😴Giấc mơ, Carl Jung, AI, và thực tế
Nguồn: The Present Writer (Chi Nguyễn)
😴Giấc mơ, Carl Jung, AI, và thực tế
Xin chào thứ Tư bạn đọc The Present Writer từ Boston!
Mình mới hạ cánh Boston đêm qua và sẽ dành hai tuần nghỉ lễ với gia đình ở đây. Trong không khí cuối năm nhiều cảm xúc, mình muốn chia sẻ với các bạn bài học từ trải nghiệm rất riêng tư của mình về 4 thứ tưởng-như-không-liên-quan: giấc mơ, Carl Jung, AI, và thực tế.
Giấc mơ:
Ba ngày trước, mình đi ngủ khá muộn vì bận chấm bài cuối kỳ và hoàn thành các dự án nghiên cứu cuối năm trước kỳ nghỉ lễ. Gần sáng, mình tỉnh dậy vì một giấc mơ rõ nét nhưng mệt mỏi, ngột ngạt:
Trong mơ, mình tới thăm ba mẹ mình ở căn hộ bên Mỹ, nhưng không gian nhà cửa, phố xá lại hệt như khu tập thể cũ của ông bà ngoại mình ở Hà Nội. Buổi tối khi ra về, mình để ý thấy dưới căn hộ bán đồ khá rẻ nên nán lại chọn mua. Chọn đi chọn lại mới được vài món. Khi thanh toán tiền thì mình nhận được tin nhắn của chồng mình hỏi tại sao mình về muộn thế và hôm đó Jaden (con trai mình) có trải nghiệm rất hay. Mình không nhớ đó là trải nghiệm gì, nhưng ngay cả trong mơ, mình cũng cảm thấy tiếc và tội lỗi khi lỡ mất khoảnh khắc đó với con. Mình nhắn lại cho chồng là mình đang ở nhà ba mẹ và sẽ bắt Uber/Grab về sớm. Nhưng sau đó, mình không thể để đặt xe, app liên tục báo lỗi không thực hiện được... Ngoài trời bắt đầu mưa và ngày càng tối, mình rất muốn về nhà. Một người đàn ông say xỉn khoác tay vào vai mình...
Mơ tới đây, mình choàng tỉnh dậy.
Carl Jung & AI:
Vì giấc mơ rất rõ nét, mình muốn biết nó có ý nghĩa gì. Mình nghĩ ngay tới nhà tâm lý học nổi tiếng Carl Jung với học thuyết phân tích giấc mơ. Nhưng vì mới gần sáng lơ mơ 😅, mình không thể ra khỏi giường nghiên cứu Carl Jung để luận giấc mơ được. Do vậy, mình có sáng kiến dùng AI, cụ thể là chatGPT 😏.
Đầu tiên, mình hỏi chatGPT có thể phân tích giấc mơ dựa vào học thuyết của Carl Jung và các nghiên cứu khoa học liên quan không? Sau khi được chatGPT xác nhận, mình gửi lên đoạn tóm tắt giấc mơ (như trên) và yêu cầu phân tích. Kết quả trả về dựa trên các "chủ đề" nhỏ có trong giấc mơ của mình:
1- Nơi chốn: Việc cả gia đình mình đang ở Mỹ nhưng giấc mơ lại ở Việt Nam thể hiện sự gắn kết của mình về cội nguồn hoặc quá khứ—có thể mình đang mong muốn được về lại cội nguồn, hoặc có chuyện gì đó xảy ra trong quá khứ mà mình chưa hòa giải hết. Ngoài ra, vì giấc mơ bắt đầu từ "nhà" với người và kết lại trên phố với người lạ—theo góc nhìn của Carl Jung, điều này thể hiện mình đang cần cảm giác ổn định, an toàn, thuộc về.
2-Gia đình: Giấc mơ thể hiện những vai trò khác nhau của mình trong gia đình (con với cha mẹ, vợ với chồng, mẹ với con). Những yếu tố trắc trở trong giấc mơ thể hiện sự giằng xé trong trách nhiệm của mình với gia đình (ví dụ: tới thăm ba mẹ, về nhà với chồng con) và mong muốn có thời gian riêng cho bản thân (ví dụ: mua sắm, đi về một mình).
3- Cảm giác bị "kẹt": Việc mình không thể mở thành công ứng dụng công nghệ để bắt xe về nhà trong mơ thể hiện cảm giác bị vướng mắc, bất lực, lo lắng, và đơn độc trong cuộc sống. Nó cũng có thể thể hiện cảm giác mong muốn được giành lại quyền kiểm soát và cân bằng cuộc sống của mình
Thực tế:
Là một người làm nghiên cứu, mình hiểu độ chính xác và sự hạn chế tương đối của những phân tích về giấc mơ như thế này. Mặc dù phân tích không hoàn hảo, mình nghĩ giấc mơ thể hiện đúng những khó khăn mình gặp phải trong cuộc sống ở thời điểm đó: Mình bận rộn với các dự án nghiên cứu và khóa học cuối kỳ, không có nhiều thời gian cho gia đình và bản thân, có một vài kỷ niệm thời thơ ấu quay lại khiến mình trằn trọc. Phân tích giấc mơ gợi ý mình nên cân bằng lại cuộc sống, và mình đồng ý với luận điểm này.
Điều đầu tiên mình làm khi thức dậy là nói với chồng mình: "Em đổi ý, em muốn tới sinh nhật bạn của Jaden"—trước đó, mình không dự định đi vì còn nhiều bài cuối kỳ chưa chấm xong. Vậy là sáng hôm đó, mình ghé nhà ba mẹ mình ăn sáng rồi đưa Jaden đi sinh nhật bạn. Buổi sinh nhật rất vui và mình được chứng kiến Jaden đi xe hẩy (scooter) lần đầu. Buổi chiều tối, mình tập trung chấm bài, nhập điểm, hoàn thành nghiên cứu. Mọi thứ trở lại trong tầm kiểm soát, an toàn, và cân bằng trở lại. Đêm đó, mình ngủ rất ngon, không mộng mị gì 😇.
—
Bài học mình muốn chia sẻ qua câu chuyện này là giấc mơ phản ánh một phần tâm lý vô thức của con người khi tỉnh. Các nhà nghiên cứu khoa học (như Carl Jung) đã dành rất nhiều năm để "giải mã" giấc mơ. Mặc dù khoa học chưa có lời lý giải rõ ràng nhưng những học thuyết và nghiên cứu hiện tại, cùng với công nghệ AI, có thể giúp chúng ta phần nào lý giải giấc mơ—và qua đó hiểu hơn về thực tế của mình, và những điều mình nên làm để cân bằng lại cuộc sống.
Với bản tin cuối cùng của năm 2024 được gửi đúng ngày Noel, Chi và gia đình gửi lời chúc an lành tới tất cả các bạn theo dõi The Present Writer. Chúc các bạn những ngày tháng an vui, bình yên cho bản thân và những người bạn yêu thương.
Be present,
Chi Nguyễn
P/S: Bản tin hàng tuần này đã, đang và sẽ luôn được gửi tới bạn hoàn toàn miễn phí. Nếu bạn muốn giúp bản duy trì bền vững, hãy cân nhắc ủng hộ một phần chi phí vận hành, mua sách và sổ của mình, hoặc chia sẻ dự án "Bài học thứ Tư" nhé! Mình thực sự biết ơn sự cổ vũ và động viên của bạn ♥️
🧩 GỢI Ý TUẦN NÀY
1- Ưu đãi sản phẩm của The Present Writer. Shopee Việt Nam 🇻🇳 đang có đợt giảm giá LỚN NHẤT CUỐI NĂM 2024 với mã ưu đãi tại đây. Khi ở trên Shopee, bạn có thể ghé gian hàng của The Present Writer 😉 với các sản phẩm tri thức của mình như Sổ hiệu năng "The Present Day planner" và Sách "Một cuốn sách về Chủ nghĩa tối giản". Bên cạnh đó, The Present Writer International hiện ưu đãi miễn phí giao hàng toàn nước Mỹ 🇺🇸 cho các đơn hàng từ 2 sản phẩm ($60) trở lên. Các bạn tận dụng thời gian này để mua hoặc restock các sản phẩm của The Present Writer nha!
2- Webinar miễn phí cho cộng đồng về Tâm lý học Tích cực. Ngày 5/1/2025 tới đây, mình sẽ là diễn giả của chương trình Tâm lý, cùng TS. Lê Thị Mai Liên (Trưởng bộ môn Tâm lý học lâm sàng tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Chuyên gia tại Viện Tâm lý Việt Pháp). Nếu các bạn theo dõi mình đã lâu và cũng như từng đọc sách của mình—"Một cuốn sách về Chủ nghĩa tối giản"—chắc hẳn các bạn cũng biết mình đã nghiên cứu về chủ đề Tâm lý học Tích cực một thời gian dài và áp dụng nó trong nghiên cứu, giảng dạy, sáng tạo nội dùng, cũng như vận hành cuộc sống gia đình và các mối quan hệ xã hội. Trong webinar lần này, mình và TS. Mai Liên sẽ chia sẻ một số mô hình khoa học để hiểu đúng hơn về Tâm lý học Tích cực, đồng thời cung cấp ví dụ thực tiễn và công cụ trực quan để mọi người có thể tương tác và thực hành ngay cách tiếp cận tích cực này. Bạn có thể đăng ký tham gia miễn phí tại đây.
📣 CÓ GÌ MỚI TRÊN THE PRESENT WRITER?
🎬 YouTube - Một Năm "Sống Chậm" & 4 Bài Học | Tổng kết năm 2024
2024 là năm đầu tiên trong cuộc đời mình quyết định "sống chậm"—nói "không" với rất nhiều thứ, làm việc chậm rãi, tỉ mỉ hơn nhiều, dành nhiều thời gian suy nghĩ một mình, nghỉ ngơi với gia đình, và lập những kế hoạch dài hạn... Quyết định này đưa tới một năm nhiều trải nghiệm mới, vui có, buồn cũng có luôn, và rất nhiều bài học quan trọng mà mình nghĩ sau này nhìn lại, mình sẽ nói rằng: "2024 là năm thay đổi cuộc đời mình"!
🎤 Podcast - Để kết lại những lo toan về tiền
Trong tập podcast cuối cùng của The Present Writer Podcast, mình kết lại những chia sẻ về chủ đề tâm lý tài chính. Qua đó, mình cũng gửi lời tạm biệt tới các bạn thính giả và hẹn gặp lại ở một thời điểm khác bớt "lo toan" hơn.
Tác phẩm của The Present Writer
Sách "Một cuốn sách về Chủ nghĩa tối giản" về lối sống tích cực.
Sổ "The Present Day planner" đồng hành giúp cuộc sống hiệu năng và cân bằng.
Đặt mua - Việt Nam
Đặt mua - Quốc tế
Bạn thích newsletter hàng tuần này? Hãy kết nối tiếp tục với Chi & The Present Writer 👇
📮 Giới thiệu sản phẩm/dịch vụ trên newsletter → Liên hệ đặt quảng cáo: [email protected]
☕️ Ủng hộ dự án Bản tin miễn phí này → Tặng Chi "một tách cà phê"
💌 Khóa học miễn phí: Làm blog cho người mới bắt đầu → Đăng ký khóa học miễn phí 7 ngày qua email
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro