Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

may lanh

Câu 1: Hãy nêu các phương pháp làm lạnh hiện nay, phương pháp nào được sử dụng phổ biến nhất, tại sao?

Phương pháp làm lạnh bằng cách cho bay hơi công chất gồm:

Chu trình hơI

Chu trình hấp thụ

Chu trình Ejector

Phương pháp làm lạnh bằng cách tiết lưu giãn nở công chất bao gồm:

Chu trình khí thực hiện công ngoài

Chu trình khí thực hiện công trong.

Hiệu ứng ống xoáy.

Làm lạnh bằng phương pháp điện từ:

Phương pháp nhiệt điện (Hiệu ứng Pilter)

Phương pháp nhiệt từ (Hiệu ứng Ettinghaus)

Phương pháp cho bay hơi công chất sử dụng chu trình hơi là phổ biến vì:

Có truyền thống lâu đời, độ tin cậy cao

Các thiết bị đã được công nghệ hoá cao

Câu 2: Hãy so sánh 2 chu trình Các-nô thuận và ngược chiều. Trình bày các thông số cơ bản của chu trình Các-nô ngược chiều.

T s Tk T0 s1 s2 1 2 3 4 qk q0

Chu trình Các-nô thuận chiều

1-2 Nén đoạn nhiệt, nhiệt độ công chất tăng từ T0 đến Tk

2-3 Nhận nhiệt đẳng nhiệt, công chất nhận từ nguồn nóng 1 nhiệt lượng qk

3-4 Dãn nở đoạn nhiệt, nhiệt độ công chất giảm từ Tk đến T0

4-1 Nhả nhiệt đẳng nhiệt, công chất nhả cho nguồn lạnh 1 nhiệt lượng q0

T s Tk T0 s1 s2 4 3 2 1 qk q0

Chu trình Các-nô ngược chiều

1-2 Nén đoạn nhiệt, nhiệt độ công chất tăng từ T0 đến Tk

2-3 Nhả nhiệt đẳng nhiệt, công chất nhả cho nguồn nóng 1 nhiệt lượng qk

3-4 Dãn nở đoạn nhiệt, nhiệt độ công chất giảm từ Tk đến T0

4-1 Nhận nhiệt đẳng nhiệt, công chất nhận từ nguồn lạnh 1 nhiệt lượng q0

So sánh chu trình Các-nô thuận và ngược chiều:

Các thông số cơ bản của chu trình Các-nô ngược chiều

Nhiệt lượng đưa vào chu trình: q0 = T0 (s1 - s4) = T0 (s2 - s3)

Nhiệt lượng lấy ra khỏi chu trình: qk = Tk (s1 - s4) = Tk (s2 - s3)

Công cần thiết cấp cho chu trình: l = qk - q0 = (Tk - T0)(s2 - s3)

Hệ số làm lạnh : Là tỷ số giữa năng lượng có ích trong việc làm lạnh và năng lượng cần thiết cấp vào chu trình.

Hệ số sưởi nóng : Là tỷ số giữa năng lượng có ích trong việc sưởi nóng và năng lượng cần thiết cấp vào chu trình.

Mối liên hệ giữa và:

Câu 3: Máy lạnh được sử dụng dưới tàu biển như thế nào? Phạm trù năng suất của từng lĩnh vực sử dụng? Các loại công chất nào thường được sử dụng?

Hệ thống lạnh Phạm vi Công suất Máy nén Công chất

Hầm hàng Tàu chở hàng đông lạnh và hoa quả 10 - 50 kW 2 - 4 NH3 (cũ), R22, R502 Thực phẩm Tất cả các loại tàu 3 - 15 kW 1 - 3 R12, R22 ĐHKK trung tâm Gần như tất cả các loại tàu 5 - 35 kW 1 - 2 R22, đôi khi là R12 ĐHKK cục bộ Buồng lái, điều khiển máy, cá nhân, CLB 1 - 15 kW - - Thiết bị nhỏ Tủ lạnh, tủ bảo quản, máy làm nước lạnh 0.1 - 2 kW - - Container lạnh Tàu đánh cá, hoa quả hoặc tàu đông lạnh 5 - 10 kW - R12, R22, R502, NH3 (cũ), R134a, R152a (mới)

Câu 4: Vẽ sơ đồ 1 chu trình hơi đơi giản nhất, trình bày nguyên lý hoạt động biểu diễn trên đồ thị logP-i. Nêu các thông số cơ bản.

Máy nén Vùng cao áp pk Vùng thấp áp p0 Qo Qk L

Dàn bay hơi

Bầu ngưng

1 2 2' 3 4 i p K 1 2 2' 3 4 qo qk l pk , tk po , to s = const

Van tiết lưu

pk p0

Sơ đồ chu trình hơi đơn giản

Hiệu quả làm lạnh hàng hóa là mục đích chính của chu trình được xảy ra trong buồng lạnh. Trong buồng lạnh cách nhiệt tốt người ta bố trí dàn bay hơi một cách hợp lý. Hơi công chất ẩm ở trạng thái 4 (hơi ẩm gồm thể lỏng và thể hơi) sau van tiết lưu đi vào dàn bay hơi, hàng hóa do trao nhiệt cho công chất sôi nên lạnh đi, còn hơi ẩm nhận nhiệt của hàng hóa sôi và bay hơi để trở thành hơi bão hóa khô ở trạng thái 1 (có áp suất thấp p0 và nhiệt độ thấp t0), đi vào máy nén được nén đoạn nhiệt đến trạng thái 2. Công chất ra khỏi máy nén là hơi quá nhiệt có áp suất cao pk được đưa vào bình ngưng, làm mát đẳng áp đến nhiệt độ ngưng tụ tk = t2' và sau đó ngưng tụ hóa lỏng (nhả nhiệt cho chất làm mát) đến trạng thái 3, rồi đi vào van tiết lưu. Sau van tiết lưu công chất là hơi ẩm ở trạng thái 4. Hoàn thành một chu trình kín.

Quá trình 1-2: Hơi bão hoà ở áp suất p0 được nén đoạn nhiệt bởi máy nén thành hơi quá nhiệt có áp suất pk.

Quá trình 2-2': Hơi quá nhiệt hạ nhiệt về nhiệt độ sôi.

Quá trình 2'-3: Nhả nhiệt cho nước làm mát để ngưng tụ thành thể lỏng trong bình ngưng.

Quá trình 3-4: Tiết lưu đẳng entalpi, hơi ẩm giảm áp suất từ pk đến p0.

Quá trình 4-1: Nhận nhiệt từ buồng lạnh để sôi và bay hơi.

Các thông số cơ bản

Năng suất làm lạnh q0 (J/kg): Là nhiệt lượng mà 1 kg công chất mang ra khỏi dàn bay hơi trong 1 chu trình làm việc của mình. q0 = i1 - i4.

Năng suất làm lạnh yêu cầu Q0 (kW): Được cho trước bằng tính toán phụ tải nhiệt buồng lạnh.

Công nén đơn vị l (J/kg): Là công cần thiết để nén áp suất của 1 kg công chất từ p0 đến pk. l = i2 - i1

Công nén toàn bộ L (kW): Là công mà máy nén sản ra trong 1 đơn vị thời gian. L = m.l.

Nhiệt lượng ngưng tụ đơn vị qk (J/kg): Là nhiệt lượng mà 1 kg công chất nhả ra trong 1 chu trình làm việc. qk = i2 - i4.

Nhiệt lượng ngưng tụ toàn bộ Qk (kW): Là nhiệt lượng mà bầu ngưng nhả ra trong 1 đơn vị thời gian. Qk = m.qk.

Lưu lượng công chất lưu thông m (kg/s): Là lưu lượng công chất cần thiết phải lưu thông trong hệ thống lạnh để trong buồng lạnh đạt được năng suất làm lạnh yêu cầu Q0. m = Q0 /q0.

Câu 5: Vẽ sơ đồ 1 chu trình có quá lạnh, quá nhiệt, vẽ đồ thị logP-i, nêu các thông số cơ bản. Phân tích rõ ưu nhược điểm so với chu trình hơi đơn giản và phương pháp áp dụng trong thực tế.

Máy nén Vùng thấp áp p0 Qo Qk L

Dàn bay hơi

Bầu ngưng

1' 2 2' 3 4 i p K S = const 1 2 2' 3 qo qqn qk l

Thiết bị trao đổi nhiệt

3' 1 3' 4 1' po , to pk , tk Vùng cao áp pk

Van tiết lưu

pk p0 qql

Sơ đồ chu trình hơi có quá lạnh quá nhiệt

Hơi công chất lạnh sau khi ra khỏi DBH ở trạng thái 1 được đưa vào TBTĐN, nhận nhiệt của công chất lỏng từ BN đi xuống, trở thành hơi quá nhiệt ở trạng thái 1' và đi vào máy nén, được nén đến trạng thái 2. Qua bình ngưng, ngưng tụ đến trạng thái 3. Công chất lỏng có nhiệt độ ngưng tụ tK ra khỏi bình ngưng đi vào TBTĐN, trao nhiệt cho hơi công chất từ DBH đi ra cho nên lạnh đi đến nhiệt độ t3', đi vào VTL và sau đó vào DBH hoàn thành một chu trình kín.

Các thông số cơ bản

Năng suất làm lạnh q0 (J/kg): Là nhiệt lượng mà 1 kg công chất mang ra khỏi dàn bay hơi trong 1 chu trình làm việc của mình. q0 = i1 - i4.

Năng suất làm lạnh yêu cầu Q0 (kW): Được cho trước bằng tính toán phụ tải nhiệt buồng lạnh.

Công nén đơn vị l (J/kg): Là công cần thiết để nén áp suất của 1 kg công chất từ p0 đến pk. l = i2 - i1

Công nén toàn bộ L (kW): Là công mà máy nén sản ra trong 1 đơn vị thời gian. L = m.l.

Nhiệt lượng ngưng tụ đơn vị qk (J/kg): Là nhiệt lượng mà 1 kg công chất nhả ra trong 1 chu trình làm việc. qk = i2 - i4.

Nhiệt lượng ngưng tụ toàn bộ Qk (kW): Là nhiệt lượng mà bầu ngưng nhả ra trong 1 đơn vị thời gian. Qk = m.qk.

Lưu lượng công chất lưu thông m (kg/s): Là lưu lượng công chất cần thiết phải lưu thông trong hệ thống lạnh để trong buồng lạnh đạt được năng suất làm lạnh yêu cầu Q0. m = Q0 /q0.

Ưu nhược điểm so với chu trình hơi đơn giản

Tăng năng suất làm lạnh đơn vị q0.

Công nén đơn vị giảm đối với một số loại công chất.

An toàn hơn, do ở trạng thái 1' công chất là hơi quá nhiệt nên tránh được ngập lỏng cho máy nén.

Phương pháp áp dụng trong thực tế

Đặt ống hút và ống cấp lỏng song song, áp sát, nhẵn và bọc cách nhiệt với môi trường.

Câu 6: Nêu lý do sử dụng chu trình 2 cấp nén, vẽ sơ đồ, nguyên lý làm việc, đồ thị logP-i với các thông số cơ bản

Lý do sử dụng

Khi nhiệt độ sôi thấp (< -30 oC) hay nhiệt độ buồng lạnh yêu cầu sâu (< -20 oC) thì p0 nhỏ, trong khi đó pk phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường và gần như không đổi nên tỷ số nén ð = pk /p0 sẽ rất lớn. Vì vậy cần chia thành nhiều cấp nén để:

Giảm công nén đơn vị.

Giảm nhiệt độ cuối quá trình nén.

i p K S = const 1 3 4' 5 qo qk l1 6 8 2 po , to pk , tk pk p0 Máy nén 1 Qo Qk L1

Dàn bay hơi

Bầu ngưng

4 4' 5 8

Bình áp suất trung gian

1

Van tiết lưu 2

Máy nén 2 L2 2 3 6 7 4 7 l2 Pm , tm Pm

Van tiết lưu 1

Sơ đồ chu trình 2 cấp nén

Hơi công chất ra khỏi dàn bay hơi là hơi bão hòa khô ở trạng thái 1 được nén đoạn nhiệt trong máy nén thấp áp đến trạng thái thái 2. Hơi quá nhiệt ở trạng thái 2 có áp suất bằng áp suất trung gian pm được hòa trộn với hơi ẩm sau VTL1. Trong VTL 1 trong thực tế xuất hiện hơi ẩm ở trạng thái 6 được phân chia thành hơi bão hòa khô ở trạng thái 3 (không tham gia hòa trộn) và công chất lỏng ở trạng thái 7 tham gia hòa trộn với hơi quá nhiệt, làm cho hơi quá nhiệt ở trạng thái 2 lạnh đi và trở thành hơi bão hòa khô ở trạng thái 3. Một phần công chất lỏng 7 cũng bay hơi biến thành hơi bão hòa khô ở trạng thái 3. Ba nguồn hơi bão hòa ở trạng thái 3: được làm lạnh ở trạng thái 2, hóa hơi từ trạng thái 7 & xuất hiện sau van tiết lưu từ trạng thái 5, được MN2 hút và nén đoạn nhiệt đến trạng thái 4, sau đó được đưa vào BN trao nhiệt cho chất làm mát, ngưng tụ hóa lỏng đến trạng thái 5, qua van tiết lưu 1 tiết lưu đến trạng thái 6 phân chia thành trạng thái 3 và 7. Một phần chất lỏng ở trạng thái 7 tham gia hòa trộn làm mát hơi quá nhiệt ở trạng thái 2 và bay hơi ngay thành trạng thái 3, phần lớn còn lại lắng đọng xuống đáy bình áp suất trung gian và đi đến VTL2, tiết lưu đến trạng thái 8, đi vào DBH nhận nhiệt của hàng hóa bay hơi đến trạng thái 1, hoàn thành một chu trình kín.

Các thông số cơ bản

Năng suất làm lạnh q0 (J/kg): Là nhiệt lượng mà 1 kg công chất mang ra khỏi dàn bay hơi trong 1 chu trình làm việc của mình. q0 = i1 - i8.

Năng suất làm lạnh yêu cầu Q0 (kW): Được cho trước bằng tính toán phụ tải nhiệt buồng lạnh.

Công nén đơn vị l (J/kg): Là công cần thiết để nén áp suất của 1 kg công chất từ p0 đến pk. l1 = i2 - i1, l2 = i4 - i3.

Công nén toàn bộ L (kW): Là công mà máy nén sản ra trong 1 đơn vị thời gian. L1 = m1.l1, L2 = m2.l2.

Nhiệt lượng ngưng tụ đơn vị qk (J/kg): Là nhiệt lượng mà 1 kg công chất nhả ra trong 1 chu trình làm việc. qk = i4 - i5.

Nhiệt lượng ngưng tụ toàn bộ Qk (kW): Là nhiệt lượng mà bầu ngưng nhả ra trong 1 đơn vị thời gian. Qk = m2.qk.

Lưu lượng công chất lưu thông m (kg/s): Là lưu lượng công chất cần thiết phải lưu thông trong hệ thống lạnh để trong buồng lạnh đạt được năng suất làm lạnh yêu cầu Q0. m1 =, m2 = m1.

Câu 7: Nêu những yêu cầu cơ bản đối với công chất làm lạnh lý tưởng

Tính chất nhiệt động học

Khi nhiệt độ sôi <-20 oC thì áp suất hơi bão hoà tương ứng phải >1 kG/cm2 để tránh không khí xâm nhập vào hệ thống.

ở nhiệt độ môi trường thì áp suất ngưng tụ của công chất không được >20 kG/cm2 để tránh thiết bị cồng kềnh, nặng nề.

Điểm tới hạn của công chất, nghĩa là ptới hạn & ttới hạn phải lớn hơn áp suất ngưng tụ và nhiệt độ ngưng tụ ở chế độ làm việc bình thường càng nhiều càng tốt để tránh sự tiết lưu thể hơi do không xảy ra quá trình ngưng tụ hóa lỏng.

Năng suất làm lạnh đơn vị lớn.

Hệ số làm lạnh không quá nhỏ so với hệ số làm lạnh của chu trình Các-nô ngược.

Tính chất vật lý

Phải có các thông số vật lý như hệ số dẫn nhiệt, nhiệt dung riêng, độ nhớt, sức căng bề mặt... sao cho hệ số truyền nhiệt đối lưu lớn.

Khả năng hòa tan với nước càng cao càng tốt.

Khẳng năng cách điện tốt.

Dễ phát hiện khi có xì dò.

Tính chất hóa học

Không tác dụng hóa học, gây ăn mòn phá hủy các kim loại vật liệu làm thiết bị cũng như các chất cần thiết phải có mặt trong hệ thống như dầu bôi trơn, chất chống ẩm.

Tính ổn định bền vững hóa học cao, không bị phân hủy trong những điều kiện làm việc thường xảy ra của hệ thống.

Tính chất sinh lý học.

Không nổ, không cháy, không độc hại nguy hiểm đối với con người.

Tính kinh tế

Rẻ tiền, dễ sản xuất.

Câu 8: Nêu tính chất của 3 loại công chất R12, R22 & NH3, những điểm lưu ý quan trọng của 3 loại công chất này.

Amoniăc:

Nhiệt độ sôi ở áp suất khí quyển 1KG/cm2 là -33,50C.

áp suất ngưng tụ ở 380C là 14,1 KG/cm2.

Năng suất làm lạnh đơn vị ở -150C là 1312,69 KJ/kg.

Không hòa tan với dầu bôi trơn.

Hòa tan vô hạn với nước.

Nhẹ hơn không khí nên các cửa thông gió chống độc hại với hệ thống lạnh sử dụng NH3 phải bố trí trên cao.

Nếu không có nước thì gần như không ăn mòn kim loại, nhưng nếu có lẫn một lượng nước nhỏ thì tạo thành dung dịch kiềm NH4OH, có khả năng ăn mòn nhiều kim loại, đặc biệt là đồng và các hợp kim của đồng.

Hệ số trao đổi nhiệt đối lưu lớn.

Có mùi khai khó ngửi, rát dễ nổ, dễ cháy và rất độc hại với con người.

Do là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp sản xuất, dễ kiếm. ở nước ta nhà máy phân đạm Hà Bắc cũng đã sản xuất được NH3.

Frêon 12.

Nhiệt độ sôi ở áp suất khí quyển 1KG/cm2 là -29,80C.

áp suất ngưng tụ ở 380C ;à 8,7 KG/cm2.

Năng suất làm lạnh đơn vị ở -150C là 158,62 KJ/kg.

Không màu, không mùi, không độc hại với con người, ở nhiệt độ cao có thể bị phân tích thành forgen rất độc.

Không nổ, không cháy, rất an toàn.

Khả năng hòa tan mỡ bôi trơn, phá hủy cao su tự nhiên.

Hòa tan vô hạn với dầu nhờn.

Hoà tan vô cùng ít với nước.

Nặng hơn không khí.

Nếu tinh khiết thì gần như không ăn mòn kim loại, nếu lẫn nước thì ăn mòn sắt thép, thiếc, chì... trong các mối hàn không ăn mòn đồng.

Tính bền vững hóa học cao, cách điện tốt.

Frêon 22

Nhiệt độ ở áp suất khí quyển 1Kg/cm2 là -40,80C.

Nhiệt độ ngưng tụ ở 380C là 14 KG/cm2.

Năng suất làm lạnh đơn vị ở -150C là 218 KJ/kg.

Ngoài các thông số nhiệt động học trên và khả năng hòa tan hữu hạn với dầu nhờn, còn các tính chất khác của R 22 là giống hoàn toàn với R 12.

Câu 9: Frêon phá huỷ môi sinh như thế nào? Phương pháp xử lý hiện tại & tương lai? Tính chất R134a & R152a? Frêon phá huỷ môi sinh Các chất freon có chứa Clo, đặc biệt là CFC lâu ngày leo lên được tới tầng ozon, dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời, chúng phân hủy ra các nguyên tử Clo, Clo có tác dụng như một chất xúc tác phá hủy phân tử ozon O3 thành O2. Ozon O3 có khả năng ngăn cản các tia cực tím nhưng O2 lại không có khả năng đó. Như vậy khi tầng ozon bị phá hủy thì khả năng lọc tia cực tím không còn và các sinh vật có nguy cơ bị tia cực tím tiêu hủy. Do Clo tòn tại rất lâu trong khí tuyển nên khả năng phá hủy tầng ozon rất lớn. Người ta ước tính một nguyên tử Clo có thể phá hủy 100.000 phân tử ozon.

Các HCFC (có dẫn xuất từ Metan, Ctan có chứa H, CL, F) ít nguy hiểm hơn và độ bền vững hóa học của chúng kém hơn CFC. Thường chúng bị phân hủy trước khi đến được tầng ozon.

Riêng các HFC (các dẫn suất từ Metan, Ctan chỉ chữa H, Fl) không có tác dụng phá hủy tầng ozon.

Phương pháp xử lý

Kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, sử dụng các frêon có hại, tiến tới đình chỉ sản xuất ODS (Ozon Depleting Substances) vào tháng 12 năm 1995 tại Viên, nhiều nước tham dự cuộc họp đã có kế hoạch như sau:

Các chất CFC (như R11, R12, R113,....) đình chỉ hoàn toàn việc tiêu thụ vào năm 1995.

Các chất HCFC (như R22), nếu lấy năm 1996 để tính lượng tiêu thụ thì: Năm 2004 giảm 35%, 2010 giảm 65%, 2015 giảm 90%, đến 2030 đình chỉ hoàn toàn.

Sử dụng các công chất lạnh tương lai, là các chất không chứa Clo, đó là các loại HFC. Do không có Clo nên chỉ số ODP bằng không và chỉ số GWP (Global Warming Potaneal) càng nhỏ nếu càng ít Flo. Các công chất chú ý nhiều nhất là R134a, R404a, R407a, b, c và R507.

Tính chất của R134a Nhiệt độ sôi ở áp suất khí tuyển: -26,2 KG/cm2.

áp suất ngưng tụ ở 380C: 9,64 KG/cm2.

Nhiệt độ hóa hơi ở 150C 215,5 KJ/kg.

Độ hòa tan nước ở 250C là 2,2 g/kg.

Không cháy nổ, không độc hại cho con người.

Tính chất của R 152a

Nhiệt độ sôi, áp suất khí quyển  - 250C.

áp suất ngưng tụ ở 380C: 8,6 KG/cm2.

Nhiệt ẩm hóa hơi ở -150C: 308,5 KG/kg.

Không cháy nổ, không độc hại.

Câu 10: Máy nén lý tưởng & máy nén thực, định nghĩa không gian có hại, đồ thị P-V của 2 loại máy nén trên.

Máy nén lý tưởng

Máy nén lý tưởng là máy nén có các giả thiết sau đây:

Nén công chất là khá lý tưởng.

Không có tốn hao áp suất và cơ học.

Không có dò lọt, không có không gian có hại.

Quá trình nén xảy ra là đoạn nhiệt.

Máy nén thực

Máy nén thực là máy nén không đáp ứng được giả thiết đã nêu ra cho máy nén lý tưởng.

Không gian có hại

Trong thực tế chế tạo và vận hành máy nén, giữa điểm chết trên của piston và mặt qui lát của máy nén luôn luôn cần thiết phải có một khoảng cách nhất định. Chính vì vậy công chất đã được nén trong quá trình xả không thể xả hết vào bình chứa được mà một phần còn sót lại trong khoảng không gian này và các khoảng không gian khác trong các van. Tổng các khoang không gian này gọi là không gian có hại.

P

P2 2 3 P1 4 1 V A ĐCD ĐCT

P

2 3 4 1 V (m3) Vht 4-1 Hút khí lý tưởng đẳng áp, klapê hút mở, klapê xả đóng, piston đi từ ĐCT xuống ĐCD.

1-2 Nén khí lý tưởng từ áp suất P1 đến P2, klapê hút và xả đều đóng, piston đi từ ĐCD đến điểm A nào đó.

2-3 Xả khí đã được nén, klapê hút đóng, klapê xả mở, piston đi từ điểm A đến ĐCT. Trạng thái khí trong giai đoạn này không đổi.

Chúng ta cần hiểu rõ ràng, quá trình nén khí trên là một quá trình chứ không phải là một chu trình. Trong toàn bộ các giai đoạn, chỉ có giai đoạn nén 1-2 là công chất có sự thay đổi trạng thái. Quá trình nén này với khí lý tưởng là quá trình nén đoạn nhiệt, còn với máy nén thực là quá trình nén đa biến.

ảnh hưởng của không gian có hại

Đồ thị P-V của 2 loại máy nén

Câu 11: Bình ngưng tụ: Phân loại & nêu rõ ưu nhược điểm. Trình bày kết cấu của 1 bình ngưng hình trụ nằm ngang. Nêu những lưu ý khi khai thác sử dụng bình ngưng.

Phân loại theo chất làm mát

Bình ngưng làm mát bằng nước: Môi trường làm mát mát là nước.

Bình ngưng không khí đối lưu tự nhiên (không có quạt) và cưỡng bức (có quạt): Môi trường làm mát bằng không khí.

Bình ngưng tưới hay gọi là thiết bị ngưng tụ bay hơi (nước): Môi trường làm mát kết hợp nước và không khí.

8 1 2 4 3 5 6 7 1. Công chất khí vào 2. Công chất lỏng ra 3. Nước làm mát vào 4. Nước làm mát ra 5. Van xả air 6. Van an toàn 7. Kẽm chống ăn mòn 8. Mặt sàng

Kết cấu bình ngưng hình trụ nằm ngang

Những lưu ý khi sử dụng bình ngưng

Nhiệt độ chất làm mát

Lưu lượng chất làm mát

Độ bám cặn cáu, dầu nhờn trên bề mặt trao đổi nhiệt

Lượng không khí có lẫn trong hệ thống (tăng áp suất ngưng tụ, giảm hệ số truyền nhiệt k).

Câu 12: Các phương pháp điều chỉnh năng suất máy nén

Điều chỉnh bằng phương pháp thay đổi số vòng quayđộng cơ lai:

Biểu thức toán học của phương pháp này là:

Vlt = i. S. L.n S - Tiết diện xi lanh.

Vt = Vltỗtb L - Hành trình của piston.

i - Số xi lanh.

Khi n thay đổi thì V cũng thay đổi theo. Phương pháp này chỉ thực hiện được với các động cơ có thể thay đổi vòng quay.

Điều chỉnh bằng phương pháp chạy dừng:

Đây là phương pháp hay được dùng với các hệ thống lạnh năng suất nhỏ (kW). Trong buồng lạnh có đặt 1 rơ-le nhiệt độ để duy trì nhiệt độ phù hợp với yêu cầu làm lạnh.

, máy nén dừng.

, máy nén chạy.

Điều chỉnh bằng phương pháp mở cưỡng bức van hút

Phương pháp này hay gặp nhất và được áp dụng cho máy nén có nhiều xi lanh. Bình thường, các klapê hút đều đóng trong quá trình nén, ta bố trí các que chống để có thể mở cưỡng bức các klapê này, số klapê được mở càng nhiều thì năng suất máy nén giảm càng nhiều.

Ví dụ: Máy nén 4 xi lanh:

Mở 1 klapê: 75% công suất.

Mở 2 klapê: 50 % công suất.

Mở 3 klapê: 25% công suất.

Không mở: 100% công suất.

Điều chỉnh bằng phương pháp tiết lưu tại cửa hút

Phương pháp này không dùng cho máy nén lạnh mà dùng cho máy nén gió. Thực hiện bằng cách mở to hay nhỏ van chặn trên đường ống hút.

Điều chỉnh sản lượng bằng phương pháp mở thông cửa hút và cửa đẩy

Sử dụng một van tràn bố trí như hình vẽ.

Khi khởi động, đóng van hút & van đẩy, mở van tràn để tạo sự nén vòng, giảm mômen cản khi khởi động.

Khi máy nén hoạt động, ta tiết lưu van tràn để điều chỉnh sản lượng máy nén.

Điều chỉnh bằng phương pháp dùng không gian có hại

Phương pháp này được áp dụng bằng cách chế tạo những không gian phụ, có thể tích V (ngăn cách với không gian làm việc của xilanh bằng những van chặn nhất định. Khi van chặn này đóng thì thể tích không gian có hại là V0, khi van chặn này mở ra lúc ta điều chỉnh sản lượng thì không gian có hại tăng lên là (V0 + V).

Câu 13: Dàn bay hơi: Phân loại & ưu nhược điểm. Nêu những điểm cần lưu ý khi khai thác sử dụng dàn bay hơi

Phân loại theo chất cần làm lạnh

Dàn bay hơi làm lạnh chất lỏng, thường là nước hoặc dung dịch muối.

Dàn bay hơi làm lạnh không khí (Dàn bay hơi khô).

Dàn bay hơi làm ngưng tụ công chất khác.

Phân loại dàn bay hơi làm lạnh không khí

Dàn bay hơi dùng đối lưu tự nhiên: Trong buồng lạnh này, sự lưu thông không khí thường theo chiều thẳng đứng do sự chênh lệch tỷ trọng của không khí do chênh lệch nhiệt độ (không có quạt gió). Loại dàn bay hơi thường được dùng cho hệ thống lạnh có năng suất nhỏ, hoặc dùng cho buồng đông lạnh khi sự lưu thông của không khí là không cần thiết. Dàn bay hơi của loại này thường là dạng đường ống uốn cong có cánh hoặc không có cánh tản nhiệt được bố trí khắp 6 mặt của buồng lạnh. Do hệ số trao đổi nhiệt đối lưu lúc này nhỏ nên diện tích trao đổi nhiệt cần phải lớn nên rất tốn nguyên liệu chế tạo. Sự bám lớp áo băng mỏng không làm giảm nhiều khả năng truyền nhiệt của dàn bay hơi nên không cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề phá băng dàn bay hơi. Hệ số k = 7 10W/m2k.

Dàn bay hơi dùng đối lưu cưỡng bức: Trong buồng lạnh này, sự lưu thông không khí thường do quạt gió tạo ra. Loại DBH này thường được dùng ở những nơi cần có sự lưu thông của không khí lớn hoặc những nơi cần có năng suất làm lạnh lớn, cần tăng hệ số tỏa nhiệt đối lưu  phía không khí để giảm kích thước giàn bay hơi, tiết kiệm nguyên liệu, tốn ít lượng công chất cần nạp cho hệ thống. Về kết cấu thường là chùm ống có cánh tỏa nhiệt đặt trong hộp gió có quạt để tạo ra đối lưu cưỡng bức. ở đây, chỉ cần sự xuất hiện 1 lớp áo băng mỏng là làm giảm rất nhanh khả năng trao đổi nhiệt của DBH nên khi chế tạo sản xuất cũng như khi vận hành cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề phá băng của loại DBH này.

Những điểm cần lưu ý khi khai thác dàn bay hơi

Chỉnh van tiết lưu để công chất lỏng điền đầy dàn bay hơi.

Lưu lượng và vận tốc gió đi qua DBH.

Độ hãm cáu cặn phía trong và phía ngoài DBH.

Lượng không khí có trong hệ thống là ít nhất.

Độ dày của lớp băng tuyết.

Câu 14: Yêu cầu chính đối với dầu nhờn dùng cho máy lạnh. Bình tách dầu. Các phương pháp hồi dầu về máy nén

Những yêu cầu chính đối với dầu nhờn trong máy lạnh

Phải có nhiệt độ đông đặc thấp hơn nhiệt độ sôi của công chất.

Hơi công chất vào

Hơi công chất ra

Quả phao

Van kim

Vật liệu tách dầu

Dầu hồi về máy nén Phải có nhiệt độ tự bốc cháy cao hơn nhiệt đột tối đa cuối quá trình nén.

Dẫn nhiệt tốt, nhiệt dung riêng lớn.

Cách điện tốt.

Tính bền vững hóa học cao, kể cả trong môi trường có tia lửa điện.

Không tác dụng hóa học với công chất.

Tinh khiết sạch sẽ.

Kết cấu của 1 bình tách dầu

Hơi công chất từ máy nén đi vào bình tách dầu, qua lỗ thoát hơi công chất rồi qua vật liệu tách dầu. Dầu bị lọc tách và lắng xuống đấy bình, còn hơi công chất ra khỏi bình tách dầu và tiếp tục đi vào bình ngưng. Mức dầu dưới đáy bình được cảm ứng bằng 1 quả phao, khi mức dầu dâng lên đến 1 giá trị giới hạn thì quả phao sẽ nổi lên kéo mở van kim để hồi 1 phần dầu về các-te máy nén.

Các phương pháp hồi dầu về máy nén

Dùng quả phao: Sử dụng đối với công chất hoà tan vô hạn với dầu.

Dùng van chặnphin lọcvan điện từvan tiết lưuvan chặncác-te: Sử dụng đối với công chất không hoà tan với dầu.

Câu 15: Hiện tượng bùng sôi Freon trong dầu nhờn, tác hại & cách khắc phục

Bản chất

Trong quá trình vận hành và sử dụng máy lạnh, ta thấy rằng sau khi máy nén ngừng hoạt động, áp suất trong các-te tăng lên và nhiệt độ dầu nhờn trong các te giảm xuống. Hai điều kiện này làm cho nồng độ hoà tan của Freon vào trong dầu nhờn tăng lên, lượng Freon hòa tan vào dầu nhờn lúc này nhiều. Khi khởi động lại máy nén, áp suất trong các-te giảm đột ngột, làm giảm nhanh khả năng hoà tan của Freon trong dầu nhờn. Lượng Freon lớn hòa tan sẵn trong dầu nhờn lúc máy nén nghỉ lập tức bay hơi mãnh liệt, sôi trào ra khỏi dầu, cuốn theo cả dầu tạp thành những bong bóng (vỏ là dầu nhờn, ruột là Freon).

Tác hại

Nếu những bong bóng dầu đi vào xi lanh máy nén, nó sẽ sinh ra sinh ra hiện tượng thủy kích, hoặc đi vào bơm dầu nhờn (thường là bơm bánh răng) làm cho áp suất nhờn giảm xuống (do hút bong bóng) làm e bơm và không thể bôi trơn các bộ phận, đồng thời rơ-le bảo vệ áp suất dầu nhờn không đưa máy nén vào làm việc.

Cách khắc phục

Trong vận hành, khi dừng máy nén phải tìm cách sao cho lượng Freon tồn tại trong cácte máy nén là ít nhất.

Trong chế tạo, người ta thường đưa vào các te máy nén thiết bị sưởi điện khoảng 100 300W. Thiết bị này hoạt động khi máy nén nghỉ, làm cho nhiệt độ dầu nhờn lúc máy nghỉ không xuống thấp để nồng độ Freon trong dầu nhờn không tăng lên khi máy nén nghỉ.

Câu 16: ảnh hưởng của không khí đến hoạt động của hệ thống lạnh & cách khắc phục

Nguyên nhân

Do hút chân không trước khi nạp công chất không triệt để.

Có lẫn không khí trong công chất .

Trong quá trình sửa chữa từng phần của hệ thống, tiến hành xả không khí không triệt để.

Do dò lọt tại phần thấp áp khi hệ thống hoạt động với áp suất chân không.

Tác hại

Bằng áp suất riêng của mình, không khí làm tăng áp suất toàn bộ trong bình ngưng. Ptb = Pcc + Pkk, và do đó làm tăng tỷ số nén, tăng công nén, giảm năng suất của máy nén, giảm hệ số làm lạnh.

Không khí thường tập trung tại những chỗ lạnh nhất của các thiết bị trao đổi nhiệt nên, công chất không thể trực tiếp tiếp xúc với bề mặt trao đổi nhiệt được do đó làm giảm hệ số truyền nhiệt trong các thiết bị trao đổi nhiệt.

Không khí mang theo nước vào trong hệ thống.

Làm tăng khả năng gây nổ của công chất.

Cách khắc phục

Nguyên tắc của việc xả không khí là làm sao để xả được nhiều không khí nhất và mất mát ít công chất nhất.

Với hệ thống lạnh cỡ nhỏ và vừa, người ta thường tiến hành xả không khí bằng cách: Dừng máy nén, vẫn cho bơm nước làm mát làm việc đến khi toàn bộ công chất ngưng tụ hết, sau đó mở van xả không khí trên nóc bình ngưng hoặc bình chứa thật từ từ đến khi bằng kinh nghiệm cảm thấy gần hết không khí là được.

Với hệ thống lạnh cỡ lớn, như dưới các tàu đông lạnh và các kho lạnh lớn, khi lượng công chất xâm nhập vào nhiều và thường xuyên, và việc dừng máy nén để xả e có thể làm hư hại hàng hóa thì người ta bố trí vào hệ thống bình tách không khí.

Câu 17: ảnh hưởng của nước xâm nhập vào hệ thống lạnh & cách khắc phục

Nguyên nhân

Do hệ thống không được sấy khô tốt sau khi lắp ráp, sửa chữa, thử áp suất.

Do cuộn dây của động cơ điện (với máy nén khí) còn ẩm.

Có lẫn trong công chất hoặc dầu nhờn.

Có lẫn trong không khí còn sót lại trong hệ thống do hút chân không không tốt hoặc xâm nhập vào hệ thống lạnh lúc hệ thống làm việc với áp suất chân không.

Tác hại

Với loại công chất có thể hòa tan với nước ở nồng độ cao như NH3 thì chúng hòa trộn với nhau tạo thành dung dịch. Tác hại của chúng trong trường hợp này là làm tăng khả năng ăn mòn kim loại của công chất. Ví dụ NH3 khi ở dạng nguyên chất thì gần như không ăn mòn kim loại, còn khi kết hợp với nước thì tạo thành kiềm NH4OH có khả năng ăn mòn kim loại rất mạnh, đặc biệt là ăn mòn đồng và các hợp kim của đồng.

Với công chất không hòa tan vô cùng ít với nước (như các loại Freon) thì lượng nước xâm nhập vào hệ thống chỉ mất một phần không đáng kể để hòa tan với công chất, còn phần lớn còn lại tồn tại ở dạng tự do, gây ra tác hại sau:

Gây ẩm, giảm cách điện của động cơ điện.

Nước tự do sẽ đóng băng tại những nơi có thiết diện ở vùng thấp áp, gây ra hiện tượng tắc ẩm, làm tắc một phần hoặc toàn bộ hệ thống.

Làm tăng khả năng ăn mòn kim loại của công chất.

Làm xả ra các phản ứng hóa học phức tạp như tạo nên lớp rỉ trong các bề mặt sắt thép, giải phóng đồng khỏi các hợp kim của đồng,...

Cách khắc phục

Ngăn ngừa không cho nước xâm nhập vào hệ thống bằng cách tiến hành tất cả các biện pháp để khử các nguyên nhân làm cho nước xâm nhập vào hệ thống như đã nêu ở trên.

Khử nước đã xâm nhập vào hệ thống: Với loại công chất không hòa tan với nước thì dùng các chấp hấp thu nước đặt trong bình tách nước bố trí sau bình ngưng, bình chứa lỏng, trước van tiết lưu. Đối với hệ thống nhỏ như tủ lạnh đôi khi người ta dùng còn matalic, etalic,...

Vỏ Mối hàn Lưới lọc thô Chất hấp thụ nước Lưới lọc tinh

Hình bên là cấu tạo của 1 bình làm khô, chất hấp thụ nước thường dùng là hạt Silicagel SiO2.H 2O, trắng, mịn, có thể hấp thụ được 600 g H2O / dm3, khi bão hoà có màu tím hoặc màu khác. Silicagel có hình dáng giống viên đá mài, có thể tái sử dụng bằng cách rang, sấy nóng.

Ngoài ra, người ta còn sử dụng lưới phần tử, thực chất là những tinh thể nhóm silic rất nhỏ mịn, là một trong những phát minh cuối cùng trong quá trình hoàn thiện hệ thống lạnh. Các lỗ nhỏ mịn của tinh thể này có kích thước khoảng 0,4.10-9m, kích thước của các phần tử nước là 0,5.10-9m. Chính vì vậy các phần tử Freon và dầu nhờn đi qua nó còn các phần tử nước thì bị giữ lại. Khả năng giữ nước lớn hơn nhiều so với silicagle, có thể tái sinh ở nhiệt độ 3500C.

Câu 18: Các phương pháp phá băng cho dàn bay hơi

Phá băng bằng nhiệt ngoài

Với thiết bị nhỏ như tủ lạnh, buồng lạnh nhỏ, dừng hệ thống và mở buồng lạnh và vấn đề cho quạt gió hoạt động, không khí nóng ngoài khí quyển xâm nhập vào hệ thống làm tan lớp áo băng.

Với hệ thống cỡ lớn như dưới các tàu đông lạnh, ngừng cấp lỏng cho dàn bay hơi và dùng nước nóng từ nồi hơi đến dội lên dàn bay hơi.

Với các buồng lạnh cỡ vừa hoặc các Container lạnh, người ta dùng hệ thống sưởi điện quấn quanh hoặc dưới dàn bay hơi, khi cần phá băng ta ngừng cấp lỏng cho dàn bay hơi và đưa hệ thống sưởi điện này vào làm việc.

Phá băng bằng nhiệt trong

Đây là phương pháp hay được sử dụng cả với hệ thống lạnh lớn và nhỏ. Trong hệ thống lạnh loại này các van được lắp đặt và bố trí hợp lý sao cho khi cần phá băng thì điều chỉnh các van sao cho hơi công chất nóng sau máy nén ngoài đi đến bình ngưng còn có thể đi vào dàn bay hơi cần phá băng. Dàn bay hơi này lúc đó đóng vai trò như bình ngưng, công chất lỏng được ngưng tụ trong "bình ngưng" này được cấp cho dàn bay hơi khác đang làm việc bình thường. Nhiệt lượng ngưng tụ của công chất nhả ra làm tan lớp áo băng.Ưu điểm của phương pháp này là khi phá băng không cần phải dọn xếp hàng hóa của buồng lạnh, không phải tốn nhiệt để phá toàn bộ lớp áo băng mà chỉ cần sau khi làm tan phần băng tiếp xúc vơí dàn bay hơi là tảng băng tự động rơi. Sau đây là thao tác phá băng cho hệ thống này.

Đóng van điện từ 8 từ 15'30' để ngừng cấp lỏng cho DBH buồng thịt và để cho công chất lỏng sót lại bay hơi hết.

Đóng van hút 13.

4

6

5 8

9

10

7

11

12

14

1

2

13

15

15

3

1. Máy nén 2. Bình tách dầu 3. Bầu ngưng 4. Bình tách ẩm 5. Van nạp công chất lỏng 6. ống góp lỏng 7. Van tiết lưu tay 8. Van điện từ 9. Van an toàn 10. Van tiết lưu tự động 11. Buồng rau và buồng thịt 12. Rơ-le nhiệt độ 13. Van hút 14. ống góp hơi công chất 15. Van phá băng Mở các van phá băng 15.

Mở van tiết lưu tay 7.

Câu 19: Các thiết bị tiết lưu hiện nay. Nguyên lý hoạt động & cách hiệu chỉnh van TEV cân bằng trong hoặc ngoài

Van phao

Van phao phía thấp áp LSF: Dùng để điều chỉnh lượng công chất vào dàn bay hơi loại ngập lỏng, qua phao kiểu chạy nằm ở phía thấp áp sau kim van. Van sẽ mở to khi mức công chất lỏng xuống thấp và ngược lại. Chính vì vậy mức công chất lỏng sẽ nằm trong phạm vi tối ưu nhát định với mọi chế độ phụ tải nhiệt

Van phao phía cao áp HSF: Dùng để tự động cấp công chất vào dàn bay hơi, quả phao nằm ở phần cao áp trước kim van, van sẽ mở to ra khi mức công chất lỏng ở phần cao áp dáng cao và ngược lại.

Nhược điểm chính của 2 loại van này là để độ kín khít tốt và lực đóng mở van đủ lớn thì quả phao phải lớn nên kích thước rất cồng kềnh và không dùng được cho loại dàn bay hơi khô làm lạnh, không khí nên nó rất ít khi được dùng dưới tàu biển.

Van tiết lưu TEV

100% 90% Q0

T[]

ống mao dẫn Q0 Vít điều chỉnh Lò xo

Khe hở tiết lưu

Công chất từ BN

A

B Bầu cảm ứng Thanh truyền Màng đàn hồi Phin lọc TEV điều chỉnh lượng công chất lỏng cấp vào dàn bay hơi theo độ quá nhiệt của hơi công chất ra khỏi dàn bay hơi, hay chính xác hơn là theo hiệu nhiệt độ giữa nhiệt độ của hơi công chất quá nhiệt ra khỏi dàn bay hơi và nhiệt độ sôi của công chất trong dàn bay hơi.

Khi độ quá nhiệt của hơi công chất ra khỏi dàn bay hơi không có thì van đóng, khi đủ lớn thì van mở và khi càng lớn thì van mở càng to.

Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của nhiệt lượng trao đổi qua dàn bay hơi Q0 vào hiệu nhiệt độ ÄT = tqn - t0, tqn là nhiệt độ hơi quá nhiệt. Qua đồ thị, ta thấy: Khi độ quá nhiệt của hơi công chất ra khỏi dàn bay hơi càng lớn thì khả năng làm việc của dàn bay hơi càng nhỏ, cần phải cấp thêm công chất lỏng vào dàn bay hơi, nghĩa là phải mở to thêm van tiết lưu.

Bầu cảm ứng và ống mao dẫn được nạp công chất, có thể là công chất nạp trong hệ thống, có thể là công chất khác (mà sự thay đổi nhỏ của nhiệt độ hơi bão hòa sẽ làm thay đổi lớn áp suất hơi bão hòa). Do bầu cảm ứng được ghép chặt vào phần cuối của dàn bay hơi và được bọc cách nhiệt nên nhiệt độ của bầu cảm ứng coi thư tqn.

Gọi S là thiết diện màng đàn hồi , Lực tác dụng từ phía trên xuống màng đàn hồi là Ftx = Pbh.S

Pbh - áp suất hơi bão hòa ứng với tqn, tqn càng lớn thì Pbh càng lớn, lực Ftx càng lớn.

Lực tác dụng từ dưới lên trên màng đàn hồi là Fdl = P0S + Flx

P0 - áp suất bay hơi, Flx - Lực tác dụng của lò xo.

Lực để làm thay đổi độ mở của van là ÄF = Ftx - Fdl = (Pbh - P0)S - Flx

Như vậy khi áp suất P0 thay đổi thì độ mở của van cũng thay đổi, khi đó ÄP = Pk - P0 cũng thay đổi làm cho lưu lượng công chất qua van cũng thay đổi.

Muốn thay đổi độ mở của van, ta cũng có thể thay đổi Pbh bằng cách thay đổi tqn, tức là vị trí đặt bầu cảm ứng hoặc cách bọc cách nhiệt bầu cảm ứng, ...

Ngoài ra, ta cũng có thể thay đổi độ mở của van bằng cách thay đổi sức căng lò xo thông qua vít điều chỉnh.

Phin lọc có tác dụng lọc bỏ tạp chất có thể có trong công chất.

Van tiết lưu tự động AEV

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của AEV (Automatic Expansion Valve) tương tự của TEV, chỉ có điều là thay vào phần tử cảm ứng là lò xo có vít điều chỉnh, lực tác dụng từ trên xuống là do áp suất khí quyển pkq và lực từ lò xo tạo ra. Lực tác dụng từ dưới lên là do áp suất sôi và lò xo cố định. Loại van này điều chỉnh lưu lượng công chất cấp vào dàn bay hơi không để ý đến mức độ công chất lỏng có trong dàn bay hơi mà chỉ để ý đến áp suất sôi trong dàn nên tính kinh tế không cao.

ống mao dẫn

Đối với các loại tủ lạnh, một số buồng bảo quản loại nhỏ, các máy điều hòa không khí động lập, người ta thường dùng ống mao dẫn để làm nhiệm vụ tiết lưu, cấp công chất vào dàn bay hơi do ưu điểm là dễ chế tạo, lắp đặt, rẻ tiền, ít hỏng hóc.

ống mao dẫn là đoạn ống dài có đường kính rất nhỏ (0,08 0,16mm). Mức độ tổn hao áp suất của công chất khi đi qua ống mao dẫn là không thể điều chỉnh được mà đã được cố định bởi đường kính và chiều dài của nó.

Van tiết lưu tay

Chỉ dùng trong trường hợp sự cố dưới tàu thủy, van tiết lưu tay thường được bố trí song song với van tiết lưu tự động.

Câu 20: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của việc TĐĐC nhiệt độ HTL 1 buồng lạnh & nhiều buồng lạnh chung 1 máy nén

Hệ thống lạnh 1 buồng lạnh

Bầu ngưng

Bình chứa lỏng ~ RT LPS HPS Máy nén Dùng cho các tủ lạnh, buồng bảo quản, các container lạnh đơn giản, các máy điều hòa độc lập.

Thiết bị được dùng là rơ-le nhiệt độ.

Rơ-le nhiệt độ: Trong trường hợp này, bầu cảm ứng của rơle nhiệt độ được đặt ở vị trí thích hợp trong buồng lạnh, cảm ứng nhiệt độ buồng lạnh và từ đó tự động điều khiển việc đóng ngắt mạch điện máy nén. Tuỳ theo yêu cầu của buồng lạnh, chúng ta chỉnh vít giá trị tstop của rơle, sau đó trên núm xoay chỉnh giá trị độ chênh lệch DIF = |tstart - tstop|.

Khi nhiệt độ buồnglạnh xuống thấp hơn giá trị tstop chỉnh trên rơle, rơle ngắt mạch và máy nén nghỉ, nhiệt độ buồng lạnh tăng lên dần do nhiệt lượng xâm nhập của môi trường và của hàng hóa tỏa ra đến khi tăng quá giá trị tstart trên rơle thì rơle lại đóng mạch điện đưa máy nén vào làm việc.

Hệ thống nhiều buồng lạnh chung 1 máy nén

Máy nén

LPS

Bầu ngưng

RT RT LG

Bình lọc nước

Van tiết lưu tay

Dùng cho các hệ thống máy lnạh thực phẩm dưới tàu thủy.

Các thiết bị cần dùng là: Rơ-le nhiệt độ RT, van điện từ (trực tiếp hoặc gián tiếp), Rơ-le áp suất thấp LPR.

LPS cảm ứng giá trị áp suất của đường ống hút, lắp sau van hút của máy nén và được đặt 2 giá trị Pstart, Pstop.

Khi Ptt < Pstop thì LPS ngắt mạch điện máy nén.

Khi Ptt > Pstart thì LPS đóng mạch điện máy nén.

RT cảm ứng giá trị nhiệt độ trong buồng rau và buồng thịt, cũng được đặt 2 giá trị tRstart, tRstop và tTstart, tTstop.

Khi tRtt > tRstop và tTtt > tTstop thì 2 RT cấp điện cho 2 van điện từ mở, máy nén chạy.

Khi tRtt < tRstop và tTtt > tTstop thì van điện từ rau đóng, van điện từ thịt mở, máy nén chạy.

Khi tRtt < tRstop và tTtt < tTstop thì 2 van điện từ đóng, P0 giảm, đến khi Ptt < Pstop thì máy nén nghỉ.

Sau khi máy nén nghỉ, nhiệt độ 2 buồng lạnh tăng, đến khi tRtt > tRstart và tTtt > tTstart thì 2 van điện từ mở, P0 lại tăng đến khi Ptt > Pstart thì LPS đóng điện cho máy nén chạy trở lại.

Câu 21: Các thiết bị tự động bảo vệ áp suất cao của HTL

Trong quá trình hoạt động của hệ thống lạnh, áp suất phía xả có thể lên cao hoặc lên quá cao có thể gây nên nổ vỡ nguy hiểm do các nguyên nhân sau đây:

Nhiệt độ chất vào làm mát bình ngưng quá cao.

áp suất bay hơi quá cao.

Mặt trao đổi nhiệt của bình ngưng quá bẩn.

Bơm nước hoặc quạt làm mát bình ngưng bị hỏng.

Trong hệ thống có nhiều không khí.

Van chặn trên đường ống xả quên mở.

Trong lĩnh vực bảo vệ áp suất, người ta thường sử dụng 2 loại thiết bị: Van an toàn (bảo vệ nấc cuối cùng) và rơ-le áp suất cao (bảo vệ nấc 2).

Van an toàn

Máy nén

Van an toàn

Máy nén

Van an toàn

Bầu ngưng

Van an toàn định kỳ phải được Cơ quan Đăng kiểm kiểm tra và kẹp chì.

Giá trị nổ của van an toàn đối với công chất:

R22 & NH3: 21 kG/cm2.

R12: 14,3 kG/cm2.

Các kiểu bố trí van an toàn:

Kiểu 1: Đặt trên đường thông giữa cửa hút và cửa đẩy của máy nén, nổ từ phần cao áp sang phần thấp áp. Ưu điểm là không mất công chất.

Kiểu 2: Đặt trên đỉnh bình ngưng, bình chứa và nổ ra khoản không. Cách này gây mất công chất.

Máy nén

HPS

LPS

Rơ-le cao áp

Ngoài van an toàn để bảo vệ áp suất cao, trong các hệ thống lạnh người ta còn dùng rơle bảo vệ áp suất cao (HPS). Rơle này được nối với khoang xả của máy nén, trước van chặn trên đường ống xả, có nhiệm vụ khi áp suất trong đường ống xả (khoang xả) đạt khoảng đến giá trị bằng 70 75% giá trị chỉnh đặt trên van an toàn thì rơle tự động dừng máy nén.

Thường HPS có 1 vít chỉnh giá trị Pstop, không có vít chỉnh giá trị độ chênh. Khi Ptt < Pstop thì HPS ngắt mạch điện máy nén.

Giá trị đặt của HPS đối với công chất:

R22: 17-18 kG/cm2.

R12: 9-10 kG/cm2.

HPS không tự đưa máy nén trở lại làm việc sau khi nó ngắt. Người vận hành phải kiểm tra và khắc phục nguyên nhân rồi sau đó ấn nút RESET trên OPS thì máy nén mới lại làm việc được.

Câu 22: Thiết bị tự động bảo vệ áp suất dầu nhờn

Máy nén

HPS

LPS

OPS LG HG OG LP OP

Dầu nhờn với việc bôi trơn các chi tiết động và làm kín đầu trục với máy nén hở là rất quan trọng và cần thiết. Với máy nén cỡ vừa và lớn, việc tạo ra áp suất dầu nhờn để đi bôi trơn là do bơm bánh răng dẫn động từ trục khuỷu của máy nén tạo ra. Trong trong quá trình hoạt động của máy nén, có thể do một nguyên nhân nào đó như: Mức dầu nhờn trong các te thấp, phin lọc dầu nhờn quá bẩn, trong các te có nhiều công chất lỏng, băng sôi, bơm dầu bị hỏng,... Và làm cho áp suất dầu giảm đi hoặc không có, nếu máy nén tiếp tục quay sẽ làm chảy bạc, phá hỏng máy nén.

Rơ-le bảo vệ áp suất dầu nhờn (OPS) ở đây có nhiệm vụ bảo đảm sao cho bộ chênh lệch áp suất giữa áp suất cửa xả của bơm dầu (HP) và áp suất trong các te máy nén (LP), chính bằng áp suất hút của bơm dầu đạt được một giá trị độ lớn nhất định (P = 1,52,5 KG/cm2), được đưa vào rơ-le qua vít điều chỉnh. Khi độ chênh áp suất thực tế giảm xuống nhỏ hơn giá trị chỉnh đặt vành thì rơ le tự động ngắt mạch điện máy nén, tránh mọi nguy hiểm có thể xảy ra do không có áp suất dầu nhờn.

Khi khởi động máy nén, do trục khuỷu chưa quay có áp suất dầu nhờn nên rơ-le OSP ở vị trí ngắt. Để máy nén có thể khởi động được, người ta thường đấu song song qua tiếp điểm của rơ-le một rơ-le thời gian có thể là dạng rơ-le thời gian bimetal, khi nguội thì đóng tiếp điểm, sau khi có dòng điện chạy qua (khoảng 1015s) thì nóng lên và ngắt tiếp điểm. Sau khoảng 1015s rơle thời gian làm việc, khi đã có áp suất dầu nhờn thì tiếp điểm của rơle thời gian đã ngắt ra và dòng điện chỉ đi qua tiếp điểm chính của rơle bảo vệ áp suất dầu nhờn.

Vì vậy, trong rơle bảo vệ áp suất dầu nhờn OPS luôn luôn có rơle thời gian và OPS cũng không tự đưa máy nén trở lại làm việc sau khi nó ngắt. Người vận hành phải kiểm tra và khắc phục nguyên nhân rồi sau đó ấn nút RESET trên OPS thì máy nén mới lại làm việc được.

Câu 23: Quy trình khởi động & dừng HTL

Mục đích Để cho lúc HTL nghỉ, trong DBH, máy nén, lượng công chất còn lại là ít nhất. Tránh dò lọt ở phần thấp áp lúc HTL nghỉ. Không xảy ra hiện tượng bùng sôi, ngập lỏng ở lần khởi động tiếp theo.

Quy trình dừng hệ thống lạnh 1 cấp nén Đóng van cấp lỏng, thời gian đủ lâu để P00 (nhốt ga trong bình ngưng hoặc bình chứa). Đóng van chặn đường ống hút. Đóng van chặn đường ống đẩy. Tắt quạt gió buồng lạnh. Tắt bơm nước.

Quy trình khởi động hệ thống lạnh

Kiểm tra các vật vướng xung quanh dây cu roa (nếu có), mức dầu nhờn, nguồn điện: Hiệu điện thế, pha, tần số, các thông số liên quan đến nguồn điện. Bật hâm dầu để tránh bùng sôi Frêon trong dầu nhờn.

Kiểm tra xem các van giữa MN & BN đã mở chưa, yêu cầu các van này phải mở trước khi khởi động máy nén.

Bật bơm nước làm mát bình ngưng.

Bật công tắc khởi động động cơ lai máy nén, theo dõi áp suất dầu nhờn bôi trơn, lắng nghe các tiếng động lạ.

Mở từ từ van chặn trên đường ống hút, theo dõi xem máy nén có bị ngập lỏng không, nếu bị thì đóng van chặn lại và sau 1 lúc lại mở thật từ từ hơn (quan trọng nhất).

Chỉnh VTL, mở van cấp lỏng, theo dõi các thông số như: áp suất hút, đẩy, áp suất dầu... xem có bình thường không.

Bật quạt gió buồng lạnh (nếu có).

Lưu ý: Người vận hành nên theo dõi 30-60 phút đầu sau khi khởi động.

Khởi động hệ thống lạnh 2 cấp nén

Với hệ thống lạnh hai cấp nén cùng chung một máy nén thì quy trình khởi động cũng tương tự như trên, phải lưu ý hơn đến việc làm mát trung gian. Với hai cấp nén riêng biệt thì ta phải thao tác với máy nén cấp hai trước, sau khi đã đạt được những thông số ổn định với bình ngưng và bình chứa trung gian thì ta mới tiến hành khởi động máy nén cấp 1.

Câu 24: Các phương pháp phát hiện xì dò công chất

Biểu hiện:

Nhiệt độ buồng lạnh tăng.

áp suất Po, Pk đều thấp hơn bình thường.

Thân nắp máy nén nóng.

Cường độ dòng điện nhỏ.

Qua kính không nhìn thấp nước lỏng.

Tuyết không phủ kín dàn bay hơi.

Qua van tiết lưu có tiếng gió rít.

Nguyên nhân:

Nạp thiếu công chất.

Trong hệ thống có chỗ hở.

Phương pháp phát hiện

Khi có dò lọt, tìm mọi cách để nâng áp suất của công chất ở bên trong lên cao nhất có thể hoặc dùng bọt xà phòng để phát hiện. Ngoài ra còn có thể dùng đèn halogen để phát hiện (lửa xanh là có Frêon dòlọt, lửa vàng là kín).

Cách khắc phục:

Dò tìm chỗ hở và làm kín lại.

Nạp bổ xung công chất.

Câu 25: Phương pháp nạp công chất & nạp dầu nhờn

Nạp công chất thể hơi

a b

c

Máy nén

Bầu ngưng Chai ga

Hay đươc bố trí với hệ thống lạnh cỡ nhỏ, khi việc bố trí van nạp thể lỏng là không cần thiết. Nhược điểm của phương pháp này là thời gian nạp lâu, thao tác không đúng dễ làm hỏng máy nén.

Chuẩn bị chai ga đúng loại và dây nạp ga phù hợp.

Xả e cho dây nạp.

Chai ga đặt đứng bắt buộc, mở van chai, mở ngả c của van hút và cho máy nén chạy theo áp suất P0, Pk.

Nạp công chất thể lỏng

a

c

Máy nén

Bầu ngưng Chai ga 45o

Để tránh những nhược điểm như đã nêu ở trên với phương pháp nạp thể hơi, đối với hệ thống cỡ vừa và lớn, bao giờ cũng có van nạp thể lỏng.

Chuẩn bị chai ga, dây nạp, xả e cho dây nạp.

Chai ga đặt chúi đầu 1 góc từ 15o-90o.

Đóng ngả a, mở ngả b,c và van chai.

Theo dõi các thông số, cố gắng nạp từ từ và không nạp thừa, nạp thiếu một chút vẫn hơn.

Nạp dầu nhờn

Bầu ngưng H L

Nếu qua kiểm tra, ta thấy trong các te máy nén thiếu dầu nhờn thì ta phải nạp bổ sung dầu nhờn. Việc nạp bổ sung dầu nhờn có 2 cách: Đổ dầu vào các te và nạp qua van nạp dầu. Các bước tiến hành cách thứ 2 như sau:

Chuẩn bị xô chậu sạch, đổ gần đúng lượng dầu cần nạp.

Chuẩn bị dây nạp và xả e cho dây nạp, khi P0 > 0 thì tiến hành xả e cho dây nạp.

Đóng van hút máy nén, cho máy nén chạy cưỡng bức. Khi P0 < 0 thì mở van nạp dầu, theo dõi lượng dầu nạp qua kính.

Câu 26: Giải thích tại sao khi tàu chuyển từ vùng lạnh sang vùng nóng, thời gian máy nén làm việc dài hơn

i p K 1 3' q0vn q0vl lvl 8 2 2' 3 lvn

Thời gian làm việc của máy nén được tính theo công thức:

T = Qy/c/Q0 (Qy/c là phụ tải buồng lạnh).

Khi nhiệt độ môi trường tăng thì lượng nhiệt xâm nhập vào buồng lạnh tăng, Qy/c tăng

Đồng thời nhiệt độ môi trường tăng thì nhiệt độ nước làm mát tk cũng tăng, kéo theo Q0 giảm.

Như vậy thời gian máy nén làm việc sẽ tăng lên. Có thể thấy rõ điều này trên đồ thị P-i: Chu trình hơi đơn giản với cùng nhiệt độ sôi t0 và 2 nhiệt độ ngưng tụ.

tkvn > tkvl.

Pkvn > Pkvl.

q0vn < q0vl.

lvn > lvl.

Thời gian máy nén làm việc ở vùng nóng dài hơn so với vùng lạnh.

Câu 27: Các thông số, tính chất, đồ thị I-d của không khí ẩm

Khái niệm chung

Không khí ẩm trong khí quyển là hỗn hợp của không khí khô, hơi nước và các thành phần lạ. Không khí khô bao gồm các thành phần chủ yếu là N2 (79% thể tích) và O2 (21% thể tích). Thành phần lạ bao gồm bụi, vi khuẩn và các loại vi sinh vật khác. Bụi là các hạt rắn có kích thước từ 1150 m (10-6 m), khói có kích thước từ 0,21 m.

Không khí ẩm có thể chia làm 3 loại như sau:

Không khí ẩm chưa bão hòa: là không khí mà lượng hơi nước chứa trongnó chưa đạt đến giá trị cực đại. Người vẫn có thể cho thêm hơi nước vào loại không khí ẩm này.

Không khí ẩm bão hòa: là không khí mà lượng hơi nước chứa trong nó đã đạt đến giá trị cực đại. Nếu cho thêm vào bao nhiêu hơi nước thì cùng có đúng bấy nhiêu hơi nước ngưng tụ lại thành nước.

Không khí ẩm quá bão hòa: là khôngkhí ẩm có chứa các bụi nước hoặc giọt nước đã ngưng két treo lơ lửng trong không khí. Tuỳ theo nhiệt độ chúng có thể ở dạng lỏng hoặc rắn.

Các thông số cơ bản của không khí ẩm:

Nhiệt độ: Chúng ta cần phân biệt 2 thông số nhiệt độ bầu khô và nhiệt độ bầu ướt.

Nhiệt độ bão hòa khô: thực chát đây chính là nhiệt độ của không khí ẩm, là nhiệt độ đo bằng nhiệt kế mà bầu cảm nhiệt để khô.

Nhiệt độ bầu ướt: là nhiệt độ đo được bằng nhiệt kế mà bầu cảm nhiệt được thấm ướt nhờ một tấm vải hút nước. Do nước bay hơi trên bầu ướt mất nhiệt, cột thủy ngân B bao giờ cũng thấp hơn cột A chỉ khi không khí bão hòa ẩm, nước ngừng bay hơi thì 2 cột thủy ngân mới bằng nhau. Hiệu nhiệt độ này càng lớn thì độ ẩm tương đối của không khí càng nhỏ. Nhờ hiệu nhiệt độ này, người ta có thể xác định được độ ẩm của không khí qua tra bảng hoặc trên đồ thị i - d.

Nhiệt độ điểm sương tS: là nhiệt độ mà khi ta làm lạnh không khí ẩm đến giá trị nhiệt độ đó không khí ẩm chưa bão hòa sẽ trở thành không khí ẩm bão hòa và các hạt sương được tách ra.

Độ ẩm: Chúng ta cần phân biệt rõ 3 khái niệm độ ẩm sau:

Độ ẩm tuyệt đối: ký hiệu là h [kg/m3] là khối lượng hơi nước chứa trong 1m3 không khí ẩm đại lượng này ít được sử dụng trong thực tế.

Độ ẩm tương đối: ký hiệu là  [%] là tỷ số của độ ẩm tuyệt đối thực tế trên độ ẩm tuyệt đối cực đại.

Trong đó: Ph- áp suất hơi nước riêng phần.

Phmax- áp suất hơi nước riêng phần cực đại.

Độ chứa hơi d (g/KgKKK) là lượng hơi nước chứa trong 1 kg không khí khô.

Entanpi của không khí ẩm: là nhiệt lượng chứa trong (1+d) kg không khí ẩm.

45o i d Không khí bão hòa (ử=1) Không khí quá bão hòa Không khí chưa bão hòa t = const i = const ử = 0,4 ử = 0,8 ử = 0,6 d = const Ph

Entanpi I và độ chứa hơi d là hai đại lượng rất quan trọng để tính toán nhiệt ẩm trong các quá trình xử lý không khí trong điều hòa không khí.

Đồ thị I-d của không khí ẩm

Đồ thị này dược xây dựng ở áp suất khí quyển 760 tor và 2 trục tạo với nhau 1 góc là 1350. Đồ thị này đề cập đến bảy thông số của không khí ẩm là (, I, t, Ph, tS, ) trong thực tế 2 thông số nhiệt độ bão hòa đoạn nhiệt  và nhiệt độ điểm sương ít được quan tâm nên chỉ còn 5 thông số quan trọng là (, I, d, t, Ph).

Muốn biết nhiệt độ điểm sương của điểm A bất kỳ, ta chiếu thẳng đứng xuống đường ử = 1, đường đẳng nhiệt nào đi qua điểm dóng ấy chính là nhiệt độ điểm sương của không khí ở trạng thái A.

Câu 28: Phân loại các thiết bị điều hòa không khí & lĩnh vực sử dụng

Điều hòa không khí trung tâm

Hệ thống điều hòa không khí trung tâm là một tổ hợp các thiết bị có nhiệm vụ điều hòa nhiệt độ, độ ẩm, độ sạch và lưu thông tuần hoàn không khí. Gồm 1 trung tâm đặt thiết bị (ở xa nơi sử dụng) và đường ống dẫn đến nơi sử dụng. Có thể phân loại như sau:

Theo kênh dẫn gió từ trung tâm đến nơi sử dụng

Loại 1 kênh dẫn gió: với loại này không khí đã được xử lý tại buồng máy, chỉ có một trạng thái và được dẫn bằng một đường ống dẫn gió vào phòng. Người sử dụng chỉ có một phương pháp điều chỉnh là mở to hoặc nhỏ nhờ miệng thổi gió. Loại này rẻ tiền, tốn ít không gian nên thường được sử dụng dưới tàu biển.

Loại 2 kênh dẫn gió: với loại này, thường có 2 kênh dẫn gió với hai trạng thái khác nhau tới phòng ở. Người sử dụng tuỳ theo trạng thái sinh lý có thể điều khiển hộp hòa trộn để có trạng thái không khí như ý muốn.

Theo áp suất gió trong đường ống

Hệ thống điều hòa không khí cao áp: áp suất gió trong ống lớn hơn 2000Pa. Ưu điểm của loại nàylà kích thước ống dẫn gió nhỏ, không gian đi ống tốn ít, nhược điểm là quạt gió công suất lớn, độ ồn cao.

Hệ thống điều hòa không khí thấp áp: áp suất gió trong ống nhỏ hơn 1000Pa. Ưu nhược điểm của loại này ngược lại với loại trên.

Theo phương pháp làm lạnh không khí

Hệ thống điều hòa không khí trực tiếp: ở loại này dàn bay hơi trực tiếp làm lạnh không khí.

Hệ thống điều hòa không khí gián tiếp: ở loại này dàn bay hơi làm khôngkhí cần làm lạnh có vòng tuần hoàn của nước.

Theo lượng gió tuần hoàn sử dụng

Loại sử dụng gió mới 100%.

Loại sử dụng gió cũ 100%.

Loại có thể pha trộn được bằng cách điều chỉnh các van chặn.

Loại thông dụng nhất, hay được sử dụng dưới tàu hiện nay là hệ thống điều hòa không khí một kênh thấp áp làm lạnh trực tiếp, có sử dụng gió tái tuần hoàn.

Điều hòa không khí cục bộ

Là loại điều hòa không khí mà các thiết bị được lắp trong một vỏ gọn đẹp không có buồng đặt máy riêng và máy được lắp đặt ngay tại trong phòng sử dụng. Thường có công suất không lớn lắm (nhỏ hơn 100000 Kcal/h) và chỉ có một chức năng là điều hòa nhiệt độ nên gọi là điều hòa nhiệt độ. Có thể phân loại như sau:

Theo kiểu dáng

Dạng 1 khối: Gồm có dạng tủ (lắp trong buồng điều khiển máy) và dạng cửa sổ.

Dạng 2 khối: Gồm 1 khối đặt trong phòng và 1 khối đặt bên ngoài.

Theo chức năng

1 chiều: Chỉ có tác dụng làm lạnh.

2 chiều: Làm lạnh và sưởi nóng.

3 chiều: Làm lạnh, sưởi nóng và hút ẩm.

Câu 29: Các tiêu chuẩn chính của điều hòa không khí tiện nghi

Nhiệt độ không khí (quan trọng nhất): Từ 18 đến 28 oC, không được phép chỉnh quá 8 oC so với nhiệt độ môi trường.

Độ ẩm: Từ 35 đến 65%.

Vận tốc gió lưu thông: Từ 0,04 m/s (< 20 oC) đến 0,4 m/s (> 30 oC).

Nhiệt độ vách bao quanh: < 36 oC thì con người thải được nhiệt bức xạ và ngược lại.

Độ ồn: Với tàu biển không lớn hơn 85 dB.

Độ sạch: Lượng bụi không lớn hơn 0,25 mg/m3. Lượng không khí tươi mới không nên dưới 20%.

Trường tĩnh điện cũng có ảnh hưởng đến cảm giác "thoải mái, dễ chịu" của con người. Người ta nhận thấy trong môi trường không khí thừa ion âm con người cảm thấy dễ chịu, khả năng đề kháng bệnh truyền nhiễm cao hơn.

L I E K ử = 1 d i K I E GE GI E I K ử = 1 d i I E K L L I E K ử = 1 d i I E K L L L I E K ử = 1 d i I E K L L M M M'

Câu 30: Các quá trình gia công không khí trong việc điều hòa không khí

Quá trình hòa trộn

Không khí mới ở trạng thái E hòa trộn với gió tái tuần hoàn ở trạng thái I tạo thành không khí có trạng thái K

Quá trình làm lạnh và khử ẩm

Sau khi hòa trộn, không khí đi qua dàn lạnh của hệ thống máy lạnh nên xảy ra quá trình làm lạnh và tách nước, ứng với trạng thái kết quả là L: Không khí trở thành hơi bão hòa, nhiệt độ giảm, độ chứa hơi giảm do một phần nước bị tách ra.

Quá trình sấy nóng không khí vào mùa đông

Vào mùa đông, dàn lạnh được thay bằng một thiết bị sấy (điện trở dùng nhiệt hoặc thiết bị trao đổi nhiệt dùng hơi) để thực hiện quá trình sấy. Kết quả không khí ở trạng thái L: Độ chứa hơi không đổi, nhiệt độ tăng và độ ẩm giảm.

Quá trình phun ẩm

Sau khi sấy nóng, độ ẩm của không khí giảm nên người ta phải tiến hành phun ẩm cho không khí. Quá trình này có thể có 2 loại ứng với điểm M và M'

Phun ẩm đẳng nhiệt: ứng với M, ở trên những tàu có nồi hơi.

Phun ẩm đẳng entalpi: ứng với M', ở trên những tàu không có nồi hơi.

Phòng ở

Phòng ở

ống gió tái tuần hoàn

Cửa sổ

lấy gió trời

Cửa ra vào

Hành lang

E I K L M O N ử = 1 d i ử = 1 i 10 oC L M O I E K E I K L M N O ĐHKK mùa hè ĐHKK mùa đông d

Câu 31: Sơ đồ nguyên lý hệ thống điều hòa không khí 1 kênh thấp áp, đồ thị I-d quá trình điều hòa không khí mùa hè & mùa đông của hệ thống

Chế độ mùa hè

Nhiệt độ môi trường cao, máy lạnh và thiết bị tách ẩm làm việc. Không khí mới ở trạng thái E (vào phòng điều hòa qua cửa sổ hoặc cửa phòng) hòa trộn với không khí tái tuần hoàn ở trạng thái I (vào phòng qua ống gió tái tuần hoàn, tỷ lệ hòa trộn phụ thuộc vào người vận hành cách đóng mở to nhỏ bướm gió tái tuần hoàn và cửa sổ), tạo ra trạng thái kết quả K trước lưới lọc, rồi đi qua dàn lạnh và thiết bị tách ẩm nhiệt độ dàn lạnh là tdl nhỏ hơn nhiệt độ điểm sương tđs xảy ra quá trình làm lạnh, tách ẩm của KL. Sau đó không khí ở trạng thái L đi qua quạt, đường ống dẫn nóng lên đến trạng thái N, rồi được đưa vào phòng. Quá trình NO xảy ra trong phòng, nhiệt độ và độ ẩm tăng lên. Sau đó không khí qua cửa ra vào của phòng được đẩy ra hành lang đến trạng thái I.

Chế độ mùa động

Về mùa đông, nhiệt độ môi trường thấi, thiết bị sấy nóng và phun ẩm làm việc. Không khí mới ở trạng thái E hòa trộn với không khí tái tuần hoàn từ hành lang ở trạng thái I tạo ra khong khí kết quả ở trạng thái K, qua dàn sấy nóng, không khí được sấynóng đến trạng thái L. Qua dàn phun ẩm, do phun bằng nước không khí có trạng thái M. Quá trình NO là quá trình xảy ra trong phòng ở (nhiệt độ giảm, độ chứa hơi tăng). Quá trình OI xảy ra trong hành lang.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #magic