Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Chương 7: Tài chính quốc tế

Câu 1: : Tài chính quốc tế là gì? Phân tích vai trò của tài chính quốc tế.

TCQT là tổng thể các quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị giữa các chủ thể của quốc gia này với các chủ thể của quốc gia khác thông qua việc tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ thể đó trong các quan hệ kinh tế quốc tế.

*Vai trò của tài chính quốc tế:

- Củng cố thúc đẩy hợp tác, hội nhập quốc tế cũng như tình đoàn kết, hoà bình và hữu nghị giữa các quốc gia, các dân tộc.

- Cho phép khai thác tiềm năng thế mạnh của mỗi nước để tạo ra sự phát triển chung của các nước và sự thúc đẩy từ bên ngoài.

Các quốc gia nghèo và chậm phát triển thì vấn đề tranh thủ nguồn vốn nước ngoài càng cần phải coi trọng thông qua việc mở rộng quan hệ tài chính quốc tế thông qua các hình thức: vay nợ quốc tế, viện trợ quốc tế, đầu tư quốc tế, tham gia vào thị trường vốn quốc tế...

- Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tự nhiên và xã hội, đặc biệt là nguồn lực tài chính.

Sự mở rộng và phát triển của TCQT cho phép các nguồn tài chính có khả năng lưu chuyển dễ dàng giữa các quốc gia, tạo điều kiện cho các chủ thể ở mỗi quốc gia có cơ hội giải quyết những khó khăn tạm thời về nguồn tài chính.

- Nâng cao mức sống và cải thiện môi trường cộng đồng quốc tế.

+ Chu chuyển hàng hóa diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn

+ Người dân được lựa chọn sử dụng những sản phẩm đa dạng có chất lượng tốt và giá thành rẻ hơn

- Thúc đẩy các nền kinh tế quốc gia nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

Câu 2: Tài chính quốc tế là gì? Trình bày các đặc trưng của tài chính quốc tế.

*Khái niệm: TCQT là tổng thể các quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị giữa các chủ thể của quốc gia này với các chủ thể của quốc gia khác thông qua việc tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ thể đó trong các quan hệ kinh tế quốc tế.

*Các đặc trưng của tài chính quốc tế:

1) Rủi ro hối đoái:

- Tỷ giá hối đoái chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau như:

+ Mức độ lạm phát của các đồng tiền của các quốc gia,

+ Quan hệ cung - cầu tiền tệ trên thị trường...

- Khi tỷ giá thay đổi thì lợi ích của các chủ thể tham gia quan hệ tài chính quốc tế cũng bị ảnh hưởng, đặc biệt là trong lĩnh vực ngoại thương và đầu tư nước ngoài.

+ Đối với một quốc gia, khi tỷ giá hối đoái cao có tác dụng khuyến khích xuất khẩu nhưng lại hạn chế nhập khẩu và ngược lại.

+ Trong hoạt động đầu tư nước ngoài, sự biến động đột ngột của tỷ giá khiến cho giá trị tài sản và vốn tính theo đồng tiền quốc gia của nhà đầu tư cũng biến động theo.

2) Rủi ro chính trị: bao gồm những thay đổi của các quốc gia về chính sách, chế độ quản lý kinh tế hay các thay đổi hoặc biến động chính trị, xã hội.

- Các thay đổi trong luật về độc quyền, thuế quan, hạn ngạch, về chế độ quản lý ngoại hối, chính sách trưng thu hay tịch biên tài sản trong nước do người nước ngoài nắm giữ sẽ dẫn đến quyền lợi của những người đầu tư nước ngoài bị ảnh hưởng.

- Xảy ra các cuộc cách mạng đảo chính, chính phủ mới có thể thay đổi các chính sách quản lý kinh tế dẫn đến các rủi ro cho các chủ thể đầu tư nước ngoài.

- Chiến tranh hoặc xung đột sắc tộc... cũng là một bất lợi cho các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh trong môi trường đó.

3) Môi trường quốc tế mở ra nhiều cơ hội: Môi trường kinh doanh quốc tế mở ra nhiều cơ hội kinh doanh:

- Các nhà kinh doanh có thể quyết định xây dựng cơ sở sản xuất ở bất cứ quốc gia hay khu vực nào trên thế giới,

- huy động vốn trên thị trường TCQT với chi phí thấp nhất,

=> đạt được lợi ích kinh tế theo/nhờ quy mô, phân tán rủi ro trong đầu tư.

4) Sự thiếu hoàn hảo của thị trường: Còn tồn tại những rào cản như luật lệ hạn chế, chi phí vận chuyển, chính sách phân biệt đối xử...của từng quốc gia, hay các thông lệ mang tính quốc tế phải tuân theo khác.

Câu 3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì? Trình bày đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài.

*Khái niệm: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay một phần vốn đủ lớn vào các dự án nhằm giành quyền điều hành hay trực tiếp điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn.

*Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài:

- Được thực hiện chủ yếu bằng nguồn vốn tư nhân, chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, tự chịu trác nhiệm về lãi lỗ, là hình thức có tính khả thi và hiệu quả cao, không có ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần trực tiếp cho nền kinh tế.

- Chủ đầu tư nước ngoài trực tiếp điều hành hoặc tham gia điều hành tùy theo tỷ lệ góp vốn.

- Vốn đầu tư bao gồm vốn để hình thành vốn pháp định, vốn vay hoặc vốn bổ sung từ lợi nhuận giữ lại.

- Sự di chuyển của luồng vốn đi kèm với sự chuyển giao về khoa học công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý hiện đại.

Câu 4

*Khái niệm: Đầu tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Portfolio Investment, hay thường được viết tắt là FPI) là hình thức đầu tư gián tiếp xuyên biên giới. Hình thức đầu tư này không kèm theo việc tham gia vào các hoạt động quản lý và nghiệp vụ của doanh nghiệp.

*Đặc điểm của đầu tư gián tiếp nước ngoài:

- Nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý, điều hành.

- Hoạt động đầu tư không đi kèm với chuyển cao công nghệ, kỹ thuật hay nhân lực.

- Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư tài chính thuần túy trên thị trường tài chính.

Câu 5: Đầu tư quốc tế là gì? Phân tích vai trò của đầu tư quốc tế.

*Khái niệm: Đầu tư quốc tế của các tổ chức kinh tế là những phương thức đầu tư vốn, tài sản của các doanh nghiệp, các hãng, các tập đoàn ở nước ngoài để tiến hành kinh doanh với mục đích tìm kiếm lợi nhuận, những mục tiêu kinh tế, xã hội.

*Vai trò của đầu tư quốc tế: (?)

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia hoà nhập vào nền kinh tế thế giới.

- Mở ra cơ hội cho các quốc gia phát triển KT- XH.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #tctt