gửi hai kẻ mưa nắng gặp nhau
nay là mồng ba tháng ba năm 1940.
nay là ngày mà yeonjun từ chuyến tàu phương tây trở về pháp.
cuộc hành trình của một cuộc đời kéo dài bao lâu? ý là, một cuộc đời có thể có chuỗi ngày rong ruổi theo một hành trình dài đằng đẵng, hay là san sẻ thời gian cho những cuộc hành trình ngắn ngủn?
yeonjun ngồi trên tàu, cuộc hành trình này là bảy năm. anh ngồi khoang hạng nhì, ngay sát cửa sổ. anh ngắm nhìn bên ngoài, khung cảnh chỉ toàn một màu đen, và thật không thích hợp để người ta chiêm ngưỡng nó. dãy núi trập trùng, tiếng gầm gừ của gió, tiếng cỏ hoang xô vào nền cát, từng lọn cỏ như đám tóc bùi nhùi của kẻ già ăn xin lề phố. cảnh hoang vắng đến ớn lòng, không buồn một ngọn đèn nào thắp sáng trong suốt dải đường mà tàu đang đi qua.
yeonjun mở sấp báo anh mua rẻ được từ một cậu bé ở london, sột soạt lấy ra đọc. "Do khó khăn về tài chính, tình hình các chủ doanh nghiệp của pháp trở nên nghiêm trọng, một phần lớn đã tự sát do áp lực..."
yeonjun lại thở dài,
"sao con người cứ phải áp bức nhau thế này làm gì kia chứ? thật thảm thương."
và anh gấp tờ báo lại, ngước mắt về phía cửa sổ và suy nghĩ.
cách đây hai ngày, yeonjun đã tốt nghiệp y khoa ngành thú y của một trường đại học y ở anh. cuộc hành trình này đã là bảy năm, anh phải mau đưa nó trở về nơi bắt đầu thôi.
bố mẹ yeonjun là chủ của một xưởng đóng tàu, đã rất vui mừng khi thấy con trai quý tử của mình đi theo cái nghề mà họ cho là cao quý: cậu quý tử nhà ta đã ăn nằm trong thú vui chơi ngỗ ngược của người lớn, tắm trong tiền bẩn từ khi ngón tay chỉ biết bấu vào chiếc con thoi bằng gỗ. cuộc đời yeonjun trong mười tám năm ròng đã phủ lên nhiều tấm vải lụa, khác xa với những giọt mồ hôi đã ghì lại bước chân của những kẻ nghèo hèn khốn khổ ngoài kia.
thật đáng tiếc khi hàng tải lúa mì chẳng thể đổi lấy một hào quyền lực.
vị bác sĩ trẻ chán ngấy con thoi của mình, anh đã cố gắng mọi cách để vứt những lời ngon tiếng ngọt, sự tâng bốc trên chiếc nôi mà chính cha mẹ anh cấy tạo nên.
yeonjun phải khác họ, thề với chúa, dù phải trở thành một kẻ đầu đường xó chợ, anh nhất định phải bóp chết cái đạo lí đã bị người lớn nhồi nhét trong đầu.
ga paris, chín rưỡi tối. trời mưa tầm tã, bầu trời đã u tối nay càng buồn hơn. não nề. và mái tóc đen chẳng chịu được cơn mưa ẩm ướt, ánh đèn khuya chẳng níu được bước chân vị bác sĩ trẻ tuổi.
yeonjun vừa chạy vừa đội chiếc cặp nâu đã cũ, dường như nó đã được sử dụng trong suốt bảy năm. gió vừa rít vừa lạnh, hắt làn mưa nặng hạt vào mặt người đi đường. khu phố chìm lẫn trong tiếng xe còi của mấy gã nhà giàu, đèn sáng nhập nhòe và tiếng hòa ca lúc xốn xang lúc bi thảm của dàn ca kĩ trong nhà hát. anh trú mưa nhờ mái che của chiếc nhà hát kịch nhỏ, tiện tai nghe những lời chào mời của người bán vé đang chực chờ sẵn,
"ồ xin hân hạnh, liệu quý ngài trẻ tuổi đây có thể bỏ ít xu lẻ để thưởng thức buổi nhạc kịch hào nhoáng của chúng tôi không?"
yeonjun cảm thấy may mắn, lạy chúa khi anh còn ít nội tệ mới đổi ở gần nhà ga, sẵn sàng bỏ ít xu lẻ để thưởng thức buổi nhạc kịch hào nhoáng, dù hơi vội vã.
ôi, mùi hương mặn nồng của những nốt nhạc paris. cảnh khốn cùng và sự bế tắc của những gương mặt đang ép nước mắt nước mũi chảy ra, quá sống động và chân thực. chúng khác hẳn những cung đàn đang ngày một thăng hoa hơn bên lề sân khấu phụ, nhưng điều ngạc nhiên là, sự đồng điệu ấy lại đến từ cùng một điểm bắt đầu - nỗi đau đớn day dứt của những kẻ chẳng lo được cho mình một cắc cơm áo gạo tiền.
những thứ hiện hữu trước mắt yeonjun ngay lúc này đang là thứ mà chàng bác sĩ trẻ đăm đăm nghĩ tới.
và trong một tích tắc nào đó, yeonjun đã quên lý do mình thực sự tới đây là để trú mưa...
lạy chúa, cảm ơn vì đã đãi ngộ con bằng một vở kịch như thế này, nó quả thực hào nhoáng.
tan kịch.
tiếng vỗ tay hò reo của số khán giả ít ỏi đôm đốp cất lên từ trên hàng ghế ngồi. người đánh piano cùng các diễn viên ra đầu sân khấu cúi chào những vị thực khách đã thưởng thức vở nhạc kịch. yeonjun đứng trong mái che ngoài nhà hát, âm thầm đánh giá và ngâm nga dư âm của vở kịch vội vàng nhưng đầy đắt giá.
yeonjun mở ví tiền ra, ôi, chừng ấy không đủ để anh về nhà bằng taxi hay fiacres.
vị bác sĩ vẫn đứng bên hè phố, vẫy vẫy tay mong xin một suất quá giang về nhà. ba mười phút trôi qua. giờ thì chẳng có ai mở cửa xe cho yeonjun nữa, anh dần hiện ra ý định đội mưa về nhà, để bùn đất lấm lem hết lên người.
một bàn tay chộp vào vai yeonjun. tiếng giày lộp cộp bước ra. cậu thanh niên ăn bận lịch sự, đã cởi bỏ vạt áo đuôi tôm vắt lên tay, cầm chiếc ô màu đen to lớn.
- anh đứng đây khi vở kịch muộn nhất của chúng tôi kết thúc à, trời, lâu thật đấy, không biết anh phải chịu đựng thời tiết trời đánh này bao lâu rồi? tôi là soobin, kẻ thậm thụt bên kia sân khấu đánh những phím đàn đó đấy.
yeonjun cúi đầu chào cậu nghệ sĩ đứng trước mặt. anh mở lời,
- cậu đã làm rất tốt. hân hạnh, tôi là yeonjun, hai mươi lăm tuổi đầu, từ london về.
- ồ, nghe thật tuyệt, quê tôi ở provence, vậy anh lớn hơn tôi một năm tuổi. giờ cũng muộn rồi, nhà tôi ngay bên kia phố xaviér, anh hình như cũng không có ô, hay cùng tôi về nhà đợi mưa tạnh nhỉ?
- lời đề nghị thật khéo, thưa cậu trai trẻ, ngạc nhiên là nhà tôi cũng ở phố xaviér. chà, thật đúng khi cậu nói tôi không có ô, vậy thì đành nhờ chút không gian của cái ô này vậy!
soobin cầm chiếc ô to đùng cứ thế cùng yeonjun đi qua các cột đèn bên đường. tiếng giày lộp cộp va vào tiếng gạch vỉa hè. vừa đi vừa trò chuyện.
rôm rả.
- sao cậu dùng ô to thế?
- đoàn nhạc kịch tụi tôi nhiều người quên ô mùa này lắm, thành ra tôi góp tiền chi cái ô to này về để khi có người quên tôi còn giúp mà. mà anh thấy bản nhạc cuối không? tôi góp tâm tư vào cả đấy, thật thứ lỗi vì nó chưa được hoàn thiện.
- lạy chúa, bản nhạc đó thật hay, ít nhất đây là lời bình phẩm của người con xa xứ.
soobin liên tục hỏi những câu hỏi, và yeonjun thì cứ trả lời. một đối một, và hai người đang đứng đầu phố xaviér.
- chúc anh may mắn ngày mai! kẻ nghệ sĩ lang thang xin kính chào!
- chúc kẻ nghệ sĩ lang thang ngày mai tốt lành, từ người bác sĩ non tay nghề cậu mới làm quen!
đêm muộn.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro