Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Thuốc


Câu 1: Hình tượng chiếc bánh bao

- Nghĩa thực: là một phương thuốc chữa bệnh => độc hại, gợi liên tưởng đến việc người ăn thịt người.

=> chiếc bánh bao là biểu tượng cho sự u mê, tăm tối và mê tín, dị đoan của những người Trung Quốc giai đoạn đó.

Câu 2: Hình tượng Hạ Du

- Hạ du là một người chiến sĩ cách mạng nhưng khi trong tù ngục Hạ Du được coi như một kẻ điên không ai biết đến hắn hoặc biết đến thì cũng không biết hắn con nhà ai.. Một người anh hùng đã sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng nhưng khi ra đến pháp trường hắn chỉ là một con người rất tầm thường, và cái chết của Hạ Du vẫn không làm cho căn bệnh u mê của người dân bị tiêu giảm. Họ vẫn tin rằng con của Lão Hoa Thuyên ăn chiếc bánh bao có tẩm máu của người cách mạng sẽ khỏi bệnh những rồi bệnh tật cũng không khỏi, một căn bệnh thật khó chữa và nan y ở trung quốc lúc biến những người dân nơi đây thành những kẻ mê muội và lầm than.

=> Bi kịch của người làm cách mạnh: xa rời quần chúng, quần chúng u mê, tăm tối, chưa giác ngộ (bị chú ruột tố giác, mẹ xấu hổ, đao phủ dùng máu trục lợi, bị miệt thị ...)

Lỗ Tấn vừa nhắc nhở, vừa nghiêm khắc phê bình những người làm cách mạng xa rời quần chúng,không làm được công tác dân vận, giác ngộ tư tưởng cho nhân dân.

Câu 3: Quan hệ giữa cái chết và nội dung ý nghĩa toát ra từ nghệ thuật chơi chữ của nhà văn.

- Thời gian: mùa thu trảm quyết => mùa xuân năm sau.

=> Ý nghĩa: thể hiện mạch suy tư lạc quan, tin tưởng của tác giả.

- Hình ảnh vòng hoa:

+ Thể hiện tấm lòng ưu ái của Lỗ Tấn đối với cuộc đời, sự nghiệp, sự hi sinh của Hạ Du.

+ Thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng vào một tương lai tươi sáng của cách mạng Trung Quốc: có người đã thấu hiểu cho họ.

+ Thể hiện dấu hiệu tốt lành: khẳng định sẽ có những người tiếp tục làm cách mạng, tiếp bước Hạ Du.

+ Là chi tiết nghệ thuật độc đáo, thể hiện chủ để tư tưởng tác phẩm, mang nhiều ý nghĩa biểu tượng => đối lập hẳn với hình ảnh chiếc bánh bao: nó thể hiện tấm lòng nhân ái, nỗi niềm trăn trở và nhiềm tin son sắt của Lỗ Tấn vào tiền đồ Cách mạng.

- Hình tượng con đường xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm của Lỗ Tấn. Nó trở thành hình tượng ẩn dụ thể hiện mối quan tâm đặc biệt của nhà văn về vận mệnh của quốc gia. Trong tác phẩm này, nó mang nhiều ý nghĩa.

=> Con đường mòn tượng trưng cho tập quán xấu, nếp nghĩ cũ. Và đây là con đường đã cũ không thể đưa Trung Hoa đi đến tương lai. Do đó cần phá bỏ con đường, xóa bỏ ranh giới ngăn cách của lòng người.

Trung Hoa cần phải tìm ra con đường mới. Lỗ Tấn nói: Đường là cái gì? Chính là chỗ chưa có đường đi mà ra, từ chỗ chỉ có gai góc mở ra. Nhà thơ Tây Ban Nha là An-tô-ni-ô Ma-ca-đô cũng nói: Đầu tiên nào có đường! Cứ đi sẽ thành đường.

- Mẹ Hạ Du viếng mộ nhưng xấu hổ không dám bước, sau đánh liều bước tới nấm mộ bên trái => Chứng tỏ bà chưa hiểu con.

Nhưng khi nhìn thấy hoa trên mộ thì bà khóc than: Oan con lắm, Du ơi! => Bà mẹ đã bắt đầu hiểu.

- Mẹ Hoa Thuyên động lòng trắc ẩn đứng dậy, niềm đồng cảm của người mẹ mất con thúc đẩy bà bước qua bên kia đường mòn => lòng người sẽ không còn cô đơn chia cắt, trong quần chúng đã bắt đầu có sự đồng cảm và nhận thức về thế giới xung quanh.

- Cuối cùng là câu hỏi: Thế này là thế nào nhỉ? Hứa hẹn sẽ có câu trả lời, sẽ có sự giác ngộ trong quần chúng.

- Vòng hoa trên mộ Hạ Du => đã có người hiểu Hạ Du, đã có quần chúng được giác ngộ và tiếp bước theo con đường của Hạ Du, con đường cách mạng sẽ lạc quan. Vòng hoa cũng là tấm lòng tri ân kính cẩn của nhà văn đối với các liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc. 

Câu 4. Cảnh viếng mộ của hai người mẹ vào mùa xuân năm sau.

 - Nghĩa địa ngoại thành phía Tây chi làm hai phần bởi con đường mòn nhỏ hẹp, cong queo. 

   + Bên phải, chôn người chết đúng lẽ phải, có một Hoa Thuyên. 

   + Bên trái, chôn người chết do sai trái, có mộ Hạ Du. 

         - > So với mùa thu trước, xã hội Trung Quốc còn phẳng lặng chưa có thay đổi gì, quần chúng chưa biết làm cách mạng.

 - Mộ khít dày như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ, lại bánh bao, sẽ còn nhiều người chết vì bánh bao – nghĩa là vì ngu muội, để vun đắp cho hạnh phúc cho bọn nhà giàu (phép chiếu ứng nội tại trong nghệ thuật kết cấu của văn chương Trung Hoa). Bọn nhà giàu (như lão Nghĩa mắt cá chép) sẽ được hưởng lợi bởi sự ngu dốt của người nghèo.

 - Hình tượng con đường xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm của Lỗ Tấn. Nó trở thành hình tượng ẩn dụ thể hiện mối quan tâm đặc biệt của nhà văn về vận mệnh của quốc gia. Trong tác phẩm này, nó mang nhiều ý nghĩa.

 - > Con đường mòn tượng trưng cho tập quán xấu, nếp nghĩ cũ. Và đây là con đường đã cũ không thể đưa Trung Hoa đi đến tương lai. Do đó cần phá bỏ con đường, xóa bỏ ranh giới ngăn cách của lòng người. 

Trung Hoa cần phải tìm ra con đường mới. Lỗ Tấn nói: Đường là cái gì? Chính là chỗ chưa có đường đi mà ra, từ chỗ chỉ có gai góc mở ra. Nhà thơ Tây Ban Nha là An-tô-ni-ô Ma-ca-đô cũng nói: Đầu tiên nào có đường! Cứ đi sẽ thành đường.

 - Mẹ Hạ Du viếng mộ nhưng xấu hổ không dám bước, sau đánh liều bước tới nấm mộ bên trái - > Chứng tỏ bà chưa hiểu con.

 Nhưng khi nhìn thấy hoa trên mộ thì bà khóc than: Oan con lắm, Du ơi!- > Bà mẹ đã bắt đầu hiểu.

 - Mẹ Hoa Thuyên động lòng trắc ẩn đứng dậy, niềm đồng cảm của người mẹ mất con thúc đẩy bà bước qua bên kia đường mòn -> lòng người sẽ không còn cô đơn chia cắt, trong quần chúng đã bắt đầu có sự đồng cảm và nhận thức về thế giới xung quanh.

 - Cuối cùng là câu hỏi: Thế này là thế nào nhỉ? Hứa hẹn sẽ có câu trả lời, sẽ có sự giác ngộ trong quần chúng.

 - Vòng hoa trên mộ Hạ Du- > đã có người hiểu Hạ Du, đã có quần chúng được giác ngộ và tiếp bước theo con đường của Hạ Du, con đường cách mạng sẽ lạc quan. Vòng hoa cũng là tấm lòng tri ân kính cẩn của nhà văn đối với các liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc. 

Câu 5. Ý nghĩa nhan đề Thuốc 

- Nghĩa đen: Truyện đề câp đến món thuốc quái đản: bánh bao tẩm máu người để trị bệnh lao (cũng như tất cả các bệnh khác).

 - Nghĩa bóng: Qua việc sử dụng bài thuốc mê tín đó, Lỗ Tấn muốn vạch ra những căn bệnh tinh thần của Trung Quốc lúc bấy giờ, cần có phương pháp, bài thuốc chữa chạy:

      + Căn bệnh u mê về khoa học, bệnh mê tín dị đoan.

      + Căn bệnh mê muội về chính trị của quần chúng.

      + Căn bệnh xa rời quần chúng của những người làm cách mạng. Nhà cách mạng Tôn Trung Sơn nói: Xã hội Trung Quốc là con bệnh trầm trọng. Cần chữa trị nhưng phương thuốc ấy ở đâu? Trung Quốc đang đi tìm.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #abcxyz