Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Tặc miêu quyển 5

QUYỂN THỨ NĂM - NHẠN DOANH - HỒI 1 - NHẠN BÀI LÝ TỨ

Có câu rằng: "Trâu cày thiếu cỏ, chuột kho thừa thóc." Con trâu kéo cày cả đời vất vả khổ sở nhưng ngay cả cỏ để ăn cho ấm bụng cũng chưa chắc có đủ, tới lúc về già còn bị người ta mổ thịt. Trong khi đó, bọn chuột đục khoét kho lương thì được ăn đẫy thóc gạo, béo núch ních, sống an nhàn. Đời con người ta cũng thế, cứ gắng công cố sức làm lụng một cách chân chính vị tất đã được đền đáp xứng đáng. Mã đại nhân không biết đã hao tốn biết bao nhiêu tâm cơ để chiêu mộ quân lính giữ thành, chống giặc nhưng viên Đề đốc giá áo túi cơm người Bát kỳ Đồ Hải nọ thì chỉ chăm chăm sợ Mã đại nhân đoạt được binh quyền trong thành Linh Châu. Vì vậy, lão mới ủ mưu cắt hết vây cánh của Mã đại nhân, việc đầu tiên là phải xoá sổ Nhạn doanh.

Quân lính trong nhạn doanh đều xuất thân từ thợ săn nhạn, hay còn gọi là nhạn dân chuyên kiếm sống bằng nghề săn trộm nhạn. Ở phía tây thành Linh Châu có một vùng đầm lầy lau sậy rộng lớn, gọi là Hoàng Thiên Đăng. Nơi đây cỏ nước sải mênh mông, không biết che rợp bao nhiêu dặm, là chỗ dừng chân của bầy nhạn lớn bay qua lại giữa phương Nam và phương Bắc. Nhạn là loại vật thủ tín, mỗi khi đến kỳ di trú, đàn nhạn lại rợp trên không, từng hàng từng hàng kín nền trời, nhìn ngút mắt.

Thợ săn trên đời này chẳng ai lại không đào hầm hố đặt bẫy hoặc là dùng cung nỏ, súng ống để bắn muông thú, nếu là làm theo đúng cách thì muốn bắt hùm hổ báo gấu hay cầy cáo chồn thỏ gì cũng không cần phải bàn, chỉ riêng có việc săn bắt nhạn là khó nhất. Tục ngữ có câu "ăn thịt chim hơn nghìn thịt thú", trong đó thì nhạn hoang đứng đầu trong các loài chim, từ thời cổ người ta đã coi nó là loài linh vật có đầy đủ cả ngũ thường. Thế nào là "ngũ thường"? Tức là: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

Nói là chim nhạn có Nhân vì trong một bầy nhạn, riêng những con già yếu bệnh tật, không thể tự đi kiếm ăn thì những con lớn, khoẻ mẹnh sẽ nuôi dưỡng chúng đến chết, không bao giờ bỏ mặc đồng loại, đó là tấm lòng của kẻ có nhân.

Nhạn không những có Nhân mà còn có Nghĩa. Nhạn trống và nhạn mái luôn đi thành một cặp, chung thuỷ với nhau. Dẫu cho nhạn trống hay nhạn mái chết trước thì con nhạn lẻ còn lại tới chết cũng hông tìm kiếm bạn mới. Đó là điểm mà loài nhạn có tình nghĩa còn hơn cả loài người.

Đàn nhạn bay trên trời thường xếp thành hình chữ nhất hoặc hình chữ nhân, từ đầu đến cuối được xếp theo thứ tự trên dưới, được gọi là "thứ tự của nhạn," bay ở đầu đàn đều là những con nhạn già. Những con nhạn khỏe mạnh dẫu có bay nhanh cũng không dám vượt lên trước những con nhạn già, đó là ý tứ khiêm tốn, giữ lễ.

Nhạn là loài vật khó bắt nhất vì nhạn có mưu trí.Khi cả đàn đáp xuống đất nghỉ ngơi, trong bầy sẽ có con nhạn lẻ đóng vai trò cảnh giới, thế mới gọi là "đất ngán chó, trời ngán nhạn, nước ngán cá chuối", ba loài đó là những sinh linh hết sức nhạy bén, mưu trí. chỉ cần có hơi chút gió cây lay động là bầy nhạn lập tức bay vọt lên không trung trốn tránh, chính vì vậy, cho dù là thợ săn hay dã thú đều khó mà tiếp cận được bầy nhạn trên mặt đất.

Chữ Tín của nhạn tức là chỉ vào tập tính thiên di xuống phương Nam, về phương Bắc của nhạn hoang. Hễ đổi mùa là chúng lại di trú, xưa nay không hề sai lệch, vào mùa thu là lại bay xuống phương Nam, vì vậy màu thi còn gọi là "mùa Nhạn". Ngũ thường có "Nhân, nghĩa, lễ, trí, tin" của loài nhạn cho dù người chí hiền chí thánh cũng vị tất có đủ, vì vậy, những người thợ săn nhạn mưu sinh không ai không kính trọng đức hạnh của chúng.

Khi giới bắn nhạn của cánh thợ săn gọi là "Nhạn Bài", tức là cái bè gỗi có gắn súng kíp. Đầu tiên, họ giấu kín bè gỗ trong vùng lau rậm rạp, sau đó, những thợ săn có thân thủ nhanh nhẹn, khỏe mạnh, mình choàng áo tơi, đầu cắm lông nhạn đang trú ngụ, cách một tầm tên bắn thì không tiếp cận nữa, bằng không ắt sẽ làm đàn nhạn hoảng sợ bay mất.

Đám thợ săn nhạn nằm phục đến tận đêm khuya, tới khi trăn lạnh sao mờ mới đột nhiên châm một cây đuốc khiến con nhạn lẻ cảnh giới trong bầy nhạn lập tức vỗ cánh báo động, người thợ săn cũng lập tức dìm tắt ngọn đuốc xuống nước rồi tiếp tục im hơi lặng tiếng, náu mình không nhúc nhích. Bầy nhạn hoảng sợ tỉnh giấc định giương cánh bay lên thoát thân thì phát hiện thấy bốn bề mờ mịt, im ắng, đâm ra nghi ngờ con nhạn lẻ đó báo động nhầm, liền quang quác trách mắng nó một trận rồi yên tâm nghỉ ngơi tiếp.

Đám thợ săn nhạn nấp ở bốn phía nghe bầy nhạn dần dần yên ắng liền lại châm lửa một lần nữa. Con nhạn lẻ tận trung, hết mình vì nhiệm vụ, lập tức lại báo động, nhưng đám thợ săn nhạn vẫn dập ngay ngọn đuốc. Cứ như thế lặp lại vài lần, bầy nhạn bị quấy nhiễu đến mức quá mệt mỏi. Trải qua một chặng đường dài, vốn chúng đã nhọc sức lắm rồi lại bị con nhạn lẻ năm lần bảy lượt làm phiền mà nào có nguy hiểm nào đe dọa trong đám lau lách? Cuối cùng chúng nổi nóng mổ chết tươi con nhạn lẻ nọ.

Nhưng như thế là trúng phải quỷ kế của bọn thợ săn nhạn rồi, một là mất đi con nhạn lẻ cảnh giới, hai là bị quấy nhiễu nhiều lần tới mức buồn ngủ rũ ra, tâm lý cảnh giác giảm đi rất nhiều. Đám thợ săn nhạn liền nhân cơ hội giơ súng kịp bao vây bốn phía. Khi bầy nhạn phát giác ra đại sự đã hỏng vội bừng tỉnh dậy, lúc ấy muốn chạy cũng đã muộn,tất cả đều lọt vào lưới đạn từ các bè săn nhạn, hầu như chết hết cả đan. Cách săn nhạn như thế được gọi là "đánh nhạn lẻ".

Đám thợ săn dựa chủ yếu vào nghề bắt nhạn để sinh sống cũng chỉ đủ rau cháo qua ngày nhưng vẫn bị quan phủ bắt ne bắt nẹt, cho tới lúc thiên hạ đại loạn thì càng áo không đủ che thân, cơm không đủ ấm bụng. Trong đám có người dựa vào thân thủ nhanh nhẹn, chuyên ẩn nấp trong đám lau lách hoang vu để cướp của, giết khách thương qua lại, làm những việc gọi là thay trời hành đạo, lấy của nhà giàu, chia cho người nghèo, cũng coi như đứng vào hàng lục lâm mãi lộ.

Về sau, đám người này đều được Mã tuần phủ chiêu an cho biên chế vào lính dõng Linh Châu, gọi là Nhạn doanh. Tới nay, khi viên quản doanh chết trận, Đồ Hải liền tiến cử Trương Tiểu Biện tới thống lĩnh doanh này vì lão phát hiện ra, hắn chính là người tra xét ra yêu đạo ẩn náu trong phủ tướng quân khiến lão bị ê chề mặt mũi, lại chỉ e người này sau sẽ trở thành cánh tay phải đắc lực của Mã Thiên Tích. Đồ Hải ngấm ngầm căm giận, định bụng tìm một cái cớ để diệt trừ mối vạ gan ruột, thật đúng là: "Trong triều gian đảng lộng hành; Anh hùng thiên hạ cũng đành sa cơ."

Trương Tiểu biện những tưởng được quan trên cất nhắc, chứ nào biết được những chỗ hiểm ác của cuộc đấu tranh trong sáng ngoài tối giữa chốn quan trường. Chính vì vậy, hắn mới đưa Tôn Đại Ma Tử và con mèo đen, xúng xính đến nhận chức, nghĩ bụng, Nhạn doanh ít nhất cũng có tầm, chín trăm lính dõng, nay đều phải nghe hiệu lệnh sai khiến của Trương Tam gia ta, thực là đắc ý vô cùng.

Lão quân doanh của Nhạn doanh đã chết nên sự vụ trong doanh tạm thời do con trai lão là Nhạn Bài Lý Tứ cầm đầu. Lý Tứ mới hai mấy tuổi đầu, vốn là một kẻ mãi lộ kiếm tiền xuất thân từ dân săn nhạn, giỏi kết bè chèo mảng, vì vậy mới có tên hiệu là "Nhạn Bài Lý Tứ", đồng thời, gã còn nổi tiếng là một tay thiện xạ, súng trong tay bắn trăm phát trăm trúng. Gã còn có một cô em gái được cưng chiều từ nhỏ tên là Nhạn Linh Nhi, tuy nét mày thanh tú, thần thái thướt tha nhưng lại là một trang nữ nhi căn quắc anh hùng không thua kém đẩng tu mi nam tử, còn hơn cả Hỗ tam nương trong "Thủy Hử", chẳng nhường Bà La Sát trong "Tây Du". Cô chẳng những từng trải chiến chinh mà còn có tài bắn bách bộ xuyên dương, thường dắt bên mình một cái loan cung đầu nhạn và bay mươi hai mũi tên đuôi nhạn, xưa nay hễ tên rời dây cung là trúng, trăm phát như một, lúc này, cô cũng ăn mặc giả nam giới, theo việc đánh trận trong doanh.

Nhạn Bài Lý Tứ từ lâu đã cảm thấy vieencj làm lính dõng bán mạng cho quan phủ tuy cũng là vào sinh ra tử nhưng không được xem bằng với cánh quan quân có lương có lậu, lại càng kém xa hồi giết người cướp của sung sướng của Hoàng Thiên Đãng, sao phải khuất thân làm thằng lính quèn để ngày nào cũng phải phiền não, vào luồn ra cúi mới sống được? Gã đương định đem quân rời thành, tới lúc đó thì "chọc trời khuấy nước mặc dầu, dọc ngang nào biết trên đầu có ai" chẳng cần biết đến quân Thanh hay quân Thái BÌnh cái quái gì,chỉ cần bước một chân vào Hoàng Thiên Đãng là mặc ông nội các ngươi muốn chém muốn giết tùy thích.

Chính vào lúc đó, bỗng nghe có Trương Bài đầu ở nha môn tới thống lĩnh Nhạn doanh. Nhạn Bài Lý Tứ là một kẻ đầu đội trời, chân đạp đất, tráng chí ngút mây xanh, rất thích kết giao với các trang hào kiệt trong thiên hạ, nghĩ bụng: "Nghe đại danh Trương Bài Đầu đã lâu, được người ta kể đến mức muốn rộp cả tai, nay đã có duyên sao khong gặp mặt một lần xem hắn có thực sự là một hảo hán xuất chúng không, sau đó rồi bỏ đi cũng chưa muộn," Đoạn, gã đi ra nghênh đón.

Nào ngờ khi hai bên gặp mặt, Nhạn Bài Lý Tứ cứ tưởng mình bị hoa mắt. Trông Trương Tiểu Biện nọ, tướng mạo vô lại, loắt cha loắt choắt, mũ đội thì lệch lạc, mắt nhìn liên láo, quan phục mặc trên người hết sức thùng thình, trên vai còn vắt vẻo con mèo đen, chỉ có gã mặt mụn đi bên cạnh còn ra dáng lưng hùm vai gấu, nhìn vóc dáng bước chân liệu chừng cũng là một tráng sĩ có chút võ nghệ.

Mặc dù vậy, đất Linh Châu từ xưa có phong tục thờ cúng Miêu Tiên, đám thợ săn Nhạn cũng tôn kính Miêu Tiên gia. Vừa trông thấy trên vai Trương Tiểu Biện có con mèo đen đang ngồi thì bọn Nhạn Bài Lý Tứ cũng không dám quá coi thường, lập tức chắp tay hành lễ nhưng trong lòng vẫn còn chút nghi hoặc, không thể tin tưởng hoàn toàn rằng, bằng vào thằng nhóc lưu manh này làm sao mà có bản lĩnh giết chết những tên giặc khét tiếng như Phan hòa thượng và Bạch Tháp chân nhân được?

Trương Tiểu Biện rất biết đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy, lại được lời mách bảo của Lâm Trung Lão Quỷ, hiểu rằng trong Nhạn doanh phần lớn là những đại hán lỗ mãng. Hắn cũng chắp tay hành lễ, rồi hỏi thẳng bọn lý Tứ rằng: "Chư vị hảo hán trước đây đều là cánh mãi lộ tụ tập trong rừng núi phải không?"

Bọn Nhạn Bài Lý Tứ, Nhạn Linh Nhi nghe xong giật mình. Nhạn doanh ngày nay đã được triều đình chiêu an làm lính dõng, quan gia từ lâu đã tỏ ý xá cho hết những hành vi đã làm trước kia, không rõ lời vừa rồi của tên này có ý gì? Chẳng lẽ quan phủ đổi ý, định khử chúng ta chăng? Nghĩ tới đây, cả bọn bất giác nổi bụng đề phòng, nhè nhẹ đặt tay lên chuôi yêu đao, chỉ đợi khi quân mai phục của quan phủ ồ vào thì mọi người sẽ giết hắn trước rồi liều chết một phen.

Nào ngờ, Trương Tiểu Biện vẫn to mồm nói oang oang: "Nhớ khi xưa, tổ tiên nhà họ Trương của ta cũng có người làm nghề mãi lộ, hồi đó cũng là một nhân vật có tiếng tăm trong đám lục lâm. Từ trước tới nay, đã là mãi lộ thì phần lớn là cướp giữa ban ngày, gặp những đại phú hộ hay khách thương qua lại thì việc đầu tiên là bắn một mũi tên gió làm hiệu, sau đó mới xuất hiện để cản đường, đồng thời, đọc lên mấy lời dọa nạt quen thuộc: "Núi này do ta khai hoang, cây này do ta trồng, muốn đi qua thì mười xe để lại chín, nếu hé răng nửa chữ "không" thì "ha ha", một đao là đi tong một mạng." Làm như thế mới gọi là to gan mật lớn, đến cỗ ngựa cũng cần phải đeo nhạc, đi đến đâu tiếng vang đến đó, thế mới đáng mặt thảo khấu đường đường, có bản sắc anh hùng Lương Sơn, chứ đám chuột bọ cướp cạn tầm thường tuyệt đối không thể sánh được. Thế nhân người trần mắt thịt, chỉ biết chúng ta xuất thân là dân mãi lộ, chứ không biết được nghĩa khí của kẻ lục lâm chẳng phải bọn trai tráng tủn mủn nào cũng có thể học được. Chư vị đã xuất thân từ cánh mãi lộ chắc đều là đấng anh hùng khảng khái, phóng khoáng đương thời, tiểu đệ đây may mắn được gặp mặt, thật là có phúc ba đời."

Hai hôm trước, Trương Tiểu Biện cùng với Tôn Đại Ma Tử đã bí mật đào được hộp Kim Dương tiền do Bạc Tháp chân nhân lúc sinh thời chôn giấu trong thành. Hắn tin theo lời của Lâm Trung lão quỷ, chỉ sợ giữa nhiều tiền bạc sẽ rước tai vạ, tự hủy đi tiền đò của mình. Trước khi làm đến quan to, hắn không dám nổi lòng tham, lúc ấy vắt gan cắt ruột đem toàn bộ đống kim tiền vào trong doanh để phân chia cho tướng sĩ, bày tỏ lòng kết giao.

Cổ nhân có câu: "Kẻ sĩ chết vì người tri kỷ", mấy lời này của trương Tiểu Biện thực là nói đúng nỗi lòng, hộp Kim Dương tiền đầy chặt càng khiến người ta hoa mắt. Bọn Nhạn Bài Lý Tứ đều mang trong lòng mình hào khí của bậc anh hùng, tính tình lỗ mãng, vừa nghe nói thế ai nấy đều thay đổi sắc mặt, cảm thấy rằng, chưa vội bàn bãn lĩnh của vị họ Trương này ra sao, chỉ nói riêng về sự trọng nghĩa khinh tài vừa rồi cũng đáng kể vào hàng trượng phu, đún có khí lượng của bậc tể tướng. Kẻ có thể nói ra những lời ấy, tuyệt đối không phải bình thường, nây giờ tuy mới chỉ là một trưởng quan trong doanh lính nhưng ngày sau ắt thành việc lớn, hơn nữa cũng có xuất thân mang dòng máu lục lâm của bọn ta. Nếu có thể đi theo người này lo gì chẳng được trọng dụng? Chính vì vậy, cả bọn đều tâm phục khẩu phục, lập tức khuỵu gối khom lưng, lạy rạp tung hô cả lượt. Lý Tứ cầm đầu cả bọn, nói: "Tuy chúng tôi đều xuất thân từ trong đám nhơ nhuốc nhưng cũng biết được những chuyện anh hùng, từng xem sự tích xưa nay, hiểu được rằng, hai chữ "nghĩa khí" ở đời này rất quan trọng. Nếu Trương Tam ca không ruồng bỏ, chúng tôi nguyện được kết giao, từ nay về sau đồng sinh cộng tử, vinh nhục có nhau, cho dù phải nhảy vào núi đao biển lửa cũng vĩnh viễn xin theo."

Có lời rằng: "Đánh hùm nhờ sức huynh đệ, xông trận cậy quân cha con". Trong các cảnh dân quân lính dõng đương thời, phần lớn rộ lên trào lưu kết nghĩa huynh đệ, nếu không làm như thế thì khó có chỗ đứng trong quân. Lần này đúng là bọn họ có duyên phận từ kiếp trước, số kiếp tương đồng, vừa gặp mặt nhau đã thấy tâm đầu ý hợp, nguyện cùng kết nghĩa anh em sống chết. Chọn ngày chẳng bằng nhân dịp, tướng sĩ Nhạn doanh lập tức đắp đất làm lư, cắm cỏ làm hương, Trương Tiểu Biện, Tôn Đại Ma Tử, Nhạn Bài Lý Tứ, Nhạn Linh Nhi và những tùy tùng xuất thân từ thợ săn nhạn cùng quỳ xuống đất, chắp hai tay, nhón tay cái hướng vào trong tim mình, trước mặt con mèo đen, ngẩng đầu nhìn trời mà thề, cùng nhau đọc lời "Lệnh thắp hương" là:

Hai kẻ đồng lòng

Sức bạt núi sông

Vạn người như một;

Sử ghi tiếng tốt.

Anh em giang hồ;

Sự nghiệp nghìn thu.

Thắp hương cắt máu;

Sống chết có nhau."

Trương Tiểu Biện may được Lâm Trung lão quỷ chỉ rõ đường số mệnh của mình, chỉ cần năm câu ba điều tự dưng được đám hảo hán nguyện đem cả tính mạng ra giao phó, thực là hổ thêm cánh, cái gọi là ba cây chụm lại nên hòn núi cao là thế, nếu được như vậy thì lo gì kế lớn chẳng thành công?

Đúng thật là "Muốn sang thì bắc cầu kiều; Lên non thì phải liều thân mở đường." Không biết Trương Tam gia chỉ huy Nhạn doanh như thế nào, xem hồi sau sẽ rõ.

HỒI 2 - NGƯỜI KỂ CHUYỆN

Lại nói về thành Linh Châu, từ thời xưa đã nổi tiếng là sản sinh ra nhiều mèo khoang, vì vậy mới có tên gọi nôm na là "Miêu nhi thành". Nơi đây tuy là một chốn giàu có, phồn hoa, gấm vóc nhưng cũng là đất dụng võ của quốc gia. Thiên tai địch họa kéo dài từ năm này qua năm khác, một bên là quan phủ vơ vét, trưng thu, một bên là giặc giã bốn bề tắm máu, làng xa thôn gần quanh vùng phần lớn đã bị tàn phá tới mức điêu tàn.

Những người thợ săn nhặn sống dựa vào nghề bắt nhạn và đánh cá, hầu hết chẳng còn đường sống cho gia định, liền nhao nhao đi làm thảo khấu. Nhưng khi chiến tranh nổ ra, đất hoang nghìn dặm, ở chốn hoang vu, ngoài đám dân chạy loạn tụ tập để trốn tránh ra, nào có khách buôn hay nhà giàu nào mang hàng đi qua, cũng chẳng có nơi nào để cướp của nhà giàu chia cho kẻ nghèo. Đám thợ săn nhạn chỉ còn mỗi hai con đường, một là, theo lệ cũ, "muốn làm quan thì giết người phóng hỏa nhận chiêu an", toàn bộ sẽ được biên chế vào lính dõng để ra sức vì nước, đi theo quan phủ tiều trừ giặc giã, hai là, nhập quân Thái Bình, dựng cờ làm phản. Tóm lại, dầu đàu thân vào đâu cũng không tránh khỏi cảnh xông pha trận mạc, nếu có trách chỉ trách nhà mình nghèo khổ, sinh ra đã ở tận đáy xã hội, lại gặp phải tời tao loạn, chẳng chết dưới lưỡi gươm thi cũng chết nơi đầu giáo.

Phân tích kĩ hơn thì con đường thứ nhất vừa có lương vừa có tiền, lại là danh chính ngôn thuận, còn con đươngg thứ hai khó thoát khỏi tội tru di cửu tộc, ngoài ra quân thía Bình thờ Thượng đế, so với phong tục thờ Miêu Tiên ở Linh CHâu thì thật trái ngược như nước với lửa, những người bình dân thì không thể tiếp nhận quan niệm đó được. Sau khi đám thợ săn nhạn thương nghị, kết quả là thanh niên trai tráng đều theo thủ lĩnh là Lão Nhạn Đầu, đem thân về với quan phủ, liều mạng đánh trận để đổi chút lương tiền mang về nuôi dưỡng người già, đàn bà và trẻ con.

Sao khi Lão Nhạn Đầu chết, Nhạn doanh như rắn mất đầu, thiếu lương hết tiền, cả bọn vốn xuất thân từ cánh mãi lộ ở Hoàng Thiên Đăng, lại thường lo sợ quan phủ để bụng hiềm nghi, đang tính làm ầm lên rồi bỏ thành đi thì Mã đại nhân phái Trương Tiểu Biện đến làm doanh quan.

Trương Tiểu Biện giở ngón đem tiền bạc ra kết giao, thu nạp nhân tâm. ĐÁm lỗ mãng trong Nhạn doanh quả nhiên cảm kích vô cùng, đều tình nguyện nghe theo hiệu lệnh của hắn, mọi người chiều theo quy củ của đám lục lâm thắp hương ăn thề, tyu chỉ là cắm cỏ dại làm hương, lấy nước suối làm rượu nhưng đây là nghi lễ của tiên hiền ngày xưa truyền lại, truyền đến đời sau thì danh thơm bất hủ vẫn còn lưu muôn thuở. Đọc xong lời "Lệnh thắp hương", mọi người tự nói ra ngày sinh tháng đẻ, phân chia lớn nhỏ, rồi trước Hoàng thiên hậu thổ và Miêu Tiên gia, ai nấp rập đầu, cắt amus ăn thề, kết thành an hem sống chết.

Cánh lục lâm mãi lộ lập bang, lập hội, xưa nay đều tôn thờ "Vua Cướp" ở Động Đình tỉnh Hồ Nam, sau khi thắp hương xong, ai nấp đọc một lượt bài" Thường thắng tán phú" làm chứng. Vào thời ấy, ngay cả tướng sĩ, quan quân Lục doanh chính quy cũng đều ngấm ngầm làm theo lệ đó chứ chẳng riêng gì lính dõng vũ trang ở địa phương, thế mới nói là quan và cướp làm một, điều này chắc cho thấy rõ? Tạm hãy nghe bài tụng kết nghĩa rằng:

Doanh chữ "Nhạn" lệnh đã ban bố;

Người hữu duyên nghe rõ lời đây;

Hôm nay tốt tháng đẹp ngày;

Chúng tôi huynh đệ nơi này kết giao;

Khí tượng coa nguy nga trời đất;

Đúc lầu vàng chọn đặt danh sơn;

Bắc Nam hào kiệt đổ dồn;

Toàn người danh nổi như cồn mà thôi.

Chánh phó quan xin mời lên trước;

Đội tiêu đầu lần lượt xưng tên;

Sai quân thám thính bốn bên;

Chớ cho gian tế làm phiền nhiêu khê;

Đàn ăn thề đắp xong xuôi hết;

Lên thắp hươngrồi kết an hem

Nén dầu, đem tuổi so xem;

Trước kia Dương, Tả từng phen thế này;

Tiếng thơm nay hẵng còn lưu cả;

Học người xưa còn qua ruột liền;

Nén hai, kính thuở Đào viên;

Rõ ràng nghĩa khí còn truyền thiên thu;

Cắt màu nguyền sao cho được thể;

Dâng ngựa trâu mà tế trời xa;

Noi Lương Sơn, nén thứ ba;

Sẵn lòng đem mạng để mà vì nhau;

Nay trước sau chúng tôi kết ước;

Quyết đồng lòng theo bước cổ nhân.

Lại nói về việc kết nghĩa, muốn giống được người xưa thì phải làm sao cho sắt đá khong thể đổi dời, sống chết không thể lay chuyển mới được, người xưa kết giao làm bạn thì rất coi trọng lời thề, không giống như người thời nay, chỉ kết giao kiểu đầu môi chót lưỡi, rượu thịt thì lắm anh em, đến khi hoạn loạn chẳng thèm nhìn nhau.

Mọi người trong doanh theo lệ thời cổ kết bái huynh đệ, cảm tháy vui mừng vô hạn. Tuy xét về tuổi tác, Trương Tiểu Biện không thể xếp wor trên, nhưng hắn thân làm trưởng quan của Nhạn doanh, ai nấp đều tôn kính, nên dẫu người lớn tuổi cũng gọi hắn là tam ca. Trương Tiểu Biện cũng nhắm mắt nhận bừa, xưng hô huynh đệ với mọi người, sau đó sai bày tiệc rượt để say sưa một trận.

Số là từ khi Trương Tiểu Biện mò được Phong Vũ chung mang ra khỏi giếng cổ trong chàu Tháp Vương thì tòa tháp phía trên không trung thành Linh Châu cuồn cuộn tản ra, che rợp bốn phía, khuất lấp tám phương, hóa ra là do trận mưa lớn kéo dài suốt mấy ngày, Mưa trút như nghiêng dốc đổ bể khiến cho sông ngòi đầy ư, làm ngập không biết bao nhiêu ao xung khe hốc. Thành Linh Châu địa thế khá cao nên không bị ngập, nhưng quân Thía Bình đnag bao vây ngoài thành thì không đủ lương thảo, lại đang đào hào vây khốn thành, trên thực tế là đang chuẩn bị mở đường hầm để nổ thành, tới giờ mưa lớn mấy hôm liền, thuốc nổ đều bị ướt hết, không sử dụng được. Thấy lương thảo trong quân đã hết, vả lại không có cách nào đánh thành, đại quân đành tụ tập người ngựa chuẩn bị bỏ vây, rút thành.

Tuần phủ Mã Thiên Tích đứng trên mặt thành theo dõi động tĩnh Việt khấu, biết quân địch bị thua liên tiếp mấy trận, lại không còn lương thảo, khi rút nhất định sẽ hoảng loạn, nếu có đại đội quan binh vây chặt xung quanh thêm lính dõng trong thành Linh Châu thuờ cơ đánh ra, trong ngoài thành cùng tấn công thì sẽ chém cho chúng không còn manh giáp. Tuy nhiên mấy tỉnh ở Giang Nam đều đã bị đánh chiếm, quanh vùng vốn đã chẳng còn đại đội quân nào để điều động được nữa.

Mã đại nhân hiểu rõ, cũng chỉ vì thành Linh Châu tay đơn phó vỗ, Việt khấu thấy muốn đến là đến, nên khi rút kui nhất định sẽ sao lãng việc đề phòng, chính vì vậy, lão tính toán phái mấy doanh lính tinh nuệ, vòng ra ngoài phục kích trên đường. Nhưng Đề đốc Đồ Hải lại sống chết không đồng tình, lấy lí do là lính dõng Linh Châu có hạn, chỉ đủ giữ thành, không được tùy tiện điều động một quân, moojy tốt nào ra ngoài dã chiến với đại quân của Việt khấu, bằng không sự phòng vệ trong thành sẽ không vững chắc. Nếu tham công mà để mất Linh Châu, khi triều đình giáng tội thì biết ăn nói làm sao.

Mặc dù vậy, cuối cùng Đề đốc Đồ Hải cũng nói: "Quan quân tuần thị và quân Bát Kì thì không thể điều động, nhưng cứ để bọn giặc tóc dài đó khoa trương thanh thế mà rút đi như thế, hóa ra tăng uy thế cho chúng hay sao? Theo bản Đề đốc thấy, Nhạn doanh của thành Linh Châu chúng ra rất kiêu dũng thiện chiến, chi bằng ái doanh này đuổi theo chém giết chúng một phen.

Mã thiên Tích thầm biết Đồ hải chẳng những tính tình hẹp hòi mà còn lợi dụng chuyện công để trục lợi, đến đâu cũng ra sức vơ vét của cải cho đầy túi riêng, thực là tham lam vô độ. Lão đã từng phái người chuyển mấy xe tiền của về Bắc Kinh nhưng đến giữa đường bị đám thợ săn nhạn cướp mất, chính vì vây, đối với doanh quân này thường ôm hận trong lòng, coi họ là cái gai trong mắt, sớm đã có bụng xóa sổ càng nhanh càng tốt.

Từ xưa có câu: "Trứng khôn chọi đó, rắn há thắng rồng". Một doanh lính dõng bé nhỏ làm sao đối phó nổi với đại quân việt khấu hàng vạn người? Mã Thiên Tích vốn không muốn ưng thuận nhưng lại nghĩ rằng: "Bây giờ chưa nên đắc tội với lão thất phu Đồ hải, hơn nữa, nếu như có thể đánh mộ trận bất ngờ, thắng bại cũng chưa biết đâu được" Lão liền trú tính một lúc rồi sai Nhạn doanh mang theo nhiều hỏa khí, lại cho nghỉ ngơi một ngày hôm nay, ăn uống rượu thịt no nê một bữa, đợi đến tối nhân lúc mây mưa mù mịt thì theo cửa Thủy môn ra ngoài thành, vòng đến Hoàng Thiên Đăng mai phục rồi đợi đến khi Việt khấu đi qua thì đổ ra chém giết.

Quan sĩ trên dưới trong Nhạn doanh nhận được lệnh thì đều biết ngàu mai sẽ nổ ra một trận ác chiến. Nhưng, cánh thợ săn nhạn vốn đều là những tay kiêu dũng, xưa nay chưa hề sợ chết, sau khi no say một trận ai nấy đều đi chỉnh đốn khí giới, riêng bọn Lý Tứ vẫn bình tĩnh tiếp trương Tiểu Biện chưa chịu thôi. Tôn Đại Ma Tử và Lý Tứ nể nhau là kẻ hào kiệt, liên tiếp mới uống cạn mấy bát rượu, cứ một hơi là hết, rồi nhân tử hứng liền bàn chuyện võ nghệ. Hai người không phục nhau, liền xắn quần xắn áo ra tỉ võ.

Trương Tiểu Biện tửu lượng kém cỏi, đúng là loại: "Ba ly Trúc Điệp vừa xơi; Hai quầng mặt trời đã vội mọc lên". Mới uống có hai, ba bát rượu, hắn đã chân đá chân chiêu, ngồi cũng không ngồi vững, nhưng Nhạn Linh Nhi và mấy viên tiêu quan bên cnahj vẫn cứ chuốc rượ mãi, đặc biệt là Nhạn Linh Nhi Có tửu lượng nghìn chén không say, đẩy rượu tới trước mặt Trương Tiểu Biện rồi nói: "Tam ca! Hôm nay thật có hứng quá, chi bằng uống thêm một bát nữa"

Trương Tiểu Biện hoa mắt ù tai, líu hết cả lưỡi, biết rằng nếu uống tiếp thì tam gia này ngục mất, vội vã giơ tay đẩy bát rượu đằng trước ra, nhưng cũng bởi uống quá nhiều nên tay chân loạng choạng, đẩy một cái lại chạm vào ngực cảu Nhạn Linh Chi. Tay hắn vừa sờ vào đã thấy có gì khác lạ liền nhên tiện bóp một cái, ra sức vần vò thử, rồi lơ mơ hỏi bằng giọng ngạc nhiên: "Xem ra cơ thể của hiền đệ cũng... cũng không... cũng không béo lắm, mà sao... sao lại có bộ ngực như phụ nữ vậy"

Nhạn Linh Nhi vừa sợ vừa xấu hổ, mặt mũi đỏ bwungf lên, gạt phắt tay của Trương Tiểu Biện khỏi người mình, rồi lập tức dựng ngược cặp lông mày lá liễu, "soạt" một tiếng rút yêu đao ra, thật là: "Mày tầm hóa sắc như dao cạo, định chém rồi đời gã Sở khanh". Hai tên tiêu quan đứng cạnh thấy tình thế không ổn, vội vã đứng dậy giữ cô ta lại. Nhạn Bài Lý tứ cũng biết tiểu muội của mình giết người như ngóe, năm ngón vươn ra là người ta đi đời, hễ trợn mắt như thế là đối thủ phải chết tươi, gã vội dừng tay với Tôn Đại Ma Tử kêu to: "Bà cô nhỏ của ta ơi, hôm nay là ngày vui kết nghĩa của Nhạn doanh chúng ta, sao lại động đao thương. Ngươi dám vô lễ với Tam ca, chắc không còn coi ta là huynh trưởng của ngươi nữa phải không? Mau thu đao về cho ta!"

Trương Tiểu Biện vốn đang say bét nhè, nhưng mắt thấy ánh đao sáng lòa, sợ quá, hơi men tỉnh quá nửa, liền định thần nhìn kĩ Nhạn Linh Nhi mới đột nhiên hiểu ra, thấy xấu hổ vì không phân biệt được vị thiếu niên đó chính là một tiểu nương từ xinh đẹp đang đóng giả nam trang. Đám lục lâm kị nhất là việc" bỡn chị, cợt em", đây là tội phải chịu đâm xuyên ba đao, dẫu có chém chết ngay cũng chẳng oan uổng gì. Dù Trương Tam gia hắn mồi rồi còn khoe khoang là anh hùng, nhưng lúc ấy sợ hãi đến mức thở không dám thở, đánh rắm chẳng dám đánh rắm.

Nhạn Bài Lý Tứ thấy tình hình khó xuôi liền dàn hòa rằng: "Từ lâu trong thành Linh Châu đã nghe có một người kể chuyện rất li kì, cổ quái, những chuyện dã sử, du hiệp qua lời kể của ông ta đều trở nên rất hay, ngoài ra ông ta còn biết gieo quẻ đoán vận, xem việc họa phúc dữ lành. Nhạn doanh chúng ta đêm nay sẽ ra ngoài thành giết giặc, việc chinh chiến nguy hiểm, sống chết khó lường, nhân lúc này còn sớm, nếu đã uống rượu xong chi bằng chúng ta lên phố xem chơi một chuyến, nghe người đó kể mấy câu chuyện, đồng thời hỏi xem Nhạn doanh chúng ta chuyến này lành dữ ra sao"

Trương Tiểu Biện muốn còn chẳng được, liền vội bảo như thế rất hợp lí, rồi dẫn mọi người cùng đi, thật là : "Muốn tỏ tường chuyện sau việc trước; Phải hỏi người sáng suốt anh minh"

Đương lúc Việt khấu vây thành, nhà nhà trong thành đều đóng chặt cửa nẻo, quán trà cũng chẳng có air a vào, cả bọn đành phỉa hoi đường đến nhà người kể chuyện nọ. Vòng vèo đường phố một hồi rốt cuộc cũng đến trước một că nhà nhỏ hết sức thanh khiết, nhã nhặn, vừa gõ cửa đã có một đứa tiểu đồng ra hỏi có việc gì, bọn Trương Tiểu Biện nói rõ là đến nghe tiên sinh kể tích cũ, uống mấy chén trà, liền được dẫn vào trong một cái sảnh.Cả bọn chia vai vế lớn nhỏ, phân nhau ngồi hia bên vị trí khách.

Chẳng bao lâu sau, người kể chuyện ra ngoài tiếp kiến. CHỉ thấy một vị tiên sinh, tuổi tác không quá tứ tuần, dưới cằm có một chòm râu ngắn,da dẻ trắng trẻo, vóc dáng hơi gầy. ông ta tự xưng là người kể chuyện mưu sinh, thỉnh thoảng có xem bói cho người ta, từ xưa đến nay chưa hề đoán trượt boa giờ nhưng không dùng cách Tứ trụ, Ngũ hành, cũng không cần đến gieo quẻ bói toán, chỉ cần xem sắc mặt và lời nói là có thể biết được chuyện sống chết, tiến thoái sau này. Có người hỏi ông ta học đâu ra những ngón nghề đó thì ông ta nói là hiểu rộng chuyện xưa thì biết được chuyện ngày nay, kể chuyện cũ đã nhiều thì tự nhiên sẽ rõ được nguyên lý hưng suy cảu vạn vật trên thế gian.

Chuyện Nhạn doanh rời thành đi phục kích Việt khấu là việc quân cơ bí mật, đương nhiên không thể tiết lộ được, Trương Tiểu Biện ỷ mình đã có Lâm Trung Lão Quỷ mách bảo nên cũng không tin những lời nói đơm đặt của vị tiên sinh này, chỉ có điều đã đến đây chơi thì hẳn có nhân duyên. CHính vì vậy, hắn mới hỏi thẳng vị tiên sinh kể chuyện nọ, nếu Nhạn doanh chúng tôi lâm trận thì việc giáp binh sẽ lành dữ ra sao? Đồng thời hắn cũng hỏi luôn những điềm báo thắng bại.

Nào ngờ, tiên sinh nọ vừa trông thấy Trương Tiểu Biện đã cả kinh, lặng người đi một lúc, mặt biến sắc nói rằng: "Thất lễ quá, tại hạ quyết không dám khoe khoang kiên thức trước vị liệt trưởng quan lão gia" Nói đoạn, ông ta sai dâng trà tiễn khách.

Nhạn Bài Lý Tứ vẫn giữ tình cục cằn cả bọn mãi lộ, nóng như lửa, làm sao chịu nổi kiểu rề rà của tiên sinh kể chuyện chốn thị thành như thế. Hắn nghe thấy vậy , đột nhiên cả giận, vỗ bàn đánh bốp một cái rồi đứng dậy, rút dao mắng: "Lại còn không biết nặng nhẹ hay sao? Cái đồ nhà người, tuy hủ lậu nhưng cũng là giống người có hai cái tai, chẳng nhẽ chưa từng nghe đến đại danh lừng lẫy của trưởng quan chúng ta là Trương Bài đầu ở Linh Châu sao? Để xem ông nội nhà người cắt thử hai cái tai vô dụng đó xuống xem sao?"

Tiên sinh kể chuyện nọ chẳng mảy may rung động. Tính tình của lão cũng hết sức cứng cỏi, thần sắc vẫn ngang nhiên, "hừ" một tiếng cười lạnh, rồi chỉ nói: "Ta xưa nay chưa từng nói những lời lòe bịp, nhưng chuyện của Trương doanh quan không phải tầm thường, nói không được, không dám nói, nói là phải chết. bây giờ, nếu cưỡng bức ta nói, thì muốn chém muốn mổ cứ việc tùy thích, chết có khi sướng hơn"

Thật là: "Vì chưng biết hết chuyện đời; Phải rước cái chết vào người một phen." Rốt cuộc không rõ vị tiên sinh kể chuyện này đã khám phá ra đầu mối gì, trong đó có tai họa to lớn thế nào mà ông ta thà chết không nói rõ hãy xem hồi sau phân giải.

HỒI 3 - RẢI ĐẬU SÔNG LA SÁT

Ở hồi trước đang nói đến việc mọi người muốn đi bói một quẻ xem số vận, tiền trình của Nhạn doanh, nào ngờ vị tiên sinh kể chuyện nọ nhất định không chịu nói cho rõ, hơn nữa mới được mấy câu đã làm cho Nhạn Bài Lý Tứ nổi nóng. Lý Tứ lập tức rút dao định cắt hai tai của ông ta xuống, Tôn Đại Ma Tử là người cương trực, không muốn ỷ mạnh *********** yếu, liền đứng cạnh khuyên can.

Nhạn Linh Nhi cũng không nhịn được bực mình, đứng bật khỏi ghế, nói với Trương Tiểu Biện rằng: "Tam ca! Cái loại người nói năng không biết năng nhẹ, chỉ e không phải kẻ lương thiện, thôi đừng dây vào hắn nữa, chúng ta về doanh thôi!"

Trương Tiểu Biện cũng chẳng thấy vui vẻ gì, cất tiếng mỉa mai rằng: "Tam gia ta trước đây nhận một lão đạo sĩ làm thầy, cũng là một bậc đại sư trong nghề xem quẻ đoán mệnh trên giang hồ. Mấy trò ba hoa lừa bịp của các ngươi, che mắt được thiên hạ chứ làm sao che mắt được Trương tam gia ta đây. Thường có câu rất hay rằng là: Nghe thầy bói, đói rã họng." nói xong hắn hô hố cười, đứng dậy nghênh ngang bước đi.

Lời tác giả: Vị tiên sinh kể chuyện này tuyệt không phải là hạng tầm thường. từ nhỏ ông ta đã đọc làu kinh điển, bách gia chi tử, thiên văn địa lý, không gì không tinh thông, nếu xét riêng về sự tài hoa thì ngay cả các bậc địa nho ngày xưa như kiểu Tô Đông Pha, Bạch Lạc Thiên cũng không sánh kịp. Thật là một người bụng chưa vạn quyển sách, bút quét muôn nghìn quân, hùng biện không ai bằng, văn chương duy có một, lại càng giỏi thuật xem tướng số, sự tài hoa không sao kể hết. Nhưng, ông ta thấy thế đạo suy đồi, chẳng thiết công danh nữa, liền lui về ở thành Linh CHâu, hành nghề bói toán kể chuyện để sống qua ngày.

Ông ta thấy Trương Tiểu Biện vận số phức tạp, chỉ có điều không dám trực tiếp mách bảo, vốn định bụng đuổi cả bọn đi cho rồi. Nhưng, người này vốn tính tình kiêu ngạo, lúc ấy thấy Trương Tiểu Biện nghênh ngang bước ra ông ta nghĩ bụng: "nếu như cứ để bọn chúng đi như thế hóa ra bản lĩnh của ta sẽ bị người ta coi là lòe bịp trên giang hồ ư?" Chính vì vậy, ông ta mới gọi: "Hãy khoan! Mong chư vị quân gia bớt giận, nếu đã đến đây, chi bằng hãy nghe tại hạ kể một chuyện lạ để tiêu khiển rồi hẵng đi cũng chưa muộn"

Sau cuộc rượu chè, bọn Trương Tiểu Biện vốn định đến nghe kể chuyện làm vui, thấy vị tiên sinh kể chuyện nói khách sáo như thế, liền nguôi lửa giận, quay lại ngồi vào ghế, Tôn Đại Ma Tử hứng chí, sốt ruột, ngoác miệng cười lớn rồi nói: "Không rõ tiên sinh định kể cho chúng tôi đoạn chuyện nào? Có thể kể chuyện Võ tòng Võ Nhạ Lang địa náo Phi vân Phố không? Tổ tiện nhà ta vốn là người huyện Thanh Hà, tỉnh Sơn Đông nên rất thích nghe sự tích bọn hảo hán Lương Sơn"

Nhạn Bài Lý tứ liền nói: "Đoạn đại náo đó ngắn quá nghe không sướng, chi bằng kể đoạn Tinh trung báo quốc Nhạc Vũ Mục đại phá quân Kim ở Chu tiên trấn, hoặc là kể chuyện Đại Minh anh liệt, Yên Vương tảo Bắc đi. Những chuyện đó mới sôi nổi." Mọi người ai cũng góp một câu, loạn cả lên, đang lúc không biết được nghe kể chuyện gì thì tiên sinh kể chuyện cất lời: "Liệt vị quân gia! Chúng ta hôm nay không kể chuyện dã sử dài dòng, cũng không kể chuyện du hiệp ngắn ngủi, chỉ xin hầu các vị một mẩu chuyện kì dị lưu truyền trong dân gian. Câu chuyện có tên " Rãi đậu sông La Sát"."

Mọi người đều nói: "Cái này lạ đấy, xưa nay chưa từng nghe thấy cái tên" Rải đậu sông La Sát", chẳng lẽ có thể trồng đậu ở trên sông hay sao? Không biết sông La Sát ở chỗ nào? Chuyện này lại có nguồn gốc ra sao? Chỉ cần nghe tên truyện là những sự tích trên sông nước rồi? ông kể thử nghe xem nào?"

Chỉ thấy, vị tiên sinh kể chuyện nọ chỉnh đốn y phục, hắng giọng, gõ phách gỗ "chát" một cái để thính giả tập trung rồi mới đem câu chuyện "Rải đậu sông La Sát" ra kể thao thao, nhàn nhã khi bổng khi trầm, đẩy đưa lúc nhanh lúc chậm, câu chuyện cất lên thì có lúc hồi hộp, có lúc hòa hoãn, quả nhiên khiến người nghe say sưa, trước tiên ông ta xướng lên một đoạn mở màn:

Khí hởn cửa bể giật ì ồ,

Thuyền lái bảo hồn Ngũ Tử Tư.

Nước vỗ lưng trời, rung sấm nổ;

Sóng cồn mặt đất, ngựa chen đua.

Thiên luân đã định, sáng và tối;

Vũ trụ nay chia, tỏ với mờ.

Ngô Việt chiến trinh đâu hết cả?

Xóm chài chiều xuống tiếng hò ở.

Bài thơ cổ chỉ tán riêng về lớp song triều ở sông Tiền Đường. thủy triều wor đây hùng vĩ mạnh mẽ vô cùng, dấy lên các trận phong ba hiểm ác, thường cuốn trôi quân dân, lật đắm thuyền qua lại, chính vì vậy từ thời xưa, sông tiền đường đã có tên gọi là sông La Sát.

Lại nói những năm đầu thời Thanh, ở bên bờ sông La Sát có một nhà nghèo nọ, người đàn ông trụ cột trong gia đình họ Hoàng tên là Sam tự là Hạo Niên, hia vợ chồng mở một cửa hàng chuyên xay xát đậu hạt để nuôi sống già trẻ cả ngày, ngày nào cũng phải thức khuya dậy sớm, làm lụng vất vả, sống chật vật qua ngày đoạn tháng, được bữa nay lo bữa mai, vất vả chạy ăn từng đận.

Mấy năm trước đó, gia đình họ Hoàng cũng từng là nhà giàu có ở địa phương. Thường tu thiện tích đức, xây cầu dựng quán, làm nhiều nghĩa cử tốt đẹp. Nhưng không hiểu xúc phạm thần linh thế nào mà dến đời Hoàng Hạo Niên thì gia nghiệp tiêu tan đến nông nỗi đó. Hai vợ chồng ngày nào cũng than thở, cầu xin trời đất rủ lòng thường xót, không biết cuộc sống khổ cực này còn kéo dài bao lâu nữa, ví thử trong gia đình trên không còn mẹ già, dưới không còn con dại thì hai vợ chồng đã sớm nắm tay nhau nhảy xuống sông tự tận rồi.

Có một ngày nọ, Hoàng Hạo Niên phải xay một bao đậu hạt cho nhà người ta, vì trong của hàng không có lừa kéo cối xay nên chàng ta đành nai lưng ra kéo, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, vất vả đứt hơi, đến lúc xong xuôi thì trời cũng đã tối muộn, định đóng cửa đi về, chợt thấy có một ông lão không rõ ở đâu đi đến.

Ông lão nọ không cao, mắt mũi đều nhỏ bé, vóc dáng đuồn đuỗn như một cái ống nước, mặc một tấm trường bào bằng vải Hồ Châu màu trắng, phục sức hết sức kì di, cặp mắt trong đêm đen sáng lóe lên. Lão đến thẳng trước cửa hàng xay xát, khuôn mặt tươi cười, hỏi Hoàng Hạo Niên một chập.

Hoàng Hạo Niên đáp lễ rằng: "Không biết quý khách lặn lội đến đây có gì chỉ giáo?" Lão già nói: "Ta có chuyện cần nhờ nên mới đến làm phiền quý nhân". Thì ra, lão mang một thuyền của cải về quế, tới sông La Sát thì gặp phải sóng ta gió lớn, đấm thủy thủ và lái thuyền đều bị cuốn xuống sông cả, lão may mắn thoát chết và giữ được thuyền của cải nhưng chẳng còn thuyền phu và thủy thù nào. Con thuyền mắc cạn trên bãi không tiến lui được nữa, nơi đây trước thì không có làng, sau thì không có quán, vì vậy đành nhờ Hoàng Hạo Niên canh giùm con thuyền trong một đêm, để lão vào thành thuê nhân công để sớm mai khởi hành, đương nhiên sẽ không nhờ chàng không công, lão hứa trả cho chàng bằng một phần mười số của cải.

Hoàng Hạo Niên tuy là một người nghèo khổ nhưng khảng khái nghĩa khí, thấy người gặp nạn, vả lại được hứa hẹn thù lao, chàng liền gật đầu ưng thuận, nói: "Chuyện này nhỏ nhặt, có gì khó đâu, quý khách cứ đi tìm thuê người đi,vãn sinh sẽ ở lại trông hộ hàng hóa, chắc chắn không sao"

Lão già năm lần bảy lượt cảm ơn, dặn dò Hoàng Hạo Niên nhất định không được để mất hàng hóa, nếu sáng mai ta không quay về thì con cháu ta sớm muộn cũng đến lấy, sau đó lão vội vã đi vào thành ngay trong đêm để thuê người làm công. Hoàng Hạo Niên không về nhà, một mình chịu đói, chịu mệt ra nhóm một đống lửa ở bờ sông, ngồi xuống đất để trông chiếc thuyền.

Tới quá nửa đêm, người vợ sốt ruột, đốt đèn đi tìm, nghe Hoàng Hạo Niên nói rõ đầu đuôi, cô vợ cũng bảo: "Cứu người giúp nạn là việc thiện, không nên để sơ suất: "Đoạn, hai người cùng thay nhau canh thuyền.

Chẳng ngờ, suốt ba ngày hai đêm cũng không thấy lão già trở lại, Hoàng Hạo Niên không muốn thất tín, liền vòa thành tìm kiếm, nghe ngóng khắp nơi, song cũng không rõ tung tích của lão già đó ở đâu.

Hoàng Hạo Niên bắt đầu bối rối, liền bàn bạc với vợ cho rằng ông lão số đen, gặp phải kẻ cướp trên đường đã bị mất mạng không chừng, có điều còn thuyền của cải thì biết xử lí ra sao? Nếu ông lão đã hứa cho ta một phần mười thì sao không lên xem trong thuyền có những gì thì hẵng tính."

Hai vợ chồng quyết định như thế, bèn vào bên trong, thấy một thuyền đậu nành, không dưới một nghìn cân, hơn nữa hạt nào hạt nất tròn mẩy. Hoàng Hạo Niên làm nghề xay xát đã laau những chưa bao giờ thấy loại nào hảo hạng đến thế, liền đem một cái cân to, tự lấy ra hơn một trăm cân rồi về nhà xay xát, chế thành đậu tương. Nào ngờ, loại đạu này sau khi chế thành đậu tương thì hương bay ngào ngạt khắp nơi, mùi vị rất thơm ngon, uống một hớp lại muốn uống hớp nữa, người mua khảo nhau chẳng mấy chốc đã mua hết sạch.

Hai vợ chồng Hoàng Hạo Niên luôn tay bán hàng mấy ngày trời nhưng không thấy bóng dáng ông lão nọ, bèn quyết định lấy thêm một ít đậu nữa trong thuyền, định bụng nếu ngày sau chủ nhân của số đậu đó quay lại sẽ gộp cả vốn lẫn lãi để trả lại cho ông ta. Cứ bụng tính tay làm, quá hai tháng đã lấy sạch nghìn cân đậu nành trong thuyền..

Nhà họ Hoàng từ đấy phát tài. Thật là việc đầu đã thông thì trăm việc đều thông. Hoàng Hạo Niên vốn xuất thân từ gia đình buôn bán, một khi trong tay đã sẵn vốn liền chuyển sang kinh doanh nghề khác, từ đó gặp thời gặp vận, mấy năm sau đã có được gia sản lớn, tậu được nhà cửa ruộng vườn, trong nhà đầy tớ đông đảo, ngày một hưng vượng.

Hoàng Hạo Niên ngày ngày vẫn nhớ đến ông lão năm xưa, nếu không có con thuyền đậu nành của ông lão thì làm sao có được nhà họ Hoàng như hôm nay. Chàng càng nghĩ càng thấy câu chuyện này không phải tầm thường, có lúc nói chuyện lại với vợ, đều cho rằng ông lão phục sức kì dị đó là thần linh Ngũ thông Ngũ hiển, thấy họ Hoàng chúng ta xưa nay đều là thiên nam tín nữ bneen có ý hiện ea phép thần để giúp đỡ, xem ra chúng ta cần phải tô tượng đắp chuông, năm nào cũng phải lập mấy đạo tràng để cảm tạ công đức của trời xanh mới được.

Tiếc thay chuyện vui ngắn ngày tày gang, tới năm thứ năm,hễ ban đêm chợp mắt là Hoàng Hạo Niên lại mơ tấy có người gõ cửa, lúc mở cửa ra xem thì chỉ thấy bọn người như hung thân nanh ác xông vào. Bọn đó tướng mạo dữ tợn, xấu xí, đều mặc áo bào màu trắng, đầu đội mũ thời xưa, tranh nhau mắng nhiếc, đánh đấm Hoàng Hạo Niên không chút dung tình, mồm nưm miệng mười bảo rằng nhà họ Hoàng thiếu nợ lão thái gia nhà chúng một món tiền lớn, rồi lôi một cuốn sổ ra, chỉ cho Hoàng Hạo Niên xem từng dòng một. Trên cuốn sổ đó ghi rất rõ ràng, ngày này tháng này năm này, họ Hoàng đã dùng thuyền đậu hạt của lão thái gia để kiếm ra bao nhiêu bao nhiêu tiền, rồi ngày nào tháng nào năm nào, đã dùng số tiền đó kinh doanh những gì, thu được bao nhiêu lợi nhuận. Nay nhà các ngươi đã chiếm dụng vốn để phát tài, chắng hóa ra ăn trên ngồi trốc hết phần của thiên hạ hay sao. Bây giờ món nợ đã đáo hạn rồi, mau mau trả hết cả vốn lẫn lời ra đây.

Hoàng Hạo Niên đêm nào cũng bị giấc mơ kì quái đó làm cho giật mình tỉnh mộng, khi tỉnh lại thì thấy trên người bầm tím từng mảng, toàn thân đau nhức, sợ đến mức ba hồn bảy vía lên mây, bỏ ăn bỏ uống, gầy rộc như một bộ xương. Chàng hiểu rằng, chắc chắn mình đã rước phải đại họa, liền vội vã mời một vị cư sĩ giỏi xem việc lành dữ đến hỏi rõ nguồn gốc họa phúc.

Vị cư sĩ hỏi rõ đầu đuôi nhân quả, nghe xong liền bảo Hoàng Hạo Niên rằng: "Các hạ quả nhiên bị nhân quả báo ứng rồi. Trong đường vận mệnh của cá hạ vốn không có số giàu sang, nhưng hai vợ chồng lại không can tâm sống nghèo khổ, ngày nào cũng cầu trời, cầu đất kể lể mãi không thôi, cuối cùng lại bị bọn tà ma ngoại đạo dưới sông La Sát nghe thấy. Chúng giả vờ đến đẻ ban lộc cho các ngươi, lừa các ngươi lấy đồ vật dưới thủy cung, bây giờ phải trả lại chúng cả gốc lẫn lãi. Cái gì Ngũ thông Ngũ hiển đó đều là yêu ma quỷ quái, xưa nay không bao giờ làm điều tốt. Chúng đã cho cái gì nhất định sẽ đòi lại, Xưa nay thiếu nợ phải trả tiền, chẳng aic ứu nổi các hạ đâu, chẳng những cái gia sản này mà chỉ e ngay cả tính mạng cả nhà cũng không đền đủ được"

Hoàng Hạo Niên được mách bảo, biết là việc hỏng rồi, chỉ e tai họa đổ ập xuống già trẻ trong nhà. Chàng không dám chậm chễ, rồi chuẩn bị đúng mười thuyền hạt đậu loại hảo hạng, rồi sắm sửa nhiều đồ cúng lễ như lợn, bò, dê, trở ra giữa sông La Sát rồi cùng vợ quỳ xuống đầu thuyền, thắp hương, khấu đầu, ném toàn bộ các thứ xuống lòng sông. Chỉ thấy, nước sóng cuồn cuộn đục ngầu, dưới sông xuất hiện vô số cá lớn mở miệng tranh nhau đớp.

Hoàng Hạo Niên niệm thầm "A Di Đà Phật", cho rằng đã hoàn trả hết nợ nần, đang khấp khởi mừng thầm thì bỗng thấy sóng to gió cả nổi lên, thực là "đáy nước rồng run sợ, không trung quỷ khóc gào", sóng lớn từ sông La Sát đột ngột vọt lên, trong phút chốc đổ ập xuống nhấn chìm toàn bộ thuyền bè, những người trên thuyền đều vùi thây vào bụng cá. Tới khi sóng lặng trời êm thì làng xóm nơi nàh họ oàng cư ngụ đã bị cuốn phăng hết. Đáng thương thay Hoàng Hạo Niên không chịu an phận thủ thường, tuy có được mấy năm giàu có, nhưng rốt cuộc phải trả giá bằng tính mạng của cả nhà, đúng là: "Dẫu cho sức mạnh trùm đời; Đến khi hết số chạy trời được chăng"

Câu chuyện "Rải đậu sông La Sát" tuy nửa thực nửa hư nhưng không có lửa thì sao có khói, chỉ khuyên những kẻ oán trời hận mình chớ suy nghĩ nông cạn mà kêu trời kêu đất lung tung, cũng không được tham lam những thứ không thuộc về mình. Nên biết rằng: "Phú quý chỉ là giấc mộng năm canh; Công danh nào khác mây trời lênh đênh; rốt lại vạn sự đã tan tành"

Vị tiên sinh nọ kể cho bọn Trương Tiểu Biện một câu chuyện xưa, đúng là: "uốn ba tấc lưỡi kể mà chơi; Nói rõ nông sau ở lẽ đời. Chớ tưởng say vì chén rượu; Chẳng qua thức tỉnh kẻ làm người." Quả nhiên câu chuyện đã điểm trúng huyệt khiến Trương Tiểu Biện nghe mà toát mồ hôi đầm đìa, đứng ngồi không yên, nhưng Trương Tam gia có thể hiểu hết được lẽ" bể khổ vô bờ" để mà sớm quay đầu lại không, mời xem hồi sau sẽ rõ.

HỒI 4 - CÁO BA MẮT

Lại nói trước lúc Nhạn doanh ra trận, sau cuộc rượu, Trương Tiểu Biện dẫn các tiêu quan thuộc hạ đi nghe kể chuyện "Rải đậu sông La Sát"

Vốn là vị tiên sinh nọ đã nhìn ra số phận kì lạ của Trương Tiểu Biện, biết hắn đang rước họa lớn vào thân, hơn nữa sẽ còn liên lụy đến tất cả quân dân trong thành Linh Châu, không phân già trẻ, gái trai, cho tới chó gà cũng đều phải chết hết. Chỉ có điều chuyện này không hề tầm thường chút nào, ông ta cũng không dám nói thẳng sự tình, đành mượn một mẩu chuyện xưa mách bảo. tuy câu chuyện kể ra không liên quan trực tiếp với cảnh ngộ của Trương Tiểu biện nhưng kỳ thực, đạo lý ở bên trong thì rất tương đồng.

Cái gọi là "Sách chẳng cần dày, có đạo thì hay; lời chẳng cần dài, có lý thì phải" Muốn hỏi đạo lý trong câu chuyện của vị tiên sinh đó là gì chăng? Ông ta đang định mách bảo Trương Tiểu Biện là: "Từ xưa đến nay không có gì tự dưng từ trên trời rơi xuống, tuy tiểu tử nhà ngươi hôm nay uy phong thế nhưng sớm muộn gì cũng có ngày phải trả hết nợ nần, ác quỷ sẽ tìm đến trước cửa. tới lúc đó, có muốn hối cũng muộn.

Thế nhưng, sự thật mất lòng, Trương Tiểu Biện tuy ngầm hiểu rõ ý tứ, trong lòng thấy bất an, song thâm tâm hắn luôn tự nghĩ mình tuyệt đối không phải hạng phàm phu tục tử, mà số phận đã định sẵn việc Trương Tam gia được hưởng vinh hoa phú quý, hoạn lộ thênh thang, đời nào hắn chịu tin vào miệng lưỡi của vị tiên sinh nọ.

Trương Tiểu Biện đảo đảo tròng mắt, lại nghĩ rằng, sống chết có số, phú quý nhờ trời, hơn nữa, Trương Tam gia vốn là kẻ nghèo rớt mùng tơi, chí có mỗi món bắt gà, trộm chó chật vật sống qua ngày, có được ngày hôm nay âu cũng là hợp với lẽ "bĩ cực thái lai". Trên là trời, dưới là đất, con người ta ở đời chỉ như bầy cá, được sung sướng một ngày là tốt một ngày rồi

Tiên sinh kể chuyện lén đưa mắt nhìn, thấy Trương Tiểu Biện vẫn tỏ vẻ nhơn nhơn dường như không để ý câu chuyện vừa rồi, ông ta biết việc mình làm chẳng khác nào đàn gảy tai trâu, chỉ cười nhạt trong lòng, chỉ chắp tay nói với khách: "Hôm nay may mắn được kể hầu chư vị quan gia một câu chuyện, cũng coi là chúng ta có duyên với nhau. Bọn người kể chuyện như tôi đây chẳng qua dựa vào mồm mép để kiếm tiền sinh sống qua ngày, không kể mấy chuyện tình tứ thì cũng kể mấy chuyện lạ, để mong người ta dễ nghe là được rồi, đương nhiên không phải là việc thực, thế nên có chỗ nào sơ suất, cũng mong các vị quân gia lượng thứ cho. Đáng tiếc là tiệc vui cũng có lúc tàn, chuyện dài rồi có hồi kết thúc" Nói đoạn, ông ta bảo thời giờ cũng không còn sớm nữa, rồi sai thư đồng tiễn khách.

Bọn Nhạn Bài Lý Tứ và Tôn Đại Ma Tử không hiểu rõ huyền cơ bên trong, chỉ mong nghe tiếp mấy sự tích mới mẻ, sinh đông. Tuy cả bọn chưa đã hứng nhưng cũng đành thôi, đều cảm tạ rằng: "Chuyện tiên sinh kể quả là ly kỳ, nhất định hôm khác chúng tôi sẽ lại xin được nghe tiếp" DDaonj mọi người chắp tay từ biệt, theo Trương Tiểu Biện về trong doanh.

Mấy hôm nay mưa lớn không dứt, mấy chỗ để xung quanh Linh Châu bị vỡ, lập tức lũ lụt tràn lan, ngập rát nhiều xóm làng và đường xá. Tuần phủ Mã đại nhân tuy là quan lớn trong tỉnh nhưng địa bàn nắm giữ trong tay hết sức có hạn, các nơi xung quanh phần lớn đã bị Việt khấu nắm giữ cả rồi. Thế giặc trước mặt đang thịnh, khó lòng khống chế, mau mà trời giáng một trận mưa lớn, khiến lũ quét tràn về nhấn chìm vô số Việt khấu, mấy vạn quân Việt khấu đang vây thành Linh Châu mất đi tiếp viện, lại thêm vào đó là lương thảo không đủ cung ứng, đợi đến khi mưa ngừng nước rút, nhất định chúng sẽ rút quân.

Mã Thiên Tích thấy hao hôm nay mưa đã bớt đi nhiều, quan sát tình hình, đoán định quân Thái Bình nhất định sẽ tạm hoãn đánh thành, đợi đến khi đi cướp bóc xung quanh một trận, bổ sung đủ lương thảo và quân lính mới có thể tổ chức đánh thành lần nữa. Thấy đường xá xung quanh đều bị lũ lụt làm hư hại nặng, liệu chừng nếu không có quân thủy tiếp ứng, quân thái Bình đông như thế chỉ còn cách rút lui theo lối Hoàng Thiên Đăng ở phía Nam.

Chính vì vậy, Mã đại nhân đã sai Nhạn doanh nhân đêm tối qua cửa Thủy môn ra khỏi thành, mai phục trên con đường quân Thái Bình bắt buộc phải đi qua để giết cho chúng trở tay không kịp, dẫu rằng không tiêu diệt được cả nhưng chí ít cũng làm nhụt nhuệ khí của bọn Việt khấu, để chúng nghe hơi mà kinh hồn táng đởm, trong thời gian ngắn sẽ không dám quay lại xâm phạm Linh Châu. Được như thế thì quan phủ mới có thời gian để chỉnh đốn quân bị, chiêu mộ và luyện tập lính diongx mới, cũng cố bố phòng trong thành.

Trương Tiểu Biện thấy trời đã tối, mưa đã ngừng liền dẫn binh lính Nhạn doanh thắp hương, cùng vái trước thần vị của Miêu Tiêm, khấu đầu caaiu xin Miêu Tiên gia rất mực linh thiêng, từ bi vô bờ phù hộ Nhạn doanh ra quân đắc thắng, mã đáo thành công. Đoạn, mọi người đều nai nịt gọn gang, sai gần một ngìn lính dõng, ai nấy đều vác thuốc nổ, mang súng đạn, mở cửa thủy môn dưới thành, cưỡi thuyền nhẹ ngầm ra ngoài.

Lúc ấy, mây mù che kín, bốn phía đen như mực, ngoài thành chỗ nào cũng có Việt khấu, Nhạn doanh không dám dùng đèn đuốc gì. Dân săn nhạn quen đi săn bắn vào lúc đem khuya nên nhãn lực phi thường, mò mẫm đẩy từng chiếc thuyền nhẹ đến sông rồi vòng theo đường thủy đến thẳng Hoàng Thiên Đăng, thực là thần không biết, quỷ không hay.

Trương Tiểu Biện tuy được đề bạt là quân quan nhưng chẳng biết một chút gì về chiến trận, may mà có bọn Nhạn Bài Lý Tứ và Nhạn Linh Nhi ở bên cạnh vốn là những người từng trải trăm trận. Cánh mãi lộ trong Nhạn doanh trước đây từng đánh nhau với quan binh càn quét, đồng thời cũng từng chém giết với cánh lính dõng ở địa phương, bây giờ lại đáh với quân Thái Bình, thực không kể xiết đã làm bao nhiêu việc giết người, phóng hỏa, hơn nữa Hoàng Thiên Đăng chính là sào huyệt cũ của Nhạn doanh, đến được đó tức là chiếm được thiên thời, địa lợi, dẫu cho quân Thái Bình có mười vạn ắt cũng bị đánh cho một trận tơi bời hoa lá.

Thuyền đi trọn một đêm thì trời đã hơi hửng, may mưa đã tạnh hẳn, bọn Trương Tiểu Biện ngồi trên đàu thuyền nhìn bốn phía xung quanh chỉ thấy trời đất vẫn một màu u ám, trên mặt nước toàn các xác chết bập bềnh, có lời rằng: "Người dậy xát cơ, ngoại cnarh biết ngay; trời động sát cơ, người đâu có hay" Vào lúc thiên hạ loạn lạc, khắp nơi đều có cảnh tàn sát lẫn nhau, ấy cũng là bởi ông trời đã động ý niệm giết choc. Chỉ riêng cuộc trấn áp Thái Bình Thiên Quốc của triều nhà Thanh trong vòng mười mấy năm cũng khiến cho số người chết vì thiên tai địch họa lên tới hơn bảy chục triệu người, trong khi thời đó, tổng dân số của nước Đại Thanh có được bao nhiêu? ở những tỉnh xảy ra chiến vụ ác liệt nhất thì mười họ mất đi chín, lửa bếp nguội lạnh, đi mấy chục dặm cũng không gặp một bóng người, cho dù là những thôn làng không bị nạn lũ lụt thì phần lớn cũng đã vườn không nhà trống, đổ nát điêu linh, đến tiếng gà gáy chó sủa cũng không có, đâu đâu cũng đầy mùi tử khí nặng nề.

Trương Tiểu Biện đã làm môt doanh quan của Nhạn doanh, trong lòng vốn hết sức đắc ý, nhưng đứng trên thuyền chứng kiến cảnh đổ nát thê thảm do thiên tai địch họa gây nên, trong lòng bất giác nhận ra rằng nếu loạn thế bất giác còn chưa dứt thì khó mà sống cho sung sướng được, bèn nói với mọi người: "Ta xem ra, trước vận bước hưng vong thì kẻ thất phu cũng phải gánh vác, Nhạn doanh chúng ra xả thân liều chết để dẹp giặc giã chẳng vì cái gì khác, chỉ mong sớm được cảnh quốc thái dân an, để bách tính trong thiên hạ đỡ phải chịu cảnh loạn ly đau khổ"

Bọn Nhạn Bài Lý Tứ và Tôn Đại Ma Tử, Nhạn Linh Nhi đều đồng thanh khen phải, thán phục sát đất, biết đâu rằng, Trương Tiểu Biện thầm toan tính: "Nếu không dân không giàu, nước không mạnh, không phải là một thời thái bình thịnh trị thì Trương Tam gia ta dẫu có gia sản ức vạn thì cũng lấy đâu ra chỗ để ăn tiêu, hưởng lạc. Thân làm quan to sẽ phải gánh các lo âu cho quan trên, dân dưới, cái gọi là: "Tướng quân mặc giáp đêm qua ải; quan lại năm canh khắc khoải chờ", cả ngày bôn ba lao tâm khổ tứ thì còn vui vẻ gì chứ?"

Nhạn Linh Nhi thấy bên cạnh Trương Tiểu Biện có một con mèo đen tuy trông lười nhác nhưng có cặp mắt vàng rực, đảo liếc xung quanh rất linh động. Con mèo này xưa nay gắn chặt với Trương Tiểu Biện, không bao giờ gàn với người ngoài, cô ta hết sức tò mò hỏi: "Tam ca! Nghe người ta nói hồi huynh làm Bài đầu của nha môn Linh CHâu toàn nhờ vào sự giúp đỡ của bầy mèo hoang mà bắt sống được mấy tên cướp như Phan hòa thượng và Bạch Tháp chân nhân, liệu chuyện này có thật không?"

Trương Tiểu Biện vốn có ý khoe khoang chuyện anh hùng của mình, bây giờ lại được Nhạn Linh Nhi hỏi đúng chỗ ngứa, hắn liền đáp:"Ta và mèo hoang, trời sinh đã có duyên với nhau, nói về chuyện mèo nhà, mèo hoang trong thành Linh Châu thì thực là rất ly kỳ. ly kì như thế nào? Đúng là: "Trời chia đất mở chưa từng thấy, từ cổ chí kim ít kẻ hay". Lại nói về lão kể chuyện to mồm không biết xấu hổ hôm qua, còn dám xưng là" Đánh giá ngay, gian binh thiện, ác; Liệt kẻ xấu, tốt luận cổ kim" Hắn chẳng qua cũng chi nhai đi nhai lại mấy cuốn sách cũ, đến caauc huyện mèo già nói được tiếng người cũng không biết. CHỉ giận loại người có mắt không tròng đó, không biết chúng ta đều là anh hùng hảo hán đương thời. Nếu hắn chịu đi theo làm gia sư ở cạnh Tam gia ta, đảm bảo sẽ mở mang được nhiều kiến thức, chỉ riêng sự tích bầy mèo hoang Linh Châu của chúng ta cũng đủ cho hắn soạn được mấy chuyện ăn khách rồi"

Trương Tiểu Biện ngồi trên thuyền trong quân trảy đi, thấy bốn bề mênh mông, còn xa nữa mới tới được Hoàng Thiên Đăng, bèn thuận miệng ứng đáp, nhân có mấy người bên cạnh mà tán khoác về "Miêu kinh", nói rằng mèo hoang Linh CHâu chúng ta có từ đời Hán, hết sức có linh tính và thần thông, ít nhất cũng có hơn hai trăm loại nổi tiếng, các loại mèo thường ở địa phương khác không sánh kịp. Đừng tưởng chúng cả ngày chỉ biết chơi đùa nghịch ngợm mà nhầm, kỳ thực không có sự tình gì của loài người mà chúng không hiểu, không chỉ riêng chuyện cảm hứng với việc hung cát, họa phúc mà còn có nhiều năng lực thàn kỳ khác.

Mèo Linh Châu không con nào là không pha hai màu lông, phàm là loại này, thì đều giỏi chế Miêu nhi dược. Hồi xưa, Miêu tiên gia cũng đã từng đi khắp hang cùng ngõ hẻm bán Miêu nhi dược cứu nhân độ thế, trị không biết bao nhiêu nan y tạp chứng. Nhưng loại Miêu nhi này chỉ có lũ mèo hoang mới biết cách phối chế, ngay Đàm đạo nhân cũng không biết hết bí phương. Tuy tinh thông thuật về mèo nhưng ông ta cũng không thể nắm hết được Thứ Miêu nhi dược thiên biến vạn hóa đó.

Thì ra trong ngoài thành Linh Châu mọc rất nhiều thảo dược, giả dụ mèo bị rắn độc, bọ cạp cắn trúng, hoặc bị thương tổn gì, nó đều tự biết đi hái mấy loại thảo dược về nhai chung với thức ăn để trừ độc chữa thương, đó chính là Miêu nhi dược có thể trị khỏi nhiều bệnh, rất công hiệu, tuy nhiên, việc phối chế thuốc lại phải thay đổi theo thời tiết. Cho tới nay thì không ai biết bọn mèo hoang làm cách nào chế ra loại linh đan có công dụng cải tử hồi sinh đó.

Trương Tiểu Biện nói đến đoạn hứng khởi, bọn Nhạn Linh Nhi chăm chú nghe thì bỗng có một tiếng còi nhạn, ai nấy đều cả kinh, biết rằng có biến. Những tưởng trên đường gặp phải cướp, lại không biết kẻ địch có bao nhiêu, mọi người đều lăm lăm tay súng, nhưng chỉ thấy từ đằng xa có một vật đang phập phềnh trôi tới.

vật đó theo sóng dập dềnh trôi đến càng lúc càng gần, trong phút chốc đã cách đội thuyền của Nhạn doanh một khoảng bằng tầm bắn tên, mọi người mới nhìn rõ thì ra là một òn hồ ly già rất lớn đang ôm một quả dưa to, trôi nổi trên mặt nước . Con hồ ly ấy có một đốm trắng trên trán, thoáng nhìn trông như có ba con mắt. Nó nhướng mắt nhíu mày cười trên quả dưa, tuy gặp phải mấy chục chiếc thuyền của Nhạn doanh và hàng loạt mũi súng, cánh cung đang dương lên nhưng không mảy may sợ hãi, tỏ ra như không trông thấy ai.

Lính dõng Nhạn daonh tuy anh dũng thiện chiến nhưng rất mê tín vào quỷ thần. Thấy con hồ ly ba mắt đang cưỡi một quả dưa bơi trên sông, lại không biết sợ người, ai nấy cho rằng con vật kì quái này chắc hẳn đã thành tinh, có lẽ là điềm dữ, nhưng chỉ e giết nó sẽ gặp ơhari điều chẳng lanh. CHính vì vậy, họ chí dám giơ súng chứ nào ai dám động thủ hạ sát.

Nhạn Bài Lý Tứ thấy con hồ ly có vẻ quái dị, biết nó là vật chẳng lành, hẳn có gì cổ quái, bèn nghiến răng nói: "Con nghiệt súc nàh người đến thật không đúng lúc, xem ra kết thúc tính mạng của ngươi đây... " gã sợ tiếng súng gậy kinh động nhẹ nhàng rút loan cung đầu nhạn từ trên vai xuống, lắp một mũi tên lông đuôi nhạn trắng, chuẩn bị bắn chết nó. Trương Tiểu Biện vội ngăn lại nói: "Từ ca hãy khoan! Con hồ ly ba mắt này có lẽ là chủ tâm đến tìm chúng ta, không thể mạo muội giết được."

Thật đúng là: "Khuyên người chớ kết thù gây oán; thù oán đã gây tựa bể sâu." Muốn biết chuyện sẽ thế nào, xem hồi sau sẽ rõ.

HỒI 5 - HOÀNG THIÊN ĐĂNG

Lại nói, đám mây do Phong Vũ chung ngưng tụ đã hóa thành trận lụt lớn, bốn phía bên ngoài thành đều trũng thấp nên bị ngập trong nước lũ. Đội thuyền của Nhạn doanh rời thành Linh Châu, giấu kín hành tung, theo đường thủy tiến về Hoàng Thiên Đăng, dọc đường đi chỉ thấy cảnh tượng thể lương do cơn lũ gây ra.

Nào ngờ đi đến nửa đường, bỗng gặp phải một con hồ ly già ba mắt. Con hồ ly đó bám trên một quả dưa trôi từ đằng xa lại, trong chớp mắt đã đến cạnh mọi người. Nhạn Bài Lý Tứ thấy con vật rất quái lạ, không biết báo điềm lành, dữ ra sao, liền động sát cơ, giương cung lắp tên định bắn chết nó.

Trương tiểu Biện đứng trên thuyền nhìn chăm chú, chợt nhớ ra mình dã từng thấy con hồ ly này trong Hoang Táng lĩnh. Lúc ấy, nó bị bầy chó hoang đuổi vào tuyệt lộ, phải nảh viên nội đan để chuộc mạng, về sau Trương Tiểu Biện giết con Thát tử khuyển, móc được viên ngọc từ trong bụng con chó dữ. Viên ngọc đó do hồ ly hấp thụ tinh hoa từ mặt trăng, mặt trời lâu năm mới luyện thành, sao có thể để mất dược? Lúc ấy, nó cưỡi quả dưa dập dềnh theo dòng nước đến đây, chắc hẳn định đòi Trương Tiểu Biện trả ngọc.

Trương Tiểu Biện tuy chuyên nghề du đãng, là chúa thích gây rắc rối, nhưng trước việc quan cấp bách phải đến Hoàng Thiên Đăng để mai phục, chuyện thành bại, phú quý của cả đời hắn đều ở trận này. Hắn đâu dám sơ suất chút nào, đương nhiên không thể để lỡ chỉ vì một viên ngọc hồ ly. Nghĩ đến đây, hắn vội ngăn cung tên của Nhạn Bài Lý Tứ, lại nói đó alf hồ ly tiên không chừng, phàm lạ vật dị thường, tuyệt đối không được khinh suất sát hại, nếu không ắt sẽ rước họa vào thân, chi bằng mở cho nó một con đường sống.

Hồi trước, Đường Thái tông Lý Thế Dân tha mạng cho một con rắn Xích luyện xà mà về sau có thể đăng cơ làm vua thiên hạ, Y thánh Tôn tư Mạo hồi trẻ cũng đã trị bệnh cho một con rồng già ở đáy giếng mới được truyền cho bốn cuốn kỳ thư, từ đó y thuật có bước nhảy vọt. Có thể thấy rằng, phàm là vật bất thường, chắc chắn sẽ có linh tính, nếu chưa từng gây họa cho nhân gian thì không nên tùy tiện giết nó. Kẻ tích đức được phúc, kẻ gây họa sẽ bị báo oán, trong cõi u minh đều có mối quan hệ nhân quả, xưa nay việc lành dữ, nhân quả đều ứng nghiệm về sau.

Nhạn Bài Lý Tứ nghe thấy thế, king ngạc nói: "Thì ra là thế", đoạn liền thu loan cung đầu nhạn lại. Chỉ thấy Trương Tiểu Biện móc trong bọc ra một viên ngọc, giơ nhử về đằng trước, con hồ ly nhận thấy từ xa, tựa như hiểu ý. Vốn nó nấp trong thâm sơn cùng cốc, khi lũ lớn cuốn đến, vô số muông thú trong núi bị nước dìm chết, riêng nó cưỡi được một quả dưa nổi trên nước tránh được tai họa, may thay đã giữ được tính mạng, cũng không biết đã quẫy đạp mất bao nhiêu lâu, chẳng ngờ số trời run rủi, cơ duyên xảo hợp thế nào, rốt cuộc lấy lại được viên ngọc từ doanh nhân chữ Nhạn, thực đúng là:"Của rơi đáy nước nay tìm được; Kim mất bể sâu lại trở về" Con hồ ly trôi lại gần, há mồm nuốt viên ngọc vào bụng, tự vẫy đuôi chồn rẽ nước, ôm quả dưa trôi xuôi đi xa, chẳng mấy chốc khuất sau một dốc núi, không thấy tung tích đâu nữa.

Việc thiện, ác trong lòng người ta vốn chỉ wor trong một ý niệm mà thôi. Dẫu đã tính toàn kĩ càng hay chỉ một phút sơ ý, hễ phát sinh ác ý lập tức có hung thần đến ngay, nếu người ta có ý lương thiện lập tức sẽ có phúc thần phù trợ. Trương Tiểu Biện chẳng mấy khi nảy ra được lòng thành, không cho Nhạn Bài Lý Tứ giết con hồ ly ba mắt, tự cho rằng mình làm một điều nghĩa cử tích đức hành thiện. Nhưng thực chất, hắn cũng không biệt được đâu là yêu tà, đâu là thiện ác, việc làm đó rốt cuộc sẽ là lành hay dữ thì phải chờ xem đoạn sau mới rõ, trước mắt tạm chưa bàn tới.

Đoàn thuyền Nhạn dopanh đi tiếp hơn mười dặm nữa, trông xa xa thấy mặt nước mênh mông, lau lách mọc um tùm, cuối cùng cũng đã đi vào địa giới của Hoàng Thiên Đăng. Thuyền đi tiếp vào trong, nhòn bốn phía thấy từng cơn gió thổi qua khiến bông lau bay rợp trời, trên không trung xam xám, thi thoảng lại cso mấy con nhạn lạc đàn thảng thốt bay qua, cũng không biết đi đâu về đâu nữa, thực là: "Ngàn lau mặt nước tơ bay loạn; Đoàn nhạn trên không thoáng vụt qua"

Nhạn Bài Lý Tứ giải thích địa thế vùng này cho Trương Tiểu Biện và Tôn Đại Ma Tử: "Khu đầm lầy này vốn là một cái hồ cạn lớn, xưa nay là nơi đàn nhạn hoang di trú nhất định phải đi qua. Chỗ này, phía Bắc gần với Trường Giang, phía Nam giáp với Lục CHâu, không rõ là rộng bao nhiêu dặm, hình thế rất hiểm ác. Trong đầm còn có vô số chuột nước tha rơm rác, bùn đất tạo thành các con đê thiên nhiên, hình dáng như ba vòng đồng tâm. Đê của lũ chuột vô cùng đặc biệt, có thể điều tiết được lũ hồ lên xuống, vì vậy mặc cho bên ngoài nước lũ có to đến mấy, mực nước bên trong đầm vẫn không thay đổi, trpng cả một năm luôn giữ mức nước và bùn xâm nhập. Nhạn dân chúng tôi từ xưa tới nay đều sinh sống bằng nghề đánh cá và bắt nhạn, hiểu rõ các chỗ hố, vũng, ao, đầm và mực nước nông sâu"

Quân Thái Bình vây công Linh Châu không có quân thủy tiếp ứng, tới giờ bị đứt nguồn lương thảo, chỉ có thể rút về pía Nam theo đường bộ, nhưng đường xá vùng xung quanh đều dã bị lũ lụt làm hư hại. Quân Thái Bình kịch chiến mấy ngày trời, rốt cuộc không hạ được thành Linh Châu, muốn bỏ đi thì lâm vào cảnh không còn đường rút lui, vì vậy bất đắc dĩ pải men theo con đường đê của chuột nước trong Hoàng Thiên Đăng mà rút về Nam.

Trương Tiểu Biện thân làm doanh quan cảu Nhạn doanh, nhưng hắn chẳng thông hiểu gì về cách hành binh, bày quân bố trận, lại nghĩ thế quân Việt khấu cực lớn, bên mình chẳng qua chỉ có một doanh lính dõng, nhiều nhát cũng không đủ một nghìn người, ít hơn tới mười lần. Trước lúc đại chiến, hắn không khỏi lo ngại làm thế nào để đổi phó cho nổi.

May mà Nhạn Bái Lý Tứ từng theo Lão Nhạn Đầu đánh trận nhiều năm, chỉ có điều cánh nhạn dân như họ xuất thân từ đám mãi lộ, nên tuy dược thu dụng và biên vào lính dõng Linh CHâu, nhiều lần lập chiến công nhưng vẫn bị người ta dị nghị về quá khứ, trước sau khó được quan phủ tín nhiệm. Nhưng Nhạn Bài Lý Tứ và Trương Tiểu Biện trước sau đã kết nghĩa an hem, đương nhiên gã phải tận tâm, tận sức giúp đỡ. Gã điềm nhiên nói với Trương Tiểu Biện: "Tam ca chớ lo âu, nước đến thì đất chắn, binh đến thì tướng ngăn, quân tinh nhuệ của giặc tóc dài chẳng qua cũng chỉ một, hai phần mười, còn lại toàn đám ô hợp, căn bản không thể chịu được một đòn. Huống chi, hoàng Thiên Đăng là sào huyệt của ta, đường thủy ngoắt ngoéo phức tạp, người ngoài rất khó biết được. Đã dám đến địa bàn của chúng ta đây thì dù là Việt khấu cũng chỉ có đi mà không về, đến một đưa thì chết một đứa, đến hai đứa thì bỏ mạng hai đứa, chỉ sợ bọn chúng đến không đông mà thôi.

Nhạn Bài Lý Tứ nói xong liền giơ tay ra lệnh cho lính dõng dừng thuyền. trong doanh ai nấy đều mang theo một cái còi nhạn. Cái còi này chế ra từ xương sọ của nhạn hoang, khi thổi lên thì tiếng kêu hết sức thế lương, saau thẳm, có thể bắt chước được tiếng nhạn kêu. Lúc ấy, tiếng còi nhất loạt vang lên làm kinh động bốn bề.

Trương Tiểu Biện và Tôn Đại Ma Tử là người dân ngoài nghề, không biết vì sao toàn doanh lại thổi còi nhạn, chực hỏi rõ thì thấy từ đám lau lách, lối nước um tùm ở bốn phía bỗng xuất hiện vô số bè tre, người trên bè thì đầu đều cắm lông đuổi nhạn, người khóac áo tơi, nhưng trên tay đều cầm vũ khí giết người như súng tực hế, tiêu tre, chĩa đâm cá, phi tiêu ngạch, nhạn linh đao.

Vốn hồi trước, Lão Nhạn Đầu muốn tìm một kiểu thoát trong thời loạn thế nên dẫn rất nhiều dân loạn về thành Linh Châu làm lính dõng, nhưng trong đầm vẫn còn lại không ít thợ săn nhạn. những người ở lại tuy phần lớn đều là ông già, bà cả, phụ nữ, trẻ ưm nhưng xét trên tổng thể thì số người có thể cầm đao giết người cũng không dưới hai nghìn. Cho tới nay, nhwungx người này vẫn ẩn nấp trong Hoàng Thiên Đăng làm cái việc trăng lu giết người, gió lớ phóng hỏa, có thịt cùng ăn, không lương cùng nhịn.

Lính dõng trong Nhạn doanh đều là con em vùng Hoàng Thiên Đăng, nên khi hai bên gặp nhau thì vui mừng lắm. Nghe tin Lão Nhạn Đầu đã bỏ mạng ở trận tiền, mọi người nhớ lại những ân tình xưa kia, ai nấy đều thở than thương tiếc, nghiến răng nghiến lợi muốn báo thù rửa hận co lão thủ lĩnh. Khi cơn bĩ phẫn tạm nguôi, Nhạn bài Lý Tứ mới dẫn đám nhạn dân mãi lộ đến diện kiến Trương Tiểu Biện: "Trương tam ca có nghĩa khí hơn người, là bậc hảo hán khẳng khái. Con Thần Ngao ở Hoang Táng Lính, hòa thường Chuột thành đũa, Bạch Tháp chân nhân ẩn náu trong phủ Đề đốc đều bị Tam gia đây bắt sống, giết chết, đúng là người vì dân trừ hại, thiên hạ đều khen ngợi. Không chỉ như vậy, Trương Tam gia đây còn học được bản lĩnh do Miêu Tiên Đàm đạo nhân truyền lại, rất được tuần phủ đại nhân tin tưởng, tới nay, an hem Nhạn doanh chúng tôi đều đi theo Tam ca để giết giặc lập công"

Nhạn Bài Lý Tứ là con của Lão Nhạn Đầu, xét về võ nghệ và kiến thức thì gã là hảo hán số một trong mấy nghìn thợ săn nhạn. Đám thợ săn nghe gã nói như vậy thì thảy tin là thật, đều tranh nhau kết bái với Trương Tiểu Biện.

Trương Tiểu Biện thầm kêu: "Thật xấu hổ! Trương Tam gia ta cũng có ngày vẻ vang như hôm nay sao?" Đoạn, hắn mặt dày nói với đám nhạn dân rằng: "Không biết kiếp trước đã thắp bao nhiên nén hương mà kiếp này được kết giao vói biết bao huynh đệ, thực là không uổng một đời tiểu đệ đây. Trương Tam vốn là người thẳng tính, xưa nay chưa từng học lối uốn giọng khom lưng, nịnh nọt bợ đỡ. Hôm nay đến đây, chính là quyết chém giết với Việt khấu tại Hoàng Thiên Đăng, chỉ mong các vị hảo hán rút đao tương trợ. Có câu rằng: "Hổ chết để dạ, người ra để tiếng". Cam chịu chôn vùi trong đám bụi đất, thảo mãng, chẳng bằng làm một hảo hán oanh oanh liệt liệt, lập nên kỳ công bất hủ, bình định giặc giã, ắt sẽ được sử sách nghìn thu ca tụng, cũng là để hậu thế còn biết đến rằng, dưới gầm trời này cũng từng có tên tuổi Nhạn doanh chúng ta"

Trương Tiểu Biện hiểu rằng, nhạn dân đều xuất thân nghèo khổ, có câu rằng: "ngừơi nghèo chí hèn, ngừi quèn lắm mộng", đối với những người chỉ hiểu việc trượng nghĩa một cái hết sức giản đơn thì những trung quân ái quốc, sử sách lưu danh không thích hợp để nói ra, vì vậy hắn mạnh bạo ba hoa một phen: "Từ khi Việt khấu làm loạn đến nay, đánh từ Nam đến Bắc cướp châu, đoạt phủ, đã thu được không biết bao nhiêu vàng bạc, lụa là, đó đều là của bất nghĩa, vì vậy chúng cũng giàu có chẳng khác nào cánh thương nhân buôn bán hàng hóa. Hơn nữa, nghe nói những tên đầu sỏ của bọn giặc đều là những tên cướp biển có tiếng, từng cướp rất nhiều thuyền buôn của cánh người Tây Dương, vì vậy thu được nhiều Kim Dương tiền. Ngoài ra chắc hẳn những tên từng làm cướp biển sẽ tìm được kho báu của Long cung, những vật lấy được đương nhiên đều là những kỳ trân dị bảo, đã là châu thì ắt là châu dạ quang, đãlà ngọc thì ắt là ngọc bích Doanh Xích. Bây giờ, triều đình to nhỏ đều coi việc dẹp yên giặc giã làm đầu, chỉ cần các nơi tiêu trừ sớm nạn việt khấu thì những của cải trên người bọn giặc tóc dài, ai có bản lĩnh, có gan lớn để lấy được thì sẽ thuộc về người ấy, sau này quan phủ sẽ không truy cứu"

Trước đây, Trương Tiểu Biện đã phân phát một ít Kim Dương tiền cho lính dõng Nhạn doanh."Kim Dương tiền: là cách gọi trong dân gian, kỳ thực là tiền vàng của nước ngoài. Tuy chúng không chính thức lưu thông, giao dịch trong nước Đại Thanh nhưng đều là vàng thật, bạc trắng chính cống, lại được đúc hết sức tinh tế, ai nhìn thấy mà chẳng mừng? Chính vì vậy giá cảu chúng rất cao, vượt quá giá trị thực. Nhạn dân nghe nói trên người Việt khấu đều giắt vàng bạc, của cải thì đều phấn chấn, nhao nhao bày tỏ ý nguyện theo quân giết giặc.

Bên cạnh đó, Nhạn Bái Lý Tứ chọn mấy người có mối quen biết với cánh mãi lộ, cướp cạn, sai thuyền đi Phi Nhạn lệnh để tụ tập lại cả đây. Bây giờ chiến loạn kèm theo thiên tai khiến dân các vùng đều không còn đường sống, thấy trước mặt có một cơ hội phát tài thì đều không ngại hiểm nguy mà hưởng ứng, trong một ngày đã tụ tập được năm, ba ngìn người, phân thành các đội trên bộ, dưới nước, mỗi đội do một viên tiêu quan cảu Nhạn doanh thống lĩnh, lại dự bị nhiều súng và thổ pháo, bố trí nhiều tầm vông, tên nỏ để mai phục trên các bè nhạn ở khắp nơi.

Tới tờ mờ sáng hôm sau, thám tử về báo, đã trông thấy đại đội người ngựa của quân Thái Bình rung rung trảy đến, quân sĩ ken dày như kiến, đội ngũ cuốn rời rợp đất, không thấy đầu đuôi, chẳng rõ rốt cuộc có bao nhiêu người ngưa. Nhạn Bài Lý Tứ hạ lệnh cho các đội người ngựa phân tán vào đám lau lạch, giấu kín hành tung, khi nào nghe tiếng còi nhạn thì mới nhất tề xông lên chém giết.

Một trận huyết chiến sắp nổ ra, thật đúng là: "Lạnh mặt trời, ngút cao sát khí; Buốt mây trôi, ảm đạm khói lang." Muốn biết chuyện sẽ thế nào, xem hồi sau sẽ rõ.

HỒI 6 - MÈO GÀO

Lại nói Nhạn doanh với một nghìn lính dõng hội hợp với nhiều cánh cướp cạn, mãi lộ mai phục trong Hoàng Thiên Đăng, bố trí thế trận thiên la địa võng chết người. Những người đó phần lớn đều xuất thân làm nghề săn nhạn và đâm cá, quen các ngón nghề mai phục, trong khu đầm lầy lại có cỏ nước, lau lách um tùm dày đặc, kín tầm mắt, che dấu đi sát cơ nguy hiểm ở bên trong. Cả một vùng nước hoang dã, lạnh lùng, im lìm, người ngoài căn bản không thể nhìn thấy điểm nào khác lạ.

Tới tờ mờ sáng, khi giọt sương đầu ngọn cỏ còn chưa tan, trong vùng nước xẫm ấ, lau lách mênh mông, từng dám sương dật dờ bay, đã trông thấy quân Thía Bình tiến vào Hoàng Thiên Đăng, Trương Tiểu Biện vội sai Nhạn Bài Lý Tứ ở lại cắt đặt lính dõng, chuẩn bị phục kích. Hắn mang con mèo đen, rồi sai Tôn Đại Ma Tử và Nhạn Linh Nhi làm người tùy tùng cùng chống một cái bè nhạn ra đến vùng nước sâu nhất là khu "Mộ Nhạn"

Mộ Nhạn này vốn là một núi đất ở giữa Hoàng Thiên Đăng, sau này bị nước nhấn chìm, nghe đồn, trong đàn chim di trú theo mùa giữa phương Bắc và phương Nam ấy vốn có rất nhiều con tuổi già sức yếu hoặc giữa đường bị bệnh tật không qua được, chúng biết không thể bay tiếp tới đích, đành đậu lại trên Mộ Nhạn chờ chết. Khi chúng sắp tuyệt mệnh vẫn ngẩng đầu lên nhìn trời trừng trừng, trông đồng loại dang vỗ cánh trên không trung. Từ xưa tới nay không ai rõ vì sao những con chim di trs hoặc nhạn hoang sắp chết đều đậu lại trên Mộ Nhạn này. Nhưng. Nhạn dân luôn luôn sùng bái nghĩa khí, giũ phong tục xa xưa truyền lại, không bao giờ sắt hại những con chim di trú đáp xuống xung quanh vùng Mộ Nhạn.

Bên cạnh đó, Mộ Nhạn còn có một truyền thuyết khác mà ngay cả những thợ săn già nhất trong đám nhạn dân cũng không biết rõ nguồn gốc, chỉ truyền miệng cho nhau từ đời này sang đời khác. CHuyện kể rằng, vào khoảng cuối đời Đường, trong thời kỳ Ngũ đại Thập quốc, có một tướng quân đã bị người ra hại chết ở đó. Nhạn dân trong đàm thương tiếc trước cái chết tráng liệt đã dựng một cái miếu tuềnh toàng ở Mộ Nhạn để chôn cất thi thể của vị Tướng quân nọ, năm nào cũng thắp hương cùng bái.

Đến những tượng đất nơi miếu hoang nếu thường xuyên nhận hưng thì cũng còn linh thiêng, huống gì bộ hài cốt trong miếu Thổ địa là một vị tướng quân phải ngậm hờn mà chết. Không rõ có phải vị anh linh trường tồn bất diệt hay không mà từ khi trên Mộ Nhạn có tòa "Tướng quân miếu", núi đất bắt đầu sụt lún, cuối cùng chìm xuống dưới nước, sau đó điềm trời bất thường, có vô số chuột nước bắt đầu tha rơm rác, đá gỗ đến đắp xung quanh Mộ Nhạn một vòng đê kéo dài đến mấy chục dặm khiến cho các dòng nước đổ vào Hoàng Thiên Đăng được lưu thông, nuôi dưỡng đám cỏ nước mọc rậm rạp, ngay cả hạn hán cũng không ảnh hưởng tới được.

Chỉ có điều từ đó trở đi, trong vùng đầm lầy lau sậy này thường có những trận gió âm và sương mù xuất hiện, khiến cho trời đất biến sắc, nước mây mờ mịt, những hiện tượng dị thường này lúc có, lúc không,trước giờ không theo một quy luật nào cả. Nhạn dân thường bảo ấy là oán khí chưa tiêu tan của vị tướng quân trong Mộ Nhạn kia, chỉ cần một trận gió âm nổi lên là báo hiệu trên thế gian có tai họa như binh đao, hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh.

Trước đấy, người ta rất tin vào câu chuyện này, cứ đầu năm lại mua những đứa trẻ nhà nghèo ở ngoài tỉnh, phối thành một cặp đồng nam, đồng nữ, rồi cho trang điểm chỉnh tề, nèm xuống vùng đất xung quanh Mộ Nhạn, dìm chết để nuôi cá, cầu xin thần linh dưới nước bớt giận, phù hộ cho phương này được bình yên vô sự. tuy nhiên, việc làm đó còn chưa thấy tác dụng thực sự đâu, mặc cho đám ngu dân tha hồ cúng bái, chiến sự, thiên tai vẫn cứ thế nổ ra. Chính vì vậy, dần dần hương lửa chõ này trở nên lạnh lẽo. Cho tới cuối thời Minh, phong tục tàn nhẫn đó mới bị xáo bỏ hoàn toàn.

Trương Tiểu Biện nhớ hồi ở trong Miêu Tiên từ lúc gặp Lâm Trung Lão Quỷ lần thứ hai từng đưuọc lão mách bảo rằng tướng tinh của hắn đang chiếu, sẽ phát ở nghiệp vô trong thời loạn thế, chỉ cần làm theo những lời cặn dặn của lã thì dẫu dẹp loạn hay giết giặc, cũng ắt định là thắng. nay muốn thủ thắng ở Hoàng Thiên Đăng thì phải dùng con mèo đen để lôi di cốt của tướng quân trong Mộ Nhạn ra, nếu sơ suất chút nào thì toàn quân sẽ bị tiêu diệt ngay.

Thường có câu: "Mật ngọt chết ruồi". Câu đó thật không sai, nhưng Trương Tiểu Biện bị ma quỷ mê hoặc, cứ xem lời Lâm Trung Lão Quỷ như khuôn vàng thước ngọc, bảo sao là làm vậy, đương nhiên việc thành bại hôm nay hắn chỉ trông chờ vào mỗi việc đó mà thôi, thế nên vội vội vàng vàng đến Mộ Nhạn, thật đúng là: "Lòng như tên bắn còn e chậm; chạy tựa đằng vân thấy chẳng nhanh"

Nhạn Linh Nhi là người dẫn đường, từ nhỏ cô đã lớn lên ở Hoàng Thiên Đăng, đối với đường thủy các nơi đều thông thuộc. Cô chống bè nhạn trên mặt nước, len lỏi trong đám lau sậy rậm rạp lòa xòa, đưaTrương Tiểu Biện và Tôn Đại Ma Tử đến một vùng nước rộng, chỉ thấy nước ở quãng lau lạch sâu trong đầm, phẳng lặng như gương, khói sóng man mác, hết sức thanh u.

Nhạn Linh Nhi chống sào dừng bè, nói với Trương Tiểu Biện: "Tam ca! Nơi đây chính là Mộ Nhạn, chỗ tòa miếu tướng quân chìm dưới đáy nước thường có xoáy mạnh, hút người ta xuống, mức nước nông sâu khó mà biết được. Nhiều năm nay, không ai dám thăm dò cho rõ thực hư"

Trương Tiểu Biện không thạo bơi lội cho lắm, nhiều nhất cũng chỉ quều quào chân tay như chó bơi mà thôi., bây giờ đang ở trên mặt nước nên hắn không khỏi run sợ nhưng vẫn nói cứng: "Người làm đại sự không câu nệ tiểu tiết, Nhạn doanh chúng ta toàn là hảo hán, khi hành động thì chỉ cần hợp với lương tâm trong vòng trời đất chứ không cần phải đắn đo về lời xì xào cửa người ta, sao phải tin vào những chuyện quỷ thần huyễn hoặc ấy? Bọn các ngươi chỉ cần đứng xem cho rõ Tam gia ta làm thế nào mời vị tướng quân bị vùi thây dưới đáy nước ra diện kiến là được"

Tôn Đại MA Tử vốn xưa nay không sợ quỷ thần nhưng hết sức kính trọng các bậc anh liệt thời xưa, bây giờ đang chuẩn bị ác chiến với lũ Việt khấu, không hiểu vì sao Trương Tiểu Biện đột nhiên muốn làm một chuyện kì quái như vậy. Nghe thế, gã vội khuyên ngăn: "Cha mẹ ơi, chuyện này không phải chuyện đùa đâu. Xét ra thì vị tướng quân kia cũng alf bậc thủy thần oanh liệt, tam đệ sao lại mạo muội làm kinh động đến ông ta?"

Trương Tiểu Biện nói: "Nếu quả thực ông ta ở dưới nước có linh thiêng thì đáng ra phải giúp đỡ Nhạn doạn chúng ta dẹp yên giặc". Nói đoạn, hắn sai Nhạn Linh Nhi chống bè tới sát chân đê. Trên thân đề đầy những miệng hang to chừng nắm đấm, đám chuột nước đào hang dày đặc, thông với nhau. Chuột nước là loài gần giống hải ly, cũng có răng nanh sắc nhọn, có thể gặm đổ thân cây cổ thụ nghìn năm,giỏi việc đắp đập, xây đê. Nhưng, chuột nước ở Hoàng Thiên Đăng được dân gian truyền nhau gọi là Chuột cống nước hoặc là Âm Thử Tinh, không phải đồng loại với họ hàng nhà hải ly. Chúng thích những nơi lạnh lẽo, ẩm thấp, tính tình tàn nhẫn, giảo hoạt, có thể bơi dưới nước lôi cá lớn lên bờ, lại có thể cắn chết, ăn thịt những con chim nước hoặc nhạn hoang đang đậu trên lau lách, những con chuột lớn thậm chí có thể bắt giết cả mèo già. Ở trong đầm lầy, chúng lợi dụng khí âm tụ tập mỗi lúc một đông, nhiều không kể xiết, chỉ riêng có mèo khoang Linh Châu mới khắc chế được chúng.

Trương Tiểu Biện chiểu theo thuật xem tướng mèo do Lâm Trung Lão Quỷ truyền thụ, đêm Nguyệt ảnh ô đồng kim tuyến miêu đảy tới gần hang chuột nước. Loài mèo hễ ngửi thấy mùi hôi tanh là lập twucs phát tá, tuy mèo khoang Linh Châu xưa nay không bắt chuột nhưng trời phú là thiên ddihcj của loài chuột, con mèo khoang vừa ngửi thấy mùi tanh nồng xông lên từ hang chuột nước liền không thể nhịn được, kêu "gàoo... o" lên một tiếng.

Có thể bạn đọc sẽ muốn hỏi, thế nào là "gàoo... o" lên? Vốn là, tiếng kêu của mèo từ xưa tới nay chia thành một số mức độ. Phần những con mèo nào kêu được tiếng "gàoo... o" thì quý nhất, còn những con mèo lười nhác chỉ chuyên nằm gác bếp sưởi ấm thì tiếng kêu là "meo". Tiếng kêu uy mãnh nhất của loài mèo được gọi là"mèo gào". Con mèo đen gào lên một tiếng thật khác thường, đúng là: "Vọng chín tầng trời, mây phải dạt; Vang vào khe suối, cá đều kinh"

Trong "Miêu kinh", có câu rằng: "Con mèo trong mắt có đường kim tuyến thì tiếng như hùm hổ. sư tử,trông nhà nằm ngoài sảnh, dẫu ngủ thì chuột cũng chết". Những con Âm Thư Tinh dưới nước rất sợ tiếng mèo gào, chỉ cần nghe hơi là đã chốn ráo. Nỗi sợ của chúng nhanh chóng lan ra khắp nơi, một đồn mười, mười đồn trăm, cả bầy chuột nước đang ẩn nấp trong các hang hốc trên thân đê thảy như có tai họa lớn sắp ập xuống, thế là già bám trẻ, mẹ ngậm con, nhao nhao lao ra khỏi các miệng hang, chạy tràn ra bờ đê như một cơn thủy triều.

Cả bọn Trương Tiểu Biện không ai ngwof mấy tiếng mèo kêu mà có thể gây ra cơ sự đến thế, chiê thấy vô số con chuột cống nước da bóng lông mượt, răng nhọn nanh sắc đang tranh nhau cướp đường chạy trốn, lũ lượt tựa như những luống nước đục đang vọt ra tứ phía, khiến người ta cảm thấy như trời sắp long, đất sắp lở, ngày tận thế đã tới vậy. Cả ba người đều thấy hết sức kinh dị, toàn thân nổi gai ốc. Nhạn Linh Nhi vội chống bè ra giữa vùng nước, chỉ mong chạy càng xa càng tốt.

Số lượng chuột cống nhiều tới mức kinh người. Con đê "chuột" chật hẹp, vốn không thể đủ chỗ cho chúng tháo chạy, có rất nhiều con chuột bị đẩy xuống nước. Loài Âm Thử Tinh đó bẩm sinh đã rất giỏi bơi lăn, đám chuột bị rơi xuống nước tranh nhau bơi đi, lập tức khiến mặt nước vốn đang yên tĩnh bỗng nổi lên sùng sục như thể người ra mở nắp vung nồi nước sôi vậy.

Đột nhiên trên mặt nước nhấp nhô, xuất hiện một xoáy nước cực lớn khiến những con chuột ở gần bị hút xuống dưới, sự việc càng khiến bầy chuột trỏ nên hoảng loạn. Nhạn Linh Nhi kêu lên: "Không xong rồi! Chắc hẳn đó là con My Độn Lăng Ngư vốn tiềm phục dưới đày nước Hoàng Thien Đăng" Cô biết con casnayf rất lợi hại, cả bọn lại ở trên mặt nước, khó mà chống đỡ, liền nhanh chóng đẩy bè nhạn cập vào một chỗ đất cao gần đó. Vốn đây là một thân cây cổ thụ đã bị chặt còn trơ gốc, miễn cưỡng có thể đặt chân được.

Ba người vừa đặt chân trước lên gốc cây thì bè đã lật nhào. Chỉ thấy sóng nước rẽ làm đôi, từ trong vọt ra một con cá to như bầy thủy quái, thấy đầu không thấy đuôi. Đầu cá còn lớn hơn cả cái cối xay cỡ đại những ba lần, mặt cá giống hệt mặt người, màu da như màu đá, cái mồm rộng đến khiếp hãi đang mở rộng hút nước, liên tục nuốt sống những đám Âm Thử Tinh đang tập trung bên cạnh.

Vạn vật trên thế gian tuân theo vòng luân hồi của vòm trời, có câu rằng dùng muối chế đậu hũ, vật này trừ vật khác. Đàn chuột nước tập trung trong đầm rất nhiều, tự sinh sẽ sinh ra loài cá My Động Lăng Ngư chuyên ăn thịt chuột nước. Cái gọi là "My Động" có nghĩa là hút nước. Loài cá này xù xì như tảng đá, cả năm trời cứ nằm phục dưới đáy nước không động đậy nhưng lúc nào đàn chuột nước tập trung làm mặt nước động mạnh thì con cá này mới xuất hiện, lôi theo bùn cát dưới đáy nước vọt lên, khiến cho mặt nước như bị lật nhào.

Tôn Đại Ma tử không biết loại My Động Lăng Ngư này, tưởng là thủy thần hóa thành. Gã trông đến đờ người ra, nhưng Nhạn Linh Nhi thì biết con Lăng Ngư hút nước, sức có thể nuốt cả trâu, ngựa. Cô không hiểu việc làm vừa rồi của Trương Tiểu Biện rốt cuộc nhằm mục đích gì, đành hỏi: "tam ca, đại quân Việt khấu sắp sửa đến nơi rồi. giờ huynh còn đi bắt cá là sao?"

Trương Tiểu Biện vốn là một kẻ du đãng. Lưu manh, tuy lâm vào cnahr nguy hiểm nhưng cũng không quên chu môi thò mỏ liens thoắng nói: "Muội tử không biết đấy thôi, trong nhà Tam ca ta còn có mẹ già tám mươi tuổi, chỉ mong bắt con My Động Lăng Ngư về để bán kiếm tiền nuôi mẹ thôi... "

Nhạn Linh Nhi nghe thấy thế rất cảm động. nghĩ bụng: "Doanh quan Trương Tam ca của Nhạn doanh chúng ta chẳng những đa mưu túc trí, cử chỉ khẳng khái, nghĩa khí hơn người mà còn là một người con hiếu thảo hiếm có, đến lúc chuẩn bị đánh trận mà cũng còn không quên việc phụng dưỡng bà mẹ tám mươi tuổi ở quê. Tục ngữ có câu: "Vạn điều ác, tội dâm lớn nhất; Trăm việc lành, lấy hiếu làm đầu" Thời nay đã không còn như xưa, có được người như thế mới thật là đáng quý" Từ đấy cô càng thêm kính phục Trương Tiểu Biện.

Nhưng, Trương Tiểu Biện chưa kịp nói hết câu, con Lăng Ngu đọt nhiên quẫy đuôi, giương vây, từ trong miệng hộc ra bộ xương người. Bộ xương ấy rất to lớn, tuy da thịt toàn thân đã tiêu tan hết chỉ còn lại xương cốt trắng nhởn, nhưng hình dáng khôi vĩ đó vẫn còn lớn hơn Tôn Đại Ma Tử nửa cái đầu. Bên ngoài bộ xương, toàn thân nhân dưới đều mũ mão, nai nịt tề chỉnh. Mũ kim khôi là loại Nhật nguyệt phi hổi khôi, áp giáp là loại giáp liên hoàn trăm vòng sắt, bịt vai hình mặt thú, hộ tâm dắt bằng đồng, dây buộc bằng sợi gân bò, chiến bào thêu chim Anh vũ, chẳng biết vì nguyên cớ gì mà bộ nhung giáp đó còn nguyên như mới.

Trương Tiểu Biện nấp ở gốc cây nhìn thấy rõ ràng, nghĩ bụng: "Dúng là Miêu Tiên gia hiển linh, rốt cuộc cũng mời được vị" lão gia" từ dưới nước lên. Bộ xương này đã vùi dưới đáy nước nghìn năm, quả nhiên vì lâu lăm nên đã tích tụ nên yêu khí. Không rõ sau khi hiện hình thì nó sẽ tác yêu tác quái thế nào?

Đúng là: "Mây xanh nào có ý gì; Chẳng qua ngọn gió đưa về mà thôi". Muốn biết bộ xương của tướng quân này làm thế nào giúp Nhạn doanh giết giặc lập công, xem hồi sau sẽ rõ.

HỒI 7 - HUYẾT CHIẾN

Lại nói, vùng Hoàng Thiên Đăng, đường thủy đan xen chằng chịt, lau lách trải rộng hàng vạn khoảng, đất rộng, dân thưa. Xưa nay là sào huyệt ẩn náu cảu đám hảo hán lục lâm chuyên chặn đường cướp của, mai phục giết người. Không biết khách qua lại đã bị giết oan vì vậy âm khí trong đầm rất nặng.

Lời tác giả: Năm xưa, khi ngôi mộ tướng quân ở Mộ Nhạn bị chìm xuống đáy nước, miếu thờ đổ nát thi thể của vị tướng quân nọ bị My Động Lăng Ngư nuốt vào bụng. Nhưng đó là di cốt của bậc anh hùng thời xưa, trên người lại mặc bộ áo giáp hộ thân quý báu, có thể tránh được lửa nên đã tạo thành một vầng khí sáng vô hình, vô chất dày đặc, bao xung quanh. Vì vậy, dẫu nằm trong bụng cá, xương thịt đã rữa nát hết nhung bộ xương mặc giáp trụ vẫn không hề bị tiêu hóa.

Con My Độn Lăng Ngư hết sức tham ăn, lúc ấy chỉ mong nuốt đầy bầy Âm Thử Tinh dang bơi dưới nước, nhưng bộ xương nọ choáng hết chỗ trong khoang bụng nên nó khó lòng ăn cho sung sướng, đành phải hộc ra khỏi dạ dày. Chỉ thấy nước đne vọt ra cuồn cuộn trong miệng con My Động Lăng Ngư, một bộ xương còn mặc nguyên khôi giáp được phun ra, trắng nhơn nhởn, ướt đầm đìa. Trên cái đầu lâu, hai hốc mắt sâu thẳm như cái lỗ đen vô thần nhìn thẳng lên không trung. Bộ xương được bộ giáp báu nâng đỡ, cứ thế dập dềnh trôi nổi trên mặt nước.

Trong Miêu Tiên từ, Lâm Trung Lão Quỷ đã từng mách bảo Trương Tiểu Biện rằng: "Chỉ cần ngươi trông thấy Bạch Cốt tướng quân trên mặt nước thì Nhạn doanh nhất định đại phá đưuọc Việt khấu", các tình tiết cụ thể hơn thì chẳng nói một chút nào.

Trương Tiểu Biện nghĩ đến vỡ óc cũng không đóan được chỗ ảo diệu bên trong. Tuy hắn rất tin tưởng vào chuyện đó nhưng khi chuẩn bị đánh trận tới nơi thì lòng lại thấp thỏm không yên, thầm chửi đổng rằng: "Con bà thối tha nhà nó chứ, trông cái bộ xương to trong Mộ Nhạn này tuy hồi còn sống chắc oai phong lắm nhưng bây giờ chẳng qua chỉ là một đống xương vô tri vô giác mà thôi, làm sao chỉ nhờ vào nó mà thắng trận được? Thằng cha Lâm Trung Lão Quỷ không biết uống nhầm thuốc gì nữa? Nhỡ lão ta nhất thời hồ đồ tính nhầm, bày kế cho ta, chẳng hóa ra liên lụy đến cái mạng nhỏ Trương Tam gia này phải chịu chết ở đây hay sao?"

Đang lúc nghĩ ngợi lung tung, bỗng một trận gió âm thấu xương thẩu đối. trận gió này không phải tầm thường. thật là: cuốn dậy đất bằng nơi Địa ngục, thổi tung bụi núi Phong Đô, trong phút chốc, đất trời biến sắc, mây mù đều tan. Trương Tiểu Biện toàn thân rét run lên, nhìn vào mặt nước thấy cả con My Động Lăng Ngư lẫn bộ xương trắng của vị tướng quân đều đã chìm xuống đấy nước, chỉ còn lại đàn chuột cống đang nhào nhào cướp đường bộ chạy trên dưới chân đê.

Nhạn Linh Nhi thấy mây mù tan hết, không dám chậm trễ, vội vã lật lại cái bè vừa bị úp trên mặt nước, kéo Trương Tiểu Biện và Tôn Đại Ma Tử lẩn vào trong đám lau sậy để hội hợp với cánh lính dõng Nhạn doanh đang mai phục gần đó.

Trương Tiểu Biện rạp trên bè, trong lòng chợt thấy hồ nghi không thôi, không hiểu bộ xướng của vị tướng quân vùi thân dưới đáy nước có tác dụng gì. Hắn đâu có biết rằng, bộ giáp báu mặc trên bộ xương vốn là một cổ vật đã từng trải qua nhiều chinh chiến, sát khí tích tụ trên đó rất nặng, thêm vào đó, nghìn năm nay không phơi ra trước ánh sáng mặt trời, lần này xuất hiện khiến trong khoảng khắc, gió âm nổi dậy, thổi cho hàng vận bông lau lay động, lại khiến cho đám mây mù mỏng manh đang che phủ Hoàng Thiên Đăng bị cuốn sạch đi, làm tiêu tan hết sát khí. Bộ bảo giáp sau đó tàn thành từng mảnh vụn rồi cùng bộ xương chìm xuống đáy nước Mộ Nhạn.

Trận gió đến đi quá nhanh nhưng đó là then chốt thành bại của việc quân, ảnh hưởng vô cùng lớn lao. Thơ cổ có lời rằng: "Gió đông chẳng mến Chu Lang; Thi dài Đồng Tước đã giam hai Kiều" Đó là thời Tam Quốc giai đoạn Hậu Hán, trước khi nổ ra trận Xích Bích, nếu không có hiện tượng cá trạch đào hang báo hiệu có gió đông thì những khổ nhục kế, liên hoàn kế, phân gián kế dẫu tinh vi đến mấy cũng vứt đi. Nhược bằng Vũ hầu Gia Cát Lượng không mượn được gió Đong thì làm gì có trận hỏa thiêu liên hoàn của quân Tào? CHính vì vậy, có một bài tán, tán tụng riêng về cái hay của gió trời rằng:"

Bay. Bay, bay;

Gió Nam Bắc Đông Tây;

Bóng hình đâu chẳng thấy;

Cuốn sạch bụi trần ai;

Giúp trời vén hết mây;

Bắt hoa dương, thổi liễu gầy;

Lòng sông đưa đẩy thuyền này lênh đênh;

Đỡ mây trắng, rời núi xanh;

Nhẹ vờn lá cây cành một phen.

Xuyên song cửa, lọt qua rèm;

Rung rinh bóng lửa, ánh đèn lúc khuya.

Bộ giáp báu dưới đáy Mộ Nhạn lmaf dậy lên một trận gió âm thì có liên quan gì đến việc Nhạn doanh mai phục trong Hoàng Thiên Đăng? Số là, Việt khấu khởi binh đánh thành Linh CHâu, dụng quân lâu ngày mà chẳng nên công cán gì, lại thêm bốn phía nước lụt dâng cao, lương thảo cnaj kiệt khiến lòng quân hoảng loạn, đành phải nhân lúc mưa ngừng để vội vã rút lui.

Nhưng đường cái quan phần lớn đã bị lũ lụt làm sạt lở, nhiều nơi hoàn toàn không cso đường để đi, chổ duy nhất đủ để cho đâị quân vyowtj qua là Hoàng Thiên Đăng. Đại đội người ngựa quân Thái Bình cuốn cờ im tiếng, rút lui trong đêm, vòng vèo quanh co đi theo đường núi, lục tục đến bờ đầm thì đội ngũ đã không được chỉnh tề, người nào nguwofi nấy lê bước uể oải. trời tảng sáng, trong đầm chỉ thấy toàn là mây mù mỏng che phủ, im lặng đến lạ lùng.

Thủ lĩnh quân Thái Bình là người từng trải sa trường, hiểu rõ binh cơ, lại cực kỳ đa nghi, nhìn động tĩnh mà đoán được tình hình. Hắn tuy biết xung quanh Linh Châu không có đội quan binh nào lớn nhưng khi tới đây, thấy đám mây mù trong Hoàng Thiên Đăng có ẩn náu sát cơ, liệu chừng nơi đây rất nguy hiểm, nhất thời không dám khinh suất đi vào, định phái thám tử dò la tìm đường khác.

Ngay lúc ấy, bỗng thấy trong đầm xuất hiện rất nhiều chuột chạy vọt qua bên cạnh, trốn vào vùng đất hoang, đồng thời , giữa khoảng trời đất lại xuất hiện gió mạnh cuốn tới, quét sạch mây mù, viên thủ lĩnh quân Thái Bình thấy thế liền lập tức trấn tĩnh trở lại. Hắn hiểu rõ, loài chuột nước vốn sợ người, thấy người ắt sẽ chui vào hang, chúng chạy lung tung khắp nơi thế này, nhất định trong Hoàng Thiên Đăng không có phục binh, chắc chỉ là trái gió trở trời nên mới như thế mà thôi. Hơn nữa, bụi bặm, mây mù đã hơi tan, hắn sợ chậm trễ sẽ bị lạc đường, thầm tính toán rằng, nếu bên trong có vài tên thảo khấu, cướp cạn đang ẩn nấp thì cũng chẳng dám xông vào đại đội người ngựa của ta, trừ phi chúng chán sống.

Thêm vào đó, vất vả hành quân đã trọn một đêm, sĩ tốt đều mệt mỏi, vì vậy, quân Thái Bình trở nên sơ suất, chẳng thèm phái thám tử đi trước dò đường, từng đợt cứ thế chen nhau tiến lên, men theo các bờ đê chuột để đi vào vùng lau lách rậm rạp. Đoàn quân dày đặc, nối đuôi nhau như một con rắn dài, thấy đầu không thấy đuôi, đi xuyên qua Hoàng Thiên Đăng, chầm chậm đi xuôi về phía Nam.

Trung quân đã trảy vào vùng giữa đầm, đang hớt hải đi vỗng nghe thấy một tiếng còi nhạn thê lương vút lên lanh lảnh như xé toạc cả không gian mờ mịt. tiếng còi chưa dứt, đã thấy có vô số bè nhạn xuất hiên ở trong đám lau sậy ở bốn phương tám hướng. Các bè nhạn phía trên có đặt thổ pháo, lại có nhiều lính dõng giơ súng nhất tề bắ thẳng vào đám quân Thái Bình vốn không chút phòng bị trên thân đê.

Trong phút chốc,tiếng pháo, tiếng súng nổ vang trời nhức óc. Trong đầm, khói súng mù mịt, máu thịt tung tóe. Tướng sĩ quân Thía Bình không kịp đề phòng, đến nằm mơ cũng không tưởng tượng nổi trong đầm lại có quân Thanh, vả lại trông tình hình thì không phải là một cánh quân nhỏ. Các bè nhạn thoắt ẩn thoắt hiện trong đám lau sậy um tùm, không rõ có bao nhiêu quan quân nữa.

Hơn nữa, khí quân Thái Bình trảy qua lại bày thành trận trường xà hình chữ nhất, khi đột ngột bị đánh vào khúc giữa thì người ngựa ở đầu đuổi không kịp tiếp ứng lẫn nhau, thêm vào đó, trong lúc lòng quân đang không yên lại đột ngột bị tấn công trên bờ đê chuột chật hẹp, binh lính chen chúc, người chạm người dẫm đạp lên nhau, ngựa đụng ngựa thảy nằm đầy đất. Cả đại đội người ngựa hỗn loạn, súng giương lên mà không bắn được một phát nào.

Trong khi đó, nhạn doanh đã chuẩn bị mai phục từ lâu, đúng là một bên ở ngoài sáng, một bên trong bóng tối, cứ một loạt súng nổ lên là quân Thái Bình đổ rạp một mảng người, số lính bị giết quá nhiều, các thi thể rơi xuống nước nhuốm đỏ cả mặt hồ.

Cánh quân Thái Bình vây công thành Linh Châu, phần lớn là tù binh và dân chạy loạn, mười phần thì có đến bảy phần là quân ô hipwj, vừa bị tấn công là lập tức hoảng loạn tan vỡ. Quân lính không biết đầm lầy nông sâu thế nào, hàng vạn người cứ nhè vào chỗ vũng nước không có quan quân bắn giết mà lao tới, cũng không có ít người đua nhau nhảy xuống nước chạy trốn, tướng lĩnh cầm đầu hô hoán cũng không ngăn cấm được, đành phải rút dao chém ngã mấy tên lính bỏ trốn. Thế nhưng, quân thua như núi lở, hò hết thế nào cũng không cản nổi.

Nhạn doanh đã chuẩn bị rất nhiều tầm vông vừa dài vừa nhọn, khiến đối phương muốn cận chiến cũng không được, bầy giờ, từng đàn, từng đàn tầm võng đâm ra khiến quân Thái Bình không thể chống đỡ. Trông thấy thế trận cảu việt khấu đã đại loạn, lính dõng liền đuổi theo truy sát, thi nhau đâm nhầu khắp nơi, quân Thái Bình rơi xuống nước đầu bị đâm chết, số còn lại chết đuối trong đầm nước không biết bao nhiêu mà kể, tử thi trôi nổi khắp nơi.

Chỉ duy nhất có cánh trung quân ở gần vùng Mộ Nhạn vốn là quân tinh nhuệ từ các doanh cũ ở Việt Tây là chưa tan vỡ. Các tướng lĩnh quân Thái Bình hiểu rằng nếu không thể mở một đường máu phá vây ra khỏi đầm thì toàn quân sẽ bị tiêu diệt, vì vậy mặc cho binh sĩ tử thương nghiêm trọng, các tướng vẫn chỉ huy những quân sĩ còn sống sót chất thi thể đồng bọn bị thương vong thành đống để ngăn làn đạn đang oanh kích liên tục, đồng thời đem súng ống, tên nỏ bắn trả, liều chết chống giữ không lui.

Lính dõng, nhạn dân và dám mãi lộ mai phục xung quanh đánh đuổi toàn quân Việt khấu tan tác xong mới phát hiện ra, cả vùng Hoàng Thiên Đăng, chỉ còn một dải Mộ Nhạn còn đang ác chiến kịch liệt, liền huýt còi nhạn liên tục, tụ tập người ngựa từ bốn phương tám hướng đồng loạt đánh tới. Nhạn doanh tuy kiêu dũng thiện chiến nhưng gặp phải đội quân tinh nhuệ của Việt khấu thì cũng khó lòng chiếm được thế thắng. Bấy giờ, quân đổi quân, tướng chạm tướng, mở ra một trường huyết chiến sống còn. Chỉ thấy đao thương vung lên, kiếm kích ngang dọc, hễ một đao, xả vai đứt lưng, trúng một thương, đầu vỡ thân rời, đón phải kiếm, yết hầu đoạn khí, xuyên vào kích, bụng rách máu rơi. Chém giết đến nỗi thây chất như nuism màu chảy thành sông, thật đúng là: "Gặp đối thủ khó phân cao thấp; Chạm kẻ tài khó định được thua"

Lúc ở thành Linh Châu, Trương Tiểu Biện nhiều lần thấy cảnh chém giết trên chiến trường nhưng chưa từng thấy trận nào thảm khốc như trận này. Trông thấy huynh đệ Nhạn doanh tử thương vô số, hắn cũng không khỏi nghiến răng mắm lợi, mắt vằn đỏ tia máu. Chính lúc hai bên chưa phân định thắng thua, mọi người thấy xa xa trong trận của Việt khấu có một người cao lớn, râu tóc dài thượt, tuổi chừng trên dưới bốn mươi, cưỡi một con ngựa cao, mặc hoàng bào gấm thêu, dắt bảo kiếm và súng tây, ung dung chỉ huy sĩ tốt, vây xung quanh là mấy chục quân sĩ giơ thuẫn bài hộ vệ xung quanh, xem phục sức và khí phách của hắn đều rất phi phàm, liệu chừng là ngụy vương đầu sỏ của quân giặc.

Nhạn Linh Nhi đánh Việt khấu đã lâu, biết rõ lối phục sức của ngụy vương, liền trỏ tay nói: "Tên giặc đó nhất định là Chiếm Thiên hầu cầm quân của Việt khấu". Nói đoạn, cô giương loan cung đầu nhạn, lắp tên đuôi nhạn, rồi cung giương như trăng ngày rằm, tên bay như ánh sao băng, miệng hô: "Trúng này!" một mũi tên bay vụt ra, xuyên qua đúng khe thuẫn bài, bắn Chiếm Thiên hầu ngã ngay xuống đất. thấy chủ tướng trận vong, thế quân của Thái Bình lập tức đại loạn, binh lính không còn lòng ham đánh nữa.

Nhạn Bái Lý Tứ thấy thủ lĩnh Việt khấu ngã ngựa, biết thời cơ đã đến liền rúc còi nhạn u u. Lính dõng Nhạn doanh nghe thấy hồi lệnh đều rút phắt Nhạn linh đao cầm trên tay, ồ ạt xông lên, đẩy đổ đám thi thể chất như núi, xả thân thâm nhập vào quân địch, vung đao chém giết.

Thanh Nhạn linh đao có thân dài, cán ngắn, sống dày, lưỡi mỏng, rất thích hợp trong lúc xông trận chém giết, phát huy được sở trường đặc biệt khi cận chiến. Chỉ thấy trường đao vung lên đến đâu thì đầu người lăn lông lốc, màu từ cổ họng phun vọt lên, không thể chống đỡ được. Tôn Đại MA Tử mưu đồ sát khí, đứng trong đám người liếc thấy Chiếm Thiên hầu trúng tên, bị thương đang lồm cồm trên mặt đất định đứng dậy. Gã vội vã vung đao tiến lên, đánh tan quân Thái Bình hộ vệ, toan một đao cắt đầu Chiếm Thiên hầu.

Nào ngờ, Chiếm Thiên hầu thường dẫn theo một tên thị đồng có dung mạo tuyệt đẹp. Trong đám hỗn loạn, hắn ngã ra đất giả vờ chết, nhân lúc Tôn Đại Ma Tử không phòng bị, vọt lên đâm một kiếm. Tôn Đại Ma Tử tuy giỏi võ nghệ nhưng không có nhiều kinh nghiệm trong chiến trận, lần này vì thamc ông, chỉ mong giết được Chiếm Thiên hầu mà không đề phòng gì cả, đột nhiên thấy sau lưng lạnh buốt, một mũi kiếm đã đâm xuyên qua ngực, lập tức máu vọt ra như suối, bị tên thị đồng giết chết. thương thay, "Chum vó phải vỡ nơi thành giếng; Làm tướng vong thân trước trận tiền"

Nhạn Bài Lý Tứ đúng lúc đó đang ở bên cạnh, tuy trông thấy rõ ràng, nhưng đang ở trong đám loạn quân, không thể cứu kịp. gã và Tôn Đại Ma Tử mới kết nghĩa anh em, tình như thủ túc, thấy thế nổi giận, trước mắt như phủ vầng mây đên, hét to một tiếng, vung tay lao tới. Nhạn Linh đao chém một nhát, tên thị đồng của Chiếm Thiên hầu gục xuống. Gã đá văng cái thây ra rồi tiếp tục xả đao vào Chiếm Thiên hầu.

Nào ngờ, Chiếm Thiên hầu cảu quân Thái Bình tuy bị thương nhưng vẫn hung hăng hơn người, chẳng khác nào một con thú đã bị dồn vào đường cùng. Lúc hắn ngã xuống đống xác người, trong tay vẫn nắm chặt một khẩu súng nhưng chưa vội bắn. bấy giờ, thấy có người lao đến, hắn liền nổ súng, trúng ngay đầu của Nhạn Bài Lý Tứ, lập tức máu tươi vọt ra, thân người ngã xuống, đúng thực là: "Cửa Âm phủ thêm hồn oan uổng; Chốn Dương gian vắng một thiếu niên". Muốn biết chuyện sẽ thế nào, xem hồi sau sẽ rõ.

HỒI 8 - THƯỞNG CÔ LỆNH

Lại nói về trận ác chiến giữa Nhạn doanh và quân Thái Bình trong Hoàng Thiên Đăng, chém giết tới mức "Đầu lăn lông lốc như dưa rụng; Thây chất tầng tầng tựa núi cao". Trong đám hỗn loạn, Nhạn Bài Lý Tứ đinh xông thẳng tới lấy đầu Chiếm Thiên hầu, chẳng ngờ bị trúng một viên đạn, may mà gã nhanh nhẹn hơn người, tránh qua cực nhanh, nhưng cự ly quá gần nên cũng bị viên đạn chì bắn trúng một con mắt, lệch một chút nữa thì chỉ e đã bắn suốt óc rồi.

Nhạn Bài Lý Tứ hết sức dũng mãnh, không để ý đến một bên mắt bầy nhầy máu thịt, chồm dậy như phát cuồng, cả người lẫn đao chồm xuống, một tay chộp cứng mớ tóc rối bời của Chiếm Thiên hầu, giật hắn từ dưới đất lên, kẹp vào bụng, nắm cứng cần cổ, bắt sống giữa trận tiền.

Quân Thái Bình thấy đại thế đã mất, lập tức tan vỡ tứ tung, quẳng mũ bỏ giáp, tranh nhau chạy trốn, những tên không chạy kịp thì vứt vũ khí đầu hàng. Lính dõng Nhạn doanh chém giết hăng máu không thiết đến việc bắt tù binh, cứ thế vung đao đuổi giết, thấy kẻ sống là chém, thấy còn chạy trốn là giết. Trận ác chiến kéo dàì tới gần tối mới kết dừng, mặt nước trong đầm đều nhuộm đỏ máu tươi.

Nhạn doanh sai người về gấp Linh Châu báo tiệp, còn đại đội người ngựa đều ở lại để chạy chữa người bị thương, chôn cất người chết. từ xưa tới nay, chuyện binh đao hung hiểm, thường có câu rằng: "Giết địch một nghìn, mình cũng tổn thất tám trăm", tuy một trận phá tan đạo quân lớn của Việt khấu, bắt sống thủ lĩnh Chiếm Thiên hầu nhưng khi điểm lại số quân thì lính dõng, thợ săn nhạn và cánh mãi lộ cũng tử thương hơn hai nghìn người.

Nhạn Bài Lý Tứ hỏng một mắt, mặt đầm đìa máu tươi, may mà viên đạn không xuyên vào não. Viên lang trung trong quân đội vội chạy đến phải dùng thủy ngân làm tiêu tan viên đạn chì đang khảm trong hốc mắt mới giữ được tính mạng của gã.

Trương Tiểu Biện đứng bên canh, trông thấy Nhạn Bài Lý Tứ bị thương bặng và thi thể sõng soài của Tôn Đại Ma tử, hắn muốn khóc rống lên nhưng không thể nào rơi được nước mắt, trái lại trong lòng hắn ớn lạnh, hối hận khôn nguôi: "Nếu sớm biết trường vinh hoa phú quý mà Lâm Trung Lão Quỷ mách bảo được đáp bằng tính mạng của an hem thủ túc thì Tam gia ta thà rằng không cần đến nó cho xong. Tôn Đại Ma Tử và ta đã kết nghĩa sống chết, hồi trước hai người cùng chạy nạn khỏi làng Kim Quan, trước nay luôn đỡ đần bên nhau, gắn bó keo sơn, sau này, cả bọn kết bái thành huynh đệ sống chết có nhau, chỉ mong có một ngày được cùng hưởng vinh hoa phú quý, thế mà ngờ đâu tới hôm nay thì âm dương cách biệt rồi.

Trước nay, Trương Tiểu Biện thấy chuyện chết chóc không ít lần nhưng đều không liên can gì tới mình, nhìn nhiều thì tronmg lòng cảm thấy cũng bình thường, nhưng tới giờ phút này, mất đi một huynh đệ thủ túc mới hiểu rõ thế nào là nỗi đau khổ của cảnh sinh li tử biệt. Sau trận đánh, kẻ hảo hán đường đường nọ đã không còn nữa rồi, reong lòng Trương Tiểu Biện làm sao vui cho được? Hắn định từ bỏ chức doanh quan của Nhạn doanh, tính các cao chạy xa bay là thượng sách, nhưng nghĩ ở một góc độ khác, lúc này thiên hạ đang đại loạn, trên đời làm gì còn nơi trú ngụ bình an? Tới giờ thì đã không còn đường nào quay lại nữa, nếu trước đây không cắm đầu cám cổ đi theo đường này, thì Tôn Đại Ma Tử sao phải chết oan uổng? Trong đầu hắn nghĩ ngợi miên man, một lúc lâu cũng không định đoạt được chủ ý nào.

Nhạn Linh NHi đắp xong vết thương cho huynh trưởng rồi cả hai cùng khuyên giải Trương Tiểu Biện, đánh trận thì sao tránh khỏi chết người, hơn nữa chúng ta không làm lễ dâng tù báo công nữa mà đem tên đầu sỏ của giặc ra, mổ bụng moi tim để tế vong hồn các anh em đã chết trận. Trương Tiểu Biện trong lòng bấn loạn, gật đầu nói: "Mọi việc xin Tứ ca cứ làm chủ cho"

Lúc ấy trời đã sụp tối hẳn, trong Hoàng Thiên Đăng lạnh lẽo, thê lương đang bao phủ một bầu mây đen thảm đạm, lính dõng của Nhạn doanh đã thu niệm, chôn cát các tử thi đâu đấy thiết lập một cái bài vị và bàn thờ sơ sài trước phần mộ. Nhạn Bài Lý Tứ sai thủ hạ trói giật cánh khuỷu của Chiếm Thiên hầu giải ra trước linh vị.

Chiếm Thiên hầu nọ bị trúng một mũi tên vào cai còn chưa được nhổ ra. Từ miệng vết thương, máu tươi nhỏ thành từng giọt, quỳ sụp xuống trước mặt Nhạn Bài Lý Tứ, va vi rằng: "Xin tráng sĩ tha mạng cho tôi... "

Nhạn Bái Lý Tứ rút phắt cương đao ra tay, lạnh lão chỉ vào từng hàng linh vị mà rằng: "Tha cho tính mạng của nhà ngươi không khó, choir cần các anh em đang nằm đây gật đầu đồng ý thì tat ha". Nói đoạn, vung tay chém xuống, một làn gió mát thổi qua, cái đầu của Chiếm Thiên hầu lăn xuống, máu tươi từ cổ họng phun lên trời. Nhạn Bài Lý Tứ lại sai hai tên đao phủ đứng chờ lệnh ở bên cạnh, tiến lên moi tim của hắn ra, đặt trước bàn thờ tế lễ.

Những người chết trận cảu Nhạn doanh phần lớn là con em của cánh nhạn dân trong Hoàng Thiên Đăng. KHi bàn thờ vừa lập thì tiếng khóc than đã nổi lên ầm ĩ, nào là vợ khóc chồng, nào là mẹ khóc con, cũng có nhiều người khóc thương cho anh em thủ túc tử nạn. Theo lệ của cánh lục lâm, một viên tiêu quan vừa tung tiền giấy, vàng mã, vừa tụng bài " Thưởng cô lệnh". Bài lệnh rằng:

"Non xa nước xa xa;

Hai bầu trời dắp một tòa cầu ngang.

Bày rõ ràng cơm phần cúng tế;

Thắp hương lên thêm lễ tiền vàng.

Gọi hòn hào kiệt hãy khoan;

Trên đường về tới suối vàng dừng chân.

Nghe lời ngâm Thưởng cô một lát,

Ngày trước từng đối awmtj kết giao;

Ân tình nhật nguyệt khác nào;

Đã sâu tựa bể lại cao tột cùng.

Đồng một lòng làm quân ứng mộ.

Liễu sa trường amsu đỏ chiến bào.

Nay anh em, đã về đâu;

Âm dương cách trở khi nào thấy đây.

Tiền giấy này tuy rằng chẳng mấy;

Mông linh hồn nhận lấy làm vui.

Cầu cho hồn sớm lên trời;

Phù hộ may mắn cho người còn đây.

Ở kiếp này thôi đành chia cắt;

Nguyện kiếp sau gặp mặt anh em"

Lời chú lệnh niệm xong, mội người cùng rúc còi nhạn mộ tràng dài rồi đốt vàng mã trước linh vị. Đêm ấy, Nhạn doanh ở lại trong đầm, tới tờ mờ sáng nhận được quân lệnh trở về Linh Châu. Những lộ săn nhạn và các lộ cướp cạn tới trợ chiến đều cướp đoạt được các chiến lợi phẩm từ xác chết, có người lấy được tiền bạc thì từ biệt trở về con đường làm ăn cũ, nhưng cũng có không ít tên thảo khấ, mãi lộ có dã tâm, không quản sinh tửu để kiếm của cải trong thời loạn thì gia nhập đoàn lính dõng của Nhạn doanh.

Cứ như thế, khi Nhạn doanh rời khỏi thành thì chưa đầy nghìn người, sau trận chiến ở Hoàng Thiên Đăng lại tổn thất rất nhiều anh em, nhưng khi thu quân trở về lại tăng quân số lên hơn gấp hai lần. CHính vì vậy, ở giữa đường, Nhạn doanh lại tổ chức chỉnh đốn, yêu cầu những người mới kết nạp phải thắp hương ăn thề. Đó là tục lệ rất phổ biến trong các cánh dân quân. Chỉ khi nào kết thành huynh đệ thì mọi người mới đem tính mệnh giao phó cho nhau. Muốn như thế phải lập bàn thờ, bày Khai sơn lệnh ra.

Lần lượt, doanh quan Trương Tiểu Biện và Nhạn Bài Lý Tứ đứng đầu, phía dưới là các viên tiêu quan và lính dõng, thứ tự xếp hàng, đọc lời lệnh như sau:

"Hảo hán núi Đông đến núi Tây.

Đều vì của cải mới về đây.

Bươm bướm tham hoa nên mất mạng,

Tiếc tiền lão Triệu chết không sai.

Huynh đệ có duyên đã đến núi,

Dẫu cho ở dưới hay trên đài.

Trước đặt ba mươi sáu ghế lớn,

Sau là ghế bạc bảy mươi hai.

Rồng hổ chỗ nào ra chỗ ấy,

Lính trơn thì đứng xếp hàng dài"

Cánh cướp cạn, mãi lộ trong thiên hạ, tuy phân bố khắp nơi nhưng từ thời quân lục lâm Xích Mỹ đời Hán tạp phản đến nay thì đã kết thành bè đảng, liên lạc, hỗ trợ lẫn nhau giữa các địa phương. Trải qua các triều đại, cánh đạo tặc đều có một đầu lĩnh được gọi là :Tổng biều bà tử" chiếm cứ vùng hồ Động Đình tám trăm dặm. hồ Động Đình có muôn ngọn búi bao quanh, liền với ba sông, là nơi có hình thế hiểm yếu trong thiên hạ, xưa này vẫn là sào huyệt của đạo tặc. Đám thợ săn nhạn mãi lọ trong Hoàng Thiên Đăng cũng chỉ là một phái tỏng đó mà thôi.

Cũng bởi những kẻ mới gia nhập Nhạn doanh phần lớn là người ngoài nên Nhạn Bái Lý Tứ phải đích thân đọc bài vè chất vấn những tân binh rằng:

Sơn môn giờ ngọ mở rồi,

Huynh đệ đâu đấy nghe lời truyền đây,

Chín đường sống chết đã bày,

Đâu nào những kẻ núi này dám lên?

Người tài hèn chớ nên bén mảng,

Kẻ mạnh tâm đừng lảng vảng vào.

Nhân thân mờ ám đi mau;

Tính toán chưa chín thôi nào bề nhanh,

Mạo xưng danh cũng chuồn luoonc ho lẹ;

Kẻo tra ra là sẽ mất đâu.

Những phường abcj nghãi lau nhua;

Hôm nay la flcus lạc sâu hang hùm.

Kẻ trùm sỏ mà vi phạm lệnh;

Cũng cầm bằng tính mệnh vứt đi.

Anh em cấp dưới không nghe,

Ba đao khoét mắt chẳng nề hà đâu"

Mọi người đã nghe rõ quy củ, liền tự động khai báo thân phận lai lịch, đồng thời cũng làm bài vè để đáp lại, ví dụ như:

Nghe lời huynh trưởng bảo ban;

Chúng tôi chỉnh đốn y quan vào hầu.

Hôm nay may gặp được nhau,

Đúng alf duyên tự thuở nào đến nay.

Chúng tôi đây có tài cso dũng,

Ai nấy danh cũng nổi như cồn.

Xin trên tỏ chút đoái thương;

Nếu có sơ suất trăm đường xá cho.

Tôi đến từ kia kia đó nọ;

Thôn làng nào là chỗ gia cư.

Vào hồi năm, tháng, ngày giờ;

Mẹ tôi trở dạ sinh cho làm người.

Từng wor núi này trại ấ,

Hôm nay xin bái nhập Nhạn doanh.

Lệnh ban ắt phải thi hành;

Ăn thề uống amus lòng thành dâng lên.

Không kính trên nguyện dâng thủ cấp;

Dưới chẳng nhường cứ mặc moi tim.

Nếu không nhường dưới kính trên;

Tôi xin nộp mạng để đền nợ thân.

Doanh quan còn phải hỏi:"Có gì làm bằng chứng?" Kẻ được hỏi sẽ dáp: "Bẻ hương làm bằng" Người đó sẽ bẻ đôi cây hương trong tay, biểu thị ý là nếu cò gì gian dối thì sẽ giống như cây hương này, sẽ bị chém chết dưới lưỡi đao.

Nhạn Bài Lý Tứ giữ lại những người có thể đi theo, còn những kẻ thân phận không rõ ràng đều trả về, đó kiểm điểm lại lính dõng trong doanh được hai nghìn hai trăm người, khiến cho thực lực của Nhạn doanh tăng hơn gấp bội. Gã rất mừng, chỉ riêng Trương Tiểu Biện thì hết sức lo âu. Thấy binh mà càng tăng nhiều thì báo hiệu các trận đánh càng lúc càng ác liệt và người chết chắc chắn sẽ càng nhiều hơn. Cứ như trận vừa rồi mà xét thì còn phải hi sinh tính mạng không biết bao nhiêu huynh đệ tay chân nữa. Con đường mà Trương Tam gia này đi, không biết đến bao giờ mới kết thúc đây? Liệu chừng, cứ suy nghĩ mãi cũng chẳng giải quyết được gì, hắn đành chỉ biết vâng theo mệnh lệnh trời xui khiến, đoạn liền cho chỉnh đốn đội ngũ về thành nghe lệnh.

Chuyện Nhạn doanh đại phá Việt khấu tại Hoàng Thiên Đăng quả nhiên làm chấn động thiên hạ, đến Hoàng thượng ở trong kinh thành cũng nhận được báo tiệp. Long nhan vui mừng, bảo rằng cơ hội trung hưng của triều ta đã sáng sủa, lập tức chính tay ban cho ngự bút bốn chữ" Trung dũng Nhạn doanh", đồng thời sai bộ Binh phá lệ phong Trương Tiểu Biện Trương Tiểu Biện làm chức tham tướng, hàm võ quan chánh tam phẩm, nhận bổng lộc của triều đình. Kỳ thực ra đó cũng chỉ là một chức quan hư hàm, hữu danh vô thực, rốt cuộc hắn vẫn chỉ là một doanh quan. Ngoài ra triều đình cũng phong thưởng gấp đôi tiền lương cho lính dõng Nhạn doanh cả cũ lẫn mới.

Đề đốc Đồ Hải vốn định mượn dao của quân Thái Bình để xóa sổ Nhạn doanh, nhưng ai ngờ nổi lại có kết cục như vậy, thành ra nối giáo cho giặc. Lão càng cảm thấy tài nghệ cao cường của Trương Tiểu Biện và Nhạn Bài Lý Tứ, lại thêm bè đảng trong thành của họ quá nhiều sẽ trở thành mối uy ***********, chỉ e về sau phát sinh ra đại loạn. Song, tạm thời lão nuốt giận nín nhịn, vả lại việc điều động Nhạn doanh phục kích Việt khấu lần này lại đúng là chủ ý của lão nên đường nhiên lão cũng lập tức tấu báo công lao với triều đình để nhận thưởng. Những chuyện đó không bàn tiếp nữa.

Chỉ nói về thời gian thấm thoát qua mau, đông qua hạ tới, chẳng mấy chốc mùa thu, mùa đông qua đi, đã đến cuối xuân đầu hè, Trương Tiểu Biện được Tuần phủ đại nhân tin tưởng, làm doanh quan của Nhạn doanh, tuy không hiểu phép hành quân, bày trận, chém giết, nhưng thủ hạ của hắn có bọn Nhạn Bái Lý Tứ đều là những tướng tài kiêu dũng thiện chiến, hơn nữa, họ đều nghe theo mệnh lệnh của hắn. Dưới sự thống lĩnh đó, Nhạn doanh liên tiếp giao chiến với Việt khấu. công thành bạt trịa khắp nơi, thu phục được mấy chỗ trọng trấn xung quanh thành Linh Châu.

Một hôm nọ, Nhạn doanh được trở về thành dưỡng sức quân, Trương Tiểu Biện nhân lúc nhàn rỗi, một mình đi đến Miêu Tiên từ. Lũ mèo hoang gặp lại người quen, liền nhao vào trong đền quấn quít lấy hắn.

Trương Tiểu Biện cho mèo hoang ăn vài thứ thức ăn rồi vắt chân chữ ngũ, dựa ngả ngốn lên bệ thờ. Hơn nửa năm nay, hắn phải trải qua vô số chuyện chém giết, trong lúc này chợt dấy lên niềm cảm khái, hồi trước đến nằm mơ cũng mơ đến cảnh vinh hoa, phú quý, nhưng dưới gầm trời khắp nơi đều nổi lên đao binh, chẳng biết Trương Tam gia này ngày nào tháng nào mới được ăn bữa yên ổn đây? Nếu sớm biết làm người khổ cực như vậy thì hồi đầu thai đã khẩn cầu Luân hồi Diêm vương cho Tam gia ta làm một con mèo hoang Linh CHâu có khi còn được sung sướng rong chơi, chứ cứ vào sinh ra tử thế nào thì biết bao giờ mới ngừng được.

Chính đương lúc phiền não, bỗng nghe có tiếng nói lạnh lẽo như củi khô vang lên: "Hay đây! Cố nhân lâu nay vẫn khỏe chứ?" Trương Tiểu Biện giật mình, vội vã bật dậy khỏi bệ thờ, đưa mắt nhìn thì thấy trong Miêu Tiên từu đã xuất hiện thêm một người nữa. Người này mình mặc áo bào màu tro lam lũ, tựa như xác chết mặc đồ thời cổ vừa sống dậy từ trong mộ, trên mặt bịt kín, chỉ lộ ra đôi mắt vô hồn, không sức sống. Kẻ đó không phải ai khác, chính là Lâm Trung Lão Quỷ hay mách bảo họa phúc, lành dữ cho Trương Tiểu Biện.

Nửa nam nay, Trương Tiểu Biện không thấy người này, chẳng ngờ hôm nay lão lại tự tìm đến. hắn đang có mấy điều quan trọng muốn hỏi, liền vội vã chào to. Nào ngờ chưa kịp nói năng gì nhiều, Lâm Trung Lão Quỷ đã đột nhiên cất tiếng: "Truong Tam gia, đại họa của nhà người sắp đến rồi, đến tính mạng cũng không thể giữ được, thế mà nhà ngươi vẫn còn thời gian để đùa giỡ nữa ư?" Thật đúng là: "Ở nhà chơi suốt cả ngày; Biêt đâu họa lớn đổ ngay lên đầu"

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: