Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

4.



Ngày Lý Đế Nỗ rời khỏi thủ đô, La Tại Dân không khóc mà chỉ thức trắng suốt đêm dài. Sáng ngày hôm sau, La Tại Dân lên phố mang về một con chim sơn ca bị nhốt trong lồng. Con chim ngày đầu tiên được mang về thì bỏ ăn bỏ uống, cũng không thèm hót ca mà chỉ lặng thinh, thậm chí cũng không còn hoảng hốt hay bay loạn lên trong chiếc lồng bé. Ngày hôm sau, con chim sơn ca cắn lưỡi tự tử. Suốt một tuần trời, cả gia đình nhà họ La đều nghe thấy tiếng khóc không ngừng vang vọng từ phòng riêng của cậu út, nhưng lại chẳng ai biết cách để vỗ về.

Hai tháng trôi qua, La Tại Dân vẫn còn đờ đẫn vì cái chết của chú chim nhỏ, cũng không có ý định mang về một con nào nữa. Cậu ghé qua chợ hoa vào những ngày cận Tết, mua một bó hoa lưu ly trắng to gần bằng một nửa người mình, cuối cùng lại vì va phải một người mà run tay đánh rơi cả bó, mấy bông hoa bung ra nhuộm trắng cả mặt đất. Cậu út chật vật nhặt lại chỗ hoa đó, chẳng còn một ai bước đến từ phía bên kia đường giúp đỡ cậu.

"Đi cẩn thận. Không còn ai giúp em như anh nữa đâu"

La Tại Dân lặng lẽ rơi nước mắt. Giọt nước mắt nhỏ xíu thấm xuống mặt đất rồi cũng lặng lẽ mất đi vì những bước chân chồng chéo của người qua đường.

Chiều thứ Năm hàng tuần, cứ đúng năm giờ chiều, cái Mây lại thấy cậu chủ của nó dắt chiếc xe cub đỏ đi lượn lờ phố xá. La Tại Dân đến phố Tràng mua một cây kem, thêm hai ổ bánh mì của cô bán hàng rong. Cậu mua nhiều đến mức cô bán bánh mì cũng quen mặt cậu, mà chủ hàng kem cũng biết con trai út của tiệm may to nhất con phố thích ăn kem vị cacao. Khi thì cậu La đi qua đi lại trên cầu ngắm hoàng hôn, khi thì lại ngồi tần ngần vừa ăn kem vừa ngắm nhà thờ cổ kính, một mình. Sau này thì chở thêm Hoàng Nhân Tuấn, từ đó thằng Tuấn mới phát hiện ra thằng Dân bạn nó có điểm kì lạ.

Một ngày nọ, Tuấn nói với thằng Xán, "Chết rồi mày ơi! Thằng Dân nó khùng rồi! Cứ mỗi lần đi qua gốc cây sữa ở trước cổng nhà nó là nó lại chào ai ở đấy, mà tao nhìn có thấy ai đâu!"

"Anh bảo người ta quay mặt đi rồi. Ý anh là cái người đứng ở gốc cây hoa sữa"

La Tại Dân chỉ lầm bầm gì đó khi Khải Xán hỏi dạo này cậu có ổn không. Lý Khải Xán sau khi nhìn thấy bạn mình như thế thì không chịu nổi nữa, nhất quyết đưa bạn mình về biệt phủ nhà họ Lý chơi. Dạo này bố mẹ nó đi công tác suốt, có vẻ như cái cảng Nước Trong nhiều chuyện quá, bố mẹ nó cũng chẳng quan tâm đến nó nữa.

La Tại Dân làm bánh mang đến, vẫn là một thân đầy mùi bơ sữa thơm ngậy. Cậu vừa bước chân đến cửa đã gặp cậu người hầu hôm đó. Cậu người hầu vừa thấy La Tại Dân đã giật mình, dường như đã nhìn thấy điều gì đó không nên thấy trong quá khứ. Cậu út La bật cười, cũng chẳng để ý đến người nọ, chỉ để ý đến mấy khung ảnh đen trắng treo trên tường mà trước kia cậu chưa từng để ý đến.

Một bức tường mà nơi nào cũng có thể nhìn thấy Lý Đế Nỗ. La Tại Dân thấy lồng ngực mình như mắc nghẹn, dường như không thể thở nổi.

Lý Khải Xán dẫn cậu đi qua cái hành lang lát gạch hoa láng bóng. La Tại Dân lại đứng chôn chân nhìn về phía thảm cỏ xanh mướt bên dưới. Lý Đế Nỗ đang chăm chú đọc sách, bàn tay ghi chép gì đó vào cuốn sổ da bên cạnh, rồi đột ngột ngẩng đầu nhìn cậu. La Tại Dân không còn trốn tránh hay đảo mắt láo liên nữa, cậu nhìn thấy trọn vẹn nụ cười của anh hướng về mình, ánh mắt dịu dàng ấy dường như cuốn chặt lấy tâm trí cậu đau đớn. La Tại Dân mỉm cười, khoé miệng của đối phương lại càng nhếch lên cao hơn.

"Dân?"

Lý Khải Xán nhìn La Tại Dân ngơ ngẩn nhìn xuống bộ bàn ghế nhỏ dưới sân vườn, dường như không biết phải làm gì cho đúng. Nó đã ngờ ngợ ra được hình như Tại Dân đang suy nghĩ đến điều nó vẫn luôn nghĩ.

"Đáng lẽ tao nên cười với Đế Nỗ nhiều hơn"

Hơn sáu tháng sau, khi La Tại Dân tròn mười chín tuổi, cậu bắt đầu đến tiệm may. Học cách quản lí cả một tiệm may lớn nhất cái thủ đô này là cả một quá trình. Cậu út theo ông chủ miệt mài học hỏi, có những ngày mệt mỏi đến mức vừa đặt lưng xuống giường là đã nhắm nghiền mắt, trên người còn nguyên bộ âu phục cầu kì ôm sát cả cơ thể đã gầy rộc đi không biết vì mệt mỏi hay nhớ thương, và lại bật dậy như một cỗ máy khi tiếng loa phường bắt đầu ra rả đón chào ngày mới.

Đến đêm Trung thu, La Tại Dân hiếm hoi trở về nhà vào lúc năm giờ chiều. Cậu tắm giặt sạch sẽ, ăn một miếng bánh nướng sau khi đã gạt hết nhân thập cẩm, uống một chén trà rồi lại xúng xính dắt xe đi. La Cảnh Hy nhìn cậu không chớp, nhưng rồi cũng chẳng nói một lời nào. Lý Khải Xán gọi cậu qua nhà chơi, lúc vừa lên phòng, Xán đã lén lút đưa cho cậu một chiếc rương gỗ nhỏ.

Lý Đế Nỗ nhờ một người bạn giúp mình gửi thư về nhà. Người bạn kia về vào buổi sáng, mang đến địa chỉ mà Đế Nỗ đã ghi, một lá thư gửi cho bố mẹ, một lá thư và một cuốn sách nhạc lý chỉ toàn là tiếng Pháp cho Lý Khải Xán, một rương gỗ nhỏ và một túi vải đỏ cho người thương của cậu ấy.

La Tại Dân mở túi vải đỏ, bên trong có một cái lọ thuỷ tinh be bé với những chiếc lá đã hơi ngả vàng. Cậu lấy chìa khoá ra, mở rương gỗ. Là một xấp thư tay, trên cùng là tấm ảnh đen trắng của Lý Đế Nỗ, trên tay anh là cành hoa ly trắng giản đơn. La Tại Dân lật sang mặt sau của tấm ảnh, hai chữ ngắn ngủi và nét chữ mềm mại của Đế Nỗ khiến Tại Dân đau đớn như bị hàng ngàn vết dao đâm sâu vào lồng ngực.

Cùng em.

La Tại Dân bật khóc, cậu khóc không ra tiếng, nhưng mấy giọt nước mắt thì đã thi nhau rơi ướt một mảng drap giường.

Em có thấy những chiếc lá kia không? Có lẽ khi nó về đến tay em thì cũng đã úa tàn rồi, nhưng đó chính là thế giới mà anh đang sống. Anh muốn em cũng cảm nhận được cuộc sống này cùng anh, bởi không ngày nào anh quên được mùi cây hoa sữa trước cổng những ngày qua đón em cùng đi. Anh mong em có thể hiểu rằng, Lý Đế Nỗ anh chưa bao giờ rời xa em cả, và em vĩnh viễn luôn có mặt trong cuộc đời của anh, chưa từng phai mờ.

Lý Đế Nỗ nhớ em, thương em, khôn xiết.

Mấy lá thư vẫn còn y nguyên dấu vết của những vệt nước mắt đã khô, chứng tỏ Lý Đế Nỗ cũng chẳng khác cậu là bao. La Tại Dân ôm rương gỗ nhỏ trở về, sau đó thì giữ mãi cho tới khi mấy lá thư đổi thành màu úa vàng, còn tấm hình kia được cậu lồng kính cẩn thận, lúc nào cũng luôn thường trực nơi đầu giường. Cho đến một đêm, Lý Đế Nỗ vừa ôm cậu vào lòng, hai người nằm trên giường lặng thinh một lát, Đế Nỗ có nói một câu, sau đó La Tại Dân mới ngại ngùng cất tấm ảnh đi.

"Có vẻ một cậu ba Lý vẫn chưa đủ thoả mãn cậu út nhà mình, cậu út còn phải nhìn thêm Lý Đế Nỗ ở trên đầu giường mới chịu được."

Đến năm La Tại Dân hai mươi tuổi, bố mẹ La bắt đầu tính đến chuyện dựng vợ gả chồng cho đứa con trai út của mình. La Cảnh Hy thì không có hy vọng gì lắm, cô chị hai nhà này là người phụ nữ mạnh mẽ nhất trên thế giới, có đôi lúc La Tại Dân đã nghĩ như vậy khi chị mình thật sự không cần bất cứ một gã đàn ông nào ngoài bố mình xuất hiện trong cuộc đời của chị. Còn La Thái Nghiên thì đã lấy chồng được ba năm, có một đứa con hơn một tuổi luôn rồi. Con bé kháu khỉnh ấy ngày nào cũng bi ba bi bô với ông bà ngoại. Mà dạo này, khi La Tại Dân bắt đầu đứng lên lo toan mọi chuyện ở cửa tiệm may, dường như ông La cũng rảnh rỗi hơn hẳn, ở nhà nhiều, lại thừa tiền nên sinh ra cái thú chơi chim cảnh. Thành ra ngày nào trong nhà bọn họ cũng nghe tiếng hai ông cháu cười hihi haha, lại cũng nghe được tiếng chim hót líu lo vui tai.

Bởi vì đã xong chuyện hai cô chị, đương nhiên là phải tính đến chuyện chung thân đại sự cho cậu út cưng. La Tại Dân ngày nào cũng ở tiệm may, hàng ngày gặp không biết bao nhiêu người. Dân thủ đô người ta đồn cậu út La tính tình dịu dàng, nói chuyện dễ nghe, là kiểu người vừa xinh đẹp lại vừa điển trai. Tiếng lành thì đồn xa, mấy cô tiểu thư ghé qua gặp mặt người ta đôi ba lần, về đến nhà cũng nhắc khéo cha mẹ mình làm mối để gả vào danh gia vọng tộc. Ông La mừng còn không hết, không nghĩ đến đứa con trai của mình lại có duyên đến thế, cũng hứa hẹn đủ kiểu, nhưng lúc nào câu trả lời của con trai ông cũng chỉ có một ý.

"Người ta cưới con, người ta sẽ khổ."

Chuyện cưới xin là chuyện cả đời. La Tại Dân không muốn bị ràng buộc với ai, cũng không muốn ai xui xẻo bị ràng buộc với mình. Cậu biết những cô tiểu thư ghé đến tiệm may âu phục vài ba lần một tuần, mỗi lần là lại một bộ dành tặng sinh nhật cho bố, cũng không biết các cô ấy đã có bao nhiêu người bố rồi nữa. Nhưng La Tại Dân biết rõ bọn họ đến là vì muốn tiếp cận cậu. Cậu út có bao giờ khờ khạo, cậu biết hết, nhưng cậu chỉ không muốn để tâm mà thôi.

Bố mẹ La thương con thương cái, đương nhiên là cũng không ép buộc gì. Tiếng lành đồn xa, tiếng xấu đồn nhanh. Vì cậu út nhà họ La không chịu hứa hôn với mấy cô tiểu thư xinh đẹp, người ta lại đồn rằng cậu có gu lạ, mà cái gu lạ này chắc không ai chấp nhận nổi. Mấy cô tiểu thư bị từ chối thì cũng bàng hoàng, còn chưa giải quyết cho xong thì lại đến chuyện khác.

Sáng sớm, ông La hẵng còn đang ngồi thưởng trà, nghe chim hót ở ngoài sân vườn, người hầu lại đến nói với ông, có cậu trai nào đến xin cưới cậu út La.

Một cậu rồi lại đến cậu thứ hai, rồi lại thành nhiều cậu nữa cho đến khi La Tại Dân phải ra mặt. Đúng là cậu út vẫn luôn dịu dàng với phái nữ nhất. Trước mặt mấy người muốn hỏi cưới mình, cậu chỉ độc tôn một câu từ chối.

"Xin lỗi, không thể rồi."

Từ chối con gái thì là khó tính, mà đến con trai La Tại Dân cũng không bằng lòng, người ta bảo cậu út nhà họ La vừa khó tính vừa kén cá chọn canh.

Sau này, khi có tin cậu ba nhà họ Lý cưới cậu út nhà họ La, có hai chiều hướng để suy nghĩ. Một, cậu út La không có khó tính, cũng không phải kén cá chọn canh. Sở dĩ là không có ai địch lại được với cậu ba Lý, không cưới cũng không gả là phải, bởi vì mây tầng nào gặp mây tầng đó. Hai, cậu út dù khó tính hay kén cá chọn canh thì người ta cũng ý kiến rõ ràng dứt khoát. Cậu út La đã không ưng thì thôi, mội khi đã ưng rồi là ưng hẳn con trai nhà họ Lý. Mà suy cho cùng thì vẫn là, mây tầng nào gặp mây tầng đó. Con trai của gia tộc giàu nhất nhì chốn thị thành này, cưới gả với con trai nhà danh gia vọng tộc, ai có thể nói là vô lý?

Đêm hôm đó, La Tại Dân lại mơ đến người yêu xa cách của mình. Cậu nhìn thấy mọi hình ảnh của Lý Đế Nỗ, nhìn thấy bóng lưng anh nhuốm màu nắng chiều mỗi lần cậu ngồi lên yên sau của chiếc xe cub đỏ cũ mèm cùng anh đi đến mọi ngõ ngách của cái thủ đô. Cậu mơ cả cái đêm Lý Đế Nỗ hù doạ cậu về chuyện ma kéo, sau cùng lại đột ngột đòi cưới cậu. Bên cạnh khoé mắt của cậu ba có một nốt ruồi nhỏ, La Tại Dân mơ thấy mình chạm lên nó, lại thận trọng đặt lên làn da người kia một nụ hôn khiến mắt của anh cong lại thành vầng trăng khuyết be bé. Những đoá lưu ly thơm ngát cả đất trời, Lý Đế Nỗ cẩn thận đón từng bông lên, lại lặng lẽ ôm cả cậu cả hoa vào lòng. Cậu ba Lý của Tại Dân, Lý Đế Nỗ của Tại Dân. Đế Nỗ vừa nghiêm nghị lại dịu dàng, Đế Nỗ từ ngày đầu tiên đã luôn trân quý và bảo vệ cậu như đoá lưu ly, đến tận khi cùng nhau trầm luân vào bể nhục dục không lối thoát, anh vẫn luôn xin lỗi vì đã làm vấy bẩn cậu dù chính bản thân La Tại Dân là người tình nguyện muốn bị nhuốm bẩn cùng người.

Những cái hôn nóng rực trải đều khắp cả cơ thể, lắt nhắt rơi đầy khoé môi cong cong xinh đẹp, lại lả lướt qua cần cổ thon dài kiêu hãnh. Từng ngón tay như mang theo ma thuật, đốt cháy từng tấc da thịt nóng bỏng, những đụng chạm và cả hơi thở nặng nề vang vọng khắp cả màng nhĩ. Cơ thể cậu oằn mình vì khoái cảm từ những cú thúc nông sâu, sự vụng về vì lần đầu từng trải vẫn khiến La Tại Dân phát điên lên mỗi khi nhìn đến người đang nằm trên thân mình, từng giọt mồ hôi loang loáng chảy dưới ánh đèn vàng mơ càng kích thích đến toàn bộ cả cơ thể cậu. Sự thoả mãn và hình ảnh của người kia kích thích đến từng dây thần kinh trên cơ thể khiến La Tại Dân càng lúc càng mẫn cảm, chỉ cần nghe được hơi thở nhè nhẹ phả lên làn da mỏng manh và lời nói trầm khàn quyến rũ ấy càng khiến cậu trầm mê, như một cá thể đang chênh vênh giữa biển cả vô tận, không một đích đến, cũng chẳng có lấy một bến bờ.

Ánh mắt mơ màng, nước mắt hoà cùng với mồ hôi không thể phân biệt nổi chảy ướt cả gối. Những nụ hôn vội vàng mạnh bạo, sau cùng lại là cái âu yếm yêu thương lên mu bàn tay, như một bảo vật trân quý nhất, lại giống như món quà mà Lý Đế Nỗ đã tìm kiếm suốt cả cuộc đời mình.

"La Tại Dân, Tại Dân, Dân ơi, cậu ba yêu em, nhiều đến không thể diễn tả được."

Bụng dưới của La Tại Dân bắt đầu quặn lại từng cơn, như đã đạt đến đỉnh điểm của sự nhẫn nhịn. Cậu rướn người hôn lên nốt ruồi bên khoé mắt người kia, những giọt nước mắt mằn mặn thấm vào đầu lưỡi cậu.

"Cậu ba của em, em cũng yêu cậu, sau này chỉ muốn cưới một mình cậu."

Lý Đế Nỗ tan ra thành mây khói, trước mắt La Tại Dân chỉ còn một mảnh trắng xoá. Hai bên thái dương và tóc mai của cậu đã ướt đẫm, dường như là vì mồ hôi chảy, nhưng khoé mắt cậu vẫn chưa kịp khô.

Tại Dân chậm chạp đi đến bên cửa sổ, mở cửa ra hóng chút gió trời. Trăng đêm nay sáng vằng vặc, không khí đặc quánh không một tiếng động và phía bên ngoài cánh cổng cũng không có một bóng người mà cậu vẫn luôn chờ đợi.

Đêm đó, La Tại Dân mộng xuân.

-

Thời gian trôi nhanh chỉ trong chớp mắt, nhưng lại giống một loại nhà tù vô hình gông cùm lấy La Tại Dân mặc cho cậu đã chật vật giằng ra đến mỏi mệt.

Đến năm hai mươi ba tuổi, La Tại Dân vẫn không yêu thêm một ai. Con bé Mây vừa kịp bước đến tuổi trăng tròn. Con bé càng lớn càng khéo, bên cạnh bầu bạn bên cậu chủ, lại hết lòng chăm sóc cậu như anh trai của mình. La Tại Dân có những ngày phải đi công tác cũng sẽ luôn nhớ mua quà cho nó, lại cũng phải chuẩn bị tâm lí để mà chuyện trò với thiếu nữ đương độ trưởng thành. Mây lớn rồi, nó biết tường tận được nhiều chuyện hơn, đương nhiên lại càng biết lí do vì sao cậu út vẫn không chịu bằng lòng với ai. Khuôn mặt của cậu ba Lý ngày nào vẫn còn hằn sâu trong trí nhớ của con bé, dù chỉ mới gặp đôi ba lần, nó vẫn cảm giác được người kia yêu cậu út của mình nhiều lắm, tình cảm của hai người họ tuy là chỉ mới kéo dài trong thời gian ngắn, nhưng có lẽ đã sâu đậm đến mức không ai có thể rời đi.

Dạo gần đây, càng lúc càng nhiều thanh niên sang Tây phương đi học, như một xu hướng, lại cũng là một dấu hiệu cho thấy lịch sử lại sắp bắt đầu sang trang. Cái Mây cẩn thận bưng bát canh mang lên bàn ăn, lại gọn gàng sắp xếp bát đũa. Con bé nhỏ nhất nhà, nhưng được cái nhanh nhẹn khéo léo. La Tại Dân ngồi nhìn nó lanh lẹ lau bát, xếp đũa, có cảm giác thành tựu khi nuôi lớn được một đứa con vừa khéo vừa duyên.

Dạo này ông La ở nhà nhiều, thời gian rỗi nhiều hơn trước, đọc báo hóng chuyện cũng nhiều. La Tại Dân vươn đũa xắn một miếng cá, vừa cho vào miệng đã nghe bố mình nói chuyện.

"Thằng cả nhà ông Lâm, bảo là sang bên Tây đi học, nói là về rồi cuối cùng lại đi biệt tích không về luôn. Nó để ông bố của nó ở nhà, tuổi cũng cao rồi còn phải nơm nớp lo lắng xem nó sống bên đó có tốt không. Ngày nào cũng tựa cửa chờ con về, mà thằng đó nó đi năm năm trời rồi chứ cũng có ít ỏi gì đâu!"

Hai tay còn đang cầm đũa của Tại Dân run lên, đôi đũa rớt cái cạch xuống bàn. Cậu luống cuống muốn nhặt lên, nhưng tay, thậm chí là cả khoé miệng cậu cũng bắt đầu run rẩy.

"Tại Dân, sao thế con?"

Mẹ La lo lắng nhìn đứa con trai út, La Tại Dân gượng cười, "Con không sao. Trượt tay, trượt tay thôi"

Mẹ La rõ ràng vẫn còn lo lắng không thôi. Bố La vẫn tiếp tục câu chuyện, "Mà năm năm trời rồi, gì đi nữa thì cũng phải nghĩ cho bố mẹ nữa chứ! Sao có thể để bố mình-"

"Biết đâu người ta đi sáu năm, hoặc bảy năm, đâu thể chắc chắn là người ta không về đâu hả bố?"

La Tại Dân hiếm khi ngắt lời bố mình. Mấy hạt cơm vào đến miệng cũng như nhai cát, lạo xạo khó chịu. Bố La lại nói, "Năm năm không một bức thư. Con xem, có còn muốn về nữa không?"

"Có ạ"

"Không đâu. Con cứ chờ mà xem, xem coi hai năm nữa nó có về không!"

"..."

"Cũng may là Tại Dân nhà mình vẫn ở đây, tôi cũng sợ-"

"Bố, bố ăn cái này đi, ngon lắm!"

Ông La bị ngắt lời lần thứ hai trong một buổi tối. La Cảnh Hy gắp cho bố mình một miếng thịt luộc nạc mỡ hoàn hảo, lại liếc mắt về phía La Tại Dân hẵng còn thẫn thờ. Cô đạp vào chân Tại Dân, nhìn cậu giật mình một cái, lại nói.

"Đâu phải ai cũng như thế. Khi có thứ quan trọng ở nhà, người ta đâu ai muốn rời đi. Bố cứ khéo lo! Tại Dân nhà mình ngoan thế, nó còn lâu mới rời khỏi bố mẹ! Em trai con, con biết!"

Bố La bật cười, "Biết là thế, nhưng mà-"

"Bố! Bố mà cứ nói xấu cậu út nhà mình là con giận bố đấy!"

La Cảnh Hy cáu. Cả gia đình đã quen với tính nết này của cô cả, mẹ La cũng nói, "Mình cứ khéo lo, xã hội có người này người kia. Con trai mình ngoan, mình đừng suy nghĩ"

La Tại Dân ăn không ngon miệng, đứng dậy rời khỏi bàn ăn. La Cảnh Hy nhìn bố, "Bố nói thế, thằng út nó buồn. Sau bố đừng nói những chuyện như thế này nữa, Dân nó cũng mệt lắm rồi."

Có vẻ ông La cũng tự cảm thấy mình sai, ngày hôm sau, ông mang về một con chim sơn ca hót hay nhất cái tiệm chim cảnh trên phố, La Tại Dân vừa về đến nhà đã thấy mình có thêm một cục nợ.

Thật ra cũng không hẳn là cục nợ, chỉ là từ cái lần con chim sơn ca cắn lưỡi, Tại Dân vẫn còn đang ám ảnh chưa dứt. Tuy là con chim này trông yêu đời lại ham hót, nhưng cuối cùng thì Tại Dân vẫn không dám làm gì ngoài việc huýt sáo trêu nó vài lần, còn lại thì vẫn là để bố mình chăm sóc.

Tại Dân không giận bố. Biết người già thì thường hay suy nghĩ linh tinh, chỉ là câu chuyện bố kể, về cậu con trai đi nước ngoài năm năm, lại vừa vặn trùng khớp với quãng thời gian mà Lý Đế Nỗ đã rời khỏi đất mẹ. Vốn chỉ là chuyện phiếm vô thưởng vô phạt, nhưng đó lại là cơn gió vô hình thổi bùng lên ngọn lửa bất an vẫn luôn âm ỉ cháy trong lòng cậu suốt thời gian qua. Hỏi rằng có sợ Đế Nỗ không về nữa không, cậu út sợ chứ! Sợ đến mức gần như đêm nào cũng không yên giấc mà cứ mải nhìn theo bóng hình người ta, có đôi lần còn cố nhắm mắt để lại nhìn thấy cậu ba tuổi đôi mươi năm đó yêu cậu đến sâu đậm. Lý Đế Nỗ không biết giờ này như thế nào, liệu có khó khăn và khổ cực hơn nơi này không, không biết khi nào thì Đế Nỗ trở về. Bây giờ đã là tháng Mười, gần trọn năm năm anh rời xa quê hương, liệu anh có còn thích hoa lưu ly nữa không, hay đã phải lòng đoá hoa khác rồi?

Cuộc đời này có hàng vạn thứ hoa thơm cỏ lạ, ngoài lưu ly trắng, vẫn còn hằng hà sa số những đoá hoa vừa rực rỡ vừa ngát hương.

La Tại Dân biết mình phải tin vào tình yêu giữa hai người họ. Nhưng dường như khoảng cách năm năm khiến Tại Dân càng ngày càng trở thành một con thỏ đế, lo sợ tất cả những thứ xung quanh mình. Con người thường đau đớn nhất là khi mất đi thứ mình đang có, mà càng dằn vặt và giày vò hơn khi không thể biết được liệu thứ đó có còn thuộc về mình nữa không hay nó đã rời xa từ bao giờ.

La Tại Dân không thể chịu nổi nỗi nhớ khôn nguôi này nữa. Tình yêu là một hạt giống, vùi sâu vào trái tim tràn trề máu thịt. Cảm xúc lại giống như nước mát, không có cảm xúc, hạt giống đó sẽ không thể nảy chồi và đâm hoa kết trái. Thời gian thì lại giống như là phân bón, có cũng được, không có cũng không sao. Nhưng nếu thiếu phân bón, cái cây tình yêu đó sẽ không thể nào trưởng thành toàn diện để trở thành một cây đại cổ thụ hoàn hảo được. Thời gian trôi qua, có lẽ là năm năm với La Tại Dân, nhưng với Lý Đế Nỗ, cậu đã không còn biết được liệu có thể còn là năm năm trọn vẹn nữa hay không hay là đã đứt gánh giữa đường.

Đến tháng Mười một, Lý Đế Nỗ vẫn chưa trở về. La Tại Dân cảm thấy bên trong cơ thể, cái cây đang dần dà trở nên héo hon, lại không có cách nào gỡ bỏ được nó mà chỉ biết nuôi nó bằng mộng tưởng, bằng những giấc mơ hằng đêm mà chỉ cần mở mắt ra thôi, tất cả sẽ đều biến mất trước hiện thực phũ phàng. Tấm ảnh Đế Nỗ chụp cùng bông lưu ly năm ấy, La Tại Dân đã ôm đến đau cả lòng.

Không có cách nào rời đi, cậu út chỉ biết đơn độc vùng vẫy giữa vũng sình đã không còn lối thoát.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro