Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

sv doc sach lua chon

Lựa chọn sách đọc. Hiện nay, do sự phát triển của công tác xuất bản với công nghệ in ấn hiện đại, hàng tháng ra đời hàng trăm ấn phẩm đủ loại. Vì vậy, mỗi người, mỗi giảng viên theo yêu cầu của công tác nghiên cứu, giảng dạy cần có sự lựa chọn chu đáo để tiết kiệm thời gian vật chất, đáp ứng nhanh yêu cầu của công việc. Trong cuộc sống mỗi người đều có những nhu cầu và hứng thú riêng, do vậy khi lựa chọn sách mỗi người cũng tự tìm cho mình những loại sách đáp ứng nhu cầu đó. Nhưng do yêu cầu của công việc, trách nhiệm nghề nghiệp, nhiều khi chúng ta phải tạm gác những nhu cầu riêng để phục vụ cho công việc chung. Chúng ta đều biết, ai cũng thích đọc truyện, sách văn học trong nước hoặc nước ngoài, loại sách đó dễ đọc, có người đọc say sưa quên cả ăn... Còn ngược lại đọc sách kinh điển, sách lý luận, chính trị... đọc vừa khó, vừa cảm thấy khô khan và có thể nói đau đầu... nên nhiều người ngại. Tuy vậy, đây là loại sách mà bất cứ một giảng viên lý luận chính trị nào cũng đều phải đọc càng nhiều càng tốt,(yêu cầu là vậy, nhưng còn đọc ít, hay nhiều là do nhu cầu, khả năng, điều kiện của từng người). Điều đó, cho thấy sự khó khăn, gian khổ, cực nhọc của giảng viên lý luận chính trị, cần có sự chia sẻ của mọi người. Cùng với các tác phẩm kinh điển, các Văn kiện, nghị quyết của Đảng, giảng viên lý luận chính trị cần phải thường xuyên đọc các báo và tạp chí chuyên nghành (như Tạp chí Tuyên giáo, tạp chí xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản... để có thêm thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy của bản thân...). Theo kinh nghiệm bản thân, cùng với các loại sách kinh điển, lý luận, các Văn kiện Đảng...Tôi thường xuyên đọc các tạp chí và đặc biệt hàng ngày đều tranh thủ lướt qua các website để thu lượm thông tin... Sự lựa chọn và phân loại sách, báo cần đọc sẽ giúp cho người đọc vừa tiết kiệm thời gian vừa tìm kiếm đúng sách phục vụ nhanh chóng cho mục đích đọc. Một số vấn đề và phương pháp đọc Cần phải hiểu rằng: Quỹ thời gian làm việc của mỗi người trong ngày có hạn, trong khi đó khối lượng công việc cũng như khối lượng sách cần đọc của chúng ta lại rất nhiều. Vì vậy, mỗi người cần phải có phương pháp đọc sách khoa học để tiết kiệm thời gian đạt hiệu quả cao khi đọc sách. Muốn vậy, người đọc cần tham khảo, vận dụng và thực hiện thứ tự theo các bước sau: Bước 1 - Đọc nhanh (đọc lướt): mục đích của việc đọc lướt nhằm tìm hiểu một cách khái quát nội dung chung của cuốn sách. Tại bước này, người đọc cần tìm hiểu những thông tin: tên tác giả, nơi và năm xuất bản, tiếp đó cần xem mục lục với các chương mục cụ thể, sau đó xem lời giới thiệu (lời tựa hoặc lời nói đầu...). Việc đọc lướt này chỉ mất khoảng từ 15 - 30 phút, nhưng sẽ giúp cho người đọc hiểu được tổng thể nội dung khái quát của cuốn sách. Tiến hành các bước trong quá trình đọc lướt có nhiều ý nghĩa, tạo dấu ấn, tăng thêm độ tin tưởng ban đầu, gây sự hưng phấn cho việc tìm hiểu sâu hơn, trong quy trình đọc sau này. Thí dụ: Việc biết được tên tác giả ( hoặc chủ biên), năm và nhà xuất bản là cơ sở ban đầu tạo niềm tin cho người đọc; lời tựa, hoặc lời nói đầu sẽ giúp người đọc phương hướng mục đích của cuốn sách, qua mục lục, người đọc có thể hình dung sơ bộ cấu trúc của cuốn sách và có thể tìm ngay được những điều mình đang cần ở khu vực nào của cuốn sách. Thực tế cho thấy, hiện nay cùng một đề tài, có nhiều tác giả cùng viết... song mỗi người khai thác ở các góc độ khác nhau, cũng như vậy, nước ta hiện nay có nhiều nhà xuất bản cả Trung ương và địa phương, mỗi nhà xuất bản đều có đội ngũ cán bộ biên tập với những trình độ khác nhau... Vì vậy đọc lướt là một khâu rất quan trọng, cần thiết cho người đọc, vừa tiết kiệm thời gian, vừa tạo thuận lợi cho việc đọc, nghiên cứu kỹ tác phẩm. Rất tiếc, hiện nay một số người đọc chưa tiếp cận đầy đủ các khâu này, do đó họ thấy rất lúng túng khi đọc sách. Bước 2 - Đọc kỹ: Sau khi đọc lướt, người đọc đã nắm sơ bộ, khái quát nội dung của cuốn sách, việc đọc kỹ bắt đầu. Đối với mỗi cuốn sách người đọc có thể đọc một lần, hoặc đọc nhiều lần, đọc nhanh hay đọc chậm, tất cả đều phụ thuộc vào mục đích và khả năng của người đọc. Nếu chỉ mục đích lấy tư liệu trích dẫn thì có thể đọc một lần, nếu với mục đích đọc nghiên cứu, học tập thì phải đọc nhiều lần. Đối với sách kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng đòi hỏi giảng viên lý luận cần đọc nhiều lần để hiểu sâu. Tuy nhiên, khi đọc các lần sau không phải đọc như lần đầu đọc kỹ mà các lần sau chỉ đi sâu vào các luận điểm cơ bản hoặc đi sâu vào những chỗ mà lần đầu chưa hiểu. Việc đọc đi đọc lại nhiều lần một cuốn sách là rất cần thiết đối với những cán bộ nghiên cứu, giảng dạy lý luận, nó giúp cho người đọc thông hiểu sâu sắc và ghi nhớ lâu hơn. Khi đọc nên tập đọc nhanh, đọc nhanh sẽ tập trung được sự chú ý dễ dàng xác lập được mối quan hệ giữa đoạn này với đoạn khác. Điều này, giúp cho người đọc nắm vững những tư liệu, tài liệu tốt hơn, để đọc được nhanh thì người đọc cần phải rèn luyện, kinh nghiệm thực tế cho thấy ai cũng có thể đọc nhanh được nếu biết rèn luyện kỹ năng đọc, nên đọc bằng mắt không nên đọc thành tiếng, không đọc từng từ mà đọc cả đoạn, cả câu. Điều đó, khiến cho mắt quen dần cùng một lúc nhìn được số từ nhiều nhất. Đương nhiên, để tập được thói quen này người đọc phải luyện tập, lúc đầu đọc tài liệu dễ, khi đã thành tập quán ổn định chuyển sang đọc những tài liệu phức tạp, khó hơn. Bước 3: Tìm kiếm, khai thác tư liệu khi đọc. Đối với cán bộ nghiên cứu, giảng dạy nói chung cũng như cán bộ, giảng viên nghiên cứu giảng dạy lý luận chính trị nói riêng, tìm kiếm khai thác tư liệu trong khi đọc sách là một công việc rất quan trọng, với mục đích là để luận giải, chứng minh cho một luận điểm nào đó khi nghiên cứu và giảng dạy. Những số liệu này có sức thuyết phục rất lớn đối với người nghe. Vì vậy, khi đọc kỹ đòi hỏi giảng viên phải ghi chép, khai thác tư liệu, số liệu để phục vụ cho công tác của mình. Ghi chép trong khi đọc là một việc làm hết sức cần thiết, bởi vì, trong khi đọc dù người đọc có tập trung tư tưởng suy nghĩ sâu sắc đến đâu, nhưng nếu suy nghĩ đó không được ghi chép lại hiệu quả đọc sẽ không cao và sau này kết quả đó cũng không thể lưu giữ được mãi trong trí nhớ. Để thực hiện được việc ghi chép, người đọc cần chuẩn bị những vật liệu (dụng cụ) bút (gồm có bút viết, bút nhớ) và sổ ghi chép (không nên ghi chép vào những tờ giấy, vì nó dễ thất lạc nên có quyển sổ ghi chép riêng...) Để nghiên cứu và giảng dạy tốt mỗi giảng viên lý luận chính trị (nhất là ở cơ sở) cần thường xuyên đọc sách, tìm kiếm kiến thức để tự nâng cao trình độ, có như vậy mỗi người chúng ta mới đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ chính trị. Những điều trình bày ở trên cũng chỉ là những gợi ý tham khảo, tuỳ vào điều kiện và khả năng cụ thể của từng người mà vận dụng./.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #hưng