Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

soi than

Soi Thanh ) tai lieu tham khao

Ba tui mới mổ lấy sỏi ở thận.Nằm viện 2 tuần mà sức khỏe hồi phục kém do mất nhiều máu.Bệnh này có bị lại không? Nên làm gì để có lợi cho sức khỏe sau phẫu thuật?Các phương thuốc tốt cho người bị sỏi thận? Kính mong các pác sĩ cafetinh chỉ giúp.

10/8/2008 3:48:04 PM Trả lời :: Trích và trả lời :: Báo bài xấu ::

tuoc

[Level 0] Đá Lạnh

Chủ đề: 6

Tiền: $2.00

Mình ko phải là bác sỉ gì cả, chỉ chia sẻ nhửng gì mình đọc được với bạn thôi.

Mình ko biết ba của bạn bị loại sỏi thận gì...tài vì nó có rất nhiều loại mà có thể tái phát... nhửng loại thường xuyên thì gòm có chất Calcium, oxalate và phosphate...mình ko biết nói tiếng Việt là gì... nhưng mà thường thường khi một người phải mổ để lấy sỏi ra thì nó rất lớn, không thể tự ra khỏi đường tiểu. Và phải đến 4-6 tuần mới có thể lành lại và sẻ bị mất nhiều máu. Khi đả có sỏi thì tương lai sẻ dể tái phát lại.

Bạn nên khuyên ba bạn uống nước cho nhiều (7-8 li 1 ngày), sẻ làm loản đi đường tiểu và dể cho sỏi khi còn nhở đi ra. Nếu ba của bạn có cần chất Calcium cho sương thì uống sửa chứ đừng uống thuốt bổ Calcium bằng viên. Bớt ăn nhửng chất mở, nhất là gan (liver). Có thể bớt an thịt lại vì thịt là chất acid, sẻ giúp làm ra sỏi thận. bớt ăn nhửng trái bưởi, hoạc nho.

Về thuốt thì mình không dám nói tại vì cái đó là của bác sỉ mà biết... nhửng gì mình nói chỉ là cho đở bị tái phác lại thôi. và nếu có tái phát thì mong nó sẻ tự ra được khi nó còn nhỏ

chúc ba của bạn mau bền phục lại

10/8/2008 4:54:34 PM Trả lời :: Trích và trả lời :: Báo bài xấu ::

thuongveemyeu

[Level 1] Trà Đá

Chủ đề: 25

Tiền: $11,640.00

Ăn trái lưu có thể dc....

10/9/2008 2:02:49 AM Trả lời :: Trích và trả lời :: Báo bài xấu ::

hoabando005

[Level 0] Đá Lạnh

Chủ đề: 1

Tiền: $625.00

vietnamngandam viết ngày 10/8/2008 3:48:04 PM:

Ba tui mới mổ lấy sỏi ở thận.Nằm viện 2 tuần mà sức khỏe hồi phục kém do mất nhiều máu.Bệnh này có bị lại không? Nên làm gì để có lợi cho sức khỏe sau phẫu thuật?Các phương thuốc tốt cho người bị sỏi thận? Kính mong các pác sĩ cafetinh chỉ giúp.

10/9/2008 5:00:49 AM Trả lời :: Trích và trả lời :: Báo bài xấu ::

NgocDdanThanh

[Level 0] Đá Lạnh

Chủ đề: 14

Tiền: $23,634.02

thuongveemyeu viết ngày 10/9/2008 2:02:49 AM:

Ăn trái lưu có thể dc....

TVEY đọc kỷ chút đi tối ngày giổn hoải..

Ba cưa you mới mổ xong thì cách tốt nhứt thì nấu canh đui bò và thịt bò nấu với khoai lang tây, carrot, cài bông (cauliflower), cà chua cho bác ăn. Drink a lot of milk... Hay bạn có thể đến tiệm thuốc bắc mua săm vế nấu để tẩm bổ...

Good luck

10/9/2008 2:57:18 PM Trả lời :: Trích và trả lời :: Báo bài xấu ::

vietnamngandam

[Level 1] Trà Đá

Chủ đề: 22

Tiền: $8,229.00

Cảm ơn các bạn đã trả lời câu hỏi.Đó thực sự là những thông tin rất có ích,tui sẽ nói lại với ba tui.

UMH mà không hiểu ai chỉ mà ba tui cứ nhờ người tìm mua giúp mấy nải chuối hột(mà phải lấy tận trong rừng lận) rồi đem ngâm với rượu uống??? Ko bít nó có tác dụng thật ko nữa?

Tui coi TV thấy nói lá SAKÊ đun lấy nước uống rất tốt cho người sỏi thận,mà ở đâu trên đất nước VN có cái thứ lá này chứ? tui nhìn quả nó rất giống trái mít nhưng nhỏ hơn nhìu. Ai có chút info làm ơn chỉ với nhá.Thank you

10/9/2008 4:26:56 PM Trả lời :: Trích và trả lời :: Báo bài xấu ::

NgocDdanThanh

[Level 0] Đá Lạnh

Chủ đề: 14

Tiền: $23,634.02

vietnamngandam viết ngày 10/9/2008 4:26:56 PM:

Cảm ơn các bạn đã trả lời câu hỏi.Đó thực sự là những thông tin rất có ích,tui sẽ nói lại với ba tui.

UMH mà không hiểu ai chỉ mà ba tui cứ nhờ người tìm mua giúp mấy nải chuối hột(mà phải lấy tận trong rừng lận) rồi đem ngâm với rượu uống??? Ko bít nó có tác dụng thật ko nữa?

Tui coi TV thấy nói lá SAKÊ đun lấy nước uống rất tốt cho người sỏi thận,mà ở đâu trên đất nước VN có cái thứ lá này chứ? tui nhìn quả nó rất giống trái mít nhưng nhỏ hơn nhìu. Ai có chút info làm ơn chỉ với nhá.Thank you

Vietnamngandam oi, NTD nghe noi la chuoi co' rat nhieu chat duong bạn đung neu cho bác ăn nhiều. Bạn xem đay coi co giup gi cho ba cửa bạn hay ko...

Sỏi thận là tình trạng bệnh lý đã được đề cập đến từ rất lâu và là một bệnh thường gặp, hay hình thành những cơn đau quặn thận, dễ gây biến chứng như nhiễm khuẩn, suy thận cấp hoặc mạn tính. Tùy theo kích thước, vị trí và biến chứng của sỏi gây ra mà có các chỉ định can thiệp lấy sỏi khác nhau.

Tác động của sỏi thận đối với cơ thể

Sỏi thận là một dạng của sỏi niệu. Sỏi niệu thường xuất hiện ở nơi có dòng nước tiểu yếu hoặc đường tiểu quá nhỏ, uốn khúc, bị hẹp hay tắc nghẽn, do đó những vị trí có sỏi thường là thận, niệu quản chậu hoặc sát bàng quang, cổ bàng quang, niệu đạo, lỗ sáo. Sự di chuyển của sỏi, nhất là những sỏi có gai nhọn sẽ cọ xát vào đường niệu gây ra những cơn đau lưng, đái ra máu nếu sỏi ở thận, niệu quản. Còn sỏi tại bàng quang, niệu đạo sẽ gây đái buốt, đái rắt, đái khó. Nếu bị kẹt trong cuống đài thận, sỏi sẽ chèn ép làm bế tắc cuống đài thận nên đài thận giãn nở, lâu dần thận sẽ giãn mỏng như một túi nước. Khi các đài thận bị căng trướng nước tiểu, sẽ tạo ra áp lực cao tác động vào thần kinh thận và vỏ thận gây ra cơn đau quặn thận.

Khi sỏi cọ xát vào đường niệu thì nguy cơ niêm mạc bị phù nề, viêm, là điều kiện tốt cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm đường tiểu. Người bệnh sẽ thấy đau lưng, đái buốt, đái rắt, đái đục. Nếu nhiễm khuẩn nặng sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như suy thận. Nếu thận mủ toàn diện có thể phải cắt bỏ thận. Bế tắc đường tiểu làm tồn đọng nước tiểu gây viêm nhiễm lâu ngày sẽ dẫn đến xơ hóa thành đường tiểu kể cả đài thận. Hậu quả của xơ hóa sẽ dẫn đến giảm chức năng co bóp đường tiểu, chít hẹp làm bế tắc đường tiểu, tồn đọng nước tiểu. Viêm nhiễm nặng ở đường tiểu còn làm hoại tử đường tiểu, xuất hiện các lỗ rò ở bàng quang, niệu quản. Đã có những trường hợp vỡ thận và vỡ bàng quang do sỏi. Sự hiện diện lâu ngày của sỏi hai bên niệu quản hay sỏi thận một bên còn bên kia sỏi niệu còn dẫn đến hiện tượng vô niệu (không có nước tiểu). Chức năng thận sẽ bị giảm nếu có sỏi ở hai bên thận, nhất là khi có sự kết hợp của viêm nhiễm gây ra suy thận.

Xử trí sỏi thận như thế nào?

Chính vì những biến chứng nguy hiểm mà sỏi thận gây ra nên có những trường hợp cần can thiệp cấp cứu để lấy sỏi ngay, có trường hợp có thể trì hoãn lấy sỏi nghĩa là can thiệp lấy sỏi chủ động theo lịch như mổ lấy sỏi hoặc tán sỏi. Có trường hợp không cần can thiệp gì đối với sỏi nhỏ không gây các biến chứng đau nhiều, đái ra máu hoặc gây biến chứng viêm nhiễm ở thận.

Về điều trị sỏi thận, với bất kỳ loại sỏi nào cũng cần:

- Uống nhiều nước, đảm bảo lượng nước tiểu khoảng trên 2,5 lít/ngày.

- Điều trị các đợt nhiễm khuẩn, viêm nhiễm ở thận.

- Điều trị các biến chứng hay các yếu tố thuận lợi dễ hình thành sỏi.

Khi biết được nguyên nhân hay thành phần của sỏi thì phải điều trị theo nguyên nhân.

Ngày nay có nhiều phương pháp can thiệp lấy sỏi: Mổ lấy sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể và nội soi lấy sỏi. Chọn cách thức điều trị cũng như tiên lượng của sỏi thận phụ thuộc vào 2 yếu tố chính: kích thước và vị trí của sỏi.

Về kích thước của sỏi:

Là đường kính lớn nhất đo được của sỏi, khi sỏi nhỏ hơn 5 mm và sỏi nằm ở đài bể thận thì cố gắng tác động để sỏi có thể rơi xuống bàng quang một cách tự nhiên và sỏi có thể được đái ra ngoài.

Vị trí của sỏi:

Sỏi thận với kích thước nhỏ hơn 2cm thường được điều trị bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể, tuy nhiên nếu sỏi nằm ở phía đài dưới của thận thì cho kết quả kém hơn. Trong trường hợp sỏi nằm ở vị trí này thì giới hạn chỉ định tán sỏi khi nhỏ hơn 1cm. Phương pháp mổ lấy sỏi qua da vẫn là một cách điều trị tương đối an toàn và hiệu quả nên được chỉ định cho các trường hợp sỏi thận có kích thước lớn, không có khả năng tán hoặc lấy sỏi qua nội soi.

Ngày nay, với sự phát triển của nội soi niệu quản thì ngoài phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể cũng có thể lấy sỏi qua nội soi. Chỉ định lấy sỏi qua nội soi phải dựa vào từng trường hợp cụ thể, thể trạng bệnh nhân, chức năng thận khi phát hiện sỏi cũng như kinh nghiệm của thầy thuốc và phương tiện của cơ sở điều trị. Khoảng 50% bệnh nhân mang sỏi nhỏ không có triệu chứng sẽ trở nên có triệu chứng trong vòng 5 năm. Sỏi san hô ở thận thường liên quan đến nhiễm khuẩn. Do vậy những trường hợp sỏi to thì nên điều trị ngay khi phát hiện ra sỏi.

Nhiều người bệnh sỏi thận đã đau nhiều nhưng vì họ có mắc đồng thời các bệnh tim mạch nên rất e dè khi quyết định nội soi, tán sỏi ngoài cơ thể hay phẫu thuật. Đối với các trường hợp bị sỏi thận có bệnh tim mạch đi kèm như hở, hẹp van hai lá, 3 lá, suy tim... nếu ở mức độ nhẹ thì vẫn có thể tiến hành tán sỏi ngoài cơ thể được, ngay cả khi phải phẫu thuật lấy sỏi. Tuy nhiên các trường hợp này cần có sự phối hợp giữa bác sĩ tim mạch, tiết niệu và ngoại khoa để có được cách đánh giá và biện pháp điều trị tốt nhất.

Good luck

10/10/2008 5:22:58 PM Trả lời :: Trích và trả lời :: Báo bài xấu ::

NgocDdanThanh

[Level 0] Đá Lạnh

Chủ đề: 14

Tiền: $23,634.02

Cách ăn uống...

Để hạn chế hình thành sỏi trong cơ thể, phải uống 1,5-2 lít nước mỗi ngày, tùy theo cơ địa béo, gầy, thời tiết, tình trạng lao động cơ bắp... Nên chọn nước uống sạch như nước dừa xiêm, trà loãng, actiso, trà khổ qua... Những người đã phát hiện có sỏi thận-niệu cần hạn chế sử dụng nước khoáng thiên nhiên vì nó chứa các muối có nồng độ cao, nhất là canxi, cacbonat...

Phải chọn các thức ăn giàu vitamin A như: cà rốt, khoai tây, bí đỏ, trái mơ, gan bò. Vitamin A có tác dụng bảo vệ niêm mạc niệu đạo và ngăn cản việc tạo các sỏi. Với người có sỏi canxi phải tránh ăn pho-mat, tôm, cua, nghêu, sò, ốc, hến, hạn chế ăn mặn, cá muối, thịt muối và dưa muối, trứng các loại... Ngoài ra, cần thận trọng khi sử dụng vitamin D, vì trong bệnh lý sỏi thận-tiết niệu có chống chỉ định sử dụng vitamin D.

Với người có sỏi oxalat, phải hạn chế ăn các loại đậu, bí đao, cần tây, nho, mận, rau rền, mùi tây, rau muống, sôcôla, nước trà, rau sống. Không uống, ngậm hoặc tiêm vitamin C. Với người có sỏi axit uric, phải kiêng khem các thức ăn giàu chất purin như: giò, chả, nem, ruốc nạc, chocolate, rượu; nên có chế độ ăn giàu chất kiềm như uống nhiều sữa ít đường (không uống loại sữa chống loãng xương), ăn nhiều trái cây, rau xanh, sạch.

Phải giảm ăn thịt các loại, nên ăn nhiều cá, chỉ giữ mức 170 g/ngày. Nên bổ sung các vitamin E, B1, magiê B6... Mỗi ngày chỉ cần 10 mgB6 không chỉ giúp cơ thể giảm hình thành tái phát các loại sỏi (trên 80%) mà còn tốt cho tế bào não.

Nếu sỏi có kích thước lớn trên 5-6 mm, phải nghiên cứu can thiệp ngoại khoa. Còn sỏi có kích thước nhỏ dưới 3-4 mm, thông thường có thể điều trị bằng Đông y. Với bệnh lý sỏi thận-niệu, nếu huyết áp tăng cao cả hai số tâm thu và tâm trương, phải đến bệnh viện gần nhất để có phương pháp điều trị sớm. Nên lưu ý rằng thận là một tổ chức sàng lọc cặn bã, độc tố... của cơ thể nên chức năng sinh lý của thận có tầm quan trọng đặc biệt. Do đó, không nên tự động sử dụng những thuốc còn rất lạ đối với mình, sẽ rất nguy hiểm. Khi có dị ứng thuốc nào đó, hãy cảnh giác ngay đến thận-tiết niệu, bằng mọi cách phải bổ sung nhiều nước ngay.

Các vị thuốc chữa sỏi thận-niệu gôm kim tiền thảo, phục linh, xa tiền tử, trạch tả, chỉ xác, ô dược, hương phụ, quả đười ươi, rau ngổ (ngò om), hạt và trái chuối chát, chuối rừng, thơm (dứa). Có thể gạn nước chiết lọc từ cây chuối chát, uống thường xuyên râu ngô (bắp), mã đề, rau má, cật dứa gai... Theo kinh nghiệm điều trị, bệnh nhân thường được xét nghiệm nước tiểu để tìm chất cặn, lắng hoặc xét nghiệm sỏi để có phác đồ điều trị thích hợp.

Với bệnh lý thận-niệu, không nên chủ quan khi thấy có "trục trặc" khó chịu, khác thường ở đường tiết niệu. Khi bắt đầu xuất hiện tiểu khó, tiểu buốt, tiểu gắt, nước tiểu biến đổi màu sắc đục trắng, đỏ, lượng ít, nhiều, đau nhức 2 vùng trên thắt lưng, có sốt hoặc không sốt... thì phải đến ngay bệnh viện chuyên khoa để sớm phát hiện, điều trị tích cực. Điều này giúp tránh các tiên lượng xấu như: Bệnh lý cầu thận, thận mủ, thận nhiễm mỡ, viêm bễ thận, thận ứ nước (thận đa nang), huyết áp cao kịch phát do thận, nhất là tuyến thượng thận, viêm nhiễm.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: