Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Chương I

Chương 1
Sinh ra là dành cho liverpool
Cắt mạch máu của tôi ra và bạn sẽ thấy tôi chảy máu đỏ Liverpool. "Khi tôi chết, đừng mang tôi đến bệnh viện. Hãy mang tôi đến sân Anfield. Tôi sinh ra ở đó và sẽ nhắm mắt ở nơi đó"
(Có lẽ những câu nói đó của anh cũng là dư thừa để có thể diễn đạt đc tình yêu anh dành cho liver lớn đến đâu.)
Tôi yêu Liverpool bằng 1 tình yêu mãnh liệt. Quyết tâm đạt đến đỉnh cao tại Anfield của tôi lại càng thêm mãnh liệt khi Jon-Paul tội nghiệp rời xa tôi. 1 động lực khác thúc đẩy tôi là 1 tai nạn tôi gặ phải trong những ngày còn cắp sách tới trường. Sự nghiệp của tôi suýt chút nữa phải chấm dứt trước cả khi nó kịp bắt đầu. Mơ ước được khoác áo Liverpool và đội tuyển Anh, được nâng cúp vô địch Châu Âu và toả sáng ở World Cup, tất cả đều nằm trong bàn tay của 1 bác sĩ phẫu thuật khi tôi mới chỉ 9 tuổi.
Anfield lúc đó đã là mối tình đầu cũng như ngôi nhà thứ 2 của tôi. Tôi đã đến đó được 1 năm, chăm chỉ luyện tập cùng Michael Ơen tại Trung tâm thể thao Vernon Sángter, khi 1 tai họa giáng lên đầu tôi và khiến tôi phải nhập viện cùng nỗi lo lắng cho tương lai của mình. Ngay cả đến bây giờ, tôi vãn rùng mình khi nhớ lại những điều đã xảy ra tại 1 bãi cỏ gần nhà trong khu Huyton, Merseyside.
Chỉ đơn giản là 1 cái sân bao kín bởi các bụi rậm. Thực sự là 1 mớ hỗn độn. 1 nơi mà mọi người cứ ngang nhiên vứt rác mà ko chút nghĩ ngợi. Nhưng tôi với đám bạn tôi thì không quan tâm đến điều đó cho lắm. Chúng tôi chỉ thấy rằng bãi cỏ này cũng tạm ổn cho 1 trận bóng đá, và thế là chúng tôi chơi ở đó quanh năm suốt tháng. Với 1 lũ nhóc như chúng tôi thì cái bãi rác đó chính là Ànield, Gôdison và Wembley hoà vào làm 1- 1 thiên đường chốn trần gian. Vào 1 sáng sớm thứ 7, tôi đang đá bóng trên dải đất ấy với 1 đứa nhóc khác ở cùng phố, tên là Mark Hannan. Chúng tôi sẽ phân thắng bại tại cái sân đó. Ừ thì nó không phải là Bẻnabeu, nhưng chí ít nó cũng là sân nhà. 1 đứa đã trộm được mảnh lưới từ đội nghiệp dư Sunday League của nó, cắt thành 2 mảnh và dựng được 2 khung thành cho trận đấu 7-7. Tuyệt vời.
Vậy là lúc đó có tôi và Mark, 2 đứa đang có 1 cuộc tranh hùng nảy lửa thì quả bóng bay vào bụi tầm ma. Không vấn đề. Tôi chạy ra đó để lấy bóng. "Tớ không cho tau vào đó đâu" , tôi hét to cho Mảrk biết. "Tớ sẽ bị đốt mất". Tôi không thể nào nhìn thấy quả bóng; đám bụi tầm ma quá dày đặc. "Tớ sẽ phải đá quả bóng ra thôi" thế là tôi kéo tấtleen cho chân vào bụi rậm đấy để đá quả bóng ra. Nó không chịu ra. Tôi cho nó 1 cú đạp mạnh bằng chân phải, chân thuận của tôi, cái chân mà tôi dùng để chuyền và sút. Tôi đá nhanh và sâu vào trong bụi rậm.
Đau. Đau đớn tột cùng. Chân tôi đá trúng cái gì đó. Chúa ơi, 1 nỗi đau tàn nhẫn. Tôi suýt nữa thì có 1 cơn đau tim. Tôi ngã xuống, hét lên dau đớn. Trong sự nghiệp của mik tôi đã bị vỡ nát xương bàn chân và rách háng, nhưng thề với Chúa tôi chưa bao giờ bị đau đến thế này. Như 1 cây kim tẩm độc, nỗi đau ấy nhanh chóng chạy thẳng lên cẳng chân tôi. Mark tức tốc chạy tới. "Mark, tớ không biết nó là cái gì", tôi hét toáng lên. "Tớ không thấy nó, chân tớ không chịu ra khỏi đám bụi rậm này." Mark nhìn xuống. Ôi chúa ơi! Mặt cậu ấy trắng bệch không còn 1 hột máu nào. Tôi đã nghĩ cậu ấy sắp ói rồi. Nó tệ đến nhường nào chứ? Tôi nhìn xuống và không thể tin vào mắt mình. 1 cái cào vườn đã đâm thẳng vào ngón chân cái của tôi. Xuyên qua chiếc giày thể thao nhưng không dừng lại mà cắm thẳng vào bàn chân của tôi. 1 tên điên nào đó đã vứt cái cào rỉ sét này đi và nó bị mắc luôn ở trong cái bụi cây ấy. Cái cán cầm không còn ở đó, chỉ có mỗi cái chĩa kim loại, và tôi đã đá trúng vào chỗ đấy. Tôi cảm nhận được cái chĩa cắm sâu thẳng vào xương của mình.
"Chạy đi báo với ai đó đi! " tôi la lên, và Mark chạy biến đi mất để báo cho bố mẹ tôi.
1 người hàng xóm, Bác Neil Ưeston, nghe thấy tiếng hét của tôi và chạy ra. Bác ấy kéo tôi ra khỏi bụi rậm, kéo theo cái cào như thể nó là 1 ohasnf của chân tôi.
"Bác có nên rút nó ra không?" Bác hỏi tôi
" không được, bác không được rút đâu!" Tôi la lên.
"Bác phải thử đã", bác nói. Cái chĩa không hề suy chuyển. "Bác sẽ gọi cấp cứu", bác nói và biến mất ngay sau đó.
Tôi cứ nằm ở trên bãi cỏ, nước mắt chảy ròng ròng còn nỗi sợ hãi làm đầu óc tôi quay cuồng. Liệu tôi có bao giờ được đá 1 quả bóng nào nữa không? Khỉ thật!
Bố mẹ tôi nhanh chóng đến noei. Ngay lập tức, bố tôi hiểu được tầm nghiêm trọng của vụ việc này. "Nó sẽ mất bàn chân đấy mất", tôi nghe thấy bố nói với mẹ như vậy. Què ư? Ôi không, Chúa ơi. Sự nghiệp thi đấu cho Liverpool của tôi sắp bị chôn vùi trong cái bụi rậm ấy.
Cuối cùng xe cấp cứu từ Alder Hey cũng tiến được vào sân. Chỉ mất có 10' thôi nhưng với tôi cứ như 10 tiếng vậy. Đội cứu thương chỉ càn nhìn liếc bàn chân tôi là đã hiểu được rằng họ cubgx không thể lấy được cái chĩa ra. "Chúng tôi sẽ phải giải quyết chuyện này ở bệnh viện", 1 người nói. Bốn người đưa tôi lên xe cứu thương và lên đường, bật đèn và chuông tín hiệu, tuc tốc tiến đến Alder Hey.
Chuyến đi đó nhue 1 cơn tra tấn. Tôi chưa từng nhận ra rằng có nhiều chỗ lồi lỏmeen đường ở Liverpool đến vậy. Mỗi làn xe chúng tôi bị xóc, tôi hét vào bác lái xe. Mỗi khi cơ thể tôi dịch chuyển, tôi phải chịu thêm sức nặng của cái chĩa cắm vào xương tôi như 1 tảng đá bẻ cong ngón chân tôi. Nước mắt tôi cứ ứa ra liên tục. Tôi còn run rẩy nữa. Một bác sĩ cố gắng giữ cái chĩa để nó không đâm sâu thêm nữa. Vết đau đó thật kinh khủng. Tôi cứ liên tục hét vài bác lái xe. "Đó không phải lỗi của bác ấy", bố mẹ tôi nói. Tôi chỉ muốn cơn đau đó dừng lại. Ngừng lại. Xin hãy ngừng lại đi. Trong lúc chúng tôi đang tăng tốc qua từng con phố, họ truyền không khí cho tôi.
Đến Alder Hey, tôi được đưa bằng xe đẩy vào khi cấp cứu tai nạn- thẳng tiến, không chờ đợi gì hết. Ai cũng thấy được rằng nó tệ đến thế nào. À và có thể nghe được nữa. Mẹ tôi khóc lóc thảm thiết, còn tôi thì gào rú vang khắp bệnh viện.
Chỉ khi được tiêm thuốc giảm đau thì tôi mới bắt đầu ngừng la hét. Tuy rất loạng choạng và yếu ớt nhưng tôi chưa hẳn là bất tỉnh. Tôi nghe loáng thoáng được bác sĩ nói rằng. "Cái chĩa bị rỉ sét, không khéo có thể bị hoại tử. Chúng tôi có thể sẽ phải cắt ngón chân của cậu bé để ngăn ngừa hoại tử phát tán".
"Đợi đã", bố tôi ngắt lời. "Steven chơi đá bóng, do vậy ông phải nói chuyện với Liverpool trước khi ông định thực hiện bất cứ 1 cuộc phẫu thuật nào. Họ càn phải biết được điều gì đang diễn ra".
Bố tôi nhanh chóng gọi điện cho Steve Heighway, giám đốc học viện của Liverpool, và ông ấy có mặt trong thoáng chốc. Steve là 1 con nguoeif mạnh mẽ, và ông ấy nhanh chóng kiểm soát đc tình hình. "Không, ông không được phép cắt bỏ ngón chân cậu bé này" Steve nói với họ.
Bác sĩ đáp lại rằng, "ta cần phải tiến hành phãu thuật. Bác sĩ phẫu thuật sẽ giải quyết vấn đề đó".
Steve rất quả quyết. "Không. Không được cắt ngón chân cậu bé".
Steve đã giành phần thắng trong cuộc tranh luận này. Cảm ơn Chúa vì điều đó. Bác sĩ đã gây tê cả bàn chân tôi rồi lấy cái chĩa ra. Cái lỗ nó tạo ra to bằng 1 đồng xu và sâu cỡ 4 phân. Thật là 1 khung cảnh hỗn độn, nhưng chí ít thì bác sĩ cũng đã cứu được ngón chân cũng như sự nghiệp củ tôi. "Nhóc là 1 cậu bé cực kì may mắn đó", Steve nói. Tất cả các bác sĩ đều đồng ý. "Chúng tôi chưa từng thấy 1 ca nào như thế này" họ cho biết. Ngay cả anh Paul cũng trông rất lo lắng khi đến thăm, trong khi bình thường thì hắn luôn luôn trêu trọc tôi.

Mặt tốt hiếm hoi của tai nạn này là tôi được nghỉ học ba tuần. Các bác sĩ đã bảo thế thì tôi nào dám trái lời! Trường vẫn gửi bài tập về cho tôi nhưng tôi chẳng bao giờ làm. Không đời nào. Tôi đã quá bận bịu với việc nghỉ dưỡng cho chấn thương ấy. Gia đình nuông chiều tôi hết mức. Tôi cứ ngồi ình ra trên ghế soà cùng cái chân băng bó, được phục vụ đến tận miệng và theo dõi các cuộn băng của liverpool. Thật tuyệt vời! Tất cả thần tượng của tôi đang phô diễn kỹ thuật của họ trên màn hình : john Barnes, Kenny Dalglish và Ian Rush. Đây là loại thuốc mà tôi cần, một thần dược có thể giúp tôi phục hồi nhanh chóng. Hàng ngày 1 cô y tá sẽ đến khử trùng, làm sạch cái lỗ và đặt bông cố định vào đó. Sau đó cô ấy băng bó đến tận mắt cá chân. Khi vết thương lành dần, cô ấy cho ít bông vào hơn. Không lâu sau tôi đã có thể xách nạng đến trường nhưng tôi lại không được phép ra cái sân trống kia để đá bóng. Tôi cũng không được đến Vernon Sangster để luyện tập cùng Liverpool. Đây là lần đầu tiên trong đời tôi không được phép làm điều mà tôi thíc nhất.
Vụ tai nạn ấy và cả những tuần dưỡng thương đã nhắc nhở tôi về tầm quan trọng của bóng đá đối với cuộc sống của tôi. Tôi bắt đầu xem bóng đá trên tivi 1 cách nghiêm túc. Tôi thường ngồi trên ghế và táng bóng bằng chân trái và bằng đầu, rồi ghì chặt quả bóng như để vững lòng mình hơn. Tôi không bao giờ muốn phải rời xa trái bóng tròn 1 lần nữa. Đôi lúc cơn đau vẫn nhói, nhưng sau 5 tuần tôi đã có thể đá quả bóng 1 cách gọn gàng. Tạ ơn Chúa. Nếu không có bóng đá, cuộc sống của tôi sẽ thật trống trải. Tôi không bao giờ quên được cảm giác tuyệt vọng ấy khi bản thân phải lìa xa trái bóng tròn.
Cùng với quyết định cho tôi nghỉ học, các bác sĩ còn tặng cho tôi 1 món quà khác. Họ nhìn vào cái cào vườn đã rỉ sét và nói rằng, "Cái này đâu được phép có ở trong bãi cỏ ấy". Và thế là bố mẹ đưa chiếc giày của tôi cùng với cái chĩa cho 1 luật sư và biết chắc chắn gia đình sẽ kiện lên thành phố. Chúng tôi đặt câu hỏi lên trước Hội đồng thành phố bởi vì bãi cỏ đó là khu đất hoang thuộc sở hữu của họ. Bạn cũng sẽ làm như vậy phải không.? Từ lúc cha sinh mẹ đẻ, tôi mới chỉ kiện có 2 lần: 1 lần là tai nạn trên taxi và nó mang về 800 bảng cho chúng tôi, và lần còn lại chính là lần này. Gia đình sau đó đã đc đền bù 1200 bảng. Không hề tệ chút nào nhỉ! Mẹ tôi đưa tôi vào thành phố, mua cho tôi bộ quần áo mới, 2 chiếc quần tập cùng cả tá thứ khác. "Tất cả sự đau đớn đó cũng đáng phết chứ mẹ nhỉ!" Tôi cười cùng với mẹ.
Khi tôi nghĩ về tai nạn ấy, nỗi đau lại chạy xuyên thấu cơ thể tôi như bị điện giật. Tôi vãn có thể thấy rõ hình ảnh cái chĩa ấy cắm thủng chiếc giày thể thao, vẫn cảm thấy nó cứa vào xương của mình. Tôi đã nói chuyện với Steve Heighway, bố tôi không phải là người hay kể về điều ông làm. Bố tôi sẽ không bao giờ khoe rằng" bố đã đảm bảo rằng người ta không dám cắt chân con ra đấy" bố tôi chỉ nói rằng, "con may mắn lắm đó Steven". Tất cả chúng tôi đều biết rằng nếu như tôi mất đi ngón chân cái bàn chân phải ấy, bao nhiêu cơ hội và mơ ước về Liverpool và tuyển Anh sẽ chấm dứt ngay tại đó, bị đâm thủng bởi 1 cái cào làm vườn rỉ sét trên 1 bãi đất hoang của Hội đồng thành phố tại Huyton.
Những toà nhà cao tầng giờ đã thay thế chỗ cho bãi đất trống đó, không còn bụi tầm ma nào đe doạ những cậu bé vô tội được nữa.
......
Tiếp theo Chương 1
Những sân bóng đầu tiên của tôi đã trở thành những toà nhà hay bãi đỗ xe. Người ta đỗ xe khắp cái ngõ cụt nơi tôi lớn lên, đường Ironside tại khu Bluebell. Vào thời đó, khoảng trống trước nhà tôi, số 10 Ironside, là sân bóng của tôi. Không 1 chiếc xe nào được phép bén mảng đến. Trừ phi thời tiết không tốt, chúng tôi sẽ chạy ra bãi cỏ phía sau, còn không thì chúng tôi sẽ tụ tập ở Ironside. Bước 1 bước khỏi cửa là nhảu ngay vào 1 trận đấu nảy lửa. Thật hết sảy. Ai đó đã đặt cái bãi đất trống ở đó cho 1 mục đích nào đó, tôi tin là vậy. Ai đó đã ngàm bảo tôi hãy biến bóng đá thành cuộc sống của tôi, đã chỉ cho tôi con đường tôi cần phải bước theo. Lạ kì thật đấy!
Đó là sân bóng thuộc sở hữu của tôi. Nếu ai đó đang có mặt ở đó khi tôi biowcs ra khỏi nhà, họ cần phải rời nơi đó ngay lập tức. Chúng tôi chơi đủ các loại trò chơi tại đó: 5 đấu 5, 10-10, 20-20, thi dẫn bóng, thi sút, đuổi bắt, và 1 trò choei tuyệt đỉnh mà chúng tôi gọi đó là trò "Mông trần" trò đấy rất hài! Nếu bạn bị ghi vào lưới 1 lượng bàn thắng nhất định, bạn sẽ phải đưa mông ra chịu trận. Mọi người sẽ được sút vào cái mông trần truồng của bạn. "Mông trần" là 1 trò chơi truyền thống của Merseyside, và chính nó đã sản sinh ra biết bao thủ môn tuyệt đỉnh và những cú sút chuẩn xác. Mười năm sau đó, khi mà Peter Crouch vẫn gặp khó khăn trong việc ghi bàn thắng tại Liverpool "Mông trần" đã tỏ ra hữu dụng. Tôi và Crouchy choei trò đấy trong lúc luyện tập khả năng sút. Tôi tụt ưuaanf xuống và bảo Crouch nhắm vào cái "Mông trần" của tôi. Ai đó đã trèo tường nhìn lén, chụp lén, cái mông của tôi và Crouchy đã đc đưa lên mặt báo! Các tờ báo còn chả thèm nói rằng chúng tôi chỉ đang chơi trò "Mông trần"! Những trận bóng ở Ironside sẽ đi theo tôi suốt cuộc đời.
Ironside còn được biết tới với tên Con phố vui vẻ. Lần đầu, tôi đặt chân xuống đó là vào ngày 30-5-1980, ngay từ bệnh viện Whiston và vào thẳng 1 ngôi nhà cuồng bóng đá trên phố. Bluebell là 1 khu nhà lớn với bốn ưuans rượu ở bốn phía: quán Swan, Bluebell , Rose và Oak Tree. Không ít người nổi tiếng đã trưởng thành ở đây, chẳng hạn như những diễn viên hài như Freddie Starr va Stan Boardman, hay diễn viên kỳ cựu Rex Harrison. Nữ diễn viên đóng trong "Sex and the city", Kim Catrall- người năng động nhất sống trên đường Whiston Lane trong 1 khoảng thời gian. Những ban nhạc như: The La's, Space hay Cast cũng đều lớn lên tùe Huyton. Những nhân vật như vậy xuất hiện ở mọi nơi trong khu này.
Tôi yêu cuộc sống tại Bluebell - vương quốc của tôi, sân chơi của tôi. Hai câu lạc bộ trẻ ở đây cũng khá hấp dẫn, nhưng phần lớn thời gian chúng tôi sẽ ở ngoài trời, chơi trò đuổi bắt tại sông Alt, chơi trốn tìm, và bạn tốt hơn hết phải thật nhanh nhẹn. Tôi và anh Paul thường về nhà cùng với bộ quần áo lấm lem bùn đất. Mẹ tôi sẽ phát điên còn bố chỉ mỉm cười. Ironside luôn rất nhộn nhịp với các hoạt động. Vào mùa hè, các gia đình sẽ ngồi ngoài trời tán gẫu và ăn uống trong khi lũ trẻ chạy nhẩy, chơi đùa. Ironside có rất nhiều trò tiêu khiển. Hai cô bé trạc tuổi tôi, Lisa và Caroline, sống ở 2 căn nhà cạnh bên với số 10, chúng tôi thường vui đùa cùng nhau, lăn lê bò toài trong đám bùn đất. Con gái thường làm tôi mê hoặc. Tôi không có chị em gái nào cả. Tôi thấy Lisa và Caroline trông cũng rất khoẻ khoắn. Tôi tán họ. Tuy nhiên, Lisa và Caroline có 1 nhược điểm: họ không thể chơi bóng đá.
Thực ra thì điều đó cũng chẳng sao. Tôi chẳng bao giờ gặp khó khăn trong việc tìm bạn chơi cùng bóng đá. Bluebell luôn luôn có những cậu nhóc sẵn sàng cho 1 trận bóng. Huyton cũng nổi tiếng trong việc sản sinh ra những cầu thủ tốt như: Steve McMahon, Joey Barton, Lee Trundle, Peter Reid, Tony Hibbert, Craig Hignett và David Nugent. Khu phố này cũng có nhiều đội Sunday League. Bóng đá chính là tôn giáo tại nơi đây. Ở Bluebell, tôi lập hội cùng với 7 hay 8 cậu nhóc cỡ tuổi tôi, và chúng tôi trở thành bạn thân, luôn đá bóng cùng nhau cho đến khi bị mẹ đến kéo về nhà. Nhưng có 1 vấn đề làm tôi nhức nhối: tôi không thực sự có 1 trận đấu hay nào cùng với bọn nó. Tôi giỏi hơn những đứa còn lại, chỉ đơn giản là vậy thôi. Tôi thíc những trận được đá với anh Paul hơn, dù anh hơn tôi 3 tuổi. Anh Paul có khoảng 15 người bạn và những trận bóng của họ thì thật hết sảy. Lúc tôi 6 tuổi, tôi đã có thể choei ngang sức với anh Paul và những người 9 tuổi khác. Hầu hết những người bạn của anh Paul đều muốn tôi về đội của họ. Tôi rất thíc được thử sức với họ. Họ đón nhận tôi vì trình độ của tôi không thua kém gì họ. Bạn của Paul cũng đá bóng giỏi nữa. Bản thân anh Paul cũng từng thử việc ở Bolton Wanderers. 1 cậu bạn của anh tên là Danny Walker đã từng từ chối chương trình đào tạo trẻ tại Tranmere Rovers. Hội của Paul đá ở 1 giải nhi đồng tại địa phương trong 1 đội bóng U10 tên là Tolgate, được dẫn dắt bởi 2 người ở Huyton. 1 ngày nọ, tôi theo Paul đến 1 trận của Tolgate và hỏi Ban tổ chức xem tôi có được vào chơi cùng không.
"Nhóc bao nhiêu tuổi rồi?" Họ hỏi tôi
" Bảy tuổi ạ"' tôi trả lời.
"Nhóc còn bé quá", họ nói.
Tôi bỗng bật khóc, "Các chú nhầm rồi, cháu đủ giỏi để chơi cùng mà", tôi nói. Vẫn không được. Cái cảm giác bị từ chối đó cứ thiêu đốt mãi trong tôi.
Bãi đất trống ngay ngoài Ironside và sân sau ở Blubell là những nơi sản sinh ra những cầu thủ thứ thiệt. Cảm giác bóng tốt và tính quyết liệt là những điều càn có để sinh tồn, và tôi đã nhanh chóng phát triển cả 2 phẩm chất đó. Tôi cần phải thế. Paul và bạn anh ý không bao giờ chùn chân khi truy cản tôi, cho dù tôi bé hơn họ đến 3 tuổi, và nó cứ như những trận giáp lá cà. Rầm! Tôi bị hất ngã. Không chút khoan nhượng. Đúng phong cách mà tôi ưa thíc. Lại lần nữa nào. Đó chính là lý do mà họ cho tôi chơi cùng. Tôi cứ lê lết về căn nhà số 10 của mình. Đầy những vết trầy xước từ những cú xoạc bóng trên bề mặt bê tông. Tôi vẫn còn 1 vết sẹo trên mặt do bị đẩy vai thẳng vào hàng rào. 1 cái đinh đâm vào da tôi. Không sao. Chuyện nhỏ. Tôi qua chỗ ông nội Tony ở ngay đối diện tại 35 Ironside. Ông cho ba miếng dán vào 1 cách gọn gẽ, và thế là tôi lại băng băng ra sân đá tiếp. "Nhanh lên"! Họ la lên. Rầm. Quay trở lại chiến trường.
Đến giờ tôi đã mua lại 2 căn nhà số 35 và 10 Ironside. Hai căn nhà đó sẽ luôn thuộc về gia đình tôi. Anh tôi sống ở số 10. Sẽ luôn có những người nhà Gerard sống ở Ironside. Ông tony là ông nội của tô, ông ngoại của ôi, Sidney Sullivan bị suy nhược nên ông chỉ sống với chúng tôi 8 năm, trong suốt quãng thời gian tôi cắp sách đến trường. Khi ông ngoại xuất viện sau lần đột quỵ đầu tiên, chúng tôi nhận được 1 bức thư khó tin từ các nhà chức trách. Nội dung của bức thư thật phũ phàng, đại khái ám chỉ rằng nếu gia đình chúng tôi không trông nom ông được thì Hội đồng sẽ đưa ông vào một nhà dưỡng lão. Bà ngoại tôi sống ở Moscroft, cách đấy khá xa, và bà không thể 1 mình đảm đương được trách nhiệm này. Nếu bà cần phải đi ra ngoài thì ông ngoại sẽ không thể tự chăm sóng bản thân mình được. "Bố không vào nhà dưỡng lão được", mẹ tôi nói, và thế là ông ngoại chuyển đến sống cùng chúng tôi. Chúng tôi nới rộng căn nhà số 10, cho ông ngoại 1 phòng riêng với phòng vệ sinh cùng các tiện nghi chi người tàn tật. Ông có 1 phòng khách lớn kiêm luôn phòng ngủ. Ông ngoại ít khi ra khỏi căn phòng đó. Thi thoảng ông mới ra phòng khách của chúng tôi xem tivi. Còn ngoài ra, ông chỉ vui vẻ trong căn phòng riêng của mình.
Ông đã trải qua tất cả 4 cơn đột quỵ. Tôi rất ghét phải thấy những gì cơn đột quỵ bắt ông chịu đựng, làm cho ông tê liệt hẳn 1 bên người. Anh Paul và tôi vẫn có thể nói chuyện bình thường với ông sau cơn đột quỵ đầu tiên, bởi khi đó ông còn khá minh mẫn. Nhưng việc giao tiếp trở nên khó khăn hơn sau những lần đột quỵ tiếp theo. Sự suy nhược của ông thực sự làm chúng tôi rất đau lòng. Ông là 1 con người đáng kính bị bệnh tật làm cho kiệt quệ. Tôi muốn nhớ đến hình ảnh của ông trước khi ngã bệnh hơn, luôn cười nói vui vẻ. Nếu mẹ nhận thấy anh Paul và tôi chưa đến thăm ông 1 lúc thì mẹ sẽ bắt chúng tôi đi ngay lập tức. "Mang trà vào cho ông này", mẹ hay nói. "Vào uống trà với ông đi con".
Ông đối xử với tôi và Paul rất tốt. Ông luôn đảm bảo rằng chúng tôi có đủ giày dép quần áo mà chúng tôi cần. "Cho bọn trẻ số tiền này, đảm bảo là chúng có mấy đồ đá bóng nhé", ông hay nói với mẹ như vậy. "Không" mẹ đáp lại. "Ơ hay!" Ông cứ khăng khăng đưa mẹ chỗ tiền ấy. Ông ngoại chính là người rộng rãi nhất mà tôi từng biết. "Đảm bảo là bọn trẻ có tất cả mọi thứ nhé", ông bảo mẹ. Ông không giàu có. Không hề chút nào. Ông chỉ có chút tiền từ khoản trợ cấp bệnh tật và lương hưu của mình. Trước đó, ông đã cặm cụi làm việc vất vả cả cuộc đời cho quân đội.
Mẹ được trả 1 ít tiền cho việc chăm nom ông. Anh Paul và tôi có thể thấy được sự hết mình của mẹ khi chăm sóc ông. Chúng tôi vốn đã là 1 gia đình gắn bó, nhưng ông ngoại đã thật sự thắt chặt tình cảm giữa chúng tôi hơn nữa. Anh em tôi cũng nhận ra rằng chúng tôi cũng phải giúp đỡ kiếm tiền bởi bố tôi chỉ làm việc bán thời gian. Bố tôi khá dè chừng một công việc hẳn hoi, bởi ông cần phải ở gàn nhà để có thể để mắt đến ông ngoại những lúc mẹ đi chơi hoặc đi đón anh Paul và tôi lúc tan học. Bố tôi làm những công việc chân tay. Bạn của bố ở quán rượu có thể giúp kiếm việc cho bố, và sau đó bố sẽ bận bịu một vài tuần đi làm cho 1 nhóm người ngoại quốc nào đó ở Liverpool.
Anh Paul là người bạn tốt nhất của tôi. Đã luôn là thế. Sẽ luôn là vậy. Ở Ironside, phòng ngủ của anh lớn hơn phòng của tôi, và điều đó khiến tôi hơi khó chịu. Một chú lùn cũng không thể chui vào phòng của tôi được. Paul có lò sưởi cực ấm, có giường siêu to và cả nhiều thứ lặt vặt khác nữa. Nhưng tôi thật ra cũng chẳng để tâm lắm. Paul là thần tượng của tôi. Tôi chỉ muốn cùng rong chơi cùng Paul và đám bạn của anh ấy. "Biến ra chỗ khác đi" Paul hét vào tai tôi, "về nhà đi". Anh ấy cũng không bận tâm lắm việc tôi đá bóng cùng, nhưng lại không muốn tôi vào trò chuyện cùng với bạn của mình. Tôi và Paul đã từng có lần đánh nhau sứt đầu mẻ trán. "Em ghét anh!" Tôi hét vào mặt Paul sau 1 lần ẩu đả khác, vừa hét vừa ôm mặt và sườn đã bị thương. "Em muốn giết chết anh!" Nhưng cơn giận của tôi nhanh chóng nguôi ngoai. Ngay cả khi Paul tẩn cho tôi 1 trận nên thân, hay không cho tôi chơi với hội của anh, thì chỉ 1 tiếng sau là anh sẽ quay lại và nói, "Steve có muốn ra chơi điện tử không?" "Vâng", tôi nhiệt tình đáp lại, trong lòng thầm biết ơn vì đã lại được chơi với Paul. Sau đó thì chúng tôi sẽ chơi điện tử cứ như lsf không có cuộc ảu đả nào diễn ra trước đó cả. Những cuộc cãi vã giữa hai chúng tôi cũng thường trôi qua rất nhanh. Tôi tôn thờ anh ấy. Giờ đây, paul lại trông trẻ trung và nhỏ nhắn hơn tôi. Sẽ chẳng có ai đoán được anh ấy là anh trai tôi. Lạ thật!
Paul cũng chơi bóng khá tốt, nhưng lại thiếu tính quyết liệt - 1 phẩm chất mà tôi chưa từng bị chê là thiếu. Paul cũng chưa từng muốn trở thành 1 cầu thủ bóng đá. Anh đá bóng với bạn chỉ để giải trí. "Năng nổ lên nào con", bố bảo anh Paul. "Nhưng trời lạnh lắm", Paul đáp lại. "Con thà ở nhà còn hơn". Paul sẽ chẳng bao giờ có thể kiếm tiền nhờ nghề đá bóng, nhưng nếu bạn cho anh ấy vào đá một trận 5-5. Anh ấy sẽ không hề lạc lõng trên sân đấu. Anh trai tôi thông thạo về mặt chiến thuật, và có khả năng nhìn ra một càu thủ giỏi. Tôi hay nói chuyện với Paul sau mỗi trận đấu và chúng tôi thường có chung 1 quan điểm.
Bạn bè của gia đình cũng như họ hàng kể rằng bố tôi cũng là 1 cầu thủ giỏi. Và bố tôi cũng kể như vậy! "Con đá bóng giỏi là từ đây mà ra này, Steven!" Bố cười lớn. Tiếc thay, bố đã bị chấn thương đầu gối từ khi còn là 1 cậu bé đá bóng trên sân cỏ nhân tạo. Và đó là 1 chấn thương dai dẳng. Giấc mơ được đá bóng chuyên nghiệp đã tan thành mây khói. Ông nghỉ chơi bóng từ đó. Anh trai của bố tôi, bác Tony là 1 cầu thủ giỏi của đội Huyton Boys. Lúc bác mới chỉ 10,15 tuổi, mọi người cho rằng bác có nhiều tiềm năng để trở thành 1 cầu thủ chuyên nghiệp. Bóng đá có tầm ảnh hưởng lớn trong gia đình tôi. Tôi có cả tá các anh em họ hay đến Ironside để đá bóng. 1 người trong số đó là Anthony Gerard, chơi đủ hay để được đầu quân cho Everton. Bây giờ em ấy đang ở Walsall sau khi hết hạn hợp đồng với Everton. Giải Sunday League ở đây luôn có sự tham gia nhiệt tình của các anh em họ và các chú bác của tôi.
Tình yêu bóng đá được khắc sâu trong dòng máu nhà Gerrard. Anfield và Goodison là những địa điểm rất thu hút ánh mắt dõi theo mỗi cuối tuần. Cứ bước vào nhà của bất cứ họ hàng nào của tôi và tôi dám chắc rằng họ đang xem đá bóng. Mọi người ngồi quây quần trước cái tivi. Vớ lấy chai bia kéo ghế ra và thư giãn với trái bóng. Tuyệt vời, vào mỗi tối thứ 7, bố tôi đều ra quán rượu, nhưng sẽ luôn về nhà để xem Match Of the Day kênh BBC. Bạn gần như có thể căn chính xác giờ mà bố tôi bước vào nhà luôn chỉ vừa kịp lúc cho Match Of the Day. Bố, tôi và Paul chen chúc nhau trên chiếc ghế sofa cho nghi lễ tối thứ 7 quen thuộc của mình. Tôi luôn rất hào hứng ngay khi chương trình bắt đầu. Cả ba bố con tôi đều cùng hát với bài hát của chương trình. Nhà Gerrard không bao giờ bỏ lỡ Match Of The Day. Không bao giờ. Nó thậm chí là một cao điểm của cuối tuần.
......
Tiếp chương 1.
  Bóng đá ngự trị số 10 Ironside. Những chương trình Coronation Street hay EastEnders không có cơ hội xuất hiện trên tivi nếu như chúng trùng thời gian với bóng đá. Bố tôi cũng hết mực đồng tình. Nhà tôi sẽ luôn loạn lên nếu như mẹ tự dưng muốn xem phim trước giờ bóng lăn. Thi thoảng bố tôi cũng đưa tôi và Paul Đi xem đá bóng màn ảnh rộng hay chơi ném phi tiêu như một món quà. Tôi sẽ cầm một ly cô kê ném vài cái tiêu và theo dõi trận đấu. Thật là người lớn, tôi nghĩ. Đến gần 06.00 chiều, cuộc vui sẽ tàn và chúng tôi sẽ lại phải về nhà cùng trái tim nặng trĩu. Lại phải đến trường vào sáng hôm sau, thật cứ như một đám mây đen kéo đến vào một ngày đẹp chơi vậy.
     Cho đến giờ tôi vẫn rất ghét tối chủ nhật. Vẫn vậy! Thật khó có thể quên đi nhiệm vụ phải chuẩn bị sách vở đến trường, một sự tra tấn đã luôn phá hỏng những giây phút cuối cùng của một cuối tuần tuyệt vời theo lịch của hầu hết mọi người, mỗi tuần có hai ngày cuối tuần. Ở Ironside  Thì không phải như vậy. Chí ít  là không phải thế đối với mẹ tôi. Với mẹ tôi, cuối tuần chỉ có một ngày rưỡi thôi. Mẹ ra lệnh rằng chúng tôi phải có mặt ở nhà đúng 06.00 tối để tắm rửa thơm tho và chuẩn bị sách vở cho ngày hôm sau đến trường. Chúng tôi sẽ chạy tức tốc vào nhà lúc 06.00 và bộ đồng phục của chúng tôi sẽ có mặt ở đó, trên cái bàn ủi, một cách trang trọng và phẳng phiu. Chỉ nhìn thấy bộ đồng phục thôi là tôi đã muốn phát ốm rồi. Nó chẳng khác nào bộ quần áo tủ nhân nếu đem ra so sánh với sự tự do, tự tại của dịp cuối tuần. Không phải là tôi ghét đi học, mà chỉ là tôi thích những cuối tuần rong chơi ở quanh Bluebell. Mẹ tôi luôn xem trọng việc đi học hơn Paul với tôi. Bà là một người phụ nữ cầu toàn, luôn đảm bảo rằng bộ đồng phục của chúng tôi luôn thật hoàn hảo. Mẹ tôi sẽ đánh bóng đôi giày của chúng tôi đến nỗi chúng tôi có thể dùng nó để soi gương. Khổ thân mẹ! Bà phải làm việc đó khá nhiều. Nếu tôi rời khỏi nhà cũng một bộ đồng phục sạch sẽ, thế nào nó cũng bẩn thỉu khi quay về. Giày cũng như vậy. Luôn trầy xước và lấm lem bùn đất. Lần nào cũng vậy. Mẹ cứ phát điên lên vì trước đó.
      Con đường học hành của tôi tại Merseyside Khá trôi chảy và không có gì đặc biệt. Tôi coi trường học là một nơi với những sân bóng tuyệt vời được gắn liền với những tòa nhà tẻ nhạt. Ngôi trường đầu tiên của tôi là St. michael's, Sau đó đã đổi tên thành trường tiểu học Huyton & Roby Church of England. Dù chỉ cách nhà có chút xíu, mẹ vẫn nhất quyết lái xe đưa tôi đến và đón tôi về từ St.Mick's. Tôi thích trẻ con và trường cấp 1 bởi tôi có thể nghịch ngợm thoải mái. Khi tôi hư, các thầy cô và tôi đứng úp mặt vào tường năm phút. Tôi không bao giờ bắt nạt ai. Tôi cũng không đánh đập hay chửi bới ai cả. Tôi chỉ lém lỉnh và nghịch ngợm thôi. Những tội danh của tôi đều rất nhỏ nhất: đáp trả lại thầy cô hay đi lên bãi cỏ bùn đấtKhi chúng tôi chỉ được phép đứng ở trong sân. Chỉ là mấy thứ trẻ con thôi ấy mà.
      Trường học không thực sự thú vị đối với tôi. Tôi hay ngồi trong lớp, ngóng chờ cho đến giờ ra chơi tại vì khi đó bao giờ trên sân trường cũng sẽ có một trận đá bóng. Tôi rất thích giờ ăn tại vì nó luôn kéo dài một tiếng, có nghĩa là trận đấu sẽ còn được diễn ra lâu hơn nữa. Tôi mặc kệ đồ ăn nóng bởi vì nó làm tôi mất đi những phút đầu bò quý giá. Trong lúc xếp hàng lấy thức ăn, tôi sẽ la lên, "Nhanh lên nào, ngoài kia sắp có trận hay này", Đến một ngày tôi quyết định xin mẹ chuẩn bị sẵn đồ ăn trưa cho mình.  "Con nên ăn đồ ăn nóng chứ." Bà thốt lên, "hay là về nhà ăn Nếu con không thích ăn đồ ăn ở trường". Chúng tôi thỏa thuận với bữa trưa: bánh mì kẹp thịt, một thanh socola và đồ uống. À Cả hoa quả nữa. Đồ hoa quả bao giờ cũng về nhà mà chưa bị lụt đến. Táo, chuối hay cam đều không phải là thứ dành cho tôi. Ngay cả bánh mì tôi còn không thích vào độ tuổi ấy. Tôi sẽ chỉ bò bánh mì ra, lấy thịt ra, anh vội vài miếng, chạy ra sân bóng. "Stevie, con 
Con chưa ăn miếng bánh mỳ nào", mẹ thường trách, "con mới chỉ ăn mỗi so co la". Mẹ không hề hiểu. Tốc độ chính là thứ thiết yếu bao giờ ăn. Tôi ăn bữa trưa trong lúc đang đá hoặc là ngủ nhiên nó trong lúc đang chạy vội về lớp. Trà  cũng như vậy. Nếu đang có đá bóng ở ngoài Ironside, Hay đuổi bắt, hay lũ bạn tôi đang đợi tôi, tôi sẽ nhét thức ăn vào túi, Chạy hùng hục ra ngoài cửa, ném thức ăn cho con chó của ông hàng xóm và lao vào trận đấu. Tôi sau đó đói meo khi về đến nhà, gặp nhấm đồng bánh quy, bim bim và socola.
      Ở trường St.Mick's, Các thầy cô thường thấy tôi viết rất nhanh và những quyển vở của mình. Tôi viết một cách nóng vội đến mức cái bút chì chì chỉ trực gãy ra làm đôi. Các thầy cô chắc phải nghĩ rằng tôi đang tập trung cao độ vào tiết học. Xin lỗi! Tôi không như thế. Các tiết học là lúc tôi suy tính về một đội hình cho giờ ăn. Ở cuối quyển vở, tôi viết ra tên của cả hội bóng đá. Ngay khi chuông hết giờ reo lên, Tôi sẽ tức tốc ra sắp xếp lũ con trai vào đội và đuổi bọn con gái ra khỏi sân. "Các cậu có thể đứng xem", Tôi hào phóng nói với bọn nó, "Nhưng đây là sân bóng và các cậu không thể bước vào đây". Không phanh được đánh dấu bằng cặp sách này quần áo. Những trận đấu ở St.Mick's Đều rất nghiêm túc. Đã có những trận chung kết ở trên sân Wembley Ít căng thẳng hơn thế này. Khuôn mặt tôi vẫn còn vết sẹo trong một lần chạy đâm vào hàng rào để tranh cướp bóng tại đó. Thất bại là một nỗi nhục nhã. Bên thắng Sẽ khoe khoang ầm ĩ Còn bên thua sẽ bị trêu cười suốt cả giờ học tiếp theo.
    Tôi cùng với Barry Banczyk là 2 người đá hay nhất St.Mick's. Barry Và tôi là bạn tốt của nhau, nhưng sự ganh đua của chúng tôi trên sân lại là chuyện khác. Chúng tôi sẽ chọn đội, đội của Bary đấu với đội tôi, Luôn luôn rất căng thẳng. Barry là một cầu thủ tốt. Cậu ấy tham gia đội U-13 Denburn, Đội bô tôi có giúp quản lý. Denburn là một đội bóng hay: Michael Branch và Tony Hibbert Từng đá cho họ. Tôi cũng có chơi cho họ một thời gian ngắn, giúp họ vô địch giải Edgehiil Junior, cho đến khi Liverpool nói tôi đừng chơi cho họ nữa. Barry và tôi là thành phần chủ chốt trong đội bóng trường. Có một năm, chúng tôi giúp St.Mick's Vô địch một giải địa phương và tạo cơ hội cho chúng tôi được đá tại sân Wembley. Đầu tiên thì chúng tôi cần phải đánh bại các đội ở các quận khác trong một giải đấu. Phần thưởng thì thật là khủng lồ. Wembley! Chỉ nghĩ đến cái sân vận động của kính lừng danh thôi đã khiến tôi thức trắng cả đêm, băn khoăn không biết cảm giác được bước ra sân bóng nổi tiếng nhất thế giới là như thế nào. Wembley Sẽ thật là một giấc mơ thành sự thực! Tôi đương nhiên rất nóng lòng cho giải đâu đó. Trong một trận, tôi đã lao vào sân bóng cùng với ý chí quyết liệt như thường lệ. Đồ tôi ba phải cái nắp mở lon Coca và khiến chân sách hoặc máu. Cũng chỉ năm mươi khô thôi nhưng nó cũng đã làm tôi lỡ mất cơ hội được cùng đội ra sân ở Wembley. Tôi đã khóc đến sưng phù hết cả mắt. Đời tôi "may mắn" thế đấy. Bạn bè thì đến Wembley Còn tôi thì đến bệnh viện. Vết sẹo ở đâu gối đã lành, Những nỗi đau bị lỡ mất chuyến đi đến wembley đó vẫn còn đọng lại.
      
     Rồi cũng đến lúc tôi phải rời trường St.Mick's. Một sự lựa chọn khó khăn đến với tôi về việc chọn trường cấp hai. Hầu hết cả lớp tôi chọn trường Bowring Comprehensive hoặc Knowsley High. Paul học ở Bowring Nên tôi cũng muốn đến đó, chỉ để được ở gần anh trai. Tuy vậy, Bowring và Knowsley Đều chung một vấn đề lớn: bóng đá không phải là muốn thế mạnh. Ai cũng biết rằng tôi cực kỳ yêu thích đá bóng nên tôi sẽ chỉ chấp nhận chừng nào có thể giúp trình độ đá bóng của tôi phát triển. Cô giáo của tôi ở St.Mick's, Cô Chadwick Đã cho tôi một vài lời khuyên. "Con nên đến Cardinal Heenan, Steven", cô bảo tôi. "Trường nó sẽ giúp ích cho việc đá bóng của con"
    
      Tôi biết khá rõ về trường trung học Công giáo Cardinal Heenan. Trường này có danh tiếng về bóng đá, có lẽ là trường nổi tiếng nhất trong khu vực. Chồng của cô Chadwick, Eric dậy thể dục ở Cardinal Heenan. "Anh hãy để Ý đến Steven Ger", cô bảo chồng. "Thằng bé rất giỏi đá bóng. Nó sẽ là một học sinh tuyệt vời của Cardinal Heenan". Nhưng cũng có một số người không hài lòng với việc tôi đến trường đó. Khu Bluebell Cách rất xa và tôi lại không theo đạo công giáo. Nhưng ai thèm quan tâm đến những thứ đó chứ?  Bóng đá là vô địch. Cardinal Heenan muốn có tôi. Cùng với lời đề bạt từ cô Chadwick Răng tôi cũng có chút ngoan ngoãn trong lớp, trình độ đá bóng của tôi đã đưa tôi đến ngưỡng cửa của Cardinal Heenan. Sự nghiệp của tôi yêu cầu tôi phải đến đây. Theo học ở Cardinal Heenan Mang đến cơ hội gia nhập Liverpool Boys thay vì Knowsley Boys và Đó chính là điều quan trọng. Liverpool boys Được điều hành tốt hơn nhiều. Những tuyển trách viên ở Liverpool và Everton Biết rõ điều đó và họ luôn đi săn lùng có tài năng ở những trận của Liverpool boys. Cardinal Heenan Chính là điểm đến duy nhất cho tôi.
   
    Dù đã chọn trường cấp hai vì lý do bóng đá, việc phải xử lý nghĩa vụ học tập vẫn là điều không thể tránh khỏi. Cardinal Heenan Rất lớn, có đến hơn 1300 học sinh. Lúc đầu, tôi còn không muốn đi học, ngay cả khi biết rằng mặt bằng bóng đá ở đó rất tốt. Tôi khóc hằng đêm. Cái ý nghĩ phải đi một nơi toàn người xa lạ đó khi tôi hoảng sợ. Cardinal Heenan Cách nhà tôi gần năm cây số - Đối với tôi cứ như nó nằm ở một đất nước khác. Nhưng bố mẹ tôi đã thuyết phục tôi rằng trường đó sẽ tốt cho việc đá bóng của tôi và thế là tôi đến trường một cách miễn cưởng. Tôi cần thời gian để có thể bình tĩnh lại, để có thể coi nó như một cảnh tượng quen thuộc trong cuộc sống của mình.
   
     Đến năm thứ ba, tôi đã thường ngồi cuối xe buyt từ Bluebell Cùng với hội bạn, cả lũ đều say sưa, thật thích thú. Bởi đó là lần đầu tiên mẹ tôi cho tôi tự đi đến trường. Tôi mới 13 tuổi và điều đó thật tuyệt vời. Chúa ơi, tôi thấy thật trưởng thành. Tôi rời Ironside Cùng với tiền đi xe buýt và tiền ăn dụng dính trong túi, càng thấy mình như một ông vua, sải bước trên những con đường ở bluebell. Tôi sẽ đến gõ cửa nhà mấy đứa bạn, Terry Smith và Sean Dillon. Ba đứa chúng tôi sẽ thẳng tiền đến xe buýt, khệnh khạng đi như bang hội cầm đâu khu phố. Sean là thằng tệ nhất, ngày nào nó cũng dậy muộn. Terry Và tôi phải đem đá vào cửa xổ phòng nó để gọi nó dậy vào 08.45 mỗi sáng. Đôi khi chúng tôi bực mình đến mức ném đá rất mạnh. Một vài mảnh Vỡ cửa kính sẽ giúp giải quyết việc dậy muộn của nó. Cuối cùng, chúng tôi cũng nuôi được Sean ra khỏi nhà, Chúng tôi sẽ phải chạy điên cuồng về đến bến xe buýt. Ba đứa chúng tôi, cặp đeo lủng lẳng, chân chạy hộc tốc, Băng băng qua phố, cười như mấy thằng điên. Hồi đó thật vui. Bây giờ, Sean là 1 thợ nề, làm ăn cũng được. Tôi vẫn hay gặp Terry. Cậu ấy là cổ động viên của Everton. Chúng tôi vẫn có nhiều thứ để đùa giỡn với nhau như ngày nào.
    
      Lúc Sean, Terry và tôi đến Cardinal Heenan, Cả ngày sẽ xoay quanh việc chờ đợi 2 giờ ra chơi 25 phút và giờ ăn một tiếng. Tôi dành cả ngày suy nghĩ đến bóng đá. Tôi thích môn thể dục của thầy Eric. Nhưng tiếc thay, chúng tôi không phải lần nào cũng được đá bóng, và tôi thường sẽ bực tức nếu như mình phải chơi bóng bầu dục, thể dục dụng cụ hay môn tưởng cầu. Tôi chỉ muốn đá bóng thôi, trong nhà hay ngoài sân cũng được. Hoặc là quần vợt. Tôi cũng kha khá ở môn quần vợt. Tại Cardinal Hênan, Chúng tôi chơi môn quần vợt mini, với lưới bé hơn và vợt gỗ. Chúng tôi trang trí mật của mình với logo của Nike hay Adidas Để xem ai có cái vỏ xanh điệu nhất. Nhưng bóng đá vẫn là một màu chủ đạo trong chương trình học của bản thân tôi.
   
   Cardinal Heenan Cũng không phải nơi bảo lực hành hành cho lắm. Chỉ đôi khi có một vài vụ ông ra trên sân trường, bởi mấy đứa to xác tự gọi bản thân là hội du côn. Tôi cũng có hội riêng của mình và chúng tôi che chở lẫn nhau. Thỉnh thoảng cũng sẽ có đánh nhau và tôi sẽ lao thẳng vào tâm điểm, tung ra những cú đấm cực mạnh không thua kém đứa nào. Không ai dám bắt nạt tôi. Bọn đàn anh, bọn to con, không ai cả. Đôi lúc tôi cũng có chịu sức môi vì không tránh được một quả đấm, nhưng bộ đồng phục của tôi thường bị vậy bẩn bởi buôn đất hơn là máu. Lăn xả trên sân là thói quen của tôi, không quản ngại bùn đất. Tôi sống là vì những khoảnh khắc ấy. Các giờ học chỉ là những thời gian nghỉ ngơi buồn chán giữa các trận đấu.

     Tuy vậy, khi nói về sách vở, tôi không thuộc dạng suất sắc cho lắm. Trong suốt thời gian mài đũng quần ở Cardinal Heenan Học lực của tôi thường đứng ở giữa lớp. Những môn khác nhau gợi lên cho tôi những cảm xúc khác nhau. Nếu tôi không giỏi toán thì tôi sẽ căm thù nó và ghét phải đi học môn đó. Nhưng nếu tôi đang thăng hoa ở môn ngữ văn, và cô giáo tuyệt vời của tôi quan tâm đến tôi, tôi cũng sẽ không thử sức ép nó. Tôi thích viết văn sáng tạo, tưởng tượng ra những câu chuyện. Tôi đã viết một bài văn về một ngày nào đó tôi sẽ vô địch World Cup. Tôi thích viết văn và đọc nữa. Cuốn sách yêu thích của tôi là "Of Mice and Men". Nó thực ra là một câu chuyện khá buồn khi bạn hiểu được các nhân vật. Tôi đã đọc đi đọc lại "Of Mice and Men". Nhiều lần đến nỗi quyển sách sách sắp nát bươm. Chúng tôi phải xem phim về câu chuyện đó, làm bài tập về nó, và một bài kiểm tra. Đến kỳ thi GCSE, Tôi được một điểm C môn ngữ văn, Còn lại là sáu điểm D và hai điểm E.

    Nhưng trên hết tất cả những điều vừa rồi, tôi chỉ có một khát khao duy nhất, một giấc mơ duy nhất, một mục tiêu duy nhất - bóng đá.
   
"Nhìn vào các cầu thủ bóng đá, người ta nhìn thấy những người ngoài hành  tinh kiếm bạc tỷ hàng tuần, nhưng sao nhìn vào Steven Gerrard, tôi thấy gần gũi thế? Cũng từng long rong đường phố, cũng từng có những ước mơ những tưởng sẽ không bao giờ thành sự thật, cũng tưởng sợ hãi, cũng tưởng đam mê. Ai dám nói người ta không cảm thấy một chút Steven Gerrard ở trong mình?"
                             (Fan Gerrard tại Việt Nam)
Hết chương 1

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #gerrard