❤️🩹 Xin lỗi, hãy đổ lỗi cho tôi
Nguồn: The Present Writer (Chi Nguyễn)
Xin chào thứ Tư bạn đọc The Present Writer,
Cuối tuần này, mình tình cờ nghe lại bài hát nổi tiếng từ 15 năm trước của Akon: "Sorry, Blame It On Me" ("Xin Lỗi, Hãy Đổ Lỗi Cho Tôi"). Bài hát này gắn với kỷ niệm... cãi nhau của hai vợ chồng minh khi còn hẹn hò 😂.
Đúng như tiêu đề, bài hát là lời xin lỗi của Akon với những người thân, đặc biệt là vợ, vì những nỗi đau mà anh (dù cố tình hay vô tình) gây ra cho họ. Bài hát bắt đầu bằng: "Cuộc sống trôi đi/ Tôi bắt đầu hiểu hơn về trách nhiệm/ Và tôi nhận ra tất cả những điều mình làm ảnh hưởng tới mọi người quanh mình/ Vậy nên, tôi muốn dành thời gian này để nói lời xin lỗi cho những gì tôi đã làm/ Và cả những gì chưa xảy ra nữa/ Và cả những gì mà người khác không muốn nhận trách nhiệm về mình". Sau khi kể về một loạt những biến cố trong cuộc sống và liên tục nhận lỗi, bài hát chốt lại bằng điệp khúc Akon nói với vợ: "Mặc dù lỗi lầm đang đổ lên em/ Anh sẽ nhận lỗi đó từ em/ Và em có thể đổ lỗi đó lên anh/ Hãy đổ lỗi đó lên anh..."
Lần đầu tiên mình nghe bài hát này là trên chuyến đi từ Bắc vào Nam cùng hai người bạn trong năm thứ hai đại học. Thời đó, mạng Internet chưa quá phổ biến và điện thoại thông minh cũng chưa ra đời. Bọn mình phải in lời bài hát ra giấy, chia nhau nghe nhạc trên cái MP3 bé tí xíu và hát theo trong cả hành trình. "Sorry, Blame It On Me" ngẫu nhiên trở thành một "bài hát chủ đề" của chuyến đi và của cả giai đoạn đó trong cuộc đời mình.
Bởi vậy, bạn có thể tưởng tượng được mình đã sốc như thế nào khi vài năm sau, mình nghe anh bạn trai (chồng mình hiện tại) nói rằng anh ấy rất ghét bài hát này 🤯.
Cuộc đối thoại như sau:
Mình: Em thích bài này vì lời của nó rất ý nghĩa. Không phải người đàn ông nào cũng dám nhìn lại những lỗi lầm của mình và nói lời xin lỗi, chịu trách nhiệm như vậy.
Anh bạn trai: Không phải! Em nghe kỹ lại lời mà xem. Đó không phải là nhận trách nhiệm mà là đổ lỗi! Ngay đoạn đầu đã cói ý là: Lỗi này người khác đáng ra phải chịu trách nhiệm, nhưng họ không nhận thì thôi tôi nhận lỗi về mình. Rồi ngay đoạn điệp khúc cuối đó, nó nói ý là: "Mặc dù lỗi này là của em, nhưng thôi thì anh nhận lỗi hộ cho em". Thế là một kiểu không nhận lỗi nhưng xin lỗi cho qua ý chứ!
Mình: Trời! Sao anh nghĩ tiêu cực quá vậy? Thế ý anh là nếu chuyện không hoàn toàn là lỗi ở mình thì anh sẽ không xin lỗi phần của mình ư?
Anh bạn trai: Không phải vậy. Nhưng em thử nghĩ mà xem, nếu như em với anh cãi nhau xong anh bảo: "Em sai rồi, lỗi ở em. Nhưng thôi anh chịu hết, em cứ đổ lỗi lên anh cho hết chuyện!" thì em có ức không? Như kiểu anh đang bịt miệng em, anh đàn áp em kiểu: "Ờ thì tôi sai đấy, được chưa? Cô hài lòng chưa?!"
Mình: Sao anh to tiếng mắng em? 🥹
Anh bạn trai: Anh đang minh họa cho em thấy ý nghĩa thật của lời bài bát này mà. 🤨
[...]
Và chỉ có thế thôi cũng thành chuyện cãi nhau to. Thật là một kỷ niệm "đáng quên" 🤣
—
Hơn 10 năm sau ngẫm lại, mình nhận ra 3 điều:
1- "Sorry, Blame It On Me" thực sự là một bài hát hay. Bởi vậy, hơn 1 thập kỷ đã qua nhưng nhiều người vẫn nghe (hơn 400 triệu lượt view!)và đặt nó ở top những bài hát R&B hay nhất những năm 2000s. Chính vì bài hát có điểm thu hút đặc biệt nên tranh luận về nó mới được nổ ra và tiếp tục tới tận bây giờ—một bài hát nhàm chán sẽ không bao giờ tạo được hiệu ứng như vậy.
2- Cả hai góc nhìn trái chiều về lời bài hát đều có phần đúng. Lời bài hát có những đoạn xin lỗi chân thành, như khi Akon nói về việc không làm tròn bổn phận làm chồng và làm cha. Nhưng bài hát cũng có những đoạn khá "cay cú" khi Akon kể lại chuyện scandal không hoàn toàn do lỗi của anh nhưng anh phải chịu lời đàm tiếu vì là người nổi tiếng, hay những drama trong gia đình xảy ra khi anh vắng nhà. Sự mâu thuẫn giữa lời xin lỗi chân thành và lời "nửa xin lỗi nửa không" (kiểu #sorrynotsorry) thể hiện nét phức tạp trong nội tâm của con người.
3-Đôi khi, việc lỗi là của ai không còn quá quan trọng. Mà điều quan trọng là ta nhận ra được phần trách nhiệm của mình (dù một phần hay toàn bộ, trực tiếp hay gián tiếp, cố ý hay vô tình) trong việc làm người khác tổn thương. Lỗi của mình ở đâu, ta nhận tới đó. Từ đó, ta khép lại nỗi đau và tiếp tục sống. Ta không thể nào ép người khác tha thứ, quên đi hay bỏ qua hoàn toàn. Cái ta chỉ có thể làm là nhận phần trách nhiệm thuộc về mình, học từ lỗi lầm đó và bước tiếp trên con đường của mình mà thôi.
Mình viết đùa phía trên là kỷ niệm cãi nhau của vợ chồng mình vì bài hát này là kỷ niệm "đáng quên". Nhưng thật ra, những tranh luận như thế này lả rất cần thiết và hữu ích cho những mỗi quan hệ khỏe mạnh. Chừng nào còn có thể thoải mái bộc lộ cảm xúc thô, thật với nhau trước một bài hát, một bộ phim, một câu chuyện phiếm... (thay vì buộc phải đứng trước tư vấn tâm lý, tòa án hôn nhân) thì vẫn còn mở lòng được với nhau, đúng không nhỉ? ☺️
Be present,
Chi Nguyễn
P/S: Nếu bạn thấy thích nội dung này, hãy nhấn chuyển tiếp "Bài học thứ Tư" này cho ai cần, và cân nhắc ủng hộ tại đây để bản tin miễn phí này được duy trì và phát triển bền vững nhé!
🧩 GỢI Ý TUẦN NÀY
1- Sách "Chính Bắc" ("True North"). Tuần này, mình đọc lại cuốn sách về quản trị này để lấy tư liệu xây dựng chuỗi video mới về công việc. Trong sách, giáo sư quản trị Bill George phân tích câu chuyện cuộc đời, phong cách quản lý và kỹ năng giải quyết khủng hoảng của rất nhiều nhà lãnh đạo để tìm hiểu chiếc la bàn chỉ lối đưa họ tới thành công và vượt qua nghịch cảnh—cái mà tác giả gọi là "Chính Bắc". Một khi đã có chiếc la bàn này, mọi quyết định đưa ra cho cuộc đời đều trở nên rõ ràng hơn và những bước chân đi về phía trước đều là đi sâu hơn trong hành trình đến với con người chân thật của chính mình (authentic self). Thành công, khi đó, có được không phải bằng đánh đổi. Mình cũng từng giới thiệu một phần cuốn sách trong video này.
2- Sử dụng nhạc bản quyền Epidemic Sound. Với những ai làm sáng tạo nội dung, "ác mộng" lớn nhất có lẽ là khi những video/podcast/audio mà mình dày công dàn dựng bị xóa đi và chịu án phạt vì lỗi bản quyền. Chính vì lý do này, ngay từ ngày đầu tiên làm nội dung số, mình tìm hiểu và quyết định gắn bó với nền tảng nhạc bản quyền Epidemic Sound. Bạn có thể đăng ký 7 ngày thử nghiệm miễn phí với Epidemic Sound. Sau thời gian dùng thử, kể cả khi bạn không tiếp tục dùng Epidemic Sound nữa thì tất cả âm nhạc trong content bạn đăng trong thời gian dùng Epidemic Sound sẽ VĨNH VIỄN không bị đánh bản quyền. Tìm hiểu thêm tại đây.
📣 CÓ GÌ MỚI TRÊN THE PRESENT WRITER?
🎬 YouTube - LÊN KẾ HOẠCH cho THÁNG MỚI hiệu quả
Thoáng cái sang tháng mới rồi!!! Cùng mình lập kế hoạch cho tháng 9 thành công với một chiếc video tối giản, nhỏ xinh (chưa tới 3 phút) nhưng rất "có võ" nha! 👉 Xem video ngay tại đây.
Tác phẩm của The Present Writer
Sách "Một cuốn sách về Chủ nghĩa tối giản" về lối sống tích cực.
Sổ "The Present Day planner" đồng hành giúp cuộc sống hiệu năng và cân bằng.
Đặt mua - Việt Nam
Đặt mua - Quốc tế
Bạn thích newsletter hàng tuần này? Hãy kết nối tiếp tục với Chi & The Present Writer 👇
📮 Giới thiệu sản phẩm/dịch vụ trên newsletter → Liên hệ đặt quảng cáo: [email protected]
☕️ Ủng hộ dự án Bản tin miễn phí này → Tặng Chi "một tách cà phê"
💌 Khóa học miễn phí: Làm blog cho người mới bắt đầu → Đăng ký khóa học miễn phí 7 ngày qua email
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro