Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Nhật Bản

BUỔI 7. NHẬT BẢN 1945 - 2000.
Là nước bại trận trong chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản phải chịu những hậu quả hết sức nặng nề, bị chi phối nhiều mặt trong trật tự Ianta. Tuy nhiên, với tinh thần tự lực tự cường, những chính sách đúng đắn và tận dụng tốt các cơ hội, điều kiện từ bên ngoài. Nhật Bản đã nhanh chóng vươn lên xây dựng cho mình một vị thế mới về kinh tế, khoa học – công nghệ, trở thành một siêu cường kinh tế, một trung tâm kinh tế - tài chính, thế giới gọi đó là sự “thần kỳ” Nhật Bản.
a- Sự phát triển kinh tế:
* Tình hình phát triển:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật là nước bại trận, Nhật bị Mĩ chiếm đóng theo chế độ quân quản, đất nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề, kinh tế khó khăn, mất hết thuộc địa, nghèo tài nguyên, thất nghiệp, thiếu nguyên liệu, lương thực và lạm phát. Sản xuất công nghiệp năm 1946 chỉ bằng 1/4 so với trước chiến tranh. Nhật phải dựa vào "viện trợ" kinh tế của Mĩ dưới hình thức vay nợ để phục hồi kinh tế.
• Quá trình phát triển kinh tế Nhật trải qua các giai đoạn:
+ Từ 1945 đến 1952: Thời kỳ phục hồi kinh tế: Kinh tế phát triển chậm chạp và phụ thuộc chặt chẽ vào kinh tế Mĩ.
Bộ chỉ huy tối cao lực lượng Đồng Minh (SCAP) đã thực hiện 3 cuộc cải cách lớn (thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế; Cải cách ruộng đất; Dân chủ hóa lao động), dựa vào nỗ lực của bản thân và sự viện trợ của Mĩ, đến khoảng 1950-1951, kinh tế Nhật đã phục hồi.
+ Từ 1952 đến 1960: Giai đoạn kinh tế Nhật phát triển nhanh, nhất là sau khi Mĩ phát động chiến tranh xâm lược Triều Tiên, kinh tế Nhật phát triển nhanh chóng nhờ những đơn đặt hàng quân sự của Mĩ.
+ Từ 1960 đến 1973: Giai đoạn thần kỳ Nhật Bản: Do Mĩ sa lầy trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, nhờ những đơn đặt hàng quân sự khổng lồ của Mĩ, kinh tế Nhật có cơ hội cất cánh, đạt bước phát triển "thần kỳ", (chỉ trong vòng hơn 20 năm 1950-1973, tổng sản phẩm quốc dân của Nhật tăng gấp 20 lần) đuổi kịp rồi vượt các nước Tây Âu, vươn lên đứng hàng thứ 2 sau Mĩ trong thế giới tư bản chủ nghĩa.
- Công nghiệp: Đạt được những bước phát triển nhanh: Nhật Bản đi đầu trong các ngành công nghiệp dân dụng, công nghiệp sản xuất tàu biển (50% thế giới), xe hơi, thép, xe máy, máy điện tử, hàng dân dụng...
- Nông nghiệp:
Phát triển theo hướng thâm canh, áp dụng khoa học- kỹ thuật ở mức độ rất cao (cơ giới hóa, hóa học hóa, thủy lợi hóa, và điện khí hóa).
Lương thực tự túc được 80% nhu cầu trong nước (1969).
Ngành chăn nuôi tự giải quyết được 2/3 nhu cầu thịt sữa.
Ngành đánh cá rất phát triển, các tàu đánh cá của Nhật hiện diện khắp các đại dương.
- Tài chính: 
Từ thập kỷ 70, trở thành siêu cường kinh tế tài chính thế giới.
Dự trữ vàng và ngoại tệ vượt Mĩ. 
=> Nhật trở thành một trong 3 trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới, trở thành một siêu cường kinh tế. Nhiều người gọi là "Thần kỳ Nhật Bản".
+ Từ 1973 đến 1991.
Sau cuộc khủng hoảng năng lượng, Nhật tập trung phát triển kinh tế theo chiều sâu.
Từ thập kỷ 80 Nhật trở thành siêu cường tài chính số 1 thế giới. Là chủ nợ của thế giới.
- Hàng hóa Nhật xâm nhập, cạnh tranh khắp thị trường thế giới .
+ Từ 1991 đến 2000.
Kinh tế Nhật lâm vào suy thoái nhưng vẫn giữ vững vị trí là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính thế giới. 
GDP năm 2000 là 4746 tỉ USD, thu nhập đầu người là 37 408 USD.
* Nguyên nhân của sự phát triển:
- Nhân tố con người được đề cao, người lao động Nhật Bản có năng lực, kỹ thuật, kỷ luật và tinh thần phấn đấu rất cao. Nhật Bản coi con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu cho sự phát triển kinh tế.
- Biết lợi dụng và thu hút nguồn vốn của nước ngoài, để tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp then chốt: Cơ khí, luyện kim, hóa chất, điện tử ...
- Biết sử dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học – kĩ thuật để tăng năng suất, cải tiến kỹ thuật và hạ giá thành hàng hóa.
- Do hạn chế về tài nguyên thiên nhiên, Nhật Bản biết "len lỏi" xâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế.
- Lợi dụng sự bảo trợ về quân sự của Mĩ, Nhật Bản không có quân đội thường trực, ít phải chi tiêu về quân sự (dưới 1% GDP), nên tập trung vốn phát triển công nghiệp dân dụng, xây dựng kinh tế.
- Biên chế nhà nước và bộ máy hành chính của Nhật Bản hết sức gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả cao.
- Những cải cách dân chủ sau chiến tranh tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển.
- Truyền thống "tự lực, tự cường" của nhân dân vươn lên xây dựng đất nước, cộng với tài điều hành kinh tế của giới kinh doanh và vai trò điều tiết của nhà nước.
* Nguyên nhân quan trọng nhất để Nhật có bước phát triển thần kỳ về kinh tế là tận dụng được thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật.
Lý do:
- Nhật Bản là quốc gia hết sức nghèo tài nguyên thiên nhiên, hầu hết nguyên, nhiên liệu cho phát triển kinh tế đều phải nhập khẩu, do vậy Nhật Bản rất chú trọng phát triển kinh tế theo chiều sâu, tận dụng tối đa thành tựu khoa học kỹ thuật cho phát triển kinh tế.
- Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai Nhật hết sức coi trọng khoa học - kỹ thuật: Vừa mua phát minh của nước ngoài, vừa phát triển cơ sở trong nước.
- Tính đến năm 1968, Nhật Bản đã mua bằng phát minh của nước ngoài trị giá 6 tỉ USD, trong khi nếu đầu tư nghiên cứu phải tốn đến 200 tỉ USD.
- Nhật Bản có hàng trăm viện khoa học - kỹ thuật tập trung nghiên cứu khoa học ở mức độ rất cao.
- Do đó, Nhật Bản đứng đầu thế giới về trình độ phát triển khoa học - kỹ thuật, đặc biệt trong các ngành công nghiệp dân dụng.
- Nhật Bản chú trọng cải cách giáo dục quốc dân (công nghệ chất xám) để giữ vững bản sắc truyền thống dân tộc, đào tạo những người yêu nước có năng lực và có ý chí vươn lên để thích nghi với sự biến đổi của thế giới.
b- Về khoa học – kĩ thuật:
- Nhật Bản rất coi trọng phát triển khoa học – kĩ thuật:
+ Có hàng trăm viện khoa học kĩ thuật, đi sâu vào công nghiệp dân dụng, ít chú ý đến công nghiệp quân sự.
+ Nhật vừa chú ý đến phát triển các cơ sở nghiên cứu trong nước vừa chú ý mua các phát minh của nước ngoài. (nét nổi bật trong phát triển khoa học kĩ thuật của Nhật Bản, tìm cách nhập kỹ thuật hiện đại và phương pháp sản xuất tiên tiến).
+ Hiện nay Nhật được xếp vào một số quốc gia đứng hàng đầu về trình độ phát triển khoa học - kĩ thuật, đặc biệt trong các ngành công nghiệp dân dụng.
- Nhật rất quan tâm đến việc cải cách nền giáo dục quốc dân, quan tâm đến công tác giáo dục, đào tạo những con người có ý chí vươn lên trong mọi hoàn cảnh, có năng lực, giữ vững bản sắc dân tộc của mình.
Hạn chế 
Kinh tế Nhật Bản cũng bộc lộ những mặt hạn chế và nhược điểm như:
- Nền kinh tế mất cân đối lớn (công nghiệp Nhật cạnh tranh khắp thế giới, nông nghiệp phải nhập khẩu).
- Tập trung quá mức vốn và nhân lực vào ba trung tâm công nghiệp (Tokyo, Osaka, Nagoya): 60 triệu dân nhưng chỉ chiếm 1.25% diện tích cả nước.
- Thiếu tài nguyên: Năng lượng, nguyên liệu, lương thực.
- Sự cạnh tranh, chèn ép của Mĩ, Tây Âu, Trung Quốc và các nước NICs.
- Sự phân hoá thành hai cực giàu – nghèo và mâu thuẫn xã hội ngày càng tăng.
- Sự già hoá về dân số.
- Thiên tai xảy ra thường xuyên, động đất, núi lửa, sóng thần, gây thảm họa hạt nhân như ở nhà máy Fukusima…
c. Chính sách đối ngoại:
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, do là nước bại trận, bị Mĩ chiếm đóng, Nhật hoàn toàn phụ thuộc vào Mĩ về mặt chính trị, quân sự.
- Với hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật (1951), Nhật trở thành căn cứ chiến lược của Mĩ ở châu Á – Thái Bình Dương, tiền đồn chống chủ nghĩa xã hội và phong trào giải phóng dân tộc.
- Trong chính sách đối ngoại, Nhật tìm mọi cách vươn lên thành đế quốc kinh tế, áp đặt sự thống trị về kinh tế, tìm mọi cách xâm nhập, giành giật thị trường ở các khu vực trên thế giới, đặc biệt là tăng cường quan hệ với các nước châu Á – Thái Bình Dương .
- Để thể hiện vai trò của mình đối với các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, 8/1977, tại hội nghị các nước ASEAN (họp ở Manila, thủ đô Philipin) thủ tướng Nhật Phukuda đã trình bày khá toàn diện chính sách đối ngoại của Nhật (sau gọi là học thuyết Phukuda) gồm 3 nội dung : 
+ Nhật Bản không bao giờ trở thành cường quốc quân sự.
+ Nhật Bản cố gắng thiết lập quan hệ hợp tác và hữu nghị với các nước Đông Nam Á. 
+ Nhật hợp tác với các nước ASEAN để góp phần vào việc giữ gìn hoà bình và thịnh vượng chung ở Đông Nam Á
- Trong điều kiện và tình hình mới, học thuyết Phukuda được tiếp tục bởi học thuyết Kaiphu (1999) rồi sau đó là học thuyết Hasimôtô (1997).
- Như vậy, trong vài thập niên gần đây, Nhật Bản đã trở thành đế quốc kinh tế, dựa vào sức mạnh kinh tế để xâm nhập mở rộng thế lực ra thế giới, nhất là khu vực Đông Nam Á.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #12