đi làm chỉ vì tiền lương, và sẵn sàng nhảy việc ngay khi một công ty khác "chào mời" một mức lương cao hơn.
• Quá "rộng rãi" trong việc ban tặng lời khen
Bạn hãy nhớ điều này, NTD rất kỵ những ứng viên quá "rộng rãi" trong việc ban tặng lời khen với họ. Nhiều ứng viên vì vô tình hay hữu ý đã đưa ra những lời nhận xét về NTD đại loại như "Áo của anh/chị đẹp ghê. Chắc là hàng hiệu và đắt lắm!" hay "Ồ, tôi rất ấn tượng với màu son môi/kẹp tóc/mắt kính... của anh/chị." Thậm chí một giám đốc nhân sự đã ngượng "chín người" vì lời khen của một ứng viên "Ồ, trông anh thật là trẻ và đẹp trai!" Bạn hãy nhớ, NTD sẽ không đánh giá cao những ứng viên có những lời khen kiểu "lấy lòng" này đâu. Tốt nhất ứng viên đi thẳng vào đề tài phỏng vấn với NTD, đừng bao giờ đề cập đến những vấn đề "bên lề" đó.
• Phục trang không chuyên nghiệp
Một số ứng viên mặc quần jeans và áo pull đi phỏng vấn, hay tệ hơn nữa là quần jeans rách loe toe. Dĩ nhiên, ứng viên có thể ăn mặc khá thoải mái (casual) khi đi phỏng vấn ở một số ngành nghề đặc biệt (như ngành Quảng cáo). Chị Trang cho biết "Trang phục của ứng viên không cần phải cầu kỳ sặc sỡ, điều tôi mong đợi ở ứng viên chính là phục trang chuyên nghiệp, sạch sẽ và phẳng phiu. Nam giới có thể mặc quần tây và áo sơ mi. Nữ giới có thể mặc áo kiểu và váy, hoặc quần tây. Phục trang chuyên nghiệp sẽ khiến cho ứng viên tự tin trong buổi phỏng vấn, tôn vinh sự nghiêm túc và chuyên nghiệp của họ."
• Đến phỏng vấn trễ
Điều quan trọng mà mỗi ứng viên cần nhớ là đến dự phỏng vấn đúng giờ. Bạn đừng bao giờ để NTD phải đợi bạn. Đi phỏng vấn sớm trước 5-10 phút là một cách đơn giản giúp bạn không bị trễ phỏng vấn. Đi sớm một chút cũng sẽ giúp bạn không phải thở hào hển khi vào phòng phỏng vấn vì vừa thoát ra khỏi một vụ kẹt xe "kinh hoàng" ở ngoài phố. Còn nếu bạn lỡ đi phỏng vấn trễ, hãy lịch sự gọi điện ngay cho NTD và thông báo về sự trễ nãi này, thay vì để cho NTD phải chờ đợi bạn mỏi mòn.
• Không nhìn vào mắt người phỏng vấn
Nhiều NTD đồng ý rằng nếu ứng viên không nhìn vào mắt người phỏng vấn, đó là biểu hiện của sự không tự tin của ứng viên. Nếu chỉ có một người phỏng vấn bạn, hãy tự tin nhìn vào mắt người phỏng vấn này. Nếu có nhiều hơn một người phỏng vấn, bạn hãy chia sẻ ánh nhìn đều nhau cho cả nhóm phỏng vấn, đừng chỉ tập trung ánh nhìn vào người phỏng vấn chính của nhóm.
Trong mọi trường hợp, hãy tránh những biểu hiện tiêu cực sau: nhìn đâu đó lên trần nhà khi người phỏng vấn trao đổi với bạn (chắc bạn đâu muốn dò tìm chú thạch sùng nào trên đó phải không), hoặc ánh mắt không thể hiện sự nhiệt huyết, trông vô hồn xa xăm còn giọng nói thì đều đều như muốn ru ngủ NTD. Đặc biệt, dù bạn cảm thấy tự tin và hứng chí đến mức nào, bạn đừng lắc lư người quá nhiều nhé, vì bạn sẽ làm cho NTD "chóng mặt" đó.
• Ứng viên "quá xúc động"
Một số ứng viên trở nên quá xúc động khi đi phỏng vấn, họ thậm chí khóc lóc và kể lể với người phỏng vấn về những khó khăn cá nhân mà mình phải gánh vác. Có thể những ứng viên này chỉ muốn thổ lộ tâm sự của họ để vơi nhẹ những nổi khổ của mình. Tuy nhiên cách hành xử này sẽ khiến cho người phỏng vấn cảm thấy khó xử vì họ không có trách nhiệm với những khó khăn của ứng viên này.
Điều quan trọng bạn cần nhớ khi đi phỏng vấn: chứng minh được điều bạn có thể làm cho công ty, thay vì trông chờ vào sự trợ giúp của NTD.
Mời bạn xem tiếp Phần 6: NTD suy nghĩ như thế nào về người hay nhảy việc? [3]
Tỏa sáng khi đi phỏng vấn - Phần 4: NTD đánh giá cao ứng viên trên tiêu chí nào?
Chị Trang chia sẻ "Kỹ năng mềm ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của nhân viên. Và trong số các kỹ năng mềm, tôi đánh giá cao nhất kỹ năng giao tiếp (communications skills) của ứng viên. Dựa vào đó tôi sẽ quyết định ứng viên có phù hợp hay không." Vì sao kỹ năng giao tiếp đóng vai trò quan trọng như vậy? (Tiếp theo phần 3 - Quy trình phỏng vấn ở các công ty quốc tế [2])
Kỹ năng giao tiếp là khả năng ứng viên thể hiện ý tưởng mạch lạc và dễ hiểu. Điều này đóng vai trò rất quan trọng vì nếu ứng viên không thể trình bày rõ ràng, dễ hiểu và trôi chảy ý tưởng của mình, làm sao họ có thể diễn tả để đồng nghiệp có thể hiểu và cùng thực hiện công việc chung?
Kỹ năng giao tiếp được đánh giá qua cách ứng viên trình bày với người phỏng vấn về quá trình làm việc và thành tích của mình. Có 2 lỗi lớn mà ứng viên thường mắc phải:
• Không nêu được bức tranh tổng thể về quá trình làm việc
Đây là lỗi rất thường gặp ở những ứng viên chỉ lo trình bày về một kinh nghiệm hay thành tích nào đó mà họ "tâm đắt" nhất, khiến cho NTD không nắm được bức tranh tổng thể về quá trình làm việc của họ. Điều này sẽ càng bất lợi nếu người phỏng vấn không đặt thêm câu hỏi nào để khơi gợi ứng viên nói rõ hơn về thành tích và kinh nghiệm của họ.
Lời khuyên dành cho bạn: hãy nêu lên bức tranh tổng thể về quá trình làm việc của bạn trước khi đi vào mô tả chi tiết từng kinh nghiệm hoặc thành tích của mình.
• Trình bày dài dòng và lan man, hoặc trình bày không đầu không đuôi
Cách trình bày dài dòng lê thê sẽ khiến cho người phỏng vấn bị "lạc lối" và không hiểu ứng viên muốn nói gì. Tệ hơn, nếu ứng viên trình bày không đầu không đuôi, đó là dấu hiệu cho thấy ứng viên không có óc tổ chức và khả năng diễn đạt, điều mà bất kỳ NTD nào cũng e dè.
Lời khuyên dành cho bạn: Hãy đi thẳng vào vấn đề chính cần trình bày, nếu không NTD sẽ không còn kiên nhẫn để ngồi nghe bạn trình bày, hoặc bạn sẽ làm cho NTD hiểu sai nội dung bạn muốn trình bày. Nếu bạn mắc tật nói "vòng vo tam quốc" này, vẫn có phương thuốc chữa trị: trước khi đi phỏng vấn, hãy viết ra các ý chính cần trình bày theo kiểu gạch đầu dòng, trước khi bạn đi sâu mô tả chi tiết cho từng mục chính.
Ngoài ra, các ứng viên sau sẽ được NTD đánh giá cao vì họ thể hiện được bản lĩnh và sự quan tâm thực sự đến vị trí tuyển dụng:
• Ứng viên tự tin, có chính kiến và lập trường vững chắc
NTD đánh giá rất thấp các ứng viên không có lập trường vững chắc, không có chính kiến và sẵn sàng bằng lòng vô điều kiện với mọi ý kiến của sếp. "Tôi thường đánh rớt các ứng viên 'Yes-man' này vì họ thường không có sáng kiến hay khả năng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả," chị Trang cho biết.
Lời khuyên cho bạn: Hãy thể hiện sự tự tin của bạn. Hãy lắng nghe NTD và không ngừng phân tích để đưa ra những nhận xét xác đáng nhất. Hãy nêu lên quan điểm của riêng bạn, quan điểm đó có thể khác với quan điểm của NTD. Bạn đừng sợ điều đó sẽ làm cho người phỏng vấn phật lòng.
• Ứng viên hiểu rõ về công ty tuyển dụng
Các ứng viên đi phỏng vấn với hành trang kiến thức về công ty tuyển dụng sẽ được NTD đánh giá cao. Hiểu biết thấu đáo về công ty tuyển dụng là biểu hiện về sự nghiêm túc của ứng viên đối với công việc, cho thấy ứng viên thực sự muốn làm việc với công ty. Hiểu biết thấu đáo về công ty cũng là tiền đề để ứng viên có thể thích nghi với môi trường mới khi được tuyển dụng.
Lời khuyên dành cho bạn: hãy truy cập trang web của công ty để tìm hiểu về lĩnh vực hoạt động của công ty, các sản phẩm và/hay dịch vụ chính của công ty trên thị trường, thị phẩn của công ty, nhà máy sản xuất (nếu có), các văn phòng chính của công ty... Bạn cũng có thể hỏi những người thân quen đang làm việc trong công ty để tìm hiểu về cơ cấu tổ chức công ty, đặc biệt là văn hóa công ty, để biết mình có phù hợp với môi trường làm việc đó hay không. Ngoài ra, các tạp chí, bản tin, hồ sơ giới thiệu về công ty (brochure) cũng là nguồn thông tin quý báu để bạn tìm hiểu về công ty mà mình mong muốn được làm việc và gắn bó lâu dài.
Tỏa sáng khi đi phỏng vấn - Phần 3: Quy trình phỏng vấn ở công ty quốc tế
Created 06/19/2008 - 14:35
Là ứng viên đi tìm việc, hẳn bạn rất quan tâm đến quy trình phỏng vấn ở một công ty quốc tế? Bạn muốn biết nhà tuyển dụng (NTD) thường mong đợi điều gì ở ứng viên, những lỗi của ứng viên bị NTD liệt vào hàng "nghiêm trọng" khiến họ mất hoàn toàn cơ hội được tuyển chọn? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây trích đăng từ cuộc phỏng vấn với chị Võ Minh Trang - Quản Lý Nhân Sự, Phụ trách Nguồn Nhân Lực công ty British American Tobacco Vietnam.
Quy trình phỏng vấn gồm các bước chính nào?
Nếu bạn biết rõ quy trình phỏng vấn ở một công ty, bạn đã đi trước một bước trong khâu chuẩn bị để cuộc phỏng vấn với NTD diễn ra thành công. Nếu bạn bị mơ hồ về mục tiêu của các vòng phỏng vấn, bạn sẽ bị động trong việc chuẩn bị những kiến thức và chiến thuật cần thiết để chứng minh với NTD mình là ứng viên phù hợp nhất.
Riêng công ty BAT có 2 quy trình phỏng vấn dành cho 2 nhóm ứng viên: ứng viên ở cấp nhân viên (junior) và ứng viên cấp quản lý (senior).
Ứng viên cấp nhân viên sẽ trải qua 2 vòng tuyển dụng: kiểm tra trắc nghiệm khả năng (Ability test) và phỏng vấn với đại diện phòng Nhân sự và người quản lý trực tiếp (line manager). Ứng viên sẽ làm bài trắc nghiệm khả năng trong khoảng một tiếng rưỡi, bằng các bài trắc nghiệm kỹ năng lập luận lô gic (numerical reasoning and verbal reasoning skills).
Quy trình tuyển dụng dành cho ứng viên cấp quản lý - manager sẽ gồm nhiều bước hơn: phỏng vấn với phòng HR, phỏng vấn với quản lý trực tiếp (line manager), đánh giá năng lực của ứng viên (Accessment Center, thường kéo dài khoảng nửa ngày), và kiểm tra trắc nghiệm khả năng của ứng viên (Ability test).
Dĩ nhiên, trong cả 2 quy trình phỏng vấn trên, các bước chính có thể linh động thay đổi cho nhau, không nhất thiết bước này có trước bước kia, nghĩa là bạn có thể làm trắc nghiệm khả năng trước khi dự phỏng vấn với phòng HR.
Tiêu chí nào để NTD quyết định tuyển chọn ứng viên?
Bạn có đoán được NTD dựa vào tiêu chí nào để quyết định tuyển hay không tuyển một ứng viên? Kinh nghiệm làm việc của anh ta? Dĩ nhiên kinh nghiệm đóng vai trò rất quan trọng, nhưng... không phải là câu trả lời chính xác. Trình độ học vấn, kỹ năng của ứng viên? Cả hai đều rất quan trọng, nhưng... cũng không phải. Yếu tố quyết định chính là khả năng thực sự của ứng viên và khả năng này phải phù hợp với nhu cầu tuyển dụng.
Chị Trang cho biết "Nhiều ứng viên có hồ sơ trông rất phù hợp với vị trí tuyển dụng. Thế nhưng khi chúng tôi bắt đầu phỏng vấn, một số ứng viên đã để lộ khả năng thực sự của họ không đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng. Nếu ứng viên không chứng minh được khả năng của họ phù hợp với vị trí ứng tuyển thì tôi sẽ kết thúc cuộc phỏng vấn sớm hơn."
Lời khuyên dành cho bạn: Để "trăm trận trăm thắng", bạn cần nhớ: tất cả thông tin về kinh nghiệm làm việc, học vấn, kỹ năng và thành tích trình bày trong hồ sơ của bạn dĩ nhiên đóng vai trò rất quan trọng. Nhưng nếu bạn không chứng minh được những kinh nghiệm, kỹ năng và học vấn đó phù hợp với vị trí tuyển dụng thì bạn sẽ không đạt được công việc mình hằng mơ ước.
Bạn đã thực sự hiểu rõ yêu cầu công việc và chính mình?
Khó khăn lớn nhất mà NTD gặp phải là nhiều ứng viên đi phỏng vấn nhưng không hề hiểu rõ các yêu cầu công việc, và họ cứ "vô tư" nộp đơn ứng tuyển. Chỉ đến khi bước vào phòng phỏng vấn, NTD mới phát hiện ứng viên đã không đọc kỹ bảng mô tả công việc (Job description) và khả năng thực sự của ứng viên còn cách xa rất nhiều so với yêu cầu tuyển dụng.
Điều đó làm NTD mất rất nhiều thời gian để lọc ra ứng viên thực sự phù hợp với vị trí tuyển dụng. Vì vậy để tiết kiệm thời gian cho cả ứng viên và NTD, bạn nên đọc thật kỹ bảng mô tả công việc để hiểu rõ yêu cầu của công việc.
Lời khuyên dành cho bạn: Một mình chức danh (job title) không thể diễn đạt đầy đủ bản chất của công việc, và với một vị trí tuyển dụng có chức danh giống nhau, các công ty sẽ có những yêu cầu công việc hoàn toàn khác nhau. Ví dụ vị trí Trade Marketing Executive (Nhân viên tiếp thị thương mại) ở BAT có những yêu cầu rất khác biệt so với vị trí này ở các công ty khác do đặc thù về lĩnh vực hoạt động của công ty.
Ngoài ra, một số ứng viên cho biết họ nộp đơn dự tuyển vào một vị trí vì "Tôi rất thích công việc này". Dĩ nhiên bạn ứng tuyển vào một vị trí nào đó là vì bạn yêu thích công việc ấy. Nhưng bạn cần phân biệt rạch ròi điều này: điều bạn thích sẽ chỉ thực hiện được khi bạn thực sự có khả năng làm công việc ấy. Ví dụ, bạn rất thích làm nhân viên PR (Public Relations hay Giao tế cộng đồng). Thế nhưng bạn thậm chí không có khả năng giao tiếp tốt bằng tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của mình, hoặc bạn là người có tính hướng nội và không tự tin trong việc xây dựng mối quan hệ với những người xung quanh. Trong trường hợp đó, bạn hãy khoan nộp đơn ứng tuyển vào vị trí này.
Lời khuyên dành cho bạn: Đọc thật kỹ bảng mô tả công việc thay vì chỉ đọc qua loa chức danh (Job title) của công việc đó. Nếu bạn không hiểu rõ yêu cầu công việc, hãy chủ động gọi điện cho NTD để biết chắc mình không nộp đơn ứng tuyển "nhầm", điều làm cho cả bạn và NTD mất thời gian.
Để tỏa sáng trong buổi phỏng vấn
Chào các bạn, tôi là Chris Harvey, Tổng giám đốc công ty Vietnamworks. Tôi rất vui khi thấy xu hướng tìm việc ở Việt Nam ngày càng trở nên năng động và người tìm việc đã biết áp dụng những 'công nghệ và kỹ năng' mới nhất. Tuy nhiên, với nhiều năm kinh nghiệm phỏng vấn ứng viên ở cương vị là nhà tuyển dụng (NTD) và người quản lý cấp cao; tôi rất muốn nhấn mạnh những kỹ năng cơ bản mà ứng viên cần có để buổi phỏng vấn với NTD thành công. Làm được điều đó, bạn có đến 90% cơ hội vượt trội hơn đối thủ.
Ở VietnamWorks, chúng tôi MUỐN bạn đạt được công việc mà mình mơ ước. Nhưng hãy nhớ rằng NTD sẽ không quan tâm là bạn giỏi giang, thông minh và tài năng như thế nào nếu bạn không tạo được ấn tượng ban đầu tốt đẹp, hoặc không thể trình bày về năng lực của mình một cách thuyết phục. Tôi rút ra cho mình 8 nguyên tắc vàng sau đây và rất vui được chia sẻ với các bạn.
1. Đến sớm 10 phút
Để tạo ấn tượng tốt đẹp với NTD, tôi muốn nhấn mạnh điều quan trọng này: luôn đến nơi phỏng vấn sớm ít nhất là 10 phút. Nếu bạn không đến sớm, nghĩa là bạn trễ nải. Ấn tượng của NTD sẽ hết sức tiêu cực, họ sẽ nghĩ rằng "Ứng viên đến phỏng vấn trễ thế này thì sẽ tiếp tục trễ nải cho những việc khác nữa". và "có lẽ anh ta chẳng quan tâm lắm đến công việc này".
Bạn hãy nhớ: sẽ không có cơ hội thứ hai để bạn tạo ấn tượng ban đầu tốt đẹp này.
2. Ăn mặc chuyên nghiệp
Phục trang lịch sự và tươm tất là bằng chứng cho thấy bạn hiểu rõ cách ăn mặc và giao tiếp lịch thiệp trong một môi trường chuyên nghiệp. Bạn cần kiểm tra lại xem tổng thể mình có "được mắt" không, trang phục có gọn gàng và chuyên nghiệp không? Điều này rất quan trọng: đừng bao giờ đi phỏng vấn trong "phục trang" quần jeans và áo thun, hay đại loại như thể bạn chuẩn bị đi pic nic vào cuối tuần.
3. Hãy thể hiện sự nhiệt thành
Giống như mọi NTD mà tôi biết, tôi chẳng thích làm việc với những người buồn bã hay có tính khí cục cằn. Với NTD, ứng viên cần thể hiện sự nhiệt thành và niềm vui làm việc bằng nụ cười tươi của mình. Hãy thể hiện với NTD sự nhiệt thành đó: chào hỏi và mỉm cười với mọi người ngay khi bạn bước vào công ty phỏng vấn.
4. Mang theo 5 bản hồ sơ tìm việc của bạn
Từ kinh nghiệm thực tế, đôi khi tôi không có hồ sơ tìm việc của ứng viên trong tay bởi vì tôi quá bận rộn với công việc hoặc vì máy in bị trục trặc. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị ít nhất là 5 bộ hồ sơ tìm việc, đựng trong bìa hồ sơ thật đẹp và chuyên nghiệp. Từ khi tôi đến Việt Nam, tôi đã phỏng vấn ít nhất là 100 ứng viên nhưng chỉ có 2 trong số đó thực hiện điều đơn giản này. Đây là một cách dễ dàng giúp bạn nổi bật hơn hàng trăm ứng viên khác. Thật đơn giản biết bao!
5. Tìm hiểu kỹ về công việc và công ty ứng tuyển
NTD sẽ thật sự thất vọng khi ứng viên chẳng dành một chút thời gian nào để tìm hiểu về công việc hay công ty. Nếu bạn không biết gì về công việc hay công ty tuyển dụng, làm sao bạn có thể trả lời những câu hỏi như "Tại sao anh muốn làm việc ở đây?", hay "Tại sao anh là ứng viên phù hợp nhất cho công việc này?". Không có gì khó khăn cả: bạn chỉ cần dành 15 phút tìm hiểu website của công ty, điều đó sẽ giúp bạn hiểu rõ hoạt động của doanh nghiệp. Tiếp theo bạn hãy đọc mô tả công việc thật nhiều lần và tự trình bày lý do vì sao bạn là ứng viên lý tưởng cho vị trí này.
6. Cho biết bạn giúp được gì cho NTD, chứ không phải NTD làm được gì cho bạn
Tôi có thể đoán chắc với bạn một điều: tất cả các NTD, trong đó có tôi, rất muốn biết bạn sẽ giúp NTD giải quyết các vấn đề của công ty họ như thế nào và sẽ không quan tâm họ có thể giúp giải quyết vấn đề của bạn hay không. Vì vậy, hãy cho NTD thấy với kỹ năng và kinh nghiệm của mình, bạn sẽ đóng góp được gì cho công ty.
Nếu NTD hỏi bạn "Vì sao bạn muốn làm công việc này?", hãy dùng một ví dụ minh họa cho biết bạn có thể giúp được gì cho NTD thay vì hỏi công ty có thể làm được gì cho bạn. Tôi đã từng nhận một câu trả lời chẳng hay chút nào "Tôi muốn làm công việc này vì nó cho tôi mức lương cao hơn mức lương ở công ty cũ". Bạn hoàn toàn có thể đưa ra một câu trả lời hay hơn nhiều "Tôi muốn làm công việc này vì tôi thích viết quảng cáo tiếp thị. Tôi nghĩ mình có thế mạnh trong lĩnh vực này. Kinh nghiệm và kiến thức của tôi giúp tôi tin mình có đủ khả năng phù hợp với vị trí này".
Trước khi đi phỏng vấn bạn nên dành thời gian suy nghĩ cách trả lời câu hỏi này. Hãy cho NTD thấy bạn có thể giúp họ giải quyết vấn đề họ đang gặp phải.
7. Hãy thể hiện lòng đam mê công việc của bạn
David Beckham có ghét bóng đá không? Chắc chắn không. Bill Gates có ghét máy tính không? Dĩ nhiên không. Cả David Beckham và Bill Gates là những người rất giỏi ở lĩnh vực của họ vì họ đam mê những gì mình làm.
Bạn sẽ khó thành công trong một công việc nếu bạn không có sự đam mê đích thực. Khi tôi phỏng vấn, tôi luôn tìm kiếm người có đam mê với công việc. Ví dụ, nếu đó là ứng viên trong lĩnh vực thiết kế, tôi sẽ quan sát xem gương mặt ứng viên có ngời sáng khi anh ta mô tả kế hoạch tạo ra một thiết kế độc đáo hay không. Tôi sẽ đánh giá liệu ứng viên có đầu tư thời gian và tâm huyết của mình vào công việc, và có tự hào về nó? Nếu anh ta không thể hiện điều đó, tôi sẽ đắn đo khi quyết định tuyển ứng viên này.
Nếu bạn không đam mê công việc mình đang làm, tôi khuyên bạn nên chuyển nghề sang lĩnh vực khác mà mình thực sự yêu thích. Còn nếu bạn đam mê công việc của mình, hãy thể hiện điều đó trong buổi phỏng vấn và cho biết lý do bạn chọn nghề nghiệp này.
8. Gửi thư cảm ơn
Gửi email cảm ơn NTD vì đã dành thời gian phỏng vấn bạn cho thấy bạn hiểu rõ cách hành xử chuyên nghiệp. Hãy viết một thông điệp ngắn gọn cho NTD, nói rằng bạn rất thích công việc này. Dĩ nhiên, gửi thư cảm ơn chẳng thể cứu vãn được một cuộc phỏng vấn quá tệ, nhưng sẽ giúp bạn được NTD chú ý trong số hàng trăm ứng viên khác.
Tôi hy vọng bạn thấy những chia sẻ này hữu dụng. Hàng tháng, tôi sẽ rất vinh dự nếu tiếp tục được chia sẻ về những chủ đề khác nữa. Hãy cho tôi biết bạn thích chủ đề gì, và hãy gửi câu hỏi cho tôi qua email [email protected]. Tôi rất mong nhận được phản hồi của các bạn.
Các bạn cũng có thể tìm kiếm những chia sẻ tương tự tại chuyên mục Tư vấn nghề nghiệp [2] trên trang Vietnamworks.com. Đó là những tư vấn bổ ích cho bạn khi đi tìm việc hay trong công việc hàng ngày ở công ty.
Tỏa sáng khi đi phỏng vấn - Phần 1: Đọc suy nghĩ của NTD
Created 04/09/2008 - 11:32
Có bao giờ bạn tự hỏi nhà tuyển dụng (NTD) làm gì sau khi nhận hồ sơ tìm việc của ứng viên? NTD dựa vào những tiêu chí nào để đánh giá ứng viên? Và vì sao một ứng viên được NTD quyết định chọn trong số hàng chục ứng viên sáng giá khác? Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn giải tỏa được những thắc mắc này.
1. NTD thường tuyển nhân viên bằng cách nào?
Nhiều công ty chọn các trang web việc làm để đăng tuyển hoặc tìm ứng viên phù hợp vì kết quả nhanh chóng và quy trình thuận lợi. Tuy nhiên, có không ít NTD thích sử dụng các trang web kết nối cộng đồng (networking) như LinkedIn hay Facebook để "đãi cát tìm vàng" cho công ty. Họ cũng thích dùng danh sách ứng viên "tuyển" của mình để chọn người tài hơn là thông qua các dịch vụ tuyển dụng truyền thống khác.
Trưởng bộ phận nhân sự của một công ty FMCG nổi tiếng cho biết, chị không đăng tuyển dụng trên bất kỳ kênh tuyển dụng nào. Chị chỉ tin tưởng vào danh sách ứng viên mà mình "dày công sưu tầm" trong suốt 10 năm làm việc trong lĩnh vực nhân sự, và chỉ tuyển những ứng viên được giới thiệu trực tiếp. Điều đó cho thấy ngoài việc đăng hồ sơ và tìm việc trên các trang việc làm, ứng viên cần năng động hơn trong việc thiết lập tốt mạng lưới quan hệ, để có thật nhiều cơ hội nghề nghiệp.
2. NTD thường chú trọng điều gì nhất?
Các NTD cho biết họ không thể chấp nhận "những hồ sơ tìm việc đầy lỗi chính tả, cấu trúc không rõ ràng", hay "mục tiêu nghề nghiệp lu mờ, không thể hiện được ứng viên muốn gì." Họ nói rằng một hồ sơ được viết và trình bày tốt (dù kinh nghiệm của ứng viên chưa hoàn toàn thỏa mãn yêu cầu công việc) vẫn khiến họ chú ý nhiều hơn một hồ sơ trình bày "lem nhem" của một ứng viên có năng lực.
Bạn có biết NTD có thể nhận đến hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn hồ sơ tìm việc mỗi ngày. Chính vì thế, bạn cần tạo một hồ sơ thật ấn tượng, chuyên nghiệp và thuyết phục với những thành tích nổi bật để "đánh bật" những ứng viên nặng ký khác. Vì vậy, bạn đừng là "Ngọc trong đá" nhé, hãy để tài năng của mình tỏa sáng với cách trình bày sáng sủa, mạch lạc.
3. NTD không đánh giá cao các ứng viên nhảy việc.
Nhiều NTD không đánh giá cao những "chuyên gia nhảy việc" vì xem đó là dấu hiệu báo trước ứng viên không có ý định "trụ" lại lâu dài với công ty. Các ứng viên hay nhảy việc có thể là người tài đấy, nhưng NTD sẽ khá e dè khi tuyển những nhân tài hay "đổi thay" này. Vì vậy nếu bạn là người thay đổi công việc thường xuyên, bạn nên khéo léo trình bày với NTD rằng những thay đổi đó đến từ những lý do khách quan: bạn phải chuyển nơi cư ngụ theo chồng/vợ/gia đình, bạn có một khoảng thời gian đi học xa, bạn muốn thử thách mình trong một lĩnh vực mới phù hợp với năng lực của bạn hơn... Dù "thực hư" ra sao chăng nữa, bạn phải trình bày điều đó thật thuyết phục với NTD.
Dĩ nhiên, ứng viên có thể thay đổi việc một đôi lần trong một thời gian nào đó, nhưng NTD không thể chấp nhận một ứng viên nhảy việc đến 4, 5 lần trong một năm. Đừng bao giờ nói với NTD rằng bạn đổi việc vì mong muốn một mức lương tốt hơn. Hãy nói rằng bạn yêu thích công việc ứng tuyển và mong muốn góp một phần công sức cho sự phát triển chung của công ty.
4. NTD thử thách ứng viên như thế nào?
NTD thường sử dụng các câu hỏi tình huống để xác định ứng viên phù hợp. Họ sẽ hỏi bạn cách xử lý một tình huống khó đã xảy ra trong công việc trước đây. NTD cũng có thể đưa ra một tình huống nan giải và yêu cầu bạn giải quyết vấn đề. Trong trường hợp đó, hãy sử dụng phương pháp S.A.R. (Situation - Action - Result) để tìm ra phương án tốt nhất.
Bạn không nên "vòng vo tam quốc", hãy sử dụng kinh nghiệm làm việc của mình để trả lời câu hỏi của NTD. Nêu bật thành tích và kỹ năng của bạn thôi vẫn chưa đủ, bạn cần khéo léo để vượt qua các bẫy của NTD.
5. Ứng viên cần tìm hiểu gì trước khi đi phỏng vấn?
Google có thể hỗ trợ bạn đắc lực trong việc tìm hiểu thông tin về NTD tương lai. Ngoài việc tìm hiểu về website công ty, bạn có thể tham khảo các bài viết về NTD đăng trên báo chí, các chương trình marketing giới thiệu sản phẩm mới, các thông cáo báo chí, báo cáo tài chánh của công ty. Nhờ đó, bạn sẽ hình dung được quy mô và tầm cỡ hoạt động của công ty.
Ngoài ra, đừng bao giờ đến buổi phỏng vấn mà không có chút thông tin "lận lưng" nào về vị trí ứng tuyển. NTD không bao giờ ấn tượng tốt với những ứng viên này.
6. Mức lương thích hợp
NTD luôn căn cứ vào khả năng và kinh nghiệm của ứng viên để đưa ra mức lương phù hợp. Chính vì thế, bạn nên nêu bật những thành tích nổi bật của mình để thuyết phục với NTD về mức lương mong muốn.
Cách tốt nhất là bạn căn cứ vào mức lương (và "bổng") hiện tại của bạn để đề ra mức lương phù hợp. Nhiều ứng viên chỉ chú trọng vào mức lương cơ bản, không cân nhắc cơ hội đào tạo, chế độ bảo hiểm y tế, hay thời gian nghỉ lễ trong năm. Tiền tuy quan trọng, nhưng bạn cũng nên cân nhắc đến những lợi ích khác. Ví dụ, công việc mới cho phép bạn làm việc gần nhà, lại được thêm 10 ngày nghỉ lễ hàng năm hẳn sẽ làm bạn hài lòng dù khoản lương không cao cũng không thấp phải không?
Tỏa sáng khi đi phỏng vấn - Phần 2: Thủ thuật thu hút Nhà tuyển dụng
Created 04/18/2008 - 10:35
"Tim đập chân run" là tình trạng chung của đa số ứng viên khi bắt đầu một cuộc phỏng vấn. Nhưng nếu căng thẳng quá mức, bạn sẽ không thể chứng minh "bản lĩnh" của mình đối với nhà tuyển dụng (NTD). Bạn chỉ cần chú ý một số bí quyết đơn giản sau để không bỏ lỡ cơ hội "lọt vào mắt xanh" của NTD
Đừng liệt kê, hãy chứng minh
Ngồi đối diện với bạn là người phỏng vấn. Họ muốn nghe gì từ bạn? Rõ ràng ngoài trách nhiệm công việc, NTD rất muốn nghe những thành tích mà bạn đã đạt được trong công việc trước đây. Nếu NTD hỏi "Anh/chị đã từng quản lý bao nhiêu nhân viên?" đừng đưa ngay con số chính xác. Hãy "đánh bóng" khả năng lãnh đạo của bạn với câu trả lời chi tiết hơn "Ở IBM, tôi quản lý 35 nhân viên. Không chỉ quản lý công việc của nhân viên, tôi còn chịu trách nhiệm tuyển dụng, hướng dẫn và đào tạo nhân viên mới để giúp họ thích nghi với môi trường làm việc. Ngoài ra, tôi còn quyết định mức lương, thưởng cho mỗi nhân viên. Bộ phận chúng tôi đã góp phần tăng doanh số công ty lên 35% chỉ trong vòng một năm."
Biến "không thể" thành "có thể"
Bạn sẽ trả lời như thế nào nếu NTD hỏi bạn có biết sử dụng Excel thành thạo hay không trong khi bạn thấy thiếu tự tin khi sử dụng phần mềm này? Đừng lắc đầu bảo không ngay lập tức! Hãy nêu những kỹ năng tương tự mà bạn có để "bù đắp" cho khiếm khuyết này. "Tôi có thể sử dụng phần mềm Lotus, vì thế tôi tin mình có thể nhanh chóng sử dụng thành thạo Microsoft Excel." Mặc dù thành thật "thú nhận" nhưng bạn sẽ không mất điểm vì đã chứng minh được với NTD về ý chí sẵn sàng học hỏi của bạn.
Sử dụng cách trình bày "diễn dịch"
Hãy dùng cách trình bày "diễn dịch" để mô tả thật chính xác và ấn tượng những thành tích của bạn. Nếu NTD yêu cầu bạn chứng minh khả năng quản lý dự án, hãy cho biết bạn có kinh nghiệm này ở những chức vụ nào, nắm giữ những trọng trách gì vv... Sau đó, bạn sẽ đi sâu mô tả cách thực hiện dự án đó, những thành tích mà bạn đã đạt được, nguồn nhân lực bạn đã quản lý, cách phân công công việc và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án.
Luôn ghi nhớ: bạn đã vượt qua vòng phỏng vấn đầu tiên
Bạn đã trải qua vòng phỏng vấn đầu tiên với NTD. Và giờ đây bạn đang ngồi trong phòng phỏng vấn, trước mặt bạn là chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc tài chánh. Bạn hồi hộp quá và mồ hôi bắt đầu rịn ra trên trán. Bạn đừng quá căng thẳng. Hãy hít thở thật sâu để lấy lại bình tĩnh và trấn an rằng bạn đã vượt qua được vòng phỏng vấn đầu tiên. Giờ đây, chính những nhân vật quan trọng hàng đầu đang muốn phỏng vấn bạn. Làm thế nào bạn được những nhân vật then chốt này phỏng vấn? Chỉ có một lý do duy nhất: bạn là một ứng viên sáng giá, khiến các sếp dành thời gian để nói chuyện trực tiếp. Vì thế, đây chính là lúc bạn tự tin thể hiện bản lĩnh của mình.
"Đi trước một bước..."
Buổi phỏng vấn sắp kết thúc, thế nhưng bạn vẫn chưa giới thiệu được kinh nghiệm "ruột" của mình do bạn đã "lỡ" quên trình bày với NTD. NTD cũng có thể không hỏi sâu về một kỹ năng mà bạn rất tâm đắc như "quản lý các kênh phân phối". Trong trường hợp đó, bạn hãy chủ động "đề cao" khả năng làm việc của mình. Hãy tranh thủ ngay khi NTD vừa dừng lời để trình bày "Trước khi kết thúc buổi phỏng vấn, tôi muốn nói thêm về kỹ năng quản lý các kênh phân phối sản phẩm. Tôi nghĩ đây là kinh nghiệm giúp Quý công ty xác định kỹ năng của tôi xem có phù hợp với vị trí này hay không..." Bạn cần đi trước NTD một bước để chứng tỏ giá trị thật sự của mình.
Hầu hết các cuộc phỏng vấn sẽ làm ứng viên căng thẳng và hồi hộp. Tuy nhiên, đó là "một phần tất yếu" trong quá trình "săn việc". Nếu biết cách kiểm soát một cuộc phỏng vấn, bạn sẽ nắm trong tay cơ hội tìm được công việc bạn hằng mơ ước.
[2]Bài viết kế tiếp [3] sẽ trình bày một số lỗi nghiêm trọng mà các ứng viên mắc phải khi đi phỏng vấn. Bài viết được thực hiện theo nội dung buổi phỏng vấn của VietnamWorks với một trong những nhà tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro