Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Tài chính doanh nghiệp

Câu 1: Nêu và phân tích chức năng của TCDN:

TCDN có 3 chức năng sau:

·         Tạo vốn, đảm bảo nhu cầu cho quá trình sản xuất kinh doanh: Để có đủ vốn kinh doanh, TCDN phải tính toán nhu cầu vốn, lựa chọn nguồn  vốn, tổ chức huy động và sử dụng đúng đắn nhằm mục đích duy trì và thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh ở DN.

·         Phân phối thu nhận bằng tiền của DN: Thu nhập bằng tiền của DN đc TCDN phân phối cụ thể:

-       Bù đắp chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất như:

+ Bù đắp hao mòn máy móc, thiết bị.

+ Trả lương cho người LĐ.

+ mua sắm nguyên, nhiên liệu để phục vụ chu kỳ sx mới.

+ Thực hiện nghĩa vụ đối vs nhà nước.

-       Phân còn lại của Dn:

+ TRích lập quỹ.

+ thực hiện bảo toàn vốn.

+ trả lợi tức nếu có.

Chức năng phân phối tài chính DN là quá trình phân phối thu nhập bằng tiền của DN và quá trình phân phối đó luôn gắn liền vs những đặc điểm vốn có của hoạt động sxkd và hình thức sở hữu DN.

·         Chức năng giám đốc ( kiểm tra) bằng đồng tiền đối vs hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.

-       Kiểm tra quá trình sản xuất kinh doanh của DN: Quá trình sxkd của Dn chia làm 3 giai đoạn, ở mỗi giai đoạn chức năng giám đốc của tài chính biểu hiện khác nhau:

-       Giai đoạn cung cấp:

+ Kiểm tra mức độ dự trữ đầu đủ và hợp lý các loại nguyên, nhiên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.

+ kiểm tra việc tổ chức vốn bằng tiền để đáp ức nhu cầu cung cấp tốt nhất.

-       Giai đoạn sản xuất:

 + kiểm tra việc thực hiện chu kỳ sx và tiến độ lên kế hoạch sx.

+ kiểm tra mức hao phí về vật tư, lao động theo định mức kỹ thuật.

+ kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng, đơn đặt hàng.

-       Giai đoạn tiêu thụ:

+ kiểm tra mức tồn kho thành phẩm

+ kiểm tra về chất lượng sản phẩm tiêu thụ, mẫu mã, bao bì.

+ kiểm tra việc vận chuyển hàng hóa trên đường tiêu thụ

+ kiểm tra quá trình thành toán, thu hồi tiền bán sản phẩm cho DN.

-       Thực hiện giải quyết tốt các mối quan hệ TC trong DN.

-       Kiểm tra tình hình huy động tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ.

Câu 2: Nêu và phân tích vai trò của TCDN:

-       Vai trò của TCDN trong hệ thống TC:

+ TC là khâu cơ sở vì nó chính là nơi tạo ra thu nhập quốc dân và nó là nơi thực hiện quá trình phân phối lần đầu.

+ TCDN là 1 bộ phận quan trọng có quan hệ hữu cơ giữa các quan hệ khác trong TC.

+ Nó là nguồn tài chính chủ yếu cho ngân sách nhà nc, là nguồn thu nhập quan trọng của ngân hàng.

-       Trong mỗi Dn:

+ TCDN là 1 công cụ khai thác, thu hút nguồn vốn TC nhằm đảm bảo nhu cầu cho đầu tư kinh doanh của DN: Trong nền kinh tế thị trường, sự hoạt động của quy luật cung cầu rất mạnh mẽ. Ở đâu, lĩnh vực nào có nhu cầu thì ở đó sẽ có nguồn cung cấp. Vì vậy, khi các DN có nhu cầy vốn thì tất yêu thị trường vốn sẽ đc hình thành vs những hình thức đa dạng của nó. ĐÂy là môi trường hết sức thuận lợi để các DN chủ động khai thác, thu hút các nguồn vốn trong xh nhằm phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh của DN. Vấn đề là ở chỗ người quản lý phải xác định nhu cầu vốn, cân nhắc lựa chọn các hình thức, phương pháp thích hợp để khai thác vốn, sử dụng đòn bẩy như lãi suất vay, cổ tức khi phát hành trái phiếu, cổ phiếu, nhằm khai thác huy động vốn, lựa chọn phương án đầu tư có hiệu quả, linh hoạt sử dụng các nguồn vốn, đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả…

+ TCDN có vai trò trong việc sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả: Việc sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả là điều kiện tồn tại và phát triển của mỗi DN. Tong nền kinh tế thị trường, yêu cầu của các quy luật kinh tế đã đặt ra trước mọi DN những chuẩn mực hết sức khăn khe: sx ko thể vs bất kỳ giá nào, phải bán đc những dịch vụ, hành hóa mà thị trường cần và chấp nhận đc, chứ ko phảu bán những cái mình có. Trước sức ép của TT đã buộc các DN phải sử dụng vốn 1 cách tiết kiệm và có hiệu quả.

+ TCDN đc sử dụng như 1 công cụ để kích thích, thúc đẩy sxkd: TRong nền kinh tế thị trường, các quan hệ TCDN đc mở ra trên 1 phạm vi rộng lớn đó là:

ü  Quan hệ vs các hệ tróng NH thương mại.

ü  Quan hệ vs các tổ chức TC trung gian khác.

ü  Quan hệ vs các thành viên góp vốn liê doanh, các cổ đông.

ü  Quan hệ vs khách hành.

ü  Những quan hệ TC trong nội bộ Dn.

Những quan hệ TC đó có thể diễn ra khi cả 2 bên đều có lợi và trong khuôn khổ pháp luật. Dựa vào khả năng này, nhà quản lý có thể sử dụng các công cụ TC như: đầu tư, các định, lãi suất, cổ tức, giá bán hoặc mua sản phẩm dịch vụ, tiền lương, tiền thưởng… để kích thích tăng năng suất lao động, kích thích tiêu dụng, kích thích thu hút vốn…nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng trong hoạt động kd.

+ TCDN là 1 công cụ quan trọng để kiểm tra các hoạt động sx của Dn:

Tình hình TC của Dn là tấm gương phản ánh trung thực mọi hoạt động sxkd của Dn. Thông qua các số kiệu kế toán, các chỉ tiêu tài chính như hệ số thanh toán, hiệu quả sử dụng vốn, hệ số sinh lời, cơ cấu vốn… người quản lý có thể dễ dàng nhận biết thực trạng tốt xấu trong các khâu của quá trình sxkd. Từ đó, người quản lý có thể kịp thời phát hiện các khuyết tật và các nguyên nhân của nó để điều chỉnh quá trình kd nhằm đạt các mục tiêu dự định.

Câu 3: Trình bày nội dung, phương pháp tính, phân tích ưu, nhược điểm của các phương pháp khấu hao TSCĐ:

·         Phương pháp khấu hao tuyết tính cố định: Là phương pháp đơn giải nhất đc sử dụng phổ biến để tính khấu hao các loại TSCĐ có hình thái vật chất và không hình thái vật chất. Theo phương pháp này mức khấu hao và tỉ lệ khấu hao hàng năng ko đổ trong suốt TG sử dụng. Mức trichs KH TB hàng năng cho TSCĐ đc xđ theo công thức sau:

Mức trích KH theo năm = NG TSCĐ/TG sử dụng ( năm)

Mức trích KH TB hàng năm được phép làm tròn đến con số hàng đơn vị ( theo quy tắc làm tròn)

Nếu DN trích KH theo tháng thì phải lấy số KH phải trích chia cho 12 tháng.\

Trường hợp TG sử dụng hay NG TSCĐ thay đổi thì phải lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia cho TG sử dụng xác định lại.

Mức trích KH cho năm cuối cùng của TG sử dụng TSCĐ đc xđ là hiệu số giữa NG TSCĐ và số KH lũy kế đã thực hiện của TSCĐ đó.

Trong công tác thực tế, để dơn giản hóa các thủ tục tính toán, ngta thường tính KH bằng cách trước hết xác định tỷ lệ KH TSCĐ.

Tỷ lệ KHTSCĐ là tỷ lệ phần trăm giữa số tiền khấu hao hàng năm só vs nguyên giá TSCĐ

Tỷ kệ KH (%) = số tiền KH hàng năm / NG TSCĐ x 100

Trong công tác thực tế thường dùng 3 tỷ lệ KH là: tỷ lệ KH từng cái, tỷ lệ Kh từng loại và tỷ lệ KH bình quân.

Có thể tính tỷ lệ KH bình quân như sau: Tbq= tổng Tcc1 x Tkh1

Trong đó: Tbq: tỷ lệ KH bình quân chung (%)

                  Tcc1: tỷ trong loại TSCĐ (i) trong tổng số.

                  Tkh1: tỉ lệ KH loại TSCĐ (i)

Hoặc Tỷ lệ KH bình quân (%) = tổng số tiền KH/ Tổng NG TSCĐ x100

-       Nx ưu nhược điểm:

+ ưu điểm:

ü  Đơn giản, đễ làm, chính xác đối vs từng loại TSCĐ

ü  Mức KH TSCĐ phân bổ vào giá thành và phí lưu thông 1 cách đều đặn làm cho giá thành và chi phí lưu thông đc ổn định.

ü  Trường hợp DN sử dụng tỷ lệ KH bình quân tổng hợp cho tất cả các loại DN TSCĐ thì khối lượng công tác tính toán sẽ giảm đc đáng kể, thuận lợi có việc lập kế hoạch KH TSCĐ của DN.

+ Nhược điểm:

ü  Khản năng thu hồi vốn chậm.

ü  Không phản ánh đúng lượng hao mòn thực tế.

ü  Không tránh khỏi hiện tượng hao mòn vô hình.

ü  Để khắc phục những tình trạng trên người ta có thể áp dụng phương pháp khấu hao nhanh.

·         Phương pháp KH theo số dư giảm dần:

PP này được tính bằng cahcs lấy tỷ lệ KH cố định nhân vs giá trị còn lại của TSCĐ

Mki = Tkh x Gdi

Trong đó: Mki: số tiền KH TSCĐ năm thứ i

            Tkh: tỷ lệ KH cố định hàng năm của TSCĐ

            Gdi: Giá trị còn lại của TSCĐ ở đầu năm thứ i

Tỷ lệ KHCĐ hàng năm của TSCĐ trong phương pháp này đc xác định bằng cách lấy tỷ lệ KH theo pp tuyến tính cố định nhân vs 1 hệ số nhất định.

Tkh = Tk x Hs

Trong đó: Tkh: Tỷ lệ KH hàng năm của TSCĐ

            Tk: Tỷ lệ KH theo pp tuyến tính cố định

            Hs: hệ số.

Các nhà kinh tế thường sử dụng hệ số như sau:

+  Hs = 1.5 đối vs TSCĐ có TG sử dụng 4 năm

+ Hs= 2 đối vs TSCĐ có TG sử dụng từ 4 đến 6 năm

+ Hs = 2.5 đối vs TSCĐ có TG sử dụng trên 6 năm

-       Nx ưu, nhược điểm:

+ Ưu điểm:

ü  Khả năng thu hồi vốn nhanh

ü  Phòng ngừa đc hiện tượng mất giá do hao mòn vô hình

+ nhược điểm:

ü  Số tiền KH lũy kế đến năm cuối cùng ko đủ để bù đắp giá trị ban đầu của TSCĐ.

·         Phương pháp KH tổng số:

Theo PP này số tiền trích KH hàng năm đc tính trên cơ sở nhân tỷ lệ KH mỗi năm vs NG TSCĐ.

Mkt = Tkt x NG

Trong đó: Mkt: số tiền KH ở năm thứ t

            Tkt: Tỷ lệ KH TSCĐ của năm thứ t

            NG: nguyên giá TSCĐ

Tỷ lệ KH mỗi năm theo PP này là tỷ lệ giảm dần, đc xđ bằng cách lấy năm sử dụng còn lại của TSCĐ chia cho tổng số thứ tự năm sử dụng của TSCĐ.

Tkht(%) = 2(T – t +1)/ T(T +1) x100

Trong đó :

Tkht : Tỷ lệ KH ở thời điểm cần tính KH t

T : TG dự kiến sử dụng TSCĐ

t : Thời điểm năm cần tính KH

-       Nx ưu, nhược điểm :

+ ưu điểm :

ü  Thu hồi vốn nhanh, DN có điều kiện tập trung vốn để thực hiện việc đổi mới máy móc, thiết bị kịp thời, vừa giảm bớt đc tổn thất do hao mòn vô hình.

ü  Do chi phí DN những năm đầu lớn, làm cho thu nhập của DN giảm, dẫn đến thuế thu nhập mà DN phải nộp giảm, đây có thể đc coi là biện pháp hoãn thuế cho DN.

+ Nhược điểm :

ü  Giá thành sp những năm đầu cao, DN sẽ gặp bất lợi vs cạnh tranh.

Câu 4 : Tại sao phải bảo toàn vốn cố định, biện pháp bảo toàn vốn cố định :

·         Sự cần thiết phải bảo toàn vốn cố dình bắt nguồn từ đặc thù riêng của vốn cố định :

-       Vốn cố định thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn của DN. Quy mô và trình độ máy óc là nhân tố quyết định tới khả năng tăng trưởng và cạnh tranh của DN.

-       Chu kỳ vận động của vốn cố định dài, nên đồng vốn luôn bị đe dọa bở những rủi ro từ các nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan làm thất thoát vốn như : Lạm phát, hao mòn vô hình, thiên tai…

-       Phương thức hoàn vốn cố định cũng có những nét đặc trưng là : vốn cố định đc bù đắp từng phần. trong khi vốn cố định một phần đc chuyển hóa thành vốn tiền tệ - quỹ khấu hao, thì phần còn lại của vốn lại đc thể hiện bằng những giá trị còn lại của TSCĐ. Trong quá trình này dễ làm thất thoát vốn cố định.

·         Biện pháp bảo toàn vốn cố định :

-       đánh giá lại TSCĐ.

-       Sửa chữa và xác định hiệu quả kinh tế của việc sửa chữa TSCĐ.

-       Dảm bảo duy trì năng lực hoạt động bt của máy móc thiết bị trong đời hoạt động của nó.

-       Cân nhắc giữa chi phí sửa chữa lớn bỏ ra vs việc thu hồi hết giá trị còn lại của máy móc.

Câu 5 : Phân tích sự cần thiết phải xác định nhu cầu vốn lưu động ? Các nguyên tắc xác định nhu cầu vốn lưu động :

·         Xác định đúng đắn nhu cầu VLĐ có ý nghĩa rất quan trọng đối vs DN vì :

-       Đảm bảo quá trình sx và lưu thông của DN đc tiến hành liên tục, đồng thời tránh ứ đọng, lãng phí vốn.

-       Là cơ sở để tổ chức các nguồn vốn hợp lý, hợp pháp, đáp ứng kịp thời nhu cầu VLĐ của DN.

-       Để sử dụng tiết kiệm. hợp lý và có hiệu quả vốn lưu động, đồng thời là căn cứ để đánh giá kết quả công tác quản lý vốn lưu động trong nội bộ DN.

·         Các nguyên tắc xđ VLĐ :

-       đáp ứng đủ nhu cầu sx

-       phải xuất phát từ sx, đảm bảo nhu cầu cho vốn sxkd 1 cách hợp lý.

-       Đảm bảo cân đối vs các bộ phận hạch toán trong DN

-       Đảm bảo tính tập trung dân chủ

-       Tiết kiệm : phải thực hành tiết kiệm, cố gắng giảm bớt số lượng vốn lưu động bị chiếm dụng để có thể đảm bảo nhu cầu cho sx vs số vốn thấp nhất.

Câu 6 : hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng vốn lưu động :

a.    Hiệu suất chung : Nói lên tốc độ luân chuyển toàn bộ vốn lưu động trong quá trình sx và tiêu thụ của DN đã đạt đc trong 1 năm hay độ dà 1 vọng tuần hoàn của VLĐ tính theo ngày.

Tốc độ vốn lưu động được biểu hiện bằng 2 chỉ tiêu : số lần luân chuyển và số kỳ luân chuyển vốn lưu động :

-       Số lần luân chuyển vốn lưu động (L) nói lên số vòng quay của VLĐ trong 1 thời kỳ nhất định thường là 1 năm được tính bằng công thức :

L = M/ Vbq

Trong đó :  M : tổng mức luân chuyển vốn lưu động

                  Vbq : vốn lưu động bình quân

-       Số ngày luân chuyển vốn lưu động (K) nói lên độ dài bình quân của 1 lần luân chuyển của vốn lưu động hay số ngày luân chuyển bình quân trong 1 lần luân chuyển.

CT tính :

K = N/L hay K = Vbq x N / M

Trong đó    K: kỳ luân chuyển vốn lưu động

                  N: số ngày trong kỳ

b.    Hiệu suất bộ phận: nói lên tốc độ luân chuyển VLĐ của từng bộ phận: dự trữ, sx và lưu thông.

Cách tính các chỉ tiêu L, K tương tự như phần trên nhưng lưu ý khi tính M ( mức luân chuyển):

Kdt = ( Vdt x 360)/Mdt

Ktp = ( Vtp x360)/Mtp

Ksx = ( Vsx x 360)/Msx

Mdt, Mtp, Msx là mức luân chuyển dùng để tính hiệu suất luân chuyển của vốn sự trữ, lưu thông, sx.

Mdt: là tổng phí tổn tiêu hao và NVL trong kỳ

Msx: là tổng giá thành sx sp nhập kho trong kỳ

Mtp: là tổng giá thành phẩm. hàng hóa tiêu thụ trong kỳ

V dt, Vsx, Vtp: là số vốn bình quân ở khâu sự trữ, sản xuất và lưu thông.

Kdt, Ksx, Ktp: là số ngày luân chuyển bình quân của vốn ở khâu dự trữ, sx và lưu thông.

c.    1 số chỉ tiêu khác:

-       Mức tiết kiệm vốn lưu động: phản ánh số VLĐ có thể tiết kiệm đc do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở kỳ này so vs kỳ trước.

-       Hiệu suất 1 đồng vốn lưu động phản ánh 1 đồng vốn lưu động làm gia bao nhiêu đồn doanh thu thuần.

Câu 7: trình bày nội dung thanh toán bằng ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi:

·         Thanh toán bằng ủy nhiệm chi:

Ủy nhiệm chi là lệnh chi tiền của chủ tài khoản đc lập theo mẫu in sẵn của NH đe4ẻ NH trích tiền gửi từ tài khoản của mình trả cho người thụ hưởng

Ủy nhiệm chi được dùng để chi trả tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc chuyển tiền trong cùng 1 hệ thống hay khác hệ thống ngân hàng. Trong vòng 1 ngày làm việc NH bên trả tiền phải hoàn tất các lệnh chi hoặc từ chối lệnh chi neeys tìa khoản khách hàng ko đủ số dư hay lập ko hợp lệ. ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng khi nhận ủy nhiệm chi hợp lệ phải ghi có và báo ngay cho bên thụ hưởng. ND thah hoán ủy nhiệm chi đc mô tả theo sơ đồ sau:

Bên mua

Bên bán

                                                (1)

 

                 (2)         (5)                                                                         (4)

                                                              (3)

(1)  Bên bán giao hàng cho bên mua.

(2)  Bên mua lập ủy nhiệm chi yêu cầu ngân hàng trích tiền trả cho bên bán.

(3)  Ngân hàng bên mua chuyển tiền sang ngân hàng bên bán để ghi có cho bên bán

(4)  Ngân hàng bên bán báo có và ghi có cho bên bán

(5)  NH bên mua ghi nợ và báo nợ cho bên mua.

·         Thanh toán bằng ủy nhiệm thu:

Ủy nhiệm thu là giấy đòi tiền do người thụ hưởng lập gửi cho NH để ủy nhiệm cho NH thu tiền hàng hóa dịch vụ đã cung cấp. Ủy nhiệm thu đc dùng trong thanh toán giữa các khách hàng có cùng tà khoản ở NH hoặc các NH trong cùng hay khác hệ thông NH.

Để thực hiện thanh toán bằng ủy nhiệm thu, hai bên mua bán phải thống nhất thỏa thuận ghi trong hợp đồng kinh tế, đồng thời phải thông báo cho NH phục vụ người hưởng thụ biết để làm căn cứ ủy nhiệm thu. Sau khi hoàn tất việc giao hàng hay cung ứng dịch vụ bên hưởng thụ lập giấy ủy nhiệm thu kèm theo hóa đơn và nộp cho NH phục vụ mình hoặc gửi trực tiếp đến NH phục vụ người trả tiền để yêu cầu thu hộ tiền. khi nhận giấy ủy nhiệm thu trong vòng tròn 1 ngày làm việc, NH phục vụ người trả tiền trích tài khoản của người trả tiền ngay cho bên hưởng thụ để hoàn tất việc thanh toán. Nếu tài khoản bên trả tiền ko đủ thì bên trả tiền sẽ bị phạt chậm trả. Nội dung thanh toán ủy nhiệm thu được mô tả qua sơ đồ sau:

 

                                                               (1)

 

                        (2)          (6)                   (3)                               (4)

                                                              (5)

(1)  Bên bán giao hàng cho bên mua

(2)  Bên bán lập ủy nhiệm thu gửi vào NH để nhờ thu tiền hộ

(3)  NH bên bán chuyển ủy nhiệm thu sang NH bên mua

(4)  NH bên mua ghi nợ và báo nợ cho bên mua

(5)  NH bên mua chuyển tiền sang NH bên bán

(6)  NH bên bán ghi có và báo có cho bên bán.

Câu 8: Phân tích ý nghĩa, các nhân tố ảnh hưởng và các biện pháp hạ giá thành sản phẩm:

·         Ý nghĩa:

-       Hạ giá thành làm tăng lợi nhuận của DN, các quỹ DN ngày càng được mở rộng, có điều kiện cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động

-       Hạ giá thành có thể giảm bớt đc nhu cầu vốn lưu động và tiết kiệm vốn cố định

-       Hạ giá thành còn tạo điều kiện quan trọng hạ thấp giá bán sản phẩm, tạo ra lợi thế cho DN trong cạnh tranh.

·         Các nhân tố ảnh hưởng đến hạ giá thành:

-       ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sx là nhân tố cực kỳ quan trọng cho phép các DN hạ thấp giá thành sp và thành công trong kinh doanh.

-       Tổ chức, sắp xếp lao động khoa học và sử dụng con người, biết khơi dạy tiềm năng trong mỗi con người, làm cho họ gắn bó và cống hiến có DN.

-       Tổ chức quản lý sx và tài chính: tổ chức quản lý sx đạt trình độ cao có thể giúp cho DN xác định đc mức sản xuất tối ưu, làm cho giá thành sp hạ xuống, hạn chế sự lãng phí về sử dụng tài nguyên vật liệu, giảm tỷ lệ phế phẩm và chi phí ngừng sx. Tổ chức sd vốn hợp lý, đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu cho việc mua sắm vật tư, tránh đc những tổn thất cho x như: ngừng việc do thiếu vật tư, tránh ứ đọng, mất vật tư, sp…

·         Các biện pháp chủ yếu để hạ giá thành sp:

-       Nâng cao năng suất lđ:

+ Nguyên tắc quán triệt là: tốc độ tăng của năng suất lao động phải vượt qua tốc độ tăng tiền lương sao cho việc tăng năng suất lao đông 1 phần dùng để tăng thêm tiền lương, nâng cao mức sống cho công nhân viên chức trong DN, phần khác để tăng thêm lợi nhuận cho DN.

-       Tiết kiệm NL tiêu hao: vì chi phí NVL thường chiếm 60-70% trong giá thành sp nên phấn đấu tiết kiệm NVL tiêu hao có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ giá thành sp. Biện pháp:

+ xây dựng định mức tiêu hao tiên tiến và thực hiện để khống chế số lượng tiêu hao.

+ sử dụng vật liệu thanh thế và tận dụng phế liệu, phế phẩm, cải tiến công tác thu mua, bảo quản.

-       Tận sụng công suất máy móc, thiết bị: phải lập và chấp hành đúng đắn định mức sử dụng thiết bị, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ bảo quản, kiểm tra, sửa chữa thường xuyên, tổ chức sx và tổ chức lao động hợp lý.

-       Giảm bớt tổn thất trong sx: giảm chi phí về sp hongt, chi phí do ngừng sx. MUốn vậy phải nâng cao kỹ năng sx công nghệ và phương pháp thao tác, nâng cao ý thức trách nhiệm trong sx,…

-       Tiết kiệm chi phí quản lý hành chính: Lương cán bộ và công nhân viên quản lý, chi phí về văn phòng, bưu điện, tiếp tân, khánh tiết, hội nghị…

Câu 9: nêu và phân tích các biện pháp tăng lợi nhuận đối vs Dn sx:

-       Phấn đấu giảm chi phí hoạt động kinh doanh, hạ giá thành sp, hàng hóa dịch vụ.

Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sp hàng hóa dịch vụ là con đường cơ bản để tăng lợi nhuận. nếu giá bán hàng và mức thuế đã đc cố định thì lợi nhuận đơn vị sp tăng lên hay giảm bớt là do giá thành sp quyết định. Trong kinh doanh, DN cần quan tâm đến quản lý chi phí, tìm biện pháp giảm chi phí, loại trừ những chi tiết bất lợp lý.

-       Tăng doanh thu trong hoạt động kinh doanh:

Đây cũng là biện pháp cơ bản để tăng lợi nhuận DN. Trước hết, DN cần tăng khối lượng hàng hóa dịch vụ sx đưa ra thị trường. bên cạnh đó, cần chú ý nâng cao chất lượng sp bán ra ở thị trường trong và ngoài nước.

-       Xây dựng 1 thương hiện uy tín cho DN

-       Đầu tư đổi mới thiết bị 1 cách có hiệu quả.

Câu 10: Các bước tiến hành để đi đến quyết định đầu tư dài hạn:

1.    Nhận biết tình hình: đây là vấn đề hết sức quan trọng bao gồm đánh giá tình hình hiện tại và dự đoán tình hình trong tương lai ở bên ngoài cũng như ở bên trong DN.

2.    Xác định mục tiêu: mỗi quyết định đầu tư DN đều phải xác định rõ mục tiêu cần đạt đc  về sx và về tài chính. Mục tiêu đc xác định mang tính chất dài hạn.

3.    Lập phương án đầu tư: đây là công việc rất phức tạp, phải giải quyết 1 loạt các vấn đề kỹ thuật, kinh tế và tài chính. Trong mỗi phương án đòi hỏi phải trình bày rõ rang luật chứng kinh tế - kỹ thuật của việc đầu tư và dự đoán vốn để thực hiện việc đầu tư. Đây là công việc đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ các của cán bộ kỹ thuật, kế hoạch và tà chính.

4.    Lựa chọn phương án đầu tư: phải tiến hành so sánh các phương án đầu tư vs nhau sau đó lựa chọn phương án tối ưu nhất.

5.    Ra quyết định đầu tư.

Câu 11: phân tích ý nghĩa, nhiệm vụ, nội dung kế hoạch tài chính trong DN

·         Ý nghĩa:

-       Là hoạt động hình thành nên những dự định về tổ chức nguồn vốn trong tương lai trên cơ sở xác định quy mô số lượng vốn cần thiết, lựa chọn nguồn vốn quy mô thích hợp của từng ngồn vốn đó, tổ chức sử dụng vốn đạt hiệu quả cao.

-       Hình thành nên dự định phân phối vs sử dụng các nguồn vốn tài chính sẽ có trong tương lai, nó chứa đựng những yêu cầu và biện pháp về tài chính của DN trong tương lai theo nguyên tắc hiệu quả.

-       Kế hoạch tài chính là quá trình chuẩn bị các căn cứ và các biện pháp để thực hiện quyết định tài chính

·         Nhiệm vụ:

-       Lập các kế hoạch tài chính trong DN: nhằm huy động, sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm mọi nguồn lực về lao động, vật tư, tiền vốn để đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình sxkd của DN. Đó là quá trình tính toán nhu cầu vốn cần thiết, tìm các phương án sử dụng vốn tối ưu, khai thác triệt để các tiền năng về kỹ thuật công nghệ, lao động, tiền vốn, thường xuyên kiểm tra và phân tích hiệu quả sxkd

-       Tổ chứ và thực hiện kế hoạch hóa tài chính: cụ thể hóa kế hoạch năm thành kế hoạch hàng quý, hàng tháng và phán đấu thực hiện các chỉ tiêu này. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch tài chính nếu phát hiện có thay đổi phải kịp thời điểu chỉnh, bổ sung kế hoạch. Định kỳ phân tích tình hình tài chính để có phương án khắc phục kịp thời.

-       Phân công quản ý các chỉ tiêu tài chính cho từng bộ phận quản lý tài chính. Đối vs các chỉ tiêu tài chính mang tính chất tổng hợp, phản ánh kết quả thực hiện các chỉ tiêu khác trong DN như chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận… thì phòng TCDN cần theo dõi, đôn đốc tiến độ thực hiện, còn việc tổ chức thực hiện là nhiệm vụ của bộ phận có liên quan.

-       Phân tích và đánh giá kế hoạch tà chính: phân tích tài chính là 1 công việc hết sức quan trọng trong việc đánh giá tình hình tài chunhs của DN. Có nhiều đối tượng quan tâm và sử dugnj kế quả phân tích tài chính DN. Mỗi đối tượng quan tâm đến các khía cạnh khác nhau về tình hình tài chính của DN để phục vụ cho mục đích của mình.

+ đối vs người quản lý DN: dựa vào kế quả phân tích làm cơ sở đưa ra các dự báo tài chính, các quyền đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận…

+ Đối vs nhà đầu tư: qua phân tích tài chính họ sẽ biết đc khả năng cũng như tiềm năng phát triển của DN.

+ đối vs các nhà cho vay như NH, công ty tài chính..: họ quan tâm dến vấn đề DN có trả đc nợ hay ko. Vì vậy họ muốn biết khả năng thanh toán, khả năng sinh lời và hiệu quả kinh doanh của DN để quyết định cho hay, thu hồi nợ hoặc đầu tư vào DN.

+ đối vs cơ quan nhà nước như thuế, tài chính, chủ quản: qua phân tích cho thấy đc thực trạng về tài chính của DN, trên cơ sở đó. Cơ quan thuế  sẽ tính toán mức thuế mà DN phải nộp, cơ quan tài chính, chủ quản sẽ có biện pháp xử lý hiệu quả hơn.

·         Nội dung:

Kế hoạch tài chính gồm các bộ phận sau:

-       Kế hoạch dài hạn

-       Kế hoạch định mức vốn lưu động

-       Kế hoạch vay nợ bao gồm vay nợ NH, các khâu tài chính trung gian và kế hoạch phát triển trái phiếu.

-       Kế hoạch khấu hao TSCĐ: đây là 1 dạng kế hoạch xác định nguồn tà trợ nội bộ của DN

-       Kế hoạch doanh thu, lợi nhuận

-       Kế hoạch phân phối lợi nhuận và sử dụng các quỹ

-       Kế hoạch tăng vốn do hình thành cổ phiếu mới

-       Kế hoạch tài chính tổng hợp: đây là 1 dạng kế hoạch tổng hợp từ các kế hoạch trên.

Câu 12: Các mô hình tổ chức nguồn vốn kinh doanh và đảm bảo nhu cầu vốn lưu động cho doanh nghiệp.

Trêm cơ sở xác lập các nguồn tài trợ cho nhu cầu về vốn đầu tư vài TSCĐ và TSLĐ, cần tính đến chiến lược tổ chức nguồn vốn kinh doanh một cách hợp lý và có lợi nhất cho doanh nghiệp.

Chiến lược tổ chức huy động nguồn vốn của doanh nghiệp được dựa trên tình hình củ thể của doanh nghiệp trong từng thời kì và dựa trên vào rất nhiều căn cứ khác nhau.

Các doanh nghiệp nước ta (và trên thế giới ) thường có 3 mô hình tổ chức nguồn vốn sau:

Mô hình 1: Toàn bộ TSCĐ ,TSLĐ thường xuyên và một phần TSLĐ tạm thời được hình thành bởi nguồn vốn thường xuyên, phần lớn TSLĐ tạm thời còn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.

-       Ưu điểm:

o   Đem lại cho doanh nghiệp khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức cao

o   Nguồn vốn thường xuyên đảm bảo phần lớn nhu cầu vốn, tạo ra sự ổn định cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, tọa điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện tốt nguyên tắc “ chữ tín “ trong quan hệ thanh toán

-       Nhược điểm:

o   Sử dụng mô hình này thù ngoài nguồn vốn CSH, doanh nghiệp phải huy động thêm nhiều nguồn vốn vay trung gian nên doanh nghiệp phải trả tri phí nhiều hơn cho việc sử dụng vốn.

Mô hình 2: Toàn bộ TSCĐ và TSLĐ tạm thời thường xuyên được đảm bảo bằng vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn lưu đọng tạm thời.

-       Ưu điểm:

o   Giảm bớt được chi phí sử dụng vốn

o   Hạn chế rủi ro

-       Nhược điểm

o   Sử dụng mô hình này tạo ra sự linh hoạt trong việc tở chức cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp

èVì vậy, mô hình này ít được sử dụng. mô hình này chỉ áp dụng ở những doanh nghiệp có quy mô tương đối ổn định

Mô hình 3: Toàn bộ TSCĐ và TSLD và một phần TSLĐ thường xuyên đươc đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyền. Phần còn lại của TSLĐ thường xuyên và toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bởi nguồn vốn lưu động tạm thời.

-       Ưu điểm:

o   Chí phí dử dụng vốn thấp hơn 3 mô hình trên

o   Việc tổ chức cơ cấu nguồn vốn khá linh hoạt

-       Nược điểm

o   Sử dụng mô hình này xác suất gặp rủi ro lớn

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: