Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

So lieu

Thống kê xuất khẩu hàng hóa của VN

Kim ngạch

71,6 tỷ USD

Tốc độ tăng giảm

Năm 2010 xuất khẩu đạt mức tăng trưởng cao (TKNXK: 72,6 tỷ USD), tăng 25,5% so với năm 2009 và tăng 18% so với kế hoạch; nhập siêu đã dần được kiểm soát ở mức 17,27% à nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu đã cao hơn nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu.

Nhiều mặt hàng trong năm 2010 tăng mạnh về số lượng xuất khẩu, giúp duy trì tăng trưởng xuất khẩu và thể hiện được quy mô mở rộng sản xuất. Giá xuất khẩu năm 2010 của nhiều mặt hàng cũng tăng mạnh, trong đó nhiều mặt hàng được hưởng lợi từ tăng giá thế giới như gạo, cà phê, cao su, dầu thô, than…. Và một số hàng hóa tăng giá khá do hàm lượng chế biến tăng lên như dệt may, thủy sản, gỗ, dây và cáp điện,…

Cơ cấu mặt hàng

Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt 15,1 tỷ USD, chiếm 21% trong tổng KNXK, tăng 22,9% so với cùng kỳ. Nhóm khoáng sản ước đạt 7,9 tỷ USD, chiếm 11,1% trong tổng KNXK. Nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 38,5 tỷ USD, chiếm 53,8% trong tổng KNXK, tăng 30% so với năm 2009. Như vậy, cơ cấu hàng hoá xuất khẩu đã và đang có những chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp, chế tạo từ 58,2% lên 62,3% so với cùng kỳ năm 2009 và giảm dần xuất khẩu hàng thô, có giá trị gia tăng thấp từ 15,9% xuống 11,3%. Lượng hàng công nghiệp tăng lên đã góp phần bù đắp cho lượng hàng khoáng sản, dầu thô giảm mạnh (dầu thô và than đá giảm 3,8 tỷ USD). Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu có xu hướng tăng ở ngành công nghiệp chế tạo và hàng hóa có hàm lượng chất xám cao. Tỷ trọng hàng hóa ngành công nghiệp chế biến so với 2009 tăng mạnh từ 63,4% lên 67,9%, nhóm khoáng sản giảm từ 15,2% xuống 11,1%,…

à Năm 2010, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu có sự thay đổi mạnh mẽ. Nguyên nhân: Việc thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam là rất quan trọng và cần thiết bởi gần như các mặt hàng xuất khẩu của VN trong thời gian qua đã quá lạc hậu. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu ở mức thấp như: khoáng sản xấp xỉ 2%, công nghiệp nặng chiếm 1,6%, công nghiệp nhẹ (dệt may, giày da…) chiếm 5,7%, máy móc công nghệ cao chỉ chiếm có 8,3%. Trong khi so sánh với các nước ASEAN (trừ Brunei), họ đưa ra 20 mặt hàng xuất khẩu lớn trong đó hàng linh kiện điện tử bán dẫn chiếm 17,9%, máy xử lý nguyên liệu chiếm 7,5% kim ngạch xuất khẩu. Do vậy, VN không cải cách cơ cấu dài hạn thì DN xuất khẩu sẽ còn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, việc thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu của VN còn ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường xuất khẩu, làm xuất hiện các thị trường mới.

Cơ cấu thị trường

Năm 2010, Thị trường xuất khẩu được mở rộng và toàn bộ các thị trường xuất khẩu đều vượt mục tiêu tăng trưởng, trong đó thị trường châu Á ước tăng 32,6%, tiếp đó đến thị trường châu Mỹ ước tăng 25,8%, thị trường châu Âu tăng ước 18,2%, thị trường châu Phi - Tây Á - Nam Á ước tăng 45% và thấp nhất là châu Đại dương ước tăng 13,6%. Theo thống kê, xuất khẩu sang Ấn Độ tăng 133%, Đài Loan tăng 28%, Hồng Kông tăng 46%, Hàn Quốc tăng 38%, Trung Quốc tăng 45%.

èNhư vậy, có thể thấy được, nhờ cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thay đổi mạnh mẽ theo chiều hướng tích cực mà thị trường XK đã có những đổi mới đáng kể. Chẳng hạn, VN đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ (tăng 13,3%) vì hiện nay, VN đang gia tăng xuất khẩu lượng hàng có chất xám cao như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.

Nguyên nhân chung

Nhờ sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, sự nỗ lực của các Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu năm 2010 đã thu được kết quả đáng khích lệ, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao, thâm hụt cán cân thương mại giảm đáng kể. Xuất khẩu tăng còn do sự đóng góp lớn của những mặt hàng công nghiệp chế biến cộng với sự phục hồi của kinh tế thế giới làm cho xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản được lợi về giá.

1.                  Phân tích những nét cơ bản của hoạt động nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong năm vừa qua (về kim ngạch, tốc độ tăng trưởng, các mặt hàng nhập khẩu và thị trường nhập khẩu lớn nhất)?[BUBU]

Thống kê nhập khẩu hàng hóa của VN

2,0 đ

- Kim ngạch

0,5

- Tốc độ tăng giảm

0,5

- Cơ cấu mặt hàng

0,5

- Cơ cấu thị trường

0,5

Phân tích sự biến động và nguyên nhân

3,0 đ

Tính chung năm 2010, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 84 tỷ USD, tăng 20,1% so với năm trước, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 47,5 tỷ USD, tăng 8,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 36,5 tỷ USD, tăng 39,9%. Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng cao là: Lúa mỳ tăng 70,4%; kim loại thường khác tăng 57,7%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép tăng 36%; chất dẻo tăng 33,9%; điện tử máy tính và linh kiện tăng 30,7%; vải tăng 27,2%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu tăng 22,4%; sắt thép tăng 15%. Nhập khẩu ôtô nguyên chiếc giảm 24,4% về kim ngạch và giảm 34,1% về lượng so với năm 2009.

Tương tự xuất khẩu, đơn giá một số mặt hàng trên thị trường thế giới tăng cao là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm tăng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm nay, trong đó giá cao su tổng hợp tăng 64,2%; bông tăng 45,2%; kim loại thường tăng 32,2%; sắt thép tăng 27,6%; khí đốt hoá lỏng tăng 32,3%.

Cơ cấu kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm nay không có sự thay đổi lớn so với năm trước, trong đó nhóm tư liệu sản xuất vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất với 90,2%; nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng giảm từ 9,3% xuống 8,6%; nhóm vàng và các sản phẩm vàng tăng từ 0,5% lên 1,2%.

Trong mười một tháng năm naycái này là sao????, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của nước ta với tổng kim ngạch đạt 17,9 tỷ USD, chiếm 24,9% tổng kim ngạch nhập khẩu và tăng 23,4% so với cùng kỳ năm 2009 với các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu gồm: Máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng đạt 4 tỷ USD; vải 2 tỷ USD; máy tính và linh kiện 1,5 tỷ USD; sắt thép 1,4 tỷ USD; xăng dầu 970 triệu USD. Nhập khẩu hàng hóa từ ASEAN đạt 14,5 tỷ USD, chiếm 20,3% và tăng 18%, tập trung vào các mặt hàng chủ yếu như: Xăng dầu 2,58 tỷ USD; máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng 907 triệu USD; chất dẻo 807 triệu USD. Nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 8,7 tỷ USD, chiếm 12,2% và tăng 42,4% với sắt thép đạt 1,1 tỷ USD; vải 1 tỷ USD; máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng 978 triệu USD; máy vi tính và linh kiện 1,5 tỷ USD. Nhập khẩu từ Nhật Bản đạt 8,1 tỷ USD, chiếm 11,3% và tăng 21,7%, trong đó máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng đạt 2 tỷ USD; sắt thép 966 triệu USD. Nhập khẩu từ EU đạt 5,5 tỷ USD, chiếm 7,7% và tăng 9%, trong đó máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng 1,7 tỷ USD; tân dược 494 triệu USD.

Tốc độ tăng cao của kim ngạch hàng hóa xuất, nhập khẩu năm nay có phần đóng góp khá lớn của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với mức tăng nhập khẩu (39,9%) cao hơn mức tăng xuất khẩu (27,8%). Kim ngạch xuất khẩu của khu vực này chiếm 54,2% tổng kim ngạch xuất khẩu (Nếu không kể dầu thô là 47,3%); kim ngạch nhập khẩu chiếm 43,4% tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn so với mặt hàng xuất khẩu nói chung là: Hàng dệt may chiếm 60,8%; giầy dép 72,7%; điện tử, máy tính 98,2%; máy móc, thiết bị phụ tùng 87,7%. Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn so với mặt hàng nhập khẩu nói chung là: Điện tử, máy tính và linh kiện chiếm 73,1%; vải 61,6%; sắt thép 40,2%.

Nhập siêu hàng hóa năm 2010 ước tính 12,4 tỷ USD, bằng 17,3% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, giảm 5,2 điểm phần trăm so với năm 2009. Nếu loại trừ vàng, kim loại quý và sản phẩm thì nhập siêu hàng hóa năm nay ước tính 14,2 tỷ USD, tương đương 20,7% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu.

Phân tích: (câu này Thảo tìm được tài liệu chung nói về cả xuất khẩu và nhập khẩu. Phần xuất khẩu là của câu trước, nhưng Thảo gửi thêm ở đây, mọi người tham khảo)

Xuất khẩu: Năm 2010, xuất nhập khẩu khẩu của Việt Nam có nhịp độ tăng trưởng đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế của những nước vốn là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, EU… vẫn phục hồi chậm chạp. Những diễn biến phức tạp của thị trường tiền tệ thế giới trong năm 2010, đặc biệt sau khi Mỹ thông qua gói cứu trợ kinh tế thứ hai trị giá 600 tỷ USD, cùng với tình trạng lạm phát gia tăng ở nhiều quốc gia có thể dẫn tới việc điều chỉnh tỷ giá đồng nội tệ so với đồng USD ở một số nền kinh tế. Đặc biệt, việc đồng Nhân dân tệ tiếp tục tăng giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu của Việt Nam. Xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ có thể tăng nhẹ do việc Nhân dân tệ tăng giá dẫn tới việc hàng Trung Quốc trở nên đắt hơn. Nhưng đồng USD của Mỹ tiếp tục xu hướng giảm giá cũng sẽ làm cho các hàng hóa nước ngoài vào thị trường Mỹ nói chung, trong đó có hàng hóa Việt Nam, trở nên khó cạnh tranh hơn với hàng hóa của Mỹ. Bên cạnh đó, cầu ở các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản cùng xu hướng gia tăng bảo hộ mậu dịch của các thị trường này sẽ khiến cho xuất khẩu của Việt Nam gặp khó khăn hơn trước. Đồng thời, việc giá USD biến động sẽ khiến cho xu thế dự trữ vàng và các hàng hóa thiết yếu như dầu thô, kim loại quý... tiếp tục gia tăng và gây áp lực tăng giá hàng hóa trong nước.

Xuất khẩu tăng là do sự đóng góp lớn của những mặt hàng công nghiệp chế biến cộng với sự phục hồi của kinh tế thế giới làm cho xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản được lợi về giá. Vấn đề tồn tại lớn nhất của xuất khẩu đã bộc lộ trong nhiều năm qua là việc vẫn phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng khoáng sản, nông, lâm, thuỷ, hải sản, dệt may, da giầy… Hơn nữa, các mặt hàng công nghiệp chế biến vẫn mang tính chất gia công. Như vậy, xuất khẩu chủ yếu vẫn dựa vào khai thác lợi thế so sánh sẵn có mà chưa xây dựng được các ngành công nghiệp có mối liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị gia tăng xuất khẩu lớn.

Nhập khẩu: Giá nhập khẩu bình quân cũng tăng so với cùng kỳ và là một trong những nguyên nhân làm tăng kim ngạch nhập khẩu trong năm nay. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu năm 2010 đã chững lại vào những tháng nửa cuối năm và tiếp tục thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nên tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu đã giảm dần.

Nhập siêu tuy đạt mức dưới 20% kim ngạch xuất khẩu nhưng số tuyệt đối dự kiến vẫn ở mức cao, đó là chưa loại trừ đá quý, kim loại quý xuất khẩu. Nhập siêu kéo dài trong nhiều năm đã làm sụt giảm nguồn dự trữ ngoại hối, tăng nợ quốc gia và gây sức ép giảm giá đồng nội tệ. Thâm hụt cán cân vãng lai lớn cùng với thâm hụt ngân sách cao, nợ công có xu hướng tăng nhanh sẽ là những trở ngại lớn cho sự phát triển kinh tế trong những năm sau. Đây là yếu tố chính làm cán cân vãng lai của Việt Nam thâm hụt khoảng 10% so với GDP trong khi theo tiêu chí của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), tỉ lệ thâm hụt cán cân vãng lai 8% GDP sẽ ảnh hưởng đến cân đối vĩ mô của Quốc gia.

Nguyên nhân chính của sự gia tăng nhập khẩu là do kinh tế có sự phục hồi làm gia tăng nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất (chiếm khoảng 80% cơ cấu nhập khẩu). Mặc dù cả kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu đều tăng, nhưng do tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu, nên nhập siêu năm 2010 giảm xuống chỉ còn khoảng 11,8 tỷ USD, chiếm 16,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Như vậy, so với những năm gần đây cán cân thương mại đã có sự cải thiện đáng kể, thể hiện quyết tâm của chính phủ trong việc kiềm chế nhập khẩu những mặt hàng không cần thiết. Song mức nhập siêu vẫn còn cao cho thấy việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu vẫn còn chậm.

http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2011/01/09/t%E1%BB%95ng-quan-kinh-t%E1%BA%BF-vi%E1%BB%87t-nam-nam-2010-v-khuy%E1%BA%BFn-ngh%E1%BB%8B-cho-nam-2011/

http://www.tapchicongnghiep.vn/News/channel/1/News/152/13850/Chitiet.html

http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=413&thangtk=12/2010

2.                  Nêu những nét cơ bản về tình hình xuất nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam trong năm vừa qua? (kim ngạch, cán cân thương mại, mặt hàng, thị trường chính…)

Thống kê thương mại quốc tế về dịch vụ của VN

4,0 đ

- Kim ngạch XK, NK

1,0

- Cán cân thương mại

1,0

- Các loại hình XK, NK chính

1,0

- Các thị trường XK, NK chính

1,0

Nhận xét chung

1,0 đ

3.                  Phân tích những nét cơ bản trong sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng và thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 5 năm gần đây?(Bá Toàn)

Tỉ trọng của nhóm hàng chế biến, chế tạo đã tăng được 16,7 điểm phần trăm trong 5 năm qua, từ 51,7% trong năm 2006 lên 68,2% trong năm 2010, tỉ trọng của nhóm hàng thô và sơ chế đã giảm từ 45,3% xuống 31,8% trong thời gian tương ứng; riêng tỉ trọng của

nhóm hàng nông, lâm, thủy sản đã giảm từ 24.2% xuống 22,5%. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực đã vượt mục tiêu Chiến lược đề ra, hoạt động xuất khẩu đã cơ bản theo định hướng Chiến lược thị trường xuất khẩu từng mặt hàng. Sở dĩ đạt được những kết quả như trên là nhờ Nhà nước đã có những chính sách để khuyến khích phát triển các nhóm hàng chế biến chế tạo và hạn chế những nhóm ngành thô và sơ chế. Bên cạnh đó còn có ảnh hưởng từ việc gia nhập WTO và kí kết hiệp định FTA buộc nhà nước phải giảm bảo hộ, mở cửa cho hàng nhập khẩu khiến nhóm hàng nông, lâm, thủy sản gặp khó khăn hơn.

Cơ cấu thị trường xuất khẩu đã có sự chuyển dịch đáng kể, về cơ bản phù hợp với định hướng điều chỉnh Chiến lược thị trường, hình thành cơ cấu hợp lý. Tỉ trọng của thị trường Châu Á trong tổng kim ngạch xuất khẩu là 50% trong năm 2005 và duy trì ở mức 45,5% - 48% trong giai đoạn 2006 – 2010, cơ bản phù hợp với mục tiêu đề ra là 45%. Riêng tỉ trọng của Nhật Bản đã giảm dần từ 13,3% trong năm 2005 xuống 10% trong năm 2010 (Chiến lược là 17 – 18%). Tỉ trọng của thị trường Châu Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu đã tăng tương đối ổn định ở mức 22,5 – 23% trong giai đoạn 2006 – 2010, phù hợp với mục tiêu đề ra là 24%. Chúng ta đã thực hiện thành công khâu đột phá về thị trường xuất khẩu là tăng nhanh tỉ trọng của thị trường Hoa Kỳ từ 7,1% trong năm 2001 lên 18,2% trong năm 2005 và duy trì ở mức 19 – 20% trong giai đoạn 2006 – 2010 (mục tiêu Chiến lược là 15 – 20%). Thị trường Châu Đại Dương giảm chậm từ 9,7% xuống 7% năm, chưa đạt mục tiêu kế hoạch là 5 %. Việc tham gia FTA và WTO của Việt Nam đã góp phần làm các sản phẩm thuộc nhóm hàng nguyên liệu thô tiếp cận thị trường các nước trong nội khối trở nên dễ dàng hơn, đồng thời cũng góp phần làm tăng tính cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Kể từ khi gia nhập WTO và tham gia FTA, Việt Nam có nhiều lựa chọn hơn trong thị trường xuất khẩu.

4.                  Phân tích cơ cấu thị trường nhập khẩu của Việt Nam trong 5 năm gần đây và nêu các phương hướng thay đổi cơ cấu thị trường nhập khẩu của nước ta thời gian tới?  (Quyên)

-         Bối cảnh trong nước và quốc tế ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu:

·        Quốc tế:

o   Thế giới đang có bước chuyển mình mạnh mẽ trong nền kinh tế tri thức. Khoa học công nghệ từng bước cải tiến và phát triển với tốc độ nhanh chóng. Vòng đời sản phẩm cũng do vậy mà ngắn lại.

o   Quan hệ giữa các nước trên thế giới đang dần chuyển từ đối đầu sang hợp tác. Các quốc gia liên kết với nhau trên nhiều lĩnh vực nhưng nhiều nhất là lĩnh vực kinh tế, bằng nhiều cách như gia nhập các tổ chức đa quốc gia như WTO, IMF,.. và các tổ chức liên kết khu vực. Các hình thức liên kết kinh tế hình thành ngày càng nhiều như các hiệp định tự do thương mại, khu vực mậu dịch tự do,…Theo kí kết, thuế quan dần dần được cắt giảm, tạo điều kiện thuận lợi để nước này nhập khẩu hàng hóa của nước kia. Các quốc gia ngày càng có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau.

o   Trung Quốc nổi lên với danh hiệu là “công xưởng của thế giới” khi có sự phát triển mạnh mẽ trong nền sản xuất hàng hóa, có kim ngạch xuất khẩu hằng năm khổng lồ và là nơi xuất xứ của rất nhiều loại mặt hàng trên thế giới.

·        Trong nước:

o   Nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Sản xuất công nghiệp được đẩy mạnh, kĩ thuật công nghệ đang từng bước bắt kịp với trình độ chung của thế giới thông qua các hoạt động quan hệ kinh tế quốc tế như thu hút đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ,… Chính vì thế luôn có nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất.

o   Giai đoạn 2005-2010, Việt Nam chứng kiến bước chuyển mình mạnh mẽ, hòa nhập nhiều hơn vào các mối quan hệ thương mại với các nước trên thế giới. Sự kiện to lớn nhất chính là việc nước ta chính thức trở thành thành viên Tổ chức thương mại thế giới WTO vào đầu năm 2007, ngoài ra còn có các sự kiện lớn khác mang tầm hợp tác khu vực như các kí kết trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do Asean (AFTA), Asean+3,… Theo kí kết trong các tổ chức, khu vực mậu dịch tự do nói trên, nước ta đã và đang cắt giảm thuế quan, tạo điều kiện thông thoáng hơn cho việc nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài.

o   Giai đoạn 2005-2010 là giai đoạn 5 năm cuối thực hiện chiến lược phát triển xuất khẩu Việt Nam thời kì 2001-2010. Sản xuất hàng xuất khẩu được đẩy mạnh góp phần làm cho cầu về nguyên vật liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu tăng lên.

o   Việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã góp phần làm cho một bộ phận dân chúng giàu lên, có điều kiện sống tốt hơn và có thêm nhu cầu về hàng hóa nhập khẩu cao cấp.

-         Cơ cấu nhập khẩu theo thị trường:

·        Phân tích số liệu: Trong giai đoạn 2005-2010, châu Á vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của nước ta.Tỉ trọng nhập khẩu từ thị trường các nước châu Á có xu hướng giảm qua từng năm tuy nhiên tốc độ giảm chậm và tỉ trọng nhập khẩu từ thị trường này vẫn chiếm quá lớn trong cơ cấu thị trường nhập khẩu của nước ta. Cụ thể, vào năm 2005, tỉ trọng nhập khẩu từ châu Á của nước ta là 81%, con số này tăng lên đến 82.2% vào năm 2008 và giảm xuống còn 78.8% vào ước thực hiện 6 tháng đầu năm 2010 (theo thống kê của Hiệp định thương mại đa biên MUTRAP). Đối với các thị trường cung ứng công nghệ nguồn như Nhật, EU, Bắc Mỹ,…, tỉ trọng nhập khẩu từ thị trường này tăng qua từng năm nhưng vẫn chiếm tỉ trọng quá nhỏ so với thị trường châu Á. Cụ thể, vào năm 2005, tỉ trọng nhập khẩu từ thị trường này là 20.5%, sang năm 2008 giảm xuống 20.2% và tăng lên 22% trong 6 tháng đầu năm 2010.

·        Thành tựu:

o   Cơ cấu thị trường nhập khẩu đã có xu hướng chuyển dịch theo hướng tích cực: giảm tỉ trọng nhập khẩu từ thị trường châu Á và tăng tỉ trọng nhập khẩu từ thị trường cung ứng công nghệ nguồn. vì sao giảm tỷ trọng ở thị trường châu Á lại tích cực???

·        Hạn chế:

o   Tuy có dấu hiệu chuyển dịch cơ cấu thị trường nhập khẩu nhưng tốc độ chuyển dịch còn quá chậm và chưa đạt được mục tiêu đề ra trong chiến lược XNK giai đoạn 2001-2010. Theo đó, đến năm 2010, mục tiêu chiến lược là tỉ trọng NK từ thị trường châu Á giảm còn 55% trong khi tỉ trọng NK từ các thị trường cung ứng công nghệ nguồn là 40%.  Tuy nhiên sau 6 tháng đầu năm 2010, chênh lệch nhập khẩu từ 2 thị trường này còn quá lớn: 78% từ châu Á và 22% từ thị trường “công nghệ nguồn”.

o   Trong khi đó, Bắc Mỹ và EU là những thị trường “nguồn” của công nghệ cao, thiết bị hiện đại, có tác động lớn đến sự đổi mới kĩ thuật trong nước thì ta lại xuất siêu, trong khi đó nước ta lại nhập siêu rất lớn từ khu vực thị trường châu Á, đặc biệt là Trung Quốc phần lớn là công nghệ thấp và hàng tiêu dùng có thể sản xuất được trong nước.

·        Nguyên nhân:

o   Nguyên nhân chủ quan: 1. công tác dự báo còn những hạn chế nên các chỉ tiêu đề ra cho cơ cấu thị trường nhập khẩu thời kì 2001-2010 chưa phù hợp với thực tiễn làm cho hầu hết các chỉ tiêu đề ra đều không đạt yêu cầu. 2. Những nhà nhập khẩu vẫn còn thấy lợi trước mắt khi nhập khẩu từ thị trường các nước châu Á để tận dụng giá rẻ, chi phí vận chuyển thấp và thuế quan thấp. 3. Cơ sở hạ tầng, kinh nghiệm chưa đủ điều kiện để nhập khẩu và sử dụng có hiệu quả ngay nguồn công nghệ từ các thị trường nguồn về công nghệ. Quá trình phát triển về kĩ thuật-công nghệ còn phải qua các bước trung gian như nhập khẩu công nghệ đã qua sử dụng của các nước công nghiệp mới như Hàn Quốc, Trung Quốc,…

o   Nguyên nhân khách quan: 1. quá trình hội nhập quốc tế của nước ta diễn ra quá nhanh, nhiều hàng rào bảo hộ hàng hóa trong nước được dỡ bỏ trong 1 thời gian ngắn khiến cho việc nhập khẩu trở nên thông thoáng hơn, đặc biệt là nhập khẩu từ những thị trường gần, hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt như Trung Quốc, Asean,….2. sự lớn mạnh nhanh chóng của Trung Quốc, hàng hóa Trung Quốc ngày càng được cải tiến với giá thành thấp, nhiều chủng loại và chi phí vận chuyển và thuế quan thấp.

·        Phương hướng trong thời gian tới: Trong thời gian tới, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu thị trường nhập khẩu theo hướng giảm tỉ trọng nhập khẩu từ châu Á như Trung Quốc và tăng tỉ trọng nhập khẩu từ các thị trường nguồn như Bắc Mỹ, EU,…Hạn chế nhập khẩu công nghệ cũ, hàng tiêu dùng có thể tự chế biến trong nước từ các thị trường lân cận như Asean, Trung Quốc. Chuyển dịch cơ cấu thị trường nhập khẩu phải đi đôi với giảm nhập siêu.

5.                  Phân tích cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam trong những năm qua? Phương hướng cải biến cơ cấu nhập khẩu?

6.                  Phân tích tình hình nhập siêu của Việt Nam trong 5 năm gần đây? Những nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng nhập siêu ở Việt Nam?

*Phân tích tình hình cán cân thương mại 5 năm gần đây (2006-2010)

-Phân tích số liệu qua 5 năm

·        Tăng trưởng NK bình quân: 17,7%/năm (mục tiêu là 13%/năm)

·        Kim ngạch NK tăng từ 36,7 tỷ USD năm 2005 (cao gấp 1,25 lần mục tiêu là 29,2 tỷ USD ) lên 84 tỷ USD năm 2010 (cao gấp 1,56 lần mục tiêu 53,7 tỷ USD)

·        Nhịp độ tăng trưởng NK gấp 1,05 lần nhịp độ tăng trưởng XK, ko đạt dc mục tiêu cân bằng cán cân thương mại năm 2008 và nhập siêu 1 tỷ USD năm 2010

·        Nhập siêu tăng đột biến sau khi VN gia nhập WTO, năm 2008 nhập siêu tới 18 tỷ USD, tỷ lệ nhập siêu so với KNXK lên tới 29,1%. Năm 2010, giá trị nhập siêu là 12,4 tỷ USD, tỷ lệ nhập siêu so với KNXK còn khoảng 17,3%

-Thành tựu/hạn chế 

+Thành tựu:

·        XK góp phần chính yếu vào tăng trưởng GDP, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập of hàng triệu lao động

·        Cơ cấu XK chuyển dịch theo hướng tích cực , tỷ trọng hàng chế biến, chế tạo tăng, 46,7% (2001) lên 55% (2010), tỷ trọng hàng thô sơ, chế biến giảm từ 53,3% xuống 45% . Năm 2010, đã xây dựng dc 17 mặt hàng và nhóm hàng XK chủ lực (thủy sản, gạo, cà phê, sản phẩm gỗ, than đá, dầu thô, xăng dầu, sắt thép, sản phẩm thép, dệt may…) tổng giá trị lên tơi 45 tỷ USD, chiếm 43% KNXK

Thị trường XK chuyển dịch tích cực, tỉ trọng thị trường châu Á giảm, châu Mỹ tăng

·        XK hàng hóa từng bước gắn kết XK dịch vụ, XK tại chỗ bước đầu góp phần thu ngoại tệ đáng kể, góp phần chuyển dịch cơ cấu kt theo hướng hiện đại

·        NK hh đã chú ý nhập nguyên nhiên vật liệu, máy móc, thiết bị phục vụ SX trong nước, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng dựa vào XK

+Hạn chế:

·        Quy mô XK còn nhỏ, phát triển chủ yếu theo chiều rộng, chất lượng XK thấp, chi phí cao, phản ứng chậm với biến động thị trường TG, cơ cấu XK chuyển dịch còn chậm

·        NK hh và nhập siêu tăng cao tác động bất lợi đến cân đối kt vĩ mô, chưa hướng mạnh vào phần cốt lõi of CNH-HĐH

·        Sự phát triển thị trường nước nước ngoài còn theo hướng chiều rộng, chất lượng dự báo chiến lược còn yếu kém

*Nguyên nhân của thực trạng nhập siêu:

- Khách quan:

Ø  Đột biến giá nguyên nhiên vật liệu 2006-2008, khủng hoảng suy thoái toàn cầu từ 2008, sự cạnh tranh ngày càng tăng từ TQ

Ø  Mô hình tăng trưởng kt, XNK còn nhiều bất cập: hiệu quả đầu tư thấp, đầu tư nước ngoài chuyển dịch từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo sang kinh doanh tài sản, khách sạn, nhà hàng dẫn đến suy giảm hàng XK, gia tăng NK hàng xây dựng cao cấp. Mặc dù mô hình tăng trưởng hướng về XK, nhưng XK lại dựa nhiều vào NK nguyên nhiên vật liệu, nên NK tăng cao, nhập siêu tăng và chậm dc cải thiện. Cơ cấu hàng XK chuyển dịch chậm, hàng CN chủ yếu gia công cho nước ngoài, giá trị gia tăng thấp; hàng nông lâm thủy sản XK chủ yếu ở dạng thô

Ø  Hội nhập WTO, FTA trong đk sức cạnh tranh còn thấp, chưa tận dụng tốt các ưu đãi để tăng XK trong khi lại phải mở cửa thị trường trong nước, hàng nước ngoài với sức cạnh tranh cao càng tăng thị phần tại VN.

- Chủ quan:

Công tác dự báo chiến lược tình hình quốc tế và trong nước còn hạn chế nên các chỉ tiêu chưa phù hợp với thực tiễn, chưa bám sát chu kì kinh tế, chưa phù hợp với bối cảnh nhju biến động of kt TG và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng of VN. “Chiến lược phát triển XNK 2001-2010” do bộ Thương mại (nay là bộ Công Thương) xd, công bố ngày 16/9/2000, thời điểm nền kt TG và VN vừa qua cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ châu Á và đang ở cuối of kỳ suy thoái để chuyển sang tăng trưởng mới, đã ảnh hưởng đến việc dự báo và đặt chỉ tiêu cụ thể về tốc độ, quy mô tăng trưởng XNK.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #nabe