Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Sự khác biệt giữa các loại hình văn hoá trong quan hệ với không gian

1. Sự khác biệt giữa các loại hình văn hoá trong quan hệ với không gian.

Văn hóa học so sánh: từ đa dạng đến tương đồng

So sánh các nền văn hóa trên thế giới, ngừơi ta thấy chúng vô cùng đa dạng và phong phú. Chính vì vậy mà khi nói đến chúng, người ta thường liệt kê; chẳng hạn, Arnold Toynbee kể ra 38 nền văn minh thế giới.

Song, cũng đã từ lâu, người ta nhận thấy giữa các nền văn hóa có không ít nét tương đồng.

Để giải thích sự tương đồng này, người ta đã đưa ra nhiều ý kiến khác nhau (xem Ngô Đức Thịnh 1993:19-66). Nhưng tựu trung lại, có thể quy về ba thuyết.

Từ cuối thế kỷ XIX ở Tây Âu đã phổ biến thuyết khuếch tán văn hóa (cultural diffusion) với những đại biểu như F.Ratsel, L.Frobenius, F. Grabner, Wschmidt ở Đức, Áo; G.Elliot Smith, W. Rivers ở Anh - Quan điểm chủ yếu của những người theo thuyết này là văn hóa được hình thành từ một trung tâm rồi được "truyền bá", lan tỏa ra các nơi khác bằng cách mô phỏng hoặc nhờ những cuộc thiên di của các dân tộc. Có lan tỏa toàn bộ hoặc lan tỏa bộ phận (truyền bá những yếu tố riêng lẻ của một nền văn hóa); lan toả tiên phát (trực tiếp từ nơi phát sinh) hoặc lan tỏa thứ sinh. Việc cực đoan hóa thuyết này đã dẫn đến chỗ bị giới cầm quyên thực dân lợi dụng để đề cao dân tộc này và khinh rẻ các dân tộc khác, đi ngược lại quyền lợi của con người.

Đầu thế kỷ XX, từ những ý kiến của F.Boas, các nhà nhân chủng học Mỹ C.L. Wisler và A.L. Kroeber đã phản đối thuyết khuyếch tán văn hóa và đề xuất thuyết vùng văn hóa (cultural areas). Trên cơ sở nghiên cứu văn hóa các dân tộc da đỏ Mỹ, các tác giả này đã khẳng định sự tồn tại của nhiều dân tộc trên cùng một vùng lãnh thổ mà văn hóa của họ có những điểm chung.

Từ cách tiếp cận vùng văn hóa trên cơ sở một đặc trưng hạn hẹp C.L Wisler và một số tác giả về sau đã đi đến kết luận về sự cần thiết lựa chọn một tập hợp những đặc trưng, tạo nên tip, hay loại hình văn hóa vùng. Trên cơ sở quan điểm này, từ những năm 30, trong dân tộc học Xo-viết đã hình thành thuyết loại hình kinh tế - văn hóa mà đại biểu là N.N. Cheboksarov và một số tác giả khác. Các học giả này cho rằng trong lịch sử văn hóa nhân loại từng tồn tại ba nhóm loại hình kinh tế - văn hóa nông nghiệp dùng cày với sức kéo động vật.

Mỗi một trong ba thuyết trên đều ít nhiều có hạt nhân hợp lý của nó. Chúng thực ra không mâu thuẩn mà bổ sung cho nhau,mỗi thuyết thích hợp trong những điều kiện khác nhau.

Thật vậy, nếu các dân tộc chủ nhân của các nền văn hóa, cũng như các ngôn ngữ của họ, xuất phát từ cùng một gốc thì giữa văn hóa gốc và các nền văn hóa này có thể có quan hệ "khuyếch tán, lan tỏa"

Nếu các nền văn hóa gần gũi nhau về địa lý thì chúng có thể từ tiếp xúc đến giao lưu với nhau, và trong việc giao lưu ấy có thể xảy ra hiện tượng những yếu tố của nền văn hóa này thâm nhập vào nền văn hoáa kia (tiếp thu thụ động) hoặc nền văn hóa này vay mượn những yếu tố của nền văn hóa kia (tiếp thu chủ động); rồi trên cơ sở những yếu tố nội sinh (endogenous) và ngoại sinh (exogenous) ấy mà điều chỉnh, biến cải cho phù hợp, gây ra sự tiếp biến văn hóa (acculturation). Các nền văn hóa gần gũi và giao lưu với nhau này tạo nên những vùng văn hóa. Cũng có thể phân biệt vùng văn hóa ngay trong nội bộ một nền văn hóa.

Sự tiếp biến văn hóa cũng có thể xay ra khi các nền văn hóa tuy ở cách xa nhau nhưng đã có điều kiện tiếp xúc với nhau. Nuế các nền văn hóa mặc dù ở xa nhau và chưa bao giờ gặp gỡ nhau nhưng lại nằm trong những điều kiện tự nhiên và xã hội tương đồng thì chúng cũng có thể có những nét giống nhau. Sản phẩm của hai trường hợp này là những đặc trưng loại hình. Đặc trưng loại hình càng mạnh và rõ ở các nền văn hóa cùng gốc và hoặc gần gũi nhau về địa lý. Chính vì vậy mà các nhà dân tộc học Xô-viết đã phân biệt khái niệm loại hình kinh tế - văn hóa với khái niệm 'vùng văn hóa lịch sử" nếu vùng văn hóa - lịch sử là mộtkhông gian địa lý liên tục htì loại hình kinh tế văn hóa có thể bao gồm cả những khu vực địa lý khác nhau.

Nghề chăn nuôi ở Phương Tây phổ biến đến mức trong Kinh thánh, từ "cừu" được nhắc tới trên 5000 lần, tín đề được gọi là "con chiên", chúa là người "chăn chiên". Theo tác giả cuốn lịch sử nhân loại thì "ngày xưa", Hy Lạp chỉ nuôi dê và cừu, tí người làm nghề nông, phần đông lo việc mục súc và hàng hải";

Người La Mã uống sữa bò, áo quần dệt bằng lông cừu hoặc bằng da thú vật (Bửu Dưỡng 1972:28,67). W.Durant trong cuốn Nguồn gốc văn minh (1990a, 33) cho biết: tại những bộ lạc săn bắn và mục súc, loài bò là một đơn vị giá trị rất tiện. Vào thời đại Homer ở Hy Lạp, người ta đánh giá người và vật bằng con số bò: bộ binh giáp của Diomede đánh giá 9 con bò, một người nô lệ khéo tay đánh giá 4 con. Người La Mã cũng vậy, họ dùng hai danh từ gần giống nhau -pecus và pecunia - để trỏ bò và tiền bạc.

Về sau, các dân tộc ven biển thì phát triển thương nghiệp buôn bán, các dân tộc trong lục địa thì làm nông nghiệp, nhưng chăn nuôi vẫn là mối quan tâm chủ yếu của họ. Trong hồi ký về cuộc chiến tranh ở Gôlơ, Ju. Cesar viết rằng vào thế kỷ II trước CN, người Giecmanh vẫn sống cuộc đời du mục, đến giữa thế kỷ I tr CN, người Giecmanh đã cấy trồng, song họ "không chí thú với cuộc sống định cư, sau mỗi năm lại chuyển đi nơi khác", họ "đặc biệt không chăm làm nông nghiệp mà sống chủ yếu bằng sữa và súc vật". Còn nhà sử học La Mã nổi tiếng K. Ta xit (54-120 SCN) trong tập Giecmani thì cho biết Giecmanh là đất nước "giàu gia súc", người Giecmanh "thích có nhiều gia súc" vì đó là "hình thức của cải duy nhất và dễ chịu nhất". Bộ luật Salica cho biết vào đầu thế kỷ VI, người Frăng làm nông nghiệp nhưng vẫn đặc biệt coi trong chăn nuôi, công xã có bãi chăn nuôi chung (dẫn theo Polianxki 1978:30-44).

Ở phương Tây, các thần thánh đều cưỡi ngữa và chơi với gia súc. Tiêu chuẩn của một phụ nữ quý tộc là phải biết cưỡi ngựa. Còn các chữ đầu của cả hai bảng chữ cái La - Tinh và Hy Lạp và A và a (alpha) đều bắt nguồn từ hình vẽ cái đầu bò. Các vật dụng như con dấu, đồng tiền, bình nước... thường có hình bò, ngựa. Xem thế đủ thấy nguồn gốc du mục và con đường từ du mục đến thương mại của văn hóa phương Tây đã quá rõ ràng.

Kết quả là hình thành một cách khá rõ ràng hai loại hình văn hóa ứng với hai loại hình kinh tế: văn hóa kiểu nông nghiệp thì lo tạo dựng một cuộc sống ổn định lâu dài, không xáo trộn - chúng mang tính trọng tĩnh; còn văn hóa kiểu du mục thì lo tổ chức làm sao để có thể thường xuyên di chuyển một cách gọn gàng, nhanh chóng, thuận tiện - chúng mang tính chất trọng động. Các nền văn hóa hiện đại dù đang thuộc giai đoạn văn minh nào (nông nghiệp, công nghiệp, hay thậm chí hậu công nghiệp) cũng đều không thoát ra ngoài hai loại hình cơ bản là trọng tĩnh và trọng đông mà căn cứ theo nguồn gốc thì có thể gọi chúng là các loại hình văn hóa gốc nông nghiệp và gốc du mục. Điển hình cho loại trong tĩnh (gốc nông nghiệp) là các nền văn hóa phương Đông; còn điển hình cho loại trọng động (gốc du mục) là các nền văn hóa phương Tây.

Chính vì động cho nên các nền văn hóa phương Tây đã chuyển biến rất nhanh. Trong khi phần lớn các nền văn hóa phương Đông đến nay về cơ bản vẫn mang tính nông nghiệp thì các nền văn hóa phương Tây đã chuyển sang công nghiệp từ lâu.

Con đường chuyển biến từ du mục đến công nghiệp đi qua giai đoạn thương nghiệp: ban đầu là du mục, nhưng trong khi lang thang từ nơi này sang nơi khác, người ta nhận ra sự khác biệt về giá cả, vì vậy họ đã chuyển sang mô hình kết hợp du mục +buôn bán. Khi hàng hóa dồi dào và thấy buôn bán có lợi hơn chăn nuôi, người du mục sẽ từ bỏ chăn nuôi mà chuyển hẳn sang thương nghiệp. Nhưng thương nghiệp thì phải có kho bãi, phải có nơi gặp gỡ để trao đổi hàng hóa. Và thế là cuộc sống định cư hình thành, dân số tăng lên; các khu định cư buôn bán, các kho bãi, chợ búa sẽ phát triển thành đô thị. Để phục vụ nhu cầu của đô thị và có hàng hóa mang trao đổi. Lấy hàng nông nghiệp về nuôi sống đô thị, đồng thời với sự phát triển của khoa học - sản phẩm của tư duy phân tích, một xã hội công nghiệp sẽ được hình thành.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: