Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

taekwondo

I - Thế tấn :

Tấn là yếu tố rất quan trọng trong thể thao. Riêng ở bộ môn Teakwondo tấn vô cùng quan trọng.

Những điều sau cho thấy có một thế tấn tốt: -Tấn phải thằng đứng

-Chiều dài của bước chân là đơn vị đo, thường tiêu chuẩn hạn định là một bước ruỡi

-Khi di chuyển, khoảng cách giữa chân trước và chân sau thường lấy một bước bình thường làm đơn vị đo, vì vậy hạn định tiêu chuẩn thường một bước hoặc một bước rưỡi.

-Góc độ của hai chân được xác định bởi góc độ bên trong của hai bàn chân, thí dụ góc chân tấn chữ V (Charyot) được tạo thành 45 độ vì vậy chân trái phải mở ra ngoài 22 độ 5 và chấn phải cũng 22 độ 5. Tôi xin nói qua các thế tấn căn bản của Taekwondo:

1. MOA SEOGI: Tấn nghiêm. 2 chân khép chặt lại, 2 tay nắm, đặt sát 2 bên đùi, đầu ngẩng cao nhìn về phía trước

2. CHARYOT SEOGI: Tấn chữ V, mỗi chân mở ra 22 độ 5

3. PYEONHI SEOGI: Tấn chuẩn bị, giống tấn chữ V nhưng khoảng cách hai gót chân bằng 1 bước tức là bằng 1 bàn chân.

4. NARANHI SEOGI: Tấn song song, khoảng cách hai bàn chân của tấn này bằng một bàn chân.

5. MO SEOGI: Tấn song song so le, từ từ chuẩn bị (PYEONHI SEOGI) bước tới một bước thành tấn MO SEOGI.

6. OEN PYEONHI SEOGI: Tấn trước trái.

OREUN PYEONHI SEOGI: Tấn trước phải. Từ tấn chuẩn bị bước chân trái tới thành tấn trước trái (OEN PYEONHI SEOGI), nếu chân phải trước khi tấn trước phải (OEN PYEONHI SEOGI).

7. JOOCHOOM SEOGI: Tấn ngang. Tấn này khoảng cách bằng hai vai, trọng lượng chia đều trên hai chân và đầu gối hơi cong.

8. MO JOOCHOOM: Tấn này do từ tấn ngang (JOOCHOOM SEOGI) chuyển thành khi một trong hai chân bước tới.

9. APSEOGI: Tấn trước ngắn. Bước tới một bước tự nhiên rồi dừng lại, ở tư thế này là tấn APSEOGI. Trọng lượng cơ thể chịu trên chân trước tuè 60 đến 70%, đầu gối hơi cong trong tư thế thoải mái.

10. AP KOOBI: Lập tấn. Tấn này chiều dài của hai bàn chân khoảng hai vai và chiều ngang khoảng một bàn chân, bàn chân trước thẳng và bàn chân sau mở ra ngoài khoảng 30 độ, 2/3 trọng lượng cơ thể chịu ở chân trước, trùng đầu gối chân trước đến khi ống quyển thẳng góc với mặt đất và chân sau thẳng.

11.DWITKOOBI: Tấn sau. Tấn này khoảng cách bàn chân trước tới bàn chân sau khoảng hai vai, hai gót chân nằm trên đường thẳng và tạo thành góc vuông. Đầu gối chân sau trùng xuống để tạo trọng lượng cơ thể chịu về phía sau nhiều và chân trước hơi cong.

12. KOA SEOGI: Tấn chéo. Tấn này có hai thức:

a) Nhảy về phía trước sau đó kéo chân sau lên chịu vào bắp chuối chân trước, tư thế này gọi là DWIT KOASEOGI.

b) Một chân bước chéo qua chân kia gọi là AP KOASEOGI.

13. HAKTARI SEOGI: Hạc tấn. Tấn này khi một trong hai chân móc vào phía sau đầu gối chân kia thì gọi là OGEUN SEOGI.

14. BEOM SEOGI: Hổ tấn. Tấn này giống miêu tấn nhưng toàn bộ bàn chân chạm đất.

15. GYOTTARI SEOGI: Miêu tấn. Giống như hổ tấn, nhưng chân trước nhón lên phần gót.

16. AP JOOCHOOM: Tấn giống như tấn APSEOGI chỉ khác một điểm là hai đầu gối hơi cong và đưa vào bên trong. Trọng lượng cơ thể đặt đều trên hai bàn chân.

17. JOONBI SEOGI: Còn gọi là tấn nghỉ.

II - Các đòn tay :

1- JOOMEOK : Nắm đấm.

Loại này thường tấn công vào bao tử, cạnh sườn, cằm và vùng hạ đẳng khi đối phương bị té, ngã. Ở kỹ thuật này đốt xương thứ 3 của ngón trỏ và giữa được đánh vào mục tiêu.

2-DEUNG-JOOMEOK : Lưng nắm đấm.

Cũng như nắm đấm, nhưng lưng nắm đấm đánh vào mục tiêu bằng đốt xương thứ 3 của ngón trỏ và giữa. Với kỹ thuật này thường đánh vào mục tiêu bằng đường vòng thay vì đường thẳng như kỹ thuật joomeok, vì thế nó rất thuận tiện cho những cú đánh ngược và những mục tiêu nằm ở cạnh hông chúng ta. Kỹ thuật này thường tấn công vào nhân trung hoặc cạnh sườn.

3-ME-JOOMEOK

: Cạnh qua đấm.

Vì cách cấu tạo và sử dụng nó không khác gì như một cái búa, đường đi của Me-Joomeok thường đường vòng hơn đường thẳng nên thường tấn công vào đỉnh đầu, thái dương, hông...

4-BAM-JOOMEOK : Ngón tay quỷ (đánh đốt xương thứ 2 của ngón giữa hoặc ngón trỏ vào mục tiêu)

Kỹ thuật này cũng được xem là hình thức của nắm đấm. Thường được sử dụng để tấn công vào chấn thuỷ hoặc nhân trung.

III - Các đòn đá cơ bản :

1- Ap-chagi (còn gọi là đá thẳng, đá tống trước)

Đòn này, ta sẽ đứng tấn DWITKOOBI, dùng chân sau, đá thẳng lên về phía trước, lên mặt đối thủ. nên nhớ đòn này,cổ chân và bàn chân duỗi thẳng ra, 5 ngón chân sẽ vuông góc với bàn chân....đá xong thu chân về, đặt về phía trước và lập lại tấn DWITKOOBI

2-Yop-chagi (còn gọi đá tống ngang, đá ngang) hay còn gọi là đá số 4

Đòn này, ta sẽ đứng tấn DWITKOOBI, dùng chân sau, đạp ngang về phía trước

chú ý đòn này, hông chúng ta sẽ hơi úp xuống, bàn chân sẽ đạp ngang..nên nhớ rằng mũi chân không được x** lên trời, mà phải nằm ngang hoặc úp xuống 1 góc 20*...đòn này đá bằng gót chân

3-Dollyo-chagi (đá vòng cầu)

Đòn này, cũng thế Dwitkoobi, chúng ta dùng chân sau lấy đà, quay ngược vòng 360*, dùng chân trước mà lúc đứng tấn dwitkoobi, ta sẽ đá ngang giống như đòn Apoolo.....Đòn này trong giao đấu rất là có ích.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #taekwondo