Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

syn34

Câu 34. Dùng giả thuyết của Naef để chứng minh sự mất đối xứng của CB.

ĐV thân mềm chủ yếu có đối xứng hai bên, ấu trùng của nhiều nhóm ĐV thân mềm cũng thể hiện đối xứng hai bên. Hiện tượng mất đx ở chân bụng chỉ là hiện tượng thứ sinh. So sánh cấu tạo cơ thể và căn cứ vào vị trí tương đối của xoang áo so với khối nội quan, có thể phân biệt được 4 sơ đồ cấu tạo ứng với các nhóm chân bụng khác nhau:

v  Nhóm mang trước: Nội quan có cấu tạo kép, xếp đối xứng hai bên. Hệ TK có cầu nối mang bắt chéo trên và dưới ruột.

v  Nhóm một tâm nhĩ: Xoang áo ở phía trước thân, cơ quan áo, tâm nhĩ và thận chỉ còn lại một bên. TK có cầu nối bên - mang bắt chéo.

v  Nhóm có phổi: Sống trên cạn, hh bằng phổi, mức độ cấu trúc cơ thể như Một tâm nhĩ.

v  Nhóm mang sau: Xoang áo lệch về phía sau cơ thể. Cơ quan áo, tâm nhĩ, thận chỉ còn lại một bên, vỏ tiêu giảm.

Naef (1927) giải thích bằng quan điểm hình, sinh thái như sau:

Chân bụng nguyên thuỷ vốn có vỏ hình nón, chuyển dần sang xoắn trong một mặt phẳng. Miệng vỏ ở cuối cơ thể, phần nặng của vỏ nằm về phía trước, xoang áo nằm về phía sau. Có đời sống bơi. Khi chuyển sang đời sống bò, phần nặng của vỏ chuyển ra phía sau, để thích nghi với đời sống bò buộc chúng phải quay vỏ 1800. Lúc này xoang áo sẽ chuyển về phía trước.Vỏ chuyển từ xoắn trong 1 mặt phẳng sang xoắn chóp nâng cao tăng cường độ bền vững của vỏ. Trọng tâm của vỏ lệch sang một bên.

Cơ thể điều chỉnh trọng tâm bằng cách quay ngược vỏ về phía sau và hơi nghiêng về phía thân. Vỏ ép lên cơ quan áo theo một bên gây tiêu biến một bên mang và tâm nhĩ, thận cũng tiêu biến theo. Tùy theo mức độ nhả xoắn điều hoà mà hình thành các nhóm mang trước, một tâm nhĩ, có phổi hay mang sau

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: