Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

♥️ Điều khiến trái tim ca hát

Nguồn: The Present Writer (Chi Nguyễn)
Xin chào thứ Tư bạn đọc The Present Writer!Trong bài blog mở đầu "Bản tin bài học thứ Tư" cách đây gần một năm, mình chia sẻ ý định tìm kiếm một sở thích mới. Sự thật là, từ nhỏ tới lớn, viết là niềm vui, sở thích, và thói quen mình làm thường xuyên để thư giãn sau giờ làm việc chính. Tuy vậy, giờ đây khi viết đã trở thành công việc chính của mình, mình cần tìm một sở thích mới để cân bằng bản thân. Và mình bắt đầu hành trình đó trong cả một năm vừa rồi (năm 2024).Quá trình tìm sở thích mới khó khăn hơn mình nghĩ. Đầu tiên, những sở thích ban đầu mình thử đều gợi nhắc tới công việc. Chẳng hạn, mình rất thích đọc sách và đọc hầu như mọi ngày. Thế nhưng, khi đọc sách mình hay tư duy: "Sách hay vậy thì mình sẽ viết bài giới thiệu hay làm video review về sách như thế nào?" hoặc "Cuốn này này rất khó kiếm ở Việt Nam, làm sao mình mang về chia sẻ với bạn đọc?".... Điều này dẫn đến việc mình không thực sự thoát ra khỏi công việc. Tiếp theo, mình thử nghiệm các sở thích hoàn toàn không liên quan tới công việc như vẽ minh họa (illustration), làm tranh khảm (mosaic), làm kính màu (stained glass)... Mặc dù khi làm mình thấy rất vui, nhưng sau vài buổi, mình không cảm thấy thực sự gắn bó với bộ môn nào một cách sâu sắc, đủ thôi thúc để mình sắp xếp thời gian riêng cho nó trong lịch trình công việc-cuộc sống bận rộn.Cho tới gần đây... khi mình tìm thấy "chân ái" với bộ môn: Làm gốm (pottery)!!!!Làm gốm thỏa mãn được cả 3 tiêu chí mình tự đặt ra cho bản thân khi tìm kiếm sở thích lâu dài:Sự yêu thích nằm ở quá trình thay vì kết quả. Trước hết, mình yêu quá trình dùng đôi bàn tay biến chuyển một cục đất sét giản đơn thành cốc, bình, bát, đũa, đĩa... chỉn chu—mặc dù quá trình này kéo dài vài tuần, thậm chí vài tháng mới ra thành phẩm, mình không hề khó chịu với điều đó. Mỗi buổi học làm gốm 3 tiếng với mình dường như trôi qua nhanh như 30 phút; mình hoàn toàn quên hết thời gian khi làm gốm. Mình từng có trải nghiệm tương tự với viết lách và nghiên cứu nên khi gặp lại nó với việc làm gốm, mình biết "chân ái" là đây!Sẵn sàng làm điều này trong 10 năm liên tiếp. Mình từng đọc ở đâu đó là: Trung bình con người cần 10 năm để "master" (thật giỏi) một kỹ năng nào đó. Và trải nghiệm cá nhân của mình với viết lách và nghiên cứu cũng cho thấy điều này. Mình bắt đầu "được phát hiện" khả năng viết vào năm lớp 2 (cảm ơn cô giáo Thủy!) và từ đó tới năm lớp 12, mình chuyên tâm vào viết lách và được chọn vào đội tuyển Quốc gia môn Văn. Mình bước vào sự nghiệp nghiên cứu học thuật từ năm 2013—khi mình sang Mỹ du học—và 10 năm sau (năm 2023), mình đủ tự tin để mở lab nghiên cứu đầu tiên. Tương tự như vậy, với những lựa chọn sở thích mà mình muốn nghiêm túc theo đuổi, mình luôn tự hỏi: "Liệu mình có muốn làm điều này tới tận 10 năm sau?" Làm gốm là sở thích đầu tiên mà mình có thể trả lời "có".Sẵn sàng làm điều này miễn phí. Mình tin rằng, đam mê không nên bắt đầu từ lý do tài chính. Khi nghe mình chia sẻ điều này, nhiều người từng cho rằng mình chỉ có thể nói vậy vì mình có nền tảng tài chính tốt. Nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại! Khi mình bắt đầu mở ra blog The Present Writer năm 2016, mình là một nghiên cứu sinh nghèo và mang một món nợ lớn; khi đó, tiền chợ hàng tuần mình còn phải đếm tới từng cent—tức là, từng đồng xu một—nhưng mình sẵn sàng bỏ ra vài trăm đô-la để mở trang blog cá nhân và viết trong 5 năm liền hoàn toàn miễn phí. Tương tự, khi mình mới bắt tay vào làm nghiên cứu, không có một giáo sư hay lab nghiên cứu nào cho mình vị trí có lương vì mình là sinh viên nước ngoài, tiếng Anh còn yếu, chưa có nhiều kinh nghiệm. Vì thế, mình xin làm tình nguyện, làm không lương hàng năm trời để học. Tất cả là bởi vì... mình quá thích (!) Mình thích tới độ chỉ cần được làm điều mình thích thôi là mình thấy hạnh phúc vô cùng rồi. Làm gốm cho mình lại cảm giác này. Và mới tuần trước thôi, mình đã nộp đơn tuyển và được nhận vào vị trí work-study (vừa học vừa làm) ở một studio làm gốm ở địa phương. Mình sẽ quét dọn, phụ việc 3 tiếng/tuần để đổi lấy 3 giờ học miễn phí. Mình thích vô cùng!Nhưng có một sở thích mới cũng đồng nghĩa mình sẽ cần sắp xếp thời gian hợp lý hơn nữa để có thể vừa làm việc chính (ở trường hợp của mình là hai việc chính: professor & content creator), vừa chăm sóc cho gia đình với con nhỏ, và vừa có thời gian cho bản thân/sở thích cá nhân. Nếu bạn theo dõi mình một thời gian thì bạn cũng biết rằng triết lý của mình luôn là: cân bằng không bao giờ là tuyệt đối và mọi thứ cần phải có sự đánh đổi theo từng giai đoạn ưu tiên, từng mùa của cuộc sống. Và trong mùa này, mình đặt bản thân và đam mê lên trước. Điều thú vị là, sau hơn 1 tháng "lặn ngụp" với gốm, mình cảm thấy làm công việc chính chất lượng cao hơn (chậm hơn nhưng chắc hơn) và thời gian với gia đình cũng có chiều sâu hơn trước đây. Mình tự hỏi, liệu đây có phải là "hiệu ứng gián tiếp" của việc theo đuổi đam mê?--Mình chia sẻ bài học cá nhân này không phải để khoe tài năng (vì mình mới chỉ bắt đầu học thôi 😅—xem ở hình dưới) mà để truyền cảm hứng cho bạn tìm kiếm hoặc phát triển sở thích/đam mê cá nhân của mình. Càng làm việc ở cường độ cao với thời gian eo hẹp, mình lại càng trân quý những khoảng thời gian riêng, với những thứ của riêng mình, và chỉ cho mình mà thôi. Be present,Chi NguyễnP/S: Bản tin hàng tuần này đã, đang và sẽ luôn được gửi tới bạn hoàn toàn miễn phí. Nếu bạn muốn giúp bản duy trì bền vững, hãy cân nhắc ủng hộ một phần chi phí vận hành, mua sách và sổ của mình, hoặc chia sẻ dự án "Bài học thứ Tư" nhé! Mình thực sự biết ơn sự cổ vũ và động viên của bạn ♥️🧩 GỢI Ý TUẦN NÀY1- Sách "Digital Minimalism" ("Lối sống tối giản thời công nghệ số")—Cal Newport. Dùng dẫn chứng từ nghiên cứu khoa học, trải nghiệm thực tiễn và căn cứ lịch sử, tác giả giải thích tại sao nhiều người chúng ta bị nghiện sử dụng công nghệ, tác hại của thói quen dùng mạng xã hội thiếu kiểm soát và cách thoát khỏi "cơn nghiện" này. Đây là không phải là một đề tài mới nhưng dường như chưa có cuốn sách hay tài liệu nào trước đây thực sự đào sâu tận gốc rễ và đưa ra những luận chứng sâu sắc về hội chứng nghiện công nghệ như cuốn sách này. Cuốn sách cho mình nhiều góc nhìn hay từ khía cạnh người dùng công nghệ và khiến mình tư duy làm sao để trở thành một nhà sáng tạo nội dung số có trách nhiệm hơn với cộng đồng.2- TV Show "Till Debt Do Us Part" (Tạm dịch: "Cho tới khi nợ nần chia tách đôi ta"). Nếu nói về nội dung có trách nhiệm thì chương trình truyền hình thực tế về tài chính này thực sự có ảnh hưởng lớn. Chương trình đã phát sóng được nhiều năm tại Canada nhưng giờ được đăng trở lại trên YouTube. Mỗi tập là hành trình của một cặp đôi hoặc gia đình đang gặp khủng hoảng về tài chính. Chuyên gia tài chính Gail Vaz-Oxlade sẽ đến "gỡ rối" bằng cách phân tích tình hình tài chính, giải thích lý do tại sao họ rơi vào nợ nần và đưa ra một loạt thử thách để người tham gia học về tài chính và mối quan hệ, từ đó thay đổi cách quản lý đồng tiền. Mình đã xem chương trình này rất nhiều lần nhưng mỗi lần xem đều được nhắc nhở thêm những bài học quan trọng về tài chính.3- Sử dụng nhạc bản quyền Epidemic Sound. Với những ai làm sáng tạo nội dung, "ác mộng" lớn nhất có lẽ là khi những video/podcast/audio mà mình dày công dàn dựng bị xóa đi và chịu án phạt vì lỗi bản quyền. Chính vì lý do này, ngay từ ngày đầu tiên làm nội dung số, mình tìm hiểu và quyết định gắn bó với nền tảng nhạc bản quyền Epidemic Sound. Bạn có thể đăng ký 7 ngày thử nghiệm miễn phí với Epidemic Sound. Sau thời gian dùng thử, kể cả khi bạn không tiếp tục dùng Epidemic Sound nữa thì tất cả âm nhạc trong content bạn đăng trong thời gian dùng Epidemic Sound sẽ VĨNH VIỄN không bị đánh bản quyền. Tìm hiểu thêm tại đây.📣 CÓ GÌ MỚI TRÊN THE PRESENT WRITER?🎬 YouTube - Cuốn Sách Khiến Mình Từ Bỏ Kế Hoạch Cả Nămhông thường vào dịp đầu năm mới như thế này, chúng ta thường có thói quen lập kế hoạch cho một năm sắp tới. Tuy vậy, năm rồi mình đọc một cuốn sách rất hay ("The 12 Week Year" hay "Việc làm 12 tháng trong 12 tuần") đã khiến mình thay đổi tư duy về việc làm kế hoạch theo năm. Thay vào đó, sách đưa ra nhiều gợi ý mới mẻ về việc lập kế hoạch theo kỳ (12 tuần), tập trung cao độ vào yếu tố thực thi, đo lường nỗ lực thay vì kết quả...Trong video đầu tiên của năm 🐍, mình gửi đến các bạn một bài review sách chi tiết, kèm theo phê bình và phản biện từ góc nhìn của mình là tác giả sách và người làm nghiên cứu: 

https://youtu.be/Yo5Fq0oXEiE

Tác phẩm của The Present WriterSách "Một cuốn sách về Chủ nghĩa tối giản" về lối sống tích cực.Sổ "The Present Day planner" đồng hành giúp cuộc sống hiệu năng và cân bằng.Đặt mua - Việt NamĐặt mua - Quốc tếBạn thích newsletter hàng tuần này? Hãy kết nối tiếp tục với Chi & The Present Writer 👇📮 Giới thiệu sản phẩm/dịch vụ trên newsletter → Liên hệ đặt quảng cáo: [email protected]☕️ Ủng hộ dự án Bản tin miễn phí này → Tặng Chi "một tách cà phê"💌 Khóa học miễn phí: Làm blog cho người mới bắt đầu → Đăng ký khóa học miễn phí 7 ngày qua email

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro