Untitled Part 2
Câu 2: Nêu ý nghĩa, nhiệm vụ của sinh thái học
- Từ những năm 70 của thế kỷ 20, sinh thái học đã bắt đầu phát triển
- Sinh thái học có quan hệ không chỉ với động vật học, thực vật học, sinh lý học, sinh hóa học, di truyền học, tiến hóa học, trồng trọt và chăn nuôi mà còn với các ngành toán học, hóa học, vật lý học, địa lý và xã hội học,…
- Khi nghiên cứu các hệ sinh thái, các nhà sinh thái phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau và cùng phối hợp với nhiều chuyên gia của nhiều ngành khoa học với nhau.
- Sinh thái học là cơ sở cho công tác nghiên cứu các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm và đầu độc môi trường.
- Nghiên cứu các nguyên tắc và phương pháp sinh thái đảm bảo thiết lập mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên để thiên nhiên ngày càng phong phú và phát triển, đảm bảo chế độ vệ sinh cần thiết cho môi trường.
- Sinh thái học vừa là khoa học tự nhiên vừa là khoa học xã hội. Nó không phải là khoa học tự nhiên mà loại trừ con người hay khoa học xã hội mà tách khỏi tự nhiên.
- Khoa học này chỉ có thể hoàn chỉnh sứ mệnh của mình khi các nhà sinh thái nhận ra được trách nhiệm của mình trong sự tiến hóa của điều kiện xã hội.
Câu 3:
1. Qui luật giới hạn sinh thái Shelford (1911, 1972)
- Giới hạn chịu đựng của cơ thể đối với một yếu tố sinh thái nhất định đó là giới hạn sinh thái: phản ánh tác động của nhân tố sinh thái đối với mỗi loài sinh vật nằm trong 1 giới hạn nhất định từ giới hạn dưới đến điểm cực thuận(mức độ tác động có lợi nhất đối với cơ thể) cuối cùng là giới hạn trên.
- Khi cường độ tác động tới ngưỡng cao nhất hoặc thấp nhất so với khả năng chịu đựng của cơ thể thì sinh vật không tồn tại được.
- Giới hạn chịu đựng của cơ thể đối với một yếu tố sinh thái nhất định đó gọi là giới hạn sinh thái hay trị số sinh thái (hoặc biên độ sinh thái). Còn mức độ tác động có lợi nhất đối với cơ thể gọi là điểm cực thuận (Optimum).Những loài sinh vật khác nhau có giới hạn sinh thái và điểm cực thuận khác nhau.
Vd: Cá rô phi ở nước ta chết ở nhiệt độ duwois 5,60C và trên 420C và phát triển thuận lợi nhất ở 300C. Nhiệt độ 5,60C gọi là giới hạn dưới, 420C gọi là giới hạn trên và 300C là điểm cực thuận của nhiệt độ đối với cá rô phi ở Việt Nam.Từ 5,60C đến 420C gọi là giới hạn sinh thái.
- Giới hạn sinh thái và điểm cực thuận phụ thuộc yếu tố tuổi cá thể và trạng thái cá thể.
2. Quy luật tác động tổng hợp.
- Tổng hợp nhiều nhân tố sinh thái tác động lên cơ thể sinh vật.
- Những nhân tố này luôn gắn bó chặt chẽ với nhau như là một tổ hợp sinh thái.
Vd: Môi cây lúc sống trong đồng ruộng đều chịu sự tác động đồng thời của nhiều nhân tố (đất, nước, ánh sáng, nhiệt độ, gió và sự chăm sóc của con người,...)
3.Qui luật tác động không đồng đều.
- Các yếu tố sinh thái có ảnh hưởng khác nhau lên các chức phận sống của cơ thể, nó cực thuận đối với quá trình này nhưng có hại hoặc nguy hiểm cho quá trình khác.
- Có nhiều loài sinh vật trong chu kỳ sống của mình, các giai đoạn sống khác nhau có những yêu cầu sinh thái khác nhau, nếu không thỏa mãn được thì chúng sẽ chết hoặc khó có khả năng phát triển.
- Ý nghĩa: hiểu biết được các quy luật này, con người có thể biết các thời kỳ trong chu kỳ sống của một số sinh vật để nuôi trồng, bảo vệ hoặc đánh bắt vào lúc thích hợp.
Ví dụ : nhiệt độ không khí tăng đến 400 – 500C sẽ làm tăng các quá trình trao đổi chất ở động vật máu lạnh nhưng lại kìm hảm sự di động của con vật.
4. Qui luật tác động qua lại giữa sinh vật và môi trường
Trong mối quan hệ tương hổ giữa quần thể, quần xã sinh vật với môi trường, không những các yếu tố sinh thái của môi trường tác động lên chúng, mà các sinh vật cũng có ảnh hưởng đến các yếu tố sinh thái của môi trường và có thể làm thay đổi tính chất của các yếu tố sinh thái đó.
Câu 4: Đặc điểm chính của quần thể sinh vật và cho biết ý nghĩa của mỗi đặc trưng đó trong tự nhiên.
Trả lời:
Quần thể là một nhóm cá thể cùng loài hoặc các nhóm khác nhau nhưng có thể trao đổi thông tin di truyền, sống trong 1 khoảng không gian nhất định, có những đặc điểm sinh thái đặc trưng của cả nhóm.
Những đặc điểm chính:
1. Mật độ quần thể
- Là số lượng cá thể tỷ lệ với đơn vị không gian. MĐQT được coi là đặc tính cơ bản quyết định nhiều đặc tính khác của quần thể.
- MĐ biểu hiện khoảng cách không gian trung bình giữa các cá thể, khả năng cạnh tranh của các cá thể trong quần thể và tác động của quần thể tới quần xã nói chung.
- Mỗi quần thể có mật độ riêng. Mật độ ấy phụ thuộc vào yếu tố như các nhân tố môi trường (nhân tố vô sinh và hữu sinh), cấu trúc nội tại của quần thể. Môi trường sống của mỗi quần thể luôn luôn thay đổi nên mật độ quần thể cũng biến đổi.
- Sự biến động mật độ của mỗi quần thể đều có giới hạn riêng của nó. Giới hạn trên của mật độ được xác định bởi dòng năng lượng trong hệ sinh thái (bằng sức sản xuất), bởi bậc dinh dưỡng của sinh vật đó và bởi trị số và cường độ độ trao đổi chất của cơ thể.
2. Thành phần tuổi và giới tính quần thể
Cấu trúc tuổi
- Thành phần tuổi của quần thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và chỉ số tử vong. Do đó tương quan giữa các nhóm tuổi khác nhau quyết định chiều hướng và tốc độ phát triển của các quần thể. Thường trong các quần thể phát triển nhanh có nhiều cá thể non. Trong các quần thể ổn định thì sự phân bố của các nhóm tuổi tương đối đồng đều, còn trong các quần thể có số lượng đang suy giảm thì có nhiều cá thể già hơn.
Thành phần giới tính:
- Thành phần giới tính mang đặc tính thích ứng của quần thể đối với điều kiện
môi trường để đảm bảo khả năng sinh sản và hiệu quả sinh sản của quần thể.
- Trong một quần thể động vật, tỉ lệ giới tính khác nhau ở từng lứa tuổi và có ý nghĩa rất quan trọng với tập tính sinh dục của chủng quần đó.
3. Sự biến động của quần thể
Sự phân bố không gian của quần thể
- Sự phân bố của các cá thể trong quần thể có thể là ngẫu nhiên, đồng đều và nhóm họp (phân bố của các nhóm không có quy luật).
- Xác định kiểu phân bố, mức độ quần tụ cũng như kích thước và thời gian tồn tại của các nhóm là rất cần thiết khi tìm hiểu bản chất của quần thể và khi cần biết mật độ chính xác của quần thể.
Quy luật quần tụ
- Đa số các quần thể sớm hay muộn đều tạo thành quần tụ các cá thể. Những quần tụ xuất hiện có thể do các nguyên nhân sau: Sự khác biệt cục bộ của các điều kiện môi trường; Sự biến đổi thời tiết theo ngày đêm và theo mùa; Các quá trình sinh sản;Sự hấp dẫn của hợp quần (xã hội)
4. Sự cách ly và chiếm cứ vùng sống
- Sự cách ly là sự phân chia không gian của các cá thể hoặc các nhóm cá thể
trong quần thể.
- Sự cách ly xẩy ra khi hiện tượng quần tụ đã đẩy quần thể vào tình trạng khủng hoảng, các cá thể cạnh tranh về thức ăn do không có đủ hoặc có sự mâu thuẫn đối kháng trực tiếp giữa các cá thể.
5. Tỷ lệ đẻ và tỷ lệ sống sót
- Sự sinh trưởng của quần thể phụ thuộc chủ yếu vào quá trình sinh sản và tử vong. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào một số quá trình khác, ví dụ sự di cư và phát triển của các cá thể.
- Tỉ lệ sinh đẻ có thể coi là động lực duy nhất để gia tăng số lượng của quần thể và trị số này không bao giờ âm. Tỉ lệ sinh đẻ biểu thị tần số xuất hiện của các cá thể mới của bất kì loài sinh vật nào, không phụ thuộc phương thức sinh sản.
- Tỉ lệ sống sót của quần thể là kết quả của tỉ lệ sinh đẻ và tỉ lệ chết. Nếu gọi tỉ lệ chết là M thì tỉ lệ sống sót là 1 – M. Tỉ lệ chết đặc trưng được biểu thị bằng phần trăm, đó là số cá thể trong quần thể bị chết so với lượng ban đầu của quần thể.
6. Biến động số lượng cá thể và kiểu tăng trưởng quần thể
- Sự biến động của quần thể không chỉ biểu hiện ở số lượng và thành phần quần thể mà cả chiều hướng biến đổi của quần thể.
- Sự biến đổi này có thể do những biến đổi của môi trường vật lí, do các mối tương tác nội tại trong quần thể hoặc do các tương tác của quần thể. Có 2 kiểu biến đổi quần thể: theo mùa và theo năm.
Câu 5: Các đặc điểm của hệ sinh thái
- Tất cả các hệ sinh thái có những đặc điểm cơ bản xác định về cấu trúc và chức
- năng. Quan trọng nhất là tất cả các hệ sinh thái có các thành phần vô sinh và sinh vật,
- giữa chúng có sự trao đổi năng lượng và vật chất.
- Trong tự nhiên tồn tại hai loại hệ thống cơ bản. Đó là:
- - Hệ thống kín: ở đó vật chất và năng lượng trao đổi trong phạm vi hệ thống.
- - Hệ thống hở: trong đó có các hệ sinh thái, vật chất và năng lượng đi qua ranh
- giới của hệ thống. Vật chất và năng lượng đi vào hệ thống gọi là dòng vào đi
- ra gọi là dòng ra . Vật chất, năng lượng trao đổi giữa các thành phần trong hệ
- thống gọi là dòng nội lựu. Tùy theo mức độ mà sự phân biệt hệ thống kín hay hở có ý
- nghĩa tương đối,.
- Sự phản hồi là đặc điểm của tất cả các hệ thống (hệ thống kín và hở). Nó
- xuất hiện khi có sự thay đổi của một trong các thành phần hệ thống và sau đó bắt
- đầu một loạt các thay đổi trong các thành phần khác và cuối cùng “phản hồi” lại
- thành phần ban đầu. Người ta phân ra hai loại phản hồi: phản hồi tiêu cực và phản
- hồi tích cực.
- - Phản hồi tiêu cực: là trường hợp tương đối phổ biến và là cơ chế có thể đạt
- được và duy trì được sự cân bằng, ổn định trong hệ sinh thái. Phản hồi tiêu
- cực có hiệu ứng làm giảm nhịp điệu thay đổi trong thành phần mà thành 16
- phần đó là nguồn gốc của một loạt thay đổi.
- - Phản hồi tích cực: phản hồi tích cực ít xẩy ra hơn so với phản hồi tiêu cực.
- Trong phản hồi tích cực, sự thay đổi một thành phần hệ thống gây ra một
- loạt thay đổi, cuối cùng dẫn đến việc tăng cường tốc độ thay đổi ban đầu. Vì
- vậy phản hồi tích cực làm mất cân bằng.
Câu 6:các dđ của diễn thế quần xã, nguyên nhân
- Qxsv là một tập hợp các qt sv cùng sống trong 1 sinh cảnh xđ, dc hình thành trong 1 quá trình ls lâu dài, liên hệ với nhau bở nx đặc chưng về sth mà các tp cấu thành nên qx (qt, cá thể) ko có.
- DTQX là quá trình phát triển theo thứ bậc của qx liên quan với những biến đội nội tại của qx (cấu trúc loài, các quá trình tiến triển trong qx) theo thời gian. Những biến đổi nội tại của qx đó tác động đến môi trường biến đổi. Đến lượt mình, mt lại quyết định những đặc điểm của quá trình diễn thế, tốc độ biến đổi và giới hạn của qx
Tính chất của diễn thế:
- – Diễn biến theo một xu hướng xác định nên có thể dự đoán được
- – Sự thay đổi môi trường vật lý quyết định đặc điểm của diễn thế
Các loại diễn thế:
- – Diễn thế nguyên sinh
- – Diễn thế thứ sinh
- – Diễn thế phân hủy
Nguyên nhân:
- 1. Nguyên nhân bên ngoài: Do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã: như sự thay đổi khí hậu thường gây nên biến đổi sâu sắc về cấu trúc của quần xã; hoặc trên những vùng bị hủy diệt của tựn nhiên, quần xã sinh vật mới dần dần được hình thành và phát triển
- 2. Nguyên nhân bên trong: Do sự cạnh trang gay gắt giữa các loài trong quần xã: sự hoạt động mạnh mẽ của nhóm loài ưu thế làm biến đổi quần xã, làm thay đổi điều kiện sống, từ đó tạo cơ hội cho nhóm loài khác có khả năng cạnh tranh cao hơn trở thành loài ưu thế mới
Câu 7: Khống chế sinh học là gì? Trong hoạt động của con người làm thế nào để duy trì được cân bằng sinh thái trong tự nhiên.
- Hiện tượng khống chế sinh học là hiện tượng số lượng các cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm, làm cho số lượng cá thể của mỗi quần thể luôn dao động quanh vị trí cân bằng
- Trong quần xã, các loài có quan hệ mật thiết với nhau, mối quan hệ đó hiện rõ nét nhất ở quan hệ dinh dưỡng, Mỗi loài sinh vật đều phải tham gia vào chuỗi thức ăn và mạng lưới thức ăn. Các chuỗi thức ăn đều là tạm thời bời vì chỉ một mặt xích thay đổi thì toàn bộ chuỗi, thậm chí toàn bộ mạng lưới thức ăn thay đổi.
- Số lượng cá thể của mỗi mắt xích luôn biến động tùy thuộc vào điều kiện sinh thái. Tuy nhiên số lượng cá thể của mỗi loài này phụ thuộc vào số lượng cá thể của loài khác và tuân theo quy luật hình tháp.
- Mối quan hệ khăng khít giữa các loài đã giữ được tương quan số lượng cá thể của chúng trong quần xã ở một trạng thái tương đối ổn định nào đó. Trạng thái cân bằng về số lượng như vậy giữa các loài được gọi là trạng thái cân bằng sinh học trong tự nhiên.
- Khi ở đó có tác động của con người thì gọi là cân bằng sinh học, ở trạng thái cân bằng này các loài trong quần xã đã tạo nên tương quan số lượng tương đối điển hình phù hợp với nhu cầu của từng loài, với môi trường vật lý xung quanh.
- Cân bằng sinh học trong tự nhiên chỉ là tạm thời vì sự thích nghi giữa các loài với nhau chỉ là tương đối và có mâu thuẫn. Mặt khác các loài trong quần xã đều chịu tác động của ngoại cảnh , kể cả tác động của con người. Tác động của ngoại cảnh lên các thành viên trong quần xã không đồng đều, còn con người luôn tác động theo hướng duy trì cân bằng sinh học trong tự nhiên theo hướng có lợi cho mình
- Trạng thái cân bằng sinh học thường thể hiện rõ nét nhất ở quần xã cao đỉnh, tại đo năng lượng sinh ra và năng lượng tổn hao tương đương nhau.
- Trong phát triển nông nghiệp, con người đã tạo ra các vùng trồng trọt với quần xã sinh vật ít thành thục, con người tác động đơn giản và phiến diện vào tự nhiên. Vì vậy một trong những mục đích chính của sinh thái học ứng dụng là duy trì được cân bằng tự nhiên và lập lại cân bằng sinh thái ở các hệ bị tổn thương do tác động của con người. Con người phải ứng dụng khống chế sinh học một cách khôn khéo, tránh những tác động phá vỡ cân bằng sinh thái theo kiểu tiêu diệt rái cá, diệt chim sẻ, diệt chó sói…
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro