Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Con đường đến nhập Định

1. Tôi đã nhiếp tâm được trong Thiền như thế nào ?
Hữu duyên sẽ được tiến tu. Đó là điều tất yếu đầu tiên. Ngày hôm ấy tôi cũng ko hề ngờ trước rằng tôi sẽ bước dc 1 chân vào đến mức định tâm này. Tôi chỉ đơn giản theo thói quen, bắt chân lên ngồi kiết già. Và từ từ điều thân.. như mọi lần, và tôi đã vào định lúc nào ko hay. Tuy nhiên, có 1 kinh nghiệm mà tôi đã trải qua và rút ra đc. Đó là, thời thiền vào lúc nửa đêm ( hoặc gần sáng ) là khi mà tâm bạn sẽ dễ tỉnh giác nhất, thật vậy. Và nhất là khi bụng bạn trống rỗng, khi đó thân sẽ dễ đi vào trạng thái tĩnh hơn. Thêm nữa sẽ càng suôn sẻ hơn nếu đó là vào ngày mà bạn cử mặn ( ăn chay ) - bạn tự nhiên sẽ thấy vọng tưởng vơi đi hẳn - điều này tôi sẽ nói sau - dù sao, đó là những gì mà chính tôi đúc rút được sau nhiều trải nghiệm thiền quán.
Thì đó, vậy cảm giác khi nhiếp tâm vào 'định' hình dung ra sao ? chắc đó là câu hỏi mọi người đang qtâm nhất ở đây. Ok thì tôi sẽ chia sẻ luôn.
Thứ nhất, bạn thậm chí còn ko nhận ra bạn vào "định" đc khi nào, vì khoảng cách ấy thật sự rất mong manh, giống như chỉ cách nhau có sợi tơ thôi vậy .. Nhg theo kinh nghiệm đc truyền dạy lại bởi các thiền sư chân chính, thì đó có lẽ là khi mà bạn đã an trú toàn thân ( cảm giác toàn thân ) và theo quán tính - hơi thở hiện ra. Đó là dấu hiệu khiến bạn nhận ra rằng, à nó gần đây rồi!
Nhg trước hết sẽ có ng thắc mắc: vậy cảm giác "an trú toàn thân" là như thế nào ?
Điều này chắc đã được phổ biến nhiều nếu bạn đã theo pháp thiền định đc 1 tgian dài, nhg ko phải ai nghe biết rồi cũng đều thực chứng đc nó cả. An trú là khi bạn có cảm nhận rõ ràng từng thớ thịt, từng tế bào của cơ thể đến 1 mức độ rất vi tế. Lúc này thì tâm bạn đã hết sức là tỉnh giác, rỗng rang. Sau nhiều lần điều thân, giờ đây bạn đã ko còn phải cố gắng để kiểm tra lại từng bộ phận nữa. Đôi chân bạn khi ấy đã cứng lại (ko phải theo kiểu bị gồng cứng. Có thể là nó đã hoàn toàn tê bỉ, và bạn gần như chỉ còn cảm nhận đc duy nhất 1 cảm giác đau do tê ). Toàn thân bạn khi ấy đã thể nhập vào 1 trạng thái, 1 tư thế cố định và vững chắc, và bạn ko còn cần phải cố tác ý để giữ cho trôi chảy nữa, mọi cảm giác bây giờ trở nên thật nhẹ nhàng, tự nhiên, như nhiên, như nó vốn là vậy. "An trú" đồng nghĩa rằng vọng tưởng trong bạn đã hoàn toàn biến mất đi, mà nó sẽ chỉ đc khởi lên nếu như bạn có chủ ý động tâm, thường là để chiêm nghiệm về một điều gì đó ..
Tiếp đó, khi thân đã yên, tâm yên rồi, chắc chắn sẽ đến sự xuất hiện có mặt của hơi thở. Và việc của bạn bây giờ chỉ đơn giản là tiếp tục chú tâm để ghi nhận, để quan sát hơi thở ra, vào như nó đang là, không điều khiển, ko tác ý thay đổi dòng chảy của hơi thở. Đây là 1 điều ko hẳn là dễ, vì trc đây khi mới bắt đầu tôi cũng đã từng mắc sai lầm ở giai đoạn này. Tôi cố ý điều khiển cho hơi thở ra vào thật chậm rãi, thở vào thật sâu, thở ra đều đặn. Thế nhưng dần dần, nó sẽ tác động khiến cho bạn bị căng thẳng, vì bạn đang cố ép lồng ngực, ép buồng phổi phải phồng, xẹp theo ý mình, trong khi vốn dĩ việc của bạn cần làm chỉ có là thả lỏng và quan sát nó mà thôi.
Thêm 1 điều nữa, đó là ta cần biết trú tâm vào quãng nghỉ giữa khoảng hơi thở vào và ra. Đây là khoảng mà vọng tưởng rất dễ quay lại và xen vào. Bởi vậy cần chú tâm hơn nữa vào quan sát hơi thở khi đó. Mà theo 1 số kinh nghiệm thì, ở các quãng nghỉ ấy, bạn hãy ngừng thở một nhịp ngắn, vừa làm vậy vừa kết hợp đếm theo nhịp thì càng dễ trú tâm hơn. Cứ như thế ta nương theo hơi thở. Thở vào, ta biết mình đang thở vào; sau khi thở vào đầy không khí, ta nín thở 1 niệm và thầm tác ý "cảm giác"; sau đó lại từ từ thở ra, lại nhẹ nhàng biết hơi thở ra, rồi lại nín 1 hơi. Cứ như vậy, đều đặn, xuyên suốt và bạn sẽ giữ đc chánh niệm.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro