Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Su hinh thanh va phat trien tu tuong Ho Chi Minh

Chương I

Nguồn gốc, quá trình hình thành và phát

triển, đối tượng, nhiệm vụ và ý nghĩa học tập

tư tưởng Hồ Chí Minh

Việt Nam là một quốc gia dân tộc tự chủ từ sớm. Nền độc lập, tự chủ của Việt

Nam gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước trải qua hàng ngàn năm lịch sử.

Vào giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta, đánh sập thành

trì chế độ phong kiến mục ruỗng của triều đình nhà Nguyễn, biến nước ta thành thuộc

địa của Pháp, nhân dân Việt Nam bị sống trong kiếp đọa đày nô lệ.

Bắt đầu từ mùa xuân năm 1930, dưới ngọn cờ độc lập, tự do của Hồ Chí Minh, dân

tộc Việt Nam đã đoàn kết thành một khối, kiên cường chiến đấu và dựng xây đất nước,

giành được những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử vĩ đại và có tính thời đại sâu sắc. Có được

những thắng lợi vĩ đại đó là nhờ Đảng và nhân dân ta được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác -

Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Trong Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khoá

III lúc Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời có viết: "Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất

nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm

rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta"1.

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nêu rõ: Hồ Chí Minh đã đề xướng đường lối độc

lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Sau này được đúc kết lại trong khẩu hiệu nổi

tiếng: Không có gì quý hơn độc lập, tự do2.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp khái quát: "Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống lý luận

về đường lối chiến lược, sách lược của cách mạng Việt Nam... Đó là tư tưởng cách

mạng không ngừng, từ cách mạng dân tộc dân chủ tiến lên chủ nghĩa xã hội, nội dung

cốt lõi là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội (giai cấp), giải phóng con người. Nói

ngắn gọn là độc lập dân tộc, dân chủ, chủ nghĩa xã hội; hay nói gọn hơn: độc lập dân

tộc và chủ nghĩa xã hội"3.

Chủ tịch Phiđen Caxtrô Rudơ (Cuba) cho rằng: Hồ Chí Minh đã kết hợp một cách

thiên tài cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và cuộc đấu tranh vì quyền lợi quần

chúng bị bọn phong kiến và giai cấp bóc lột áp bức... Sự nghiệp giải phóng dân tộc và

sự nghiệp giải phóng xã hội là hai điểm then chốt trong học thuyết của Người.

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.12, tr. 516.

2. Xem: Phạm Văn Đồng: Hồ Chí Minh, quá khứ, hiện tại và tương lai, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991, tr. 18.

3. Võ Nguyên Giáp: Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,

2003, tr. 98.

1. Xem: Thế giới ca ngợi và thương tiếc Hồ Chủ tịch, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1976, tr .76.

3

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã nêu cao tư tưởng Hồ Chí

Minh và đã quyết định ghi vào Cương lĩnh và Điều lệ của mình: "Đảng lấy chủ nghĩa

Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành

động"2.

Vì vậy, nghiên cứu, học tập một cách có hệ thống môn học Tư tưởng Hồ Chí

Minh trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong cán bộ, đảng viên, nhất là học sinh,

sinh viên thuộc hệ thống nhà trường của cả nước là nhiệm vụ hết sức quan trọng.

I. Nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư

tưởng hồ chí minh

Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong một gia đình sĩ phu yêu nước, ở quê hương

giàu truyền thống cách mạng, trong một đất nước sớm định hình một quốc gia dân tộc

có chủ quyền lâu đời, trong đó tinh thần yêu nước là dòng chảy chủ yếu xuyên suốt

chiều dài lịch sử.

Cuối thế kỷ XIX, đất nước ta bị rơi vào cảnh nô lệ lầm than dưới ách thuộc địa

của thực dân Pháp. Nhân dân Việt Nam đã liên tiếp nổi dậy chống lại ách thống trị của

thực dân Pháp dưới ngọn cờ của một số nhà yêu nước tiêu biểu nối tiếp nhau, song đều

lần lượt thất bại. Đám mây đen của chủ nghĩa thực dân vẫn bao phủ bầu trời Việt Nam.

Dân tộc Việt Nam rơi vào khủng hoảng đường lối cách mạng.

Giữa lúc đó, Hồ Chí Minh ra nước ngoài để học hỏi, tìm một giải pháp mới để

cứu nước, giải phóng dân tộc. Lúc này, chủ nghĩa đế quốc đã xác lập được sự thống trị

của chúng trên một phạm vi rộng lớn của thế giới. ách áp bức và thôn tính dân tộc

càng nặng, sự phản kháng dân tộc của nhân dân bị nô dịch càng tăng. Phương Đông đã

thức tỉnh. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ. Cách mạng Tháng Mười Nga đã

thành công, nước Nga Xôviết đã ra đời. Quốc tế Cộng sản được thành lập. Các đảng

cộng sản đã lần lượt ra đời tại một số nước ở châu Âu, châu á...

Hồ Chí Minh đã hoạt động trong phong trào công nhân và lao động một số nước

trên thế giới; đến với nhân dân cần lao ở các nước thuộc địa đang bị chủ nghĩa thực dân

nô dịch; học tập, nghiên cứu các trào lưu tư tưởng, các thể chế chính trị; tiếp thu tư

tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác- Lênin; chọn lựa con đường cứu nước, giải phóng

dân tộc là con đường cách mạng vô sản; đứng về phía Quốc tế Cộng sản; tham gia Đảng

Cộng sản Pháp. Từ đó, Hồ Chí Minh càng đi sâu tìm hiểu các học thuyết cách mạng trên

thế giới, xây dựng lý luận về cách mạng thuộc địa, trước hết là lý luận cách mạng để

giải phóng dân tộc Việt Nam, xây dựng các nhân tố cách mạng của dân tộc, tổ chức và

lãnh đạo cách mạng Việt Nam tiến lên giành những thắng lợi vĩ đại vì độc lập của dân

tộc, tự do của toàn dân, v.v..

2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991, tr. 127.

4

1. Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh

a) Giá trị truyền thống dân tộc

Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước đã hình thành cho Việt Nam các

giá trị truyền thống dân tộc phong phú, vững bền. Đó là ý thức chủ quyền quốc gia dân

tộc, ý chí tự lập, tự cường, yêu nước, kiên cường, bất khuất... tạo thành động lực mạnh

mẽ của đất nước; là tinh thần tương thân, tương ái, nhân nghĩa, cố kết cộng đồng dân

tộc; thủy chung, khoan dung, độ lượng; là thông minh, sáng tạo, quý trọng hiền tài, tiếp

thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm phong phú văn hóa dân tộc... Trong nguồn giá trị

tinh thần truyền thống đó, chủ nghĩa yêu nước là cốt lõi, là dòng chảy chính của tư

tưởng văn hóa truyền thống Việt Nam, xuyên suốt trường kỳ lịch sử, là động lực mạnh

mẽ cho sự trường tồn và phát triển của dân tộc. Chính sức mạnh truyền thống tư tưởng

và văn hóa đó của dân tộc đã thúc giục Hồ Chí Minh ra đi tìm tòi, học hỏi, tiếp thu tinh

hoa văn hóa của nhân loại để làm giàu cho tư tưởng cách mạng và văn hóa của Người.

b) Tinh hoa văn hóa nhân loại

Hồ Chí Minh đã biết làm giàu vốn văn hóa của mình bằng cách học hỏi, tiếp thu

tư tưởng văn hóa phương Đông và phương Tây.

Về tư tưởng và văn hóa phương Đông, Hồ Chí Minh đã tiếp thu những mặt tích

cực của Nho giáo về triết lý hành động, nhân nghĩa, ước vọng về một xã hội bình trị,

hòa mục, thế giới đại đồng; về một triết lý nhân sinh, tu thân, tề gia; đề cao văn hóa

trung hiếu "dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh".

Người nói: "Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy trong học thuyết của Khổng Tử

có nhiều điều không đúng song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học"1. Người

dẫn lời của V.I. Lênin: "Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái được

những điều hiểu biết quý báu của các đời trước để lại"2.

Về Phật giáo, Hồ Chí Minh đã tiếp thu tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu

nạn; coi trọng tinh thần bình đẳng, chống phân biệt đẳng cấp, chăm lo điều thiện, v.v..

Về chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn, Hồ Chí Minh tìm thấy những điều

thích hợp với điều kiện nước ta, đó là dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh

phúc.

Về tư tưởng và văn hóa phương Tây, Hồ Chí Minh đã nghiên cứu tiếp thu tư tưởng

văn hóa dân chủ và cách mạng của cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ.

Về tư tưởng dân chủ của cách mạng Pháp, Hồ Chí Minh đã tiếp thu tư tưởng của

các nhà khai sáng: Vônte (Voltaire), Rútxô (Rousso), Môngtexkiơ (Moutesquieu). Đặc

biệt, Người chịu ảnh hưởng sâu sắc về tư tưởng tự do, bình đẳng của Tuyên ngôn

nhân quyền và dân quyền năm 1791 của Đại cách mạng Pháp. Về tư tưởng dân chủ của

1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.6, tr. 46.

5

cách mạng Mỹ, Người đã tiếp thu giá trị về quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu

hạnh phúc của Tuyên ngôn độc lập năm 1776, quyền của nhân dân kiểm soát chính phủ.

c) Chủ nghĩa Mác - Lênin

Chủ nghĩa Mác- Lênin là nguồn gốc lý luận trực tiếp, quyết định bản chất tư

tưởng Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh khẳng định:

"Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt

Nam, không những là cái "cẩm nang" thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn

là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã

hội và chủ nghĩa cộng sản"1.

Đối với chủ nghĩa Mác- Lênin, Hồ Chí Minh đã nắm vững cái cốt lõi, linh hồn

sống của nó, là phương pháp biện chứng duy vật; học tập lập trường, quan điểm,

phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác- Lênin để giải quyết các vấn đề thực tiễn

của cách mạng Việt Nam.

Các tác phẩm, bài viết của Hồ Chí Minh phản ánh bản chất cách mạng tư tưởng

của Người theo thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin.

d) Phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh

Ngoài nguồn gốc tư tưởng, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí

Minh còn chịu sự tác động sâu sắc của thực tiễn dân tộc và thời đại mà Người đã sống

và hoạt động. Chính quá trình hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh ở trong nước và khi

còn bôn ba khắp thế giới để học tập, nghiên cứu và hoạt động đã làm cho Người có một

hiểu biết sâu sắc về dân tộc và thời đại, nhất là thực tiễn phương Đông để xem xét, đánh

giá và bổ sung cơ sở triết lý phương Đông cho học thuyết Mác - Lênin.

Từ hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh đã khám phá quy luật vận động xã hội, đời

sống văn hóa và cuộc đấu tranh của các dân tộc trong hoàn cảnh cụ thể của các quốc gia

và thời đại mới để khái quát thành lý luận, đem lý luận chỉ đạo hoạt động thực tiễn, qua

kiểm nghiệm của thực tiễn để hoàn thiện, làm cho lý luận có giá trị khách quan, tính

cách mạng và khoa học.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm hoạt động tinh thần của cá nhân, do Người

sáng tạo trên cơ sở những nhân tố khách quan. Do đó, tư tưởng Hồ Chí Minh phụ thuộc

rất lớn vào các yếu tố nhân cách, phẩm chất và năng lực tư duy của chính người sáng

tạo ra nó.

Không chỉ ở nước ta mà có nhiều chính khách, nhiều nhà hoạt động văn hóa-xã

hội ở nước ngoài đã nêu nhiều ý kiến sâu sắc về nhân cách, phẩm chất, về tài năng trí

tuệ của Hồ Chí Minh. Ngay từ năm 1923, lúc Hồ Chí Minh vào trạc tuổi 33, nhà báo

Liên Xô Ô. Manđenxtam khi tiếp xúc với Hồ Chí Minh đã sớm nhận biết: "Từ Nguyễn

. Sđd, t.10, tr. 128.

6

ái Quốc đã tỏa ra một thứ văn hóa, không phải văn hóa Âu châu, mà có lẽ là một nền

văn hóa tương lai"1. Văn hóa Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh ngày càng tỏa sáng theo

dòng thời gian của dân tộc và thời đại.

Nhân cách, phẩm chất, tài năng của Hồ Chí Minh đã tác động rất lớn đến sự hình

thành và phát triển tư tưởng của Người. Đó là một con người sống có hoài bão, có lý

tưởng, yêu nước, thương dân, có bản lĩnh kiên định, có lòng tin vào nhân dân, khiêm tốn,

bình dị, ham học hỏi, nhạy bén với cái mới, thông minh, có hiểu biết sâu rộng, có phương

pháp biện chứng, có đầu óc thực tiễn, v.v.. Chính nhờ vậy, Người đã khám phá sáng tạo về

lý luận cách mạng thuộc địa trong thời đại mới, xây dựng được một hệ thống quan điểm

toàn diện, sâu sắc và sáng tạo về cách mạng Việt Nam, đã vượt qua mọi thử thách, sóng

gió trong hoạt động thực tiễn, kiên trì chân lý, định ra các quyết sách đúng đắn và sáng

tạo, biến tư tưởng thành hiện thực cách mạng.

Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự tổng hòa và phát triển biện

chứng tư tưởng văn hóa truyền thống của dân tộc, tinh hoa tư tưởng văn hóa của

phương Đông và phương Tây với chủ nghĩa Mác- Lênin làm nền tảng, cùng với thực

tiễn của dân tộc và thời đại qua sự tiếp biến và phát triển của Hồ Chí Minh- một con

người có tư duy sáng tạo, có phương pháp biện chứng, có nhân cách, phẩm chất cách

mạng cao đẹp tạo nên. Tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng Việt Nam hiện đại.

2. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh

Nêu rõ sự phân chia các thời kỳ lịch sử tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ giúp chúng ta

nắm được những nội dung tư tưởng cơ bản của Người trong từng thời kỳ, phản ánh

khách quan hiện thực lịch sử và tài năng trí tuệ của Hồ Chí Minh. Vì vậy, tiêu chí cơ

bản để phân kỳ là phải dựa vào nội dung chuyển biến về mặt tư tưởng của Hồ Chí Minh

trong từng thời kỳ lịch sử cụ thể chứ không phải dựa vào mốc thời gian hoạt động của

Người. Chúng ta có thể phân chia thành 5 thời kỳ như sau:

a) Thời kỳ hình thành tư tưởng yêu nước, thương nòi (trước năm 1911)

Đây là thời kỳ Hồ Chí Minh lớn lên và sống trong nỗi đau của người dân mất

nước, được sự giáo dục của gia đình, quê hương, dân tộc về lòng yêu nước thương dân;

sớm tham gia phong trào đấu tranh chống Pháp; băn khoăn trước những thất bại của các

sĩ phu yêu nước chống Pháp; ham học hỏi, muốn tìm hiểu những tinh hoa văn hóa tiên

tiến của các cuộc cách mạng dân chủ tư sản ở châu Âu, muốn đi ra nước ngoài xem họ

làm gì để trở về giúp đồng bào thoát khỏi vòng nô lệ. Trong thời kỳ này, ở Hồ Chí Minh

đã hình thành tư tưởng yêu nước, thương dân, tha thiết bảo vệ những giá trị tinh thần

truyền thống của dân tộc, ham muốn học hỏi những tư tưởng tiến bộ của nhân loại.

1. Sđd, t. 1, tr. 478.

7

b) Thời kỳ tìm tòi con đường cứu nước, giải phóng dân tộc (1911-1920)

Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước, trước tiên Người đến nước Pháp, nơi đã

sản sinh ra tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái; tiếp tục đến nhiều nước ở châu Âu, châu

Phi, châu Mỹ, sống và hoạt động với những người dân bị áp bức ở phương Đông và

những người làm thuê ở

phương Tây. Người đã khảo sát, tìm hiểu cuộc cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ,

tham gia Đảng Xã hội Pháp, tìm hiểu Cách mạng Tháng Mười Nga, học tập và đã tìm

đến với chủ nghĩa Lênin, tham dự Đại hội Tua, đứng về phía Quốc tế cộng sản, tham gia

sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Đây là thời kỳ Hồ Chí Minh đã có sự chuyển biến vượt

bậc về tư tưởng; từ giác ngộ chủ nghĩa dân tộc tiến lên giác ngộ chủ nghĩa Mác-

Lênin, từ một chiến sĩ chống thực dân phát triển thành một chiến sĩ cộng sản Việt

Nam. Đây là một bước chuyển biến cơ bản về tư tưởng cứu nước của Hồ Chí Minh:

"Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách

mạng vô sản"1.

c) Thời kỳ hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam (1921 -

1930)

Hồ Chí Minh đã có thời kỳ hoạt động thực tiễn và lý luận sôi nổi, phong phú ở

Pháp (1921-1923), ở Liên Xô (1923-1924), ở Trung Quốc (1924-1927), ở Thái Lan

(1928-1929)... Trong thời gian này, tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam đã

hình thành cơ bản. Hồ Chí Minh đã kết hợp nghiên cứu xây dựng lý luận, kết hợp với

tuyên truyền tư tưởng giải phóng dân tộc và vận động tổ chức quần chúng đấu tranh,

xây dựng tổ chức cách mạng, chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Những tác phẩm như Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Đường Kách mệnh

(1927) và những bài viết của Hồ Chí Minh trong thời kỳ này đã thể hiện những quan

điểm lớn và độc đáo, sáng tạo về con đường cách mạng Việt Nam. Có thể tóm tắt nội

dung chính của những quan điểm đó như sau:

- Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải đi theo con đường cách

mạng vô sản. Giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng nhân dân lao động, giải

phóng giai cấp công nhân, phải kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.

- Cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có quan hệ mật thiết với

nhau. Cách mạng thuộc địa không lệ thuộc vào cách mạng ở chính quốc mà có tính chủ

động, độc lập. Cách mạng thuộc địa có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng ở

chính quốc và giúp cho cách mạng ở chính quốc trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn.

- Cách mạng thuộc địa trước hết là một cuộc "dân tộc cách mệnh", đánh đuổi đế

quốc xâm lược, giành lại độc lập, tự do.

- Giải phóng dân tộc là việc chung của cả dân chúng; phải tập hợp lực lượng dân

1. Sđd, t.9, tr. 314.

8

tộc thành một sức mạnh lớn để chống đế quốc và tay sai.

- Phải đoàn kết và liên minh với các lực lượng cách mạng quốc tế, song phải nêu

cao tinh thần tự lực tự cường, không được ỷ lại chờ đợi sự giúp đỡ của quốc tế.

- Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, của cả dân tộc đại đoàn kết. Phải tổ

chức quần chúng, lãnh đạo và tổ chức đấu tranh bằng các hình thức và khẩu hiệu thích

hợp. Phương pháp đấu tranh để giành chính quyền, giành lại độc lập tự do là bằng bạo

lực của quần chúng và có thể bằng phương thức khởi nghĩa dân tộc.

- Cách mạng muốn thành công trước hết phải có đảng cách mạng lãnh đạo, vận

động và tổ chức quần chúng đấu tranh. Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng

như người cầm lái có vững thuyền mới chạy đúng hướng, tới đích. Đảng phải có lý luận

làm cốt...

Cùng với chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng cách mạng của Hồ Chí Minh trong

những năm 20 của thế kỷ XX được truyền bá vào Việt Nam, làm cho phong trào dân tộc

và giai cấp ở nước ta trở thành một phong trào tự giác, dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng

sản Việt Nam ngày 3-2-1930, thông qua Cương lĩnh đầu tiên của Đảng.

d) Thời kỳ thử thách, kiên trì giữ vững quan điểm, nêu cao tư tưởng

độc lập, tự do và quyền dân tộc cơ bản (1930-1945)

Trên cơ sở tư tưởng về con đường cách mạng Việt Nam đã hình thành về cơ bản,

trong mấy năm đầu của những năm 1930, Hồ Chí Minh đã kiên trì giữ vững quan điểm

cách mạng của mình, vượt qua khuynh hướng "tả" đang chi phối Quốc tế Cộng sản, chi

phối Ban Chấp hành Trung ương Đảng, phát triển thành chiến lược cách mạng giải

phóng dân tộc, xác lập tư tưởng độc lập, tự do, dẫn đến thắng lợi của cuộc Cách mạng

Tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra đời. Tuyên ngôn độc

lập do Hồ Chí Minh trịnh trọng công bố trước quốc dân đồng bào và toàn thế giới về sự

ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước của dân, do dân, vì dân đã

khẳng định về mặt pháp lý quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam. Đây là mốc lịch

sử không chỉ đánh dấu kỷ nguyên tự do, độc lập mà còn là bước phát triển mở rộng tư

tưởng dân quyền và nhân quyền của cách mạng tư sản thành quyền tự do, độc lập của

các dân tộc trên thế giới. Nhân dân Việt Nam nêu cao ý chí để bảo vệ quyền tự do, độc

lập của mình. Đó là: ""Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho

họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được

sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc"... Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất

cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống,

quyền sung sướng và quyền tự do"1.

1. Sđd, t. 4, tr. 1.

9

đ) Thời kỳ tiếp tục phát triển mới về tư tưởng kháng chiến và kiến

quốc (1945-1969)

Đây là thời kỳ Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân ta vừa tiến

hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, vừa xây dựng chế độ dân chủ nhân dân

(1945 - 1954) mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ; tiến hành cuộc kháng chiến

chống Mỹ, cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Thời kỳ này, tư tưởng

Hồ Chí Minh có bước phát triển mới, trong đó nổi bật là các nội dung lớn như sau:

- Tư tưởng kết hợp kháng chiến với kiến quốc, tiến hành kháng chiến kết hợp với

xây dựng chế độ dân chủ nhân dân; tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng khác

nhau, đó là cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở

miền Bắc nhằm một mục tiêu chung trước mắt là giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ

quốc.

- Tư tưởng chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.

- Xây dựng quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

- Xây dựng Đảng Cộng sản với tư cách là một Đảng cầm quyền v.v..

Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh trải qua hơn nửa thế kỷ hình thành và phát triển,

là sản phẩm tất yếu của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới, là ngọn cờ thắng lợi

của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, vì giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: