Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Cảm nhận 3 khổ đầu. Từ đó bày tỏ suy nghĩ về âm hưởng của thơ Xuân Quỳnh.

"Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ

Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?"

I. Mở bài
       Có ý kiến cho rằng: "Thời gian huỷ hoại các lâu đài nhưng lại làm giàu những vần thơ". Thời gian là vũ khí có thể huy diệt mọi thứ nhưng cũng chính là thước đo giá trị của các tác phẩm văn học. Một tác phẩm văn học hay, mang tính thời đại phải chứa đựng giá trị, nội dung tư tưởng sâu sắc, cho người đọc bài học "trông, nhìn và thưởng thức". Bài thơ "Sóng của Xuân Quỳnh" viết về tình yêu, tâm hồn của người phụ nữ đang yêu với khát khao được yêu. Bài thơ còn là sự khám phá thúc vị về những nét tương đồng giữa hai hình tượng "sóng" và "em". Ba khổ thơ được tìm hiểu sau đây chính là sự tương đồng, hoà hợp giữa thế giới khách quan và thế giới chủ quan của con người trong tình yêu. Từ đó đem đến những nhận xét về âm hưởng độc đáo, đầu sức hút của đoạn thơ. (chép thơ)

II. Thân bài
1. Tác giả, tác phẩm

2. Cảm nhận đoạn thơ

     a) Khổ 1: Những cung bậc phức tạp của tình yêu và hành trình đi tìm tình yêu đẹp
- Mở đầu đoạn thơ, Xuân Quỳnh đã tái hiện những cung bậc phong phú, phức tạp của tình yêu và cuộc hành trình đi tìm kiếm một tình yêu đẹp cho cuộc đời của mình: 

"Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể"

* 2 câu đầu: Tác giả mượn hình ảnh những con sóng biển để liên tưởng đến những con sóng lòng, liên tưởng đến những cung bậc cảm xúc của tình yêu
- Đó là những cung bậc tình cảm "dữ dội - dịu êm", "ồn ào - lặng lẽ":
  + đây là những biểu hiện thường thấy của sóng biển ngoài khơi. Khi biển động phong ba, sóng "dữ dội - ồn ào", khi trời yên biển lặng, sóng "dịu êm - lặng lẽ". Đây cũng là những đối cực không thể dự báo trước, hết sức bất ngờ của sóng biển.
  + tương đồng với sóng biển là tâm trạng của người phụ nữ đang yêu với nhiều phức tạp, nhiều trạng thái mâu thuẫn đối lập: lúc giận dữ, hờn ghen, khi lại dịu hiền, sâu lắng 
-> đó là tính khí của người con gái trong tình yêu đã được nhiều các nhà thơ khác bộc bạch không hề giấu diếm: 

"Con gái nói có là không
Con gái nói không là có
Đừng nghe những gì con gái nói
Hãy nhìn vào đôi mắt em đây
Anh sẽ hiểu được trái tim này"

Hay chính Xuân Quỳnh một lần nữa khẳng định: 

"Vì tình yêu muôn thuở
Có bao giờ đứng yên"

* 2 câu tiếp: Cuộc hành trình đi tìm tình yêu đẹp
- Nếu hai câu đầu Xuân Quỳnh sử dụng những tính từ và biện pháp đối lập (dữ dội - dịu êm - ồn ào - lặng lẽ) để tái hiện tình yêu sôi nổi, nồng nàn, say đắm; Thì đến hai câu thơ tiếp theo, Xuân Quỳnh mượn hình ảnh sóng để biểu tượng cho cuộc hành trình đi tìm tình yêu đẹp, thánh thiện:

" Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể" 

- "Sông": 
  + là không gian hẹp
  + "em" không chấp nhận sự nhỏ hẹp, ích kỉ trong tình yêu
  + mà "em" muốn vươn ra "tận bể" rộng
-> khát vọng vươn tới một không gian rộng lớn để tìm kiếm tri âm, tri kỉ, tìm kiếm một tình yêu cao thượng chân thành
-> đúng như những lời nhận xét: "Bài thơ Sóng là một cuộc hành trình khởi đầu từ sự từ bỏ cái chật chội, nhỏ hẹp để tìm đến một tình yêu bao la rộng lớn, cuối cùng là khát vọng được sống hết mình trong tình yêu, muốn hóa thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thuở."
- "Bể": 
  + là không gian mênh mông khôn cùng
  + trong không gian ấy, người con gái đang yêu sẽ tìm được sự đồng điệu của tình yêu
-> khác với người phụ nữ trong xã hội xưa "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy", không có quyền lựa chọn, quyết định tình yêu, hạnh phúc của mình. Họ hoàn toàn bị động, lệ thuộc vào người khác. Thế nên dân gian đã viết: 

"Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai"

Còn thế hện những người phụ nữ hiện đại như Xuân Quỳnh đã đến với tình yêu một cách đầy tự tin, chủ động. Họ mình bạch, quyết liệt trong khát vọng tìm đến một tâm hồn đồng điệu, tìm đến một khung trời tình yêu cao cả bao dung. 

=> Khổ thơ chỉ có bốn câu thơ nhưng với ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, đầy tài hoa của mình, người nghệ sĩ đã mượn những con chữ để mã hoá, tái hiện muôn sắc màu của cuộc sống, của tình yêu. Đoạn thơ không chỉ khắc hoạ đặc điểm chung của tình yêu đôi lứa là những say đắm, nồng nàn, tha thiết với bao cung bậc tình cảm phong phú, đa dạng, biến hoá, đối lập; Mà còn đặc tả những đặc điểm khác biệt về tình yêu của người phụ nữ trong xã hội và và nay. Nếu trong thời kì xã hội phong kiến, người phụ nữ hoàn toàn bị động, thiếu tự tin trong tình yêu của chính mình, thì người phụ nữ hiện đại lại chủ động, hoàn toàn tự tin trong tình yêu. Họ có quyền lựa chọn, quyền quết định tình yêu đẹp cho riêng mình. Khổ thơ của Xuân Quỳnh đã thực sự mang đến cho bạn đọc những bài học "trông, nhìn và thưởng thức" thông qua lời thơ dung dị mà có khả năng truyền cảm xúc khôn cùng. Đúng như một ý kiến khẳng định: "Thơ là sự rung động tâm hồn mình và làm rung động tâm hồn người khác."

        b) Khổ 2: Khát vọng yêu và được yêu
- Nếu khổ thơ đầu mở ra một thế giới tình yêu với nhiều cung bậc phong phú cùng với vẻ đẹp hiện đại, tự tin trong tình yêu thì đến với khổ thơ thứ hai, Xuân Quỳnh đã nói hộ biết bao trái tim chưa yêu, sẽ yêu và đang yêu - khát vọng yêu và được yêu là khát vọng của muôn đời, muôn người: 

" Ôi con sóng ngày xưaVà ngày sau vẫn thếNỗi khát vọng tình yêuBồi hồi trong ngực trẻ"

- Đứng trước biển trời mênh mông, Xuân Quỳnh cảm nhận rõ nét vẻ đẹp vĩnh hằng, bất diệt của sóng: "Con sóng ngày xưa - Và ngày sau vẫn thế"
-> Hàng ngàn, hàng triệu năm đã qua đi, nhưng từ xưa đến nay, những con sóng biển ngoài khơi vẫn hát mãi bản tình ca của biển (dữ dội - ồn ào - lặng lẽ - dịu êm). Từ xưa đến nay, sóng biển vẫn xôn xao ào ạt, rì rào như thế.
- Tương đồng, hoà hợp với sóng biển là những con sóng lòng trong trái tim yêu:
  + cũng như sóng biển, cũng như quy luật của tự nhiên, quy luật tình yêu của con người cũng đã tồn tại từ rất lâu rồi.
  + khát vọng được yêu người và được người khác yêu là khát vọng của muôn đời, muôn người, không phân biệt tầng lớp, giai cấp, chủng tộc,... Nhưng khát vọng ấy mãnh liệt nhất, sôi nổi nhất, hồi hộp nhất là trong tái tim của tuổi trẻ. Thế nên, Xuân Diệu đã khẳng định: 

"Làm sao sống được mà không yêuKhông nhớ không thương một kẻ nào"

-> Bao nhiêu thế kỉ đi qua, con người đã đến với tình yêu, đã sống mà không thể thiếu tình yêu, và sẽ còn yêu chừng nào con tồn tại. Bởi tình yêu là một trong những tình cảm thiêng liêng, cao quý của con người. Tình yêu có khả năng làm cho con người ta trẻ hoá, tái sinh. Tình yêu luôn thường trực và trở thành điểm tựa tinh thần, giúp cho đời sống tâm hồn của chúng ta thêm thi vị, giàu có hơn. Đây cũng là ý nghĩa tư tưởng cao cả của tình yêu mà Xuân Quỳnh cũng như những nhà văn khác muốn truyền lại cho thế hệ bạn đọc: "Hi vọng rằng các thế hệ sau vẫn tiếp tục tìm thấy ở trong những tác phẩm của Xuân Quỳnh tình yêu cuộc sống, yêu thêm con người, yêu thêm đất nước để làm cho cuộc sống đẹp hơn."

      c) Khổ 3: Nỗi băn khoăn về cội nguồn của tình yêu
- Xuân Quỳnh là một nữ sĩ với phong cách, hồn thơ độc đáo vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa đằm thắm, đắm say trong tình yêu. Những bên cạnh đó, hồn thơ Xuân Quỳnh cũng có những lo âu, trăn trở mang nỗi niềm băn khoăn về cội nguồn, về nơi bắt đầu của tình yêu: 

"Trước muôn trùng sóng bểEm nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớnTừ khi nào sóng lên?"

- Đứng trước "muôn trùng sóng bể", Xuân Quỳnh không chỉ "nghĩ về biển lớn", nghĩ về sự bắt đầu của những con sóng mà thi sĩ còn "nghĩ về anh, em" - nghĩ về tình yêu đôi lứa, thắc mắc rằng liệu tình yêu có từ bao giờ, từ đâu đến. 
- Theo Xuân Quỳnh: 
  + nếu "sóng bắt đầu từ gió" nghĩa là gió thổi những con sóng lăn tăn xô bờ
  + thì liệu tình yêu bắt đầu từ đâu, có từ khi nào, tình yêu là gì, Xuân Quỳnh không lí giải được. -> đó là cái lắc đầu đầy nữ tính của một nữ thi sĩ trẻ trung
- Thực tế các nhà nghiên cứu về tâm lí học đã tốn rất nhiều giấy mực để định nghĩa về tình yêu, để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi "tình yêu là gì", "tình yêu có từ khi nào" và "tình yêu bắt đầu từ đâu"
  + ông hoàng thơ tình Xuân Diệu cũng không thể cắt nghĩa được tình yêu: "Làm sao cắt nghĩa được tình yêu!"
  + tình yêu có lý trí nhưng chủ yếu là tình cảm. Thế nên nhà toán học Pascal khẳng định: "Trái tim có những quy luật riêng mà lý trí không thể hiểu nổi". Hay một quan điểm khác cũng khẳng định: "Khi người ta biết rõ mình yêu vì cái gì, thì đó cũng là lúc tình yêu ra đi"
-> Tóm lại, tình yêu là một trạng thái tâm lí đặc biệt, phức tạp, bí ẩn của con người.
=> Định nghĩa về tình yêu là khôn cùng và tình yêu có thể có từ thời Adam - Eva, hay thời Lạc Long Quân - Âu Cơ. Từ mốc thời gian cụ thể nào không ai biết, chỉ biết khát vọng tình yêu là vĩnh hằng.

3. Nghệ thuật
- Sử dụng thể thơ ngũ ngôn dễ dàng biểu đạt cảm xúc
- Xây dựng thành công hai hình tượng "sóng" và "em" vừa tách biệt, vừa hoà hợp đồng điệu để diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, cháy bỏng,...
- Nhịp thơ 2/3, 3/2
- Ngôn ngữ, hình ảnh thơ dung dị gần gũi nhưng chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa
- Sử dụng phong phú các biện pháp tư từ: nhân hoá, câu hỏi tu từ, ẩn dụ, liệt kê,...

4. Suy nghĩ về âm hưởng của thơ Xuân Quỳnh
    a) Giải thích
- Là âm vang, giọng điệu, nhạc điệu câu thơ
- Cách ngắt nhịp hài thanh trong mỗi dòng thơ nhằm diễn đạt cung bậc, tâm trạng, cảm xúc của người nghệ sĩ về con người và cuộc sống
    b) Biểu hiện
- Bài thơ không chỉ là âm hưởng của tiếng sóng biển mà còn là âm hưởng của tiếng sóng lòng, là những cung bậc tình cảm phong phú, phức tạp, đa chiều, đa diện của tình yêu
- Nhịp điệu, ngắt dòng câu thơ cũng là nhịp cảm xúc trong tình yêu

-> Chính âm hưởng, nhịp điệu tạo nên sức hút của tác phẩm và kết nối, bắc nhịp cầu từ trái tim người nghệ sĩ đến trái tim bạn đọc. 

III. Kết bài


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #xuanquynh