Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

95. Vụ đầu độc nữ sinh ưu tú

Chu Lệnh, sinh năm 1973 ở Bắc Kinh, Trung Quốc trong một gia đình gia giáo. Từ nhỏ, Chu Lệnh rất tài năng, cô không chỉ học giỏi mà còn biết đàn piano và chơi những nhạc cụ dân gian.

Năm 1992, cô đậu vào trường Đại học danh tiếng Thanh Hoa của Trung Quốc học chuyên Hóa và được ví như một trong những sinh viên ưu tú nhất của khóa năm đó, đồng thời là sinh viên có nhiều hoạt động nghệ thuật trong trường. Ngoài ra, cô cũng là một vận động viên bơi lội có tiềm năng và từng đạt được nhiều giải thưởng tại các hội thi thể thao Bắc Kinh.Tuy nhiên, mọi thứ đã hoàn toàn sụp đổ khi Chu Lệnh bước vào năm thứ 2.

Theo thông tin của bạn học cùng lớp, tháng 10/1994, đôi mắt của Chu Lệnh bắt đầu có dấu hiệu bất thường. Nhiều ngày đi học, Chu Lệnh lâm vào tình trạng mắt mờ dần, không nhìn thấy mọi thứ xung quanh. Mặc dù lúc đó, gia đình đã đưa cô đến bệnh viện Đại học Thanh Hoa để kiểm tra nhưng không tìm thấy nguyên nhân cụ thể.

Đến ngày 24/11/1994, cơ thể Chu Lệnh bắt đầu xuất hiện những triệu chứng ngộ độc kỳ lạ. Ban đầu, cô bị đau bụng và không để ăn uống được bình thường. Vài ngày sau, dạ dày bắt đầu có dấu hiệu kỳ lạ khó chịu, đến ngày 8/12 tóc bắt đầu rụng dần và trọc hẳn hoàn toàn.

Ngày 23/12, Chu Lệnh được đưa vào bệnh viện Đồng Nhân ở Bắc Kinh để kiểm tra nhưng không có bất cứ dấu hiệu bất thường nào. Tuy nhiên, cô vẫn nhập viện để theo dõi tình hình. Sau vài ngày, tình trạng sức khỏe Chu Lệnh có dấu hiệu thuyên giảm, tóc cũng mọc lại dần. Vì không tìm được nguyên nhân nhưng sức khỏe có dấu hiệu khả quan nên cô được xuất viện vào ngày 23/1/1995.

Ngỡ tưởng mọi chuyện chẳng có gì xảy ra, nhưng bất ngờ vào ngày 20/2/1995, Chu Lệnh quay lại trường học sau kỳ nghỉ đông thì phát hiện cơn đau dữ dội ở chân. Vài ngày sau đó (6/3), tình hình sức khỏe diễn biến xấu đi một cách nhanh chóng, cô luôn cảm thấy đau chân và bị chóng mặt.

Lúc này, bố mẹ đã đưa cô đến một bệnh viện phía Bắc để điều trị và giáo sư Trần Chấn Dương đã nói rằng rằng, tình trạng này rất giống bị nhiễm độc Thallium nghiêm trọng hiếm gặp. Tuy nhiên, lúc này Chu Lệnh bị đau ở bắp chân khá nghiêm trọng nên bác sĩ không thể chạm vào để kiểm tra. Và lần này nghiêm trọng hơn lần trước khi cơn đau kéo dài đến thắt lưng.

Ngày 9/3/1995, bố mẹ Chu Lệnh một lần nữa đưa cô đến phòng khám chuyên khoa thần kinh của bệnh viện Hiệp Hòa. Tại đây, giáo sư Lý Thuấn Vỹ nói rằng trường hợp này rất giống với vụ nhiễm độc Thallium ở Đại học Thanh Hoa vào 60 năm trước.

Trong quá trình trao đổi, giáo sư cũng nói rằng những triệu chứng của Chu Lệnh gặp phải không khác gì triệu chứng bị nhiễm độc Thallium, nhưng Chu Lệnh một mực khẳng định mình chưa bao giờ tiếp xúc với Thallium nên bệnh viện không kiểm hóa nghiệm và không thể tiến hành kiểm tra xem có thật sự bị nhiễm độc hay không?

Sau lần này, bệnh tình của Chu Lệnh ngày càng nghiêm trọng, bắt đầu xuất hiện tình trạng co rút cơ mặt, cơ mắt tê cứng, mất tự chủ trong việc hô hấp. Lúc này, bệnh viện Hiệp Hòa đã chữa trị theo bệnh án viêm đa dây thần kinh cấp tính. Không lâu sau, cơ quan hô hấp của cô cũng bị suy thoái, bác sĩ quyết định tiến hành phẫu thuật mở khí quản. Dù làm mọi cách nhưng vẫn không thể xác định được nguyên nhân gây bệnh thật sự. Cuối tháng 3/1995, Chu Lệnh rơi vào trạng thái hôn mê sâu, mãi đến 5 tháng sau là vào cuối tháng 8/1995, cô mới tỉnh lại.

Trước tình hình này, bạn bè của Chu Lệnh đã quyết định chung tay giúp đỡ cô bằng cách phiên dịch tình trạng bệnh thành tiếng Anh và gửi mail cầu cứu thông qua trang Usenet - một hệ thống thông tin toàn cầu dưới dạng diễn đàn thảo luận. Sau đó, họ đã nhận được thư phản hồi của hơn 1500 bác sĩ đến từ khắp nơi trên thế giới và có hơn 1/3 ý kiến cho rằng, tình trạng của Chu Lệnh là bị nhiễm độc Thallium. Đây được biết là chất hóa học cực độc, từng được dùng trong thuốc diệt chuột, côn trùng nhưng do có khả năng gây ung thư nên sau này đã bị cấm hoặc hạn chế sản xuất.

Sau khi được chẩn đoán chính xác căn bệnh bí ẩn, Chu Lệnh nhanh chóng được các bác sĩ tiến hành chữa trị, giải độc. Tuy nhiên, thời gian phát hiện bệnh quá trễ nên tình trạng sức khỏe của Chu Lệnh dường như khó cứu chữa. Chất độc Thallium sau một thời gian ngấm vào người đã khiến Chu Lệnh bị liệt hai chân, thị lực suy giảm, gần như mù. Cô không thể tự thở vì hệ thống hô hấp bị suy thoái phải nhờ đến máy trợ thở. Không những thế chất độc cũng ảnh hưởng đến chức năng não của Chu Lệnh, khiến cô từ một sinh viên ưu tú bỗng trở thành đứa trẻ bại liệt, mất khả năng sinh hoạt hằng ngày và phải cần người hỗ trợ.


Tìm ra chân tướng

Cuối tháng 4/1995, sau khi xác nhận được tình hình của Chu Lệnh. Bố mẹ cô đã tiến hành gửi báo cáo đến nhà trường cũng như báo án đến cảnh sát Đại học Thanh Hoa. Trước đó, các bác sĩ đã thử nghiệm và chẩn đoán rằng Chu Lệnh đã bị đầu độc một cách cố ý. Lúc còn tỉnh táo, Chu Lệnh từng nói rằng mình chưa từng tiếp xúc với Thallium. Bác sĩ Lý Thuấn Vỹ không tin nên đã nhờ người phụ trách phòng thí nghiệm ở Khoa Hóa yêu cầu đưa danh sách các sinh viên tiếp xúc với hóa chất thì không có tên của Chu Lệnh.

Tháng 5/1995, Cục cảnh sát Bắc Kinh chính thức thụ án và tiến hành điều tra vụ đầu độc đầy bí ẩn này. Trong quá trình điều tra, có một nghi phạm được rơi vào vòng tình nghi đó là Tôn Duy, một người bạn cùng phòng ký túc xá với Chu Lệnh, hơn nữa Tôn Duy lại còn là sinh viên duy nhất được nhà trường cấp quyền sử dụng hóa chất trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu cho mình. Cảnh sát lúc đó đã mời Tôn Duy về hợp tác điều tra nhưng sau đó nghi phạm đã được thả ra do không đủ bằng chứng buộc tội.

Đến năm 1998, cơ quan công an bất ngờ tuyên bố vụ án kết thúc. Họ lấy lý do đã quá thời hạn theo quy định nên hủy bỏ việc cưỡng chế tạm giữ đối với Tôn Duy. Có một số nguồn tin cho rằng, gia thế của Tôn Duy khá lớn nên đã can thiệp và kết quả điều tra giúp con thoát tội. Sau này, Tôn Duy đã sang Mỹ sinh sống và có tin cho rằng cô đã đổi tên thành Tôn Dịch Nhan.

Từ đó trở đi, vụ án đầu độc bí ẩn ở trường Đại học Thanh Hoa dần trôi vào quên lãng. Cho dù gia đình của Chu Lệnh có cố gắng đi tìm chân tướng thế nào thì phía cảnh sát cũng không thụ lý vì cho rằng vụ án rất khó phá án vì không đủ bằng chứng.

Nhiều năm trôi qua, trên các diễn đàn thường xuyên chia sẻ lại vụ án của Chu Lệnh và đặt câu hỏi về tên hung thủ ác độc cũng như câu hỏi động cơ nào khiến hắn tàn nhẫn hạ độc bạn học như thế? Cuối cùng, Tôn Duy có thật sự vô tội như cảnh sát đã phán quyết?

Năm 2013, vụ đầu độc của Chu Lệnh bất ngờ được đào lại khi có một vụ hạ độc tương tự xảy ra ở Thượng Hải. Một nam sinh viên ngành Hóa của Đai học Phúc Đán tên Lâm Sâm Hạo, do mâu thuẫn với bạn học nên đã đầu độc người bạn tên Hoàng Dương. Sinh viên họ Hoàng không lâu sau bị tổn thương gan trầm trọng nên đã qua đời. Lâm Sâm Hạo bị buộc tội cố ý giết người với thủ pháp tàn độc và bị tuyên phạt với mức án cao nhất là tử hình vào năm 2015.

Cũng trong năm này, có hơn 120.000 chữ ký của cư dân mạng đã thu thập được đã gửi đến trang web Nhà Trắng, đề nghị Tổng thống Mỹ đương nhiệm lúc đó là ông Obama vào cuộc điều tra vụ đầu độc của Chu Lệnh cũng như đưa nghi phạm Tôn Dịch Nhan ra thẩm vấn lại một lần nữa.

Lúc này, trên mạng bắt đầu lan truyền một bức thư nặc danh kỳ lạ, được cho là gửi đến bố mẹ của Chu Lệnh vào ngày 31/5/2013. Trong thư, chủ bút đã phơi này con người thật của Chu Lệnh là cô gái xấc xược, thường xuyên có lời nói và hành động làm tổn thương người khác.

Sau 25 năm trôi qua, vụ đầu độc Chu Lệnh vẫn còn là một ẩn số, hung thủ vẫn chưa bị đền tội còn Chu Lệnh thì đã sống như một đứa trẻ bại liệt trong suốt thời gian qua. Năm 2004, nhiều người quan tâm vụ án của Chu Lệnh đã quyết định lập nên Quỹ quyên góp trợ giúp cho Chu Lệnh, và hầu hết số tiền thu được đều gửi cho gia đình cô để trả tri phí điều trị cũng như lo lắng cho sinh hoạt hằng ngày. Năm 2006, văn phòng luật sư Thiên Tân được sự chỉ đạo của thành phố Bắc Kinh đã cử ra hai luật sư để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho Chu Lệnh và gia đình cô.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro