Tái bảo hiểm
Bài 1 : Tổng quan về Tái bảo hiểm
1. Vì sao có TBH:
- Đối tượng BH có STBH quá lớn mà khả năng tài chính của công ty có hạn, đặc biệt hiện nay đối tượng tham gia BH ngày càng có GT càng lớn bởi vậy nếu gặp rủi ro thì gây thiệt hại rất lớn mang tính thảm họa với các công ty bảo hiểm gốc => cảnh báo với các cty BH gốc nhất là những công ty mới thành lập,năng lực tài chính chưa mạnh
- Do các tổn thất xảy ra liên tục trong thời gian ngắn, cho dù khả năng tài chính của công ty Bh có mạnh đến đâu cũng bị ảnh hưởng rất lớn,có thể dẫn tới phá sản
- Do xác định phí Bh ko chính xác dẫn tới thu< chi=> khó khăn về mặt tài chính có thể phá sản
- Do đối tượng BH hoạt động ở địa bàn quá xa, cty Bh ko đủ khả năng quản lý rủi ro (ví dụ BH hàng hải)
2. Các phương pháp phân tán rủi ro với cty Bh gốc:
- Đồng bảo hiểm: nhiều cty cùng 1 lúc nhận bảo hiểm cho 1 đối tượng tham gia.Khi tổn thất xảy ra liên quan đến đối tượng BH các công ty BH phải bồi thường cho khách hàng theo mức trách nhiệm đảm nhiệm
Ưu: phương thức phân tán rủi ro đơn giản,dễ hiểu đặc biệt giúp phân tán rr rất nhanh= > giúp các bên tham gia ổn định dc kinh doanh,tạo lập quan hệ với đối tác
Nhược: việc kí kết HĐ khó kahwn,phức tạp.Khi xảy ra tổn thất thông thường việc bồi thường cho khách hàng ko đc tập trung cùng lúc gây ảnh hưởng xấu tới việc khôi phục tài sản của khác hàng,làm mất uy tín
- Tái bảo hiểm: thực chất là bảo hiểm lại.Các nhà Bh này nhận bảo hiểm cho nhà bảo hiểm khác nhằm mục đích phân tán rr
Ưu:1. phân tán rủi ro nhanh
2.Giúp công ty BH gốc nâng cao năng lực khai thác, uy tín cho cty Bh gốc
3.Các cty Bh gốc còn nhận được hoa hồng từ các nhà nhận TBh => giúp ty bh gốc nâng cao năng lực khai thác,thiết lập các mối quan hệ lâu dài
4.TBH góp phần thực hiện đường lối kinh tế đối ngoại của quốc gia,hội nhập kinh tế quốc tế
3.Bản chất của TBH:
là sự phân tán rủi ro giữa các cty BH hoặc với các nhà TBH chuyên nghiệp nhằm mục đích ổn định kinh doanh cho các bên tham gia từ đó góp phần ổn định thương mại theo xu hướng hội nhập quốc tế
4.Phân biệt BH và TBH
vGiống: - Về bản chất đều là sự phân tán rủi ro
- Đều là những nội dung trong hoạt động kinh doanh của mỗi DNBH,2 ND này gắn liền với nhau
- Đều góp phần ổn định kinh doanh cho khách hàng và cty Bh
vKhác nhau:
- Về mối quan hệ:BH có quan hệ,hoạt động kí kết, bồi thường chỉ diễn ra giữa 2 bên.Tái bh có mối QH giữa các nhà Bh với nhau hoặc BH với TBH
- Khi tổn thất xảy ra cho đối tượng Bh:đối tượngBH chỉ có quyền yêu cầu bồi thường từ nhà bảo hiểm gốc mà không có quyền yêu cầu nhà tái bồi thường.Quan hệ bồi thường tổn thấtgiữa cty ngượng và nhà tái chỉ diễn ra trong nội bộ giữa họ.
- Bảo hiểm là cơ sở của Tái Bảo Hiểm
- Về quan hệ quốc tế : các nhà tái bảo hiểm có quan hệ quốc tế rộng hơn các nhà BH gốc
5. Lịch sử của TBH:
TBH ra đời sau BH gốc khoảng 4 thế kỉ.Lịch sử phát triển chia làm 3 giai đoạn:
vGĐ 1: 4 nghiệp vụ vận chuyển hàng hóa và đường biển,cháy,nhân thọ,kĩ thuật
Đặc điểm: hình thức TBh đơn giản,áp dụng trên những hợp đồng đồng bảo hiểm có sẵn. Có thời kì bị làm dụng nên mất uy tín.Chưa được chú trọng như Bh
vGĐ 2: giữa TK 19- đầu TK 20: phát triển mạnh nhất do cách mạng công nghiệp ở châu Âu,Mĩ nên đối tượng Bh có giá trị rất lớn đã phát sinh nhu cầu nhượng tái bảo hiểm
Đặc điểm: nhanh chóng mở rộng.Cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà tái châu Âu và Bắc Mĩ.Hình thức, phương pháp TBH được cải tiến,hoàn thiện là cơ sở cho các hoạt động TBH ngày nay. Trong chiến tranh thế giới gây ra tổn thất lớn làm cho TBh khó khăn.
vGĐ 3: sau CTTG 2 đến nay: sự phục hồi nhanh của các ty BH liên bang Đức kéo theo sự phục hồi của châu Âu
- Hệ thống XHCN ra đời, có hoạt động tái nhưng chỉ tái độc quyền trong khối
- Những năm 60-70 của thế kỉ 20,hoạt động BH,Tbh ở châu Á,Phi,Mĩ Latinh bắt đầu khởi sắc.Thị trường TBH thế giới hình thành rõ nét
- Các hình thức TBH ngày càng đa dạng phong phú,phương pháp kết hợp được sử dụng phổ biến.Sự cạnh tranh diễn ra ngày cành gay gắt giữa các cty TBH
Bài 2 : Các hình thức tái bảo hiểm
( thiếu )
Bài 3: Các phương pháp tái bảo hiểm
I. Tái bảo hiểm theo tỉ lệ
- Khái niệm: là 1 trog những phương pháp tái rất phổ biến đặc biệt với những công ty mới thành lập.Theo phương pháp này cty nhượng và các nhà tái bh phân chia các đvi rủi ro và trách nhiệm của mỗi bên theo STBH, có thể là số tương đối hoặc có thể bằng số tuyệt đối.
- Đặc điểm:
ü Trách nhiệm của từng bên đc xác định theo 1 tỉ lệ tương ứng sau khi đã thỏa thuận
ü Phí bh và STBH nếu có cũng đc phân bổ theo tỉ lệ và trách nhiệm của mỗi bên đảm nhận.
ü Tái bh theo tỉ lệ nói chung đc áp dụng phổ biến ở hầu hết các nghiệp vụ bh vì phương pháp này đơn giản,dễ tính toán,dễ hiểu.
Tái bh theo tỉ lệ có 2 phương pháp chính là Tái bh số thành và tái bh mức dôi.Nội dung 2 phương pháp này về cơ bản là giống nhau vì chúng chỉ liên quan đến STBH.
1. Tái bh số thành
Bản chất: theo phương pháp này công ty nhượng giữ lại cho mình 1 tỉ lệ % nhất định so với STBH,phần còn lại đem tái đi cho các cty khác.Vì vậy phí bh và STBH nếu có cũng đc phân bổ theo trách nhiệm mà mỗi bên đảm nhận.
Đặc điểm:
- Đơn vị rủi ro nào cũng phải đem tái đi theo đúng hạn mức trách nhiệm mà mỗi bên đảm nhận
- Dạng tái bh này rất đơn giản về việc phân bổ phí và STBH dễ hiểu,dễ thấy,chi phí quản lí ít tốn kém.
- Các nhà tái cũng dễ chấp nhận,phân tán rủi ro nhanh,vận may rủi là rất khách quan.
- Dạng tái này thường có hoa hồng tái bh cao,đặc biệt phí tạm giữ lớn.
- Phù hợp với công ty bh mới thành lập.
Hạn chế:
- Vì rủi ro nào cũng phải đem tái đi (dù STBH là lớn hay nhỏ) chính vì vậy nó không phát huy hết khả năng tài chính của công ty nhượng.
- Phương pháp này ko phù hợp với những nghiệp vụ bh mà có khoảng chênh lệch về STBH giữa các đơn vị rr là quá lớn
- Trong điều kiện đa dạng hóa các nghiệp vụ bh, sản phẩm bh phi nhân thọ như ngày nay, nếu các bên chỉ thuần túy quan hệ bằng hợp đồng TBH số thành thì việc kí kết hợp đồng thường khó khăn.
Trường hợp áp dụng:
- Công ty nhượng bắt đầu triển khai nghiệp vụ mới mà họ chưa có kinh nghiệm, thiếu tài liệu thống kê. Bởi vậy nếu ký hợp đồng số thành, thông thường họ sẽ đc các nhà TBH tư vấn về quản trị rr, xác định phí bh và các thông tin cần thiết khác
- Khi công ty nhượng có ý đồ trao đổi nghiệp vụ với nhau
- Khi công ty nhượng gặp khó khăn về việc phân định rr ( phân định rr thành các đơn vị rr khác nhau). Vd: bh nông nghiệp
- Giúp công ty nhượng giảm nhẹ trách nhiệm trong các hợp đồng về thiên tai, lũ lụt
Tái bảo hiểm mức dôi
Bản chất: công ty nhượng giữ lại cho mình STBH nhất định, phần còn lại đem đi tái. Vì vậy phí bh và STBT nếu có cũng đc phân bổ theo tỷ lệ mỗi bên đảm nhận.
Đặc điểm:
- Ko phải đơn vị rr nào cũng đem tái mà chỉ đem những đơn vị rr có STBH vượt quá mức giữ lại của công ty nhượng
- Nếu STBH tái đi quá nhiều mà các nhà TBH ko đảm đương hết thì số còn lại thường đc xử lý như sau:
ü Đàm phám lại để phân bổ đến khi hết thì thôi (nếu tất cả các bên cùng chấp nhận)
ü Nếu các bên ko chấp nhận thì quay về công ty nhượng gánh vác hoàn toàn
ü Ngay từ đầu năm công ty nhượng có thể thiết lập hợp đồng tạm thời để đảm bảo ổn định kinh doanh cho mình
- Tỷ lệ mức giữ lại và mức tái đi của từng đơn vị rr có thể ko bằng nhau là do vấn để thỏa thuận
- Đây cũng là pp đơn giản, dễ phân bổ, dễ áp dụng
Trường hợp áp dụng:
- Vì TBH mức dôi cũng là TBH tỷ lệ nên nó phù hợp với các nghiệp vụ bh có STBH biến thiên quá lớn
- Giúp công ty nhượng ổn định kinh doanh, chi phí hành chính ít tốn kém
- Phù hợp với nghiệp vụ bh cháy, XNK, trộm cắp…
Cơ sở để xác định mức giữ lại của TBH mức dôi:
- Khả năng tài chính
- Lãi về nghiệp vụ đó trong 1 số năm trc đó
- Tình hình tổn thất về nghiệp vụ đó của bản thân cty nhượng cũng như trên thế giới trong 1 số năm trc đó
- Pham vi hđ của đối tượng đc bh.
TBH số thành và TBH mức dôi khác nhau cơ bản:
- Trong TBH số thành các bên đảm nhiệm 1 tỷ lệ % nhất định so với STBH. Trong TBH mức dôi, các bên đảm nhiệm đc ấn định bằng số tuyệt đối
- Trong TBH số thành, đơn vị rr nào cũng phải tái. TBH mức dôi chỉ tái đi đv rr có STBH vượt quá mức giữ lại của công ty nhượng (cty nhượng phát huy đc hết khả năng tài chính của mình)
- TBH mức dôi giúp cty nhượng ổn định kinh doanh hơn so với pp số thành nếu như phần vượt quá mức giữ lại ở các bên đc đàm phán ổn thỏa ngay từ đầu
Theo kinh nghiệm của các công ty BHPNT trên thế giới, nếu TBH theo mức dôi thì định mức giữ lại và tái đi luôn luôn mang yếu tố kỹ thuật cần phải nghiên cứu kỹ cho từng nghiệp vụ bh bởi vì mỗi nghiệp vụ bh thì đặc điểm rr và phân chia đơn vị rr là khác nhau. Cụ thể:
· Trong nghiệp vụ BH hỏa hoạn: nghiệp vụ này có những điểm khác hẳn với nghiệp vụ khác ở chỗ:
- Khoảng biến thiên về STBH giữa các đv rr đôi khi rất lớn
- RR có tính đơn độc, riêng lẻ bao gồm cả rr thương mại, rr mang tính chất công nghiệp
- Phụ thuộc nhiều vào đk khí hậu, thời tiết vùng địa lý, nguồn nước
- Hậu quả thiệt hại đôi khi mang tính thảm họa cả về người và tài sản
Từ những đặc điểm này đòi hỏi các công ty bh gốc khi TBH theo pp mức dôi phải lưu ý:
üViệc phân chia đơn vị rr fai rõ ràng ngay từ đầu
üViệc chi phí đề phòng, hạn chế tổn thất thường rất lớn nhưng lại rất hiệu quả
üNgày nay nghiệp vụ bh này nếu đem TBH kết hợp thường dễ dàng hơn so với áp dụng 1 pp đơn độc, cụ thể
· Đối với nghiệp vụ bh hàng hóa vận chuyển và phương tiện. nghiệp vụ này có đặc điểm sau:
- Trong thời kỳ đầu , đại đa số đều TBH theo pp mức dôi, hàng hóa vận chuyển rất đa dạng về chủng loại, cách thức đóng gói, xếp dỡ… Nếu tái theo pp mức dôi, nó có ưu thế hơn số thành ở chỗ: công ty nhượng có toàn quyền đàm phán mức giữ lại và tái đià tạo thế chủ động
- Vấn đề tổn thất bồi thường, phí bh trong nghiệp vụ này liên quan rất nhiều đến chủng loại hàng, tình trạng thực tế của phương tiện vận chuyển. Đặc biệt trên 1 phương tiện vận chuyển lại có rất nhiều chủng loại hàng hóa khác nhau, vì thế 1 đơn vị rr áp dụng pp TBH mức dôi ở đay có thể là cả con tàu (tàu+tất cả hh). Nhưng cũng có thể mỗi quyền lợi trên tàu lại là 1 đơn vị rr. Bởi vậy khi phân định đơn vị rr thì cố gắng cả chuyến tàu đó đc xếp vào 1 đơn vị rr là tốt nhất.
- Quãng đường vận chuyển và các vùng lãnh hải là rất khác nhau về xs rr, đặc biệt là khâu kiểm soát tổn thất.
Từ những đặc điểm này công ty nhượng cần lưu ý:
üNếu mới thành lập nên tái cho cty có uy tín để phối hợp với họ quản lý rr
üNếu kd nhiều năm, có kinh nghiệm thì việc xác định mức giữ lại và tái đi diễn ra bình thường. nhưng công tác giám định tt cố gắng tự chủ
· Nghiệp vụ TBH thân thể, sức khỏe: nghiệp vụ này khi áp dụng pp mức dôi, việc xác định mức giữ lại và tái đi lại phụ thuộc lớn vào từng tổn thất. Từ đặc điểm này, cty bh gốc lưu ý:
- Khi xác định mức giữ lại và tái đi cần lưu ý về nghề nghiệp, tuổi tác, rr bh
· Nghiệp vụ bh dầu khí: nghiệp vụ rất đặc thù và rất mới đối với VN. Kinh nghiệm đưa ra nếu TBH theo mức dôi cần phải chú ý:
- Phân chia đơn vị rr
- Đánh giá và quản lý rr ( nhìn chung phải tái cho cty bh chuyên nghiệp để phối hợp quản lý)
- Nếu kết hợp mức dôi và pp TBH vượt mức bth
- Công tác giám đinh: thông thường tái bh theo tất cả các pp thì công tác giám định vẫn đc coi trọng. Nhưng ở đây cty bh gốc thường thuê cty giám định độc lập có uy tín để hạn chế thấp nhất các hiện tượng khiếu nại phát sinh
TBH kết hợp số thành- mức dôi
Vì cả 2 dạng đều là TBH theo tỷ lệ nên sự kết hợp giữa chúng cũng rất đơn giản và phù hợp với thực tế, đặc biệt là công ty bh mới thành lập tự bh lẫn nhau. Thông thường khi áp dụng pp kết hợp này cty nhượng cùng tái đi cho 1 số nhà TBH và lấy HĐ số thành làm HĐ cơ sở, còn HĐ mức dôi bổ sung mang tính tự động. Bản chất:
- Trước hết phân bổ cho hđ số thành sau mới tiến hành phân bổ hđ mức dôi. Phí bh và STBT cũng phân bổ theo tỷ lệ mỗi bên đảm nhiệm
Ưu điểm:
- Giúp cty nhượng nâng cao năng lực khai thác bh
- Vì hđ cơ sở là hđ số thànhà giúp công ty nhượng ổn định, phân tán rr nhanh
- Dù sao TBH kết hợp này ( đều là TBH tỷ lệ ) cty nhượng cũng đc hưởng mức hoa hồng nhất định
Nhược điểm:
- Thủ tục và chi phí hành chính tốn kém
- Phần TBH cho các hđ mức dôi cần phải có bản thông báo TBH. Nếu ko cẩn thận dễ bị tiết lộ thông tin.
Chú ý: Nếu sau khi đã phân bổ trách nhieemh cho các bên theo đúng hđ đã ký mà STBH của 1 vài đơn vị rr nào cũng còn thừa, các nhà TBH ko gánh vác hết thì số tiền thừa này quay về cho các cty nhượng chịu TN.
Chính sự ràng buộc chặt chẽ như vậy cho nên tùy theo từng nghiệp vụ bh, tùy theo từng khoảng cách chênh lệch về STBH của đơn vị rr thấp nhất và cao nhất; tùy theo số liệu thống kê của những năm trước đó mà công ty nhượng phải hết sức chú ý đến mức giữ lại của mình và của đối tác. Nếu cần thiết ngay từ đầu phải chào TBH cho 1 số nhà TBH mức dôi.
Hoa hồng TBH
Đây là khoản tiền mà nhà TBH phải trả cho cty nhượng khi nhà TBH tham gia HĐ với cty nhượng. Số tiền này đc xác định bằng 1 tỷ lệ % nhất định so với số phí TBH
Hoa hồng TBH khác với môi giới phí:
- Môi giới phí TBh là số tiền mà nhà TBH phải trả riêng cho nhà môi giới khi dịch vụ bh phải đem TBH gián tiếp qua môi giới
Hoa hồng TBH có đặc điểm:
- Thường chỉ đc áp dụng trong trường hợp hđ TBH theo tỷ lệ
- Vấn đề cốt lõi mà nhà TBH phải trả hoa hồng cho cty nhượng xuất phát từ 3 cơ sở:
üHỗ trợ cty nhượng thực hiện việc ký kết hđ bh gốc thuận lợi
üGiúp cho cty nhượng trang trải chi phí liên quan đến việc ký kết hđ
üTạo nền móng vững chắc để tạo mối quan hệ lâu dài giữa các bên.
- Bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ 20, hoa hồng TBH còn có đặc điểm rất nổi bật: công ty nhượng và nhà TBH thỏa thuận với nhau trên cơ sở tỷ lệ bth, thậm chí cả trên cơ sở lãi thu đc. Đặc điểm này đã góp phần làm cho lợi ích các bên hài hòa hơn, quan hệ dễ dàng hơn.
Các loại hoa hồng TBH: hiện nay trên thế giới cũng như VN, người ta chủ yếu áp dụng 3 loại hoa hồng TBH:
- Hoa hồng TBH cố định
- Hoa hồng TBH theo thang lũy tiến
- Hoa hồng TBH theo lãi
Măc dù áp dụng loại hoa hồng nào đi chăng nữa thì khi thỏa thuận các bên đều cân nhắc và xét đến các yếu tố sau đây:
üPhương thức TBH ( số thành hay mức dôi); TBH theo từng đơn vị rr hay từng loại rr
üPhí TBH tính trên cơ sở phí toàn phần hay có mức khấu trừ (phí môi giới, các mức khấu trừ áp dụng)
üTrong tổng phí bh gốc, cty nhượng có đưa ra điều kiện về giảm giá cho người đc bh hay ko ( nếu giảm giá thì hoa hồng TBH sẽ cao)
üChi phí quản lý về quản lý cty nhượng
üKết quả bth về nghiệp vụ bh đó trong 1 số năm trước đó
1.1. Hoa hồng cố định
Khoản tiền nhà TBH trả cho cty nhượng đc biểu thị bằng tỷ lệ % nhất định so với số phí TBH.
Loại hoa hồng này tính toán, nhận biết đơn giản. Tuy nhiên chỉ phù hợp với những nghiệp vụ bh mà STBH ít biến động, khoảng biến thiên ko lớn ( xe cơ giới, TN con người trong đk cụ thế nhất định)
1.2. Hoa hồng theo thang lũy tiến
Mục đích áp dụng: góp phần điều chỉnh kết quả bồi thường giữa các bên, tạo lập mối quan hệ lâu dài bền vững.
Cơ sở áp dung: lấy loại hoa hồng cố định làm chuẩn, sau đó điều chỉnh mức tăng (giảm) theo tỷ lệ bồi thường.
Nếu tỷ lệ bồi thường cao thì tỷ lệ hoa hồng càng thấp và ngược lại.
Cách xây dưng:
- Nên xây dựng cho từng nghiệp vụ bh cụ thể
- Khống chế min, max, Mức min, max có thể đc điều chỉnh tùy theo từng TH cụ thể.
Tỷ lệ bồi thường (%)
Tỷ lệ hoa hồng (%)
>75
20
73
21
71
22
…
<55
30
Hoa hồng theo thang lũy tiến hiện nay đc áp dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên khi xác định tỷ lệ bồi thường cần phải lưu ý:
ü Tổng STBT bao gồm tổn thất thực tế phải bồi thường và chi phí liên quan mà nhà TBH phải trả cho cty nhượng cộng với khoản sự phòng cho những tổn thất chưa giải quyết tính ở đầu kỳ
ü Mẫu số (tổng phí BH): bằng phí thực thu công phí dự trữ RR còn phải đảm bảo tính ở thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ.
1.3. Hoa hồng theo lãi:
Mục đích ap dụng: thu lại 1 phần lãi cho cty nhượng trong TH kết quả kinh doanh thực tế tốt hơn so với tỷ lệ bth TB nhiều năm trước đó. Từ đó giúp cho các nhà TBH đạt đc tỷ lệ lợi nhuận hợp lýà hài hòa mối quan hệ các bên, đặc biệt là trong TH tỷ lệ tái đi nhiều hoặc STBH tái đi quá lớn.
Tuy nhiên nếu áp dụng loại hh này thì 2 bên phải đưa ra những ràng buộc nhất định:
- Nếu 2 bên đã quan hệ đc 1 số năm và các nhà TBH tính đến năm nghiệp vụ các nhà TBH ko còn thua lỗ
- Chi phí hành chính của nhà TBH
èTrong 3 loại hh nói trên cho đến thời điểm hiện nay, loại hh theo thang lũy tiến vẫn là phổ biến. Còn loại hh theo lãi cũng vẫn đc áp dụng, tuy nhiên chỉ phù hợp với những nghiệp vụ bh mà trong những năm vừa qua cả 2 bên cùng có lãi nhưng do tái đi quá nhiều, lãi thuộc về nhà TBH quá lớn ( dầu khí, XDLĐ)
Phí tạm giữ là bồi thường
1.4. Phí tạm giữ
Đây là 1 khái niệm chỉ rõ điều kiện bắt buộc phải đc đặt ra theo quy định của nước sở tại mà cty nhượng đem tái đi. Đây đc coi là sự bảo lãnh để nhà TBH hoàn thành trách nhiệm của họ trong hợp đồng.
Phí tam giữ đc coi là khoản dự phòng của công ty nhượng giúp họ giải quyết nghiệp vụ bh gốc trước khi quyết toán bồi thường giữa các nhà bh.
Ngoài ra, sử dụng phí tạm giữ còn là 1 đk rất quan trọng để đảm bảo tính cân đối giữa việc chuyển nhượng trong nước hoặc ra nước ngoài
Như vậy, tất cả để đảm bảo khả năng thanh toán kịp thời nhanh chóng cho cty nhượng.
Phí tạm giữ thường đc xác định bằng 1 tỷ lệ % so với phí TBH.
Thông thường theo luật KDBH của nhiều nước trên thế giới, phí tạm giữ trong khoảng 30- 40% phí TBH. Và thông thường nếu tái trong nước thì giữ lại 30%, tái ra nước ngoài là 40%
Phí tạm giữ có thể thanh toán lại cho các nhà TBH vào cùng kỳ năm sau. Khi thanh toán công ty nhượng còn phải trả họ phần lãi đc tính trên phí tạm giữ lại (ở châu Mỹ, Âu thường thanh toán mức lãi là 3-5% trên mức phí tạm giữ lại; còn VN đc xác định ở mức TB tính trên tất cả các loại lãi suất trong nền kinh tế mà NN quy định)
Nếu TH nhà TBH ko tham gia với cty nhượng vào những năm tiếp theo thì phí tạm giữ thường đc giải quyết theo 2 cách sau:
- Tiếp tục chịu trách nhiệm với những rr còn hiệu lực cho đến khi chấm dứt toàn bộ trong năm nghiệp vụ bh kế tiếp
- Thỏa thuận từ bỏ trước để 2 bên tránh sự tranh chấp ko cần thiết
Hiện nay có rất nhiều nghiệp vụ mà 2 bên ký kết hđ với nhau diễn ra ko chỉ 1 năm mà trong nhiều năm thì phí tạm giữ cũng đc xác định riêng trong từng năm nghiệp vụ. việc này cũng do 2 bên thỏa thuận.
Trong đk ngay nay cũng có nhiều nghiệp vụ đối tượng bh trong thời gian ngắn (quý, tháng). Thông thường trong TH này các nhà TBH đàm phán với cty nhượng ko áp dụng phí tạm giữ.
1.5. Bồi thường tạm giữ
Đây là số tiền công ty nhượng thanh toán trên cơ sở những vụ tổn thất đã xảy ra nhưng chưa giải quyết trong năm. Khoản này cty nhượng giữ lại ko thanh toán ngay cho nhà TBH trong năm mà dùng để xử lý bồi thường cho năm kế tiếp.
Thông thường khoản này bằng 100% tiền ước tính bồi thường của năm kế tiếp.
Khoản tạm giữ có thể là tiền mặt hoặc chứng khoán, lãi suấ do 2 bên thỏa thuận, thậm chí 2 bên có thể sử dụng khoản tiền này để đối trừ trong thanh toán.
1.6. Bồi thường trả ngay
Đây là khoản tiền nhà TBH thanh toán ngay cho cty nhượng. Khoản này ko dùng để đối trừ trong thanh toán.
Hiện nay trên thế giới các nhà BH gốc cũng như nhà TBH chuyên nghiệp thường thỏa thuận: sau 15 ngày kể từ khi cty nhượng thông báo, nhà TBH phải thanh toán ngay ko đc chậm trễ. Nếu chậm trễ sẽ gây ra phản ứng dây chuyền đối với cty nhượng, người tham gia bh kể cả với khách hàng tham gia ở nghiệp vu khác.
II. Tái bảo hiểm phi tỉ lệ
1.Khái quát
- Tái bh phi tỉ lệ cũng là 1 phương pháp tái mà trong đó công ty nhượng ấn định bằng một giới hạn bồi thường mà họ tự gánh chịu,phần vượt quá sẽ đem tái đi cho cty khác theo đúng cam kết và đúng luật.
2.Đặc điểm
ü Trách nhiệm của các bên đối với các vụ tổn thất không chia sẻ theo tỉ lệ phí và STBH vì thế nó được gọi là tái bh phi tỉ lệ.
ü Tiêu chuẩn cơ bản để phân định trách nhiệm giữa các bên chính là STBT.
ü Công ty nhượng phải chịu trách nhiệm bồi thường cho những tổn thất bằng mức tự bồi thường trở xuống
ü Nhà tái bh chỉ bồi thường thuộc hạn mức trách nhiệm mà họ cam kết gánh chịu ngay từ đầu.Nó gọi là hạn mức trách nhiệm của nhà tái bảo hiểm
ü Phương thức tái bảo hiểm phi tỉ lệ có 1 số vấn đề cần phải đặt ra và thống nhất từ trước
ü Tổn thất thực tế cuối cùng bao gồm 3 yếu tố hợp lại:
vTổn thất: khoản tiền bồi thường mà công ty nhượng phải trả cho người được bảo hiểm theo đúng trách nhiệm mà hợp đồng cam kết.
vThực tế : đây là STBT phải khấu trừ đi tất cả những khoản bồi hoàn có liên quan mà công ty nhượng có quyền quyết định bồi thường có những khoản sau: tiền bồi hoàn cứu vãn tổn thất,tiền đòi lại của các nhà tái bh theo những hợp đồng bh riêng giữa cty nhượng với họ( nếu có ),tiền đòi người thứ 3 bồi hoàn (nếu có ).
vCuối cùng: tổn thất thực tế mà sau khi tất cả các loại tổn thất và chi phí thực tế có liên quan đã đc thanh toán và mọi khoản bồi hoàn liên quan đã đc thực hiện xong.
ü Mỗi một sự cố:đây là khả năng phát sinh rất nhiều trong tái bh phi tỉ lệ.Thuật ngữ này được áp dụng xuất phát từ: công ty nhượng luôn mong muốn đc bảo vệ đối với hậu quả của 1 sự cố bất chợt xảy ra và có giới hạn nhất định.Tuy nhiên hiện nay cách hiểu thuật ngữ này còn đc diễn đạt rõ hơn vì thực tế đã có nhiều tranh chấp.Cụ thể người ta có thể diễn đạt nó như sau: Mỗi một tai nạn,mỗi một nguyên nhân trong tất cả các hợp đồng tái bh cần đc quy định cụ thể tránh tranh chấp xảy ra.Về mặt thời gian người ta còn áp dụng điều kiện thế nào là một sự cố có thể 48h,72h,…nhưng phải thống nhất ngay từ đầu để tránh tranh chấp
ü Vấn đề tính toán tổn thất trong tái bh phi tỉ lệ có 2 cách:
vTính theo năm nghiệp vụ bh( năm phát hành hợp đồng bh).Theo cách này nhà tái bh phải chịu trách nhiệm bồi thường cho tất cả tổn thất xảy ra thuộc các đơn vị rủi ro đc cấp đơn bh.Vì vậy mà nhà tái vẫn phải tiếp tục có trách nhiệm với những tổn thất có thể xảy ra trong năm nghiệp vụ đó mặc dù tổn thất còn có thể xảy ra ở năm kế tiếp.Trong trường hợp này 2 bên phải thỏa thuận với nhau về mức phí của năm nghiệp vụ.
vTính theo năm tài chính: nhà TBH chịu trách nhiệm bồi thường cho những tổn thất xảy ra vào năm tài chính bất kể tổn thất đó thuộc đơn cấp bh năm nào
3.Ưu điểm
- Đây là hình thức tái bh bảo vệ cho những tổn thất lớn vì vậy công ty nhượng có điều kiện tự khống chế mức bồi thường của mình bằng 1 số tiền nhất định từ đó giúp họ chủ động ổn định kinh doanh,đặc biệt trong điều kiện các lọa hình bh hiện nay có STBH rất lớn.=> nếu chỉ thuần túy áp dụng các phương pháp tái bh số thahf và mức dôi thì sự biến thiên về số tiền này ko ai lường trước được .Bởi vậy mức tự bồi thường là 1 mức giới hạn hoàn toàn có thể chủ động được trong mọi tình huống dù tổn thất có mang tính thảm họa đi chăng nữa.
- Vì nhà tái bh không có trách nhiệm bồi thường cho những vụ tổn thất có số tiền bồi thường thấp hơn mức tự bồi thường vì thế cty nhượng thường có thu nhập ổn định theo đúng kế hoạch mà mình đề ra cho từng năm nghiệp vụ
- Chi phí quản lí đỡ tốn kém,nếu có chăng cty nhượng chỉ phải bỏ ra những khoản chi phí như chi phí xác định,phí gôc,phí tái,chi phí thanh toán bổ sung khi áp dụng hệ số an toàn,chi phí xác định lại phí điều chỉnh,…
4.Nhược điểm
- Phương pháp tính phí phức tạp,khó chính xác vì thế đòi hỏi công ty nhượng phải có kinh nghiệm đặc biệt trong điều kiện các tài sản tham gia bh kinh tế đa dạng như hiện nay
- Nếu cty nhượng xác định mức tự bồi thường quá cao hoặc quá thấp sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả kd đặc biệt có 1 số trường hợp do xác định và lựa chọn các lớp tái bh ko chuẩn xác,thiếu cân nhắc công ty nhượng sẽ phải chi ra những khoản phí đặt cọc không cần thiết=> ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh doanh.
- Tái bh phi tỉ lệ ít có tác dụng trong việc hỗ trợ cty nhượng dàn mỏng rủi ro,hơn nữa phí tái bh(phí đặt cọc ) phải nộp trước.
- Công ty nhượng có thể phải trả thêm phí táibh trong những trường hợp xuất hiện số tiền bồi thường thuộc trách nhiệm hợp đồng tái bh có điều khoản tái tục trách nhiệm bảo vệ.
.Các phương pháp tái bh phi tỉ lệ
1.Tái bh vượt mức bồi thường
a.Bản chất: theo pp này công ty nhượng giữ lại cho mình một số tiền bồi
thường nhất định,phần vượt quá đem tái đi cho các công ty khác.Mức giữ lại của
công ty nhượng gọi là mức tự bồi thường .Điều đó có nghĩa nếu tai nạn xảy ra có
STBT bằng mức tự bồi thường của công ty nhượng trở xuống thì công ty nhượng
phải gánh vác toàn bộ.Phần vượt quá các nhà tái bh vượt mức phải gánh chịu nhưng
họ chỉ gánh chịu trong phạm vi giới hạn về STBT của họ.Số còn lại không gánh vác hết lại quay về công ty nhượng đảm nhận toàn bộ .
Để thực hiện được điều này cứ đầu năm nghiệp vụ bh cty nhượng phải đặt cọc cho các nhà tái bh một số tiền nhất định gọi là phí đặt cọc.Nếu năm đó tổn thất không xảy ra thì công ty nhượng cũng không đòi lại được số phí đặt cọc này.
Vì STBT có thể rất lớn nếu như hậu quả của rủi ro mang tính thảm họa cho nên công ty nhượng phải thu xếp nhiều hợp đồng tái bh vượt mức bồi thường cùng 1 lúc,mỗi hợp đồng đc gọi là 1 lớp.Các lớp đc sắp xếp theo một trật tự ưu tiên rất nghiêm ngặt.
b.Đặc điểm
ü Việc xác định phí đặt cọc là khó khăn
ü Có những nhà tái giới hạn trách nhiệm bằng 1 số tiền bồi thường nhất định nhưng cũng có 1 số nhà tái bh giới hạn số tiền bồi thường là vô hạn( ko hạn mức).
ü Vì các lớp giữ lại cho mình 1 số tiền bồi thường nhất định theo hạn mức nên việc sắp xếp trật tự các lớp phải tuân thủ và đương nhiên tổn thất sẽ xảy ra với lớp 1 trước rồi mới đến các lớp khác.Bởi vây phí đặt cọc lớp 1 cũng đc hưởng trách nhiệm nhiều hơn nếu hạn mức trách nhiệm bằng nhau
ü Nếu áp dụng thuần túy phương pháp tái này các bên thường thỏa thuận với nhau về 1 tỉ lệ phí điều chỉnh khi tổn thất lớn hoặc tổn thất mang tính thảm họa xảy ra.
*Chú ý:khi kí kết các hợp đồng tái bh loại này các bên cần lưu ý:
vMức bồi thường cao nhất của mỗi bên về cơ bản là cố định theo đúng hạn mức trách nhiệm về STBT mà họ đảm nhận bởi lẽ theo phương pháp này không bị rang' buộc bởi STBH
vPhí tái bh phải đc xác định căn cứ vào số liệu thống kê nhiều năm là tốt nhất bởi vì nó sẽ loại trừ được nhiều nhân tố ngẫu nhiên tác động.
vNếu công ty nhượng quan hệ được với những nhà tái bh vượt mức bồi thường đưa ra giớinhanj không hạn mức là tốt nhất.Muốn vậy phải hết sức coi trọng chữ tín đối với họ
vVận may rủi của tất cả các bên là khách quan nếu công ty nhượng giũ lại ít thậm chí rất ít khi tổn thất lớn hoặc thảm họa xảy ra công ty nhượng nên chấp nhận sử dụng tỉ lệ phí điều chỉnh hoặc hệ số an toàn khi thanh toán phí đối với các nhà tái để giữ mối quan hệ lâu dài với họ
- Nếu áp dụng phương pháp tái này thì 2 thuật ngữ sau đây cần đc phân biệt ngay từ đầu khi kí hợp đồng: “từng sự cố”, “ từng nghiệp vụ”
ü Từng sự cố tức là 2 bên thỏa thuận với nhau ,khi tái bh theo phương pháp này chỉ gắn với từng sự cố bh (hẹp hơn từng nghiệp vụ bh).
ü Từng nghiệp vụ có nghĩa là mọi sự cố xảy ra liên quan đến từng nghiệp vụ đó.
2.Tái bh kết hợp giữa pp số thành với vượt mức bồi thường
Theo phương pháp này công ty nhượng giữ lại cho mình 1 tỉ lệ % nhất đihj so với số tiền bh,phần còn lại đem tái đi cho nhà tái bh số thành còn nhà tái bh vượt mức bồi thường sẽ bảo vệ cho công ty nhượng hoặc công ty nhận tái bh số thành.Nó bảo vệ cho công ty nào thì đầu năm công ty đó phải đặt cọc cho nó 1 số tiền nhất định gọi là phí đặt cọc.Nếu năm đó tổn thất không xảy ra thì công ty đc nó bảo vệ cũng không đòi đc phần phí đặt cọc này.
3.Tái bh kết hợp giữa pp mức dôi với phương pháp vượt mưc bồi thường.
Theo phương pháp này các công ty nhượng giữ lại cho mình một số tiền bh nhất định còn nhà tái bh vượt mức bồi thường bảo vệ công ty nhượng hoặc công ty nhận tái bh mức dôi.Nó bảo vệ cho công ty nào thì đầu năm nghiệp vụ công ty đó phải nộp cho nó 1 khoản tiền gọi là phí đặt cọc.kết thúc năm tổn thất ko xảy ra ,công ty đc nó bảo vệ không đòi lại đc phí đặt cọc này.
*Cả 3 phương pháp trên có ưu,nhược điểm sau:
Ưu điểm:
- Làm giảm nhẹ gánh nặng cho các hợp đồng số thành và hợp đồng mức dôi khi có các tổn thất lớn xảy ra.
- Rất phù hợp với những nghiệp vụ bh có STBH lớn đặc biệt là khoảng biến thiên dao động không lường trước đc.
- Việc kết hợp này giúp các bên trong hợp đồng số thành và hợp đồng mức dôi dễ dàng chào tái bh hơn vì tính chất của nó rất đa dạng ,nhu cầu thỏa mãn cho các DNBH nhận tái bh đc đáp ứng đa dạng hơn.
Nhược điểm:
- Nếu STBh vượt quá hạn mức trách nhiệm của các bên trong các hợp đồng số thành và mức dôi thì gánh nặng lại đè lên vai công ty nhượng là chủ yếu.
- Muốn tái bh kết hợp 1 cách đa dạng,đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng,đòi hỏi phải có nguồn tài liệu thống kê quá khứ chuẩn xác,đồng bộ.Có như vậy việc tính phí bh mới chính xác.
- Nếu tái bh theo những phương pháp kết hợp này đòi hỏi các bên của hợp đồng số thành,hợp đồng mức dôi,đặc biệt là công ti nhượng phải có những đối tác chiến lược,tin cậy,mang tính lâu dài.
Chú ý:
- Các hợp đồng kết hợp nói trên rất phù hợp với những nghiệp vụ bh có tính chất tích lũy rủi ro cao,thảm họa có thể xảy ra.
- Xác định phí tái bh để xác định chính xác và phù hợp phí bh tái đi và phí đặt cọc thì cơ sở chủ yếu nhất vẫn là tài liệu thống kê lịch sử.Muốn có tài liệu thống kê lịch sử đồng bộ,chuẩn xác phải đặc biệt chú ý đến việc chọn nhà bảo vệ cố định,có uy tín.
- Những dạng tái bh kết hợp nói trên chỉ phù hợp với nghiệp vụ thuộc loại hình bh tài sản còn loại hình bh trách nhiệm không phù hợp bởi lẽ loại hình này ít bị tổn thất mang tính thảm họa.
- Đối với những nghiệp vụ bh hàng hải thì bh hàng hóa là phù hợp hơn so với bh thân tàu nếu như tách biệt 2 nghiệp vụ này ở những công ty bh gốc khác nhau.
- Đối với nghiệp vụ bh hàng hải không nên đặt điều kiện hạn mức sự cố vì mỗi khi tổn thất xảy ra rất khó phân định ranh giới giữa các sự cố vì làm như vậy sẽ hạn chế đến mức thấp nhất các tình trạng tranh chấp giữa các bên.
- Những dạng tái bh kết hợp này rất phù hợp với những loại rủi ro,sự cố như động đất,bão,dịch bệnh trong nông nghiệp hoặc những rủi ro phụ như chiến tranh,khủng bố.
- Dạng tái bh kết hợp này có thể đc kí kết hợp đồng hàng năm sau đó lại tái tục,thậm chí tái tục liên tiếp.Chính vì vậy những bên tham gia hợp đồng mức dôi,hợp đồng số thành nên thỏa thuận them về những rủi ro phụ để đảm bảo phát triển nghiệp vụ trong tương lai,tăng khả năng nhân bh của công ty nhượng.
4.Tái bh vượt quá tỉ lệ bồi thường.
Đây cũng là dạng tái bh phi tỉ lệ mà trong đó nhà tái bh chỉ chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp kết quả bồi thường của cty nhượng có tỉ lệ bồi thường vượt quá 1 tỉ lệ hoặc vượt quá một mức tiền đã ấn định trước.Nếu vượt mức trên nhà tái bh mới chịu trách nhiệm bồi thường.
a.Mục đích: bảo vệ cho công ty nhượng chống lại sự gia tăng đột biến của tỉ lệ bồi thường ở 1 số nghiệp vụ bh trong 1 khoảng thời gian nào đó bất luận là do những nguyên nhân nào.Khoảng thời gian này có thể là năm tài chính hoặc năm nghiệp vụ bh.
b. Đặc điểm:
- Ít thông dụng và cũng ít đc áp dụng bởi việc xác định phí tái bh rất khó khăn,phức tạp và thường không chính xác.
- Có 1 số công ty nhượng trên thế giới áp dụng phương pháp này nhằm chặn đứng tổn thất để từ đó giúp họ nâng cao năng lực khai thác những nghiệp vụ,những sp bhiem mới xuất hiện.Ngoài ra có 1 số nhà tái bh trên thế giới thường áp dụng phương pháp này trong bhnn bởi lẽ trong bhnn đôi khi tổn thất xảy ra mang tính thảm họa như dịch bệnh,bão lụt,bão tuyết,…
c.Điều kiện áp dụng
- Theo kinh nghiệm của các nhà tái bh chuyên nghiệp trên thế giới phương pháp này thường đc áp dụng đối với những nghiệp vụ bh mà bản thân công ty không lường trước đc tổn thất xảy ra như thế nào?phạm vi rộng, hẹp ra sao?trong khi đó họ rất muốn giữu quan hệ bạn hàng lâu dài.
- Khi áp dụng phương pháp này trong bhnn thường áp dụng cho mọi rủi ro.
Đây là dạng tái bh đc áp dụng để chặn đứng tổn thất bởi vậy đương nhiên nó rất phù hợp với những nghiệp vụ bh mà rủi ro mang tính thảm họa.Bởi vậy các nhà tái bh tham gia trong loại hợp đồng này thường ngầm định với nhau sao cho không bjo để công ty nhượng có lãi.Chính vì vậy công ty nhượng vẫn có thể chấp nhận đưa ra giới hạn tự bồi thường lên tới 100%.
Hiện nay ở Việt Nam hầu như các công ty bh gốc không áp dụng phương pháp này bởi vì:
ü Việc tính phí,xác định phí phức tạp,khó đi đến thống nhất khi thỏa thuận.
ü Việc chào tái kể cả trong và ngoài nước đều gặp khó khăn.
ü Phần lớn các nghiệp vụ bh của Việt Nam có đối tượng tương đối rõ ràng,mạch lạc,số tiền bh không đến mức quá lớn và tổn thất thiệt hại xảy ra mang tính thảm họa cũng rất hiếm và nếu có xảy ra thì tổn thất cũng không phải quá lớn.
Chương 4: hợp đồng tái bảo hiểm
I. Khái niệm, bản chất:
- Hdtbh là 1 bản cam kết quy định trách nhiệm và quyền lợi giữa cty Ng vs nhà tbh nhằm đản bảo cho hd tbh và bh diễn ra theo đúng pháp luật.
- Hdtbh có 3 đặc điểm:
+nhà tbh cam kết bthg cho cty nhg mà cty nhg cũng là một bên trong hd
+nó có thể cung cấp 1 số tiền bthg toàn bộ hay chỉ một phần dv những trách nhiệm mà cty nhg có thể phải chịu trong hd bh gốc.
+hdtbh là một hd riêng biệt giữa nhà tbh vs cty nhg trong đó ng dc bh k phải là bên tham gia hd, điều này phải kdinh ngay từ đầu mag tính ng tắc
- Để ký kết hd tbh các nhà chuyên môn cần phải thống nhất 3 phạm trù rất phổ biến sau:
+tbh để ngỏ: chỉ một thỏa thuận để thực hiện các dv tbh và bh trong tương lai.
+tbh bắt buộc mức dôi: cty nhg cần phải có 1 hành động nhất định trước khi một phần trách nhiệm được đem tái đi, cũng có ngĩa là cty nhượng cần phải đem tái đi phần dôi ra bằng việc ghi vào trong các bản thông báo tbh.
+ dạng tbh số thành và dạng tbh phi tỷ lệ là những hd mà các rr được cty nhg chấp nhận đều dc đem tbh một cách tự động vs các dk của hợp đồng mà cty nhg k cần phải có thêm 1 động tác nào khác.
- chủ thể của hd tbh:
+là những dtg chịu tác động nguy hiểm về tổn thất hoặc thiệt hại hoặc những trách nhiệm mà cty nhượng cũng như các nhà tbh đều phải có nghĩa vụ gánh vác.
+các chủ thể của hd tbh có mqh chặt chẽ trên nền tảng pháp luật kdbh của từng nước và mgh thực tế của họ trong những năm trước đây.( mqh này tự họ thiết lập hoặc thông qua môi giới tbh) mỗi chủ thể đểu là 1 thể nhân hoạt động theo quy định của pháp luật kd bh của từng nc, trong đó, pháp luật kd của nc sở tại. mọi sự thay đổi về pháp luật kd bh của nước sở tại, các nhà tbh đều phải tuân thủ trên nền tảng mà cty nhượng đã chấp nhận bh gốc nhưng phải thông báo
- bản chất:
+là sự chia sẻ, phân tán rr.
+thông thg hdtbh có cả ytô trong nc và ytố nc ngoài->việc tuân thủ pl kd tbh của từng nc bao h cũng đặt lên hàng đầu.
+nd mỗi hd tbh thể hiện ở tất cả các thông tin về dtg bh, rr bh, hạn mức trách nhiệm của các bên tham gia, trong đó có ttin về thời hạn, thời gian cũng luôn dc các bên quan tâm đặc biệt.(thời hạn nộp phí bh, thông báo tthất, thanh toán các khoản bồi hoàn, bồi thường, thời hạn tái tục, tái lập,…)
II. nguyên tắc ký kết hdtbh:
để thiết lập hd tbh cần thuân thủ các ngtắc sau:
- phân tán rr phải dc tiến hành kịp thời, phù hợp hd bh gốc: phải tính đến khả năng thanh toán của cty nhượng và các nhà tbh.
- Đảm bảo lợi ích giữa các bên tham gia hd
- Đơn giản hóa về mặt thủ tục hành chính nhằm tiết kiệm tối đa những chi phí k cần thiết chỉ có như vậy, các bên mới quan hệ với nhau được chặt chẽ, lâu dài
- Đảm bảo chính sách mở rộng quan hệ, hợp tác ktế của nnc.
->ngoài ra các ngtắc về trung thực tuyệt đối , luật số lớn cũng phải đặc biệt lưu ý
Nếu tăng cường nhận và nhg trong tất cả nghiệp vụ cần phải vận dụng triệt để ngtắc phân tán rr.
- Hình thức hd: một hd tbh khi dc kí kết cũng giống như một hd bh gốc thông thường nhưng phải tuân thủ một số ycầu cơ bản sau:
+thể hiện rõ mối quan hệ pháp lý giữa các bên
+các bên có khả năng tham gia hd theo luật định
+phải có sự chào bán, chấp nhận
+tất cả các sự thỏa thuận, xem xét, nc coi như đã được thông qua bởi các bên tham gia.
->ở vn hiện nay cơ quan qlýnn về bh cũng tuân thủ những yc này và đây là những yc dựa trên luật kdbh của Anh và Đức
III. quyền lợi và trách nhiệm các bên:
Xuất phát từ hd bh gốc những nhà tbh đầu tiên trên tgioi ở nc anh đã vấp phải một sự lừa đảo liên quan đến qloi bh gốc vì họ không xd rõ quyền lợi có thể dc bh trong hd bh gốc nên thời gian đầu bh gốc đã mang tính cá cược và ngay lập tức, cphủ a ban hành 1 đạo luật quy định rất nghiêm túc quyền lợi dc bh trong bh gốc và ql dc bh trong tbh
Qloi dc tbh cũng gắn vs qloi dc bh nên trc hết phải kd, cty nhượng chỉ dc tái đi những dvi rr gắn vs quyền lợi bh cụ thể. Sau khi hdtbh dc thiết lập thì qlợi và trak nhiệm các bên cũng bd phát huy tác dụng
1. Ql và trách nhiệm của cty nhg:
a. Trách nhiệm:
- Tùy theo từng hình thức tbh mà cty nhg phải cung cấp đầy đủ những ttin về dtg bh cho các nhà tbh biết
Có những ttin cty nhượng có ý đồ dấu diếm. nếu nhà tbh biết dc có thể hd tbh dc hủy bỏ tùy theo các mức độ khác nhau
- Trên bàn thỏa thuận trc khi kí hd phải là những ng đại diện có trak nhiệm, có trình độ chuyên môn. Thông thường sau thỏa thuận sẽ đi đến kí kết. khi đã ký kết xong hd thì không có sự thỏa thuận, đàm phán loại trừ những th đặc biệt
- Thanh toán đầy đủ phí tbh và những khoản bồi hoàn nếu có cho các nhà tbh theo đúng hd đã ký
- Việc thực hiện tn và ql dvới từng nhà tbh mang tính độc lập
- Cty nhg phải thực hiện đúng lpháp của ncs sở tại
- Nếu cso sự tranh chấp giữa các bên cty nhượng phải là những chủ trì đứng ra giải quyết
Vì:
+cty nhượng hiểu rõ hơn ai hết lpháp của nc sở tại
+trong những trg hợp ký hd thông qua môi giới cty nhg vẫn phải là ng đứng ra giải quyết
+cty nhượng còn là ng trung gian giữa dtg dc bh, ng tham gia bh và nhà tái
b. Quyền lợi:
- Tùy theo từng hình thức tbh mà cty nhượng có thể có toàn quyền đánh giá và quản lý rr bh gốc
- Đòi bồi thường từ các nhà tbh khi dtg bh gặp rr tổn thất
- Có toàn quyền nêu các vdề khi thỏa thuận vs các bên trc khi hd tbh dc ký(xd mức giữ lại, mức tái đi, thủ tục thanh toán phí, hoa hồng…)
- Có quyền khiếu naij, khiếu tố đến tòa án khi có sự tranh chấp giữa các bên
- Có quyền đơn phương hủy bỏ hd nếu các nhà tbh có hành vi trục lợi, mờ ám
2. Trách nhiệm và qlợi của các nhà tbh:
a. Trách nhiệm:
- Tùy theo từng hình thức tbh mà họ phải có trách nhận toàn bộ hoặc một phần rr mà cty nhượng chuyển giao, chấp nhận rr bh gốc,chấp nhận nhượng quyền cho cty nhận đánh giá, qlý rr
- Thực hiện đúng hd đã ký kết dbiệt là những hd liên quan đến phạm vi, trách nhiệm của mình, stbh, hh tái bh…
- Thực hiện đúng luật của nc sở tại
- Có trách nhiệm cùng vs cty nhg đánh giá qlý rr , tính phí bh tùy theo từng hình thức tbh
b. Quyèn lợi:
- Đòi phí tbh và các khoản bồi hoàn nếu có từ phí cty nhg theo hd đã ký
- Ycầu cty nhg cung cấp các thông tin liên quan đến dtg bh tùy theo từng hình thức tbh
- Khiếu tổ, khiếu nại lên tòa án nc sở tại khi có tranh chấp
- Đơn phương hủy bỏ hd tbh khi phát hiện cty nhg có hành vi trục lợi
chú ý:
- tín nhiệm tuyệt đối là dk quan trọng nhât khi kí kết hd tbh. Vđề này cũng xuất phát từ hd bh gốc vì tín nhiệm tuyệt đối cũng là một ng tắc k thể thiếu trong hd bh gốc vì:
+spbh là lời hứa
+trong bh gốc hay trong tbh quan hệ quốc tế rất rộng
+ đảm bảo ng tắc này tiết kiệm rất nhiều khoản chi phí có lquan
-nd ngtắc tín nhiệm tuyệt đối: sự ngăn cản các bên tham gia hd k dc che giấu điều j mà từng bên đã biết nhằm mục đích đẩy bên kia vào thế bị động khi thảo hd. Thậm chí, hd sẽ vô giá trị nếu 1 trg 2 bên che giấu điều j đã biết mà k đưa ra thg thảo
Ng tắc này xuất phát từ hd bh gốc:
+trong hợp đồng bh gốc ng tham gia bh phải thông báo đầy đủ thông tin về dtg bh và buộc cty nhg phải nắm bắt đầy đủ chính xác( vì cty nhg là ng hiểu biết khách hàng hơn ai hết)
+tuy nhiên trong thực tế ng tham gia bh có trách nhiệm phải cung cấp những sự kiện, thông tin sau(cty nhg cũng k có quyền truy đòi hoặc bắt họ phải ccấp)
ü Những tình trạng thực tế phát sinh làm giảm thiểu rr
ü Những vấn đề mà bản thân ng tham gia bh k biết hoặc trong quá trính kd bthg a ta k buộc phải biết.
ü Có một số kiến thức thông thường mang tính hiển nhiên ng tham gia bh k hề để ý và bản thân họ coi là vdề rât tự nhiên mà ng bh phải biết
+ngoài ra vd tín nghiệm tuyệt đối trong tbh còn là một kiến thức lquan đến tất cả các bên thâm gia hd, đôi khi k nêu trong vbản tham gia hd nhưng 2 bên cũng k thể vịn cớ để trì hoãn hoặc k thực hiện đúng hợp đồng
-giới hạn trách nhiệm của cty nhượng về vd bthường:
+cty nhượng buộc phải cminh dc tổn thất xảy ra thuộc trách nhiệm của mình đến đâu và từng nhà tbh đến đâu.
+trong 1số hdtbh có những điều khoản riêng nhưng những điều khoản này lại k nằm trong hd bh gốc cty nhượng sẽ rất khó cm vs các nhà tbh(nhà tbh có thể từ chối bh)
+nhà tbh có thể phải bthg trên cơ sở thỏa hiệp giữa các bên về số tiền và trách nhiệm mà họ đảm nhiệm miễn sau việc giải quyết này là trung thực khách quan
-thời hạn và mức độ trách nhiệm của các nhà tbh trong hd tbh:ngtắc bthg trong hdtbh thg k qdinh rõ ràng về thời hạn bthg, thậm chí cả mức độ trách nhiệm của nhà tbh.điều này có thể do hdtbh có 3 tính chất sau:
+là hd bthg cho những khoản thanh toán thực tế các cty nhượng.trog trg hợp này đôi khi cty nhg k ycầu nhà tbh phải bồi thường ngay
+nếu là hdbt với ý nghĩa trách nhiệm đó là stiền cuối cùng mà cty nhg giải quyết cho ng dc bh. Đương nhiên, cty nhg muốn đòi ngay stbt từ nhà tbh nhưng nếu họ gặp khó khăn về tài chính cty nhg k có cách nào khác phải chấp nhận.tg hợp này đôi khi phải giải quyết thông qua tòa
+là hd thanh toán trên cơ sở xảy ra sự cố rr vì vậy nhà tbh phải có trak nhiệm ngay sau khi tt.nhưng bản thân cty nhg phần trách nhiệm của mình lalị k bthg ngay cho ng dc bh->khiếu kiện có lquan tr hợp này nhà tbh vô can
IV.môi giới tbh:
-ngày nay để ký kết dc một hd tái bh dbiệt là tbh cho các cty nc ngoài thg phải qua môi giới
-quan niệm môi giới tbh là phải có lợi cho cả 2 bên chứ k dc nghiêng về 1 bên môi giới mang lại 4 lợi ích cơ bản sau:
+san bằng mọi khó khăn ddể các bên ký kết hd vì nếu k ký mg k dc j
+mg đứng về phía cty nhg để tạo lập các mqh đb là các mqh quốc tế để cty nhg có dk xâm nhập ttrg bh và tbh quốc tế.mg có thế tư vấn cho cty nhg nên tái ở tt bh nào lquan đến từng nghiệp vụ bh gốc, tư vấn về đánh giá rr.dbiet mg cũng có thể ccấp cho cty nhg nhiều tt về từng ttrg bh từng nhà tbh để lựa chọn
+mg đứng về phía các nhà tbh để cung cấp các tt liên quan đến cty nhg, tình hình kt-xh nc sở tại.tư vấn cho tbh về phong tục tập quán ,văn hóa nc sở tại
+sd mg các bên vẫn có thể tiết kiệm dc chi phí trong kd vì thủ tục kí kết hd, vd ttin đi lại giảm thiểu và tiết kiệm tgian
+sd tốt mg góp phần làm ttrg tbh, bh sôi động hơn các bên tham dự dễ dàng hơn, các cty nhg bh vn có thể tiếp cận ttrg tgiới
V. các loại hdtbh:
1. hd tbh mức dôi cố định:
này quy định cty nhg tbh với stiền vượt qua mức giữ lại của mình.loại này mang tính chất bắt buộc trg cả năm nghiệp vụ bh. Áp dụng loại này, cty nhận sẽ chấp nhận mọi rr mà cty nhg chấp nhận từ hd bh gốc.
Nếu có sự thay đổi, cty nhg bbuộc phải thông báo cho cty nhận.cty nhượng có toàn quền tá đi cho các cty khác . phần trách nhiệm ngoài hợp đồng dôi ra cố định trên mỗi đơn vị rr có thể bằng hdtbh tạm thời hay hd tbh bắt buộc
Căn cứ để phân bổ trách nhiệm giữa các bên là stbh ghi trên hd đã thỏa thuận
-đặc điểm:
+các cty nhận và nhg cùng chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi trg mọi tình huống
+cty nhg có toàn quyền giải quyết tranh chấp khiếu nại bên nhận buộc phải tuân thủ( giải quyết tranh chấp dv ng tham gia bh gốc)
+Nếu cty nhượng thu xếp hd tbh vmbthg bvệ cho mình thì quyền lợi của cty Nhg đương nhiên thay đổi qlợi các nhà tbh mức dôi k đổi
+nếu ký kết theo loại hd này thì quyền lợi chủ yếu của cty nhg lquan nhiều đến hhồng tbh->hh tbh là một trong những nội dung chủ yếu của loại hd này.loại hh áp dụng: hh cố định và hh theo thang lũy tiến,cả 2 loại hh này đều đc áp dụng linh hoạt dv các cty bh vn
Thời kỳ đầu hh cố định là phổ biến. bd sau năm 2000 hh theo thang lũy tiến dc sd nhiều
2.hd tbh vượt mức bthg
-loại này quy định cty nhg bh vmbt chịu trách nhiệm bthg cho cty mà nó bvệ stbt vượt quá mức giữ lại của họ. khi rr tthất xảy ra, cty nhận tbh vmbt phải chịu trách nhiệm đối vs mọi tthất dc xem là 1 vụ tt để phân chia trách nhiệm bthường
-đặc điểm:
+trách nhiệm của cty nhận tbh bắt đầu từ thời điểm xảy ra tthất
+thời hạn hd là thời hạn tính cho tthất xảy ra
+trc mỗi vụ tổn thất nhà tbh chịu trách nhiệm dvs mỗi và mọi tthất do cùng một nguyên nhân gây ra điều đó có nghĩa là mỗi nguyên nhân gây ra là một vụ tthất để phân chia trách nhiệm
+stbt là số tiền tổn thất thực tế cuối cùng và số tiền này bằng số tiền tthất mà họ phải trả theo tính toán trừ đi các khoản thu hồi
-khi kí kết loại hd này cần lưu ý:
+trách nhiệm của nhà tbh vmbt k tăng thêm khi cty nhượng k có khả năng thu lại toàn bộ stbt do các bên tham gia đóng góp
+loại này chấp nhận trách nhiệm bh cho chiến tranh đình công bạo loạn những rr này thường các hd khác k chấp nhận
Câu hỏi :
Câu 1: một DNBH gốc vừa tăng cường nhận tái và nhượng tái có ảnh hưởng ntn tới việc phân tán rủi ro?
Trả lời: Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay 1 DNBH gốc vừa tăg cường nhận và nhượng tái có tác dụng tích cực tới phân tán rủi ro.
- Rủi ro sẽ được dàn mỏng không chỉ ở phạm vi thị trường bh và tái bh trong nước mà còn cả ở thị trường nước ngoài.
- Về lâu dài cũng giúp doanh nghệp đánh giá và quản lí rủi ro tốt hơn.
- Giúp DNBH gốc trao đổi dịch vụ bh với nhau,kể cả sử dụng phương pháp đồng bh.Hơn nữa nếu hợp đồng theo 1 cơ chế trao đổi dịch vụ trong 1 phạm vi nhất định còn giúp phối hợp giữa các bên đánh giá và quản lí rủi ro tốt hơn từ đó làm công tác phân tán rủi ro cũng tốt hơn.
- Việc tăg cường nhận và nhượng tái với 1 công ty bh hiện nay đang là 1 trào lưu,1 xu thế nhưng để thực hiện đc chiến lược này đòi hỏi bản thân mỗi công ty bh gốc trước hết phải đào tạo đc 1 đội ngũ chuyên gia giỏi về tái bh.
Câu 2: Vì sao trong lĩnh vực bhnn việc tái bh là rất khó khăn với cty bh gốc?
Trả lời:
- Sản xuất nông nghiệp có đôi tượng rất rộng,đối tượng bh gặp nhiều rủi ro khác nhau và hậu quả của mỗi rủi ro mang tính thảm họa.
- Việc quản lí rủi ro là khó khăn nhất so với hầu hết các loại hình bh khác đặc biệt nguuy cơ trục lợi bh là khó tránh khỏi.
- Khó khăn ở cả công tác giám định bồi thường bổi lẽ đối tượng đc bh thường trải trên địa bàn rất rộng,khó kiểm tra,kiểm soát,khó đảm bảo tính kịp thời.Hiện trường mỗi vụ tổn thất đôi khi không xác định được rõ.
- Đặc biệt ở Viêt Nam sản xuất nn có trình độ thâm canh,chuyên canh thấp,mức độ tập trung rất hạn chế cho nên tái bh trong nn đã khó thì ở VN lại càng khó hơn.
Câu 3: Tái bh hỏa hoạn,tái bh thiết bị điện tử,Tái bh dầu khí,Tái bh kĩ thuật có những đặc điểm gì giống nhau?
Trả lời:
- Đều là loại hình tái bh tài sản và có STBH rất lớn nên hầu hết các công ty tái bh phi nhân thọ đều phải tái đi.
- Những nghiệp vụ bh này hầu hết đều mang tính chất kĩ thuật khi đánh giá,quản lí rủi ro,khi tiến hành giám định bồi thường.
- Khi rủi ro tổn thất xảy ra công tác giám định đòi hỏi mang tính kĩ thuật cao cho nên các công ty bh thường phải thuê công ty giám định độc lập,còn nếu muốn tự giám định công ty phải có 1 đội ngũ cán bộ,nhân viên giỏi tay nghề,am hiểu cả kĩ thuật và nghiệp vụ bh.
- Khi rủi ro tổn thất xảy ra việc giải quyết bồi thường rất dễ phát sinh khiếu kiện( vì nhiều lí do khác nhau như: am hiểu về mặt kĩ thuật không chính xác,đầy đủ,hiện trường bị xáo trộn,luật pháp hiểu không đúng,liên quan đến ng thứ 3 nếu có,…)
Câu 4: Xác định mức tự bồi thường của công ty nhượng dựa vào đâu?(tái bh vượt mức bồi thường)
Trả lời:
- Khả năng tài chính của công ty nhượng
- Tình hình bồi thường trong 2 số năm trước đó.(chủ yếu là tỉ lệ bồi thường)
- Nghiệp vụ bh đem tái đi và cách thức phân chia đơn vị rủi ro trong nghiệp vụ đó.
- Triển vọng phát triển nghiệp vụ đó trên thị trường của công ty nhượng.
- Triển vọng tái bh theo phương pháp này tren thị trường bh trong nước và quốc tế.
- Dựa vào tài liệu thống kê của nhiều năm trước để phát hiện tính chi kì của các thảm họa xảy ra có liên quan đến nghiệp vụ,liên quan đến đối tượng bh gốc.
Câu 5: Công ty nhượng mở mấy lớp?dựa vào:
- Đặc điểm và tính chất cả nghiệp vụ bh đem tái đi
- Tần suất xảy ra rủi ro của nghiệp vụ đó trong những năm trước đó.
- Khả năng chấp nhận của mỗi lớp
- Triển vọng phát triển về nghiệp vụ đó trên thị trường bh và tái bh quốc tế.Đặc biệt là vấn đề cung – cầu trong lĩnh vực tái bh.
Contents
Bài 1 : Tổng quan về Tái bảo hiểm.. 1
1. Vì sao có TBH:1
2. Các phương pháp phân tán rủi ro với cty Bh gốc:1
3.Bản chất của TBH:1
4.Phân biệt BH và TBH.. 1
5. Lịch sử của TBH:2
Bài 2 : Các hình thức tái bảo hiểm.. 2
Bài 3: Các phương pháp tái bảo hiểm.. 2
I. Tái bảo hiểm theo tỉ lệ. 2
1.Tái bh số thành. 3
Tái bảo hiểm mức dôi4
TBH kết hợp số thành- mức dôi6
Hoa hồng TBH.. 6
Phí tạm giữ là bồi thường. 8
II. Tái bảo hiểm phi tỉ lệ. 9
1.Khái quát9
2.Đặc điểm.. 9
3.Ưu điểm.. 10
4.Nhược điểm.. 10
.Các phương pháp tái bh phi tỉ lệ. 11
1.Tái bh vượt mức bồi thường. 11
2.Tái bh kết hợp giữa pp số thành với vượt mức bồi thường. 12
3.Tái bh kết hợp giữa pp mức dôi với phương pháp vượt mưc bồi thường.12
4.Tái bh vượt quá tỉ lệ bồi thường.13
Chương 4: hợp đồng tái bảo hiểm.. 14
I.Khái niệm, bản chất:14
II.nguyên tắc ký kết hdtbh:15
III. quyền lợi và trách nhiệm các bên:16
1. Ql và trách nhiệm của cty nhg:16
2. Trách nhiệm và qlợi của các nhà tbh:16
IV.môi giới tbh:18
V. các loại hdtbh:18
1. hd tbh mức dôi cố định:18
2.hd tbh vượt mức bthg. 19
Câu 1: một DNBH gốc vừa tăng cường nhận tái và nhượng tái có ảnh hưởng ntn tới việc phân tán rủi ro?. 19
Câu 2: Vì sao trong lĩnh vực bhnn việc tái bh là rất khó khăn với cty bh gốc?. 20
Câu 3: Tái bh hỏa hoạn,tái bh thiết bị điện tử,Tái bh dầu khí,Tái bh kĩ thuật có những đặc điểm gì giống nhau?. 20
Câu 4: Xác định mức tự bồi thường của công ty nhượng dựa vào đâu?(tái bh vượt mức bồi thường)20
Câu 5: Công ty nhượng mở mấy lớp?dựa vào:21
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro