Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

ta 1

TÍNH TỪ ĐUÔI LY RẤT THÔNG DỤNG

Daily: hàng ngày

Early: sớm

Elderly: già, lớn tuổi

Friendly: thânthiện

Likely: có khả năng sẽ xảy ra

Costly = đắt đỏ

Friendly = thân thiện

Lively = sinh động

Lonely = lẻ loi

Lovely = đáng yêu

Manly = nam tính

Silly = ngớ ngẩn

Ugly = xấu xí

NHỮNG TÍNH TỪ CÓ ĐUÔI "LY" SHARE để lưu nhé bạn

Beastly = đáng kinh tởm

Brotherly = như anh em

Comely = duyên dáng

Costly = đắt đỏ

Cowardly = hèn nhát

Friendly = thân thiện

Ghastly = rùng rợn

Ghostly = mờ ảo như ma

Godly = sùng đạo

Goodly = có duyên

Holy = linh thiêng

Homely = giản dị

Humanly = trong phạm vi của con người

Lively = sinh động

Lonely = lẻ loi

Lovely = đáng yêu

Lowly = hèn mọn

Manly = nam tính

Masterly = tài giỏi

Miserly = keo kiệt

Scholarly = uyên bác

Shapely = dáng đẹp

Silly = ngớ ngẩn

Timely = đúng lúc

Ugly = xấu xí

Ungainly = vụng về

Unruly = ngỗ ngược

Unsightly = khó coi

Unseemly = không phù hợp

Unworldly = thanh tao

CÁCH SỬ DỤNG TỪ CÁC CỤM TỪ CHỨA ALL SHARE để lưu nhé!

- Above all: trước hết, trên hết

Above all, I'd like to thank my family.

- After all: sau hết, rốt cuộc, xét cho cùng

The rain has stopped, so the game will go ahead after all.

- All in all: trọn vẹn nhất

They are all in all to each.

- And all: kể cả.

He jumped into the water, clother and all.

- At all: chút nào, chút nào chăng

I don't understand at all.

- In all: tổng cộng, cả thảy

The bill came to £25 in all.

- All at once: cùng một lúc, thình lình

All at once there was a loud crashing sound.

- All but: toàn tâm toàn ý, với tất cả nỗ lực

The game was all but over by the time we arrived.

(copied from facebook.com/tienganhthatde)

- All over: khắp cả, xong, chấm dứt, tan

The meeting was all over when I got there.

- All right: tốt, hoàn toàn, đứng như ý muốn

Is everything all right, madam?

- All the better/so much the better: càng hay/ càng tốt

If you can go there this afternoon, so much the better.

CÁCH SỬ DỤNG CÁC LIÊN TỪ WHEN, AS SOON AS, WHILE, JUST AS VÀ UNTIL

- Chúng ta sử dụng when + thì hiện tại để nối kết các sự kiện mà chắc chắn hoặc rất có thể xảy ra trong tương lai.

When I get back, I’ll tell you all about my trip.

I’ll cook dinner when I get home.

Chúng ta sử dụng when + thì quá khứ để nối kết các sự kiện mà đã xảy ra trong quá khứ.

When I saw the pollution in the city, I was very disappointed.

I screamed when the man grabbed my arm.

- Chúng ta sử dụng just as để nói về 2 hành động hoặc sự kiện ngắn mà đã xảy ra gần chính xác cùng thời điểm.

The bus pulled away from the bus stop just as I arrived!

It started to rain just as we left.

- Chúng ta sử dụng while để diễn tả 2 hành động hoặc sự kiện dài mà đã đang xảy ra vào thời điểm cùng với nhau một cách chính xác.

While I was talking on the phone, they were calling for all passengers to board the bus to the beach.

There were lots of people trying to sell me things while I was waiting for the bus.

- Chúng ta sử dụng until hoặc till để đếm số lượng thời gian đến 1 sự kiện tương lai – thông thường 1 sự kiện mà quan trọng hoặc chúng ta hồi hộp về nó.

It’s only 2 months until my summer vacation.

There are only 3 weeks till the wedding. I need to buy a present.

It’s only 5 minutes until the game starts. You’d better hurry up if you want to see it!

Chúng ta sử dụng until và till để diễn tả 1 khoảng thời gian từ cột mốc này đến cột mốc khác.

I had to wait from 9:00 in the morning till 3:00 in the afternoon for the next bus.

We have class from 8:00 until 10:00.

Ghi chú rằng till là cách ngắn đến nói until. Bạn có thể sử dụng chúng thay đổi với nhau, mặc dù until thì trang trọng hơn 1 chút.

- Chúng ta sử dụng as soon as để diễn tả 1 hành động mà đã được thực hiện ngay tức thì sau 1 hành động khác trong quá khứ.

I called Mom as soon as I arrived to let her know that I was ok. (Tôi đã đến nơi. Tôi gọi điện cho Mẹ ngay lập tức).

Chúng ta cũng sử dụng as soon as để diễn tả 1 hành động mà sẽ được thực hiện ngay tức thì sau 1 hành động khác trong tương lai.

I’ll call you as soon as I get home. (Tôi sẽ về nhà. Tôi sẽ gọi bạn ngay lập tức

-- 4 CÁCH ĐẶT CÂU TIẾNG ANH --

.

Theo mình thấy thì có lẽ có rất nhiều bạn gặp khó khăn với phần writing và câu của các bạn viết ra khá là cụt lủn và không có tính liên kết (chưa kể về vấn đề ngữ pháp). Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn 4 cách đặt câu bằng tiếng Anh, hy vọng sẽ giúp các bạn cải thiện được vấn đề này.

1. Câu đơn giản.

Một câu đơn giản có chứa một mệnh đề riêng biệt, trong đó bao gồm một subject và theo sau là verb hoặc verb phrase. Câu như vậy chỉ thể hiện một ý đơn giản.

Ex:

.I‘m happy.

(Tôi hạnh phúc.)

.Robert doesn’t eat meat.

(Robert không ăn thịt.)

.My girlfriend and I went shopping yesterday.

(Hôm qua tôi và bạn gái đi shopping.)

.This new laptop computer has already crashed twice.

(Cái laptop mới này bị rơi 2 lần rồi.)

*** Các bạn để ý là một câu đơn giản không nhất thiết là phải ngắn. Subject có thể là "I", "Robert", hoặc có thể là double subject như "my girlfriend and I", hoặc có thể là một cụm từ để diễn tả người/vật như "this new laptop computer".

*********************************************

2. Câu ghép.

Câu ghép bao gồm 2 câu đơn giản được ghép với nhau bằng các từ nối câu như and, but, or, so, yet, however...

Ex:

. I‘m happy, but my kids are always complaining.

(Tôi hạnh phúc nhưng tụi nhỏ lại luôn than phiền.)

. Robert doesn’t eat meat, so Barbara made a special vegetarian dish for him.

(Robert không ăn thịt, vì vậy Barbara làm một món chay đặc biệt cho anh ấy.)

. My girlfriend and I went shopping yesterday, but we didn’t buy anything.

(Hôm qua tôi và bạn gái đi shopping, nhưng tụi tôi không mua gì cả.)

. This new laptop computer has already crashed twice, and I have no idea why.

(Cái laptop mới này bị rơi 2 lần rồi, và tôi cũng chẳng biết tại sao.)

*** Chú ý câu ghép có 2 subjects và 2 verb phrases.

*********************************************

3. Câu phức tạp.

Câu phức tạp có một mệnh đề chính và một hoặc nhiều mệnh đề phụ để bổ nghĩa/làm rõ thêm cho ý chính.

Ex:

.I’m happy, even though I don’t make much money.

(Tôi hạnh phúc, mặc dù tôi không kiếm được nhiều tiền.)

.Robert, a friend I’ve known since high school, doesn’t eat meat.

(Robert, một người bạn tôi quen từ hồi học phổ thông, không ăn thịt.)

.My girlfriend and I went shopping last night, while my sister stayed home and studied.

(Hôm qua tôi và bạn gái đi shopping, trong khi chị tôi ở nhà học bài.)

.This new laptop computer, which I bought yesterday, has already crashed twice.

(Cái laptop mới này, tôi mua hôm qua, đã bị rơi 2 lần rồi.)

*********************************************

4. Câu phức tạp ghép.

Câu phức tạp ghép có chứa 3 mệnh đề hoặc hơn bao gồm: 2 mệnh đề bổ nghĩa và ít nhất 1 mệnh đề chính.

Ex:

. I’m happy, even though I don’t make much money, but my kids are always complaining since I can’t afford to buy the newest toys.

(Tôi hạnh phúc, mặc dù tôi không kiếm được nhiều tiền, nhưng tụi nhỏ cứ than phiền vì tôi không thể mua mấy món đồ chơi mới nhất.)

Mệnh đề chính: "I'm happy" và "my kids are always complaining"

Mệnh đề bổ nghĩa: "even though I don't make much money" và "since I can't afford to buy the newest toys"

Từ nối: "but"

. Robert, a friend I’ve known since high school, doesn’t eat meat – so Barbara made a special vegetarian dish for him.

(Robert, một người bạn tôi quen từ hồi học phổ thông, không ăn thịt - vì vậy Barbara làm một món chay đặc biệt cho anh ấy.)

Mệnh đề chính: "Robert doesn't eat meat" và "Barbara made a special vegetarian dish for him"

Mệnh đề bổ nghĩa: "a friend I've known since high school"

Từ nối: "so"

. My girlfriend and I went shopping yesterday, while my sister stayed home and studied because she has a test coming up.

(Hôm qua tôi và bạn gái đi shopping, trong khi chị tôi ở nhà và học bài vì cô ấy sắp có bài kiểm tra.)

Mệnh đề chính: “My girlfriend and I went shopping yesterday” và “my sister stayed home and studied”

Mệnh đề bổ nghĩa: “because she has a test coming up”

Từ nối: “while”

. This new laptop computer, which I bought yesterday, has already crashed twice; however, I have no idea why.

(Cái laptop mới này, tôi mua hôm qua, đã bị rơi 2 lần rồi; tuy nhiên, tôi không biết tại sao nữa.)

Mệnh đề chính: “This new laptop computer has already crashed twice” và “I have no idea why”

Mệnh đề bổ nghĩa: "which I bought yesterday"

Từ nối: "however"

Một số giớitừ thông thường:

1. AT, IN, ON

AT : dùng trước thời gian ngắn: giờ, phút giây ...

At 10 o'clock; at this moment; at 10 a.m

ON : dùng trước thời gian chỉ: ngày, thứ ngày (trong lịch ...)

On Sunday; on this day....

IN : dùng trước thời gian dài: tháng, mùa, năm, ...

In June; in July; in Spring; in 2005...

2. IN, INTO, OUT OF

IN: dùng chỉ vị trí (địa điểm - không chuyển hướng)

In the classroom; in the concert hal; in the box....

INTO: dùng chỉ sự chuyển động từ ngoài vào trong.

I go into the classroom.

OUT OF: dùng chỉ sự chuyển động từ trong ra ngoài.

I go out of the classroom.

3. FOR, DURING, SINCE:

FOR : dùng để đo khoảng thời gian

For two months...

For four weeks..

For the last few years...

DURING : dùng để chỉ hành động xảy ra trong suốt thời gian của sự vật, sự kiện:

During christman time; During the film; During the play...

SINCE : dùng để đánh dấu thời gian

Since last Saturday, since Yesterday.

4. AT, TO

AT: dùng chỉ sự cố định ở một vị trí nào đó tương đối nhỏ, vì nếu diện tích nơi đó lớn hơn ta dùng "in".

At the door; At home; At school

In Ha Noi; In the world

TO: dùng chỉ sự chuyển động tới một nơi nào đó.

Go to the window; Go to the market

5. ON, OVER, ABOVE. (ở trên)

ON: dùng chỉ vị trí đứng liền ngay ở trên

On the table; on the desk ...

OVER: dùng chỉ các lớp/thứ tự ở lần trên (áo, quần)

I usually wear a shirt over my singlet.

ABOVE: Với nghĩa là trên nhưng chỉ sự cao hơn so với vật khác thấp hơn.

The ceiling fans are above the pupils.

The planes fly above our heads.

6. TILL, UNTIL (tới, cho tới khi)

TILL: dùng cho thời gian và không gian.

Wait for me till next Friday (thời gian)

They walked till the end of the road. (không gian)

UNTIL: dùng với thời gian.

He did not come back until 11.pm yesterday. (thời gian)

HỌC CÁCH NHẬN XÉT BẰNG TIẾNG ANH - CÁI NÀY HAY QUÁ- CẢM ƠN CÔ MAI PHƯƠNG VỀ TÀI LIỆU NÀY.

Source: NN24H

=======================

SHARE về tường nhanh, kẻo trôi mất ^^

Danh sách những từ và cụm từ thường dùng khi phát biểu ý kiến hoặc nhận xét: . Stating your Opinion (Đưa ra ý kiến)

· It seems to me that ... (Với tôi, dường như là,,)

· In my opinion, ... (Theo ý kiến tôi thì…)

· I am of the opinion that .../ I take the view that ..(ý kiến của tôi là/ Tôi nhìn nhận vấn đề này là).

· My personal view is that ... (Quan điểm của riêng tôi là…).

· In my experience ... (Theo kinh nghiệm của tôi thì…).

· As far as I understand / can see ... (Theo như tôi hiểu thì…).

· As I see it, .../ From my point of view ... (Theo tôi/ theo quan điểm của tôi).

· As far as I know ... / From what I know ...(Theo tôi biết thì…/ Từ nhừng gì tôi biết thì…).

· I might be wrong but ... (Có thể tôi sai nhưng…).

· If I am not mistaken ... (Nếu tôi không nhầm thì…).

· I believe one can (safely) say ... (Tôi tin rằng…).

· It is claimed that ... (Tôi tuyên bố rằng…).

· I must admit that ... (Tôi phải thừa nhận rằng…).

· I cannot deny that ... (Tôi không thể phủ nhận rằng….).

· I can imagine that ... (Tôi có thể tưởng tượng thế này….).

· I think/believe/suppose ... (Tôi nghĩ/ tin/ cho là…).

· Personally, I think ... (Cá nhân tôi nghĩ rằng….).

· That is why I think ... (Đó là lý do tại sao tôi nghĩ rằng…).

· I am sure/certain/convinced that ... (Tôi chắc chắn rằng….).

· I am not sure/certain, but ... (Tôi không chắc nhưng…).

· I am not sure, because I don't know the situation exactly. (Tôi không chắc lắm vì tôi không biết cụ thể tình huống như thế nào).

· I have read that ... (Tôi đã đọc được rằng…).

· I am of mixed opinions (about / on) ... (Tôi đang phân vân về việc…).

· I have no opinion in this matter. (Tôi không có ý kiến gì về việc này).

Outlining Facts (Chỉ ra điều hiển nhiên)

· The fact is that …(Thực tế là…).

· The (main) point is that ... (Ý chính ở đây là…).

· This proves that ... (Điều này chứng tỏ rẳng…).

· What it comes down to is that ... (Theo những gì được truyền lại thì…)

· It is obvious that ...(Hiển nhiên là…).

· It is certain that ... (Tất nhiên là….).

· One can say that ... (Có thể nói là…).

· It is clear that ... (Rõ ràng rằng….).

· There is no doubt that ... (Không còn nghi ngờ gì nữa….).

TÍNH TỪ 2 MẶT SHARE để lưu bạn nhé

Tính từ 2 mặt là gì?

>>Là những tính từ tận cùng bằng : "ING" hoặc "ED"

>>>CÁCH DÙNG:

+ Phần cơ bản:

Phần này các bé chỉ cần xét vị trí của nó mà quyết định dùng mặt nào, không cần xét nghĩa.

Khi nào dùng mặt "ING" khi nào dùng mặt"ED" ?

- Nếu phía sau có danh từ thì dùng mặt "ING"

Ví dụ:

This is a boring film.(phía sau có danh từ:film)

- Nếu phía sau không có danh từ thì nhìn phía trước : nếu gặp người thì dùng "ED" nếu gặp vật thì dùng "ING"

+Phần nâng cao:

Phần này mọi người phải xem xét nghĩa.

Mặt ing: dùng để diễn tả đối tượng đó có tác động đến các đối tượng khác, làm cho đối tượng khác mang tâm trạng của tính từ đó.

Ví dụ:

A boring boy => thằng bé này chán lắm, ai tiếp xúc với nó đều thấy chán nó. ( bản thân nó có thấy chán hay không thì không biết)

Mặt ed : dùng diễn tả chủ thể bị tác động bên ngoài gây nên tâm trạng đó

A bored boy => thằng bé này đang chán ( ai tiếp xúc với nó có thấy chán hay không thì không biết)

Qua cách lí giải này thì các bé cũng thấy nếu đối tượng là vật vô tri thì không bao giờ được dùng mặt ed vì vật vô tri đâu có bị tác động mà sinh ra cảm giác, tâm trạng.

Ví dụ

A bored film => sai ( vì bộ phim là vật vô tri sao biết cảm giác chán)

Tương tự ta cũng không thể viết:

The film was bored

Tóm lại, khi làm bài nếu xét thấy chủ thể là vật vô tri thì dùng ngay mặt ing mà không cần xem xét thêm. Nếu chủ thể là người ( hoặc con vật có thể có cảm xúc như chó, mèo....) thì phải xem xét coi chủ thể đó đang có tâm trạng, cảm xúc đó hay là chủ thể đó sẽ tạo ra cảm xúc đó cho ai tiếp xúc với chủ thể đó.

+ Phần mở rộng:

Phần này giúp các bé hiểu được mối liên hệ giữa tính từ 2 mặt với động từ cấu thành chúng ( khi không thêm ing/ed chúng là những động từ )

Khi không thêm ed thì tính từ hai mặt trở thành động từ và mang nghĩa "làm cho...thấy ..."

The boy worries me. => thằng bé làm cho tôi thấy lo lắng

The film interests me => bộ phim làm cho tôi thấy thú vị

- Các công thức của tính từ hai mặt được minh họa qua các ví dụ dưới đây:

I am interested in the book. => tôi thấy quyển sách thú vị

The book interests me. => quyển sách làm tôi thấy thú vị

The book is interesting. => quyển sách thật thú vị

I find the book interesting. => tôi thấy quyển sách thú vị

It is an interesting book. => nó là một quyển sách thật thú vị

HỌC CÁCH CHỈ ĐƯỜNG CHO KHÁCH DU LỊCH:

Go along the river. - Đi dọc bờ sông.

Go over the bridge. - Đi qua cầu.

Go through the park. - Băng qua công viên.

Go towards the church. - Đi theo hướng đến nhà thờ.

Go up the hill - Đi lên dốc.

Go down the hill.- Đi xuống dốc.

Take the first turning on the right. - Rẽ phải ở ngã rẽ đầu tiên.

Go past the pet shop. - Đi qua cửa hàng bán thú nuôi

The bookshop is opposite the church.- Hiệu sách ở đối diện nhà thờ.

The bookshop is between the church and the pet shop. - Hiệu sách nằm giữa nhà thờ và cửa hàng bán thú nuôi.

The bookshop is on/at the corner. - Hiệu sách nằm ở góc phố.

The bookshop is in front of the church. - Hiệu sách nằm trước nhà thờ.

The bookshop is behind the church. - Hiệu sách nằm sau nhà thờ.

The bookshop is next to the church. - Hiệu sách nằm sát cạnh nhà thờ.

The bookshop is beside the church. - Hiệu sách nằm cạnh nhà thờ.

The bookshop is near the church. - Hiệu sách nằm gần nhà thờ.

SOME TIME / SOMETIMES

- Some time / sʌm taɪm/: Ám chỉ thời gian không xác định trong tương lai (một lúc nào đó).

Examples:

Let's meet for coffee some time.

(Một lúc nào đó chúng ta hãy đi uống café.)

I don't know when I'll do it - but I will do it some time.

(Tôi không biết khi nào tôi sẽ làm nó – nhưng tôi sẽ làm nó vào một lúc nào đó.)

- Sometimes / ˈsʌmtaɪmz/: Trạng từ chỉ tần suất (thỉnh thoảng).

Examples:

He sometimes works late.

(Anh ta thỉnh thoảng làm việc muộn.)

P/s: Nhiều bạn hỏi phân biệt từ này, từ kia quá @@, chúng tớ sẽ Post thường xuyên chuyên mục này, các bạn có đồng ý ko này?

Sometimes, I like eating Chinese food.

(Thỉnh thoảng, tôi thích ăn đồ ăn Trung Quốc.)

10 TRƯỜNG HỢP DÙNG "THAT" KHÔNG DÙNG "WHICH"

------------------------------

1. Phía trước là “all, little, much, few, everything, none ” thì dùng “that” mà không dùng “which”.

Ex: There are few books that you can read in this book store.

(Có một vài cuốn sách mà bạn có thể đọc ở tiệm sách này).

2. Từ được thay thế phía trước vừa có người vừa có vật thì dùng “that” mà không dùng “which”.

Ex: He asked about the factories and workers that he had visited.

(Ông ấy hỏi về những công ty và công nhân mà ông ấy đã đến thăm)

3. Từ được thay thế phía trước có định ngữ là tính từ ở cấp so sánh hơn nhất thì dùng “that” mà không dùng “which”.

Ex: This is the best novel that I have ever read.

(Đây là cuốn tiểu thuyết hay nhất mà tôi từng đọc).

4. Từ được thay thế phía trước có định ngữ là số thứ tự thì dùng “that” mà không dùng “which”.

Ex: The first sight that was caught at the Great Wall has made a lasting impression on him.

(Cảnh tượng đầu tiên về Vạn lý trường thành đập vào mắt ông ấy gây được ấn tượng khó quên với ông).

5. Từ được thay thế phía trước có định ngữ là “the only, the very, the same, the right” thì dùng “that” mà không dùng “which”.

Ex: It is the only book that he bought himself.

(Đó là cuốn sách duy nhất mà anh ta đã tự mình mua).

6.Từ được thay thế phía trước có định ngữ là “all, every, any, much, little, few, no” thì dùng “that” mà không dùng “which”.

Ex: You can take any room that you like.

(Anh có thể lấy bất cứ phòng nào mà anh thích).

- There is no clothes that fit you here.

(Ở đây chẳng có bộ quần áo nào phù hợp với bạn cả).

7. Trong câu hỏi (Mệnh đề chính) mở đầu bằng “which” thì dùng “that” mà không dùng “which” làm từ nối.

Ex: Which of the books that had pictures was worth reading?

(Những cuốn sách có tranh ảnh thì đáng đọc đúng không?)

8. Trong câu nhấn mạnh “It is … that …” thì dùng “that” mà không dùng “which” làm từ nối .

Ex: It is in this room that he was born twenty years ago.

(Cách đây hai mươi năm chính trong căn phòng này ông ấy đã được sinh ra).

9. Trong câu dùng cấu trúc “such (the same) … as …” dùng từ nối “as” không dùng “which”.

Ex: We need such materials as can bear high temperature.

(Chúng tôi cần những vật liệu có thể chịu được nhiệt độ cao như thế này).

10. Diễn tả ý “giống như…..”dùng từ nối “as” không dùng “which”.

Ex: Mary was late again, as had been expected.

(Mary lại đi muộn, như đã được dự kiến).

“let” và “lets” là động từ dùng với ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba, có nghĩa là “cho phép”, chúng đồng nghĩa với từ “allow” và “allows”, và thường được dùng với cấu trúc sau:

* SBD + “let”/“lets” + SBD + do something

Ví dụ:

- My boss lets me leave the office early (sếp cho phép tôi rời văn phòng sớm)

- My parents let me go out with my boyfriend (ba mẹ cho phép tôi đi chơi với bạn trai)

“let” còn có thể được dùng với nghĩa “hãy để cho”/“cứ để cho”, và thường được dùng với cấu trúc sau:

*Let + someone + do something

Ví dụ:

- Let me help you (để tôi giúp bạn)

- Don’t let him go (đừng để anh ta đi)

- Let her cry to take away the sorrow (cứ để cô ấy khóc cho vơi đi nổi buồn)

* “let’s” là thể viết tắt của từ “let us” mang ý nghĩa kêu gọi một nhóm người “hãy” cùng làm điều gì đó, và thường được dùng với cấu trúc sau:

Let’s + do something

Ví dụ:

- Let’s go. (chúng ta đi thôi)

- Let’s work together (chúng ta hãy cùng làm việc với nhau)

- Let’s cheer up! (hãy vui lên nào!)

15 PHRASAL VERBS khó cần để ý khi làm bài SHARE để lưu nhé!

1 - Catch sight of :bắt gặp

2 - Lose sight of :mất hút

3 - Make fun of :chế diễu

4 - Lose track of :mất dấu

5 - Take account of :lưu tâm

6 - Take note of :để ý

7- Give place to :nhường chỗ

8 - Give way to :nhượng bộ, chịu thua

9 - Keep correspondence with :liên lạc thư từ

10 - Make room for : dọn chỗ

11 - Make allowance for :chiếu cố

12 - Show affection for :có cảm tình

13 - Feel sympathy for :thông cảm

14 - Take/have pity on :thương xót

15 - Put an end to :kết thúc

[ CÁCH SỬ DỤNG CÁC LIÊN TỪ WHEN, AS SOON AS, WHILE, JUST AS VÀ UNTIL ]

- Chúng ta sử dụng when + thì hiện tại để nối kết các sự kiện mà chắc chắn hoặc rất có thể xảy ra trong tương lai.

When I get back, I’ll tell you all about my trip.

I’ll cook dinner when I get home.

Chúng ta sử dụng when + thì quá khứ để nối kết các sự kiện mà đã xảy ra trong quá khứ.

When I saw the pollution in the city, I was very disappointed.

I screamed when the man grabbed my arm.

- Chúng ta sử dụng just as để nói về 2 hành động hoặc sự kiện ngắn mà đã xảy ra gần chính xác cùng thời điểm.

The bus pulled away from the bus stop just as I arrived!

It started to rain just as we left.

- Chúng ta sử dụng while để diễn tả 2 hành động hoặc sự kiện dài mà đã đang xảy ra vào thời điểm cùng với nhau một cách chính xác.

While I was talking on the phone, they were calling for all passengers to board the bus to the beach.

There were lots of people trying to sell me things while I was waiting for the bus.

- Chúng ta sử dụng until hoặc till để đếm số lượng thời gian đến 1 sự kiện tương lai – thông thường 1 sự kiện mà quan trọng hoặc chúng ta hồi hộp về nó.

It’s only 2 months until my summer vacation.

There are only 3 weeks till the wedding. I need to buy a present.

It’s only 5 minutes until the game starts. You’d better hurry up if you want to see it!

Chúng ta sử dụng until và till để diễn tả 1 khoảng thời gian từ cột mốc này đến cột mốc khác.

I had to wait from 9:00 in the morning till 3:00 in the afternoon for the next bus.

We have class from 8:00 until 10:00.

Ghi chú rằng till là cách ngắn đến nói until. Bạn có thể sử dụng chúng thay đổi với nhau, mặc dù until thì trang trọng hơn 1 chút.

- Chúng ta sử dụng as soon as để diễn tả 1 hành động mà đã được thực hiện ngay tức thì sau 1 hành động khác trong quá khứ.

I called Mom as soon as I arrived to let her know that I was ok. (Tôi đã đến nơi. Tôi gọi điện cho Mẹ ngay lập tức).

Chúng ta cũng sử dụng as soon as để diễn tả 1 hành động mà sẽ được thực hiện ngay tức thì sau 1 hành động khác trong tương lai.

I’ll call you as soon as I get home. (Tôi sẽ về nhà. Tôi sẽ gọi bạn ngay lập tức.)

[ BÀI HỌC 19H30 ]

Nhiều bạn hỏi cái này quá, các bạn Share về Wall ko lạc mất nhé

Cách nhấn trọng âm nè cả nhà!

1) Trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất

Hầu hết danh từ và tính từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.

Ví dụ:

Danh từ: PREsent, EXport, CHIna, TAble

Tính từ: PREsent, SLENder, CLEver, HAPpy

Đối với động từ nếu âm tiết thứ 2 chứa nguyên âm ngắn và kết thúc không nhiều hơn một phụ âm thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất.

Ví dụ: ENter, TRAvel, Open...

Các động từ có âm tiết cuối chứa ow thì trọng âm cũng rơi vào âm tiết đầu.

Ví dụ: FOllow, BOrrow...

Các động từ 3 âm tiết có âm tiết cuối chưa nguyên âm dài hoặc nguyên âm đôi hoặc kết thúc nhiều hơn một phụ âm thì âm tiết đầu nhận trọng âm.

Ví dụ: PAradise, EXercise

2) Trọng âm vào âm tiết thứ hai

Hầu hết động từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2.

Ví dụ: to preSENT, to exPORT, to deCIDE, to beGIN

Nếu âm tiết thứ 2 chứa nguyên âm dài, nguyên âm đôi hoặc kết thúc với nhiều hơn một phụ âm thì âm tiết đó nhận trọng âm.

Ví dụ: proVIDE, proTEST, aGREE...

Đối với động từ 3 âm tiết quy tắc sẽ như sau: Nếu âm tiết cuối chứa nguyên âm ngắn hoặc kết thúc không nhiều hơn một nguyên âm thì âm tiết thứ 2 sẽ nhận trọng âm.

Ví dụ: deTERmine, reMEMber, enCOUNter...

3) Trọng âm rơi vào âm thứ 2 tính từ dưới lên

Những từ có tận cùng bằng –ic, -sion, tion thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 tính từ dưới lên

Ví dụ:

Những từ có tận cùng bằng –ic: GRAphic, geoGRAphic, geoLOgic...

Những từ có tận cùng bằng -sion, tion: suggestion, reveLAtion...

Ngoại lệ: TElevision có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.

4) Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 từ dưới lên

Các từ tận cùng bằng –ce, -cy, -ty, -phy, –gy thì trọng âm đều rơi vào âm tiết thứ 3 từ dưới lên:

Ví dụ: deMOcracy, dependaBIlity, phoTOgraphy, geOLogy

Các từ tận cùng bằng –ical cũng có trọng âm rơi váo âm tiết thứ 3 tính từ dưới lên.

Ví dụ: CRItical, geoLOgical

5) Từ ghép (từ có 2 phần)

Đối với các danh từ ghép trọng âm rơi vào phần đầu: BLACKbird, GREENhouse...

Đối với các tính từ ghép trọng âm rơi vào phần thứ 2: bad-TEMpered, old-FASHioned...

Đối với các động từ ghép trọng âm rơi vào phần thứ 2: to OVERcome, to overFLOW...

Lưu ý:

1. Các phụ tố không làm ảnh hưởng đến trọng âm câu: -able, -age, -al, -en, -ful, -ing, -ish, -less, -ment, -ous.

2. Các phụ tố bản thân nó nhận trọng âm câu: -ain(entertain), -ee(refugee,trainee), -ese(Portugese, Japanese), -ique(unique), -ette(cigarette, laundrette), -esque(picturesque), -eer(mountaineer), -ality (personality), -oo (bamboo), -oon (balloon), -mental (fundamental)

Ngoại lệ: COffe, comMITtee, ENgine

3. Trong các từ có các hậu tố dưới đây, trọng âm được đặt ở âm tiết ngay trước hậu tố: -ian (musician), - id (stupid), -ible (possible), -ish (foolish), -ive (native), -ous (advantageous), -ial (proverbial, equatorial), -ic (climatic), -ity (ability, tranquility).

PHẦN BIỆT SINCE, FOR VÀ AGO

* Ago thường dùng với thì quá khứ đơn simple past trong quá khứ chỉ một hành động đã chấm dứt cách đây một thời gian.

- Ten years ago=Trước đây 10 năm

- Not along ago=Cách đây không lâu

- Her husband died 10 years ago=Chồng bà mất cách đây 10 năm.

- I had my keys a minute ago, and now I can’t find them=Vừa mới cầm chùm chìa khóa mà bây giờ đâu mất rồi. (Chú ý: ago không dùng với thì present perfect)

- She phoned a few minutes ago=Cô ấy gọi điện thoại cách đây vài phút.

- Where’s your brother? -- He was playing outside ten minutes ago=Em con đâu rồi?-- Cách đây 10 phút, nó còn chơi ở ngoài sân (was playing ở thì past progressive).

- My grandfather died three years ago=Ông tôi mất cách đây 3 năm.

=> dùng ago chỉ chỉ một chuyện xảy ra “cách hiện tại một thời gian thường rõ rệt.”

* Since: bao lâu rồi, tính từ một thời điểm trong quá khứ tới hiện tại. Dùng với thì perfect tense, thường là present perfect.

- How long have you been studying English?=Bạn học tiếng Anh được bao lâu rồi?

--- [Nếu bạn học tiếng Anh được 5 năm rồi, và bây giờ năm 2011 bạn vẫn còn học, vậy bạn bắt đầu học năm 2006.] Bạn nói: I’ve been studying English since 2006.

--- Hay: I began studying English 5 years ago”. Tôi bắt đầu học tiếng Anh cách đây 5 năm.

- I’ve been doing a new job since January 2011.

- I began my new job 6 months ago (bây giờ là tháng 6, 2011).

- I haven’t eaten since breakfast=Từ sáng đến giờ chưa ăn gì hết.

- How long ago did we last see you?=Lần cuối mình gặp nhau bao giờ nhỉ?=How long is it since I last saw you?

=> Thường chỉ dùng một trong hai chữ, hoặc ago, hoặc since. Dùng ago thường với thì simple past với nghĩa cách đây: khoảng thời gian + ago. Dùng since với thì present perfect từ một thời điểm được nói rõ trong quá khứ đến bây giờ (since yesterday, since 2005, since January).

* For (=trong): dùng for khi muốn tả một thời gian nhưng không nhất thỉết nói rõ bắt đầu hay chấm dứt khi nào ở quá khứ:

- My parents will be staying with us for two weeks=Ba má tôi sẽ tới ở chơi trong hai tuần.

=> Khi dùng for với thì present perfect để diễn tả khoảng thời gian chấm dứt lúc đang nói: I’ve been waiting for two hours=Tôi chờ trong hai tiếng đồng hồ (khi tôi nói câu này thì tôi đã chờ hai tiếng đồng hồ). Dùng for ở mọi thì. So sánh hai câu: He died three years ago=Ông ta chết cách đây 3 năm. [bây giờ là 2011; ông chết cách đây ba năm: 2008. Nếu dùng for:

- He was ill for three years before he died=(Ông bịnh trong 3 năm rồi chết) (Ông bịnh từ 2005 đến 2008 là năm ông chết).

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: