Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Tiền truyện

Tiền triều vô đạo, hôn quân tại triều, quần hùng nổi dậy cát cứ, thiên hạ rối ren. Năm Canh Hi tiền triều, Thái Tổ Vũ Hoàng đế khởi binh ở Trường Châu, cầm binh ba vạn quét sạch lũ đạo chích xung quanh, thành một phương chư hầu.
Năm Canh Hi thứ bảy, Thái Tổ ngự quân thân chinh thanh quân trắc, đánh vào Ung Dương, phế lập hoàng đế, trọng chỉnh triều cương khiến cho thiên hạ vì thế mà kinh sợ. Thái Tổ ủng lập hoàng đế, cải niên Hoàng Diệu, dời đô về Trường Châu, đổi thành Trường Đô, lập bảy huyện phủ doãn, tiến chức thừa tướng, Trường Châu doãn, tước Xương Võ hầu.
Năm Hoàng Diệu thứ năm, phái đại tướng bình định Lâm Mặc, Phượng Dương, chém giết bọn chư hầu là Võ Di Thuần, Dương Mạc, thu được tám quận Hà Nam, thanh thế nổi trội, chư hầu e dè. Năm Hoàng Diệu thứ bảy, thân chinh bắc phạt ba lần, thu bắc phương về một mối, sắp đặt lại trị, tiến cử quan viên, chiêu hiền nạp sĩ, đại thế đã thành.
Năm Hoàng Diệu thứ mười, ở phía tây có bọn man di lai phạm, binh mã mười vạn xâm phạm bảy quận tây phương, việc ác bất tận. Thái Tổ nhận được cấp báo, nổi giận mà xuất binh, lấy binh năm vạn tinh nhuệ uống máu tây thùy, công huấn bất hủ, thiên hạ chịu phục, man di sợ hãi mà bỏ chạy về phía bắc, man di cố thổ bị trưng thu, thành lập ba huyện Dương Địch, Dịch Thủy và Uông Khâu.
Năm Hoàng Diệu thứ mười một, phong làm Lương vương, định vương đô ở Quảng quận, khai phủ nghi đồng, từ đó triều đình chỉ còn lại hư danh. Một năm sau, Thái Tổ cất năm mươi vạn quân bộ, bảy vạn thủy quân quét sạch nam hà, thu toàn thiên hạ vào tay, đến đây thiên hạ quy nhất, mở ra thái bình.
Năm đó, triều thần dâng sớ thiện nhường, tiền triều hoàng đế biết Thái Tổ binh mã trong tay, thanh thế đã thành, thiên hạ chỉ biết Lương vương mà không biết hoàng đế nên đành phải thoái vị nhường ngôi.
Hoàng Diệu nguyên niên thứ mười hai, Thái Tổ đăng cơ ở Thanh Bình đài, viết chiếu đại xá thiên hạ, quần thần viết văn chương ca tụng công đức. Trong đó, đại học sĩ Diêu Vân viết:
Đế uy sáng tỏ,
Thái bình khai.
Công đức soi rõ,
Mệnh trời ban.
Đất trời giang san,
Quy nhất mối.
Nào ai bất tường,
Chống thiên uy?
Thái Tổ lên ngôi cửu ngũ, lấy quốc hiệu Lương, lấy Trường Đô làm kinh sư như cũ. Sau đó, Thái Tổ luận công hành tội, ban thưởng chức vị cho bề tôi có công, ai cũng được vinh quy. Trong đó, tứ đại nguyên soái gồm Nguyễn Thế Thanh, Dương Tế An, Lưu Vĩnh Chi và Ngô Mộc công huấn quá lớn, theo Thái Tổ lúc thuở hàn vi đến lúc thành đại nghiệp nên được ban tước quốc công, kế thừa võng thế.
Thái Tổ ở ngôi báu hai mươi năm, văn trị võ công khiến cho Đại Lương thiên uy như sấm bến tai, tứ hải đều thần phục, binh mã hùng tráng bảy mươi vạn tả hữu, đều do tứ đại nguyên soái cầm giữ trấn thủ tứ phương mà thành một thế.
Ứng Thiên nguyên niên thứ hai mươi, Thái Tổ tuổi cao sức yếu truyền ngôi cho thái tử Phi Tứ, còn mình lui về Diên An cung quy ẩn. Đến năm sau thì hoăng, hưởng thọ bảy mươi tuổi, thụy là Võ hoàng đế.
Phi Tứ chấp chính, muốn thu binh quyền, bèn bàn mưu với thừa tướng Trương  Ân và thái úy Nguyễn Thế Lư. Nguyễn Thế Lư là em của nguyên soái Nguyễn Thế Thanh, cả hai làm người trung nghĩa, không có tư tâm nên rất được Thái Tổ tin dùng.
Trước lúc lâm chung, Thái Tổ dạy Phi Tứ mọi việc phải dựa vào Nguyễn Thế Lư và Trương Ân thì mới ngồi vững đế vị. Phi Tứ nghe theo, trọng dụng Nguyễn Thế Lư thông qua đề bạt làm thái úy, đề đốc kinh sư, trấn giữ Trường Đô mười bảy vạn đại quân.
Trương  n vào thời Thái Tổ vốn giữ chức tư không, Văn An các đại học sĩ, chiêu hiền quán chủ thì được đề bạt chức thừa tướng, tham tán chính sự. Trương  n và Nguyễn Thế Lư vì vậy mà cảm thấy ân sâu dốc lòng tương báo, vẫn theo Phi Tứ tả hữu.
Thái Hành nguyên niên đầu tiên, Phi Tứ dựa theo Trương Ân ra mưu, thừa dịp vào mùa xuân tứ đại nguyên soái hồi kinh chầu vua thì mở yến tiệc, chiêu đãi quần thần. Phi Tứ ở cao vị, hết lời ca ngợi tứ đại nguyên soái công đức sâu dày, muốn vì thế mà phong làm quận vương.
Tứ đại nguyên soái thân ở cao vị đã lâu khiến quần thần bất mãn, thị lang Cao Ứng đứng ra can ngăn nói, "Bẩm bệ hạ, tứ đại nguyên soái quan chức đã cao, nếu phong làm vương e rằng không hợp! Năm đó thiên hạ đại loạn, tiền triều phong tước bừa bãi mà khiến cho các nơi cầm binh đề cao thân phận, trung ương yếu nhược, xã tắc nghiêng ngã, là họa căn a! Mong bệ hạ minh xét!"
Quần thần ăn nhịp với nhau đều thành khẩn nói, "Bệ hạ minh xét!"
Tứ đại nguyên soái thấy vậy, cũng biết mình ngồi ở cao vị đã lâu, quần thần bất mãn, nếu không chịu thoái vị thì sẽ bị hoàng đế nghi kỵ, ảnh hưởng đến con cháu đời sau vì thế đều ôm quyền tề thanh nói, "Bệ hạ minh giám! Chúng thần nguyện giao binh để tỏ lòng trung!"
Phi Tứ thấy vậy tỏ vẻ khó xử nói, "Chúng ái khanh đều là bậc cha chú của trẫm, theo Thái Tổ lập nên công huấn, nên vì trẫm ra sức vì nước a! Chư khanh ở biên thùy chấn nhiếp man di, nếu rời bỏ chức vị thì ai có thể kế thừa?"
Tứ đại nguyên soái trầm tư không nói, Nguyễn Thế Lư nhanh chóng đứng ra ôm quyền bẩm, "Bệ hạ, thần có kế, có thể khiến tứ phương thanh bình mà không cần tứ đại nguyên soái ở biên thùy mà vẫn chấn nhiếp được man di!"
Phi Tứ nghe thế, đạm nhiên hỏi, "Khanh có kế gì để dạy trẫm?"
Nguyễn Thế Lư ôn tồn nói, "Bẩm bệ hạ, phía nam đại Lương có một chỗ tên là Kinh Môn, chỗ này địa thế hiểm trợ, lại có sông Mân, Côi hiểm trở vây quanh, có thể đóng một chi đại quân ba vạn ở đó có thể trấn thủ phía nam bình yên. Ngoài ra, ở huyện Cừ, huyện Chân, có thể đóng năm vạn quân tá trợ làm thể ỷ giốc hỗ trợ lẫn nhau, số còn lại binh lực thì có thể giải giáp về quận Hành tiến hành truân điền tăng lương thảo. Ở phía đông có bảy đảo hải tặc không phục tùng triều đình hay đưa quân cướp phá thì có thể cho một chi đại quân đóng ở Tế  m trấn giữ cửa biển, đem quân tuần hành ngày đêm bảo đảm đông hải trị an, thần cho là chỉ cần hai mươi vạn đại quân là đủ trấn thủ, chờ triều đình quân lương sung túc có thể cất binh đánh dẹp, trưng thu hải ngoại bảy đảo. Ở phía bắc là Trung Thổ bắc di vốn không đoàn kết, triều đình có thể cử lai sứ đi thu phục một phương cho triều đình sử dụng, mở ra bắc phương thông thương, tăng thêm ngân khố, từ đó chi binh mã ba mươi vạn đại quân có thể giải giáp phân nửa, chỉ cần đóng ở nơi hiểm yếu bảo đảm bắc cảnh an bình. Ở phía tây không có thể lực lớn nào uy hiếp được đại Lương, thần cho là chỉ cần tám vạn quân đóng ở Uông Khâu là ổn, nếu có man di lai phạm vẫn có thể giữ không cần xuất chiến, chờ triều đình xuất binh cứu giúp vẫn đầy đủ thời gian."
Phi Tứ nghe Nguyễn Thế Lư phân tích đại cục rõ ràng như vậy, khen ngợi nói, "Trẫm có thái úy tương trợ, thiên hạ ắt thanh bình."
Tứ đại nguyên soái nhìn nhau gật đầu, Nguyễn Thế Thanh bước ra ôm quyền nói, "Bệ hạ, nam phương vốn là do thần phụ trách, không ai hiểu hơn phương nam bằng thần, cho nên thần đề cứ đại tướng Lê Thiểm làm phó tướng Kinh Môn, còn đại tướng toàn quyền bệ hạ xử trí."
Dương Tế An cũng đi ra bẩm, "Bệ hạ, phía đông hải tặc hung hãn, lại biết hải chiến. Thần đề cử thủy quân đô đốc Chu Nguyên Phàm và đề đốc Hàn Nghi trấn giữ Tế  m, bảo đảm bình yên!"
Lưu Vĩnh Chi ôn tồn nói, "Bệ hạ, vi thần đề cử phó tướng của thần Quách Ung tuổi tráng niên, dày dạn kinh nghiệm, từng theo Thái Tổ ba lần bắc phạt, công huấn rất cao, có thể đảm đương trọng trách!"
Ngô Mộc im lặng không nói gì, ngồi chờ nhận mệnh lệnh cũng không tiến cử ai. Phi Tứ thấy vậy gật đầu nói, "Được! Trẫm chuẩn tấu! Tuyên chỉ, phong Quách Ung làm Vân Châu đô đốc, bộ quân hành khiển, tước Kiêu Kỵ tướng quân! Lê Thiểm làm phó tướng Kinh Môn, lấy Nguyễn Thiện làm Kinh Môn đại tướng quân, bộ quân hành khiển,  tước An Viễn hầu! Phong Chu Nguyên Phàm làm Tế  m thủy quân đại đô đốc, Hàn Nghi làm phó đô đốc hiệp trợ lẫn nhau giữ an đông hải. Ngoài ra, lấy tông thân Phi Quảng làm Uông Khâu đô đốc, bộ quân hành khiển, tước Kinh Triệu quận vương trấn giữ tây thùy, được quyền khâm định phó tướng!"
Quần thần nghe Phi Tứ khẩu dụ xong, hành đại lễ hô, "Chúng thần lĩnh chỉ! Bệ hạ vạn tuế!"
Phi Tứ phất tay nói, "Việc không thể chậm trễ! Tứ đại nguyên soái nên nhanh chóng chuyển giao binh mã, nội trong vòng một tháng phải xong!"
Tứ đại nguyên soái nghiêm nghị nói, "Thần lĩnh mệnh!"
Sau đó, Phi Tứ vui vẻ phất tay ra hiệu cho cung nữ dâng yến, gãy nhạc đàn ca, tiến hành đại yến. Mãi cho tối hôm đó, quần thần tàn tiệc ra về, cùng với hai người rời đi trong đêm tối.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro