Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

suyluan

1.Suy luận là gì? Là hình thức của tư duy nhằm rút ra phán đoán mới từ 1 hay nhiều phán đoán đã có. Suy luận là quá trình đi đến một phán đoán mới từ những phán đóan đã biết

2.Cấu trúc suy luận? Gồm 3 phần :

- Tiền đề: là 1 hay nhiều phán đóan mà về nguyên tắc ta đã biết chính xác giá trị của nó là chân thực.trên cơ sở giá trị chân thực đó của tiền đề có thể rút ra phán đoán mới,chứa đựng tri thức mới mà bản thân các tiền đề ở dạng riêng lẻ ko thể có dc.

- Lập luận : là cách thức logic rút ra kết luận từ tiền đề.

- Kết luận : là phán đoán mới thu dc từ tiền đề thông qua lập luận logic.(kết luận dg,sai, trong mối quan hệ với nội dung hiện thực khách quan, kết luận dg,sai ngẫu nhiên hay tất yếu....)

II - Phân loại suy luận

Căn cứ vào cách thức suy luận đi từ tri thức chung đến tri thức riêng hay ngược lại.cho nên phân làm 2 loai: diễn dịch và quy nạp

I-Diễn dịch

a. Diễn dịch trực tiếp: là suy diễn mà kết luận dc rút ra từ tiền đề là 1 phán đoán đơn.

Chia 4 dạng cơ bản : -phép chuyển hóa, phép đảo ngược, phép đối lập, hình vuông logic

b. Diễn dịch gián tiếp: là suy luận mà kết luận là phán đóan mới dc rút ra trên cơ sở mối liên hệ logic giữa 2 hay nhiều phán đóan tiền đề.

* TAM ĐOẠN LUẬN

ĐN và Đăc trưng: là suy luận diễn dịch gián tiếp trong đó kết luận là phán đóan nhất quyết đơn được rút ra từ mối liên hệ tất yếu giữa 2 tiền đề là phán đoán nhất quyết đơn.

a.Quy tắc chung của tam đoạn luận (bao gồm 3 quy tắc giành cho thuật ngữ và 4 cho tiền đề)

* các quy tắc thuật ngữ:

-Quy tắc 1: trong mỗi tam đoạn luận chỉ cần và chỉ có thể có 3 thuật ngữ.

-Quy tắc 2 : thuật ngữ phải chu diên ít nhất 1 lần.

- Quy tắc 3: thuật ngữ nào ko chu diên ở tiền đề thì cũng ko chu diên ở kết luận

* các quy tắc cho tiền đề:

- quy tắc 4: tam đoạn luận đúng ko thể có 2 tiền đề là phán đoán phủ định.

- quy tắc 5: nếu 1 trong 2 tiền đề là phán đoán phủ định thì kết luận là phán đóan phủ định.

- quy tắc 6: ít nhất 1 trong 2 tiền đề phải là phán đóan tòan thể

- quy tắc 7: nếu 1 trong 2 tiền đề là phán đóan bộ phận thì kết luận là phán đóan bộ phận.

b. các quy tắc riêng cho các loại hình của tam đoạn luận

- quy tắc loại hình I :tiền đề lớn là phán đoán toàn thể thì tiền đề nhỏ là phán đoán khẳng định

- quy tắc loại hình II: tiền đề lớn là phán đoán toàn thể thì 1 trong 2 tiền đề là phán đoán phủ định.

- quy tắc loại hình III : trong tam đoạn luận loại hình III tiền đề nhỏ phải là phán đoán khẳng định

- quy tắc loại hình IV: nếu 1 tiền đề là phán đóan phủ định thì tiền đề lớn là phán đoán tòan thể.Nếu tiền đề lớn là phán đóan khẳng định thì tiền đề nhỏ là phán đóan tòan thể. Nếu tiền đề nhỏ là phán đoán khẳng định thì kết luận là phán đoán tòan bộ.

Câu 9: trình bày các loại suy luận điều kiện xác định và suy luận lựa chọn xác định?ví dụ

A, suy luận điều kiện : là những suy luận trong đó có ít nhất 1 tiền đề là phán đoán kéo theo. Phụ thuộc vào chuyện có 1 hay cả 2 tiền đề là phán đóan kéo theo.có 2 loại là :suy luận điều kiện xác điịnh và thuần túy.

+ suy luận điều kiện xác định dc cấu thành từ 1 tiền đề điều kiện và 1 tiền đề là phán đóan đơn. Kết luận là phán đoán nhất quyết đơn.cơ sở logic là mối liên hệ nhân quả giữa 2 hiện tượng trong đó 1 là điều kiên (nguyên nhân) và 1 là kết quả. Nói chung có 4 phương thức suy luận dkxd:

-khẳng định điều kiện để khẳng định hệ quả

-phủ định hệ quả để phủ định điều kiện

-khẳng định hệ quả để khẳng định điều kiện

-phủ định điều kiện để phủ định hệ quả

+ suy luận điều kiện thuần túy khác với suy luận đkxđ do cả 2 tiền đề đều là phán đoán điều kiện nên kết luận là phán đóan điều kiện.

B, Suy luận lựa chọn : là suy luận trong đó ít nhất 1 trong 2 tiền đề là phán đóan tuyển.có 3 dạng cơ bản :xác định, điều kiện, thuần túy.

+ Xác định: cấu thành từ 1 tiền đề là phán đoán tuyển tuyệt đối, tiền đề kia là phán đóan đơn,kết luận là phán đoán đơn. Có 2 modun: khẳng định để phủ đinh và phủ định để khẳng định.

+ thuần túy : cả 2 tiền đề đều là tuyển tương đối, kết luận cũng là tuyển tương đối.(quy tắc giống xác định)

+ điều kiện : cùng lúc lấy 2 quan hệ : kéo theo nhân quả và lựa chọn tồn tại làm cơ sở logic

II- Quy nạp

KN :là suy luận trong đó rút ra những kết luận mang tính khái quát chung từ những tri thức đơn lẻ hay ít khái quát hơn.

+ quy nạp hoàn toàn : là suy luận trong đó kết luận chung, khái quát được rút ra trên cơ sở nghiên cứu tất cả các đối tượng của lớp đó.

+ Quy nạp ko hoàn toàn là suy luận mà trong đó kết luận khái quát chung về lớp đối tượng nhất định được rút ra trên cơ sở nghiên cứu ko đầy đủ các đối tượng của lớp ấy.

+ quy nạp phổ thông : là phép quy nạp ko hòan toàn được thực hiện trên cơ sở chỉ ra những dấu hiệu trùng lặp trong hàng loạt các đối tượng của lớp đối tượng đang xem xét và đi đến kết luận khái quát vè dấu hiệu đó cho tất cả các đối tượng của lớp.

+ quy nạp khoa học :là phép quy nạp ko hoàn toàn được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu 1 bộ phận đối tượng thuộc lớp cần khái quát.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: