Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Chương 1: Tổng quan về tiền tệ

1Câu 1 Tiền tệ gì? Phân tích các chức năng của tiền tệ theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại.

*Khái niệm về tiền tệ (quan điểm chung): "Tiền tệ là một hàng hoá đặc biệt được tách ra từ thế giới hàng hoá, làm vật ngang giá chung thống nhất cho tất cả các hàng hoá khác, nó là phương tiện giúp cho quá trình trao đổi được thực hiện dễ dàng".

*Các chức năng của tiền tệ theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại.

Theo quan điểm của Karl Marx, tiền tệ có 5 chức năng:

- Chức năng thước đo giá trị

Tiền tệ được sử dụng làm thước đo để so sánh với giá trị của tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ.

Khi được thực hiện chức năng này, giá trị của tiền được coi là chuẩn mực để giá trị của các loại hàng hoá khác phải so sánh với nó.

Giá trị của hàng hoá được biểu hiện bằng tiền tệ gọi là giá cả.

Tiền phải đo lường được – có tiêu chuẩn (VD: $ = USD = Cent; đ = VNĐ = Đồng...)

- Chức năng phương tiện lưu thông

Tiền tệ làm môi giới trung gian trong quá trình trao đổi hàng hoá: H1 – T – H2

Giúp hàng hoá lưu thông thuận tiện hơn:

+ Tách rời hành vi mua và bán về không gian và thời gian.

+ Kiểm soát được tình hình lưu thông hàng hoá.

+ Giảm được thời gian, chi phí trao đổi.

Khi thực hiện chức năng phương tiện trao đổi, tiền tệ có các đặc điểm như:

+ Có thể sử dụng tiền mặt hoặc tiền chuyển khoản;

+ Có thể sử dụng tiền vàng hoặc tiền dấu hiệu;

+ Lưu thông chỉ chấp nhận một số lượng tiền nhất định.

- Chức năng phương tiện thanh toán

Tiền là phương tiện giúp thực hiện những nghiac vụ "phải trả" trong cuộc sống:

+ Trả nợ (các loại):

. Tiền gốc và lãi vay ngân hàng và các tổ chức tài chính.

. Trả tiền mua chịu hàng hoá và dịch vụ.

+ Nộp thuế

+ Nộp phạt

+ Chi trả những khoản tiền đã cam kết thực hiện trước đó như: Tiền thưởng, tiền lương, bồi thường...

- Chức năng phương tiện lưu trữ về mặt giá trị:

Tiền có thể được sử dụng làm phương tiện để cất trữ giá trị - cất trữ sức mua.

Khi thực hiện chức năng này, tiền được rút ra khỏi lĩnh vực lưu thông để thoả mãn các nhu cầu mua hàng sau này.

Tiền có tính lỏng (thanh khoản) cao nhất trong các loại tài sản.

Tiền không phải là phương tiện cất trữ duy nhất => vàng, đất đai, nhà cửa, trái phiếu, cổ phiếu...

Trong ngắn hạn, tiền thực hiện rất tốt chức năng cất trữ giá trị.

Khi lạm phát cao, tiền không phải là phương tiện cất trữ hiệu quả trong thời gian dài

- Chức năng tiền tệ thế giới:

Khi tiền tệ của một quốc gia được chấp nhận sử dụng ở quốc gia khác

Để thực hiện được chức năng tiền tệ thế giới, 1 đồng tiền tệ cần phải thoả mãn:

+ Đủ uy tín

+ Đủ mạnh

+ Ổn định (giữ giá)

Theo quan điểm của Frederici S.Mishkin, tiền tệ có các chức năng sau:

- Chức năng đo lường giá trị

- Chức năng phương tiện trao đổi

- Chức năng phương tiện dự trữ về mặt giá trị

Câu 2: Tiền tệ là gì? Phân tích các vai trò của tiền tệ trong nền kinh tế thị trường.

*Khái niệm về tiền tệ (quan điểm chung): "Tiền tệ là một hàng hoá đặc biệt được tách ra từ thế giới hàng hoá, làm vật ngang giá chung thống nhất cho tất cả các hàng hoá khác, nó là phương tiện giúp cho quá trình trao đổi được thực hiện dễ dàng".

*Các vai trò của tiền tệ trong nền kinh tế thị trường:

1. Tiền là phương tiện để mở rộng, phát triển sản xuất và trao đổi hàng hoá

- Thứ nhất, tiền làm cho giá trị của hàng hoá được biểu hiện một cách đơn giản.

- Thứ hai, tiền làm cho giá trị của hàng hoá được thực hiện một cách thuận lợi.

- Thứ ba, tiền tệ làm cho sự thay đổi hàng hoá không bị ràng buộc về không gian và thời gian.

- Thứ tư, tiền tệ làm cho việc hạch toán hiệu quả sản xuất kinh doanh trở nên thuận tiện và chính xác hơn.

2. Tiền biểu hiện quan hệ xã hội

Trong xã hội, địa vị con người cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như:

- Học vấn, học vị, học hàm...

- Chức vụ, nghề nghiệp...

- Hình thức, sức khoẻ...

- Giá trị tài sản mà họ nắm giữ (vàng, đất, cổ phiếu, tiền...)

Trong số đó, địa vị con người phụ thuộc đáng kể vào số lượng tiền mà con người sở hữu.

- Tiền có được phải đúng luật.

- Tiền có được phải trong khuân khổ chuẩn mực, đạo lý.

ð Điều này là do tiền được mọi người sùng bái và khát khao có được để khẳng định vị thế của mình là giàu hay nghèo.

3. Tiền là phương tiện phục vụ mục đích của người sử dụng chúng

Tiền là một công cụ giúp đạt được mục đích là do tiền là loại hàng hoá đặc biệt.

- Đối với dân cư, tiền là phương tiện phục vụ nhu cầu sống.

- Đối với chính sách tài chính quốc gia, tiền là cơ sở để hình thành nên các khoản thu chi của ngân sách.

- Đối với chính sách kinh tế đối ngoại, tiền là cơ sở hình thành nên tỷ giá hối đoái hoặc là phương tiện chi trả giữa các quốc gia.

- Đối với chính sách kinh tế vi mô, cơ sở hình thành vốn và các chi tiêu tài chính như chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận.

- Đối với chính sách kinh tế vĩ mô, tiền là phương tiện để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

Câu 3: Cung tiền tệ là gì? Trình bày các kênh cung tiền tệ trong nền kinh tế thị trường.

*Khái niệm cung tiền tệ: Cung tiền tệ là khối lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế đảm bảo cho các nhu cầu sản xuất, lưu thông hàng hoá cũng như các nhu cầu chỉ tiêu trao đổi khác của nền kinh tế - xã hội.

*Các kênh cung tiền tệ trong nền kinh tế thị trường:

- Ngân hàng trung ương cung tiền thông qua:

+ Kênh tín dụng: tái chiết khấu thương phiếu và các chứng từ có giá của các NHTM và TCTD khác

+ Kênh thị trường mở

+ Kênh NSNN: NHTW phát hành tiền cho NSNN vay

+ Kênh thị trường hối đoái: phát hành tiền qua thị trường vàng và ngoại tệ

- Các NHTM và TCTD khác cung tiền thông qua:

+ Tổng nghiệp vụ "Có" lớn hơn tổng nghiệp vụ "Nợ" (sử dụng vốn nhiều hơn số vốn hiện có)

+ Các loại kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các phương tiện có giá trị thanh toán khác do NHTM phát hành thay thế tiền thực hiện chức năng phương tiện trao đổi

- Chính phủ cung tiền thông qua: Phát hành công trái, trái phiếu chính phủ, trái phiếu đô thị, trái phiếu công trình, tín phiếu kho bạc...

- Các tác nhân cung tiền thông qua: mở tài khoản trong hệ thống NHTM (cá nhân, tổ chức); doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, trái phiếu...

*Liên hệ VN:

Người có số tiền nhàn rỗi thì sẽ đem đến các NHTM để gửi và có tiền lãi. Như vậy tiền sẽ được người đó đem đi tiêu dùng và cung ứng ra ngoài thị trường.

Người không có tiền sẽ đến các NHTM để vay. Như vậy số tiền trong NH cũng được cung ứng ra ngoài thị trường.

Câu 4: Lạm phát là gì? Trình bày các nguyên nhân dẫn đến lạm phát; liên hệ với Việt Nam.

*Khái niệm: Lạm phát là hiện tượng kinh tế trong đó giấy bạc lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết, làm cho chúng bị mất giá, dẫn đến giá cả của hầu hết các hàng hoá trong lưu thông không ngừng tăng lên.

*Các nguyên nhân dẫn đến lạm phát:

+ Lạm phát do cầu kéo

- Tăng cầu tiền do thâm hụt ngân sách

- Do nhu cầu đầu tư của các DN tăng cao quá mức

- Tăng nhu cầu chi tiêu cá nhân, hộ gia đình

- Tăng cầu tiền bắt nguồn từ nhu cầu nhập khẩu tăng

- Do NHTW chủ động thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng làm tăng lượng tiền cung ứng do đó cũng làm cho giá cả hàng hóa tăng cao

+Lạm phát do chi phí đẩy:

- Tăng lương vượt qua mức tăng năng suất lao động xã hội.

- Đầu tư cơ bản kém hiệu quả

- Do giá nguyên vật liệu đầu vào của một số ngành sản xuất tăng lên

- Sự lãng phí quá mức trong tiêu dùng xã hội

Câu 5: Lạm phát là gì? Trình bày các biện pháp kiềm chế lạm phát; liên hệ với Việt Nam.

*Khái niệm: Lạm phát là hiện tượng kinh tế trong đó giấy bạc lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết, làm cho chúng bị mất giá, dẫn đến giá cả của hầu hết các hàng hoá trong lưu thông không ngừng tăng lên.

*Các biện pháp kiềm chế lạm phát:

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #tctt