Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥
[Truyện thơ] Quan Âm Thị Kính

[Truyện thơ] Quan Âm Thị Kính

830 21 7

Quan Âm Thị Kính, còn có tên là Quan Âm tân truyện là một truyện thơ Nôm Việt Nam. Truyện thơ lấy bối cảnh là xứ Cao Ly (tức Triều Tiên). Theo văn bản do GS. Dương Quảng Hàm giới thiệu tại lần xuất bản duy nhất cho đến nay của Nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội, ấn hành năm 1961 thì truyện này gồm 786 câu lục bát. Từ lâu, truyện thơ Quan Âm Thị Kính được xem là của tác giả "khuyết danh.Bản in sớm nhất truyện thơ Quan Âm Thị Kính hiện còn là vào năm Tự Đức 21 (1868)Nguồn giới thiệu: WikipediaNguồn thơ: hoavouu.com…

Cung Oán Ngâm Khúc

Cung Oán Ngâm Khúc

2,148 35 8

Cung oán ngâm khúc (chữ Hán: 宮怨吟曲) hay gọi tắt là Cung oán là tác phẩm kiệt xuất của Nguyễn Gia Thiều, được viết bằng chữ Nôm, gồm 356 câu thơ làm theo thể song thất lục bát.Cung oán ngâm khúc là bài ca ai oán của người cung nữ có tài sắc, lúc đầu được nhà vua yêu chuộng, ái ân hết sức nồng nàn thắm thiết "mây mưa mấy giọt chung tình - đình trầm hương khoá một cành mẫu đơn", nhưng chẳng bao lâu đã bị ruồng bỏ. Ở trong cung, nàng xót thương cho thân phận mình và oán trách nhà vua phụ bạc "chơi hoa cho rữa nhuỵ dần lại thôi". Cung nữ khát khao muốn "đạp tiêu phòng mà ra" để trở về với cảnh đời "cục mịch nhà quê" thuở trước, nhưng nàng vẫn tiếp tục bị giam cầm trong cung điện vàng son, trong nỗi buồn đau sầu thảm và oán hờn chất chứa. Cuối cùng, nàng vẫn khát khao có lại những cuộc ân ái hiếm hoi khi xưa "giọt mưa cửu hạn còn mơ đến rày", vẫn mong chờ được nhà vua đoái hoài đến trong nỗi niềm tuyệt vọng.Cung oán ngâm khúc là tiếng thét oán hờn của một trang nữ lưu tố cáo và phản kháng chế độ phong kiến đã đối xử phũ phàng tàn ác đối với phẩm giá và những tình cảm trong sáng, cao quý của người phụ nữ. Cung nữ chính là nạn nhân bi thảm của những đặc quyền phong kiến ích kỷ và vô nhân đạo, bị vua chúa biến thành đồ chơi để thoả mãn thú tính hoang dâm của mình, rồi bị ném đi không thương tiếc vào lãng quên. Nguyễn Gia Thiều là một văn hào uyên thâm và chứa chan tinh thần nhân đạo đã thấu hiểu nỗi lòng của người cung nữ, đã dồn hết tâm huyết và văn tài để viết nên một tác phẩm bất hủ, đau đớn xé…

Truyền Kì Mạn Lục

Truyền Kì Mạn Lục

24,697 485 40

Truyền kỳ mạn lục (chữ Hán: 傳奇漫錄, nghĩa là Sao chép tản mạn những truyện lạ), là tác phẩm duy nhất của danh sĩ Nguyễn Dư (thường được gọi là Nguyễn Dữ), sống vào khoảng thế kỷ 16 tại Việt Nam. Đây là tác phẩm được Hà Thiện Hán viết lời tựa, Nguyễn Bỉnh Khiêm (thầy dạy tác giả) phủ chính, Nguyễn Thế Nghi, dịch ra chữ Nôm, và đã được Tiến sĩ Vũ Khâm Lân (1702-?), đánh giá là một "thiên cổ kỳ bút".Ngay từ khi tác phẩm mới hoàn thành đã được đón nhận. Về sau nhiều học giả tên tuổi như: Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích, Phan Huy Chú, Bùi Kỷ, Trần Văn Giáp, Trần Ích Nguyên (Đài Loan)... đều có ghi chép về Nguyễn Dữ và định giá tác phẩm này.Nhiều bản dịch ra chữ quốc ngữ, trong đó bản dịch của Trúc Khê năm 1943 được coi như đặc sắc nhất.Tác phẩm gồm 20 truyện, viết bằng chữ Hán, theo thể loại tản văn (văn xuôi), xen lẫn biền văn (văn có đối) và thơ ca, cuối mỗi truyện có lời bình của tác giả hoặc của một người có cùng quan điểm của tác giả. Hầu hết các truyện xảy ra ở đời Lý, đời Trần, đời Hồ hoặc đời Lê sơ từ Nghệ An trở ra Bắc.Lấy tên sách là Truyền kỳ mạn lục, hình như Nguyễn Dữ muốn thể hiện thái độ khiêm tốn của một người chỉ ghi chép truyện cũ. Tuy nhiên, cũng theo Bùi Duy Tân, căn cứ vào tính chất của các truyện thì thấy Truyền kỳ mạn lục không phải là một công trình sưu tập như Lĩnh Nam chích quái, Thiên Nam vân lục... mà là một sáng tác văn học với ý nghĩa đầy đủ của từ này. Đó là một tập truyện phóng tác, đánh dấu bước phát triển quan trọng của thể loại tự sự hình tư…

Chinh Phụ Ngâm Khúc

Chinh Phụ Ngâm Khúc

1,475 20 2

Chinh phụ ngâm (征婦吟, lời than vãn của người phụ nữ có chồng đi đánh trận), còn có tên khác là Chinh phụ ngâm khúc (征婦吟曲) là tác phẩm văn vần của Đặng Trần Côn, ra đời trong khoảng năm 1741 giai đoạn sơ kỳ Cảnh Hưng và về sau được nhiều người dịch ra thơ Nôm.Hiện nay, Chinh phụ ngâm có bảy bản dịch và phỏng dịch bằng các thể thơ lục bát (3 bản) hoặc song thất lục bát (4 bản) của các dịch giả Đoàn Thị Điểm, Phan Huy Ích, Nguyễn Khản, Bạch Liên am Nguyễn và hai tác giả khuyết danh. Bản dịch thành công nhất và phổ biến nhất xưa nay, theo thể song thất lục bát, có độ dài 412 câu (theo bản in chữ Nôm cũ hiện còn, ký hiệu 1902:AB.26) hoặc 408 câu (một bản in khác lưu tại Thư viện Paris) có người cho là Đoàn Thị Điểm (1705-1748), có người cho là của Phan Huy Ích (1751-1822) và những phát hiện mới gần đây có xu hướng nghiêng về dịch giả Phan Huy Ích.Nguồn giới thiệu: WikipediaNguồn thơ: daovien.net…

Lục Vân Tiên

Lục Vân Tiên

3,150 57 8

Lục Vân Tiên là một tác phẩm truyện thơ nôm nổi tiếng của Nguyễn Đình Chiểu, được sáng tác vào cuối thế kỷ 19 và được Trương Vĩnh Ký cho xuất bản lần đầu tiên vào năm 1889. Đây là một trong những sáng tác có vị trí cao của văn học miền Nam Việt Nam. Truyện Lục Vân Tiên (mà người miền Nam thường gọi là thơ Lục Vân Tiên) là một cuốn tiểu thuyết về luân lý, cốt bàn đạo làm người với quan niệm văn dĩ tải đạo. Tác giả muốn đem gương người xưa mà khuyên người ta về cương thường - đạo nghĩa.Nguồn: vforum.vn…