Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

sssss

Muốn hiểu được bản chất của tư tưởng Hồ Chí Minh, ta phải loại bỏ những yếu tố thần thánh hóa về Người mà nhìn thẳng vào vấn đề: Người là một con người thực tại. Nhưng câu hỏi ở đây là tại sao Người lại có được đầy đủ những tố chất, tinh hoa tốt đẹp để người đời sau muốn noi gương để học tập, để phấn đấu trở thành một người lớn thực sự không chỉ về tuổi tác mà lớn về cách suy nghĩ, về hành động và cuối cùng là lớn về ý chí.

Trước khi phân tích những yếu tố để có thể hấp thụ tư tưởng Hồ Chí Minh một cách dễ dàng hơn, chúng ta hãy xem tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?

Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân, tôn giáo Thiên Chúa Giê-su có ưu điểm là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách thích hợp với điều kiện cụ thể một nước phương Đông lúc ấy...Khổng Tử, Giê-su, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng đã có những điểm chung đó sao? Họ đều muốn mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu phúc lợi cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết.

Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy - Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã được các nhà phân tích đúc kết lại như sau: "Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết tinh của lòng yêu nước thương dân, tinh hoa của Khổng Giáo, Phật Giáo, Lão Giáo, tinh hoa của tư tưởng dân chủ và nhân văn của cách mạng tư sản ở Phương Tây và ở Trung Quốc, và chủ nghĩa Mác-LêNin. Người đã thống nhất những ảnh hưởng tư tưởng phong phú đó qua suy luận, qua trải nghiệm trên thực tế để biến chúng thành một hệ tư tưởng chặt chẽ, mà thế hệ sau gọi học thuyết đó là tư tưởng Hồ Chí Minh".

Làm thế nào để hấp thụ được tư tưởng Hồ Chí Minh?

Chìa khóa lớn nhất để đi vào tâm hồn của Người là hai chữ: "Khổ" và "Ngộ". Nhìn lại lịch sử, ta thấy cuộc đời của Người là một chuỗi những khổ ải, nhưng những khổ ải đó đã không làm Người gục ngã mà càng tôi thêm ý chí phấn đấu vươn lên tột cùng để đạt được những điều mình mong muốn.

Giống như ta xây một ngôi nhà, đầu tiên phải xây móng trước, tiếp theo xếp từng hòn gạch để xây tường, và cuối cùng là xây mái nhà. Người cũng đã làm như vậy, vừa kế hoạch cho từng bước trước mắt, khi hoàn thành xong bước đó, các bước tiếp theo sẽ mở ra, cứ như thế, miệt mài chạy, miệt mài chạy trong môi trường khắc nghiệt.

Chẳng mấy chốc khi ta quay lại đã là một chặng đường dài với những thành quả xứng đáng với công sức ta bỏ ra. Khi có mẹ, đứa trẻ ấy cảm thấy được an toàn. Chính vì có chỗ dựa như vậy nên đứa trẻ ấy sẽ không cảm thấy sợ hãi trước cuộc sống, hay nói cách khác đứa trẻ ấy chưa biết sử dụng lý trí của mình để đối chọi với cuộc sống đầy rẫy những cám dỗ và cạm bẫy.

Trường hợp của Người lại không được may mắn như những trẻ khác. Mẹ của Người đã rời xa khi Người mới 11 tuổi (bà Hoàng Thị Loan mất ngày 10/2/1901). Chính trong nỗi đau mất mẹ, phải đối đầu với cuộc sống mà không có ai che chở, hay nói một cách khác, sự "bất an" luôn thường trực trong Người, đã làm cho Người giác ngộ, trưởng thành sớm hơn những trẻ khác rất nhiều.

Từ khi bắt đầu cuộc sống tự lập, Người đã bôn ba khắp nơi từ châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ... trải qua nhiều khổ cực, tù đầy. Sự tôi luyện đó là môi trường hết sức lý tưởng cho việc hình thành cách nhìn nhận vấn đề, suy ngẫm những lý thuyết đã học vào trong trải nghiệm thực tế. Những tri thức, giá trị quan đó sẽ dần dần hấp thụ vào trong tâm của Người.

Với lưu học sinh Việt Nam đang học tại Nhật, chúng ta ít nhiều có sự đồng cảm với Người. Khi đã phải xa Tổ quốc, một mình xoay xở cuộc sống tại nước ngoài, "bất an" luôn thường trực, như vậy hoàn cảnh bắt chúng ta phải trưởng thành. Ngoài ra, chúng ta có nhiều sức ép hơn các bạn cùng tuổi đang sống trong nước, đó là ngoài phải học để lấy kiến thức, chúng ta còn phải làm thêm để có tiền học, một sức ép tương đối nặng.

Mỗi con người khác nhau đều có nỗi "khổ" riêng. Nhưng điều giống nhau ở đây là tất cả mọi người đều có một ý chí quyết tâm thực hiện được mục tiêu mình đề ra, bên cạnh đó ai cũng muốn mình mạnh mẽ hơn, trưởng thành hơn.

Trưởng thành hơn, mạnh mẽ hơn nghĩa là bản thân mình dám can đảm sử dụng lý tính của mình để vượt ra khỏi những thiên kiến và mê muội. Nghe tiếng giã gạo (Văn Trực, Văn Phụng dịch): "Gạo đem vào giã bao đau đớn/ Gạo giã xong rồi trắng tựa bông/ Sống ở trên đời người cũng vậy/ Gian nan rèn luyện mới thành công".

Chính có "khổ" nên ta có thể hấp thu tư tưởng của Người một cách dễ dàng hơn. Tư tưởng của Người như kim chỉ nam giúp chúng ta vững tin hơn vào tương lai, không bị gục ngã.

Con người ta chỉ sống một lần, hãy sống mạnh mẽ hơn nữa, nhiệt huyết hơn nữa, hãy noi gương các bậc tiền bối đi trước, họ đã sống và chiến đấu như vậy.

Quá khứ, hiện tại và tương lai sẽ nối tiếp nhau. Chắc chắn sẽ có nhiều ý kiến cho rằng, những điều tôi nêu chỉ là lý thuyết . Điều đó không sai, lý thuyết suông chỉ dành cho những người chưa trải nghiệm "khổ" trong thực tiễn. Còn những ai hiểu những nỗi đau của Người, hiểu được sự chín chắn, đúng đắn của Người thì tôi nghĩ tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ như ngọn đuốc soi đường, chỉ lối cho họ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #sssss