👀 Được 'nhìn thấy' (be seen)
Nguồn: The Present Writer (Chi Nguyễn)
Xin chào thứ Tư bạn đọc The Present Writer từ Los Angeles!
Bản tin tuần này được viết trong những ngày cuối cùng của mình ở UCEA—hội thảo thường niên lớn nhất tại Mỹ về Lãnh đạo giáo dục (ngành chuyên môn của mình). Năm nay hội thảo kỷ niệm 70 năm ra đời và mình cũng kỷ niệm đúng 10 năm tới dự hội thảo này.
Nhưng thực sự, phải tới tận năm nay, mình mới có cảm giác là được "nhìn thấy" (be seen).
Những năm trước đó, mặc dù mình đều thuyết trình, thảo luận, rồi (cố gắng) tham gia networking, mình luôn có cảm giác "vô hình" (invisible) trong mắt mọi người.
Cảm giác này có từ nhiều kỷ niệm "trống trải" ở hội thảo như thuyết trình xong không thấy khán giả nào đặt câu hỏi hay quan tâm đến đề tài mình làm, giờ nghỉ giải lao lủi thủi đi ăn trưa một mình, gặp những học giả mà hôm trước mình vừa rôm rả trò chuyện/giới thiệu bản thân xong thì hôm sau họ đã quên mất mình là ai, thậm chí nhầm mình với những nữ học giả gốc Á khác...
Lý do cho việc này thì rất nhiều, nhưng về cơ bản bao gồm: (1) yếu tố văn hóa xã hội (hội chứng "người châu Á vô hình" trong xã hội Mỹ), (2) vấn đề bất bình đẳng trong giới học thuật (nghiên cứu thiên theo trục Mỹ/Âu, thiếu quan tâm tới những học giả/nghiên cứu thiểu sổ), và (3) hoàn cảnh cá nhân (trong trường hợp của mình là người hướng nội, xuất phát điểm từ sinh viên quốc tế ít mối quan hệ nên việc chủ động network rất khó khăn). Mình nghĩ vấn đề này không chỉ tồn tại ở giới học thuật ở Mỹ, mà còn ở nhiều ngành nghề và nhiều quốc gia khác, dưới những hình thức khác nhau.
Nhưng như mình chia sẻ, năm nay mình cảm thấy được "nhìn thấy" và công nhận nhiều hơn hẳn những năm trước. Cụ thể, mình bắt đầu có những học giả quen thân trong ngành để thoải mái trò chuyện, ăn trưa, đến dự thuyết trình của nhau và ủng hộ lẫn nhau; mình được nhiều người lạ tìm đến trao đổi thông tin cộng tác, quan tâm đến đề tài hơn; học trò và đồng nghiệp của mình cũng kể được vài người tiếp cận hỏi: "Có phải bạn làm việc với Dr. Chi Nguyễn ở trường Đại học Arizona?". Điều này làm mình thấy vui, không phải vì danh xưng hay sự nổi tiếng, mà rằng mình đã tạo được những dấu ấn tích cực đầu tiên trong cộng đồng khoa học ở Mỹ, chứ không chỉ hoàn toàn vô hình như trước.
Những yếu tố chủ quan và khách quan mà mình nghĩ đã giúp tạo nên sự khác biệt trong trải nghiệm của mình ở lần hội thảo năm nay:
1- Môi trường học thuật ở Mỹ và thế giới đang dần cởi mở hơn, với nhiều nghiên cứu xoay trục theo hướng giáo dục quốc tế—đề tài chuyên môn của mình
2- Hội thảo có nhiều nhóm nghiên cứu dành cho cộng đồng Châu Á hơn. 2-3 năm trở lại đây, những học giả gốc Á có nhiều điều kiện gặp gỡ, trao đổi và xây dựng cộng đồng qua từng đợt hội thảo, đẩy mạnh hơn tầm ảnh hưởng của học giả và nghiên cứu Châu Á.
3- Ví trí và vị thế của mình thay đổi. Những năm trước đây khi còn là Nghiên cứu sinh, mình tới dự hội thảo với tâm thế bất an, thiếu tự tin và không chắc chắn về tương lai. Nhưng giờ khi đã là Assistant Professor (PSG Bậc 1) ở một trường đại học lớn, mình có vị trí và vị thế vững chắc hơn để giới thiệu bản thân và sắp xếp những cơ hội cộng tác lâu dài, vững chắc—điều này khiến người đối diện dễ lưu tâm hơn.
4- Mình "cho đi" nhiều hơn. Một trong những sai lầm của mình khi còn trẻ là đi dự hội thảo với tiêu chí lợi ích cá nhân trước nhất (ví dụ: tìm việc, xuất bản, cộng tác...)—mặc dù những mục đích cá nhân này không sai, quá chú tâm vào nó dễ khiến người đối diện cảm thấy không thoải mái. Những năm gần đây, mình làm nhiều hơn các việc cho lợi ích chung (ví dụ: tổ chức hội thảo, tình nguyện góp ý bài vở...) và cho học trò của mình (ví dụ: giới thiệu, mở rộng network, mentor cho từng nghiên cứu sinh trẻ...), dẫn tới network của mình được mở ra tự nhiên và tích cực hơn.
5- Những bài học mình có được sau 10 năm dự hội thảo. Những năm "vô hình" ở hội thảo thực chất không phải là "vô ích" vì mỗi lần đi, mình học được nhiều bài học quý giá để phát triển bản thân và cộng đồng tốt hơn trong những năm sau. Nhìn lại những kỷ niệm "trống trải" mà mình kể phía trên trong 10 năm ở UCEA, mình thầm cảm ơn vì nhờ có đó, mình mới có thể trưởng thành và tìm chỗ đứng riêng trong môi trường học thuật.
Mình chia sẻ bài học này vì mình biết rằng đây là điều mà rất nhiều người gặp phải nhưng ít người dám nói ra. Mình muốn các bạn biết rằng mình hiểu cảm giác "vô hình" nơi công sở là như thế nào, và mình "nhìn thấy" các bạn!
Be present,
Chi Nguyễn
P/S: Bản tin hàng tuần này đã, đang và sẽ luôn được gửi tới bạn hoàn toàn miễn phí. Nếu bạn muốn giúp bản duy trì bền vững, hãy cân nhắc ủng hộ một phần chi phí vận hành, mua sách và sổ của mình, hoặc chia sẻ dự án "Bài học thứ Tư" nhé! Mình thực sự biết ơn sự cổ vũ và động viên của bạn ♥️
🧩 GỢI Ý TUẦN NÀY
1- Phim truyền hình Abbott Elementary. Đây là một series phim truyền hình hài hước kể về các giáo viên trong một trường tiểu học công ở thành phố Philadelphia, Mỹ (nơi mình từng sống!). Kịch bản phim được viết khéo léo với lời thoại hài hước nhưng cũng sâu sắc, tình cảm. Xem bộ phim này, bạn sẽ thấy được bức tranh (tương đối) chính xác về giáo dục công ở Mỹ, đặc biệt trong những nơi ít nguồn lực hỗ trợ. Bạn cũng sẽ học được nhiều cách nói tiếng lóng, nhịp điệu hay đúng kiểu Anh-Mỹ. Yếu tố văn hóa công sở cũng được thể hiện rất duyên dáng trong phim này.
2-Ưu đãi sản phẩm của The Present Writer. Shopee Việt Nam 🇻🇳 đang có đợt giảm giá lớn nhất trong năm (Black Friday) với mã ưu đãi tại đây. Khi ở trên Shopee, bạn có thể ghé gian hàng của The Present Writer 😉 với các sản phẩm tri thức của mình như Sổ hiệu năng "The Present Day planner" và Sách "Một cuốn sách về Chủ nghĩa tối giản". Bên cạnh đó, The Present Writer International hiện ưu đãi miễn phí giao hàng toàn nước Mỹ 🇺🇸 cho các đơn hàng từ 2 sản phẩm ($60) trở lên. Các bạn tận dụng thời gian này để mua hoặc restock các sản phẩm của The Present Writer nha!
📣 CÓ GÌ MỚI TRÊN THE PRESENT WRITER?
🎤 Podcast - Khủng hoảng hôn nhân vì tiền
Mẫu thuẫn vì tài chính là một trong những lý do lớn nhất dẫn tới ly hôn. Vậy làm cách nào để xử lý các đợt khủng hoảng trong hôn nhân vì tiền? Cùng tìm hiểu trong tập podcast nhẹ nhàng này nhé.
Tác phẩm của The Present Writer
Sách "Một cuốn sách về Chủ nghĩa tối giản" về lối sống tích cực.
Sổ "The Present Day planner" đồng hành giúp cuộc sống hiệu năng và cân bằng.
Đặt mua - Việt Nam
Đặt mua - Quốc tế
Bạn thích newsletter hàng tuần này? Hãy kết nối tiếp tục với Chi & The Present Writer 👇
📮 Giới thiệu sản phẩm/dịch vụ trên newsletter → Liên hệ đặt quảng cáo: [email protected]
☕️ Ủng hộ dự án Bản tin miễn phí này → Tặng Chi "một tách cà phê"
💌 Khóa học miễn phí: Làm blog cho người mới bắt đầu → Đăng ký khóa học miễn phí 7 ngày qua email
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro