Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Những phân số cuộc đời

Bạn chỉ đang nhìn thấy 1/2 tính cách của mình và những gì bạn đang nhìn thấy, nghĩ về người khác cũng chỉ bằng 1/2.
Cuộc đời mỗi người dù muốn hay không, đều bị chi phối bởi rất nhiều những con số: số tuổi, số tiền, chỉ số thông minh, số người yêu, con cái... Nguyên lý 80/20 của Richard Koch là một cuốn sách hay nói về những con số cuộc đời mà tôi đã từng đọc. Theo đó trong cuộc sống chỉ có 20% những gì chúng ta đang sở hữu, đang quan tâm, đang làm... là đáng giá và có giá trị; 80% còn lại, từ tài nguyên cho tới công sức, là thứ chúng ta đang lãng phí và không nên lãng phí thêm nữa. Chắc bạn từng nghe: ta thường chỉ mặc 20% số quần áo ta có trong 80% thời gian trong đời, 20% người uống 80% tổng lượng bia trên thế giới, 20% khách hàng thân thiết mang lại 80% doanh thu cho một cửa hàng, 20% nỗ lực đúng chỗ sẽ mang lại kết quả tốt cho 80% quá trình... Những con số này thật sự thú vị và hợp lý. Nhưng vấn đề ở chỗ, chúng ta ứng dụng nó như thế nào? Liệu khi biết à tin những con số đó các cô gái có giảm tiền mua quần áo xuống? Các nhân viên có quyết tâm chăm sóc khách hàng cũ tốt hơn hay chỉ tập trung đi kiếm khách hàng mới? Các chàng trai có ngừng uống bia hay sẽ uống nhiều hơn? Và nhất là, làm sao để biết đâu là 20% nỗ lực đúng chỗ mang lại 80% kết quả mong muốn để phấn đấu?
Toi cho rằng, nguyên lý 80/20 này tuy rất hay nhưng chưa đủ thực tế. Nên tôi sẽ đưa ra cho bạn những con số khác, không tròn trịa mà chỉ là những phân số kỳ cục nhưng ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến cuộc đời của bạn, của tôi, của tất cả chúng ta. Hãy thấu hiểu và nắm giữu những phân số cuộc đời đang cố nói với bạn. Bạn có thể chiêm nghiệm ra nhiều điều và từ đó ứng dụng vào cuộc sống của mình thật hiệu quả.
1/10 - TA CHỈ ĐANG SỬ DỤNG 1/10 TIỀM NĂNG NÃO BỘ CỦA MÌNH
"Thời hoang sơ, khi loài người còn ăn lông ở lỗ, người nguyên thủy chỉ sử dụng được khoảng 5% tiềm năng của não bộ. Sau vài ngàn năm, chúng ta đã nâng con số sử dụng tiềm năng não bộ lên thành 10%. Hãy nhìn xem chỉ 5% tiềm năng của não bộ được khai thác, chúng ta đã khác thế nào so với cuộc sống của người nguyên thủy? Chúng ta gần như đã làm chủ được cuộc sống của mình và cả những loài khác, vươn lên vị trí dẫn đầu muôn loài. Chúng ta từ vạch xuất phát như bao loài, đang dần đến hình tượng cuộc sống hão huyền thần tiên nhất mà không ai thời đó có thể tưởng tượng ra. Sự thật là so với muôn loài, chúng ta chỉ thua cá heo, một trong những loài động vật thông minh nhất. Chúng hơn cả con người khi có thể sử dụng được 12% tiềm năng não bộ. Điều này khiến chúng có những khả năng định vị, phát sóng bậc cao mà loài người hay dùng mỹ từ "thần giao cách cảm" để mô tả và mơ ước...
Đây là những thông tin vô cùng ấn tượng mà tôi còn nhớ khi xem một bộ phim Mỹ về chủ đề khai thác tiềm năng não bộ. Tôi không dám chắc về sự chính xác của những con số vừa nêu nhưng có điều tôi chắc chắn, đó là loài người đang chỉ sử dụng được rất ít khả năng bộ não của chính mình. Điều này có nghĩa là dù tôi và bạn là bất cứ ai, đang ở vạch xuất phát nào hãy tin rằng chúng ta hoàn toàn không ngu dốt, chúng ta có thể làm được mọi điều, đạt được mọi ước mơ điên rồ và tuyệt diệu nhất mà ta nghĩ ra. Thứ gọi là "giới hạn" chỉ là chúng ta tự đặt ra để biện hộ cho sự lười biếng của chính mình.
Đáng tiếc à hiện nay chúng ta dường như đang dừng lại và cảm thấy hài lòng với con số 1/10. Ngoại trừ một số nhà khoa học, một số chương trình nghiên cứu thì phần lớn loài người chúng ta không mấy quan tâm đến tiềm năng vĩ đại của bộ não mình. Những người được tôn vinh là thiên tài thật ra cũng là người bình thường với bộ não được khai thác hoặc thiên phú nhỉnh hơn người khác một vài phần trăm. Bạn hãy thôi than thở mình là người bất tài, tối dạ hoặc ngu dốt. Hãy hoàn toàn tin tưởng rằng bạn chính là người đặc biệt, có thể làm mọi thứu mình muốn. Bạn có thể thay đổi cuộc sống của mình thậm chí thay đổi cả thế giới. Mở rộng nhận thức, chính là bước đầu tiên đơn giản để mở rộng tiềm năng của não bộ cho nên đừng lười biếng.
Ứng dụng của phân số 1/10 là gì? Là nếu như bạn đang nghi ngờ khả năng của bản thân mình hãy dừng lại suy nghĩ và tìm ra cách để đạt được thông qua việc tận dụng bộ não tốt hơn. Dù năm nay bạn đang ở một kết quả học hành thật tệ nhưng năm sau bạn có thể trở thành một trong những người đứng đầu toàn trường. Điều này đã nhiều người làm được, nếu bạn không tin hãy tìm đọc cuốn Tôi tài giỏi, bạn cũng thế của Adam Khoo. Hiện nay bạn không thích đọc sách, tốc độ đọc một cuốn/ năm nhưng mai này bạn có thể trở thành người đọc nhiều sách nhất, tốc độ bảy cuốn/ tuần. Hiện nay bạn chẳng nghe nổi một câu tiếng Anh hoàn chỉnh nhưng chỉ cần tìm đúng phương pháp và kiên trì, sau một vài năm, không chỉ tiếng Anh mà bạn còn có thể thông thạo thêm vài ngôn ngữ khác. Hãy thôi nghĩ rằng bạn đang nghèo thì sẽ mãi sống nghèo hèn, biết đâu, một vài năm sau bạn sẽ ở vị thế những tỷ phú thế giới... Hãy thôi nghi ngờ mà bắt đầu tin tưởng vào bản thân rằng bạn có đủ khả năng để làm bất cứ điều gì. Những người tài giỏi cũng đang cùng một vạch xuất phát sử dụng não bộ như bạn. Những gì họ làm được, bạn hoàn toàn có thể làm được.
Để hiểu thêm về sức mạnh và tiềm năng của não bộ, bạn cũng có thể đọc thêm những cuốn sách như Làm chủ tư duy, thay đổi vận mệnh (Adam Khoo) hoặc Sự kỳ diệu của tư duy lớn (David Joseph Schwarts). Tư duy chính là một phần quan trọng trong các hoạt động khai thác tiềm năng não bộ của loài người nói chung và của bạn nói riêng. Đương nhiên, cả của tôi nữa.
1/4 - CÂu CHUYỆN NHỮNG GÓC PHẦN TƯ TÍNH CÁCH
Có một lý thuyết cho rằng: mỗi một người đều có bốn phần đặc điểm và tính cách riêng biệt.
• 1/4 là những đặc điểm tính cách cả ta và những người xung quanh đều biết.
• 1/4 là những đặc điểm tính cách chỉ ta biết về bản thân.
• 1/4 là những đặc điểm tính cách chính ta không thể tự nhìn ra mà chỉ người xung quanh mới nhận biết.
• 1/4 cuối cùng là góc mù, nơi những đặc điểm tính cách của ta ẩn mình rất kỹ ngay cả khi ta và người xung quanh đều không phát hiện ra, những tính cách này rất ít bộc lộ và thường chỉ bộc lộ trong trường hợp khẩn cấp.
Góc phần tư thứ nhất, là tính cách mà ta tự thấy về bản thân và được những người xung quanh thừa nhận. Đó là tính cách bề nổi thường hay bộc lộ mỗi ngày: nói nhiều, hay khóc, vui vẻ lạc quan, thân thiện, tiết kiệm, chân thật, nhiệt tình, sạch sẽ... Chúng nói lên khá nhiều điều về ta, góp phần quan trọng trong việc người khác đánh giá và đối xử với ta.
Góc phần tư thứ hai, là tính cách mà chỉ ta biết ít bộc lộ ra bên ngoài. Đó có thể là một người xinh đẹp nhưng cực kỳ lười biếng chuyện vệ sinh cá nhân. Một người hay tươi cười nhưng bản chất vô cùng đố kỵ. Một người luôn tỏ ra mạnh mẽ nhưng sâu thẳm tâm hồn lại cực kỳ yếu đuối và dễ bị tổn thương. Một người cha suốt ngày quát mắng nhưng thực chất là tình yêu con vô bờ. Một ông sếp khó tính nhưng luôn đau đầu tìm cách bảo vệ quyền lợi cho nhân viên... Những hành động, tính cách ở góc phần tư này, đa phần là do chúng ta cố tình giấu đi trước người khác. Nó có thể là tính xấu người ta cố công che đậy, cũng có thể là những đức tính tốt mà người ta không muốn bộc lộ ra. Đây là phần tính cách chúng ta mong muốn được nhìn thấy và tìm hiểu nhất vì nó giúp ta hiểu rõ một con người.
Ở góc phần tư thứ ba, tính cách người ngoài nhìn thấy về ta mà chính ta cũng không nhận diện được. Ví dụ như một cô gái kiêu kỳ hay chê bai mọi thứ, một anh chàng yếu mềm hay than thở, một người luộm thuộm vô duyên,... dĩ nhiên không phải người mang tính cách này là hoàn toàn xấu. Hoặc đó có thể là một người hay giúp đỡ người khác, một người thẳng thắn hoặc khiêm nhường, một người có khả năng lắng nghe, thấu hiểu hay hoặc một thiên tài hài hước có khả năng khiến mọi người vui vẻ... Góc tính cách này tất nhiên, cũng vô cùng quan trọng. Nếu bạn nhận ra được góc tính cách này để từ đó phát huy tính tích cực, hạn chế tính tiêu cực thì bạn sẽ được nhiều người yêu mếm hơn và chắc chắn bạn sẽ thành công hơn.
Góc phần tư tính cách cuối cùng, là những phẩm chất bạn chỉ bộc lộ khi rơi vào trường hợp đặc biệt và hiếm gặp. Phần lớn do vô thức điều khiển đến chính bạn cũng không thể tin mình có thể làm được. Ví dụ khả năng bình tĩnh trước một vấn đề khủng khiếp, một phản ứng thái quá khi bị tổn thương, một bà mẹ sẵn sàng liều mình vì đứa con của mình, một người dũng cảm hy sinh để cứu người lạ... Đó là những phẩm chất, tính cách ít bộc lộ trong cuộc sống thường ngày. Một người rất hiền lành bỗng trở nên hung dữ. Một người cực kỳ khỏe mạnh trong phút chốc không còn chút sinh khí. Một cô nàng yếu đuối đứng dậy mạnh mẽ sau khi bị phản bội. Một chàng trai sẵn sàng giết chết người mình yêu thương nhất chỉ vì sự ghen tuông hoặc lòng ham muốn... Những nét tính cách này không nói nhiều về con người bạn vì chúng ít được bộc lộ, nhưng chúng đóng góp một phần quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đặc biệt trong những giờ phút sinh tử.
1/2 - TẤT CẢ NHỮNG GÌ CHÚnG TA BIẾT VỀ MÌNH VÀ MỌI NGƯỜI CHỈ BẰNG 1/2
Bạn thấy đấy, bản thân bạn cũng chỉ đang nhìn thấy 2/4 nghĩa là 1/2 tính cách của mình và những gì bạn đang nhìn thấy, nghĩ về người khác cũng chỉ là 2/4 nghĩa là 1/2. Vậy nên, đừng vội đánh giá về bất kỳ ai, kể cả khi bạn nghĩ rằng mình rất hiểu họ. Thật sự bạn chẳng hiểu gì về họ hơn họ hiểu chính mình. Dù bạn tự tin đánh giá về ai đi chăng nữa cũng chỉ là phiến diện. Nếu như ai đó đânh giá sai về bạn, đừng trách họ, nếu quan trọng thì hãy giải thích, không quan trọng thì bỏ đi, đừng oán trách hay tức giận. Vì đó là những gì họ thấy, và những gì họ thấy, không phải khi nào cũng là điều bạn thấy. Bạn cũng chỉ đang hiểu 1/2 về chính mình thì việc ai đó hiểu sai về bạn xũng là điều dễ hiểu.
Khi nắm giữ được điều này, liệu bạn có thôi khẳng định hoặc đưa ra đánh giá chủ quan về người khác? Liệu bạn có còn thấy việc cố công tìm hiểu về ai đó là quan trọng? Thay vì vậy, hãy mở rộng tâm hồn để chào đón mọi người. Nếu bạn thật lòng quan tâm, hãy nói cho họ biết những điều xấu để họ thay đổi, hoặc đơn giản tránh xa họ ra. Đừng đánh giá hay than trách người khác, đừng bức xúc hay sợ hãi trong lòng. Bởi lòng người, cũng như tính cách, là thứ khó đoán định. Dù đoán định thế nào, bạn cũng không có được sự chính xác tuyệt đối. Và khi biết mình không thể phán đoán chính xác, đừng cố đánh giá nữa. Hãy hoan nghênh và chuẩn bị tinh thần cho mọi điều bạn gặp phải sau này. Để hiểu một người là cả một hành trình, có khi cả đời ta vẫn chưa hiểu hết về nhau. Đừng vội vàng!
2/3 - BÍ KÍP DUY TRÌ CÁC MỐI QUAN HỆ
Trong cuốn Dạy con làm giàu của Robert Kiyosaki, khi người cha giàu dạy dỗ cậu bé Robert có đoạn thế này:
"Robert, con hãy nhớ rằng, trên đời này, trong tất cả quan hệ của con, những người mà con quen biết, sẽ luôn có:
• 1/3 trong số họ luôn luôn yêu quý con và có cái nhìn thiện cảm về con bất kể con làm gì, dù tốt hay xấu, dù điên khùng hay ngốc nghếch.
• 1/3 trong số họ sẽ luôn luôn ghét con bất kể con có đối xử tốt với họ đến đâu.
• Và 1/3 còn lại chẳng quan tâm con
là ai, con làm gì, tại sao con tồn tại trên đời này.
Việc của con là hãy quan tâm và yêu quý những người yêu quý mình, tình cách thu hút sự chú ý và tình cảm tốt đẹp của nhóm 1/3 những người chưa quan tâm con, và quan trọng nhất là, mặc xác những kẻ không yêu quý con đi."
Như vậy ta chỉ cần tạp trung vào 2/3 các mối quan hệ của mình. Đó quả thực là một lời dạy chí lý khi chúng ta nhìn vào cuộc sống của mình. Cũng giống như việc chúng ta đang tiêu những đồng tiền mình không làm ra, để mua những thứ ta không cần, nhằm gây ấn tượng với những người ta chẳng hề quen biết. Thật ngớ ngẩn đúng không? Tuy ngớ ngẩn nhưng đó lại chính xác là những gì chúng ta đang làm. Hãy thử nghĩ lại, bạn có bao nhiêu thời gian và nguồn lực để có thể làm vui lòng tất cả mọi người? Đặc biệt là những người chẳng ưa gì chúng ta?
Bạn biết đó, nhóm 1/3 người yêu quý chúng ta hẳn là những người thân trong gia đình, bạn bè thân thiết và một vài người xung quanh như hàng xóm, đồng nghiệp, bạn học... Chúng ta dễ dàng nhận ra họ. Họ luôn có mặt khi ta cần, luôn lắng nghe và cùng ta vượt qua những trở ngại trong cuộc sống. Họ thật đáng quý, đáng trân trọng. Nhưng bạn đã làm gì để đáp lại tấm chân tình đó hay là bạn đã làm lơ họ? Ta coi việc họ đối xử tốt và yêu thương chúng ta là trách nhiệm, là lẽ dĩ nhiên nên chẳng có gì phải cảm ơn, phải ghi nhận hay đáp lại. Đã bao lâu bạn không bày tỏ tình cảm đến người yêu thương bạn? Có người không ngại bỏ tiền ra thết đãi người bạn lâu ngày mới gặp mà chưa mua nổi cho cha mẹ một món ngon. Đó là cách chúng ta vốn vẫn làm và đang làm.
Với nhóm 1/3 người luôn ghét ta dù ta không làm ảnh hưởng gì đến họ, đây là nhóm khó khăn nhất trong việc xác định họ là ai, ta ít khi biết được nếu như họ không biểu lộ. Chẳng mấy ai biểu lộ mình ghét người khác. Tôi nhớ đến một bộ phim Âu Mỹ từng xem, trong đó mọi người thoải mái bày tỏ quan điểm của mình: hai người bạn nói chuyện với nhau, đứa con tức giận cha mẹ, người vợ nói với chồng, khác hàng với cô nhận viên... ai cũng dễ dàng nói ra câu "I hate you". Sẽ thật tốt nếu như ai ghét ta cũng nói ra điều đó, lúc đó ta sẽ dễ giải quyết, chỉ cần hóa giải hiểu lầm hoặc mặc kệ họ. Nhưng cuộc sống thực vốn không đơn giản như thế. Nhièu người không ưa chúng ta nhưng họ im lặng hoặc tệ hơn, họ cố tình tỏ ra tốt, yêu thương ta. Tôi cảm thấy sợ những người này, chắc hẳn họ có ý đồ gì đó vì không ai lại cố công đối tốt với người mình ghét làm gì, đúng không?
Có nhiều nguyên nhân khiến ai đó ghét bạn như sự ghen tỵ, thù hằn, hiểu lầm, sợ hãi... thậm chí có người ghét bạn chẳng vì lý do gì cả. Điều này thấy rõ nhất qua lượng anti-fan của người nổi tiếng. Một cô nàng nổi tiếng nào đó chẳng làm hại hay ảnh hưởng gì đến cuộc sống của một anti-fan nhưng vẫn cứ bị ghét. Nếu cô làm việc thiện sẽ bị coi là giả tạo; nếu cô gặp chuyện buồn phiền và than thở sẽ bị coi là nhu nhược, yếu hèn; nếu cô mạnh mẽ sẽ bị coi là ngứa mắt, đóng kịch... Dù làm gì cũng không thể kiến cho một anti-fan thay đổi tình cảm đối với người nổi tiếng. Chúng ta tuy không phải người nổi tiếng nhưng chúng ta cũng luôn có những anti-fan ở ngoài kia. Nếu như phát hiện ra ai đó không ưa mình, hãy tìm cách hóa giải nó nếu như đó là người quan trọng và do hiểu làm. Còn giả như, với bạn, họ là người không quan trọng, hãy đứng dậy và ném cho họ một ánh nhìn kiêu kỳ rồi quay lưng bước đi, mặc cho họ sống với sự ghen tuong và đố kỵ. Họ mới là người phải mệt mỏi chứ không phải bạn.
Nhóm 1/3 cuối cùng, người không quan tâm đến ta. Nhóm người này khá dẽ nhận diện vì họ thờ ơ, chẳng hào hứng với những việc ta làm cũng không ghét bỏ. Tóm lại là họ bàng quan với cuộc sống của ta. Người cha giàu dạy ta nên quan tâm đến nhóm người này nhiều hơn. Tạo điều kiện hai bên tìm hiểu nhau và khiến họ thuôc về nhóm người luôn yêu quý ta. Về cách thức để khiến người ta trở nên yêu mến ta, Dale Carnegie đã viết trong cuốn Đắc nhân tâm: "Chỉ trong vòng ba tháng thực lòng quan tâm tới mọi người, tôi có nhiều bạn hơn gấp nhiều lần so với ba năm làm mọi thứ để khiến mọi người quan tâm đến tôi."
Khó khăn lớn nhất đối với mỗi người là làm sao để xác định ai là người ghét bỏ, ai là người yêu quý mình. Không có cách nào giúp bạn làm rõ và nhận định họ ngoài việc dùng đến trực giác của bản thân.
Xác định được những nhóm người này, bạn sẽ không còn áp lực phải khiến tất cả mọi người yêu quý mình bởi vì đó là điều không thể. Hãy tin rằng chuyện mình có người không ưa là rất bình thường. Người ta ghét chủ yếu vì người ta ghen tị. Nếu ta khiến người khác ghen tị, chứng tỏ ta có điểm gì đó hơn họ. Điều này đáng vui hơn là đáng buồn đúng không? Quan trọng nhất là, xin bạn hãy dành nguồn lực của mình, bao gồm cả công sức, tài chính và tình cảm cho những người xứng đáng, người luôn yêu thương bạn vô điều kiện. Hãy dành cho họ nhiều tình cảm và sự quan tâm hơn. Nếu có thể, hãy bớt vài phút giây quan tâm người xa lạ trên Facebook để chuyện trò, thăm hỏi người xung quanh như bác hàng xóm, cô bạn học ít nói hay cho mượn tài liệu, anh chàng đồng nghiệp hay giúp bạn những việc vặt vãnh...
Cách tốt nhất trong việc duy trì các mối quan hệ, bất kể ở nhóm 1/3 nào à luôn đối xử tử tế và chân thành với mọi người. Nó có thể khiến người không ưa bạn bớt ác cảm và nhất là sẽ lôi kéo những người bàng quan trở nên yêu quý bạn. Bất kể người nào trên đời, nếu có thể quy tụ nhiều người yêu quý luôn ở bên mình là người giàu có về tình cảm.
Khi bạn hiểu được ý nghĩa của phân số 2/3 bạn sẽ hiểu được giá trị của những người bạn gặp trong đời mình.
1/3 - BÍ KÍP CHO MỘT CUỘC ĐỜI VUI VẺ
" Trên đời này chỉ có ba loại việc: việc của bnr thân, việc của người khác và việc của ông Trời. Chúng ta thường buồn phiền là do:
• Không chịu làm việc của bản thân
• Thích xen vào việc của người khác
•  Quá lo lắng về việc của ông Trời
• Muốn sống vui vẻ thật ra rất đoen giản, chỉ cần:
• Luôn làm tốt việc của bản thân
• Không xen vào việc của người khác
• Ngừng lo lắng về việc của ông Trời."

Tôi không rõ những câu này của ai nhưng đối với tôi, đây là chân lý, là lẽ sống ở đời đáng được đọc, học và thực hành mỗi ngày.
Thật đơn giản và dễ hiểu, đúng không?
Việc của bản thân, có lẽ không cần nói nhiều, là danh sách việc làm của bạn mỗi ngày, ý định, mục tiêu, kế hoạch và công việc bạn làm để nuôi sống bản thân. Là những việc ảnh hưởng trực tiếp tới bạn và những người bạn yêu thương. Đó mới là điều bạn cần quan tâm, dốc toàn lực để hoàn thành và không ngừng phấn đấu.
Việc của người khác, là news feed Facebook tràn ngập thông tin hình ảnh từ ăn chơi vui vẻ tới đau buồn thê lương của người khác, là những bài báo lá cải... Những việc này đa phần không cần phải bận tâm nhiều vì chúng không ảnh hưởng đến cuộc đời bạn hay thế giới.
Nếu như bạn lý giải rằng biết cho vui thì xin nhớ bạn đã ngốn không ít thời gian quý báu của mình.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro