Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

(2)

Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Gia Long, đặt tên nước là Việt Nam, mở ra triều đại nhà Nguyễn kéo dài cho tới năm 1945. Tuy nhiên từ 1858 đến 1945, Việt Nam bị thực dân Pháp Xâm lược. Thực dân Pháp ra sức bóc lột tài nguyên, nhân, vật lực của Việt Nam, dìm các cuộc khởi nghĩa của nông dân, một số danh sĩ yêu nước trong biển máu. Các vị vua cuối triều Nguyễn không có quyền quyết định các quốc sách. Họ chỉ là những vị vua bù nhìn, chỉ biết lo cho thân phận mình được yên ổn. Họ đã bất lực đầu hàng Pháp, không giúp gì được cho đất nước lại còn bóc lột dân chúng bằng lắm thứ tô thuế,... nặng nề để phục vụ cho cuộc sống xa hoa của họ. Duy chỉ có 3 vị vua có tấm lòng yêu nước sâu sắc, đứng lên chống lại thực dân Pháp, đó là Vua Hàm Nghi, Vua Thành Thái và Vua Duy Tân. Thế nhưng cả 3 vị Vua ấy đều bị thực dân Pháp đày sang Châu Phi, phải sống một cuộc sống vô cùng khổ cực.

Năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã lật đổ được chính quyền của Pháp, Nhật, lật đổ chế độ quân chủ phong kiến của nhà Nguyễn để lập nên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, một thể chế nhà nước mới mà tất cả nhân dân lao động được làm chủ đất nước, bình đẳng với nhau, không có ai bóc lột ai cả.

Tháng 8/1945, Pháp nổ súng tái chiếm Nam Kỳ mở đường xâm lược Việt Nam lần 2.

Tháng 12/1946, Pháp ra tối hậu thư đòi Chính phủ Việt Nam ở Hà Nội, phải giải tán quân đội, giao nộp vũ khí. Biết đã tới giới hạn cuối cùng. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Cử một bộ phận quân đội ở lại cầm cự với Pháp tại Hà Nội, còn lại rút hết lên vùng rừng núi phía Bắc, lập căn cứ kháng chiến.

Không đựơc đáp ứng tối hậu thư, Pháp tấn công Hà Nôi, quân Việt Nam chặn quân Pháp ở đó hơn hai tháng, khi đại quân và tài sản đã di tản lên căn cứ kháng chiến an toàn thì rút đi. Pháp chiếm được Hà Nội và sau đó mở rộng ra khắp vùng đồng bằng bắc bộ. Tuy nhiên không tiêu diệt được chính phủ của Hồ Chí Minh.

Pháp tuy chiếm được Việt Nam nhưng phần lớn chỉ có đủ quân để giữ các vùng đô thị. Nhân dân Việt Nam tổ chức đánh du kích ở vùng nông thôn và rừng núi. Pháp càng đánh càng đuối sức trong khi quân Việt Nam càng đánh càng trưởng thành và lớn mạnh. Đến năm 1950 thì quân đội Việt Nam đã bắt đầu lấy lại thế chủ động có thể đánh những trận lớn trực diện. Và đến năm 1953 thì Pháp đã rơi vào tình thế bị động đối phó.

Năm 1954, với nỗ lực nhằm giành lại thế chủ động trên chiến trường, Pháp ra sức càn quét, tăng cường bắt lính để mở rộng nguỵ quân, xin thêm viện binh, viện trợ vũ khí. Xây dựng những cứ điểm phòng thủ ở miền bắc để thi hành kế hoạch Nava: phòng thủ ở miền bắc, bình định miền Nam, sau khi bình định miền Nam sẽ có thêm nhiều ngụy quân và thanh thế tiến ra miền bắc tiêu diệt quân bắc Việt. Và Điện Biên Phủ là một trong những cứ điểm lớn nhất, mạnh nhất, đông quân nhất và "không thể công phá" tại Đông Dương đã được xây dựng với sự giúp đỡ của người Mỹ. Pháp định dùng nó làm cái bẫy để nhử quân Việt Nam vào đánh để tiêu diệt. Thế nhưng...

Tháng 5/1954, cứ điểm Điện Biên Phủ bị tiêu diệt hoàn toàn. Quân Việt Minh bắt sống toàn bộ 16 nghìn quân Pháp trong đó có cả sở chỉ huy. Cả thế giới chấn động. Thất bại này khiến Pháp phải ký hiệp định Giơ ne vơ chấm dứt xâm lược Việt Nam, chấm dứt sự hiện diện của quân đội nước ngoài tại Việt Nam.

Pháp rút, Mỹ nhảy vào miền Nam Việt Nam dựng nên chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp những người chống đối. Đất nước Việt Nam lại bị chia cắt thành 2 miền nam - bắc.

Năm 1965 Mĩ trực tiếp tham chiến tại Việt Nam, gây ra một cuộc chiến tranh thảm khốc nhất trong thế kỷ XX. Cuộc chiến của nhân dân Việt Nam chống lại Mỹ, và tay sai kéo dài từ đó tới năm 1975. Trong suốt 20 năm đó, Mỹ và chính quyền do Mỹ dựng lên đã tìm đủ mọi cách, đủ mọi phương tiện chiến tranh hiện đại nhất để chống lại nhân dân Việt Nam nhưng cuối cùng đều bị thất bại. Nước Việt Nam độc lập và thống nhất kể từ ngày 30/04/1975.

Năm 1976, đổi tên nước thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nhưng Việt Nam vẫn chưa được hưởng cuộc sống thanh bình thực sự.

Năm 1977, Cam-pu-chia, dưới sự cầm quyền của Khơ me đỏ, quân đội chính quy của Cam-pu-chia mở cuộc tiến công biên giới và tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam, giết người man rợ, gây ra rất nhiều tội ác. Trước đó, từ ngay sau ngày Việt Nam thống nhất (5/1975), Khơ me đỏ đã có nhiều hoạt động xâm nhập quấy rối giết hại dân thường.

Lúc này, giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng xảy ra mâu thuẫn. Trung Quốc trở nên thân Mỹ chống Liên Xô và Việt Nam. Nhà cầm quyền Trung Quốc đã ủng hộ lực lượng Khơ me đỏ ở Cam-pu-chia bằng cách gia tăng chuyên gia và viện trợ quân sự sang Cam-pu-chia. Khơ me đỏ vì thế càng ngày càng mạnh tay với Việt Nam và với cả nhân dân Cam-pu-chia. Hàng trăm nghìn dân thường Việt Nam và hàng triệu người dân Cam-pu-chia đã bị Khơ me đỏ giết hại.

Đầu năm 1979, Việt Nam tổng phản công trên toàn tuyến biên giới với Cam-pu-chia, đẩy lui Khơ me đỏ về sâu trong lãnh thổ Cam-pu-chia. Việt Nam còn liên kết với quân cách mạng của Cam-pu-chia, tiến công giải phóng thủ đô Phnom penh cứu nhân dân Cam-pu-chia khỏi họa diệt chủng. Trung Quốc và Khơ me đỏ tố cáo Việt Nam xâm lược Cam-pu-chia. Đa phần quốc tế (trong đó có ASEAN) không ủng hộ Việt Nam, đòi Việt Nam rút quân về nước.

Trước sự tấn công mạnh mẽ của Việt Nam, Khơ me đỏ phải rút vào rừng rậm biên giới, lãnh thổ Thái Lan, nhờ sự giúp đỡ của Thái Lan và Trung Quốc mà cầm cự theo kiểu đánh du kích để không bị tiêu diệt.

Tháng 3 năm 1979, Trung Quốc huy động hàng chục sư đoàn bất ngờ tấn công trên toàn tuyến biên giới phía bắc Việt Nam với tuyên bố đầy tính giang hồ của Đặng Tiểu Bình là để "dạy cho Việt Nam một bài học" và tuyên truyền với nhân dân Trung Quốc là để "phản công quân Việt Nam xâm lược". Nhưng mục đích chính là nhằm phân tán quân chủ lực của Việt Nam, giải vây cho Khơ me đỏ đang bị vây khốn tại Cam-pu-chia. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đóng quân và hy sinh xương máu của mình ở Cam-pu-chia để bảo vệ nhân dân Cam-pu-chia, bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ của Cam-pu-chia cho đến tận năm 1989, khi nhân dân Cam-pu-chia đã đủ mạnh để tự bảo vệ và giữ gìn thành quả cách mạng của mình, Việt Nam mới rút quân về nước.

Quân Trung Quốc dùng chiến thuật biển người càn quét sâu vào lãnh thổ Việt Nam, đi tới đâu là giết sạch phá sạch tới đó. Quân đội Việt Nam với khoảng 5 sư đoàn và dân quân địa phương, bộ đội biên phòng mặc dù đã ngoan cường, anh dũng chiến đấu nhưng dần dần phải rút lui do quân Trung Quốc quá đông, một người lính Việt Nam phải chống lại từ 5 -7 tên Trung Quốc xâm lược. Tuy nhiên, đi nhiều thì chết nhiều, quân Trung Quốc chịu tổn thất quá lớn nên chỉ hai tuần giao tranh, khi gặp Quân đoàn 2 chủ lực của Việt Nam chặn đường thì buộc phải rút chạy về nước và tuyên bố chiến thắng (!). Kể từ đó Trung Quốc không dám tấn công bằng bộ binh sang lãnh thổ Việt Nam mà chủ yếu dùng pháo từ bên kia biên giới bắn sang quấy phá, làm tiêu hao sinh lực của Việt Nam. Hai bên cứ đấu pháo qua lại mãi tới giữa thập niên 1980.

Ngày 14 tháng 3 năm 1988, 9 tàu chiến hải quân Trung Quốc có trang bị pháo hạm và lính thủy đánh bộ bất ngờ tấn công 3 tàu vận tải chở công binh Việt Nam đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền tại quần đảo Trường Sa, khu vực đảo Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma. Công binh Việt Nam đang tay không khuân gạch đá xây nhà thì bị tàu và lính Trung Quốc với hỏa lực mạnh tấn công. Trung Quốc dễ dàng bắn chìm 3 tàu vận tải và giết chết 64 chiến sĩ Việt Nam. Các chiến sỹ Việt Nam anh dũng, mưu trí chiến đấu giữ được Đảo Cô Lin và Len Đao. Đảo Gạc Ma bị Trung Quốc chiếm đóng từ ngày đó. Cho đến nay, Trung Quốc đã chiếm đoạt của Việt Nam nhiều đảo tại quần đảo Trường Sa và toàn bộ quần đảo Hoàng Sa (Hoàng Sa bị chiếm trọn từ 1974 với sự bật đèn xanh của Mỹ), bất chấp các công ước quốc tế, bỏ ngoài tai những lời phản đối của Việt Nam và cộng đồng quốc tế.

Từ 1986, Việt Nam tiến hành đổi mới kinh tế, đổi mới đối ngoại với phương châm muốn làm bạn với tất cả các nước. Nhờ vậy, kinh tế - chính trị - xã hội của Việt Nam ngày càng ổn định và phát triển.

Năm 1991 Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ. Việt Nam chính thức im tiếng súng từ đây.

Năm 1995 Việt Nam và Mĩ bình thường hóa quan hệ. Việt Nam chính thức hội nhập sâu rộng với thế giới từ đây.

Hiện nay, Việt Nam đang được hưởng nền hòa bình sau những chặng đường dài lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Tuy nhiên, những thế lực thù địch vẫn đang luôn tìm cách phá hoại sự ổn định chính trị, phá hoại kinh tế, chiếm đoạt lãnh thổ, lãnh hải...của Việt Nam.
Chúng ta hãy cùng chung tay bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và sự yên bình cho dân tộc Việt Nam nhé các member.

-----
Nguồn tham khảo: vnmilitaryhistory.net
#AdmB41

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro