Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

So do - vu trong phung vuquocviet 01678668122

Số Đào Hoa Của Xuân Tóc Đỏ, Minh * Văn = Văn Minh, Lòng Thương Người Của Bá Phó Đoan

    Lúc ấy vào độ 3 giờ chiều, một ngày thứ năm.

    Trong khu sân quần mà bên ngoài là những hàng ruối kín mít, chỉ có một sân hữu là được hai người Pháp dùng đến. Hai đứa trẻ nhỏ tuổi uể oải đi nhặt những quả bóng để nén cho hai người Tâỵ Mồ hôi ướt đầm áo, hai người này cũng chơi uể oải như những nhà thể thao bất đắc dĩ khác.

    - xanh ca! (1)

    - xanh xít! (2)

    Những câu hô như vậy chen lẫn những tiếng bồm bộp của những quả ban bị đánh đi, như giữ nhịp cho khúc âm nhạc của mấy vạn con ve sầụ

    Ngoài đường ở vệ hè, một người bán nước chanh, ngồi chồm chỗm trên càng xe, đương nói chuyện với một người bạn đồng nghiệp.

    - Quái, thứ năm gì mà vắng thế!

    - Chốc nữa họ mới lại chứ? Bây giờ mới hơn ba giờ. Từ hôm nay trở đi, họ tập gấp, chắc ngày nào cũng phải luyện chứ chả cứ thứ năm thứ bảy hay chủ nhật...

    - Thế à? Sao biết?

    - Mê đi! Ba bốn tháng nữa, đức vua ra đây, lại còn gì! Chuyến này sẽ có cúp oai ghê... Các anh các chị gọi là tập mửa mật.

    Trên hè, dưới bóng cây gạo, một ông thầy số đã có tuổi ngồi bình tĩnh nhìn cái cháp, nghiên mực, miếng son, ống bút, với mấy lá số tử vi mẫu, thỉnh thoảng lại ngáp một cái như một nhà triết học chân chính. Cách đấy mười bước, Xuân Tóc Đỏ ngồi tri kỷ với một chị hàng míạ Thương mạỉ Không! Ấy là một cuộc tình duyên, với, hơn nữa - theo lối gọi của những ông làm báo - một cuộc tình duyên của Bình dân (chữ B hoa).

    Là vì Xuân Tóc Đỏ cứ sấn sổ đưa tay toan cướp giật ái tình...

    -... Cứ ỡm ờ mãi!

    - Xin một tị! Xin một tị tỉ tì ti thôi!

    - Khỉ lắm nữa!

    - Lẳng lơ thì cũng chẳng mòn...

    - Thật đấỵ Chính chuyên cũng chẳng sơn son để thờ! Nhưng này! Duyên kia ai đợi mà chờ? Tình kia ai tưởng mà tơ tưởng tình? Hàng đã ế bỏ mẹ ra thế này này, mua chẳng mua giúp lại chỉ được cái bộ ếm...

    Xuân Tóc đỏ đứng phăng lên, anh hùng mà nói dỗi:

    - Đây không cần!

    Chị hàng mía lườm dài một cái, cong cớn:

    - Không cần thì cút vào trong ấy có được không?

    Xuân Tóc Đỏ lại cười hí hí như ngựa rồi ngồi xuống...

    - Nói đùa đấy, chứ đây mà lại chả cần đấy thì đấy cần đếch gì đâỷ Thôi đi, làm bộ vừa vừa chứ... Bán một xu nàọ

    - Ừ! Ứ! Đưa tiền ngay ra đây xem!

    Rút ở túi quần sau một cái mù soa, cởi một nút buộc như một cái tai lợn, Xuân Tóc Đỏ đập đồng hào ván xuống thềm gạch xi măng đánh keng một cái rất oanh liệt.

    Trong khi chị hàng mía cầm một tấm để róc vỏ thì Xuân lải nhải tự cổ động cho mình:

    - Năm hào còn hai đấy! Tối hôm qua mất ba hàọ Thết bạn cẩn thận... Hai hào vé đi tuần trong Hý viện rồi lại bát phở tái năm. Chơi thế mới chánh chứ? Công tử bột thì cũng chúa đến thế là cùng... Ấy ăn tiêu rộng như thế mới chết! Đây bảo đấy về đây phải lo thì khỏi ăn chơi, thì đấy mãi chả nghe!

    Chị hàng mía làm thinh, Xuân nhồm nhoàm nhai mía, lấy bã ném vào một cái cột đèn. Sau cùng, hắn chùi tay vào quần, đứng lên vươn vai... Chị hàng mía đưa trả hào chín tiền thừa thì hắn khoanh hai tay sau lưng không nhận.

    - Bỏ hộ vào túi quần... Thọc tay vào!

    Bực mình, chị hàng để tiền dưới đất thì hắn cúi xuống nhặt lấy vậỵ

    - Chả nưới mẹ gì cả! Than ôi cái cảnh đêm thu tịch mịch càng làm như gợi khách đa sầu!

    Vừa hát mấy câu cải lương Nam Kỳ, hắn vừa đỏng đảnh tiến đến chỗ ông thầy số. Hắn đứng nhìn ông già hồi lâu như một anh dân quê lần đầu đứng trước cái chuồng khỉ của bà Bé Tý, rồi nói lớn:

    - Xem một quẻ đây!

    Ông cụ tỉnh cơn ngủ gật tức khắc, lôi ngay cái bút lông gài ở tai xuống nhanh nhẹn chẳng kém những thầy cảnh sát lúc biên phạt.

    - Hai hào! Hai hào một lá, có bằng lòng thì....

    - Một hào đấy! Bói rẻ còn hơn ngồi không.

    - Ừ, thì đặt tiền đi vậy...

    - Thì đặt! Đây không cần!

    Hắn ngồi xuống chiếu, để lên nắp cháp hào chỉ. Ông thầy lấy giấy bản, loay hoay mài mực, nhổ vài ba bãi nước bọt vào nghiên mực, rồi cầm bút hỏi:

    - Ngày sinh, tháng đẻ, nói rạ

    - Hai mươi nhăm tuổi đấy, bố ạ! Tháng mười, ngày rằm, giờ gà lên chuồng.

    Ông thầy bò nhoài trên chiếc chiếu, trước khi viết lên giấy còn lẩm nhẩm đọc trong mồm và bấm trên ngón taỵ Xuân Tóc Đỏ khoanh tay quanh hai đầu gối, để cằm tì lên một cổ taỵ Ông thầy vừa viết vừa nói:

    - Tuần triệt đương đầu kiếp không thân mệnh....

    Âm dương tuần triệt tại tiền,

    Cha mẹ ắt hẳn chơi tiên thuở nàọ

    Nếu nói đúng giờ thì số này phải bồ côi sớm.

    - Đúng đấy! Đúng!

    - Lúc thiếu thời thì cậu vất vả lắm.

    - Khá!

    - À, mà số này cũng không xấu lắm đâụ

    Khốc hư tý ngọ cư quan

    Tiếng tăm rậy khắp giang sơn một thờị

    Sau này danh phận cũng to cơ đấy!

    - Được! Thế bao giờ?

    - Từ năm nay trở đi đã mở vận đấỵ

    - Chưa thấy gì cả.

    - Cuối năm sẽ thấỵ

    - Từ đầu năm đến giờ đã phát những gì?

    - Đầu năm đến giờ chỉ phát sao đào hoa thôi...!

    - Thế là thế nàỏ

    - Nghĩa là những chuyện giai gái thì dễ ăn thua lắm.

    Xuân Tóc Đỏ vỗ tay đôm đốp như những khi nó thấy bọn quần vợt đánh được một miếng haỵ Rồi nó nói ngậu sị.

    - Đúng ghê! Đúng ghê! Hôm qua, lúc tan hát, đi qua ngõ Sầm Công thì có ba bốn chị chạy ùa ra, vây chung quanh, kéo tay, níu áo, tình bỏ mẹ ra ấy! Xin chịu thầỵ

    Rồi quay lại doạ chị hàng mía:

    - Phải biết!

    Rồi khẽ nói với ông thầy:

    - Ngay như con bé bán mía này thì cũng "nước nôi" đến nơi chứ có không đâu! Cụ đoán đáng đồng tiền lắm.

    Lúc ấy có một chiếc xe hơi hòm đầu nhọn, đuôi nhọn, đỗ ngay trước cửa sân quần. Cửa xe mở, một bà trạc ngoại tứ tuần mà y phục còn trai lơ hơn của các thiếu nữ, mặt bự ra những son và phấn, tóc đen lay láy nhưng mà quăn quăn, cả người nặng ít ra cũng bẩy mươi cân, nhưng cái khăn vành giây đúng mốt hết sức thì lại nhỏ xíu và ngắn ngủn có một mẩu, một tay cầm một cái dù thật tý hon và một cái ví da khổng lồ, tay kia ôm một con chó bé trông kỳ dị như một con kỳ lân, bước xuống đất một cách nặng nề vất vả. Rồi đến một chàng thiếu niên cao ngẳng, gầy đét, lộ hầu, hai mắt như ốc nhồi, tóc cũng uốn quăn. Âu phục lối du lịch, chui ở xe ra đưa tay cho một thiếu nữ mặc quần đùi trắng, tóc búi, giầu cao su, tay cắp hai cái vợt, chui ra sau cùng. Cả ba đủng đỉnh vào sân.

    Mải nghe đoán số, Xuân Tóc Đỏ không trông thấy những người ấỵ Hắn cứ việc cắt nghĩa mãi cái số đào hoa và hỏi dồn ông thầy:

    - Sau này có giàu không? Hay chỉ có danh giá hãỏ

    - Giàu thì chả giàu gì nhưng cũng phong lưụ

    Câu đoán ấy khiến Xuân ta nghĩ ngợi, mơ mộng.

    Lúc mới 9 tuổi, nó đã phải đi ở nhờ nhà một người bác họ, họ thúc bá. Bác nó nuôi nó thay đầy tớ và được cả họ khen là nuôi cháy bồ côị Nhưng một hôm nó bị đánh một trận và bị đuổi đị Bác gái nó tắm, nó đã khoét một chỗ phên nứa để nhìn! Từ đấy, thằng Xuân lấy đầu hè xó cửa làm nhà, lấy sấu ở các phố, cá hồ Hoàn Kiếm làm cơm. Nó đã bán phá xa, bán nhật trình, làm chạy hiệu rạp hát, bán cao đan hoàn tán trên xe lửa, và vài ba nghề tiểu xảo khác nữạ Ánh nắng mặt trời làm cho tóc nó đỏ như tóc Tâỵ Cảnh ngộ đó tạo nó nên một đứa hoàn toàn vô giáo dục, tuy nó tinh quái lắm, thạo đời lắm. Nó mới xin được chân nhặt bóng trong sân quần độ trong vòng một năm nay thôị Nhưng nó đánh quần chóng hay lắm nên được hội viên Pháp và Nam có lòng yêu, được trọng đãi một chút. Mộng tưởng của nó là sẽ có ngày được oai như Chim, Giao 3 nếu hạnh phúc dắt đến cho nó một ông bầụ Bây giờ thì nó cam tâm yên phận là một thằng nhặt bóng. Tuy nhiên nó cũng mừng đã tìm được nghề ấy, cái nghề tuy hèn nhưng còn có thể hy vọng được chút danh thơm. Bán lạc, trèo sấu, câu cá, làm lính chạy cờ hiệu, những nghiệp ấy chỉ dắt đến một chỗ tắc tị. Phong trào thể thao, phong trào bình dân khiến nó lắm lúc tự kiêu tự đắc lạ lùng.

    - Cụ trông mặt tôi mai sau có phất được không?

    Ông thầy ngắm nghía cái đầu tóc đỏ, cái trán lép, cái quai hàm to, cái nhân trung dài, hai cái tai đầy đặn ấy, rồi gật gù:

    - Khá lắm! Hậu vận khá lắm! Chỉ tiếc cái tóc không được đen.

    - Mẹ kiếp! Chứ xưa nay có mũ bao giờ đâu mà tóc chả đỏ!

    Chợt từ sân quần có một đứa bé chay ra gọi rầm nó lên mà rằng:

    - Kìa anh Xuân! Không vào đỉ Tiểu thư đã đến đấy! Không có người, anh không vào đi à?

    Xuân Tóc Đỏ hỏi:

    - Tiểu thư à?

    - Phải! Con Văn Minh có cái thằng chồng ta đặt tên là Cà Kếu ấy mà. Cả con mẹ Phó Đoan cũng đến xem, lại đòi chơi nữa!

    Xuân Tóc Đỏ đứng lên, dặn ông thầy:

    - Cứ viết đi, rồi chiều hay mai tôi lấy, cụ nhé! Nhớ hộ là tiền rồị Nào! Vào ken cờ ban 4 với mỹ nhân cho nó hoa đào một thể!

    Đi qua chị hàng mía, thằng Xuân cười tình, nháy một cáị

    - Ơ voa 5 nhé! Mai nhé!

    Rồi nó chạy vào sân bên tả là chỗ ba người đợị

    - Lạy cụ lớn ạ! Lạy ông! Lạy bà!

    Cặp vợ chồng Văn Minh khẽ cúi đầu đáp, nhưng bà Phó Đoan nguẩy một cáị Thiếu phụ cười, đưa mắt cho chồng. Người này bảo Xuân:

    - Bà tôi không thích kiểu cách thế.

    Bà Phó Đoan mắng luôn Xuân Tóc Đỏ:

    - Anh ngu lắm! Cụ gì? Tôi chỉ mới đáng tuổi là mẹ anh thôị Cụ thì ra đẻ được ra mẹ anh nữa kia à? Mà mẹ anh thì...

    - Lạy bà lớn ạ, cháu lỡ lời, bà lớn tha chọ

    Sau khi cái cơn thịnh nộ của một me tây chân chính nguội đi rồi, Xuân cầm cái vợt chạy ra phía sân kiạ Bộp bộp, ban bay đi bay lại... Bộ đùi trắng nõn của cô Văn Minh làm cho Xuân đánh lỗi mấy quả đầu, và làm cho cô này có cái ảo tưởng là mình chơi cừ hơn xưạ

    Vẫn còn hầm hầm, bà Phó Đoan lầu nhầu:

    - Cái dân An Nam ngu thật!

    Thiếu niên đáp:

    - Dì chấp cái hạng ấy làm quái gì!

    - Dễ tôi cũng phải tập thể thao mới được, không có chả mấy lúc mà già.

    - Ồ! Nếu thế thì Văn Minh tôi xin ký cả hai tay! Thật không hở dì? Dì thích tập thể thaỏ Một cuộc đắc thắng của thể thao! Một cuộc tiến bộ của nước Việt Nam! Sự cường thịnh của nòi giống!

    Ông ấy nói thế một cách sốt sắng chẳng kém những người gầy gò ốm yếu không hề tập thể thao bao giờ và chỉ xui giục kẻ khác. Nguyên do ông ấy là một du học sinh quay về tổ quốc mà không có một mảnh văn bằng nào cả.

    Hình như ở bên Pháp, ông là bạn thân của những nhà chính trị đã từng làm thứ trưởng, thượng thư, văn hào, vân vân, những vị có danh tiếng mà báo chí Việt Nam cũng nhắc nhỏm tớị Sở Liêm Phóng Securité đã cắt hai viên thám tử đi dò ông. Sau ba tháng ròng rã hai viên thám tử chỉ thấy những hành tung bí mật của ông là: hút thuốc lá Camel. Về sau ông lấy vợ giàụ Có vợ rồi, ông đặt là Văn Minh. Sở Liên Phóng Securité lại phải một phen lo sợ. Dò mãi mới biết rằng tên của vợ ông là Văn, của ông là Minh thì ông đặt ngay là Văn Minh, tên vợ ở trên tên ông, tên ông đội dưới, cho nó có vẻ nịnh đầm. Thế thôi, chứ ông chẳng phản đối, cũng chẳng cải cách, quốc gia, quốc tế chi chi, cũng không cả.

    Từ độ được nhiều người gọi là Văn Minh, ông ta thấy cần phải chủ trương cuộc Âu hoá thì cái tên mới khỏi vô nghĩạ Một cái linh hồn khoẻ trong một xác thịt khoè! Phát minh được chân lý ấy rồi, đi đâu ông cũng hăng hái cổ động cho thể thaọ Vợ ông trước nhất, rồi đến người khác. Ông không thể thao, thể dục cũng không, vì không có thì giờ! Cái chương trình Âu hoá của ông ta làm cho ông ta lúc nào cũng phải trầm tư mặc tưởng.

    Còn lai lịch bà Phó Đoan, thì kể nghe cũng hay haỵ Hồi đương xuân, bà bị một người lính Tây hiếp, lúc bà mới ở nhà quê ra tỉnh xem hội Đình Chiến. Sau cuộc hiếp tráp phép đến ngay cuộc hiếp đúng luật, nghĩa là cuộc làm phép cướị Người lính ấy sau thành một ông Phó Đoan. Ăn ở với nhau độ 10 năm, ông Phó Đoan chết, chết trung thành với nhà nước, chết chung tình với vợ, chết như những người yêu vợ quá sức. Rồi bà lấy một ông phán trẻ được hai năm thì ông chồng nội hoá cũng lăn cổ ra chết. Vì lẽ chưa ai thấy bà có nhân tình, nên những ngọn lưỡi rắn độc phao rằng những ngọn lửa tình do những kẻ chim bà không được đã khêu lên, bà bắt ông phán phải rập tất cả. Bà chính chuyên đến nỗi chồng bà kiệt sức, cạn sức, phải trốn xuống suối vàng.

    Hai thiếu nữ Pháp và một thiếu niên Nam vào sân.

    Xuân Tóc Đỏ nhường vợt cho đám hội viên.

    Một cô đầm đi vào buồng thay quần áo thì Xuân cũng biến mất.

    Sân quần ầm ĩ những tiếng chào hỏi cười nóị Rồi những quả quần bay đi bay lại như đàn dơi bắt muỗi trên không gian...

    Một lát sau, tự nhiên thấy một người Pháp nắm tóc Xuân, lôi nó sềnh sệch ra sân mà tát, mà sỉ vả... Mọi người xúm lại hỏị Thì ra nó bị bắt quả tang nhìn trộm một cô đầm lúc cô đang thay váy để mặc quần đùi! Hội nhất định đuổi nó, và không trả lương tháng ấy nữạ

    Lúc đó bà Phó Đoan mới nhận ra rằng dân Việt Nam không những ngu mà còn đáng thương. Bà thở dài, ngậm ngùi bảo cháu rể bà:

    - Trẻ trung ai chả có khi dại dột? Tha thứ là phải, chấp làm gì thiếu niên? Rõ khổ, rõ tội nghiệp! Đuổi người ta như thế mà đành lòng!

    --------------------------------

    1 Năm đều

    2 Năm-sáu

    3 Tên những vận động viên quần vợt nổi tiếng lúc ấy

    4 Quelques balle: đánh một vài quả

    5 Au revoir: tạm biệt

---------------------------------------------------------------------------VQV

Quan Phù và Thái Tuế, Than Ôi Dân Ta! Văn Minh, Hại Chưa! Cẩm và Cẩm, Cẩm Phạt

    Sau khi đi qua một cái sân vắng ngắt, người lính cảnh sát dẫn Xuân Tóc Đỏ và ông lão thầy số đến một cái buồng nhỏ vặn một vòng khóa, rồi mỉa mai ngọt ngào bảo:

    - Mời hai ngài vào !

    Trong phòng giam lúc ấy có một lão ăn mày và vợ con hắn, một thằng ma cà bông và một người đàn bà bán hàng rong có một gánh bún chả ế. Người này ngồi dựa tường, hai tay bó gối, giữa hai thúng quà, vẻ mặt đa tư lự, trong khi thằng ma cà bông nằm dài dưới gạch ngáy như kéo gỗ, và ba người của cái gia đình hành khất thì bắt rận cho nhau một cách nên thơ. Cánh cửa bị đẩy đánh sập một cái, tiếng ổ khóa bị xoay lách tách, tiếng giầy viên đội sếp mỗi lúc một xa ... Một ngọn đèn đỏ vì yếu, chiếu một thứ sáng tối tăm cho gian phòng.

    Lão thầy số để cháp, chiếu, ô xuống đất rồi ngồi lên cháp để thở hổn hển.

    Xuân Tóc Đỏ thì còn đứng lại, hai tay gãi sườn nhìn mọi người một cách trịnh thượng, nhìn phòng giam một cách thản nhiên. Nó bĩu mồm nói:

    - Nước mẹ gì ! Bóp với chả bóp ! Phòng giam thì bằng cái lỗ mũi ! Rõ chả biết xấu !

    Lão thầy số giương to hai con mắt :

    - Có xấu cái đếch ông đây này !

    Xuân Tóc Đỏ phân vua ngay với mọi người:

    - Ê ! ê ! Rõ thối chửa ! Người ta bảo mình đâu nào ! Người ta bảo nhà nước chứ !

    Nó nói vậy là có ý khinh bỉ cái nhà giam. Ty cảnh sát này là một ty sép thuộc bộ thứ 18 của thành phố mà nhà nước mới đặt thêm ra ít lâu nay thôị Tất cả nhân viên trong sở cẩm chỉ có bẩy người: một ông Cẩm Tây, một ông thông ngôn ta, một ông quản cảnh sát, và bốn người lính. Khu vực mà sở cẩm có nhiệm vụ trông coi gồm có 16 phố, toàn là phố Tây, có phố dài hàng năm cây số, phố nào cũng có vẻ thái bình. Thành thử mỗi khi bắt phạt được một đám thì nhân viên sở cẩm sướng như trúng số độc đắc. Bốn thầy lính cảnh sát phải thay tua nhau đạp xe khắp cả 16 phố như thế mới trong trong nửa năm đã trở nên bốn cua rơ đại tàị Có thầy đã giật giải Hà Nội - Hải Phòng, có thầy được giải ba giải tư trong những cuộc đua Hà Nội - Sơn Tây, Hà Nội - Bắc Ninh, vòng quanh Hà Nội v.v ... Trong 16 phố ấy chẳng may có khi xảy ra một sự gì phạm vào trật tự thì phần nhiều lại không thấy bóng vía các thầy cảnh sát đâu cả ! Hàng rong, bồi, bếp, phu xe, ăn mày, những người ấy chỉ sau khi thầy cảnh sát đã cắm đầu đạp xe khỏi phố thì mới đái đường, thì mới đánh nhau, chửi nhau ... Vì lẽ tất cả có bốn thầy lính thôi, nên lúc nào ở sở cẩm cũng phải có hai thầy, chỉ còn lại hai thầy đi tuần ngoài đường. Mười sáu phố cho hai người, việc tuần phòng thành ra gần như là việc tập đua xe đạp!

    Năm ấy vì kinh tế khủng hoảng, ngân sách hao hụi, Đông Dương đại hội kinh tế và tài chính chuẩn y bản dự luật buộc sở cảnh sát phạt dân thành phố 4 vạn đồng. Sở cảnh sát trung ương chi cho Ty cảnh sát chi nhánh này phải phạt dân là 5 nghìn, nghĩa là một phần tám số tiền tổng cộng vậỵ

    Ông Cẩm đã vò bù cả đầu, đã rứt soăn cả râụ An Nam năm nay bị cẩm phạt phần nhiều chỉ một ít bồi, bếp, phu xe, hàng rong, còn thì toàn người Pháp cả, làm thế nào phạt cho đủ 5 nghìn bạc ? Ông Cẩm, sau cùng, gọi nhân viên trong sở họp một phiên bí mật. Sau cuộc hội họp, ai nấy rất kính phục cái phương kế nhiệm mầụ Người bắt đầu cho gia đình dọn cả về khu 16 phố ấỵ Thế rồi thì ... trước nhất, chính ông Cẩm Tây bị phạt về tội để chó sổng ra đường, hay là vì bà Cẩm quên bảo bồi quét nhà cho đúng phép vệ sinh. Lần lượt đến người nhà ông Thông ngôn, ông quản, bốn thầy lính, người loong toong, người phu lục lộ trông coi cái vườn hoa của sở cẩm. Nào là tội đái đường, tội cãi nhau, tội đi xe đạp không đèn, tội để nhà cửa mất vệ sinh, vân vân ... Thành thử nhân viên sở cẩm cứ phạt lẫn nhau văng tê đi thôi, phạt nhau như hình có thâm thù với nhau vậỵ

    Bữa ấy, ông Cẩm Tây đang ngồi đánh máy chữ về một tờ biên bản quan trọng thì có một người lính cảnh sát hấp tấp chạy vào báo một vụ trộm ở nhà một người Tâỵ Vụ trộm xẩy ra từ đêm trước, xong đến lúc ấy sự chủ mới biết. Ông Cẩm Tây chán nản nói bằng tiếng Pháp rằng:

    - Trộm thì lại phải giao ra toà, còn phạt gì nữa ?

    Rồi ông quay vào bảo viên quản thay quyền ông trong lúc ông ra đi với người thông ngôn ...

    Ngồi lại một mình ở phòng giấy, viên quản ngáp như một nhà buôn gặp hồi kinh tế khủng hoảng. Một người đi qua, ông gọi lại chán nản mà rằng:

    - Này, thầy min đơ 1 thầy có buồn không !

    Thầy này gật gù như một nhà nho say rượu chán đời:

    - Buồn lắm ạ ! Buồn lắm, chỉ muốn chết quách !

    Ông quản than thở một cách rền rĩ:

    - Chúng ta bị phạt nhiều quá.

    Thầy min đơ nhắc lại, âu sầu:

    - Thật vậy, chúng ta bị nhiều quá.

    - Cái sổ dự toán của công quỹ cần tiền ...

    - Mà mười sáu phố của ta cần nhiều dân An Nam tạ

    - Thầy có tiếc cái thời buổi ngày xưa, cách đây mười năm không?

    - Tiếc lắm ! Mười năm trước đây, dân ta còn ngụ

    - Ngày nay dân ta văn minh mất rồi, rõ thảm hại ! Thầy phải biết là xưa kia, xã hội tinh những du côn và nặc nô, tinh những người bất lịch sự, chỗ nào cũng phóng uế, cũng đánh nhaụ Hồi ấy có khi bốn người ngồi cùng một xe ! Họ chửi nhau hàng nửa giờ, đánh nhau vỡ đầu, nhà cửa của họ thì rác rưởi, nước cống, nước rãnh tung toé, ngập lụt ... Chó của họ cũng chạy ra ngoài đường nhông nhông ... Xe đi đèo, hay không đèn là nhan nhản. Bây giờ mọi sự đã thay đổi cả. Cái thời tốt đẹp của các cụ nhà ta không còn nữa ! Thật là tai hại ! Than ôi !

    - Cụ tính ! Bây giờ đến cả thằng phu xe cũng biết luật ! Chả bao giờ chúng quên đèn ! Chả mấy khi chúng đứng giữa đường nghênh ngang ! Chả còn mấy người réo năm đời mười đời nhau ra như ngày xưa nữa ! Bao nhiêu nền nếp của xã hội này thế là hết nhẵn nhụi ! Ngay cả đến trẻ con chúng nó cũng không bậy bạ như xưa ! Đứa nào cũng quần áo bảnh bao đứng đắn lắm, văn minh lắm, trèo me trèo sấu, đá bóng giữa đường, những cái ấy là thôi cả.

    - Sinh ra ngay cái báo chí, thật là nhảm quá.

    - Chính vậỵ Dân chúng chỉ vì báo chí mà đâm ra văn minh, không còn cẩm phạt nhiều như trước nữạ

    - Té ra chúng ta, chúng ta lại thành ra cẩm phạt !

    - Ô ! ô ! Thế thì thật là một sự trái ngược không thể tha thứ được ! Chúng ta là ... chúng ta là lính cảnh sát !

    - Tôi, tôi là một nhân viên quản nữa kia thưa thầy ! Sapristi 2! Thật thế, nếu thỉnh thoảng ta không dự vào một cuộc đua xe đạp thì có thể nói là cuộc đời như thế này là từ từ hạ màn mất rồi !

    - Mà báo chí thỉnh thoảng không đăng tên, đăng ảnh chúng ta lên trang nhất thì thật là không thể nào tha thứ được cho báo chí !

    - Thế nào ? Chủ nhật sau, thầy có dự cuộc đua Hà Nội - Hà Đông không?

    - Có chớ ! Cụ tính mỗi ngày bốn lượt đạp 16 phố mà cấm gặp sự gì đáng biên phạt để mà nghỉ chân, như thế quá tập trên vòng đua rồi còn gì ! Chả dự cuộc cũng uổng ! ... Nhưng mà, cụ quản ạ, nếu dân ta tiến bộ đó không phải là một lẽ để chúng ta cứ nhè người nhà của nhau mà biên phạt lẫn nhau ! ... Cái khoản 5 nghìn đồng trong sổ dự toán là vô nghĩa lý ... tôi ... tôi phản đối !

    Viên quản sợ hãi đứng lên, xua tay:

    - Chết ! chết ! Khéo không mà thầy lại bất tuân thượng lệnh bây giờ ! Thầy thử hỏi ngay bà đầm vợ ông Cẩm xem ! Bà vui vẻ kêu tháng trước bị ngót hai chục bạc, không phàn nàn gì cả.

    Thầy lính vẫn hậm hực:

    - Thôi, thế thì tôi chỉ còn cách li dị vợ tôi mà thôi !

    - Chết nỗi ! Tại sao thế ?

    - Tôi đã dặn nó thỉnh thoảng phải bảo trẻ nhỏ ra ném sấu ngoài phố, không thì để nhà cửa cho rõ bẩn thỉu, cống rãnh cho nó ngập lụt, cho thầy mintoa 3 thỉnh thoảng biên phạt, thì tôi mới có dịp phạt lại vợ thầy ấy, thế mà nó cứ để con tôi ngoan như bụt, nhà cửa sạch như lau, như chùi ! Con khốn nạn, con ác phụ !

    Trước một cảnh ngộ khó xử, viên quản không dám phê bình nữạ Muốn lảng chuyện, ông ta bảo người lính xuống nhà giam tạm, lôi bọn người bị bắt lên lấy cung.

    Thầy minđơ mở cửa phòng giam giữa lúc Xuân Tóc Đỏ khẩu chiến với ông thầy số.

    - Ừ ! Gai ngạnh lắm thì chết ! Cho mà bị bắt ! Tôi chả cần, vì số tôi tháng này Quan Phù Thái Tuế long đong, tháng ngày chờ đợi cửa công mỏi mòn ! Bị bắt thế này là nhẹ, rồi cũng qua mà thôi !

    - Đây không cần ! Không phải nói phét, chứ từ thuở trời đất sinh ra làm người, đây bị bắt về bóp ít ra cũng đã là bận thứ mười lăm.

    - Đánh người già cả là hành hung, rồi thì tù !

    Không nghe, Xuân Tóc Đỏ cứ nói liến thoắng:

    - Mà trước kia bị bắt về bóp chính cơ ! Một sở cẩm to, oai, trông rợn tóc gáy, có bảy tám ông Cẩm ria mép to tướng, ngực đặc mền đay, ông nào cũng đeo súng lục ! Lại có hàng trăm đội xếp dùi khui sơn trắng, cầm những xích to tướng, mà dề bó 4 thì cửa gióng sắt như chuồng hổ, tinh những muỗi với rệp, giam được hàng vài trăm người ! Chứ bị bắt vào cái bóp nhỏ này, phòng giam như cái lỗ mũi giam được có vài người thế này thì ... nước mẹ gì !

    Người lính quát:

    - Ra cả ! Ra cả ! Ra lấy cung mau ! Im mồm, cãi nhau mãi gì !

    Trừ thằng ma cà bông vẫn nằm ngáy o o như sấm, cả bọn đứng lên cả. Người lính phải lấy chân lay nó thì nó nói lảm nhảm:

    - Im để người ta ngủ nào !

    - Có dậy không ? Ông lại xách cổ lên bây giờ !

    Thằng ma cà bông ngồi lên ngơ ngác:

    - Dạ ?

    - Đi ra !

    Nó đứng lên lầu nhầu:

    - Đương ngủ ngoài đường thì bắt vào bóp, đương ngủ ở bóp thì gọi dậy bảo đi ra ! Rõ lắm chuyện.

    Bọn người ấy ra khỏi phòng giam, qua sân bước bào phòng giấỵ Viên quản thấy Xuân Tóc Đỏ ăn mặc hơn cả (cái quần Tây, đôi giầy cao su, cái áo lót cụt tay) thì hỏi nó trước tiên:

    - Anh này ! Tội gì ?

    Ông thầy số nó ngay:

    - Bẩm quan lớn, nó đánh con.

    Xuân Tóc Đỏ cãi:

    - Không phải đánh, tôi chỉ định bóp cổ lão !

    - Nó thụi con hai cái đau quá rồi mới bóp cổ ...

    - Con chưa thụi, mà cũng chưa kịp bóp cổ thì lão đã kêu nhặng lên !

    Viên quản đập bàn:

    - Im ! Im ngay ! Để bản chức hỏi đã. Ai phải, ai trái ? Đầu đuôi ra saỏ Anh này, đánh người vì lẽ gì ? Khai ra ?

    - Bẩm lão ăn không ăn hỏng, đánh lừa của con một hàọ Lão đoán số sai cả, đòi tiền lại không trả ! Con muốn đè lão để lấy lại chứ không có ý đánh.

    - Có xem số không ? Có nhận một hào không ?

    - Bẩm quan lớn, lá số con đã lấy rẻ có một hào, đoán câu nào cũng trúng cả mà nó còn muốn đòi tiền lạị

    - Sai bét cả, bẩm quan lớn ! Lão kêu tương lai con khá lắm, thế mà vừa đóan xong thì con mất việc.

    Viên quản lừ mắt nhìn ông thầy số:

    - Đoán thế mà đòi lấy tiền !

    - Bẩm tương lai là mai sau, chứ có phải ngay lúc ấy đâu ? Con nghiên cứu mười năm lý số, đoán như Thánh như Thần, có khi nào sai ! Mà con được xem hầu quan lớn bữa nào đâu mà quan lớn đã quở con đoán sai !

    Viên quản lừ mắt nhìn Xuân Tóc Đỏ:

    - Người ta nói phải đấy chứ ?

    Thầy số nói luôn:

    - Như tướng quan lớn đủ biết ! Cung quan lộc tốt, hét ra lửa, mi trường quá mục, nhiều anh em, lại có thuỳ châu, hậu vận sẽ giầu lớn !

    Viên quản lườm Xuân Tóc Đỏ lần nữa :

    - Người ta đoán hay đấy chứ ? A lê ! Phạt anh ! Anh can tội đánh người, mà lại người già cả ! Phạt một đồng tám ! Tha ngay cho ông thầy số này ra ! Còn người kia đưa thẻ xem.

    Ngoài đường có tiếng xe hơi đỗ. Bà Phó Đoan bước vào, tủm tỉm chào hai người thay mặt nhà nước. Cả hai người này vồn vã như nhà buôn tiếp khách sộp. Là vì bà Phó Đoan hay để chó sổng ra ngoài đường nhiêu hay bị phạt, kể trong cả 16 phố. Thành thử sở cẩm nhớ ơn bà chẳng kém một hiệu buôn ế ẩm với một bà khách quen. Viên quản hỏi:

    - Bà muốn gì, chúng tôi sẵn lòng ...

    - À, tôi đến nộp phạt cho một người nhà. Nó đây rồi, xin cụ tha chọ

    Viên quản xoa taỵ Thầy lính minđơ nói:

    - Vâng, bà nộp tiền ngay chọ

    - Bao nhiêu thế ạ ?

    - Một đồng tám.

    Thầy minđơ vào ngồi bàn giấy viết biên laị Xuân Tóc Đỏ ngẩn người ra, không hiểu ... Nó kính cẩn hỏi:

    - Bẩm bà lớn, sao bà lớn lại thương con như thế ?

    - À, rồi biết ! Chúng tôi cần dùng đến anh. Anh cứ về nhà rồi sẽ hiểụ Anh có việc làm rồi !

    Lão thầy số phân bua:

    - Đấy nhé ? Bảo sai nữa đi !

    Xuân Tóc Đỏ quay lại:

    - Đúng thật ! Cụ là thánh sống ! Con xin lỗi cụ vậy !

    Bà Phó Đoan hỏi:

    - Cái gì ?

    - Bẩm bà, thầy số hay lắm !

    - Thế à? Thế thì cũng lên xe về xem cho tôi, đi !

    Giấy biên lai đã xong. Bà Phó Đoan trả tiền. Ông thầy quay vào phòng giam lấy khí cụ rồi ra, theo Xuân và bà Phó lên xẹ Viên quản tiễn ra tận cổng nói:

    - Xin cảm tạ ! Lần sau xin quý khách chiếu cố.

    Nói xong ông ta mới tưng hửng chợt nhớ ra đây là sở cẩm, chứ không phải là hiệu bánh Tây của bà quảnh ở nhà.

    --------------------------------

    1 1002 (số hiệu của người cảnh sát)

    2 Tiếng văng tục, lời rủa

    3 1003 (số hiệu của người cảnh sát)

    4 Phòng giam

    ----------------------------------------------------------------------------------------------VQV

Con Giời, Con Phật, Quỷ Cốc Tử Phục Sinh, Một Cái Ghi Ân

    Sau mấy tiếng còi un un dữ dội nghe như tiếng gầm của một thứ lợn rừng kỳ quái, chiếc xe chờ ba phút thì có một tên gia nhân chạy ra mở toang hai cánh cửa sắt, đón xe từ từ vào sân. Những cây liễu, cây phù dung, cây xương rồng lào, cỏ tóc tiên, những đôn sứ, những luống hoa lạ, hiện mập mờ dưới ánh đèn điện ở ngoài phố chiếu vào vườn của cái nhà tây đồ sộ kiểu biệt thự ... ngần ấy thứ kích thích rất mạnh vào tâm trí của Xuân. Lần đầu ! Nó cảm thấy đời nó từ nay mà đi dễ thường đã vào một kỷ nguyên mớị Còn ông lão thầy số thì cứ thỉnh thoảng lại lườn nó một cách đắc chí và trợ lực cho sự lườm nguýt của ông bằng cách lấy khuỷu tay thích vào mạng mỡ Xuân Tóc Đỏ đánh hự một cáị Ngồi cạnh người tài xế trầm ngâm, Xuân không dám phản đối lại bằng cách gì.

    Xe đỗ trước mười hai thềm xi măng. Người tài xế xuống mở cửa xẹ Bà Phó Đoan dù Nhật, ví da, và chó bước xuống. Ông lão thầy số cũng ôm lấy cháp, ô và chiếu ... Xuân xuống sau cùng ... thì chiếc xe quay vào nhà chứa xẹ Một người đàn bà mà y phục tỏ ra là gia nhân vội chạy xuống đỡ những cái đồ cồng kềnh cho bà chủ. Bà này hỏi:

    - Cậu đâu ? Cậu làm gì ?

    - Bẩm ... cậu tắm.

    - Cậu tắm à? Thế cậu xơi cơm chưả

    Rồi không đợi trả lời bà quay lại sau, bảo:

    - Chị Ba ! Sao chị lại để cậu ấy tắm ở đây thế nàỷ Ai lại sềnh sềnh ra thế !

    - Bẩm ... cậu vòi thế, không chiều thì cậu lại khóc !

    Trong cái chậu thau khổng lồ, một cậu bé to tướng béo mũm mĩm, mặt trông ngẩn ngơ, giá đứng lên thì ít ra cũng cao lớn hơn một thước tây, ngồi vầy nước như một đứa trẻ lên bạ Chung quanh cái chậu thau có vô số đồ chơi bầy la liệt ... Nào là con chó bông, con búp bê, cái ô tô, cái tầu bay, cái kèn ... Bà chủ vừa đặt con chó xuống vừa nhanh nhẩu nói:

    - À cậu tắm ! Cậu của me ngoan. Me đi vắng, ở nhà có đứa nào đánh cậu không ? Loulou Huýt! Huýt ...

    Bà Phó vừa huýt hai tiếng còi thì con chó đã giơ hai chân trước lên, run run hai chân sau, cố đứng, lưỡi lè dài, ra ý chào cậu bé ngồi tắm. Cậu này đang bần thần vầy nước bắn toé ra xung quanh chậu, thấy thế thì cau mặt, nguẩy đầu một cái mà rằng:

    - Em chã !

    - Thôi thế me xin lỗi cậu vậy ! Me thơm cậu nhé !

    - Em chã !

    Bà Phó đứng tần ngần hồi lâu, lại hỏi:

    - Thôi thế cậu cứ tắm cho ngoan rồi vào ăn cơm với me nhé ?

    - Em chã !

    - Ờ, thế thì thôi vậỵ Thế cậu yêu me thì cậu thơm me đi nàọ

    Tức thì cậu bé đứng lên ... Chao ôi! Cậu bé nhưng mà cậu đã nhớn lắm. Trần truồng, nồng nỗng, cậu đứng lên cao tồng ngồng mà hôn mẹ. Cảnh tượng ấy nếu không có cái giá trị quái gở, ít ra cũng hay ho chẳng kém một tấm ảnh khiêu dâm! Cậu con bà Phó, theo lời bọn gia nhân kém giáo dục, thì đã "đủ tư cách" lắm rồị Muốn xoá sự ngạc nhiên trên mặt Xuân và ông thầy số, bà này quay lại hợm hĩnh phân bua:

    - Con giời con Phật đấy !

    Thầy số hiểu ngay đó là một ông con cầu tự, chỉ có Xuân là hãy còn ngẩn mặt rạ Bà Phó quay vào nhà. Chưa chi lại thấy tiếng khóc chu chéo sướt mướt của cậu bé. Bà quát :

    - Chị ba đâu !

    Cậu bé gào thét:

    - Cậu vào mí cơ! Cậu vào mí !

    - Chị ba ! Mau lên, lau cho cậu rồi cõng cậụ

    Trên lưng người đàn bà, cậu bé khổng lồ ấy còn ngây ngô rún rẩy bắt chước người cưỡi ngựa, miệng kêu: "Nhong ! nhong ! nhong!"

    Thấy chướng mắt quá thể, Xuân không thể chịu được. Nó lẩm bẩm trong cổ họng: "Mẹ kiếp! chứ con với chả cái !" Đến cửa phòng khách, bà Phó chỉ tay:

    - Các người ngồi đây chờ tôị

    Rồi bà vào một buồng khác.

    Trong khi chờ đợi, hai người này cứ thấy cậu bé nhớn tướng ấy, mặc áo nhưng không mặc quần, ngẩn ngơ ló đầu vào cười, rồi lại giấu mặt đi, rồi lại ló mặt vào, rồi lại cười ... Cái áo lá bằng lụa mỡ gà, trước ngực có dấu ấn son đỏ to tướng, sau lưng cũng thế. Chung quanh cổ, một cái vòng vàng đeo nặng chĩu, một chiếc khánh vàng với một cái gối quạ. Thấy tiếng chị ba nói như van lơn:

    - Cậu Phước mặc quần vào, đị

    - Em chã !

    - Mặc quần vào, không ông ấy cười cho, đi !

    - Thế bắt ông ấy cho em chơi nhé?

    - Ừ, mặc quần đi thì tôi bắt cho mà chơi!

    - Em chã!

    Thầy số đá chân Xuân mà rằng:

    - Đích con cầu tự thật!

    Đến bây giờ Xuân mới hiểu ra, gật gù:

    - A, à !

    - Này, quái nhỉ ! Trông bà củ có vẻ vợ Tây lắm !

    Xuân để tay lên mồm làm một cái suỵt rồi khẽ đáp:

    - Chính đấỵ

    Ông thầy số thì thào:

    - Thế sao lại có con cầu tự An Nam ?

    Chưa kịp đáp, Xuân đã nghe thấy giọng bà Phó:

    - Cậu ơi ! Cậu yêu quý của me ơi, cậu mặc quần áo vào, chóng ngoan ...

    Rồi bà vàọ Lần này thì bà đã bỏ cái áo dài, cái khăn vành dâỵ Cái áo lụa mỏng dính bên trong lại không có cóoc-sê, cái quần lụa mỏng dính, làm cho bà chẳng khác gì một tín đồ của chủ nghĩa khoả thân và làm cho thằng Xuân cảm thấy như mình là một đứa con nhà vô giáo dục. Ông thầy số đứng lên để thủ lễ một chút. Bà Phó hỏi:

    - Thầy xem số hay xem tướng?

    - Bẩm ... cả hai thứ ạ.

    - Đằng nào đúng ?

    - Xem số thì đúng hơn.

    - Xem cho tôi một quẻ đi !

    - Bẩm bà lớn cho biết ngày sinh tháng đẻ ...

    - À, thế thì tôi quên, không nhớ rõ.

    - Bẩm thế để xem tướng vậy, nhưng sợ không được kỹ lắm bằng xem số.

    - Ừ! Được! Cứ việc ...

    - Bẩm bà lớn tốt lắm, mười hai cung phi chỉ đáng phàn nàn một cung. Bẩm ấy là cung phối hợp, nghĩa là cung chồng. Gò má hơi caọ

    Bà Phó cau mày một lúc nói có ý gắt:

    - Saỏ Phàn nàn cái nỗi gì? Ông Đoan nhà tôi xưa kia tử tế với tôi lắm. Mà ông Phán nhà tôi cũng thế, cũng trung hậu lắm. Lúc ông Phán nhà tôi chết cũng còn kêu là yêu thương tôị Ở đời này, mấy ai đã hai đời chồng được như thế?

    - Bẩm vâng ... Nhưng mà theo lối cổ thì thế là lưỡng độ, mà đã phải bước đến hai bước thì là đáng phàn nàn.

    - À, có thế chứ ! Nhưng mà theo lối kim thì mấy đời chồng cũng được, miễn tử tế thì thôị Cụ đoán đúng đấy !

    - Tính nết bà thì nhân đức, hay thương ngườị

    - Cụ đoán hay lắm !

    - Cung tài bạch tốt, cung điền trạch càng tốt, mà cung mồ mả tổ tiên, thì bẩm ... nhờ phúc ấm ... dễ thường được đất.

    - Thế đường tử tức thì ra saỏ

    - Cũng tốt lắm, nhưng mà hơi hiếm.

    Bà Phó lại ra ý không bằng lòng mà rằng:

    - Sao lại hiếm? Chả gì tôi cũng có hai đứa con rồị Cô Jannette nhà tôi hiện đã đi học, sắp thi tú tài, mà cậu Phước đây thì hay ăn chóng nhớn, ba tháng nữa thì đúng mười một tuổị Hai đứa con sao lại là hiếm?

    - Bẩm nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô ... Bao nhiêu con gái thì, theo lời thánh dạy, cũng chẳng đáng kể. Còn con giai mà một có cậu thôi, theo lời thánh dạy, thế cũng là hiếm.

    - À, ra có một con giai thôi thì cũng là hiếm.

    - Bẩm bà lớn, liệu bà lớn có còn muốn đi bước nữả

    - Thôi! Tôi đã nhất định ... nói có vong hồn ông Đoan với ông Phán nhà tôi chứng giám cho, tôi đã nhất định thủ tiết với hai ông! Là vì tôi tuy còn trẻ măng thật, nhưng cũng mang tiếng là già rồị Chỉ còn nên ở vậy nuôi con thôị

    - Bẩm cung tử tức do thế mà là hiếm.

    - Cụ đoán hay đấỵ Thế số cậu Phước thế nào ? Ấy cái đức Phật chùa Hương cho cậu xuống với tôi đã hơn mười năm. Tôi chỉ lo ...

    - Bẩm tốt nhất ! Số cậu là hưởng thụ, suốt đời nhàn hạ mà hưởng cả phú lẫn quý, lẫn khang, lẫn ninh.

    Bà Phó cúi đầu một cách kính cẩn, khẽ nói:

    - Tôi, tôi cứ sợ mình người trần mắt thịt, không biết chiều ý cậu thì cậu lại đòi về.

    Thầy số sốt sắng cãi:

    - Chả lo ! Trông qua tướng mạo đủ biết ! Tướng cậu thọ lắm, mà bà lớn nhờ có cậu nên sự thịnh vượng lại càng bền vững.

    - Hay! Hay! Cụ đoán số thế thì tuyệt nhất trần đời !

    - Bẩm nếu bà lớn nói rõ ngày sinh tháng đẻ thì tôi sẽ lấy lá số Tử Vi, thì có thể biết những sự xẩy ra hàng năm, hàng tháng, hàng ngày ...

    - Thế nữa kia ư?

    - Bẩm vâng. Xem số thì kỹ hơn xem tướng.

    - Thôi, thế cụ về kẻo khuya, nay mai cụ lại chơi giúp cái việc ấy cho tôi nhé ! Chị ba đâủ Tiễn cụ một đồng bạc xe cho tôi để cụ về! Thế nào cụ cũng lại coi hộ cho tôi đấy!

    - Vâng, vâng. Bẩm lạy bà lớn, nay mai chúng tôi sẽ đúng hẹn.

    Ông thầy cắp ô, chiếu, cháp đi khỏi, thì bà Phó hỏi Xuân:

    - Anh này, anh có biết tôi đã làm gì cho anh không?

    Hốt hoảng lúng túng mất vài phút, Xuân mới nói:

    - Dạ, bẩm bà lớn, nếu không có bà lớn thì chúng tôi phải giam tại bóp.

    - Ừ, anh cũng biết ơn đấỵ

    - Bẩm, cái ơn ấy thì chả đời nào con quên được.

    - Anh đừng xưng con với tôi! Tôi là người văn minh, không phân biệt giai cấp, không chia rẽ sang hèn ...

    - Bẩm vâng.

    - Thế anh còn bố mẹ không?

    - Bẩm, tôi bồ côi cả bố lẫn mẹ từ sớm.

    - Tội nghiệp! Thế anh đã có vợ con gì chưả

    - Bẩm chưa ...

    - Tội nghiệp! Thế là tốt lắm! Bây giờ thời buổi khó khăn, cũng không nên vợ con làm gì vộị Thế anh có biết tôi gọi anh đến đây làm gì không?

    - Bẩm chưa ạ. Chúng tôi chờ xem bà lớn phán bảo những gì.

    - Tôi thì vốn người nhân đức, hay thương ngườị Mà anh thì cũng đáng thương, đương làm ăn mà bỗng mất việc thế ắt là khổ. Sao anh dại thế? Vẫn biết vào tuổi trẻ trung thì thường tinh nghịch như anh, nhưng mà phải xem người ta có ưng thuận thì hãy ... Thế chứ?

    Xuân ngẩn ngơ mà rằng:

    - Bẩm, con có hiểu gì đâụ Tự nhiên người ta đánh con, người ta đuổi con, người ta áp chế ...

    - Thôi đi, anh đừng chối!

    - Con ... tôi có chối cãi gì đâủ

    - Thế anh bị đuổi vì lẽ gì?

    - Tôi đang sửa soạn khăn bông, thùng tắm cho các hội viên, đương lúi húi làm lụng, thì ông Tây ấy vào lôi ra đánh mắng ...

    - Chứ không phải anh đương ...?

    Một cách ngây thơ thành thực nhất đời, Xuân đáp:

    - Tôi đương bịt một cái lỗ ống chì trong buồng tắm của hội quán!

    - Ồ! Ồ! Thế ông Tây ông ấy bảo anh có phạm một tội, sao anh không cãỉ

    Xuân đỏ mặt hồi lâu rồi ấp úng:

    - Bẩm ... bẩm ông ấy buộc những tội gì thì nào tôi có biết tiếng Tây đâủ

    Bà Phó Đoan đứng ngẩn người ra, nuốt sự thất vọng đánh ực một cáị

    Bà nhớ lại mấy cái tên, cái lầm từ xưa kia ... Từ khi bị hiếp, những cảm giác tê mê hiếm có rất khó tả, rất kỳ quái, cứ theo mãi bà như bóng theo người, lâu dần, việc ấy thành một ám ảnh. Bà vẫn ao ước được - bị hiếp nữa mà không bao giờ cái dịp hiếm có ấy lại tái hiện. Thành thử bà chỉ có hiếp chồng chứ quả thật - nói có quỷ thần hai vai chứng giám - bà chẳng được - bị chồng hiếp cho lần nàọ

    Sau khi đọc bộ Kim Anh lệ sử thấy nói ở cái chùa tỉnh ấy, sư mô cứ vờ là Phật để xuống bán con cho những đàn bà cầu tự, bà đã tức khắc dò hỏi, rồi đi ... Bà đã bị tẽn! Lúc về nhà ông Phán ban con cho bà, chứ chẳng có sư mô quái nàọ

    ...

    Đến lần nàỵ

    Trước cái vẻ mặt thật thà của Xuân, bà hơi buồn, nghĩ dễ thường nó bị đuổi oan ... Bà đã hơi cáu ... Nhưng một ý nghĩ thoáng chạy qua óc bà.

    - Anh lên gác này chờ tôi tắm một lát rồi tôi sẽ nói chuyện tại sao tôi bảo anh về đâỵ

    Xuân nghe theo ... Hai người lên thang. Đến một cái phòng khách nữa, bà Phó bảo:

    - Anh ngồi đây, xem quyển anbom này mà chờ tôị

    Rồi bà bào buồng tắm, cách chỗ Xuân ngồi chờ có vài bước chân. Bà cởi quần áo, đội cái mũ cao su bịt kín tóc, vặn máy nước ... Từ cái bông hoa sen kẽm, nước trút xuống ào ào! Bà Phó thỉnh thoảng lại vỗ vào bụng, vào đùi bì bạch. Rồi bà, than ôi! trái ngược - bà nhòm qua lỗ khoá xem bên ngoài động tĩnh ra sao ... Thì ra, chăm chú vào quyển sách ảnh, thằng Xuân cứ ngồi nguyên chỗ.

    Như thường!

    Tắm xong, bà ra, phán một cách uể oải:

    - Thôi anh về! Tôi định đến mai thì sẽ mượn anh. Ngày mai anh sẽ đến hiệu Âu hoá tìm cô Văn Minh, thì tôi sẽ nói giúp. Thế nào thì rồi anh cũng sẽ khỏi thất nghiệp.

    - Bẩm ...

    - Thôi, anh không phải là người thông minh! Anh về đi! Mai sẽ biết. Phải nhớ: hiệu Âu hoá, tiệm may phụ nữ.

    Xuân Tóc Đỏ ra đi, với mối hy vọng chan chứa trong lòng, không hiểu rằng mình đã bị khinh bỉ như một nhà đạo đức chân chính đã bị khinh bỉ.

--------------------------------------------------------------------------------VQV

Một Khi Hoạn Thư Đã Nổi Dận, Nghệ Thuật Vị Nhân Sinh, Những Sự Chết Tạo Của Cuộc Âu Hóa

    Theo lời dặn của bà Phó tám giờ sáng hôm ấy, Xuân Tóc Đỏ lảng vảng không dám vào hỏi, vì không dám chắc đấy có phải chính là hiệu Âu hoá của bà Văn Minh không. Cái học thức của Xuân Tóc Đỏ chỉ đủ để hắn biên sổ thợ giặt chứ chưa đủ để hắn đọc những chữ khó đọc như những kiểu chữ tân thời mà những nhà nghệ sỹ chế kiểu hình như để cho không ai đọc được nữạ Lúc ấy, người ta đương đóng những chữ tên hiệụ Năm miếng gỗ vuông kỳ quái màu đỏ, mới khô sơn, còn bị vứt ở thềm hè. Một người thợ loay hoay dựng thang. Một thiếu niên xắn tay áo lên một cách rất nghiêm trọng đứng đấy sai bảo người thợ, thỉnh thoảng lại gắt mắng người này một cách cũng nghiêm trọng chẳng kém.

    Hiệu may này thật là choáng lộn đặc biệt. Ở tủ kính ngoài cùng có ba "hình nhân" tạc bằng gỗ, chính là của Tây phương gửi sang, giống hệt mỹ nhân Tây phương, song bị nhà chủ khéo léo đặt lên đầu những mẩu khăn vành dây hoặc búi tóc đen cho có vẻ là phụ nữ Việt Nam. Mỗi chiếc ma nơ canh ấy phô trương một kiểu áọ Nào là áo cổ bành bẻ cổ tay đuôi tôm để các bà các cô diện phố xá. Nào là kiểu đi tắm để các bà các cô khoe cái mỹ thuật về xác thịt tại bờ biển. Nào là kiểu quần áo trong phòng ngủ để phụ nữ có những thế lực nhắc nhỏm cho chồng hoặc nhân tình đừng có sao nhãng cái nghĩa vụ tối thiêng liêng của những bậc nam nhị

    Xuân rón rén lại gần chỗ có mấy chữ gỗ. Nó cố nghĩ cũng không sao hiểu nổi năm miếng gỗ ấy là những chữ gì. Có một miếng gỗ tròn thủng một lỗ và một miếng vuông thủng hai lỗ tròn ở giữạ Còn ba miếng nữa lại thuộc hình tam giác, mả lại cũng có lỗ tròn ở giữa nữa, cái đó mới quái lạ cho chớ! Theo cái trí não hạ lưu của nó, Xuân Tóc Đỏ, từ lúc lên sáu tuổi, đã biết rằng cái thẹo mà giữa có một chấm thì chỉ là biểu tượng của một cái vật xấu xa, thế mà thôị Nó đương tủm tỉm cười một cách vô nghĩa lý thì chợt thiếu niên mắng người thợ:

    - Đầu tiên là cái này! Không, cái tam giác cơ, khỉ lắm!

    Người thợ ngơ ngác hỏi:

    - Bẩm tam giác là cái gì ạ?

    Thiếu niên gắt mắng rầm rĩ:

    - Con khỉ, tam giác là ... là cái thẹo! Mà cái thẹo thì là chữ Ạ

    Người thợ lại cãi:

    - Thưa ông lúc nãy ông bảo cái thẹo là chữ Ụ

    - Im đi, đồ ngu! Cái thẹo lộn xuôi thì mới là chữ U, còn cái thẹo chổng ngược thì chính là chữ Ạ Thợ thuyền gì mà không hiểu một tí mỹ thuật gì cả! Nghe đây này: Trước nhất anh đóng cho tôi cái thẹo lộn ngược rồi đến cái thẹo lộn xuôị Thế là A, U tức là Âụ Rồi thì đến cái miếng gỗ vuông có hai lỗ thủng là chữ H, rồi đến miếng gỗ tròn thủng giữa là chữ O, rồi đến cái thẹo lộn ngược là chữ A, tức là Hoá, nghĩa là cửa hiệu Âu hoá! Có thế thôi mà phải dặn đi dặn lại mãi, thợ với thuyền, ngu như lợn!

    Xuân Tóc Đỏ vừa sung sướng vì đã tìm thấy chỗ hẹn vừa bất bình ở chỗ bị mắng gián tiếp là đồ ngu! Nó lẩm bẩm: "Mẹ kiếp, chứ lại chữ với chả nghĩa!" Nhưng nó lại để ý ngay đến một thiếu niên khác, Âu phục kiểu đi trèo núi, vừa đến chào thiếu niên trông nom việc đặt bảng hiệu kiạ Hai người bắt tay nhau, tiếng Tây ngậu sị cả phố.

    - Trời ơi, cái óc mỹ thuật của bình dân Việt Nam thật là thảm hại!

    - Nói chuyện mỹ thuật với bình dân thì thật phí lời!

    - Không! Không! ngài là nhà báo, ngài phải nâng bình dân lên cái nghĩa vụ hiểu biết mỹ thuật mới được. Tôi, tôi là một nhà mỹ thuật, tôi đã hy sinh cả một cuộc đời của tôi rồi!

    - Thiết tưởng ảnh hưởng của ngài trong dân gian cũng đã phổ cập đấy chứ!

    - Chưa đủ. Còn phải làm việc nữa, dân ta là một dân tộc lười biếng, không chịu suy xét, không muốn tìm mà hiểu những cái khó hiểu của mỹ thuật, cho nên sức hoạt động của tôi chỉ bành trướng được có chừng. Vậy mà mỹ thuật càng khó hiểu bao nhiêu thì càng có giá trị bấy nhiêụ Thí dụ như ở Ý-đại-lợi và Đức-ý-chí: những nhà danh hoạ được tôn lên làm thần thánh chỉ vì có những tranh nguệch ngoạc khó hiểu, những bức hoạ mà công chúng không hiểu gì là đẹp cả nhưng mà công chúng cứ công nhận là những kỳ công kiệt tác, đến nỗi Mussolini và Hitler cũng phải ghen ghét, lúc lên ngôi độc tài thì việc thứ nhất là đem bỏ tù tác giả những kỳ công ấy mãi cho đến lúc bao giờ ngày hiểu được mỹ thuật thì thôị Đấy, ngày xem! Bao giờ dân ta đến trình độ ấy! Bao giờ bọn nghệ sĩ chúng tôi được - bị bỏ tù như thế?

    Người kia gật gù:

    - Quả vậy!

    Người này lại sốt sắng nói tiếp:

    - Chỉ vì trình độ thấp kém của xã hội mà anh em nghệ sĩ chúng tôi phải quay về làm cái việc cải cách y phục nữ là món mỹ thuật dễ hiểu nhất. Bao giờ cả xã hội này biết thưởng thức vẻ đẹp về ... bộ đùi của người đàn bà thì mới hiểu giá trị của những bức vẽ khoả thân và do thế, mới hiểu nổi những món mỹ thuật tối caọ

    - Ồ! ồ! Cái đó đúng sự thực quá chứ?

    - À, thế mấy chữ tối tân này, ngài bảo saỏ Sự phát minh cuối cùng đấy! Trông lạ lắm chứ? Ấy bình dân chưa hiểu nổi cao quý ở chỗ ấy, ta hãy cứ biết thế đã, bao giờ những kiểu chữ tối tân của tôi mà làm cho đến phái trí thức nữa cũng không đọc nổi, thì lúc ấy mới là sự đắc thắng hoàn toàn của nghệ thuật.

    Mới nghe đến đấy, Xuân đã chợt thấy bóng bà Văn Minh thấp thoáng ở nhà trong. Nó bèn rón rén vào thì hai người này cũng theo nó, vừa chuyện trò vừa vào trong cửa hàng.

    - Lạy bà ạ.

    Bà Văn Minh gật đầu đáp lại Xuân và bắt tay hai người kiạ

    - Ông ngồi chơị Ông lại có việc gì thế? Dạo này báo lên hay xuống?

    - Tôi lại có việc hệ trọng lắm. Báo lên được 50 số ...

    - Thế anh này, anh hỏi gì?

    Xuân lúng túng, xoa tay:

    - Bẩm ... bẩm ... bà lớn Phó Đoan, hôm qua ...

    Văn Minh cắt ngay:

    - Im! Anh phải gọi là bà Phán, không thì bà không bằng lòng.

    - Vâng! Bà Phán dặn tôi lại đây ... nói hộ ... với bà ...

    - Được, thế anh ngồi đấy mà đợị

    Rồi bà Văn Minh ra hiệu mời ông nhà báo vào bộ sa lông ở tận bên trong cửa hàng. Xuân ngồi xuống một cái ghế sắt bọc vải ở gần cửạ Tuy nó cũng hơi nóng ruột, song được dịp hưởng bằng mắt một bữa tiệc rất hiếm, nghĩa là ngắm nghía những bộ phận kín đáo của phái đẹp mà chỉ có cuộc Âu hoá là dám phô rạ Nào là những cái ngực khiêu khích đeo những cóoc-sê lụa viền đăng ten, nào là những bắp đùi lồng trong những cái bít tất lụạ Nào là áo lót mình, những quần đùi, tóm lại thì là đủ cả những cái có thể gợi xuân tình trong lòng một ông cụ già đã ăn khao bẩy mươị Những súc lụa trơn và hoa nghìn tía muôn hồng làm cho cửa hiệu có một vẻ vui tươi đặc biệt. Trong cùng thì là cái phòng thử áo bằng ba bề nhung căng, rồi đến xưởng thợ có mấy chiếc máy khâu và một lũ những đàn ông và đàn bà thợ may đi lại làm việc rộn rịp như trong một cái tổ ong ...

    Một người đàn bà nạ giòng, phấn sáp bôi rất vụng, đứng xem ngoài cửa kính ba phút, rồi vàọ Bà chủ hiệu chạy ra đon đả.

    - Thưa bà, bà muốn mua hàng hay may áo ...

    Bà khách nghĩ một lúc lâu, đoạn dè dặt nói:

    - Tôi muốn ... may một bộ áo kiểu mớị

    Bà Văn Minh liến thoắng tán:

    - Vâng, chính thế, bây giờ ai cũng phải cải cách y phục cho phù hợp thời trang. Cái lối trang điểm cổ làm cho người ta chóng già, ta phải thay đi mới được. Thưa bà, nếu bà không biết những thuật để giữ gìn sắc đẹp, thì khó lòng mà giữ được hạnh phúc gia đình, vì các cô thiếu nữ ngày nay ăn mặc lối mới cả, thật là một sự cạnh tranh ghê gớm ...

    Bà khách trợn mắt lên sung sướng vì thấy hợp ý, nghĩ ba phút rồi đáp:

    - Chao ôi! ối chao ôi! Bà nói đúng quá! Các thiếu nữ bây giờ ăn mặc tợn hơn các me Tây khi xưa! Thật là tân thời, thật là đĩ thoã! Chao ôi! Họ cướp mất hạnh phúc của tôi, họ đẹp hơn tôi, họ quyến rũ ông Hàn nhà tôi, bây giờ tôi biết làm thế nàỏ

    Bà tru tréo như sắp cãi nhau với ai, khiến Văn Minh phải xua tay:

    - Ấy chết! Bà đừng nóng nẩy thế!

    - Ông Hàn nhà tôi đêm nào cũng đi theo bọn gái mới thì tôi biết làm thế nào kia chứ, hở Giời!

    - Thưa bà, cái đó rất dễ ... Bà chỉ việc ... ăn vận như họ ...

    - Phải! Phải! Âu là tôi cũng ăn mặc tân thời! Mặc cho thiên hạ sẽ gọi tôi là con đĩ già! Chỉ tại bà, các bà, chủ hiệu thợ may, các bà đầu têu ra mà thôi!

    Bà Văn Minh so vai mà rằng:

    - Thưa bà, chúng tôi chỉ tiến theo luật tiến hoá chung của xã hộị Giữa buổi canh tân này, cái gì là bảo thủ thì bị đào thải đi! Bà có biết rằng từ khi chúng tôi mở cửa hiệu này ra thì bao nhiêu người vợ được cứu vớt, tìm thấy lòng yêu của chồng, lại được hưởng hạnh phúc gia đình rồi đó không?

    - Thưa bà, thế thì tôi xin may ngay một bộ, bộ nào tân thời nhất! Mà xin bà đừng tính cao giá quá!

    - Vâng! Vâng! Mời bà đi xem các kiểu áo ...

    Bà chủ đưa khách đi điểm binh các ma nơ canh một lượt.

    - Đây ... đây ... Tiệm may chúng tôi có rất nhiều kiểu, toàn do những sinh viên mỹ thuật có danh tiếng chế tạo ra cả. Đây, bà cứ xem những biển đề ở tượng là rõ nghĩa lý của từng bộ y phục một. Đây là bộ Lời hứa, nghĩa là để cho thiếu nữ nào mặc bộ ấy có thể hứa với bạn lòng một cuộc hẹn hò vậỵ Đây là bộ Chiếm lòng mặc bộ ấy thì ta nắm vận mệnh bọn nam nhi trong tay tạ Đây là bộ Ngây thơ, đây là bộ Dậy thì, toàn cho gái mới nhớn. Từ đây vào là của các bà thiếu phụ, các bậc nội tướng rồi ... Thưa bà, đây là bộ Nữ quyền, của người đàn bà lúc nào cũng được chồng khiếp sợ. Còn đây là bộ Kiên trinh, cho những bà quả phụ nhất quyết ở vậy thờ chồng, và đây là bộ Lưỡng lự, cho những đàn bà goá chồng, mà không biết nên thủ tiết hay là thôị Còn đây, bộ y phục tân thời nhất, vừa được chế tạo ra được mấy hôm nay thôi, chúng tôi chưa kịp kẻ bảng nhưng đã nhất định đặt là Chinh phục, nghĩa là có bộ y phục này, thì ai cũng phải say mê bà, dù là cả đến chồng bà!

    Hai người đứng trước một bộ áo quần táo tợn vì may bằng thứ sa mỏng dính màu đen. Bên trong cái quần và cái áo chỉ có cái cóoc-sê và cái quần đùi đen thôi, nên chi cái người đàn bà gỗ tuyệt đẹp ấy để lộ cả một nửa bộ ngực trên, cả hai cánh tay, và từ hai bên bẹn trở xuống cũng rõ mồn một.

    Trong khi Văn Minh lộ vẻ đắc chí thì bà khách bĩu môi đứng lặng im, hồi lâu mới nói:

    - Mặc bộ này thì ... khó coi lắm!

    Lúc ấy nhà mỹ thuật và nhà làm báo cũng đều nghe ngóng. Ông nhà báo nói ngay:

    - Dễ coi lắm thưa bà! Nếu bà mặc bộ này thì không còn một người đàn ông nào lại không chạy theo bà như chạy theo những cô gái ngây thơ!

    Nhà mỹ thuật thêm:

    - Chinh phục! Tôi đã phải đặt tên là Chinh phục!

    Bà khách lại nói:

    -Quần với áo mà đến thế thì chả còn ... che đậy gì được mấy tí.

    Nhà mỹ thuật lại cãi:

    - Thưa bà, những nguyên tắc về y phục đã thay đổị Chúng tối mà có thể chế ra kiểu này cũng là vì theo cái quan niệm y phục của các nhà thợ may lớn ở Tây phương. Quần áo để tô điểm, để làm tăng sắc đẹp, chứ không phải để che đậỵ Bao giờ ... bao giờ mà y phục tiến bộ đến cực điểm đi đến chỗ tận thiện tận mỹ, thì nghĩa là y phục phải không còn ... che đậy cái gì của người đàn bà nữa!

    Trước sự hoài nghi của bà khách, bà chủ phán thêm:

    - Nếu bà có sợ mới quá thì bà cứ việc chờ những lúc ông Hàn nhà ta sắp đi chơi là bà mặc nó vào rồi đứng soi gương trong nhà thì cũng đủ cho ông Hàn nhà ta phải mê tơị

    Bà khách gật gù:

    - Phải! Phải đấy! Dễ phải đến thế thì mới có công hiệụ

    Văn Minh lại nói:

    Thưa bà, hạnh phúc của gia đình có gì khác, nếu nó không là hạnh phúc của vợ chồng? Nếu ái tình đến thời kỳ phai nhạt thì làm thế nào cho vợ chồng có hạnh phúc?

    - Phải lắm!

    - Bởi thế cho nên chúng tôi phải chế thêm cả những kiểu mới và những thứ quần áo lót mình ở bên trong chứ không phải chỉ cái cách bề ngoài như lời công kích của bọn đạo đức hủ lậu đâụ Nếu bà lại dùng cả những áo lót mình của hiệu chúng tôi thì ấy là bà đã biết những bí thuật giữ chồng rất mầu nhiệm.

    - Đâủ Xin bà cho chúng tôi xem, chúng tôi may một thể vậỵ

    Văn Minh dẫn bà khách quay lại cái tủ kính ở phía sau lưng và giở ra một đống những quần đùi, cóoc-sê, áo lót dài, áo lót mình ngắn, băng buộc vú, vân vân ...

    - Đây là cái áo Ỡm ờ ... Đây là cái quần Hãy chờ một phút ... Đây là cái áo lót Hạnh phúc, đây là cái coóc-sê Ngừng taỵ Bà xem! Ngoài cửa hàng Âu hoá chúng tôi, làm gì có hiệu nào săn sóc đến hạnh phúc của phái đẹp một cách chu đáỏ

    Bà khách gật đầu lia lịa mà rằng:

    - Vân, tôi xin vâng! Tôi xin Âu hoá theo văn minh, ăn vận theo tiến bộ! Xin gọi phó may lên và tôi vào buồng thử!!

    Văn Minh chỉ nhà mỹ thuật:

    - Bẩm đây, phó may đấy! Một nhà tài tử nguyên sinh viên trường Mỹ thuật Đông Dương để hầu hạ cho cái sắc đẹp của các bà!

    Nhà mỹ thuật cúi đầu rất thấp mà rằng:

    -Xin mời bà đi theo tôi, tôi rất được hân hạnh.

    Rồi hai người vào cái buồn kín che bằng nhung.

    Để Xuân cứ ngồi ngáp dài, Văn Minh còn cãi nhau với ông nhà báo đã.

    - Thưa ông, nếu ông tăng tiền quảng cáo thì quá lắm.

    - Thưa bà, ấy là bà nhầm. Báo của tôi mỗi ngày một tăng độc giả, cái danh giá của chúng tôi mỗi ngày bị bọn bảo thủ làm cho tiêu đi mất một tị, thế là chỉ lợi cho bà. Vả lại số người theo mới cứ tăng ...

    - Thưa ông, đó là sự tự nhiên, mà có lợi thì lợi cho các ông chứ cho gì riêng tôi mà ông lại ...

    - Không! Lợi nhất cho bà và những ai cùng nghề với bà!

    - Ông hô hào đổi mới, người ta theo mới thì lợi cho các ông đã chứ?

    - Không, lợi nhất cho bà, tôi đã nói thế.

    - Ông tưởng thế, chứ báo của ông đã có ảnh hưởng gì? Chắc đâu ...

    Nhà viết báo đến đây, sùi bọt mép ra vì tức giận:

    - Không có ảnh hưởng, bà bảỏ Thế bà xem xã hội bây giờ tiến hoá đến đâủ Bà có đọc báo hàng ngày đó không? Bao nhiêu vụ ly dị! Bao nhiêu cuộc ngoại tình? Con gái theo giai đùng đùng đàn ông chê vợ hàng lũ, lại vừa có cả một ông huyện treo ấn từ quan để theo một cô gái tân thời, như thế, tôi tưởng là báo chúng tôi có ảnh hưởng quá nữa! Ngày nào cũng có một tiệm khiêu vũ mới mở ...

    Đến đây thì bà Phó Đoan vừa lúc bước vàọ Xuân Tóc Đỏ vủng đứng lên. Văn Minh cũng mặc ông nhà báo đứng đấy với mọi cái ảnh hưởng của tờ báọ

    - Cháu! Cháu! ...

    - Lạy dì ... À, dì vào đây cho cháu nói khẽ cái này!

    Bà dì và cô cháu đem nhau ra một góc tận đằng xa ... Ông nhà báo cầm mũ ra thẳng với sự giận dữ và sự nhận chân ra cái chân lý: nghề viết báo là một bạc nghệ. Xuân Tóc Đỏ đi đi lại lại có vẻ đợi chờ ...

    - Dì dặn cái thằng ấy đến đây làm gì thế?

    - À, thế thì dì đã bảo là để cháu nhận nó giúp việc thì dì cho xây cái sân quần ở nhà để dì cháu ta tập mà lạỉ

    - Vâng, nhưng mà xây sân quần thì cũng phải ít lâu nữa chứ? Ai mượn ngay nó làm gì cho tốn cơm tốn tiền?

    Bà Phó Đoan ngẩn người ra mà rằng:

    - Ừ nhỉ? Nhưng mà bắt đợi chờ thì nó chết đói mất!

    Hồi lâu, bà mừng rỡ thì thào vào tai cháu:

    - Hay là thế này, Trước khi có sân quần, ta hãy ... như thế, như thế, thì không sợ cơm toị Cháu nghĩ saỏ

    Ấy thế là Xuân Tóc Đỏ bắt đầu dự vào cuộc cải cách xã hộị

----------------------------------------------------------------------------------------------------VQV

Bài Học Tiến Bộ Của Xuân Tóc Đỏ, Hai Quan Niệm Về Gia Đình và Xã Hội, Vâng Tôi, Tôi Là Người Chồng Mọc Sừng!

    Ông chủ, bà chủ đã cùng với mấy bà tân thời và mấy ông du học sinh lên một chiếc xe hơi đi lên hiệu khách ăn cơm.

    Bọn thợ may, các cô khâu, đã lũ lượt kéo nhau ra về.

    Đồng hồ đánh 12 tiếng.

    Ngoài Phố, trên các cây sấu, những con ve sầu nhất định phá giấc ngủ trưa của các quý quan.

    Xuân Tóc Đỏ tự hỏi: "Thế này thì nước mẹ gì?" Nó đi đi lại lại, ôn những lời dặn bảo của chủ nó.

    - Trước khi có thể giúp chúng tôi về thể thao, anh hãy cố sức giúp xã hội trong cuộc Âu hóạ Anh phải nhớ kỹ rằng hôm nay trở đi thì anh đã dự một phần vào cuộc cải cách xã hội rồị Từ đây mà đi xã hội văn minh hay dã man là trách nhiệm ở anh! Vậy anh nên làm ăn chăm chỉ, phải trông nom hết tất cả mọi việc, và nhất là phải hiểu những công việc mình làm.

    Ông chủ thời nói một cách cầu kỳ đại khái thế. Giản dị hơn nữa, bà chủ chỉ bảo Xuân:

    - Thế nghĩa là lúc nào rỗi thì cầm cái chổi này (bà đưa luôn ngay ra một cái phất trần) mà phủi bụi những súc lụa, những quần áo ở ma nơ canh. Phải biết cái gì là vệ sinh, đừng để cửa hiệu rác rưởi, bụi bậm.

    - Vâng ạ.

    Nhà mỹ thuật lại dặn:

    - Cần hơn nữa là anh phải biết tên các đồ hàng, các mốt y phục, để cho khác vào hàng thì có thể chỉ bảo cho khách có một cái gủ

    - Bẩm cái gu là cái gì ạ?

    Nhà thẩm mỹ đã ấp úng, phải vỗ tay vào trán mấy cái, rồi mới nói:

    - Nghĩa là ... nghĩa là cái thích, cái sở thích, cái ... cái quan niệm về mỹ thuật.

    - Bẩm, tôi vẫn chưa hiểụ

    - Anh không hiểu thì phải cố mà hiểu! Thế là thế này: Anh phải thoáng trông thấy một bộ quần áo là nhớ ngay đến tên của nó, để mà có thể tán cho khách nghe vui taị Anh phải biết cái phận sự của người văng-đơ, nghĩa là người bán hàng! Mỗi khi có một người bằng lòng may một bộ y phục tân thời, thế là nước nhà lại có thêm một người tiến bộ.

    - Bẩm, như thế thì ra tôi lại phải biết cả các mặt hàng tơ lụa hay là bà này nên may mặc ra làm sao, cô kia nên may mặc ra làm saỏ

    Nhà mỹ thuật trợn mắt, so vai, trỏ mặt Xuân:

    - Lạm quyền! Lạm quyền! Đấy là công việc của tay-ơ 1 là của tôi! là của một mình tôi! Một mình tôi mà thôi! Đây này ... anh ra đâỵ

    Xuân bị lôi đến trước một chiếc ma nơ canh. Nhà mỹ thuật nói:

    - Hở cánh tay và hở cổ là Dậy thì! Anh đọc thật to lên!

    Xuân nhắc lại như một con vẹt học một bài học thuộc lòng:

    - Hở cánh tay và hở cổ là Dậy thì! Hở cánh tay và hở cổ là Dậy thì!

    Nhà mỹ thuật gật gù hài lòng và lôi Xuân ra một cái ma nơ canh khác:

    - Hở đến nách và hở nửa vú là Ngây thơ! Đọc cho quen mồm đi!

    - Hở đến nách và hở nửa vú là Ngây thơ! Hở đến nách và hở nửa vú là Ngây thơ!

    - Tốt lắm! Anh cứ chịu khó học như thế vài lượt là thuộc mặt chữ, à quên, không! là đã thuộc lấy kiểu mới mà nghệ thuật đã chế tạo đó. Từ đây mà đi thì cuộc Âu hóa trông cậy vào cái óc thông minh của anh. Đây này, bộ này là bộ Kiên trinh, cho những vị quả phụ nào nhất định không đi bước nữa, cho nên quần áo kín đáo trông nghiêm nghị, cổ áo lá sen lòe xoè che kín cả hai đường hằn của đôi vú. Bên cạnh thì là bộ Lưỡng lự cho nên cổ áo kiểu khăn san thì che kín thân áo về một bên vú mà để hở hẳn thân áo về một bên. À quên, anh đọc nổi những chữ kẻ ở bảng này đấy chứ?

    - Bẩm vâng, chữ này kiểu cũ, tôi đọc được.

    - Thôi, thế tôi để nguyên một mình anh với ainh!

    Trước khi ra đi, bà Văn Minh còn dặn:

    - Anh lấy cái bảng có chữ Đóng cửa buổi trưa mà treo tủ kính rồi anh ngồi trông hàng. Có ai vào thì tiếp, ai hỏi thì nhớ lấy rồi ra bảo tôị

    Thế rồi ... cả bọn ra đị

    Xuân Tóc Đỏ đã hiểu rõ cái địa vị mình rằng trong cuộc Âu hóa, trong cái việc cải cách xã hội, nó chỉ là một anh loong toong. Nó không bất mãn ở chỗ ấy nhưng ở chỗ người ta không nhớ rằng nó cũng cần phải nghỉ nghơi cơm nước như mọi người khác. Nó thấy đói lắm. Nó rất muốn trông thấy bà Phó Đoan, nhưng bà đã lên xe hơi với con chó yêu quý của bà từ bao giờ ... rồị

    Nó đi đi lại lại trong cái cửa hàng vắng tanh êm ả, miệng nó lầm bầm mấy lần: "Chả nước mẹ gì cả!" Rồi nó cầm cái chổi phất trần, lần lượt phủi bụi cho những chiếc ma nơ canh. Nó đọc rất to, lại lai nhai giọng hò như tiếng ê a của trẻ con học bài thuộc lòng chữ Hán vậỵ Có điều đáng lạ là bài nó học chính tự nó đặt rạ

    - Mẹ kiếp! Quần với chả áo! - Cái này là cái gì? À Lời hứa! ... thắt đáy, nở ngực, nở đít ... phải phải! Thắt đáy, nở ngực, nở đít là Lời hứa Hở ngực, hở tay, hở đùi là Chinh phục! Hở ngực, hở đùi là Chinh phục! Hở đến nách và hở nửa vú là Ngây thơ!

    Cái chổi vướng cái đinh rơi xuống đất. Nó cúi nhặt, mồm vẫn đọc thật to:

    - Hở đến nách và hở nửa vú là Ngây thơ! Hở ... hở là ... Ngây thơ!

    Giữa lúc ấy có một thiếu phụ còn trẻ tuổi lắm, đẩy cửa sầm sầm bước vào hàng. Hai người nhìn nhau kinh ngạc một lúc, rồi thiếu phụ cất cao giọng hỏi:

    - Ông ... ông là aỉ

    Xuân Tóc Đỏ ưỡn ngực lên, giấu cái chổi lông gà sau lưng, nghiêm trang:

    - Tôỉ ... Là ... là ... một người dự phần trong việc Âu Hoá.

    - À!

    - Một người cải cách xã hội ... có trách nhiệm quốc dân văn minh hay là dã man.

    - À, thế thì tốt lắm!

    - Thế cô muốn gì? Cái quần Hãy chờ một phút nhé?

    - Tôi có chồng rồi! Tôi không chờ được phút nào cả.

    - Vậy bà muốn gì, thưa bà?

    - Chồng tôi! Cải cách! Âu hoá! Chồng tôi đâủ

    - Bẩm thế là aỉ

    - Ông Típ ... fff ... ạ!

    - Ông gì ạ!

    - Ông Típ Phờ Nờ!

    Xuân Tóc Đỏ ngẩn mặt ra như người bằng gỗ đến năm phút rồi mới hỏi lại:

    - Bẩm ông ... Ông Típ Phờ Nờ?

    - Phải! Chính thế. Ông ấy đâủ

    - À, đây không có ai tên là ông Típ Phờ Nờ ạ!

    - Có lắm. Chính là ông mỹ thuật Đông Dương, ông cai thợ may, cái ông vẫn ký tên ở các báo mục phụ nữ là TYPN, nghĩa là: Tôi yêu phụ nữ! Ông cải cách xã hội mà lại còn không biết? Thế ông cải cách từ bao giờ?

    - À, bẩm thế thì có. Nhưng mà ông ấy vừa đi đâu ...

    - Thế thì tôi chờ.

    - Vâng, xin bà cứ tự nhiên, cái đó vô hạị

    - Ông trông hộ xem quần áo tôi may thế này đã có gì là tân thời chưả

    Xuân Tóc Đỏ nhìn qua cái áo giản dị, cổ áo không thuộc mốt lá sen cũng như không thuộc mốt bánh bẻ, cái quần trắng giản dị kín đáo, đôi giầy nhung đen không cầu kỳ mấy, thì chỉ thấy nó có vẻ đứng đắn thôị Vì trong óc nó có sẵn thành kiến là cái gì nhố nhăng thì mới là tân thời, nó bèn đáp:

    - Bẩm, trông bà chỉ có vẻ lương thiện, đứng đắn thôi chứ không tân thời mấy ạ.

    - Có phải thế không, hở ông?

    Xuân gật đầu lia lịa:

    - Vâng ạ! Vâng ạ! Thế thì cổ lắm, chưa được Âu hoá mấy! Bà là vợ ông Típ Phờ Nờ mà ăn vận thế, e còn là hủ lậu đấy ... Thế bà chưa biết rằng ông nhà đã chế ra nhiều kiểu rất tân tiến hay saỏ Nào là Ngây thơ, Chinh phục, Lưỡng lự, Chờ một phút, Ỡm ờ, Ngừng tay, nhiều kiểu lịch sự lắm, bà ạ.

    Thiếu phụ nghiến rít hai hàm răng lại mà nói:

    - Chồng tôi áp chế tôi lắm! Tôi không chịu nổi nữa!

    - Thưa bà, thế là một sự trở ngại trên đường tiến hoá! Mà muốn phản đối lại việc ấy, bà chỉ còn có một cách là chiếu cố đến bản hiệu mà may ngay một bộ quần áo gọi là Nữ Quyền! Mặc nó vào, người vợ sẽ được chồng khiếp sợ ... Văn Minh đã bảo thế!

    - Ông là người có học thức lắm. Ông nói văn vẻ y như viết văn Tây! Vậy thì ông hết sức che chở cho tôi trong cuộc Âu hoá nhé?

    Xuân Tóc Đỏ cúi xuống rất thấp:

    - Chúng tôi rất được hân hạnh.

    Thiếu phụ sung sướng cả cười:

    - Chà! Ông phong nhã quá đi mất!

    - Thưa bà, hạnh phúc có gì là khác, nếu nó không là hạnh phúc của vợ chồng? Nếu ái tình đến thời kỳ phai nhạt thì làm thế nào cho vợ chồng có hạnh phúc?

    - Ấy chính thế đấy! Nếu ông TYPN cứ cấm đoán mãi tôi, thì chắc không thể yêu được mãi ông ấy như vào ngày mới cưới nữạ

    - Thưa bà, chúng tôi không phải chỉ cải cách bề ngoài như lời dèm pha của phái đạo đức hủ lậu đâụ Vả lại ...thưa bà ... tiến theo luật tiến hoá chung của xã hội ... giữa buổi canh tân này, cái gì là bảo thủ thì bị đào thải đi ... Quần áo để làm tăng vẻ đẹp, không cốt che đậy ...

    Xuân Tóc Đỏ đương mở máy nói như một cái kèn hát thì cánh cửa kính bị đẩy tung rạ Nhà mỹ thuật sầm sầm chạy vào, có nhà viết báo đi theọ

    Nhà mỹ thuật giờ tay lên trời mà than dài:

    - Ôi! Phong hoá suy đồi!

    Đoạn về sau lưng giơ tay lặng lẽ phân vua với nhà viết báọ Ông này cho đó là cơn ghen đích đáng của những nhà nghệ sỹ chân chính (những nhà nghệ sĩ là hay cả ghen lắm) liền phịu mặt, khẽ nói:

    - Thật không thể tha thứ được!

    Nhưng nhà mỹ thuật lại hiểu câu ấy theo ý riêng chứ không phải do lòng ghen tuông. Ông vồ lấy câu ấy mà nói:

    - Thật không thể tha thứ được

    Nhưng nhà mỹ thuật lại hiểu câu ấy theo ý riêng chứ không phải do lòng ghen tuông. Ông vồ lấy câu ấy mà nói:

    - Có phải thế không, anh? Vợ tôỉ Chính vợ tôỉ Chính vợ tôi mà lại ăn mặc tân thời như thế nàỷ Hở Giờỉ Quần trắng nữa ư? hở Giờỉ Đường ngôi lệch, bôi môi hình quả tim ư? Hở Giờỉ Đồ đĩ! Đồ khốn nạn! Đồ ...

    Xuân Tóc Đỏ giơ tay ngăn:

    - Thưa ngài, tôi xin che chở phái đẹp trong cuộc Âu hóa!

    Bà vợ nhà mỹ thuật lúc ấy tức giận như vợ những nhà mỹ thuật mà rằng:

    - Thôi đi, anh là đồ ngu! Anh hô hào đổi mới, Âu hoá, anh cổ động phái phụ nữ phải cải cách y phục theo mốt của anh, phải đánh phấn bôi môi theo cách thức của anh, thì tôi, tôi cũng là một phụ nữ mặc dầu tôi chỉ là vợ anh! Tôi là người đàn bà! Khắp bàn dân thiên hạ này ai cũng có thể làm chứng cho tôi rằng tôi là phụ nữ, chính tôi cũng là phụ nữ! Ai bảo không? Ừ, có ai dám chối không? Tôi thách ai dám bảo tôi không là đàn bà đấỷ

    Nhà mỹ thuật xua tay:

    - Biết rồi! Biết rồi ... Câm đi! Thối chưa!

    - Tôi không câm có được không?

    - Câm đi, đồ ngu! Khi người ta cổ động đàn bà thì phải biết là cũng có năm bảy thứ đàn bà! Khi người ta nói phụ nữ ... là nói vợ con chị em người khác, chứ không phải vợ con chị em của ta! Mợ đã hiểu chưả Người khác thì được, mà mợ, mợ là vợ tôi, thì mợ không thể tân thời như người khác được!

    Bà Typn cãi:

    - Thế thì tôi không hiểu nữa đấy! Vô lý!

    Nhà mỹ thuật quay sang cầu cứu nhà viết báọ Ông này cắt nghĩa:

    - Thưa bác, ta nên chia gia đình với xã hội ra làm haị

    - Thế sao bác cũng chủ trương cải cách trong báo của bác?

    - Là vì tôi cũng như bác giaị Phụ nữ nghĩa là vợ con chị em người khác chứ không phải vợ con chị em của tôị Gia đình tôi thì cứ phải theo cổ, không được có hạng đàn bà ăn mặc tân thời nay khiêu vũ, mai chợ phiên, rồi về nhà chửi lại mẹ chồng bằng những lý thuyết bình quyền với giải phóng!

    Ông nhà báo nói một cách quả quyết như những nhà văn sĩ cấp tiến làm cho nhà mỹ thuật cũng hăng hái nói tiếp:

    - Đối với tôi ấy à? ... Đàn bà cứ nhốt trong buồng, mợ đã hiểu ra chưả

    Vợ nhà mỹ thuật thất thanh kêu:

    - Giời ơi! Có thể như thế được chăng?

    Nhà viết báo giơ hai 2 tay lên không khí, ra vẻ sốt ruột:

    - Giời ơi! thì chỉ có thế mà mãi không hiểủ

    Nhà mỹ thuật lại tấm tức nói ngay:

    - Rõ đồ khốn! Tưởng bở! Đòi nay mốt này, mai mốt khác để làm túi cơm giá áo à? Đã ăn hại chồng mà lại bắt chồng nay sắm thứ này, mai sắm cái khác để làm cho chồng phải khổ sở rồi không kiếm ra tiền để diện thì "đi khách" lấy tiền! Đừng có học đòi! Đừng có lãng mạn!

    Rồi nhà mỹ thuật quay lại chỉ vào mặt Xuân:

    - Tôi đã bắt được quả tang anh dùng những văn chương bóng bẩy ra mê hoặc vợ tôi, định làm cho vợ tôi trụy lạc, định làm tan nát gia đình nhà tôi đấy nhé! Anh cứ liệu cái thần hồn!

    Sau cùng thì ông lôi lấy tay vợ ông, kéo sềnh sệch ra cửa, hầm hầm gắt mắng:

    - Mau! Đi về ngay! Về cởi cái quần trắng ra ngay! Không có mà không vợ, không chồng gì nữa đâụ

    Nhà viết báo cắp cặp chạy theo cặp vợ chồng ấy nốt.

    Còn lại một mình trong phòng, Xuân Tóc Đỏ ôm đầu nghĩ ngợi, băn khoăn không hiểu nghĩa lý cái việc cải cách của ông cai thợ may ra làm saọ Nó đương lo điên người lên ở chỗ ông ta thù thì không biết có mất việc không, thì thấy một người đứng tuổi, quần áo nho nhã ra vẻ một thầy ký kiết, rón rén đẩy cửa vào, khẽ nói ra vẻ bí mật:

    - Kính chào ngài! Thưa ngài, tôi, tôi là một người mọc sừng!

    Tưởng mình ngủ mê, Xuân Tóc Đỏ dụi mắt một mấy cáị Người kia lại nói một cách thân mật:

    - Vâng, chính thế, tôi là một người chồng mọc sừng.

    Xuân hoảng hốt:

    - Ngài mọc sừng?

    - Bẩm đích thị như thế thật đấy ạ.

    Xuân Tóc Đỏ sờ lên đỉnh đầu người ấy rồi ngơ ngác:

    - Ơ ờ! Ngài chỉ nói đùa chứ ngài có mọc sừng đâu!

    Người lạ mặt để tay lên mồm làm một cái suỵt. Rồi thì thào:

    - Xin ngài hiểu cho rằng nói thế là nói bóng gió. Còn muốn nói cho dễ hiểu thì thế nghĩa là: vợ tôi đi ngủ với giaị

    - Ủa!

    - Vâng, Người Pháp bảo những người chồng có vợ ngủ với giai là những người mọc sừng! Thưa ngài, vợ tôi hư hỏng lắm, dễ tôi đến phải tự tử mất.

    - Ấy chết!

    - Nhưng trước khi tôi tự tử thì tôi phải làm được việc gì oanh liệt đã. Muốn thế, tôi phải nhờ ngài giúp cho một taỵ

    - Thưa ngài, thế ngài là aỉ

    - Tôi là một ông phán dây thép, ngài cứ biết thế. Tôi lại có họ với ông Văn Minh. Tôi được bà Phó Đoan mách rằng ngài là một người thông minh, có học thức, bụng dạ lại hào hiệp, nên trước khi đến sở, tôi vội tạt vào đây, mong ngài giúp cho ...

    - Việc gì thế ạ?

    - Bẩm một việc rất dễ ạ. Bẩm hễ ngài cứ trông thấy tôi ở đâu (mà tôi còn gặp ngài) thì ngài cũng chỉ cần trỏ vào mặt tôi mà nói rằng: "Thưa ngài, ngài là một người mọc sừng." Có thế thôị

    - Chết nỗi, tôi chả dám. Cần gì phải tự bị mọc sừng một cách rầm rĩ thế?

    - Tôi lạy ngài, ngài cứ thế chọ Tôi xin thuê ngài một chục bạc! Đây, tôi xin đưa trước năm đồng.

    Nói xong, người ấy tức khắc để vào tay Xuân một tờ giấy bạc con công.

    Xuân Tóc Đỏ còn ngẩn người ra thì ông phán dây thép ấy đã cắm cổ tháo lui một cách bí mật cũng như những người mọc sừng khác.

    --------------------------------

    1 Thợ may

    2 Trong sách in là "giơ hay tay" nhưng chắc in lộn. Sách nào có nhiều lỗi, idle gõ như nguyên văn bản, nếu idle sửa thì sẽ để số ghi chú

----------------------------------------------------------------------------------------------VQV

Lại Chuyện Sân Quần, Trong Nhà Một Gia Đình Văn Minh, Xuân Tóc Đỏ Nhảy Vào Khoa Học

    Ba người cùng đứng ở cửa sổ nhìn xuống sân.

    Bà Phó Đoan chỉ tay huyên thuyên nói:

    - Đấy, anh chị xem! Ba công thợ rồi đấỵ Mà chỉ mới được có thế! Không biết đến đời nào mới xong một cái sân quần!

    Văn Minh chồng nói:

    - Dì đừng nóng ruột, vì xây một cái sân quần không phải là việc chốc lát.

    Văn Minh vợ cũng họa theo:

    - Vả lại dì cháu ta có vội gì đâu! Bao giờ xong thì ta tập, ấy chỉ có thế.

    Cái sân mới hơi hơi thành hình, vì người ta mới đổ nền bằng gạch đập vụn và tưới một vài nước bích toong(1). Chung quanh khu vườn vuông ấy, những cây chanh, những cây hồng, và cỏ, đều bị phạt đi, bị cuốc lên nằm ngổn ngang bừa bộn như trong một cảnh tàn phá. Bà Phó Đoan đã phá khu vườn hoa để xây cái sân quần ấy, chẳng bởi lòng hâm mộ thể thao mà thôị Nhưng mà còn vì lẽ gì, cái đó đã có đấng Thượng đế biết rõ. Tuy vậy, bà cũng nói:

    - Ngót tám trăm bạc một cái sân, chả biết thế là rẻ hay đắt!

    Văn Minh vợ vội nói ngay:

    - Không đắt đâu, dì ạ. Dì cứ nhớ lại những lúc các hội thể thao hết diễn kịch lại quyên tiền mà có mấy cái sân quần cũng mãi chẳng xây xong ... Thế mà dì cho xây sân quần này chưa đến tám trăm, tưởng cũng là rẻ.

    Cho rằng bà Phó Đoan làm việc ấy chỉ vì lòng hâm mộ thể thao và yêu chuộng cô cháu nghĩa là vợ mình, ông Văn Minh thấy cần nói những câu ân nghĩa để đối phó với một sự nhờ vả. Ông uốn lưỡi bẩy lần trong miệng rồi mới tán:

    - Vả lại dẫu có đắt nữa thì cũng không nên phàn nàn. Biết đâu rằng sau khi nhà này có sân quần thì cuộc đời của dì lại không bắt đầu vào một kỷ nguyên mớỉ Rồi nhà này sẽ biến thành một nơi tựa như một câu lạc bộ, một chỗ họp mặt, một chỗ hẹn hò của những kẻ thượng lưu trí thức trong nước để làm việc cho xã hội một ngày một tốt đẹp văn minh thêm lên! Dì làm những việc ấy không những có lợi cho thanh danh của dì, nhưng mà cũng còn săn sóc đến cái tương lai của em Phước nữạ Theo ý tôi thì trẻ con thời buổi này cần được hưởng tất cả mọi sự giáo dục mới mẻ của văn minh, được giáo huấn về xác thịt cũng như về tinh thần. Xưa kia các cụ chỉ nghĩ đến khối óc mà thôi, đó là một sự sai lầm rất tai hạị

    Ông ta nói thế một cách liến thoắng trôi trẩy như nước suối, sốt sắng như những người không thành thực chút nào cả, đến nỗi bà Phó Đoan nghe xong, tuy chẳng hiểu quái gì, nhưng cũng thấy êm tai, và nhất là sung sướng, vì cả hai bên cùng làm khác với ý nghĩ mà lại có vẻ như hiểu rõ bụng tử tế của nhau lắm. Việc xây sân quần mà lại để cho xã hội văn minh thì bà có cần gì?

    Ba người quay vào buồng khách, ai cũng hài lòng như aị

    Tự nhiên bà Phó Đoan hỏi:

    - Này cái anh chàng Xuân xem chừng cũng được việc đấy chứ?

    Cô cháu đáp:

    - Hắn thông minh lắm! Mới vào làm có vài ngày mà khách khứa xem ý ai cũng mến.

    Bà Phó Đoan sung sướng mà rằng:

    - Số anh ta tốt lắm đấy! Ở đâu là vui vẻ đấy, thịnh vượng đấỵ

    - Thế à! Có lẽ đúng thật! Từ hôm có hắn thì quả nhiên khách may mặc cũng có đông hơn lên.

    Ông cháu rể ôn tồn:

    - Được cái mồm miệng hắn cũng nhanh nhẩụ

    Bà Phó thêm:

    - Có người đi đến đâu chết trâu đến đấy, anh ta thì đi đến đâu cũng vui vẻ đến đấy, âu cũng là tại số, chỉ thương hại về nỗi bồ côi sớm, chứ không nếu được ăn học, tất cũng nên người như aị

    Ông Văn Minh sửng sốt phản đối:

    - Thì saỏ Dì bảo saỏ Việc gì mà phàn nàn? Làm nghề nhặt ban hay giúp việc cho hiệu may thì cũng đều giúp cho xã hội tiến bộ cả! Hắn có bồ côi như thế thì sau này có được chút danh vọng gì mới càng đáng quý. Còn những ông con quan, những ông nhà giàu, mà sau này được hiển vinh, thì còn gì là lạ? Hắn có thể tự hào là Bình dân! Bây giờ mà nói đến quý phái, trưởng giả là cổ hủ, là không đúng mốt nữa! Khắp thế giới, đâu người ta cũng chỉ coi trọng Bình dân thôi! Để chỗ cho Bình dân! Bình dân vạn tuế!

    Nghe những câu nói ấy, bà Phó Đoan cũng thấy ông cháu rể là văn minh, tân tiến, rất xứng đáng với chức du học sinh, tuy không có văn bằng. Bà ôm lấy con Loulou vào lòng một cách thân yêu như ôm một người tình nhân, ngáp dài một cái, rồi nói:

    - Bảo lại mà sao mãi không thấỵ

    Ông Văn Minh ngửa đầu tựa thành ghế lấy điếu thuốc Ăng-lê thứ mười tám ra để lên miệng, oai vệ quệt diêm. Vợ ông ta để cả hai chân lên bàn - cái bàn lùn tìn tịt - đài các y như những phụ nữ tân tiến khác, và hỏi:

    - Quái, sao buổi chiều hôm nay chả thấy ai đến chơi thế nhỉ?

    - Chắc lát nữa thể nào có vài người bạn tôi đến chơi đâỵ

    - Aỉ Nhưng ai hở mình?

    Bà Phó Đoan cũng hỏi:

    - Aỉ Phái mới hay phái cũ?

    Văn Minh đáp:

    - Anh đốc Trực Ngôn với lại Joseph Thiết, với lại một vài người bạn nữạ

    - À!

    - Những người đã được tôi giới thiệu cho dì và muốn lại đây đáp lễ ...

    - Hay lắm !

    Reo thế rồi, bà Phó với tay lên cái quả điện để bấm chuông. Khi người bếp chạy lên, bà ra một cái lệnh:

    - Đi mua nước đá và sửa soạn đồ nước! Mở rộng cái cửa chính ra! Xích cổ mấy con chó vào một chỗ, mau lên!

    Cái quạt trên trần nhà quay tít làm cho những thớ lụa ở những thứ quần áo mỏng gần bằng giấy hút thuốc lá cứ mấp máy nhảy như sóng gợn một cách rất mỹ thuật trên da thịt trắng trẻo của hai phụ nữ cùng tân tiến như nhau, mặc lòng tuy có khác xa nhaụ Tiếng quả lắc đồng hồ tăng thêm sự tĩnh mịch của gian phòng. Với con chó Tây trong cánh tay, với hai con mắt mơ màng nhìn lên chiếc quạt, bà Phó Đoan có vẻ là linh hồn nước Việt Nam trên đường tiến hoá và giải phóng. Minh và Văn thì cứ uể oải nhọc mệt như những kẻ không bao giờ phải nhúng tay vào một việc gì nặng nhọc, mặc dầu đã bao lâu nay rồi, cả hai người vẫn phải làm những công việc của tứ khoái một cách rất văn minh và vẫn cổ động xuông cho chủ nghĩa bình dân.

    Một tiếng chuông dài kêu ran lên ngoài dàn thiên lý làm cho bà chủ nhà ngồi nhỏm dậỵ Mấy phút sau, một ông già lò dò bước vào, hai vợ chồng Minh và Văn đứng lên thì bà Phó đon đả:

    - Lạy cụ! Thật không ngờ hôm nay cụ Hồng lại quá bộ đến chơi với em!

    Cụ Hồng chưa kịp đáp đã giữ lấy ngực để ho sù sụ lên một hồi dài ghê gớm như sặc thuốc làọ Tuy giữa mùa hè, cụ cũng mặc áo bông và đi giầy dạ Cụ vào thì một bầu không khí sặc lên những mùi dầu bạc hà cũng theo cụ mà vào phòng. Trên ngực cụ có mấy cái cuống huy chương.

    Cặp vợ chồng Văn Minh đưa mắt nhìn nhau rất chán nản, vì cụ Hồng chính là ông bố. Xưa kia, cụ là một ông phán. Sau khi hưu trí, nghiệm rằng cụ đã giúp nước phò vua trong 30 năm tròn, Nhà nước bèn ân thưởng cho cụ cái Hồng lô tự thiếu khanh. Cụ đã là một người dân bảo hộ trung thành, một viên chức gương mẫu, một người cha nhân từ vì sợ sệt con cái như một người nô lệ. Cụ lại còn nghiện thuốc phiện nữa, điều ấy mới thật tỏ ra cụ hoàn toàn là người Việt Nam.

    Chí bình sinh của cụ Hồng chỉ là được làm một cụ cố. Cho nên chưa 50 tuổi, cụ cũng đã làm ra vẻ già cả sắp chết: ra phố là cụ phải mặc áo bông, chưa đến mùa rét cụ đã khoác cái áo ba đờ xuy dầy sù; trước khi trả tiền cho phu xe, cụ phải ôm ngực ho rũ rượi hàng năm phút và đến nhầm một xu để phu xe tưởng cụ đã lẫn lộn; nằm dài bên kay đèn thuốc phiện, nghe ai nói chuyện, cụ cũng nhắm nghiền mắt lại, nhăn mặt khẽ gắt: "Biết rồi, biết rồi, khổ lắm, nói mãi! ..." mặc dầu cụ chưa hiểu đầu đuôi câu chuyện ra sao, mặc dầu cụ vẫn vui lòng lắng tai nghẹ Cũng như nhiều người phú quý có tiền cho con sang Tây "học một cái chơi", cụ Hồng kính phục con cụ lắm. Sau những buổi cơm, cụ thường đem chuyện con giai cụ ra làm món đét-se, mặc dầu con giai cụ chỉ là ông Văn Minh. Cụ cũng tiu nghỉu ở chỗ con cụ không kiếm nổi mảnh văn bằng nào, nhưng khi nghe con cụ cãi rằng: "Học thức không ở văn bằng. Những người như Phạm Quỳnh hay Nguyễn Văn Vĩnh, mà khảo đến bằng, thì thành ra vô học hay saỏ" thì cụ lại được yên tâm. Ngoài ra cụ lại còn kính thờ con cụ ở chỗ con cụ là một nhà cách mệnh trong vòng pháp luật vì làm như Văn Minh đương làm, chính là cải cách xã hội một cách tha thiết mà có công hiệu, mà lại không sợ tù tội hay mất đầu như những nhà cách mạng, những người ngu dại mưu hạnh phúc cho đồng bào mà chẳng làm cho đồng bào được biết cái gì là nhảy đầm, cái gì là y phục tối tân. Ngần ấy điều kiện đã khiến cụ Hồng trung thành với ông con trai đã Pháp du của cụ cũng như trung thành với nước Đại Pháp, và nhắm mắt tin theo văn minh chằng kém những người hủ lậu và ngu dốt khác, những kẻ chẳng hiểu văn minh là cái quái gì. Cụ đã xưng toa moa với con, hết sức hoan nghênh đủ mọi việc và đủ mọi cử chỉ Tây Tầu của con cụ.

    Bà Phó Đoan giơ tay cho cụ Hồng vịn mà đi vàọ Sau khi rón rén ngồi xuống ghế một cách lật đật như một cụ cố chính hiệu - có thứ cố chính hiệu cũng như có thứ cố giả hiệu - cụ bèn hỏi:

    - Thế toa đến đây từ bao giờ thế hở toả

    Con giai cụ đáp trống không:

    - Lúc nãỵ

    -Moa đi tìm toa có việc cần. Cụ via nhà ta dễ sắp ... về. Bây giờ tưởng đã đến lúc tìm một vị y khoa bác sĩ để trước khi cụ via chết, cụ via cũng được hưởng một chút khoa học Thái Tây ...

    Bà Phó Đoan sửng sốt hỏi:

    - Thưa cụ, cụ tổ nhà đau ra làm sao ?

    Cụ Hồng lại ho khạc một hồi dài, rồi mới thủng thỉnh đáp:

    - Nặng lắm! Bà tính: đã hơn tám mươi tuổi mà còn cứ sống mãị

    Vợ Văn Minh giẩu mỏ nói:

    - Sống như vậy thật là trái lẽ tạo hoá.

    Cụ Hồng phân trần:

    - Nên tôi mong cho cụ về đi, là vì cụ tôi chết sớm ngày nào hay ngày ấy chứ sống mà ăn không được ngủ không được, lúc nào cũng kêu rên, nằm đâu thì phóng uế ra đấy, thì sống mà làm gì! Vả lại nếu ngộ nhỡ tôi lại chết trước cụ tôi thì có phải nhà sẽ mắc phải tiếng vô phúc không ? Nếu cụ tôi chết trước thì mới có người trong nom cho, thiên hạ mới vì tôi mà đi đưa đông, thì đám ma mới được linh đình trọng thể.

    Bà Phó Đoan cười như trong rạp hát mà rằng:

    - Như vậy thì còn mời đốc tờ làm gì ?

    - À, phải mời chứ? Thà cụ tôi chết vì đốc tờ còn hơn không thuốc men mà chết. Mời đốc tờ thì cũng chỉ để cho bệnh nhân chết, chứ có để chữa cho bệnh nhân sống đâu mà lọ

    Văn Minh dõng dạc nói:

    - Như vậy thì không cần những vị bác sĩ có danh tiếng cho lắm.

    Ông bố thêm:

    - Chính thế. Ta chỉ cần một ông đốc tờ lang băm mà thôị Toa thử xem trong đám bạn hữu có anh nào mèng nhất, ít khách nhất không?

    Ông con ngồi xuống ghế ôm đầu nghĩ ngợi một cách nghiêm trọng như khi người ta chủ trương một cuộc mưu sát bằng khoa học, rồi nói:

    - Moa có một thằng bạn hiện đã mở phòng khám bệnh độ hai năm nay, cũng về nước cùng một chuyến tầu với moạ Số người chết vì hắn cũng khá nhiềụ Một anh chàng lên đinh râu phải chữa bằng thuốc Mán cẩn thận. Thật là một ông lang băm có danh vọng.

    Vợ Văn Minh hỏi:

    - Cái anh chàng đã toan hại đời một nữ bệnh nhân ấy à ?

    Văn Minh gật đầu:

    - Phải đấy

    Bà Phó Đoan trợn trừng hỏi dồn:

    - Aỉ ai ? ai thế ?

    Nhưng cụ Hồng gạt phắt đi mà rằng:

    - Ta chỉ cần một ông thầy thuốc làm bộ, hay cho đơn thuốc mạnh, hoặc là hay khệnh khạng, là đủ giết nổi cụ via nhà ta rồị

    Bà Phó Đoan bàn:

    - Cụ tổ nhà ta đã 80 tuổi, bây giờ ta đi mời một ông đốc tờ chuyên môn chữa những chứng bệnh cho trẻ con, thế là thượng sách ... Hoặc là cụ đau dạ dày thì mời một bác sĩ chuyên chữa bệnh đau mắt, hoặc cụ ho suyễn thì ta mời một ông chuyên chữa bệnh giang mai ...

    Bà ngừng một lát rồi tiếp:

    - Phải! Một ông cụ già 80 tuổi mà ốm thì kể cũng chẳng cần gì mà phải mời đến một ông đốc tờ thích hiếp dâm.

    Cụ Hồng nhăn mặt mà rằng:

    - Ác một nỗi cụ tôi không đau ốm bệnh gì!

    Vợ Văn Minh lễ phép thưa lên:

    - Thưa ba, nếu vậy thì rất đáng lọ Nhỡ ra cụ đau tim thật mà ta lại mời nhầm một ông thầy chuyên chữa bệnh tim, hay cụ đau dạ dày mà ta lại mời đúng một ông chuyên các bệnh về dạ dày, thì chí nguy!

    Vào lúc ấy, Xuân Tóc Đỏ khép nép bước vào chào mọi người thì ai cũng gật đầu qua loa, ai cũng có vẻ nghĩ ngợị Nó ngồi né xuống một cái ghế và soi gương ngắm nghía bộ Âu phục mới may, do số tiền năm đồng của ông phán dây thép mà nói coi như là cái bổng tự nhiên. Nó vui vẻ nghĩ thầm: "Vạn tuế những người chồng mọc sừng! Ước gì ai cũng mọc sừng!" Lúc ấy bà Phó Đoan lại hỏi cụ Hồng:

    - Thế cụ nhà đau như thế nàỏ

    - Nhiều chứng bệnh lắm! Ho khạc rên, suốt ngày đêm! Thế mà hỏi thì lại bảo là đau dạ dày mới quái chứ!

    Xuân Tóc Đỏ nhanh nhẩu nói:

    - Bẩm cụ, thế bệnh nhân có khó thở, có mắc đờm không?

    Cụ Hồng đáp:

    - Dễ có.

    - Bẩm, thế là suyễn. Thuốc nào có vị long diên hương thì khỏị

    - Nhưng mà đau dạ dày kia mà!

    Xuân Tóc Đỏ lại nhanh nhẩu nói như một nhà lang chính tông:

    - Bẩm thế dễ bệnh nhân mắc cả hai thứ bệnh, chắc là đã có tuổi lắm. Thưa cụ, đau dạ dày là vì khí huyết tích trệ, nên ăn uống không tiêụ Hoặc có khi vì mắc phạm phòng làm chi khí bế đầy hơi, có người đau dữ dội, có người đau âm ỉ như giả cách, có khi đau từ bụng xuyên ra sau lưng. Bẩm cụ, thế bệnh nhân hay đau sau bữa cơm hay trước bữa cơm?

    - Hình như sau khi ăn cơm.

    - Thế thì trong dạ dày nhiều nước chua, vì thiếu nước chua thì hay đau lúc no, mà thừa chất chua thì hay đau lúc đóị

    Sau khi thấy Xuân Tóc Đỏ nói như một cái máy như thế, bà Phó Đoan và vợ chồng Văn Minh đều kinh hoàng cả lên, không còn hiểu nguyên cớ vì đâụ

    Thật là kỳ quái, không thể tưởng tượng được nữa vậỵ

    Cụ Hồng kính cẩn hỏi Xuân:

    - Bẩm ngài, ngài làm gì mà giỏi về y lý như vậy thế ạ ?

    Xuân chưa kịp đáp thì Văn Minh đã vội đứng lên đỡ lời:

    - Một sinh viên trường thuốc, bạn con, con quên chưa giới thiệu với bạ

    Xuân Tóc Đỏ không ngờ rằng khi xưa, lúc nó ngồi đọc quảng cáo cho một hiệu thuốc vào phóng thanh, và ngồi trên mũi ô tô với bộ quần áo Charlot và cái mặt nạ thổi loa khắp phố phường cho một "ông vua thuốc lậu" Nam Kỳ, thì chính là nó tập đi đến khoa học và do thế đến sự phú quý.

_____________________________________________VQV

Cái Chúc Thư Của Người Còn Sống, Cuộc Khẩu Chiến Của Mấy Nhà Khoa Học, Ái Tình Mày Còn Đợi Gì?

    Cụ Hồng lúc ấy đã nhắm nghiền hai mắt lạị Trên cái sập gụ khảm mà giữa là cái khay đèn, cụ nằm một bên, thằng xe một bên, cụ bà thì ngồi phía dưới chân. Thằng xe lúc ấy đã rửa sạch hai cái chân ngựa người để gánh vác cái trách nhiệm nặng nề của người bồi tiêm thuốc phiện.

    Cụ Bà nói:

    - Ông ạ, tuy vậy tôi cũng cứ cho mời cụ lang ...

    Cụ Hồng lại nhăn mặt lần thứ mười mà khẽ gắt cũng lần thứ mười rằng:

    - Biết rồi ! Biết rồi ! Khổ lắm, nói mãi !

    Đã hiểu cái tính ấy, cụ bà cứ thản nhiên nói tiếp:

    - Ấy thế rồi ... ta cứ lo toan trước cái việc ma chay đi mà thôị

    - Biết rồi ! Khổ lắm ! Nói mãi !

    - Tôi thì tôi nghĩ nên theo cả lối cổ và lối mới, nghĩa là cứ minh tinh, nhà táng, kèn tầu, kiệu bát cống, và rõ nhiều câu đốị Nếu chúng nó muốn thì chúng nó cứ đi thuê kèn bú rích Tây đi càng haỵ Nhưng mà không thể vì cái thích của chúng nó mà bỏ cái thích của tôi được.

    - Biết rồi ! Khổ lắm ... nói mãi !

    Đến đây thì cụ bà không nói gì nữa, ngồi trầm ngâm nghĩ ngợi, làm cho cụ ông phải hỏi ngay:

    - Thế sao nữa, hở bà ?

    Thằng xe đã quen những cái ấy lắm nên cũng không lấy làm gì buồn cười nữạ Cụ bà lải nhải kể lể những mớ lễ nghi phức tạp nó làm cho một gia đình thành ra muốn pha trò, mỗi khi gia đình ấy sắp được hân hạnh là tang giạ

    Cách cái lệ bộ, ở phòng khách bên ngoài, lúc ấy khách khứa đông lắm. Ngoài số những người họ hàng lại có bạn hữu của vợ chồng Văn Minh. Người nào cũng đã lên gác chỗ có giường cụ cố tổ, vén màn nhìn vào rồi rón rén lui ra chạy ù xuống nhà dưới, cho thế là xong cái bổn phận đi thăm một người ốm nặng. Họ xúm nhau lại uống nước, hút thuốc, chuyện trò vui vẻ lắm, vì bệnh nhân mà chết thì thực là đáng mừng cho họ. Do thế, người ta bàn soạn y như trong nhà đã có người chết rồi, chứ không phải chỉ có người ốm.

    Ông Typn đã được mời ngay đến để nghĩ cách chế tạo một vài kiểu quần áo tang tối tân. Ông nhà báo đã được sự chủ khẩn khoản yêu cầu viết bài cáo phó, bài tường thuật, và sửa soạn chụp ảnh đăng báọ

    Văn Minh vợ mơ màng một cách sung sướng rằng chỉ nay mai là sẽ được ăn vận toàn trắng, một điều mà bà vẫn ao ước bấy lâu naỵ Văn Minh chồng ngồi hút thuốc lá Ăng-lê, cũng mơ màng đến phần tài sản mà ông ta sẽ được hưởng, nếu ông nội ông ta chết.

    Đã hơn một năm nay, ông cụ già cay nghiệt đã đến tìm một ông chưởng lý văn khế để giao hẹn với pháp luật rằng mình có chết thì phần lợi tức của mấy chục nóc nhà mới được đem ra cho con cháu chia nhau ... Ông cụ già không biết rằng nếu cái chết của mình lại có lợi cho con cháu đến như thế thì con cháu không khi nào lại muốn cụ cứ sống như thế mãi, dù là một ngày, dù là một giờ. Xưa kia, cụ đã trắng tay làm nên giàu, âu cũng là sinh ư nghệ, tử ư nghệ, hoặc là một cách chết vì nghĩa vụ.

    Cậu Tân, mà ai cũng gọi là Tú Tân, không phải vì đã đỗ Tú Tài, nhưng mà vì đã ba lần thi trượt cái phần thứ nhất của bằng Tú Tài, lúc ấy loay hoay hai ba cái máy ảnh, cân nhắc xem hôm đi đám nên dùng đến cái nào thì hơn.

    Bà Phó Đoan ngồi ẵm cậu con cầu tự của bà như một hiền mẫụ

    Ông Joseph Thiết - một bạn thân của Văn Minh - thì ngồi trầm tư mặc tưởng với cái ý định mở một tờ báo bảo hoàng, không phải làm việc cho triều đình Huế, nhưng cho dòng họ Orléans bên Pháp, và cho ông Léon Daudet.

    Nhân dịp sắp có đám ma, ông cổ động cho ông:

    - Khi ông Bainville chết, lúc tôi còn là một đảng viên Thập tự lửa mà đi đưa đám, thì một nửa dân thành phố Paris, gồm các chính đảng ở cực hữu ...

    Song ông nói không ai nghe, vì người ta còn mải nghe ông Typn đương bàn:

    - Quần áo nhất định bằng nhiễu Thượng Hải trắng mà viền đen. Cổ áo sẽ có hoa thị, cánh trắng cũng viền đen ! Mũ mấn cũng thế ! Trắng viền đen nổi hơn đen viền trắng.

    Bà Phó Đoan khen:

    - Thế thì nhất! Thế thì ai cũng muốn có trở !

    Cậu Phước nguẩy đầu một cái:

    - Em chã.

    Bà Văn Minh ẻo lả hai bàn tay ngọc khẽ vỗ vào nhau

    - Được lắm ! Dernières créations! 1

    Duy có ông Phán mọc sừng là ngồi im với hai con mắt đầy những căm hờn. Ông buồn bực vì không thấy vợ ông có mặt tại đâỵ Ông muốn tìm Xuân cũng không gặp. Ông bèn hỏi ông Văn Minh:

    - Này bác, thế ông Xuân đâu ?

    - Ông ấy đi lấy thuốc, cũng sắp về.

    Rồi người ta cãi nhau ỏm tỏi một cách đích đáng về vấn đề chức nghiệp in trong cáo phó.

    Giữa lúc ấy, cô Tuyết bước vàọ Cô này là con gái út cụ Hồng, mới 18 tuổi đúng, rất có nhan sắc, lại cũng lãng mạn theo cái lối tân tiến rởm ...

    Cô nói:

    - Tôi đến nhà cả hai cụ lang, tôi chẳng gặp cụ nào cả, tôi bèn dặn cả hai cụ cùng đến.

    Cụ bà trong nhà thét lên:

    - Chết ! Sao mày lại dại thế, hở con ? Thế thì hai cụ lại giận nhà này đến chết mất thôi !

    - Cái gì ? Việc gì phải mời đến những hai ông lang ? Người ta đã bảo chờ ông Xuân đi xin thuốc Thánh ở đền Bia về ...

    Bạn ông là Joseph Thiết cắt nghĩa ngay:

    - Ồ! Toa mà lại chịu được nước thuốc đền Bia ! Thế thì toa điên thật !

    - Không! Chữa bệnh cốt ở lòng tin thuốc, toa phải hiểu thế nào là tự kỷ ám thị mới được ! Hễ tin là khỏi, mà ông cụ nhà moa tin thuốc Thánh đền Bia lắm.

    - Sao đã bảo có một ông Xuân nào là sinh viên trường thuốc chữa chạy cho cụ kia mà.

    Ông Văn Minh cắt nghĩa ngay:

    - Chính thế! Ông Xuân đã ngồi trò chuyện với ông cụ và được kính phục lắm. Thế là một mối tin nhé ? Rồi ông Xuân cũng lại công nhận thuốc đền Bia, thì làm gì toa bảo ông cụ nhà moa lại không khỏi ? Hai mối tín ngưỡng đủ khiến cho một ông lang băm cũng trở nên có tài !

    Ông Joseph Thiế vì không hiểu cái ẩn tình, cái ý riêng của bạn, liền biểu đồng tình:

    - Nói thế kể cũng có lý.

    Được thể, Văn Minh lại mắng cô em:

    - Thế thì ai bảo cô mời những hai ông lang ? Hở cô ả ?

    Tuyết cãi:

    - Đẻ bảo tôi thế thì tôi cứ thế, chứ tôi biết đâu đấy ?

    Văn Minh chạy vào phía trong tìm mẹ.

    - Ồ ! Phiền quá đi mất ! Phiền quá đi mất ! Rồi thì chết vì thuốc mất ! Nhiều thầy thối ma, đẻ lại không biết câu phương ngôn ấy hay sao ?

    Cụ bà chép miệng rồi nói chữa:

    - Thôi thì để hai cụ cắt vài thang thuốc bổ rồi thôi vậỵ

    Cụ ông nhắm nghiền mắt lại, gắt:

    - Biết rồi ! KHổ lắm ! Nói mãi ! ...

    - Thế người ta giận thì nhà này có người ốm thì ai đến chữa cho nữạ

    --------------------------------

    1 Những sáng tạo cuối cùng (tức là gần nhất, mới nhất)

    ______________________________________________________________VQv

Mấy Nguyên Nhân Đắc Thắng Của Bình Dân Trong Xưởng Âu Hóa, Một Cuộc Âm Mưu Về Tài Chính, Một Cuộc Âm Mưu Về Tình

    Ðã hai tuần lễ nay, phòng trào Bình dân toàn thắng.

    Là vì sự tình cờ đã xô đẩy Xuân Tóc Ðỏ, đã hai tuần lễ vào cái gia đình trưởng giả của Văn Minh ... Thanh thế nó mỗi ngày một to tướng mãi rạ Ảnh hưỏong của nó cũng vậỵ Nó cứ tự nhiên tham dự vào những việc rất can hệ cho xã hội mà nó không biết. Sự ngu độn của nó được người ta cho là nhũn nhặn, là sự khiêm tốn, nên nó lại càng được yêu mến hơn ... Nó chỉ còn chờ ... Nó biết rõ điều ấy lắm. Nó chờ số phận lôi nó lên cao chót vót.

    Ông thầy số, những khi lai vãng nhà bà Phó Ðoan để khen bà ta là trinh tiết, và cậu con cầu tự (Em chã!) thật là con Giới con Phật, không bao giờ quên cổ động cho Xuân Tóc Ðỏ là có một tương lai rực rỡ, lừng lẫy tiếng tăm có phen ... Bà Phó Ðoan lại cổ đọng cho Xuân là có học thức, với ông phán mọc sừng. Ông này lại luôn luôn khen ngợi trước mặt cụ Hồng (Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi! ...) rằng Xuân là một người đứng đắn, mặc lòng hãy còn trẻ trung.

    Cụ cố Hồng đã công kênh Xuân Tóc Ðỏ là sinh viên trường thuốc, trước mặt cụ cố tổ và cụ bà ... Những người này vô tình nhắc lại những lời ấy cho nhiều người khác cùng biết. Ðổi lại kết quả bất ngờ ấy, Xuân Tóc Ðỏ chỉ việc cổ động cho ông thầy số là Quỷ Cốc Tử tái thế, ấy chỉ có vậy thôi!

    Chỉ có cặp vợ chồng Văn Minh là biết rõ sự thực, nhưng mà ở vào trường hợp há miệng mắc quaị Tuyên bố rằng Xuân vốn con nhà hạ lưu, làm nghề nhặt banh sân quần, vì một trò dâm dục bỉ ổi mà phải đuổỉ Chao ôi! Thế thì còn gì là tiệm may Âu Hoá nữa!

    Thế thì còn đâu là những cái thích của bọn khách hàng phụ nữ ưa cái nhanh mồm nhẹ miệng và những cử chỉ ngộ nghĩnh của Xuân Tóc Ðỏ nữả

    Vợ nghĩ thế, còn chồng thì, vì lẽ đã bịp cả ông bố hiếu danh rằng Xuân Tóc Ðỏ vốn là sinh viên trường thuốc, “ông đốc” cẩn thận, bây giờ biết ăn làm sao, nói làm sao! Cho nên dù Văn Minh rất oán hận Xuân ở chỗ nó đã chẳng may cứu sống được ông nội mình bằng thuốc Thánh đền Bia - một sự ông ta không thể tha thú được - ông ta khoanh tay chịu nhịn vậỵ Riêng về phần cụ Hồng (Biết rồi! Khổ lắm!) thì tuy cũng có cụt hứng vì bố mình lại không chết vì chai nước ruộng và mấy cái lá thài lài, cụ cũng không dám tỏ lòng bất bình ra với Xuân. Con giai cụ đã kêu đó là sinh viên trường thuốc và con rể cụ - ông phán mọc sừng - vẫn luôn nhắc cho cụ khỏi quên rằng đó là một người đáng kính trọng, vì có học thức lắm, và đứng đắn hết mực.

    Thành thử Xuân cứ nghiễm nhiên toạ hưởng kỳ thành, im lặng và mỉm cười những khi cụ phán bà, ông Hai, cô Nga, cô Tuyết, ông Joseph Thiết, gọi nó là quan Ðốc, và làm cái bộ mặt ththờ ơ lãnh đạm mỗi khi bà Phó Ðoan nhìn trộm nó mà mỉm cười toe toét một cách rất đa dâm.

    Sau khi cụ cố tổ đã bình phục hẳn, muốn trả ơn thầy, cụ bà đã mời Xuân Tóc Ðỏ dự một bữa tiệc rất long trọng thể linh đình. Việc ấy mở đầu cho một kỷ nguyên mới để thành ra một thói quaen ... Từ đấy mà đi, Xuân luôn luôn dự tiệc với bà Phó Ðoan, với vợ chồng Văn Minh bằng các lý tưởng tự do, bình đẳng. Sau cùng thìmỗi khi ai mời Xuân Tóc Ðỏ một bữa cơm, là được một cái hân hạnh nữa rồi! Ðã có người mến nó, kính sợ nó. Ðã có người ghen ghét nó nữa, nhưng cái đó không hề gì. Lại có người phải lòng phải mặt nó nữa, điều ấy là đáng quan tâm.

    Lâu lâu, sống mãi trong bầu không khí hỗn loạn những sự kính trọng, sợ sệt, mơn trớn của kẻ chung quanh, Xuân Tóc Ðỏ đâm ra khinh ngườị Vì lẽ theo thói thường những kẻ nhũn nhặn hay bị coi khinh, nên Xuân Tóc Ðỏ càng kiêu ngạo, càng làm bộ làm tịch bao nhiêu, lại được thiên hạ càng kính trọng. Một cái lặng im của nó cũng có giá trị của một cái đặc ân. Bọn thợ may và thơ khâu cho nó là có thế lực đối với ông chủ, bà chủ. Cô Tuyết kính thờ nó vì Xuân được cụ bà ... kính thờ. Ông Typn, ông Joseph Thiết, cả ông đốc Trực Ngôn nữa, cả cụ Tú Tân là em ruột ông Văn Minh nữa, cũng ra vẻ nịnh hót nó để lấy lòng nó, vì ai cũng tưởng cụ cố Hồng (Biết rồi! Khổ lắm!) đưong chủ trương những tư tưởng cổ điển bí mật là gả cô Tuyết, cô con gái rượu, gái yêu quý, choMe- sừ Xuân? Hoặc tự mình lừa dối mình, hoặc bị vô số kẻ khác lừa dối, ai cũng ở cảnh bó buộc không sợ hãi hoặc không kính trọng Xuân thì không được.

    Như vậy thật là sự đắc thắng của Bình dân vậy thay!

    Hai giờ chiều hôm ấy, bà Phó Ðoan đánh xe hơi lại mời Xuân lên Hồ Tây xem một cái hội ghê gớm làNgày hội của các gái nhảy ở Hà Nội (La Journée Hanoiennes) có các vị tai to mặt lớn trong chính giới chủ toạ. Khi thấy chỉ có Xuân Tóc Ðỏ thôi bà Phó ngơ ngác mà rằng:

    - Ông Xuân nhỉ? Sao lại không nghỉ hẳn một buổỉ

    Xuân thản nhiên đáp trống không:

    - Việc gì phải nghỉ hẳn? Họ đi thì đã có tôi ở nhà thay quyền!

    Bà Phó Ðoan nghĩ ngợi hồi lâu rồi khoe:

    - Ông Xuân đã biết chưả Hở ông?

    - Cái gì?

    Trước lời hỏi sỗ gọn như một câu gắt, bà Phó Ðoan vội:

    - Bẩm ... bẩm cái sân quần ... sắp xong.

    Xuân lại làm một câu gọn thon lỏn:

    - Ðược lắm!

    Bò Phó tuy cũng hơi kinh ngạc về những ngôn ngữ khác thường ấy, nhưng mà chưa chi bà đã vội đem cái ngu dốt của bà ra tra khảo đã. Ắt hẳn nêú không có cái “vì một lẽ gì” mà bà chưa hiểu được, thì Xuân Tóc Ðỏ hẳn không dám có giọng nói sỗ sàng với bà dường kiạ Nghĩ rằng như thế mà ra đi ngay thì trơ, bà lại hỏi:

    - Thưa ông, thế ông không đi xem hộị

    - Việc Âu hoá không có tôi một ngày cũng không được!

    - Bẩm thế thợ khâu ... thợ may đâu cả ạ?

    - Có mấy cô khâu thì đã phải vận cả mấy bộ y phục đại tang và tiểu cớ, do ông Typn vừa chế tạo, mà ngưòi nhà này chưa ai mặc đến, vì cụ tổ đã được tôi cứu cho khỏi chết ... Mấy cô khâu mặc những quần áo ấy và ăn tiền công củama nơ canh , bà đã hiểu chưả Quần áo trót may thì phảilăng – xê để quảng cáo chứ? Mấy ông thợ cũng đi xem hội để phát giấy chiêu hàng.

    - Tôi có ý muốn lại cùng đi chơi với vợ chồng Văn Minh và rủ ông nữạ

    - Ấy họ đã đi cả.

    Xuân Tóc Ðỏ cứ đáp lửng khửng đủng đỉnh như thế, tay vẫn mê bộ vú bằng cao su mà Tây phương mới gởi sang cho công cuộc Âu hoá ở bên Ðại Cồ Việt nàỵ Những khí cụ của nhan sắc ấy được để trong cái hộp rất đẹp, lót năm bảy lần giấy thủy tinh lóng lánh. Bà Phó Ðoan nhìn những của quái ấy bằng hai con mắt thèm thuồng, lại nhận thấy Xuân lúc ấy chỉ có một mình trong gian hàng rộng - sự ấy thật hãn hữu – nên bà không muốn bỏ một cơ hội tốt. Bà còn trù trừ đứng tìm một câu gì để đả động đến những cái vú cao su ấy thì chẳng may cậu Phước ngồi ở xe hơi đỗ bên ngoài cứem chã, em chã mãi , và khóc thét lên. Bà đau lòng phải bắt tay Xuân và ra thẳng.

    Xuân đứng cười thầm một mình, bà Phó Ðoan tuy già nhưng còn hư hơn các thiếu nữ ngây thơ nhiều, điều ấy nó biết lắm. Nó chĩ gật đầu một cái là ăn thua ngay! Nhưng mà già như thế thì còn ... nước mẹ gì! Họa chăng có các tiền! Nó nghĩ thế rồi càng phục ông thầy số là tài, khi ông bảo nó năm nay gặp vận đào hoạ Rồi nó mơ màng những cách làm tiền, nếu bà Phó Ðoan biết cho tâm sự của nó. Thành thử vô tình, Xuân Tóc Ðỏ đã thực hành một phương châm mà những nhà triết học sống đến bạc đầu mới tìm ra được: ấy là phải lên mặt với ái tình thì cuộc chinh phục mới dễ dàng hơn và bền chặt.

    Nó đương sung sướng bỗng phải cụt hứng vì ông phán mọc sừng. Ông này tập tễnh bước vào, mặt lầm bầm, không nói gì cả, giơ tay ra bắt ... Xuân Tóc Ðỏ bắt tay xong, ưỡn gnực lên cất giọng lanh lảnh nói to:

    - Thưa ngài, ngài là một người chồng mọc sừng!

    - Hay lắm! Xin đa tạ ... cảm ơn vạn bộị

    Ông phán mọc sừng cảm ơn tha thiết như ông ta, lần này là lần đầu, được có người đến mách cái tin sét đánh là vợ ông ngủ với giaị Nhưng đó là tại ông quen mồm đi mà thôi, chứ không phải là ông cảm động, vì ông kéo ngay ghế ngồi trước mặt Xuân, và nói:

    - Ấy lần sau quan bác cứ dõng dạc thế chọ Tôi nói lần sau nghĩa là lần nào bác thấy cả mặt tôi lẫn vợ tôi, nhất là trước mặt cụ Hồgn hay cụ Tổ thì càng hay lắm!

    Xuân ngẫm nghĩ rồi nói:

    - Ai lại nói thế trước mặt bác gái hay cụ Hồng hay cụ Tổ!

    - Phải thế chứ! Không thì tôi thuê quan bác chụa bạc làm gì?

    Xuân lo lắng hồi lâu, lại hỏi:

    - Hay là rồi tôi trả lại quan bác số tiền ấy vậy nhé!

    Ông phán đáp phắt dậy như bị một cái lò xo đẩy lên, kêu thất thanh:

    - Giời ơi! Thế thì tôi chết mất! Thế thì tôi đến phải tự tử ...

    Xuân cũng cảm động mà rằng:

    - Chết nỗi! Nhưng sao quan bác lại cần tôi phải ... công kích quan bác về tội mọc sừng?

    Nhưng ông phán không những không cắt nghĩa rõ mà lại nói rằng:

    - Không! Không thế được! Quan bác đã hứa rồị Chỉ có những người giữ lời hứa là đáng quý. Hai nữa, quan bác có biết rằng địa vị quan bác trong cái nhà này đã lung lay rồi không?

    - Lung laỷ - Xuân Tóc Ðỏ hỏi thế một cách lo sợ.

    - Phải! Tôi xin làm phúc mà mách với quan bác rằng ông Typn hiện giờ đương ghen tức và bác đã làm vợ ông ta hư hỏng là một, tiếp khách khéo hơn ông ta là hai, lại biết đo các phụ nữ may áo là ba, làm giảm thế lực của ông ấy là bốn. Bà Phó Ðoan cũng có vẻ hằn học với bác lắm, vì lẽ gì tôi chưa rõ. Còn chính vợ chồng ông chủ thì không những ghét ngầm hờn bác mà thôi, mà còn coi bác là kẻ thù. Tại saỏ Bác có biết không? Tại bác đã làm cho cụ tổ khỏi hẳn bệnh là một, và làm cho cô Tuyết nó hồi hôn với một đám đã sêu tết là hai, vậy quan bác phải coi chừng đó! Tôi xin lấy tình thân mà bảo rõ cho bác biết để bác liệu ... Thế thì, tôi đối với bác đã như vậy, mà bác lại không chịu giúp tôi cái việc ấy hay saỏ

    - Thế bây giờ phải làm thế nàỏ

    - Phải làm như tôi đã dặn. Làm như thế là nhất cử lưỡng tiện.

    - Làm saỏ

    - Làm như thế bác chuộc lại cái lỗi xưa, những người thù bác sẽ trở lại yêu bác.

    - Tôi mà bị thù à? Bị thù vì chữa bệnh cho cụ cố à?

    - Chính thế. Chỉ có cụ phán bà là hâm mộ bác vì việc ấỵ Nhưng cụ bà có thế lực gì đâủ Bác phải trông ở cụ Hồng, ở vợ chồng Văn Minh ...

    - Thế nghĩa là phải bảo bác mọc sừng trước mặt cả vợ bác lẫn cụ cố tổ?

    - Bẩm chính thế ạ! nếu vậy tất cụ tổ phải chết tức khắc ... Mà do thế, ai cũng có tiền tiêụ Cả tôi nữa, tôi cũng sẽ có tiền tiêu ...

    - Thật không?

    - Rồi bác sẽ biết, vì nếu tôi có tiền thì rồi bác cũng ... được tiêụ

    Nhưng Xuân lưỡng lự rồi nguẩy đầu:

    - Tôi chả thế. Thế là giết người! Tôi không muốn làm kẻ sát nhân! Một tội ác! Không thể thế được!

    - Ồ! Nếu bác giết có một người, trái lại, bác cũng làm cho số đông người khác được sung sướng. Nên lắm, bác ạ. Nếu không chẳng chóng thì chầy, bác sẽ ... mất việc.

    Xuân Tóc Ðỏ giơ tay ra cho ông phán mọc sừng:

    - Vậy thì tôi xin hứa một lần nữa ... danh dự ... cam đoan.

    Ông phán sung sướng bắt tay Xuân rất chặt, nói rối rít:

    - Thôi, tôi vào sở, cảm ơn bác trước nhé!

    Ông phán vừa đi khỏi thì một mỹ nhân chạy tọt vàọ Xuân tưởng lại là một phụ nữ tân tiến muốn mặc gì, lòng đã mừng thâm, nhưng đó chỉ là Tuyết. Cô này hổn hển hỏi:

    - Anh phán, liệu anh ấy có trông thấy tôi không, hở ông?

    Xuân đáp liền:

    - Không, ông ấy có quay lại nhìn sau lưng đâủ

    - Thế thì tốt lắm. Nhà đi vắng cả?

    - Vâng. Sao cô không lên Hồ Tây xem hộỉ

    - Không thích chứ sao! Trên ấy ... trên ấy đầy nhũng cô đầu với gái nhảy, họ ăn mặc tân thời hơn mình hoặc y như mình! Tôi, tôi là con nhà danh giá, tôi không muốn bị thiên hạ nhầm là gái nhẩỵ

    - Cô nói phải lắm.

    - Nhưngmà đừng tưởng là tôi không biết khiêu vũ đấy nhé?

    - À ... vâng.

    - Ông có biết nhẩy không? Ta làm thủ một bàitango xem nàỏ

    Xuân sợ hãi, lắc đầu:

    - Ðể khi khác ... vã lại, phải có âm nhạc chứ? Nếu quý nương muốn thì hôm nào ta đibar chơi hơn.

    - Thật không? Y hẹn rồi đấy nhé? Ông sinh viên trường thuốc làm bộ nhé?

    Xuân chối cãi:

    - Chết nỗi! Quý nương cứ nói thế chứ ... Tôi ít nói với ai cũng tưởng nhầm tôi là khinh ngườị Vả lại khinh ai chứ khinh sao được quý nương mà dám khinh! Có không khinh tôi là phúc.

    lần này là lần đầu Xuân dám tán tỉnh – và cũng có cơ hội – nên Tuyết rất lấy làm cảm động. Muốn giấu sự xúc động, cô chỉ đống vú cao su hỏi:

    - Những cái gì thế ông?

    - À, những vú cao su đấy ... Ðể cho phụ nữ tân tiến văn minh Âu hoá.

    - Thế à! Ðể tôi mách chị em bạn tôi mới được. Tôi có nhiều bạn gái mới lắm. Như thế là đắt khách cho hiệuÂu Hoá của ông đấy nhé?

    Xuân nói nửa nạc nửa mở:

    - Chứ còn cô thì không cần dùng.

    Tuyết bĩu môi và ưỡn ngực ra:

    - Cần gì nữả Vú tôi thế này lại không nở nang chán ra hay saỏ Mấy cô gái mới chả có cái ngực như tôi được! Mà thật đấy chú không bằng cao su đâu nhé?

    Chừng như sợ mình chỉ nói thế chưa đủ là văn minh tân tiến, Tuyết lại bảo:

    - Tôi cho phép ông khám mà xem!

    Tinh quái, Xuân Tóc Ðỏ còn khoanh tay sau lưng:

    - Thời buổi này, biết sao được! Giả dối hết thẩy! Yêu cũng yêu giả dối, tân thời cũng tân thời giả dối, hủ lậu cũng hủ lậu giả dối!

    Tuyết phải cáu một cách rất chính đáng mà rằng:

    - Thì ông cứ thử khám xem tôi có ... giả dối không này!

    Xuân nhìn ra phía ngoài không thấy có ai, liền phóng tay lên ngực Tuyết, nắn tay xem của thật hay của giả ... Sau khi không còn nghi ngờ gì nửa nó cảm ơn bằng cách tiện thể hôn luôn tay của Tuyết mà rằng:

    - Chỉ có một mình quý nương là không giả dối như đời mà thôị

    Tuyết thở dài, cảm động. Sau cùng khẽ nói:

    - Ông ... anh, tôi muốn anh giúp tôi một việc, em rất cảm tạ.

    - Chúng tôi rất hân hạnh.

    - Tôi không muốn lấy cái ngưòi ấy, vì nếu tôi lấy hắn, chắc hắn sẽ mọc sừng. Thí dụ một người như ông mà hỏi tôi thì còn gì! Ðằng này hắn lại nhà quê, không biết yêu vợ như những người văn minh. Buồn lắm anh ạ.

    - Tôi phải làm gì?

    - Phải giả vờ chim tôi ..., chúng ta giả vờ chim nhau, mê nhau ... Cho hắn bỏ tôi, mình hiểu chưả Ta giả vờ với nhau thôi mà! Tôi cần mang tiếng hư hỏng lắm mới được.

    - Thế sao nữa ạ?

    - Anh thì anh cũng phải mang tiếng là làm hại một đời tôi mới xong!

    - Nếu em hứa là sau này đừng làm anh mọc sừng là anh xin làm hại một đời em thật sự, chứ không còn “mang tiếng” gì nữạ

    - Anh đốc, anh nói thật đấy chứ?

    - Xin lấy danh dự ra làm hại một đời em!

    - Cảm ơn! Yêu lắm! Quý lắm! À, thế nhưng mà anh cần xin nghĩ việc mới được. Thế muốn làm hại một đời người con gái tử tế đứng đắn thì mất mấy ngàỷ Hở mình?

    Từ đấy trở đi, Tuyết và Xuân còn nói nhiều, một bên thì lấy tư cách bình dân, bên kia thì lấy tư cách phụ nữ tân tiến.

    ______________________________________________________vqv

Cảnh Bồng Lai Trên Cỏi Thế, Môn Triết Lý Của Người Đàn Bà Ngoại Tình, Gương \"Ban Sử Nữ\"

    Về phía tây thành Hà Nội có một cái hồ mà người ta chịu khó ngăn đôi thành một con đường cho nó thành ra hai cái hồ. Con đường ấy là con đường Cổ Ngự, nổi tiếng khắp xứ, trong hai mươi triều đồng bào không còn ai là không biết; vì những thiếu nữ hoặc khuê các hoặc không, cùng những sinh viên trườn cao đẳng hoặc trường luật học, hoặc sinh viên không trường nào cả, thường đêm đêm đem nhau lên đó để làm nũng với nhau, để nạt sát những chế độ gia đình của nhau, độ vài tháng, để rồi sau cùng, thì rủ nhau nhảy xuống hai cái hồ ở đấỵ

    Thoạt đầu người ta hay nhảy xuống Hồ Tây, nhưng vì Hồ Tây sâu lắm, những kẽ tự tử chẳng may phần nhiều không mấy ai thoát chết cả, thành thử người ta bảo nhau nhẩy xuống cái bên cạnh là hồ Trúc Bạch nông hơn. Vì lẽ nhà nước cũng khôn, đã cho trồng mấy cái bảng lớn“Cấm ngặt đổ rác xuống Hồ Tây” nên hồ Trúc Bạch lại càng đắt khách. Ðêm đêm, những bác phụ xe ế khách, những kẻ trai tráng biết bơi mà thất nghiệp, thường lên chờ ở đấy để hễ nghe thấy tiếng kêu thảm thương ai oán: “Ai cứu tôi với! ...” là nhẩy ùm xuống, là vớt ngay được một tiểu thư đẹp nõn lên, rồi đến bóp Hàng Ðậu lĩnh tiền thưởng, và sau cùng, thấy ảnh mình đăng trên báo kèm với những cuộc phỏng vấn ỏm tỏị Vì những lẽ ấy, hồ Trúc Bạch chẳng bao lâu mà trở nên một cách oanh liệt, là một sân khấu của tất cả nhũugn tấn đại thảm kịch của những cảnh địa ngục giữa Hà Thành, là những gia đình Việt Nam, những trở lực tai hại cho những cuộc tự do kết hôn, tự do ly hôn, tư do cải giá, tự do tục huyền ... Hồ Trúc Bạch cứ là một thứ hàn thử biểu, thời khắc biểu về những bi kịch mới cũ xung đột, cá nhân, gia đình, hy sinh, giác ngộ, áp chế, giải phóng mãi mãi, mãi mãi, nếu không có một nhà thương yêu nòi giống xây ngay trên bờ hồ ấy một khách sạn mà Tây phương có lẽ cũng thèm muốn, là khách sạnBồng Lai .

    Muốn cho làn không khí trên hồ trở lại trong sạch như xưa, ngày khánh thành khách sạnBồng Lai , chính phủ bảo hộ đã ra lệnh cho tất cả các trường nữ học dạy nữ học sinh nhẩy múa để làm tiên giáng thế, để giải thoát cho một vài linh hồn chẳng may chết vì tự tử.

    Thành thử khách sạnBồng Laicũng được nổi tiếng y như đường Cổ Ngư và hồ Trúc Bạch. Những người Việt Nam hoàn toàn, những người Việt Nam biết tự trọng thì phải có bổn phận là khách hàng của khách sạn ấy ít ra là một lần, nếu không muốn bị những bậc trí thức tân tiến khinh bỉ là dân vong bản, vong quốc vân vân ...

    Bởi vậy, hôm nay Tuyết và Xuân rủ nhau lên đây, cô thì vì tư tưởng giải phóng muốn bị mang tiếng là hư hỏng, cậu thì vì cái trách nhiệm nặng nề muốn làm hại đời một tiểu thử khuê các. Khi vượt qua cái cổng xi măng xây theo lối Nhật, Tuyết bảo Xuân:

    - Chúng ta sẽ thuê chung một gian phòng! Chúng ta sẽ ăn uống với nhau! Khiêu vũ với nhau, đánh ping pong với nhau, chèo thuyền với nhaụ Tôi cần phải làm tất cả mọi ngưòi được trông thấy là đi với mình, mình ạ.

    Xuân muốn tìm một câu rất văn hoa để đáp, nhưng chỉ nhớ được thói quen củea ông Typn lúc tiếp khách hàng nữ, bèn nói:

    - Chúng tôi rất hân hạnh.

    Vẻ mặt ngây ngô của Xuân khiến Tuyết tưởng thế là một lối pha trò tài tình! Cô ả cứ cười rầm rĩ như những phụ nữ tự nhiên tân tiến và ngặt nghẽo nói:

    - Giời ơi! Anh đốc có duyên quá đi mất!

    Hai người lững thững đi qua vườn hoa, tự nhiên như một cặp tình nhân chính đương thực hành một cuộc tình duyên vụng trộm. Thốt nhiên, Tuyết lại nói:

    - Ta hãy ngoạn du khắp cảnhBồng Lai rồi hãy thuê phòng!

    Khách sạnBồng Lai , thật vậy, là một toà lâu đài đồ sộ trong đó có đủ các bộ phận có thể ban hạnh phúc cho tất cả những người Việt Nam nào thừa xu tiêu! Một tốp kiến trúc sư đã góp sức đấu trí để xây toà nhà phi thường ấy một nửa trên mặt đất, một nửa trên mặt nước, có bao lan ngồi trên mặt hồ để quý khách ngồi xem bơi thuyền, xem bơi lội ... Trong vườn hoa thì nào là sân quần, sân ping pong, bể hơi .... Trong khách sạn có phòng khiêu vũ, máy vô tuyến điện. Cơm cho khách thì cơm Tây, cơm Tầu, nem chả, đủ cả! Ai cũng có thể ở trong khu vực ấy thôi là đủ hưởng hết mọi thi vị của cuộc tân sinh hoạt, mọi cái phong lưu lịch sử của đất đế đô văn vật, miễn là người ấy có xu ... Thật vậy không có khách sạnBồng Lai thì thật là một cái quốc sĩ cho người Việt Nam, đối với con mắt của người ngoại quốc. Những bọn trưởng giả vô công rồi nghề phải hẹn hò với nhau ở đây thì mới không thấy đời là đáng buồn. Ngoài số sáu chục gian phòng ngủ, khách sạn còn có đến hơn chục thiếu nữ đi bán ái tình, những con gà mái thượng hạng xa xỉ, theo hệ thống các khách sạn ở những nước văn minh.

    Bữa ấy, tuy cũng nhằm ngày chủ nhật, nhưng mới có tám giờ sáng nên khách khúa chưa đến đông. Một vài người đánh quần. Một vài người đánh ping pong. Ðộ chừng năm sáu giai thanh gái lịch ngồi giải khát trên bao lan nhìn ra hồ. Ba con gà mái thượng lưu của khách sạn ăn mặc trá hình ra tiểu thư khuê các để rủ bọn mày râu đi tắm ... Tuyết và Xuân lên thềm giữa lúc mọi người nói bông nói đùa với nhaụ Một cô gái mới đứng lên bắt tay Tuyết và Xuân, rồi giới thiệu cho cả bọn:

    - Xin giới thiệu các ngài, đây, ông Xuân quản lý tiệm may Âu Hoá, một nhà nghệ sĩ, đo đắn khéo, chế nhiều kiểu áo rất đẹp, chị em chúng tôi được hưởng cái tài trí của ông đã nhiều lắm.

    Một nhà thiếu niên kính cẩn hỏi:

    - Thưa ngài, vậy ra ngài là đồng sự của ông Típ Phờ Nờ?

    - Vâng!

    Giữa lúc ấy, ông chủ khách sạn, với bộ quần áo đại tiệc chạy rạ Xuân Tóc Ðỏ tái mặt, chỉ muốn chạy trốn. Tuyết giới thiệu:

    - Anh đốc Xuân, bạn giai của tôi ... ông Victor Ban, chủ nhânBồng Lai .

    Ông Victor Ban kinh hãi cúi đầu rất thấp, bắt tay Xuân Tóc Ðỏ xong thì đứng ngây mặt ra như người bằng gỗ. Thật vậy, chính sự nghiệp của ông, cũng là kỳ lạ, từ khi ông làm Vua Thuốc Lậu và chủ tiệmBồng Lai ... Vậy mà người ấy bây giờ lại là đốc tờ thì thật không thể tưởng tượng được!

    Sau khi làm nghề cưỡi ngựa thí mà không phất, ông Victor Ban nhận thấy sóng văn minh tràn sang xứ ta bằng những vi trùng giang mai và lậu, bèn đổi nghề. Ông ta tìm một ít ban miêu, một ít dầu bạch đàn, một ít đât thó nữa, chế tạo ra được một môn thuốc lậu rất hiệu nghiệm. Vì lẽ cũng như các ông Vua Thuốc Lậu biết tự trọng khác, nghĩa là không bao giờ chữa cho các bệnh nhân khỏi như lời cam đoan, ông mới hai năm, đã trở nên đại phú. Có tiền rồi, ông xây ngay một cái nhà săm vĩ đại ở ngoài châu thành Hà Nội chứa được chục gái giang hồ. Những thiếu niên tráng kiện lành mạnh đến đấy rồi thì lại được bọn gái giang hồ gửi trả lại hiệu thuốc của ông Victor Ban. Khỏi rồi thì họ lại đến với bọn gái giang hồ, thành thử họ làm những cái thoi đưa từ nhà săm đến phòng khám bệnh ... Và như thế thì ông Victor Ban càng giầu chứ saỏ Ông đặt đại lý ở khắp các tỉnh của ba kỳ. Xe hơi của hiệu thuốc ông chạy khắp các phố phường, máy phóng thanh của ông luôn luôn nhắc cho đồng bào biết rằng ai cũng di tinh, lãnh tinh, mộng tinh, mắc thiên truy, mắc bạch đái, tim la, lậu kén, lậu nhiệt, hoặc vỡ phổi, thủng da dày, rách tim, đau mắt, thối tai, vân vân ... Mải nghe quảng cáo của ông, những người vô bệnh cũng tưởng mình sắp chết, và mua thuốc, và cảm ơn ông ở chỗ ông cứu nhân độ thế, thương yêu chủng tộc. Thành thử, ông được đủ 20 triệu đồng bào biết đến tên tuổi ...

    Thế rồi, muốn ban cho cái dải đất đầy những vi trùng hoa liễu này một cảnh Bồng Lai, cho chúng sinh quên bớt những sự đau đớn, rức buốt những vết thương ... ông mới mở ra khách sạn Bồng Laị

    Mới cách đây vài năm, thằng Xuân kia, cái ông đốc Xuân kia chỉ là một thằng ma cà bông, mà ông đã thuê hai hào một ngày để ngồi trên mũi ô tô mà thổi loa, mà gào thét những chữ: di tinh, mộng tinh ... vào máy phóng thanh, mày bây giờ đã là bạn giai của cô con gái út của cố Hồng, mà lại là ông đốc! Thật quá sức tưởng tượng.

    Hai bên đương lắm lét nhìn trộm nhau, may sao cho Xuân là cô gái mới lại hỏi:

    - Cửa hàng của ngài độ này có đông khách không?

    Tuyết đỡ lời:

    - Ðông nhất! Vì thế, anh ấy thôi học, vì người ta dạy mình có ra gì, mà cái trường thuốc ở đây có ra gì, mà bảo học! Bây giờ anh ấy chỉ tiêu khiển bằngten – nít.

    Một thiếu niên nhìn mãi cái đầu tóc ấy rồi lễ khép hỏi:

    - Thưa ngài, tóc ngài nhuộm bằng thứ thuốc hoá học nào đấy thế ạ? Bẩm đẹp lắm, thật là hợp thời trang! Chúng tôi cũng muốn nhuộm tóc mà không biết thuốc ... Giá lại hơi uốn quăn nữa thì tuyệt đẹp.

    Xuân đáp:

    - Nếu ngài lại tiệmÂu Hoá của tôi thì tôi sẽ mách dùm chọ

    Cô gái nhìn Tuyết phê bình nịnh:

    - Rõ khéo cái anh này! Ông ấy chủ trương cái hợp thời, những mốt lịch sự, thì hẳn tóc ông ấy phải đẹp lại còn khen phò mã tốt áo!

    Ông Victor Ban hỏi Tuyết:

    - Quý nương lên chơi chốt lát hay cả ngàỷ

    - Tuyết thích khuỷu tay vào mạng mỡ Xuân hỏi:

    - Này! Ông bại giai định ở cả ngày hay vui chơi đây vài ngày nàỏ

    Xuân ngẫm nghĩ, không biết muốn làm hại đời một người con gái tử tế thì mất mấy ngày hay chỉ độ nửa giờ thôi cũng đủ, liền đáp:

    - Ðể chốc nữa ăn trưa rồi sẽ liệụ

    Ông Victor Ban quay đi thì một thanh niên lịch sự khác đứng lên:

    - Thưa ngài, tôi rất được hân hạnh nếu ngài cho tôi hầu ngài vài séc.

    Thế là cả bọn kéo nhau ra chỗ sân quần. Trong một tiếng đồng hồ, Xuân Tóc Ðỏ đã hạ nỗi thiếu niên. Những tiếng vỗ tay luôn luôn tăng thanh thế cho nó trước mặt Tuyết. Những cách nắm banh, vợt banh, một lối cầm vợt kiểu cách, một cử chỉ làm bộ, đã đủ khiến Xuân có nhũng dáng điệu của một phong lưu công tử, ít ra cũng là con một ông tổng đốc như những tài tử quần vợt khác. Lúc ông Victor Ban chạy ra ngó một phút thì những lời khen ngợi Xuân của khán giả bắt ông ta ngờ ngợ dễ thường mình nhầm, rằng ông đốc Xuân này không có một mảy may dính dáng gì đến cái thằng Xuân thổi loa của mình mấy năm xưạ

    Xong cuộc, những tay bại trận đều tỏ lời kính phục Xuân và ước ao sẽ được có ngày tái ngộ. Tuyết thấy rằng Xuân không những đáng là bạn giai mình mà thôi, nhưng giá có làm hại cả một đời Tuyết một cách thật sự thì cũng xứng đáng lắm.

    Khi hai người vào cái phòng riêng thì Xuân nằm đờ ra, vì mệt. Thái độ lễ phép không thể tha thứ được như thế Tuyết ngồi lên tay ghế, buồn rầụ Tự nhiên thấyở phòng bên cạnh có tiếng đàn bà hát vang lên:

    - Dè ... đờ ... dà ... múa ...!

    Mông Pế y ề Pa rí! ... 1

    Tuyết đang lắng tai nghe kinh ngạc thì Xuân rên rĩ gọi:

    - Em ơi, em! ... Tuyết ơi! Tuyết!

    - Im đi! Hình như là ... như là ... Giời ơi ... chị tôi! Hoàng Hôn!

    Câu nói ấy làm cho Xuân ngồi nhổm lên, sợ hãi hỏi:

    - Chết! Aỉ Bà Văn Minh ấy à?

    - Không! Khẽ chứ! Ấy là chị tôi, chị phán dây thép ấy mà!

    - Thế à? Thế có ông phán mọc sừng đấy không?

    Tuyết ngơ ngác hỏi:

    - Soa anh biết rõ thế? Hở? Hở anh? Sao anh lại biết Hoàng Hôn có hai mối tình?

    - Sao lại không biết?

    Sự thực, lúc ấy có Hoàng Hôn, vợ ông phán mọc sừng, đương bù khú với nhân tình ở phòng bên cạnh, thật không ngờ rằng Xuân và Tuyết ở bên này lắng tai nghe ...

    Người nhân tình nói:

    - Mình ạ, tôi không muốn tình thế này cứ kéo dài ra mãi, nguy hiểm lắm.

    Cô Hoàng hỏi vặn một cách căm tức:

    - Thế anh muốn gì nữa nàỏ

    - Tôi muốn mình ... chúng ta lấy hẳn nhau!

    - Nghĩa là tôi xin ly dị chồng tôỉ

    - Chứ gì nữả

    - Không, thưa ông ạ. Tôi chỉ muốn mình là người yêu của tôi thôi! Mình là chồng tôi nữả Mình là chồng tôỉ Thế thì mình lại mọc sừng mất! Chẳng thà cứ để hắn mọc sừng hộ mình có hơn không?

    - Chết chết! Ðàn bà gì lại có thứ đàn bà có những tư tưởng đến thế!

    - Saỏ Làm saỏ Chỉ có đàn ông là không bao giờ có những tư tưởng đến thế mà thôi! Chứ đàn bà, đời bây giờ, ai cũng nghĩ như thế cả! Có chồng thôi mà không có nhân tình? Thế là hèn, là xấu, là không có đức hạnh gì cả, không có thông minh nhan sắc gì cả, nên chẳng ma nào nó thèm chim! Nếu tôi không có nhân tình thì bạn hữu tôi sẽ khinh bỉ tôi, tôi còn sống với đời sao được? Có ăn có trọi mới gọi là trâu chứ? Thế mà tôi cũng giữ trinh tiết với mình, không có ai là nhân tình thứ hai nữa, thì mình nên cho là hạnh phúc rồị

    - Thì sao mình không kêu là giữ trinh tiết cả với chồng mình có được không?

    - Chú sao lại không! Giữ trinh tiết với cả hai người! Chồng và nhân tình! Nếu không thể được thì là cái giống gì ấy chúa còn là đàn bà sao được nữa!

    - Chỉ sợ có phen nó biết ...

    - Chả đời nào! Tạo hoá sinh ra nó mọc sừng thì sao lại biết được. Nếu cú có biết thân cú hôi thì cú đã chả hôi! ...Dè đờ, dà múa! Mồng á măng, mồng mà rrrít! 2

    Thế rồi người đàn bà ngoại tình cứ hát cả bài “Tôi có hai cái tình” một cách véo véo, von von ...

    Ở bên này, Xuân nói thầm vào tai Tuyết:

    - Thật là một người đàn bà đức hạnh! Xứng đáng! Tân tiến!

    Thấy Xuân khen chị mình, Tuyết hoá ra ghen mà rằng:

    - Còn tôi thì dễ thường ...

    Xuân hôn Tuyết một cái rất kêu, rồi khẽ nói:

    - Tuyết cũng đáng quý trọng như thế!

    Ðược thế, Tuyết lên mặt, bĩu môi nói:

    - Nhà tôi là một nhà sang trọng, văn minh, mấy chị em phải giống nhau nhu đức, nếu không thì còn ra cái thể thống gì nữả

    Xuân lại ph1ong tay lên ngực Tuyết nhưng lần này lại bị cự tuyệt:

    - Một lần thôi chứ? Ðã biết không là cao su rồi thì thôi chứ?

    Xuân Tóc Ðỏ còn đùa nhả bằng nhiều cách khác nữa thì Tuyệt lại dẫnc húng rằng bụng dạ đàn bà là khó hiểu, vì cứ im.

    Hai bên cứ vừa đùa nghịch nhau, chốc chốc lại nói một cách thành thực đáng khen:

    - Chúng ta yêu nhau một tấm ái tình cao thượng ...

    - Ðôi ta yêu nhau bằng thứ linh hồn trong sạch.

    Mãi cho đến khi Xuân Tóc Ðỏ muốn xin cái“ân huệ cuối cùng” thì Tuyết đứng lên giận dữ:

    - Im! Ðể yên! Không bao giờ tôi cho mình cái ân huệ cuối cùng. Mình không phải là người lịch sự! Tôi không dại dột như nững cô gái ngây thơ đâu! Ít ra tôi cũng đã là một trang bán sử nữ!

    Xuân Tóc Ðỏ ngây người ra không hiểụ Tuyết nói nốt:

    - Nghĩa làDemi Vierge ! Nghĩa là còn tân một nửa!

    Xuân ngây ngô hỏi lại:

    - Còn một nửa cái tân thôỉ Còn một nửa chữ trinh thôỉ

    Tuyết đài các đáp:

    - Chứ lại gì! Chú khi nào lại mất tân hẳn được! Chứ khi nào lại để cho ngày nhị hỉ thấy lợn cắt tai được!

    Từ đấy trở đi, Xuân ngoan ngoãn đứng đắn khác trước. Nó đã hiểu Tuyết là một bán sử nữ hoàn toàn đáng mặt đàn bà nước Nam vào thế kỷ hai mươi, chứ không phải sự thường.

    --------------------------------

    1 Một bài hát phổ biến trước cách mạng: Tôi có hai mối tình, Tổ quốc tôi và Paris ...

    2 Tôi có hai cái tình! Nhân ngãi tôi, chồng tôi

_________________________________vqv

Xuân Tóc Đỏ Thi Sĩ, Một Cuộc Tranh Nhau Mọc Sừng, Tư Tưởng Bảo Thủ Của Bà Phó Đoan

    Sau khi ra phòng ăn để tiêu thụ một bữa cơm tây rất sang trong y như những người Việt Nam thượng lưu khác, Tuyết lại rủ Xuân đi bách bộ trong hoa viên của khách sạnBồng Lai cho tiêu cơm. Sợ gặp ông Victor Ban, Xuân thoái thác là mệt ... Tuyết giận dỗi nói:

    - Ồ! Mình nói lạ nhỉ! Khi người đếnBồng Lai thì không phải để người ta mệt, nhung mà để người ta chơi! Thời buổi này là thời buổi của khoa học, của gân cốt, của thể thao, thì một thanh niên tráng kiện như mình không được nhọc mệt, nhất là mình lại là ông đốc! Vả lại, thế là mình lừa dối tôi đấy nhế? Như thế mà tự nhận là quý đàn bà như người Tây phương! Không biết nếu mình đã làm hại cả một đời tôi rồi thì đến thế nào!

    Trước những lý luận chính đáng ấy, Xuân lại phải ngồi nhỏm lên mà rằng:

    - Chúng tôi rất được hân hạnh.

    Xuân toan ra ngay, nhưng bị Tuyết ngăn lại:

    - Hãy khoan!

    Rồi Tuyết bấm đầu ngón tay, lẩm bẩm tính:

    - Một bạn gái, hai bạn giai, ông Victor Ban, tất cả là bốn người!

    Hí hửng nhìn Xuân, Tuyết nói to một cách ngây thơ:

    - Những bốn người, mình ạ! Những bốn ngưòi đã phải nghi ngờ tôi là hư hỏng, thế có sung sướng không? Chỉ nay mai là có người đồn đến tai thầy đẻ tôi mà thôi! Hoặc không thì ít ra cũng đến tai cái thằng vị hôn phu của tôi! Thế cho bõ ghét.

    Xuân ngây ngô nói:

    - Thì ra làm cái nghề chồng mọc sừng đã khổ mà làm cái vị hôn phu như thế cũng không sướng.

    Tuyết cười khanh khách:

    - Mình nói thâm thúy lắm! Thật rõ là ngôn ngữ của một người ở thế kỷ hai mươi chúng tạ Nhưng mà chưa chắc tôi đã cho mình mọc sừng đâu mà phải sợ.

    Ngừng một lúc, Tuyết lại nói:

    - À, thế ông vìa và bà cụ ở nhà thế nàỏ

    Ngơ ngác một vài phút để đủ thì giờ hiểu, Xuân mới nói một cách buồn rầu:

    - Anh chẳng may bồ côi sớm.

    - Cụ ông chết, cụ bà còn hay cụ bà chết, cụ ông còn?

    - Cả hai đều đã mất cả.

    Tuyết chớp hai con mắt lúc đỏ loé những ánh sáng hạnh phúc, nói:

    - Cứ một điều ấy cũng đủ cho anh đáng mặt lấy tôi làm vợ đấy! Tôi lấy anh thì là tôi không có mẹ chồng! Sướng chưả Bồ côi sớm như anh thế là tốt số lắm!

    Xuân còn ngầm nghĩ chưa biết nên đáp thế nào thì Tuyết lại tiếp:

    - Anh đừng phân vân nữa, anh đốc ạ. Nếu hư hỏng dại dột như số đông thì ngay lúc nẫy tôi đã dại dột với anh rồi chú còn gì! Ðằng này tôi biết giữ gìn lắm, bao giờ cũng thế.

    Xuân cười nhạt, nói bông:

    - Ðằng nào thì cũng phải một lần ...

    Nhưng Tuyết cãi lại một cách rắn rỏi:

    - Thôi đi! Ðể đến hôm tân hôn, anh lại cắt tại lợn ấy à?

    Lời lẽ khôn ngoan sắc sảo ấy khiến Xuân Tóc Ðỏ sung sướng lắm, vì nó tin rằng mai sau có lấy Tuyết cũng không sợ mọc sừng nữạ

    Hai người kề vai nhau ra khỏi gian phòng, đi về phía vườn hoạ Nhưng cây hoa kèn, hoa mỏm chó, nở sặc sỡ ở trên các luống nghìn tía muôn hồng, rõ ra cảnh Bồng Lai thật sự. Thỉnh thoảng, trên lớp đá cuội, một vài chiếc hoa héo, rụng xuống tả tơi ...

    Một thiếu niên bé nhỏ, mặt hốc hác như mặt những nhà thi sĩ có tên tuổi, đôi mắt lờ đờ, cái thân thể ốm o lẩn trong bộ Âu phục quần chân voi, cứ đăm đăm chiêu chiêu nhìn Tuyết ... Cô này khẽ bảo bạn:

    - Ðây, xin giới thiệu anh một người muốn chiếm trái tim của tôi ...

    Mới nghe thế, Xuân cũng thấy máu ghen chạy lên đỏ cả mặt. Nó quay lại nhìn. Thiếu niên hình như chỉ trông thấy có một Tuyết, nên cứ thoăn thoắt vung đôi quần chân voi đi theo saụ Tuyết khẽ nói:

    - Mặc kệ ngưòoi ta, anh! Một nhà thi sĩ kia đấy! người ấy không hại ai cả.

    Nói xong, sung sướng như những cô gái được có người muốn bắt chim, Tuyết cứ nhẩy tung tăng để giẫm lên những đoá hoa rụng trên đường cuộị Nhà thi sĩ thì vẫn đi theo Tuyết thoăn thoắt ... Xuân Tóc Ðỏ muốn quay lại cự cho anh chàng vô lễ ấy một vố, thì chợt anh chàng ngâm nga rất to:

    Nàng tiên rảo gót trên đường cuội,

    Hoa thẹn! Ðầy đưòng rụng tả tơi,

    Cái đẹp vẫn thường ghen cái đẹp,

    Mỹ nhân giẫm nát những hoa – Hoài

    Xuân nghe thế, sắp sửa đổi lòng căm tức ra lòng kính trọng, thì Tuyết cười khúc khích. Nét mặt vẫn thản nhiên như những nhà thi sĩ can đảm chịu đựng nỗi đắng cay, thiếu niên lại ngâm:

    Chẳng được như hoa vướng gót ai,

    Lòng ta man mác tả tơi thay,

    Vội vàng nhặt lấy bông hoa nát

    Ðể áp cho lòng nỗi đắm say! ...

    Rồi nhà thi sĩ cúi xuống nhặt bông hoa lên, dừng chân đứng yên, ấp cái hoa vào lòng bằng hai cánh tay vòng tròn y như ôm một người tình nhân tưởng tượng.

    Không thấy tiếng giầy lạo sạo trên cuội theo mình nữa, Tuyết dừng chân, quay lại nhìn sau lưng ... Cử chỉ của nhà thi sĩ khiến Tuyết phải nói:

    - Thế có cảm không hở anh? Ấy anh chàng theo đuổi tôi đã mấy tháng nay rồi đấỵ Anh chàng thì cảm quá rồi mà mình lại không cảm kia chứ!

    Xuân Tóc Ðỏ nghiến răng hỏi dồn:

    - Có thực nó cảm không?

    - Thì lại còn thế nào mới là cảm nữả

    Trong óc Xuân lúc ấy có một luồng tư tưởng văn chưong chạy quạ Nọ tự thấy đáng hổ thẹn, nếu không đọc thơ như kẻ tình địch. Mà muốn ngâm thơ thì nào có khó gì? Nó nhớ ngay đến những bài thơ nó đã đọc lầu lầu mấy năm xưa, những khi còn làm nghề bán nói trước máy phóng thanhcho những nhà bán thuốc. Nó bè bảo Tuyết:

    - Em muốn anh ứng khẩu bài thơ cho gã ấy không?

    Tuyết vỗ tay reo:

    - Nếu được thế thì còn danh giá nào bằng!

    Xuân Tóc Ðỏ bèn chắp tay sau lưng, tiến đến nhà thì sĩ ngâm nga rất dõng dạc:

    Dù già cả, dù ấu nhi,

    Sương hàn nắng gió bất kỳ - biết đâủ

    Sin ra cảm, sốt, nhức đầu,

    Da khô, mình nóng, âu sầu, ủ ê ...

    Ðêm ngày nói sảng, nói mê ...

    Chân tay mệt ỏi, khó bề yên vuị

    Vậy xin mách bảo đôi lời:

    “Nhức đầu giải cảm” liệu đời dùng ngay!

    Xuân Tóc Ðỏ còn muốn đọc lầu lầu nữa, nhưng thiếu niên vội xoa tay chịu hàng:

    - Xin lỗi ngài! Thế thôi cũng đủ là một bài học cho bỉ nhân ... thán phục! Vậy để rồi bỉ nhân luyện lối trào phúng thì mới mong đối đáp ngài được!

    Nói xong, nhà thi sĩ ấy cúi đầu kính cẩn chào Xuân rồi chuồn mất với cái mặt đỏ những hổ thẹn. Xuân đến gần Tuyết, được khen:

    - Giời ơi, anh là một bậc kỳ tài! Thật là xuất khẩu thành chương. Mà thơ như thế thì thật trào phúng lắm, không kém gì Tú Mỡ. Nhưng mà thơ của anh sao có nhiều mùi thuốc thế?

    Không biết cắt nghĩa ra sao, Xuân bèn đố lại:

    - Ðố biết đấỵ

    Tuyết lại tự trả lời cho câu hỏi của mình:

    - À phải rồi! Tại anh đã học trường thuốc nên thơ của anh cũng có mùi khoa học chứ gì! Thật là văn chương đốc tờ đấỵ

    Cùng vui sướng, cả hai lại sánh vai nhau đi lững thững về phía bể bơi ... Chợt Tuyết sợ hãi, rối rít khẽ nói:

    - Chết! Anh phán! Thôi, chốc nữa, mình tìm tôi quanh trong này nhé!

    Nói xong, Tuyết lẫn sau một cây nọ rồi trốn mất.

    Trước mặt Xuân Tóc Ðỏ, lúc ấy hiện ra ông phán mọc sừng, cùng đi với môt người đàn bà.

    Hôm nay ông phán mày râu nhẵn nhụi, áo quần nho nhã bảnh bao, trông rõ ra vẻ môt người mọc sừng vô tâm, thấy cuộc đời là vui vẻ ... Người đàn bà thì ăn mặc lối nửa tân nửa cựu, trông có vẻ ham muốn cái hư hỏng của phụ nữ giải phóng lại vừa nhớ tiếc cái đức hạnh gánh vác của phụ nữ cổ hủ, muốn rõ là hạng người nào trong xả hội cũng khó khăn thay!

    Xuân Tóc Ðỏ không biết đấy có phải ông phán đi với vợ không, vì nếu không thì cũng là sự lạ khác. Mặc kệ, cứ biết bổn phận phải nói thì cứ nói, nó bèn kính cẩn chào cả hai người rồi đứng ưỡn ngực ra, dùng cái giọng thổi loa xưa kia mà rằng!

    - Thưa ngài! Ngài là một người chồng mọc sừng!

    Ông phán kinh hãi đến tái mặt, ấp úng giới thiệu:

    - Ðây, đây là ... người yêu của tôi, mà thôi!

    Vì ngu dại, Xuân hốt hoảng mách:

    - Thế à! Nếu vậy thì may cho ngài quá! Thế thì hiện nay bây giờ vợ ngài có lẽ đương làm cho ngài mọc sừng ở trong kia!

    Ông phán lại tái mặt hơn nữa, thất thanh hỏi:

    - Saỏ Ngay trong cảnh Bồng Lai nầy ấy à?

    Xuân Tóc Ðỏ giậm chân xuống đất, chán đời:

    - Những việc như thế không ở cảnh Bồng Lai thì còn ở đâu nửa!

    - Chết! Chết! Quan bác mau dẫn đệ đến đấy ngay mới được! Ði!

    Xuân Tóc Ðỏ rảo cẳng đi ngaỵ Hai người lạch bạch chạy theo, rối rít như những ai muốn được mục đích những cảnh ái tình của người khác. Ðến cái cửa buồng ấy thì Xuân dừng lại, đưa mắt cho ông phán mọc sừng. Ông này vừa thở vừa gõ cửa, 15 phút, cánh cửa hé mở rạ Rồi bên trong có tiếng đàn bà the thé rít lên: “Giời ơi! chồng tôi!”. Rồi ông phán hục hặc:

    - Ðồ khốn nạn! Ðồ chó đểu!

    Xuân Tóc Ðỏ và người đàn bà kia thập thò đứng bên ngoàị May sao lúc ấy thiên hạ mải bơi, lội, tắm ở hồ cả. Ấy là vì ông phán thấp cổ bé miệng nên tiếng than không thấu đến trời vậy!

    Người tình nhân lúc ấy đã mặc được quần áo, khôn ngoan mà hỏi dịu:

    - Kính chào ngài! Bẩm thế ra ngaì là người chồng?

    Ông phán phát bẳn mà rằng:

    - Tôi không là người chồng thì tôi còn là con chó gì nữả

    Người tình nhân lại cúi đầu kính cẩn có ý công kích ông phán về mục xã giao:

    - Chúng tôi rất hân hạnh ... Bẩmngài, ngài là người thượng lưu, trước sau tôi vẫn giữ lễ độ với ngài, thưa ngài!

    Ông phán hổ thẹn cãi:

    - Thưa ngài, dù tôi là người mọc sừng thì tôi cũng vẫnlà thượng lựu trí thức chứ?

    - Vâng, ấy ngài cứ dịu dàng thế cho! Vì nếu mọc sừng thì không phải lầnnày là lần đầu, vậy ngài nổi nóng cũng vô ích, chỉ tổ thiên hạ cười cả đôi chúng ta mà thôị Thưa ngài, quả thực hôm nay tôi vẫn kính trọng vợ ngài!

    Từ ấy trở đi, hai bên đều hết sức lễ phép với nhau để tỏ cho nhau biết cùng là thượng lưu nhân vật. Tuy nhiên ông phán cũng trỏ vợ mà nói:

    - Thưa ngài, dù là vợ tôi đây kia đã mặc quần áo vào như thế kia rồi, thì tôi cũng không dám chắc. Là vì cổ nhân đã dạy:Nam đáo nữ phòng nam tất đãng, nữ đáo nam phòng nữ tất dâm.

    Biết rằng trước lý luận cứng cỏi đến như thế thì chối cãi tội gian phu của mình cũng khó lắm, người tình nhân bèn cãi:

    - Thưa ngài, mọc sừng không phải là cái xấu, nhưng chỉ là cái chẳng may, một cái tai nạn vậỵ Như Nã Phá Luân đánh Ðông dẹp Bắc như thế, lại đẹp giai như thế mà cũng mọc sừng thì ngài bảo saỏ

    Thấy mình được bắc lên ngang hàng với Nã Phá Luân, ông phán mọc sừng cũng có hả dạ đôi chút. Tuy nhiên ông cũng nói:

    - Bẩm ngài, dù là xấu, dù là chẳng may, thì mọc sừng cũng là chịu thiệt hạị Vậy ngài định mọc sừng cũng là chịu thiệt hạị Vậy ngày định đền bù tôi ra làm saỏ Hay tôi phải nhờ đến pháp luật?

    Nghĩ ngay đến sở Cầm, tin đăng trên các báo, người tình nhân vội chữa:

    - Bẫm ngài, chính tôi mới là người mọc sừng!

    Ông phán sững sốt:

    - Ồ! Ố! Có thể như thế được chăng?

    - Bẩm chính thế! Vợ ngài bảo với tôi là chưa có chồng và vẫn nhận tôi là chồng! Bây giờ tôi mới được cái tin sét đánh đau đớn là người đàn bà ấy đã có chồng! thật quả nhiên ngài lại đây định bắt quả tang chúng tôi, ngài đừng có chối! Nghĩa là vợ ngài có hai chồng. Bây giờ tôi mới biết tôi cũng là một người chồng mọc sừng, thì ngài bảo saỏ Ai phải đền aỉ Ai thiệt hạỉ

    Sợ quá, ông phán giẫy đây đẫy:

    - Tôi không biết! Tôi không lôi thôi! Ông Xuân, xin ông làm chứng cho tôi rằng tôi là người chồng mọc sừng ...

    Xuân cúi đầu nhã nhặn:

    - Chúng tôi rất hân hạnh.

    Thấy nguy, người tình nhân doạ già:

    - Bẩm, thế này thì chưa biết tôi hay ngài bị thiệt hại ... Vậy thì có lẽ tôi phải đi hỏi luật sư mới được. Thưa ngài, đã là viên chức thì ngài phải hiểu luật, phải trọng pháp luật hơn người khác.

    Nghe thấy nói đến thầy kiện, lại sợ mình trái luật thì ắt không còn là một viên chức gương mẫu trung thành nữa, lại không hiểu mình có trái luật không, lại sợ người ta bắt được quả tang mình muốn bắt quả tang người ta, ông phán bèn nháy mắt cho người yêu, bắt tay tình nhân vợ ông, lễ phép nói:

    - Thôi, kính chào ngài, rất mong có phen tái ngộ ...

    Rồi ông rảo cẳng ra khỏi cảnh Bồng Lai như người đi trốn, có người tình nhân của ông lẽo đẽo theo saụ Riêng về phần Xuân, thấy nói đến luật sư cũng đâm hoảng, sợ lôi thôi đến mình, thì đầu chẳng phải lại phải tai, nói cũng cắm cổ đi nốt.

    Tìm thấy Tuyết rồi, nó hốt hoảng nói:

    - Ði, ta đi ngay không thì lôi thôi to bây giờ! Tuy chưa hiểu rõ, Tuyết cũng kinh hoàng mà chạy theo Xuân. Cả hai ra đến cái cổng Nhật Bản thì lại thấy ngay cái xe ô tô của bà phó Ðoan đứn sừng sững.

    Bà này nhẩy xuống, gọi Tuyết, nói to:

    - À, cô này đã có ngưòi sêu tết rồi, thề là không có phép!

    Tuyết bĩu môi, chỉ Xuân:

    - Người này chỉ là một người bạn trai của tôi, thế thôi! Không hơn không kém.

    Rồi Tuyết nhẩy lên một cái xe cao su, mặc kệ Xuân với bà phó Ðoan ...

    Bà này bảo Xuân:

    - Như ý tôi ấy à? Con gái bây giờ hư lắm, chỉ ăn chơi thôi, Ðàn bà thì phải biết tòng nhất nhị chung, thế nào là tam tòng tứ đức, thế nào là trinh tiết đức hạnh?

    Thấy Xuân câm miệng hến, bà liều mà nói:

    - Còn ông, thì ông phải đứng đắn, đừng có tìm cách hại một đời người tạ Ðã có người sêu tết người ta, thế là người ta đã có chồng rồị Phương ngôn có câu: Giai tân gái hoá thì chơi, đừng nơi có vợ, đừng nơi có chồng!

    Nghe đến đây, chợt nhớ đến mọi sự lôi thôi lúc nẫy, lại chợt nhớ đến bà phó Ðoan đương goá chồng, Xuân Tóc Ðỏ ấp úng nói:

    - Thưa bà, bà tha phép cho, nếu bà không trinh tiết với hai ông chồng như thế thì ... bẩmt ôi cũng mạn phép mà ... phải lòng bà rồi!

    Bà phó Ðaon tủm tỉm cười mắng:

    - Ê! Ê! Rõ đồ ê trệ chửa!

    Rồi bà lên xe, bảo tài xế phóng nước đạị

    Bà đi trốn ái tình.

    Xuân Tóc Ðỏ phải từ giã cảnhBồng Lai , cuốc bộ về hiệu Âu Hoá.

    _______________________________________vqv

Cuộc Khánh Thành Sân Quần, Xuân Tóc Đỏ Diễn Giả, Việc Sửa Đoạn Một Cuộc Hôn Nhân

    Buổi khánh thành cái sân quần riêng của bà Phó Ðoan trong vườn hoa nhà thật là một ngày đáng ghi vào lịch sử thể thao của nước Việt Nam. Theo như những cuộc khánh thành khác, cũng có tiệc trà, có rượu sâm banh, lại có cả “chúc từ” nữạ

    Họp mặt tại buổi tiệc, có từ ông Típ Phờ Nờ cho đến vợ ông ta từ Tuyết cho đến anh ruột cô ta là cậu Tú và chị ruột cậu này là bà phán vợ ông mọc sừng – nguyên là cô Hoàng Hôn – và cả nhà chính trị bảo hoàng Joseph Thiết nữạ

    Ông này coi cả bọn chung quanh ông chỉ là dân chúng, còn mình là một nhà lãnh tụ, một nhà chính trị và một nhà chính trị thì thật sự thì bao giờ cũng nghĩ đến quyền lợi của quốc gia mà khinh bỉ những cái thị hiếu và lòng ham vui thú của dân chúng. Giữa lúc mọi người cười nói ồn ào, ông Joseph Thiết giở một tờ báo Pháp ra, sung sướng hưởng cái khoan khoái của việc ông Léon Blum bị môn đồ của nhà bảo hoàng Maurras đánh cho chảy máu ở hai bên thái dương. Nhưng, những người chung quanh ông cũng chẳng ai để ý xem ông đương làm gì.

    Ðối lại, ông Joseph Thiết coi như lúc ấy không có những người khác nữa, cũng như những người khác coi như lúc ấy không có ông. Bữa tiệc ấy chỉ còn thiếu mặt có cậu Phước (Em chã!) thì là đủ các nhân vật thượng lưu trong xã hộị

    Khi hơi men đã ngà ngà, khi đám người thượng lưu ấy đã hơi hơi không được thượng lưu mấy tí, thì ông Văn Minh nâng cốc đứng lên ... với cái thân hình ốm yếu:

    - Thưa các bà,

    Thưa các cô,

    Thưa các ngài,

    Ấy thế là ông Văn Minh nói nhai nhải đến gần một giờ đồng hồ về lịch sử thể thao của nước cổ Hy Lạp, phong trào thể thao ở xứ ta, vận mệnh của nòi giống nếu không thể theo và nếu có thể thao, bà phán (xin hiểu ngầm là bà Phó Ðoan) tiểu sử của bà, những tư tưởng tân tiến của bà, cử chỉ đáng làm gương của bà trong khi làm cho sân quần để phụng sự một công cuộc thể thao của gia đình, trào lưu thể thao của phụ nữ từ khi có cuộc “tiểu thư đi bộ” vân vân ... Giữa bài “chúc từ” có đoạn ông Văn Minh công kích kịch liệt những người thừa tiền mà làm đình, xây chùa, tô tượng đúc chuông, những kẻ hủ lậu vậỵ

    Ông kêu đồng bóng cũng là một lối thể thao, nhưng lối ấy đã bất hợp thời trang.

    Trong lúc ấy, ông nhà báo cấp tiến với xã hội và bảo thủ với gia đình vội vàng lấy bút máy và sổ tay ra ghi chép, coi những lời lẽ quý hoá ấy tựa hồ bật ở miệng một vĩ nhân mà ra ...

    Rồi ông Văn Minh lại khái luận về những bổn phận của người đàn bà lý tưởng có những gì khiến bà Phó Ðoan phải yên trí rằng mình là một người đàn bà lý tưởng. Sau cùng, đoạn chúc từ kết luận bằng sự diễn giả giới thiệu với mọi người: Xuân Tóc Ðỏ, một thanh niên gương mẫu, một giáo sư ten – nít với tất cả những danh dự mà cái chúc ấy được nhận. Nói tóm lại, bài “chúc từ” ấy có đủ điều kiện là một bài của một nhà đại văn học, đại chính trị, vì trong đó có đủ mọi điều, thêu dệt, bịa đặt, phóng đại, huyền hoặc, giả dối bằng những danh từ điêu trá của văn chương. Mọi ngưòi vỗ tay thật là đích đáng.

    Nói xong, ông cháu rể ngồi xuống một cách nghiêm trang nhã nhặn ngầm như đa số diễn giả khác để bà dì đứng lên đáp lờị Bà Phó Ðoan cảm ơn diễn giả và các cô, các bà, các ngài đã vui lòng đến chứng kiến bữa tiệc khánh thành cái sân quần của bà mà bà ước rằng lúc nào cũng đông ...

    Mọi người lại vỗ tay ...

    Vì lần đầu ở vào một bữa tiệc có những nghi lễ như thế, được hưởng những cái danh dự mà chính nó cũng không biết, Xuân Tóc Ðỏ tưởng mình không phải đáp lời gì ai nữa, cứ việc vỗ tay thật kêụ Rồi uống luôn một hơi sâm banh một cách tự nhiên nhất đời, không để ý rằng ai cũng đương nhìn mình chòng chọc. Sau cùng nó khoanh tay ngồi im.

    Thái độ toạ hưởng kỳ thành ấy làm cho một số ít người bất mãn. Bà vợ ông phán mọc sừng, đứng lên nói một cách ranh mãnh.

    - Bây giờ hình như đến lượt ông Xuân, nhà giáo sư quần vợt.

    Ông Típ Phờ Nờ cũng được dịp trả cái thù riêng của ông bằng mấy câu:]

    - Ðiều ấy tất nhiên! Khánh thành sân quần thì tất nhiên bao nhiêu danh dự vào giáo sư quần vợt cả! Vậy xin ngài đừng nhũn nhặn quá mà cứ cho chúng tôi đươc nghe qua một đôi câu văn rất văn hoa của ngài!

    Ngồi bên cạnh Xuân, Tuyết cũng vô tình thúc giục:

    - Nói đi, anh đốc! Nói rất văn hoa vào cho thiên hạ họ biết tay!

    Không biết thế nào là phải, như một cái máy có người vặn, Xuân Tóc Ðỏ đành đứng lên, cốc rượu vẫn nâng trên tay ... Nóỉ Thì nó vẫn nói to lắm, mà lại không bao giờ sợ khán cổ, nhất là không bao giờ thẹn, một kiều kiện cố yếu của nhà hùng biện. Nghiệm như xưa kia, lúc bán phá xa, làm lính cờ chạy hiệu rạp hát, làm nghề thổi loa cho ông Vua Thuốc Lậu Nam Kỳ, nó đã quen cái mồm đàn áp, chinh phục, và làm rung động công chúng hơn ai ...

    Nhưng đấy không phải là điều cốt yếu ... Phải, đành là phải nói, nhưng phải biết nói gì mới được ...

    Sau ba phút trầm tư mặc tưởng, vốn thông minh tính bẩm, Xuân Tóc Ðỏ nhớ ngay đến những ngôn ngữ và cử chỉ mà ông bà Văn Minh và ông Típ Phờ Nờ vẫn dùng đến, mà nó đã nghe quen tai ngay từ hôm nó nhẩy vào gánh vác trách nhiệm. Âu Hoá xã hộị Nó bèn từ tốn nói, vừa nói vừa nghĩ:

    - Thưa các bạn gái,

    - Thưa các bạn giai ...

    Xuân Tóc Ðỏ nói thế vì óc nó còn đầy những tiếng ấy từ khi nó vào cảnhBồng Lai để làm tròn cái bổn phận hại một đời con gái đứng đắn và tử tế, chẳng ngờ tình cờ lối nhập để ấy lại có kết quả tốt chua ai thấy một diễn giả gọi các thính giả thânmật đến thế từ khi nhận loại có chúc từ. Ai cũng kính cẩn lắng tai nghẹ Xuân lại lắp bắp:

    - ...Tôi, từ hôm nay mà đi, là đã dự một phần vào cuộc cải cách xã hội rồi ... Vậy tôi phải chăm chỉ và nhất là phải hiểu những việc tôi làm ... Chưa được Âu hoá mấy! ... Một sự trở ngại trên đường tiến hoá. Thể thao ... Nòi giống ... Hạnh phúc là cái gì khác nếu không là sức khoẻ của vợ chồng? Gắng sức anh em luyện tập, không phải là cải cách bề ngoài như lối cổ hủ ... giữa buổi canh tânnày, cái gì hủ lậu ta đào thải đi! ... Chúng tôi rất được hân hạnh.

    Nói đến đây, chợt nhóo đến những câu tướng thắng trận lúc nhận cúp ở tay một quan toàn quyền, hoặc một quan thống sứ, thường reo lên những khẩu hiệu thể thao, Xuân Tóc Ðỏ bèn, để kết thúc bài diễn văn:

    -Líp líp lơ ... Hua rra!

    Giữa lúc ấy, vừa thấy tờ báo đăng rằng nhà bảo hoàng Maurras xua người đánh ông Blum xong thì lại viết luôn mấy bài hăng hái đòi lấy đầu nhà lãnh tụ xã hội một lần thúu nhì nũa, ông nguyên đảng viênThập Tự Lửa Joseph Thiết vỗ đùi kêu to lên:

    - Hay! Hay! Bravọ

    Thế là cả gian phòng vỗ tay ran lên hoạ theo ông tạ Bà Phó ÐoanLíp líp lơ một cách xứng đáng. Một vài kẻ hoài nghi thì cũng vỗ tay khen vì lẽ chúc từ của Xuân Tóc Ðỏ không phải là đĩa kèn nói, và những nhà thể thao chính hiệu bất kỳ ứng khẩu thế đã là cừ, chứ không cần được hơn.

    Người ta chạm cốc sâm banh khen ngợi chúc tụng lẫn nhau theo lối các vị thượng thư, đoạn rủ nhau xuống sân quán.

    Khi đến xuống sân thì ai cũng phải cảm động ... Ôi! Thật là một triệu chứng tốt cho thể thao nước nhà, cho tương lai phụ nữ: trên rạng lưới của cái sân quần còn mới nguyên như một cô gái còn tân, người ta thấy một ... hai ... ba ... bốn ... cái quần, quần đùi, quần ngủ, quần ra phố, quần ở nhà, cái nào cũng bằng lụa, hoặc trơn, hoặc thêu đăng ten, những cái có thể khiển những ông cụ già trông thấy cũng phải lai lăng lòng xuân, mình chính lại là của bà Phó Ðoan!

    Ðiên người, lộn ruột lên, bà Phó Ðoan đã gọi ngay người vú già ra mắng cho một trận kịch liệt, thì vú già cổ hủ và bảo thủ ấy cứ lầu nhầu:

    - Ai biết đâu đấy! Gọi là sân quần thì ai chả tưởng để phơi quần!

    Mấy cái quần đã bị cất ra chỗ khác rồi, sân quần lại hiện ra quang cảnh vui vẻ khác. Thoạt đầu, Xuân đánh với bà Văn Minh. Rồi với ông đốc tờ Trực Ngôn. Sau cùng ông đứng với ông Trực Ngôn để đánh với bà Văn Minh và một bà vợ Tây khác, bạn cũ của bà Phó Ðoan, mới đến ...

    Giữa lúc chưa biết phụ nữ thắng hay nam nhi thắng như thế thì ở nhà cụ cố Hồng, người ta nhau lên vì cái tin cô Tuyết đi chơi với ông Xuân. Cụ già rít lên như những bà mẹ hủ lậu khả ố mà rằng:

    - Ông đã biết chưạ Ông nuông con ông nữa đi! Bao giờ bụng nó bằng cái thúng thì ông mới biết thế nào là nữ quyền, và văn minh, là tối tân, là giải phóng! Phương ngôn có câu nói: Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà! Ông là hại nó, ông làm nó hư hỏng, để cho tôi, tôi phải nghe lời thiên hạ chửi rủa ... bới móc!

    Trước những lý luận bảo thủ rất trở ngại cho cuộc giải phóng phụ nữa của nước nhà như thế, cụ ông chỉ nhắm nghiền mắt lại đáp:

    - Biết rồi! Biết rồi! Khổ lắm, nói mãi!

    Nhưng dù “biết rồi” mặc lòng, cụ bà cũng đuổi thằng bồi tiêm xuống bếp ngay ... Vì đã công nhận nữ quyền nhu một người văn minh thật sự, cụ cố Hồng cũng không phản đối lại việc huyền chức tạm thời ấỵ Cụ chỉ nằm ngáp dài bên khay đèn mà thôị Cụ bà lại nhai nhải nói như cái chão rách:

    - Ông có biết không? Nó với Xuân rủ nhau vào mộtôten thuê buồng! Chết thât chú không ngờ rằng ...

    - Biết rồi! Khổ lắm, nói mãi!

    - Không ngờ rằng một người như ông Xuân, tưởng là đứng đắn tử tế, ai ngờ lại có bụng dạ tồi thế!

    - Biết rồi! Khổ lắm! nói mãi!

    Ðến đây, cụ bà chợt tưởng tượng đến cái khó lòng tránh khỏi của những cặp giai gái khi rủ nhau vàôten , bèn bưng mặt sụt sịt khóc như một người mẹ hủ lậụ Không thấy nói gì nữa, cụ ông hé mở đôi mắt nhỏ tí ra hỏi:

    - Thế sao nữa, hở bà?

    Cụ bà khóc to hơn trước một hồi, rồi đau đớn kể lể:

    - Làm saỏ Lại còn làm sao!

    - Bà hủ lậu lắm, không nói chuyện được!

    - Thế nào là hủ lậủ Ừ, tôi xin phép ông tôi hỏi ông: thế nào là hủ lậủ

    - Thời buổi bây giờ không có cái lối nam nữ bât tương thân như đời các cụ nhà ta đâu! Bây giờ giai gái được tự do kết bạn với nhau, đi chơi với nhau như Tây! Họ có bạn giai cũng như họ có bạn gái, thế không có gì là lạ!

    - Ai bảo ông thế?

    - Con giai tôi bảo tôi đấy!

    - Ông đã chắc thế là hay hơn chưả

    - Lúy 1 đã bảo thế thì chắc thế, không hay hớm thì cũng chẳng sao cả!

    - À! À! Con giai ông! Thì được cái bộ tịch gì! Ði mở ngay cái hiệu thợ may phải gió ấy, rồi giở ra rõ đến lắm trò khỉ! Chướng lắm, tôi không chịu nỗi nữa, đừng tưởng tôi không nói gì là hay lắm đâu!

    - Chướng hay không mặc, cứ biết cái cửa hàng Âu Hoá của nó cũng mỗi tháng cho nó kiếm được vài trăm bạc lãi đã!

    - Này tôi bảo thật! Thế cũng chưa bõ. Ðể cho nàng dâu cứ mặc quần đùi đứng trước mặt mẹ chồng! Còn là lãi nữa! Con gái ông mã chửa hoang thì còn là lãi nữa!

    - Việc gì mã chửa hoang? Dễ thế cơ!

    - Ông có biết chúng nó làm gì với nhau không? Nào tắm, nào bơi, nào nhẩy đầm! Lại thuê chung một phòng trong cả một ngày nữa!

    Từ nãy đến giờ đã đưọoc nửa giờ, cụ ông bèn ngáp dài một cái, nước mắt nước mũi chảy ra như những người nghiện thuốc đứng đắn mà hút có phương pháp. Cụ bèn nhắm nghiền mắt lại:

    - Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi!

    - Người ta biết rõ là hai đứa đóng cửa phòng lại, ngủ trưa với nhau rồi, ông đã biết chưả

    - Sao! Sao nữả

    Cụ bà cười nhạt đau đớn:

    - Lại còn sao nữả

    - Thế ai bảo mà bà biết rõ thế?

    - Chị ruột nó chứ còn ai nữa!

    - Cái con Hoàng Hôn cũng lênBồng Lai hôm ấy làm gì?

    - Vì hôm đó chồgn nó cũng lên đấy chứ saỏ

    - Mau gọi nó ra tiêm thuốc cho tôi đây! Việc có thế thôi, không phải ỏm tỏi lên vội!

    Chẳng những đã không biết giá trị của những phút quý hoá và cái quyền lợi thiêng liêng bất khả xâm phạm của những ngưòi nghiện chân chính, cụ bà lại còn nói nữa chứ không gọi ngay thằng bồi tiêm lên.

    - Ðể bao giờ bụng nó bằng cái thúng thì mới ỏm tỏi phỏng? Ông có nghĩ rằng đã có ai sêu tết con Tuyết rồi đấy không? Cái thằng Xuân như thế là đồ xỏ lá, đồ ba que, mặt chó chứ không phải mặt người nữa! Ðể rồi xem! Tôi bắt con Văn với thằng Minh đuổi cổ nó đi cho mà xem! Lại còn con mẹ Phó Ðoan, cái con đĩ già dơ đời ấy nữa! Sân quần à? Rõ đĩ mà không biết rởm! Rồi tôi cấm cửa thằng Xuân cho mà xem!

    - Biết rồi! Khổ lắm! nói mãi!

    - Thật đấy, tôi thì đánh tan xác con Tuyết! Tôi thì chửi con mẹ Phó Ðoan cho một trận cho mà xem! ... Tôi thì phú con Văn về với mẹ nó cho mà xem! Chứ thế à? Văn Minh tiến bộ thế à?

    Cụ Hồn giẫy hai bàn chân, nhăn nhó kêu:

    - Khổ lắm, nói mãi, gọi bồi nó lên tiêm cho người ta đi! Khỉ ơi là khỉ!

    Cáu tiết, cụ bà đập xuống bàn đánh thình một cái, gắt:

    - Tôi không gọi! Ông hãy nhịn đi một chốc! Hút vào để cái gì cũng biết rồi, biết rồi, ấy à?

    Tức thì ông cụ ngồi nhổm cả quyết:

    - À, giỏi nhé? Ðược lắm! rồi mà xem! Tôi sẽ gả con Tuyết cho thằng Xuân, tôi xin cam đoan như thế với bà! Chả gì nó cũng đã học trường thuốc, đã được người gọi là ông đốc, mà về quần vợt thì nay may nó chiếm giải quán quân! Này tôi bảo thật: Con Tuyết mà chửa với thằng Xuân thì thật phúc bẩy mươi dodòi cho nhà này! Bà câm đi, bà ngu lắm!

    Cụ Hồng đã nói như một người nghiện đứng đắn trong một cơn thịnh nộ đúng giờ và đúng bữa

    --------------------------------

    1 Hắn, nó

____________________________________________________vqv

Kim Cổ Kỳ ... Ngôn, Bà \"Chúa Phải Gan\", Sự Mỉa Mai Của Số Phận

    Buổi sáng hôm ấy, lúc chuông đồng hồ báo thức theo hai cái kim chỉ 8 giờ mà kêu ran lên, thì ông Văn Minh tung chăn vùng ngồi nhỏm dậỵ Nhìn sang bên tay phải không thấy bà vợ yêu quý đâu cả, lại trông lên cái lịch trên tường, ông mới nhớ ra rằng vợ ông đã đến sân quần vì hôm ấy vào ngày thứ năm.

    Ông rửa mặt, thay quần áo xong bèn bấm một tiếng chuông. Trong khi ông ngồi trước bàn trang điểm của vợ ông, thì chợt người bồi mang vào một khay những vị như bánh sửa, bơ tươi, cà phê, súc cù là, nghĩa là những thức ăn để dành riêng cho bậc thượng lưu trí thức. Chải đầu xong, ông ăn vội vã những thức ăn rồi trang điểm cái mặt. Ông giủa móng tay, bôi đỏ mười đầu ngón taỵ Rồi xoa một lượt kem lên mặt, rồi trát một lượt phấn lên trên, rồi lấy cái khăn bông khô lau đi, rồi lại bôi môt lần phần mỏng nữa, y như một người lẩn thẩn ... Với móo tóc đen và quăn quăn từ đầu cuồn cuộn xuống gáy, cái cổ cao ngẩng và lộ hầu, đôi con mắt ốc nhồi, lại thêm cái mặt loang lỗ những vòng tròn trắng, lúc ấy trông thật xứng đáng là một bậc son phấn mày râu ...

    Mấy tiếng giày lẹp kẹp tiến đến cửa phòng. Ông phải lắng tai nghe ... Rồi tự nhiên cửa phòng mở toang ra, làm cho ông phải nổi giận đùng đùng vì cái tính cẩu thả của dân An Nam không biết gõ củạ Nhưng ông không được quát mắng như vào dịp khác, mà lại phải nặn ra cái vẻ mặt tươi cười nữa, vì người vào không gõ cửa chính là cụ phán bà, mẹ ông ... Ông vừa đưa tay xoa bộ mặt tân tiến của ông vừa gượng hỏi:

    - Mẹ có việc gì mà đến sớm thế?

    Cụ bà đứng khoanh tay sau lưng, nghiễm nhiên nhìn con và khắp gian phòng một lượt chứ không đáp, điếu thuốc lá sâu kèn dính lệch bên góc môị Sau, cụ đến ngồi ở giường hỏi:

    - Chị ấy đâu rồỉ

    - Nhà con nó đi đánh quần.

    Cụ bà gật gù cái đầu hồi lâu như nhưng người không bằng lòng một việc gì mà không nóị Một lát sau lại hỏi:

    - Chị ấy đi từ bao giờ thế?

    - Chắc hẳn phải đi từ bảy giờ sáng.

    - Gớm! Vợ chồng nhà anh độ này nhiều cái văn minh quá!

    Biết rằng lại sắp có chuyện như mọi bữa, về vấn đề bất hủ nó chia rẻ làm hai phái trong một nhà là vấn đề mới cũ xung đột. Văn Minh bèn chọc tức mẹ bằng cách hỏi lại:

    - Có phải thế không hở mẹ?

    Bà cụ cũng đã gần quá điên, song le cũng cố nhịn, chỉ trách:

    - Thế mà đến bây giờ anh cũng chưa xuống hàng! Buôn bán mà chểnh mảng thế thì mấy lúc mà vỡ cửa hiệủ Phải trông nom người làm ăn trong nhà chứ, vợ đi thế, mà chồng thì ngủ thế, họ lại không moi ruột đi cho hay saỏ

    Văn Minh vẫn ngồi nguyên chỗ để đánh phấn nốt cái mặt, chỉ đủng đỉnh:

    - Ấy bẩm, đã có anh Típ Phờ Nờ trông nom.

    Tuy không hiểu con nói gì, bà cụ cũng không cần nói lạị Ðó không là điều cốt yếụ Ðiều cần nhất cho cụ là kiếm cách nhập đề để có thể đả động được đến ông Xuân Tóc Ðỏ của chúng ta đó thôị Rồi cụ lại hỏi:

    - Thế cái ông đốc Xuân ấy đâủ

    - À, ông ấy là giáo sư quần vợt, chắc bây giờ, ông ấy phải ở sân quần.

    Trong khi nói thế, ông Văn Minh cũng không biết cứ lừa dối mãi người khác thì cuối cùng mình lừa dối đến cả mình mà không biết. Một cách vô tâm nhất đời, ông ta đã làm cho một thằng Xuân Tóc Ðỏ nhặt quần, nhảy một bước lên một ông giáo sư. Phải, phải một người đã có chức như: nguyên sinh viên trường thuốc, có học thức, có óc mới, tất nhiên không thể quay về nhặt quần cho quý hội viên được.

    Cụ bà lại hỏi:

    - Nghe đâu anh sắp cho con Tuyết cũng học đánh quần thì phải ...

    Ông còn ngơ ngác hồi lâu rồi đáp:

    - Chả biết nó có muốn học không? Nếu muốn thì tôi cũng bằng lòng. Ðánh quần thì khoẻ người ra thôi chứ không hại gì cả.

    - Này, hình như ông Xuân cũng đứng đắn và tử tế lắm thì phải ...

    Không biết đấy là bà mẹ đương giương một cái cạm, ông con liền đáp:

    - Cái ấy thì đã đành! Ðâý mẹ xem! Nếu không có ông ta chữa chạy cho thì có phải ông nhà chết rồi không? Việc ấy mình phải coi là một cái ơn to thì mình mới là người lịch sự. Vả lại nhờ có ông ấy trông nom giúp mà cái cửa hiệu thợ may được thịnh vượng thế đấy mẹ ạ.

    - Nhưng con thử xem ông Xuân có thực đứng đắn tử tế không?

    - Ðiều ấy thì như hai với hai là bốn rồi, còn phải sò xét gì nữa!

    Cụ bà ngẫm nghĩ một lúc rồi khẽ hỏi:

    - Này anh cả nhĩ, thí dụ gả con Tuyết cho ông ta thì có nên không, và liệu ông ấy có thuận không?

    Nghe đến đấy, Văn Minh cau mày, giận hết sức. Nhưng cũng phải dè dặt nói:

    - Nhưng mà tự ai mà có cái tư tưởng ấy thế?

    Cụ bà chép miệng mà rằng:

    - Có con gái lớn thì tất nhiên phải nghĩ đến con rể, bổn phận cha mẹ là sao cho giai có vợ, gái có chồng chứ anh sao lại ngạc nhiên?

    Văn Minh lắc lắc cái đầu:

    - Việc ấy chắc khó lòng mà thành được ...

    - Chết nỗi! Sao thế?

    Rất ngạc nhiên về sự thất vọng của mẹ. Văn Minh nói như một người hủ lậu:

    - Không được môn đăng hộ đối! Mà chưa chắc ông Xuân đã ưng con Tuyết ...

    - Chỉ sợ người ta không thuận mà mình gọi gả thì mình ngượng lắm, chứ không môn đăng hộ đối cũng chả lo ... Thấy anh nói c1i gì như là ... bình dân ấỵ

    Ông con cau mày, hỏi gắt:

    - Nhưng mà sao mẹ lại thiết tha vào việc ấy đến thế chứ?

    - Là vì ông Xuân đứng đắn, tử tể ...

    - Thế chưa đủ! Tất có nguyên do gì!

    Bà mẹ đứng lên, tiến đến cỉa xói vào mặt ông con:

    - Là vì ông Xuân đã ngủ với em mày rồi, mày biết chưa, thằng khốn nạn!

    Rít lên xong, bà cụ dựa vào thành một cái ghế, hai tay sờ soạng lật bật xoa vào tường như sợ ngã vì chóng mặt. Văn Minh cũng đứng lên, chết điếng ngườị

    Bà mẹ rên rĩ kể lể:

    - Mày nuôi ong tay áo, mày vẽ ra lắm trò, mày làm hại một đời em mày, mày bôi do trát trấu vào cái thanh danh nhà tao! Rồi con vợ mày nũua đấy! Rồi còn nhiều chuyện hoang dâm nữa!

    Những câu nói như thế có một hiệu lực làm cho Văn Minh ở cấp tiến mà muốn quay hẳn về bảo thủ. Thấy mẹ nói đến vợ mình, lòng ghen của ông nhóm lên. Ông sợ nhất cái xấu mọc sừng, và thấy mình ở trong một cảnh ngộ khó xử, vì mọc sừng là một cái xấu của cấp tiến chứ không phải của bảo thủ. Ðàn bà tân thời mà đứng đắn thì thôi không nóị Ðàn bà tân thời mà đa tình, cái đó càng có lợi cho bạn nam nhi vẫn coi phụ nữ là đồ chơi ... Nhưng nếu những cái đồ chời mà lại là em gái ông hoặc vợ ông nữa, thì ... Không! Không thể được!

    Tuy nhiên, Văn Minh cũng hỏi lại mẹ:

    - Có chắc thế không? Ai trống thấy thế?

    - Con Phán chị nó trông thấy hai đứa ngủ trưa trong một buồng ở khách sạnBồng Lai , mà lại còn không chắc nữa à?

    - Ồ lạ! Sao nó không ngăn cấm em nó? Sao nó không mách tôỉ

    - Nó bảo, nó thấy thế nó thẹn ê cả mặt mũi thì nó còn nói gì được nữa!

    Lại có những thú thẹn vố lý thế nữa!

    - Chứ không ư? Vả lại nếu nó nói gì nó lại sợ con Tuyết thù nó, chị em đâm mất lòng nhaụ Mày cũng đừng cho con Tuyết biết là chị nó mách nó ...

    Văn Minh đứng ngẫm nghĩ hồi lâu rồi thưa với mẹ:

    - Ðể tôi điều tra việc này cho đích xác đã. Rồi có thế nào sẽ liệu sau vậy, mẹ cứ yên tâm. Dù sao thì việc cũng đã xẩy ra rồị Cuống cuồng lên là thất sách.

    Nói đoạn, Văn Minh bơm nước hoa vào đầu, vớ lấy cái mũ nhung, xuống than ... Ông ta đi tìm Xuân Tóc Ðỏ vậỵ

    Lúc ấy, tại sân quần chỉ có bà Văn Minh và Xuân Tóc Ðỏ luyện tập lẫn nhau thôi chứ không có một nhà thể thao nào khác. Có Jannette con gái bà Phó Ðoan, vì là ngày thứ năm, nên cũng ở trường ra chơi với mẹ cô. Cô ngồi trên ghế, có một quyển sách giở sẳn ở đầu gối, chốc lại nhìn lên xem đánh quần, chốc lại cúi xuống xem tranh ảnh ở sách. Hai đứa bé chừng 10, 12 tuổi, quần áo rách rưới, làm nghề nhặt banh cho Xuân Tóc Ðỏ bảnh bao trong cái quần tây, áo sơ mi cụt tay, giầy vải trắng, đứng làm nhà giáo sư.

    Bà Phó Ðoan ở nhà trên chứ không xuốn sân với cái quần đùi để luyện tập như mấy bữa trước. Công cuộc thể thao của bà đã bị một bổn phận thiêng liêng khác đến ngăn trở, bổn phận của bậc hiền mẫụ Là vì cậu Phước, đã hai bữa này không hiểu vì lẽ gì, mà ăn mỗi bữa lại kém, những một bát cơm. Cậu hay ngồi lỳ lỳ trầm tư mặc tưởng như một nhà triết học, không hay quấy đến thiu thịt vú em nữa, lại cả đến“em chã, em chã” cũng không nữạ Thật là một hiện tượng cho cậu bé thuộc hạng con Giời con Phật ... Chiều hồm qua, cậu Phước hắt hơi ba lần ... Ðến tối, sau khi uống nước, cậu lại nấc. Ðêm đến cậu chỉ đái dầm có một bận chứ không phải hai bận như mọi đêm. Sáng sớm hôm nay, cậu lại ho ba tiếng. Thật là một điềm gở, bà Phó Ðoan thấy rõ như thế lắm, mặc dầu bà không nói thế ra miệng. Bà đã lo âu như là, vào trong trường hợp ấy, bất cứ một vị hiền mẫu nào khác cũng phải lo âu ...

    Hay là cậu Phước sắp “đòi về”?

    Hay là đức Phật chùa Hương thương con – mà chả hiểu đức Phật chùa Hương có con không? – nên đã đến lúc không muốn “đoạ đầy” con ngài dưới trần nữa rồi chăng?

    Ông thầy số đã kêu số cậu Phước thọ lắm, hay là thầy số đoán nhảm?

    Ấy đó là những câu hỏi làm rối loạn cả khối óc bà mẹ, khiến bà đau khổ, lo nghĩ. Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ. Nhất là lại có nuôi con cầu tự nữa mới biết lòng cha mẹ. Như bà Phó Ðoan nuôi con kể đã là cùng. Bà đã khiêng khem đủ thứ, và tránh những tiếng “quở quang” rất kỹ lưỡng cho cậu Phước, nào bán khoán, nào đội bát nhang, nào cúng, nào sớ tấu: thôi thì chẳng thiếu thứ gì nữạ Vậy mà bây giờ thốt nhiên cậu lại “thế” thì là bởi đâủ Ði cầu cứu sư cự Tăng Phú chăng? Hay là mời ông đốc Trực Ngôn? Bà lo lắng nhìn cậu Phước ngồi tần ngần trên một cái bàn ở giữa nhà, rồi bà ra cửa sổ ... Một cách căm tức, bà nhìn xuống bọn đánh quần. Bà quý trọng họ thế, mà họ chẳng biết đến nỗi lo sợ của bà thì là đồ vô lịch sự. Nhưng chợt bà nguôi ngay, vì sự thật bà chưa nói gì cho ai biết ... Ðến cả giai nhân của bà tuy vậy, mà cũng chưa đứa nào biết, vì bà sợ nói ra cho có người biết thì lại có điều gì “quở quang” chăng?! ... ấy thế mới rầy rà!

    Giữa lúc ấy, Văn Minh đẩy cửa vào sân. Ông thấy cô Jannette đấy thì ngả mũ chào, bắt tay và hỏi chuyện qua loa ... Ông quay ra nhìn thấy cái quần đùi của vợ ông ngắn quá, cứ để phô ra trước mắt một hạng người đáng nghi như Xuân Tóc Ðỏ, một bộ đùi nở nang và trắng nõn thì ông cũng thấy nản chí trong việc cải cách xã hội, không còn muốn cấp tiến nữa, và muốn cái quần đùi của vợ ông cũng nên bảo thủ đi thì có lẽ hơn. Nhưng vì thấy Xuân chỉ để hết tâm trí vào quả quần, ông lại hơi vững tâm một chút.

    - Thôi! Hãy nghĩ tay một chút đã!

    Nói thế xong, ông ra gần vợ bảo:

    - Này mình! Hãy ra đây tôi bảo điều này một lát đã.

    Vợ ông gõ vợt xuống sàn ba cái ra hiễu hãy ngừng cuộc, rồi đến với ông. Muốn khỏi bất nhã, ông Văn Minh lại nói to với Xuân:

    - Xin lỗi nhé?

    Xuân Tóc Ðỏ vừa thở vừa đáp:

    - Vâng. Xin cứ tự nhiên, cái đó vô hạị

    Hai vợ chồng lững thững quay ra phía cuổng, về phía ấy không có ngườị Người chồng hỏi:

    - Mình đã biết sự gì xẩy ra chưả

    Vọo tròn đôi mắt, sợ hãi hỏi:

    - Cái gì thế? Chết! cái gì?

    Chồng lắc đầu thất vọng rồi thở dài:

    - Chúng ta không thể nào dung được cái thằng Xuân ấy ở nhà chúng ta một phút nào nữa! Thật là khốn nạn.

    - Sao đến nỗi thế? Hàng họ đương được khách mà khách lại là củaluý . Vả lại như vậy thì mất lòngluý , ai luyện tập với tôi nữạ Ngày vua ra thì làm thế nàỏ Nhưng mà vì lẽ gì đã chứ?

    - Nó với con Tuyết nhà ta hình như lôi thôi với nhaụ

    - Thế ư? À có lẽ đúng, tôi cũng có lúc đã phải ngờ như thế đấy!

    - Theo như tin tức tôi mới nhận đưọc, thì hình như chúng nó ngủ với nhau rồị

    - Chết nỗi! Thế kia ư? Có chắc không?

    - Tôi, tôi chỉ muốn vào băm mặt cái thằng chó ngay bây giờ mà thôi! Vì rằng em mình nó hư nhưng vợ chồng mình mang tiếng. Bà lão già cứ đổ tại chúng ta tiến bộ, Âu hoá nên con Tuyết nó hư thế, có khổ không?

    - Lại đến tai mẹ nữa rồi à? Thế mẹ bảo saỏ

    - Thầy mẹ lại muốn gả con Tuyết cho cái thằng khốn ấy mới nhục chứ?

    - Ồ! Vội quá! Phải biết đích xác mới được.

    - Làm thế nào mà biết? Chả nhẽ bắt em mình đi khám đốc tờ? Mà hỏi thì tất nhiên không đời nào nó dám nói thật, hoặc có dám thì nó cũng không nóị

    - Thật đấy! Anh chị như thế là đã say mê nhau, nghĩa là muốn lấy nhaụ Nếu họ biết thóp là bần cùng thì thầy mẹ cho họ lấy nhau, hẳn là chưa hư với nhau thật sự thì họ cũng cứ bảo là đã hư với nhau rồi cho có lợị

    - Có khi lại vì thế mà chưa ngủ với nhau, chúng nó cũng hấp tấp vội vàng mà đi ngũ với nhau cũng nên.

    Vợ liền cự chồng:

    - Như thế là cậu định băm mặt thằng Xuân ra!

    - Lúc nóng nẩy, còn ai nghĩ! Bây giờ còn một cách: Trước khi biết rõ thằng Xuân làm hại một đời con bé chưa, thì ta hãy cứ tìm cách không cho chúng nó gặp nhau nữa, thế thôị Nếu khi điều tra được kỹ lưỡng rồi thì ta sẽ liệu, hoặc gã con bé cho nó hoặc xích em mình lại một chỗ, nếu chưa hư hỏng.

    - Thế thì chỉ còn cách tống quách thằng Xuând di, không bao giờ cho lai vãng đến cữa hiệu này nữạ Ðành là hy sinh một người giúp việc đắc lực vậỵ

    - Như thế là mình hy sinh cho cái gia đình hủ lậu một tay cải cách xả hội đấỵ

    - Chú sao! Chỉ có sự hy sinh là đáng kể.

    - Mà như thế thì nói với dì phán bắt hắn ở luôn đây lại xong.

    - Ồ! Kế ấy hay đấy! Mình khéo nói là được.

    Hai vợ chồng sung sướng quay vào thì vừa gặp lúc trên cái cửa sổ tầng gác thứ nhì, cái mặt nhăn nhó của bà vợ Tây ló ra với những cái vẫy tay cầu cứu thất vọng ...

    Năm người cùng hoảng hốt chạy lên, tưởng chừng có sự gì ghế gớm xảy rạ

    Ðến nơi mới biết kỳ thuỷ chỉ có cái sự lạ là cậu Phước hắt hơi luôn những bốn cái một lúc!

    Sau khi an ủi bà dì bằng mọi lẽ sinh lý học rất vu vơ, ông Văn Minh bèn ngồi trầm ngâm nghĩ cách tống Xuân Tóc Ðỏ cho xong cái của nợ ấỵ

    Thế là việc làm cho đời một người con gái tử tế bị mang tiếng của Xuân đã được kết quả hoàn toàn rực rỡ.

    Nó chỉ còn phải gánh vác cái trách nhiệm nặng nề là làm hại nốt một vị quả phụ đã thủ tiết luôn với hai đời chồng nữa mà thôị

__________________________________________________vqv

Một Cuộc Điều Tra Bằng Sinh Lý Học, Ngôn Ngữ Của Một Vị Chân Tu, Xuân Tóc Đỏ Cải Cách Phật Giáo

    Khi ông đốc tờ Trực Ngôn đã lên gác trên thăm bệnh cho cậu Phước thì Xuân còn lảng vảng ở nhà dưới với bọn gia nhân. Bọn này đả động đến cậu con Giời con Phật ấỵ sở dĩ họ dám xử thân với Xuân là bởi tuy không rõ Xuân là hạng gì trong xã hội nhưng được bà chủ trọng đãi như thế, thì họ cũng phải kính trọng Xuân, và tuy Xuân ở địa vị cao hơn họ, song nhũng tiếng rất bình dân mà Xuân hay điểm vào câu chuyện: “Mẹ kiếp! Chẳng nước mẹ gì cả!” vân vân ... đã khiến cho họ thấy Xuân dễ dãi, không khinh người, nhất là không khinh người!

    Cũng như bọn gia nhân biết tự trọng khác, nghĩa là những lúc nhàn rỗi thì phải nói xấu chủ cho khỏi phí thì giờ, bọn này quay quần nhau lại nói đến cái chuyện “bà chúa phải gai”. Người tài xế kêu:

    - Rõ lắm của có khác! Ðộng tí thì nhặng lên! Làm như sắp chết ấy! Sự thật thì thằng bé chẳng sao cả! Chỉ vẽ chuyện! Có thế cũng cuống quýt lên mời đốc tờ! Chả biết rồi làm nên tướng gì cho bõ!

    Người vú nuôi của cậu Phước cũng nghĩ vu vơ ngay đến cuộc chiến tranh giai cấp bằng cách phê phán:

    - Chả bù với con nhà nghèo! Ðến ăn cũng không có thì ra chẳng bao giờ ốm, mà có ốm thì cũng ốm no bò dậy!

    Nhưng người bếp lại ác khẩu hơn. Người này nhất quyết chủ trương cái thuyết là con Giời hay con Phật mặc lòng cậu Phước cũng chỉ là một người, mà lại một cậu bé đến tuổi dậy thì, đã được những cao lương mỹ vị tẩm bổ khí huyết cho phương cường thì lại càng gớm hơn, càng có vẻ con Giời con Phật! Muốn dẫn những chứng cớ chính xác, người bếp lại nói:

    - Ðấy cứ để ý mà xem thì biết! Những lúc nó cứ “em chã” rồi vạch yếm vú em ra mà sờ vú, rồi lại giả vờ bú ấy! Thế là dâm đến nơi cũng như mẹ nó chứ không thì còn là cái cóc khô gì! Nhất là những lúc nó bắt vú em cõng nó rồi nhong nhong cưỡi ngựa đủ biết! Rau nào sâu ấy, phương ngôn đã có câu ...

    Xuân Tóc Ðỏ hai tay đút túi quần, một chân gác lên bệ đá, làm ngay một câu như một nhà đạo đức cay nghiệt:

    - Mẹ kiếp, con Giời với lại con Phật!

    Nhưng người vú nuôi chữa thẹn cho mình bằng cách cãi cho Phước thế này:

    - Cứ nói nhảm thế, chứ cậu ấy còn bé dại như thế, đã biết quái gì!

    Người tài xế hỏi:

    - Tôi biết chán, vì tôi để ý đến trẻ con lắm. Trẻ con bây giờ là hư thân mất nết sớm lắm chứ không như ở thời các cụ nhà ta đâu ... Ranh con nít mắt ra đã có nhân tình rồi, đã rủ nhau đi săm rồi! Cậu cả nhà này tuy chưa biết gì thật nhưng mà cứ như thế thì đã đến lúc c6àn lấy vợ đấy! Cứ như cái thói dâm dật của bà mẹ thì con nào mà không hư? Những lúc cậu cả cứ ngồi lỳ lỳ cái mặt ra thì chỉ nghĩ đến cái dâm thôi chứ chẳng phải sắp “đòi về” gì, mà cũng chẳng thần thánh nào lôi thôi gì ...

    Nghe đến đây thôi, Xuân quay lên, sau khi thấy rằng bọn ấy nói mà đúng. Nó lên xem ông đốc tờ Trực Ngôn có tìm ra căn bệnh của cậu con cầu tự ấy không ...

    Lúc ấy, quan bác sĩ đứng tần ngần trước mặt cái cậu bé đã cỡi trần ra thì không muốn mặc quần áo vào nữa, và trước cái mặt đầy những lo âu của bà mẹ hiền của cậu ấỵ Ông rất lấy làm phân vân. Ông thấy hình như cậu bé không có bệnh tật gì cả, vậy mà bà mẹ cậu cứ bảo cậu mới mắc bệnh thì tất nhiên cậu phải có bệnh.. Ông chưa tìm ra bệnh thì vừa lúc Xuân Tóc Ðỏ bước vào xem ... Ông Văn Minh cũng nói:

    - Tôi tưởng cậu Phước chả ốm đau gì cả.

    Bà Phó Ðoan chưa kịp giận câu nói quở quang ấy, ông đốc tờ Trực Ngôn cũng đã nói:

    - Thật thế! Dễ thường cậu đến tuổi dậy thì cho nên nhiều khi cậu ngồi ngẩn mặt ra đấy thôị Nếu lấy vợ sớm cho cậu thì ...

    Xuân Tóc Ðỏ nói ngay:

    - Thưa ngài, ngài nói rất đúng! Tôi đã có dịp để ý đến con trẻ lắm, nhất là vào thời buổi như là thời buổi nàỵ

    Ông đốc tờ Trức Ngôn rất lấy làm hân hạnh mà giơ tay ra bắt tay ông Xuân như gặp người tri kỷ. Rồi ông nói một thôi dài như những nhà khoa học không biết riêng những sự không nên nói ...

    - Thật vậy đó! Thưa bạn đồng nghiệp, vậy thì có phải bạn đồng nghiệp cũng công nhận những lý thuyết của Freud đó không? Caí triệu chứng nào của thần kinh hệ cũng là do quả thận, quả cật mà có, lắm khi thiên biến vạn hoá rất kỳ kỳ quái quái ...

    Vẫn hay bác sĩ Trực Ngôn nói thế là đúng, song cái việc kỳ kỳ quái quái hơn nữa, là Xuân Tóc Ðỏ cứ đứng vênh váo ưỡn ngực ra nhận cái chức đồng nghiệp với ông đốc tờ. Nó lại gật gù mà rằng:

    - Chỗ anh em mình với nhau cần gì còn phải giảng giảị

    Bà Phó Ðoan tuy chỉ hiểu lỗ mỗ, cũng muốn nổi giận lắm, con bà là con Giời con Phật, có lẽ nào thế - nhưng khi thấy cả mấy người cùng một luận điệu thì bà lại phải lặng thinh. Xuân Tóc Ðỏ vỗ vai rất thân mật ông đốc tờ Trực Ngôn, nháy ông ta ra cửa sổ để thì thào:

    - Tuy tôi không được mời đến khám bệnh như ngài, nhưng tôi biết rõ cậu bé lắm. Này ngài, chỗ anh em mình với nhau, thì tôi xin mách ngài rõ rằng quà là cậu đến tuổi dậy thì đấy mà thôị Lắm lúc cậu cứ vòi vĩnh bắt vú nuôi cậu vạch vú ra bú giả vờ như trẻ con lên ba, thế không là dâm thì còn là gì?

    Ông đốc tờ Trực Ngôn để tay lên miệng, khẽ đáp:

    - Tôi xin cảm tạ ngài lắm! Ngài đã đi đến khoa học sinh lý học. Sụu thật là thế thì ta nói thế chứ sao ta lại khiêng? Một lần nữa, ngài đã cho thấy rằngFreud , ông thầy của chúng ta, đã tìm ra chân lý. Cậu bé đã có nhũng triệu chứng về cái tuổi dậy thì vì tại ăn ngon, mặc đẹp lắm, vật chất đầy đủ quá, cái xác thịt được nâng niu phiẻnh nịnh quá thì người tất nhiên cái dâm dục cũng tăng ... Vã lại hoàn cảnh ... ngài có đồng ý với tôi về vấn đề hoàn cảnh không?

    Thằng Xuân đã nhìn ra cửa sổ, hai lỗ tai đã chán những lời nói mà nó không hiểu nên không để ý đến nữạ Vừa lúc ấy, ở ngoài vườn, mấy giống cầm thú cũng đương làm cái việc hoan lạc của tình dục. Trên một mái kẽm thì là một đôi chim bồ câu ... Dưới sân thì hai con chó Nhật Bản xinh xắn đương vờn nhau ... Trong vườn gà thì con gà trống trên lưng con gà mái ... Tình cờ cùng một lúc, mấy thứ c6àm thú ấy cắt nghĩa rõ cái lẽ âm dương của tạo hoá nhiệm mầụ Thằng Xuân đương tần ngần nhìn sự ấy thì vừa lúc ông đốc tờ hỏi lại nó:

    - Ừ, có phải kể đến hoàn cảnh không?

    Nó choáng người lên, ngẩn mặt ra, vô tâm hỏi lại:

    - Hoàn cảnh ấy à? Hoàn cảnh gì?

    Rồi nó trỏ tay ra ngoài cửa sổ ... Ông đốc tờ Trực Ngôn quay ra nhìn, thấy cảnh cầm thú yêu nhau rồi, lại rối rít lên bắt tay nó, vỗ vai nó. Lần này ông lại nói to:

    - Chà! Ông bạn thânc ủa tôi! Ngài đã để ý đến những điều r6át nhỏ nhoi mà ảnh hưởng rất sâu xa đến loài ngườị Thật là chứng cớ đích xác của thực tế chứ không phải là lý thuyết viễn vong gì nữạ Trẻ con đương tuổi dậy thì mà cứ trước mắt những cái ấy là rất nguy hiểm.

    Xuân Tóc Ðỏ nói luôn:

    - Phải thay hoàn cảnh đi mới được!

    Ông đốc tờ quay lại, dõng dạc nói với cả mấy người bằng một giọng ngạnh trực sổ sàng như cái tên hiệu của ông ta đã nói rõ cái tính nết của ông:

    - Chính thế! Tôi cũng không biết nói gì khác nữa! Ấy ông bạn tôi đây đã kết luận giúp tôi rồi đó. Thưa các ngài, loài người chỉ lôi thôi vì một cái dâm mà thôi! Ðứa trẻ mới đẻ miệng bú mẹ, một tay mân mê một cái vú ấy cũng là dâm rồi! Vậy thì một cậu bé trên mười tuổi, đương tuổi dậy thì ...

    Xuân Tóc Ðỏ nói len vào:

    - Dù là con Giời con Phật thì cũng có thể dâm như mọi người, có khi lại hơn mọi người!

    - Tôi không phải chữa bệnh, vì cậu bé không có bệnh gì cả! Cậu chỉ cần lấy vợ. Nếu sợ là tảo hôn thì phải giáo dục cho cậu, thế thôị Việc giáo dục ấy rất là tỉ mỉ, khó khăn, nhưng mà một người như ông bạn tôi đây đã đủ tư cách cáng đáng việc ấy lắm.

    Bà Văn Minh nói ngay:

    - Thưa dì, vậy thì nên nhờ ông Xuân ở luôn ngay đây trông nom em Phước, giáo dục em Phước và tránh hoàn cảnh không tốt cho em Phước.

    Bà Phó Ðoan đáp:

    - Nếu một khi quan bác sĩ đã bảo gì thì tất chúng tôi phải chịu lệnh. Ðể tôi cho dọn một cái phòng riêng cho ông Xuân.

    Thế là vợ chồng Văn Minh cùng ông đốc tờ Trực Ngôn ra về. Ông đốc tờ Xuân Tóc Ðỏ ở lại, điều ấy không cần phải nói ... Không lo lắng nữa, bà Phó Ðoan về phòng riêng để ra mọi lệnh cho gia nhân, Xuân Tóc Ðỏ còn đương đi lại, vẻ mặt tư lự thì có người nói sau lưng:

    - Có nhà không thế nàỷ A Di Ðà Phật! Kính chào ngài!

    Xuân Tóc Ðỏ quay lại thì đó là một ông sư. Ông này cũng tân thời Âu hoá theo văn minh vì ông có ba cái răng vàng trong mồm, cái áo lụa Thượng Hải nhuộm nâu, đi đôi dép làng đế cao su, và nhất là đẹp giai lắm, trông phong tình lắm.

    Xuân Tóc Ðỏ hất hàm hỏi:

    - Ông hỏi gì? Mời ông ngồi!

    - Bần tăng xin phép ... Thưa ngài, bần tăng đã cam chịu khổ hạnh, vất vả đến nỗi bần tăng lại còn làm chủ nhiệm một tờ báo nữa, tờ báoGõ mỡ ... A Di Ðà Phật!

    Xuân Tóc Ðỏ ngồi xuống, hỏi đùa:

    - BáoGõ mõ à? Sao không dạy người ta đi hát cô đầu có được không?

    Sư ông đỏ mặt, ấp úng:

    - Bẩm ngài đi hát cô đầu cũng chỉ là đi dưỡng tinh thần, vì đó là thuộc kinh torng tứ thư ngũ kinh của đức Khổng. Tăng ni chúng tôi mà có đi hát thì cũng không bao giờ phạm đến sắc giới vì chúng tôi chỉ hát chạy thôi chứ không khi nào ngủ lại cả đêm ở nhà chị em. Vả lại ... đến pháp luật của chính phủ bảo hộ cũng bênh vực cho sư đi hát nữa là! Ðấy ngài xem, anh chủ cái báo gì ấy dám công kích sư đi hát mà bần tăng kiện tại toà cho phải thua hộc máu mồm ra đâý!

    - À à! Thế kia à? Ghê nhỉ?

    - Ấy nói thế để ngài rỏ bần tăng có nhiều thế lực. Những quan đại thần như cái vị toàn quyền, thống sứ, đốc lý cũng là ân nhân báoGõ mõ ... của bần tăng. Ở tờ báo có đầy đủ những chân dung to tướng của các vị ... Ồ, Phật giáo là cao thâm huyền bí lắm.

    Xuân Tóc Ðỏ bèn hỏi một điều khó khăn của đạo Phật:

    - Thế thì sao đã đi tướng côngmà lại còn mở báo cạnh tranh với ai làm gì nữả

    - Bẩm đó không phải là vô duyên cớ ạ. Duyên do xứ ta mới có hội Phật giáo mới lập, cũng mở báo cạnh tranh ... Sợ tỗn hại đến quyền lợi nhà chùa, bần cùng là bần tăng phải cho ra đờiGõ mõ ...

    Hiểu nổi một điều thần bí của đạo Phật rồi, Xuân Tóc Ðỏ liền phê bình:

    - Gớm, các nhà sư quản cáo cạnht ranh nhau thế thì cũng gần bằng “Vua Thuốc Lậu” cạnh tranh nhau!

    Vị chânt u ấy sốt sắng cắt nghĩa:

    - A Di Ðà Phật! Ở trong bộ biên tập báoGõ mõ cũng có một ông vua thuốc lậu! Cho nên việc quảng cáo nhà chùa cũng do đó mà lan rộng đến chúng sinh. Mà thưa ngài, ngài đừng tưởng nhầm rằng sự mà làm báo thì không hiểu gì là nghề báo, vì là bút chiến đâu nhé? Những ông làm báo trần tục thì chỉ đến công kích nhau là dốt nát, là vô học thức, là bất tài, nhưng mà bọn tín đồ nhà Phật chúng tôi thì lại bút chiến nguyền rủa nhau là ghẻ, ghẻ ruồi, ghẻ Tầu, ghẻ Lào, hắc lào, hoá hủi, cụt chân, chụt tay, thế cơ!

    - Như thế thì chắc đắt hàng lắm?

    - Bẩm, chính thế đấy ạ. Từ độ bầnt ăng cho ra đời báoGõ mõ thì số thiện nam tín nữa cũng có tăng số đặt đàn chay, đội bát nhang, đốt mã, cúng vái, gửi quan tài hoặc đem con đến bán khoán cửa Phật cũng lên gấp bội phần ... Bẩm phải như thế mới là đầy đủ bổn phận của kẻ chân tướng côngdốc lòng mộ đạo ... Chắc đức Phật Tổ cũng chứng minh những điều ấy cho bần tăng lắm, cho nên mặc lòng hội Phật giáo gây nên sự hầm hè đến thế nào thì bần tăng cũng ... tăng phú (bất chấp).

    Ðến đây Xuân Tóc Ðỏ bèn đứng dậy, dõng dạc hỏi:

    - Ồ, thế nhưng mà sư ông đến đây làm gì? Ðịnh hỏi cái gì? Nếu để mời mua báoGõ mõ thì tôi không mua đâu, vì tôi chỉ thích đập trống. Nhất là khi nào được làm một chầu chạy cùng các vị chân tu thì hay lắm.

    Sư ông nháy mắt cho Xuân Tóc Ðỏ mà rằng:

    - Dễ lắm! Nếu ngài sẵn lòng cổ động cho bần tăng, cho báoGõ mõ của bần tăng, nghĩa làm cho đạo Phật ... Chẳng nói giấu gì ngài, bần tăng đến đây vì cậu Phước, cậu con đức Phật chùa hương ...

    - Thì sư ông định làm gì cậu ấỷ

    - Bần tăng săn sóc đến cái linh hồn của cậu ấy ... A Di Ðà Phật!

    Xuân ưỡn ngực lên, dõng dạc nói:

    - Còn tôi, thì tôi đang giáo dục cái xác thịt cho cậu ấy, và cả bà mẹ cậu ấy!

    Sư ông lấm lét nhìn trộm Xuân rồi gãi tai như một sư ông hợp thời trang:

    - Bẩm ... Xin lỗi ngài, vậy nếu ngài cho biết quý danh và chức nghiệp?

    Xuân Tóc Ðỏ bèn lên giọng trịch thượng:

    - Me sừ Xuân, nguyên sinh viên trường thuốc, giáo sư quần vợt, giám đốc hiệuÂu Hoá , phụ nữ tân thời!

    - Bẩm thế chắc ngài giao thiệp rộng lắm?

    - Còn phải ngôn!

    - Bẩm thế thì xin ngài giúp cho bần tăng ... Nếu chùa của bần tăng mà đông khách thì xin ngài cứ hưởng ba mươi phần trăm đúng! Chúng tôi buôn bán đúng đắn chứ không thèm giở những thói cạnh tranh bất chính như hội Phật giáo ạ. Nếu ngài cổ động cho báo, hoặc thiện nam tín nữ đến đông ...

    Xuân Tóc Ðỏ nghĩ ngợi hồi lầu rồi phán:

    - Cái việc tướng của sư ông xem ra còn khuyết điểm cần phải cải cách ... Nếu không thì, sẽ không hợp thời, mà không hợp thời thì ắt bị thảị Thời buổi tối tân này, Phật mà không biến tiến hoá theo văn minh thì cũng chết nhăn răng rạ

    - Ấy bẩm chính thế đấy ạ! Nếu ngài đã học hỏi thạo đời như thế thì nên giúp bần tăng một tay ... Thí dụ việc bà Phán đây với cậu Phước thì ngài tán thành vào cho bần tăng vẽ ra chuyện gì thì họ cũng gật cả!

    - Ấy, cái ấy thì đã đành! Cái đảng của ông xoàng lắm! Ấy ông cứ xem như cái đảng Phật giáo thì biết mỗi một đám ma thì lại có dăm bảy ông sư và số đông hội viên đi đưa thì có phải họ làm tiền giỏi lắm không? Nếu tôi giúp một tay thì tôi cải cách hết mọi sự cỗ lỗ!

    - Bẩm thế thì tiền đồ đạo Phật trông cậy cả vào ngài! A Di Ðà Phật!

    - Nhưng mà phải trả cho tôi mỗi việc năm mươi phần trăm.

    - Ấy ngài đừng tính đắt với Phật mà phải tộị

    Xuân Tóc Ðỏ đập tay xuống bàn mà rằng:

    - Không thì tôi bỏ tiền ra, tôi chỉ mượn tiếng báoGõ mõ , tôi, tôi nhận hết mọi việc và để cho sư ông hưởng 20 phần trăm.

    Sư ông lại xoa hai bàn tay:

    - Ấy ngài chớ giá rẻ nhà chùa mà phải tộị

    Hai bên còn đương cò kè bớt một thêm hai, thì bà Phó Ðoan đã vận được cái áo dài lối cổ để tiếp sư ông ...

    - A Di Ðà Phật! Lạy thầy ạ! Cậu Phước chặp tay chào thầy đi, mẹ xem có ngoan không nào!

    Từ đấy trở đi, Xuân Tóc Ðỏ ngồi im cho nhà sư vẽ những chuyện tốn tiền cho bà vợ Tây để cúng bái cho cậu Phước, bằng những

Ôi! Nhân Tình Thế Thái, Người Bạn Gái Trung Thành Chết, Quan Đốc Xuân Nổi Giận

    Tại hiệu mayÂu Hoá cũng như tại nhà cụ cố Hồng, người ta bàn ra tán vào rất nhiều về việc ông Xuân Tóc Ðỏ của chúng ta ... ngẫu nhiên đã có hai phái tán thành và phản đối rất rõ rệt. Phái phản đối gồm có cậu Tú Tân, bà vợ ông phán mọc sừng, do ông Typn làm lãnh tụ. Phái tán thành có ông phán mọc sừng, cô Tuyết, bà vợ ông Típ Phờ Nờ, mấy cô khâu và gần tất cả mấy bác thợ maỵ Như vậy, chẳng cần phải nói, ai cũng biết Xuân Tóc Ðỏ được đại đa số. Còn về phần cụ Hồng, cụ bà, cặp vợ chồng Văn Minh, thì ở vào trường hợp có thể chê trách được là không có một thái độ rõ rệt. Những người ấy có thể xem mạnh bên nào thì ngã về bên ấy, thế thôị Ở vào một tình thế chưa phân hắc bạch, rõ ràng, thì những người ấy phân vân là phảị

    Phái phản đối có ông mỹ thuật Typn đứng đầu đã xoa tay sung sướng cho việc Xuân về ở hẳn nhà bà Phó Ðoan, như vậy thì tiệm may Âu Hoá tránh được cái nạn có một người nhơ bẩn. Nhưng phái tán thành thì lại rất tiếc việc xẩy ra ấy coi như vậy sẽ thiệt hại cho thương mại, sẽ ế hàng.

    Và không hiểu vì lẽ gì, cái tin cô Tuyết sắp lấy Xuân cứ truyền từ mồm người nọ đến mồ người kia ...

    Chẳng biết cụ Hồng có theo cái lối cổ điển của Chính phủ là phao việc ra để dò dư luận của công chúng trước khi quyết định một việc gì hay là không, nhưng kể về muốn biết dư luận thì đã thất bại, vì dư luận xôn xao lắm, có khi lại trái ngược nhau nữạ Người chệ Xuân hạ lưu, người lại ca tụng Xuân dòng dõi bình dân. Vì lẽ bình dân với hạ lưu cũng khó phân biệt, vì hai cái ấy rất giống nhau, nên phái này bảo phái kia nhầm lẫn và trái lại ...

    Người chê Xuân vô học, người lại quả quyết rằng về học thức của Xuân thì mấy ai đã bằng! Người muốn phá cuộc nhân duyên ấy nói:

    - Chính tôi đã được lão Vitor Ban mách ràng xưa kia, Xuân Tóc Ðỏ chỉ là một thằng ma cà bông.

    Nhưng người muốn tán thành cho cuộc ấy đã đáp:

    - Ông có biết rằng ngay bác sĩ Trực Ngôn cũng kính trọng ông Xuân lắm, vẫn coi ông Xuân như bạn thân hay không?

    Trước những dư luận như thế, cụ Hồng mặc dầu chưa biết sử trí như sau, chỉ việc gắt: “Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãỉ ...”

    Trước những dư luận như thế, cụ bà chỉ đành ngán ngẫm thở dài mà rằng:

    - Ðể dò xem con bé đã hư hỏng chưa rồi sẽ định liệụ

    Và, trước những lời căn vặn của bố mẹ, cô Tuyết nhất quyết giữ thái dod65 của một thiếu nữ đã giải phóng bằng cách chỉ điềm nhiên trả lời: “Ông Xuân, đối với tôi, chỉ là một người bạn giai mà thôi”.

    Sau cùng thì, trước lời khai của cô em, ông Văn Minh cũng không thể kết luận thế nào cho được. Giai gái tự do giao thiệp với nhau, như thế là một dấu hiệu của tiến bộ, của Âu hoá. Nếu ông nghi ngờ thì sẽ có hại cho danh dự của ông, một người chủ trương Âu hoá. Cho nên dẫu không bênh em ra mặt, ông cũng không dám kết tội em ông đã hỏng rồi! Ông thường than thầm một cách rất chính đáng rằng: “Ôi, giữ cái trách nhiệm rắc hạt giống văn minh cũng khó khăn nặng nhọc lắm thay!”

    Trong khi ấy Xuân cứ điềm nhiên giữ luôn mấy chức giáo sư quần vợt, giáo dục một cậu con cầu tự cho khỏi hoàn cảnh x6áu, cố vấn của sư cụ Tăng Phú trong việc chấn hưng đạo Phật. Chỉ thỉnh thoảng có thời giờ nhàn rỗi nó mới tạt qua lại hiệu mayÂu Hoá độ mười phút. Những khi ấy, trước mặt một số đông người, nó đã khôn khéo công kích và chỉ bảo cho bà chủ cũ một vài lốilốp, si mát, đờ ray , để lấy oai chơị Hoặc nó sửa chữa một kiểu áo, bắt bẻ một người thợ, tán tỉnh một vài cô khách tân thời, trước đôi mắt đỏ ngầu những căm hờn của nhà mỹ thuật Typn. Hay là bất thần nó hỏi một câu đại khái “Anh đốc Trực Ngôn có lại đây không? – Anh Joseph Thiết muốn hỏi tôi một việc gì, bảo tôi đến đây kia mà!” Hễ gặp Tuyết thì nó giữ một thái độ lạnh lùng, nghiêm trang làm cho Tuyết phải tủi thân, và làm cho kẻ khác phải tin hai bên có tình với nhau vân vân ... Trò đời cái gì bàn lắm là nát, tranh luận lắm lại càng xa chân lý. Sau cùng thì không còn một ai biết rõ cái giá trị của Xuân là đáng khinh trọng thế nào nữạ Người ta cãi nhau lắm, đâm ra thâm thù với nhau, thế thôị Trong phái bênh vực Xuân, tựu trung vẫn có người vì nhớ cái ơn được che chở, chỉ muốn có một cử chỉ gì đền lại Xuân. Ấy là bà Típ Phờ Nờ vậỵ

    Buổi chiều hôm ấy, vừa ở nhà báoGõ Mõ ra, sau khi đã chén một bữa chó hầm rựa mận như một thượng khách của những vị sư chân tu khác, mồm còn sặc những hơi men, mặt đõ gay đỏ gắt, chân nọ đá chân kiạ Xuân Tóc Ðỏ đương đi về, tình cờ gặp bà vợ ông Typn cũng đương đi một mình với bộ y phục cổ lỗ, với mặt khổ sở của một thiếu nữ xấu số lấy phải một ông hăng hái cải cách xã hội và bảo thủ nghiệt ngã gia đình.

    Bị ma men ám ảnh, Xuân Tóc Ðỏ liền chớt nhả mà rằng:

    - Ô kìa!Ami ơi! Ði đâu một mình vậy, bạn ơi!

    Nhưng bà Typn thì rất hài lòng về thái độ bình dân và mới mẽ chưa thấy ai dám có như thế! Bà trông trước nhìn sau, thấy rõ ràng là phố vắng người rồi, mới dám bạo dạn đưa tay như một tân nữ lưu tập sự mà bắt tay Xuân Tóc Ðỏ. Bà nhanh nẩu nói:

    - May quá, đương muốn tìm ông thì lại gặp ông ngay ở đâỵ Sao đã lâu nay ít khi thấy mặt ông ở tiệm may Âu Hoá thế.

    Vẫn một giọng khuếch khoác không đứng đắn như của một tân nhân vật thật sự, Xuân ề à kể lể:

    - Bạn không biết rằng tôi độ này nhiều công kia việc nọ lắm hay saỏ Nào là dạy họ đánh quần, nào là công việc thể thao, lại thêm cái anh Trực Ngôn chẳng ra gì ấy nhờ mình săn sóc đến cái giáo dục cho cậu con bà Phó, lại thêm lão sư cụ chùa Bà Banh cứ khẩn khoản nhờ mình giúp toà soạn tờ báoGõ mõ , vậy thì bạn bảo từ chối sao được? Xưa nay ai cũng cho tôi là khinh người rồi! Cho nên thôi thì công việc cải cách xã hội bằng y phục để cho anh Típ Phờ Nờ chịu khó gánh vác lấy một mình cũng xong. Bạn ơi, có hiểu cho tôi chăng, hởami ?

    Nghe nói đến đó, bà Typn cũng bạo dạn dùng đến lối xưng hô thân mật:

    - Tôi vẫn hiểu rõ bụng dạ bạn lắm.

    Hai người bắt đầu lững thửng đi như một ngưòi bạn gái với một bạn giai hẳn hoị Rồi bà Typn nói tiếp:

    - Nhưn g mà hình như không phải vì mấy lẽ ấy mà bạn không năng đến hiệu Âu Hoá, có phải thế không. Với ai kìa chứ với tôi, bạn rất nên nói thật. Tôi hỏi thế này khi không phải nhé? Có phải vì cô Tuyết không?

    Xuân Tóc Ðỏ liền chối cãi một cách ngu dại để thú nhận một cách gián tiếp:

    - Sao thiên hạ cứ hay nói nhảm thế? Tôi với Tuyết cũng chỉ giao thiệp cao thượng như tôi với bạn đây thôi chứ nào có tình ý gì!

    - Ấy thế mà ai cũng bảo kia chứ?

    - Sao nữả

    - Người ta lại đồn rằng cụ Hồng muốn gã Tuyết cho bạn nữa!

    Xuân Tóc Ðỏ sung sướng hết sức. Ðó là lần đầu nó được báo tin như thế. Tuy nhiên nó cũng vờ thở dài mà rằng:

    - Cái ấy mà thật thì chí nguy! Không biết từ chối thế nào cho được lịch sự đấy!

    Bà Typn sững sốt mà rằng:

    - Ồ! Thế ra bạn chưa ưng kia à? Tôi tưởng một người như Tuyết, đẹp, con nhà giầu lại tân thời, như vậy, mà bạn lấy được thì tưởng thanh niên trí thức nước Nam ai cũng ca tụng bạn về cái tài đào mỏ! Mà bạn lấy Tuyết thì còn cặp uyên ương nào xứng đôi hơn nữa!

    Nghe nói, Xuân cũng thấy vui tai lắm. Nhưng nó chợt nghĩ đến những cử chỉ bán sử nữ mà Tuyết đã giảng rõ ở khác sạn Bồng Lai thì nó bỗng buồn rầu lắm. Nó không thích một nữa chữ trinh, mặc dầu người ấy khôn ngoan đến bực không đời nào nhẹ dạ đánh mất cả chử trinh.

    Nghĩ thế, Xuân bèn thở dài:

    - Rõ thật đa nhân duyên, nhiều phiền, lắm não!

    Bà Typn lại nói:

    - Gớm, bạn kỹ tính thật! Kén vợ đến thế thì ...

    Xuân lại làm luôn một câu:

    - Nhưng mà tôi sợ nhất cái mọc sừng. Lấy Tuyết thì còn có phen người ta có thể đem tôi ra nấu thành cao ban long.

    Bà Typn cười về câu mai mỉa cay chua ấỵ Bà cho thế là cái ghen bóng gió thường tình của tất cả đàn ông mà thôi, nên lại nói một cách rất sốt sắng để tỏ dạ nhớ ơn, cái ơn được che chở lúc muốn ăn vận tân thời:

    - Nếu vậy thì ra bạn cũng chẳng màng gì đến cuộc trăm năm ấy nhỉ? Vậy mà đã bao nhiêu người gièm pha bạn, vu oan bạn, nói xấu bạn ...

    - Ai thế? Những aỉ

    - Tôi chả nói, thêm thù thêm oán, mang tiếng đôi co mách lẻọ Bạn chỉ cần biết có thế.

    Xuân Tóc Ðỏ hỏi gặng đến mười bận nữa, cũng chỉ được trả lời có thế, và bà Typn là một người rất đứng đắn, một người thuộc hạng không chịu nhận mình là đôi co mách lẻọ Bà lại tiếp:

    - Bổn phận tôi phải báo bạn biết là bạn bị gièm pha, nói xấu thì bạn cứ nên biết thế thôị Họ kêu bạn những là con nhà họ hạ lưu, vô học thức, làm nghề nhặt quần, ngày xưa đã thổi loa quảng cáo thuốc lậu, và còn nhiều điều xấu lắm nữa, ê trệ lắm nữạ

    Ngẫm nghĩ một lát, Xuân Tóc Ðỏ cười nhạt mà rằng:

    - Ghê nhỉ! Ấy là tôi mà họ dám nói thế, còn những kẻ khác thì không biết bị đến thế nào nữả Tôi là ai, đã có anh Văn Minh, bà Phó Ðoan, ông phán dây thép, anh đốc tờ Trực Ngôn, và bạn nữa, hiểu rõ cái học thức của tôị Mà những nhời nói xấu vu oan ấy chả của thằng Victor Ban ấy thì còn của ai nữa! Nhưng mà Tuyết đã rõ tôi là hạng người nào rồị

    Bà Typn hỏi ngay:

    - Ô! Sao biết thế? Hình như Ban thì đúng đấy! Mà Victor Ban đã bảo cho vị hôn phu của Tuyết biết, rồi người ấy lại viết chuyện ấy vào thư để sỉ nhục cụ Hồng!

    - Có biết sao Victor Ban thù tôi không? Xưa kia, khi còn học trường thuốc, tôi có giúp nó mọi cách để mở hiệu thuốc. Sau biết rõ nó làm thuốc lậu bằng đất thó thì tôi thôi, rồi do thế nó thù tôị Nhưng mà thù thế là ngu dại, tôi chả sợ ...

    Sau khi yên trí ở địa vị và học thức của Xuân rồi, bà Typn đã đến lúc thấy cần nói một điều hệ trọng đến danh dự to tát của Xuân:

    - Này bạn ạ, tôi xin mách điều này thì bạn giữ kín nhé? Cụ Hồng bà kêu rằng nếu gặp mặt bạn bất cứ ở đâu thì cũng phải nhổ vào mặt bạn, tát vào mặt bạn đấỵ

    Xuân đứng dừng lại, kinh ngạc hỏi dồn:

    - Tôỉ Phỉ nhổ vào mặt tôỉ Tát tôỉ Tôi là một người đã cứu sống lão già to nhất nhà ấy, đã làm cho hiệuÂu Hoá thịnh vượng như thế? Người ta đền ơn tôi như thế? Sự đời thế thì ... nói bạn bỏ lỗi, chứ ... mẹ kiếp thật!

    Bà Typn cuống quýt:

    - Ấy chết! Xin bạn đừng nóng nảy thế!

    - Thế thì tôi phải lại ngay nhà bà ấy để bà ấy nhổ vào mặt tôi mới được!

    Bà Typn lại càng sợ hãi đến hoá điên, hoá dại, cứ giẫy nẩy lên:

    - Chết! Tôi lạy ông! Ông đừng bảo tôi nóị

    Lúc ấy Xuân quên hẳn mình. Nó đã bất tự trị. Nó chỉ còn thấy lòng tự ái của kẻ vô học liều lĩnh ... Vào những lúc liều lĩnh như lúc ấy, người ta có thể đừa giả mà đánh nhau đến chết người thật, vì bà Typn càng sợ hãi thì Xuân lại càng làm già. Nó gọi luôn hai cái xe:

    - Cao su! Cao su! Mau lên hai cái!

    Bà Typn càng lạy van, nó càng thản nhiên. Nhưng xe đến rồi thì làm thế nàỏ

    Nó dỗ bà Typn:

    - Bà cứ đến vớit ôi xem saọ Tôi không nói là bạn bảo thế đâụ Vả lại chưa chắc bà ấy đã dám nhổ vào mặt tôi mà bạn sợ lôi thôi mọi chuyện.

    Bà Typn đành lên xe với tất cả mọi sự lo ngại trên đờị Nửa giờ sau, hai xe cùng đỗ. Hai người vào nhà.

    Lúc ấy tình cờ nhà Cụ Hồng lại có đủ mặt cụ tổ ngồi trong mâm ăn một bát cháo yến. Cụ Hồng đương nằm hút thuốc phiện trước mặt thằng bồi tiêm. Cụ bà, vợ chồng Văn Minh, cô Tuyết, cậu Tú Tân, thì được ngồi ở phòng khác, Xuân chào một lượt mặt lầm lầm. Nó đến bên giường cụ tổ hỏi to:

    - Bẩm cụ vẫn mạnh khoẻ? Bẩm sau khi tôi chữa cho cụ thì cụ không đau yếu gì nữa, không phải mời thầy thuốc gì nữa đâý chứ?

    Cụ già ngừng thìa, chọ trẹ đáp:

    - Cám ơn quan đốc lắm. Từ độ quan đốc chữa cho thì già vẫn khoẻ mạnh, mà chưa biế lấy gì tạ ơn quan đốc đấy!

    - Ðược ạ, có gì mà phải nhớ ơn!

    Xuân vênh váo ra ngoài, hất hàm hỏi Văn Minh:

    - Từ độ tôi không lại giúp được thì cửa hàng vẫn đông khách chứ?

    Bà vợ Văn Minh đỡ lời:

    - Vâng, ấy có nhiều bà, nhiều cô hỏi thăm quan anh luôn.

    Vẫn vênh váo, Xuând dút tay vào túi quần, nói dỗi:

    - Hỏi thăm làm gì? Tôi thì danh giá quái gì! Hạ lưu! Ma cà bông! Nhặt banh quần, không đứng đắn, chỉ đáng nhổ vào mặt!

    Cụ bà lắm lét nhìn Xuân một cách rất sợ hãi, rồi đỡ đòn:

    - Ấy chết! Ai lại dám nói thế! Sao quan đốc lại nói thế? Có điêù gì mà quan đốc có vẻ không vui thế? Hay nhà này có ai sơ suất điều gì?

    Thấy mẹ đấu dịu, Tuyết sung sướng, yên chí rằng người sêu tết cô đã nói nhảm. Victor Ban đã vu oan. Cô thì thào với Typn về chuyện ấỵ

    Xuân vẫn đi đi lại lại, hậm hực nói:

    - Tôi chỉ muốn được có người nhổ vào mặt, tát vào mặt!

    Lúc ấy hai vợ chồng Văn Minh đã lộn ruột lắm, đã muốn lột mặt nạ của Xuân lắm. Nhưng có vợ ông Typn đấy, thằng bồi tiêm đấy, làm tan hoang thì hại danh dự cho đời cô em. Hai người nhìn nhau, khó chịụ Còn về phần cụ bà thì, thấy con dâu như thế, cụ cũng đâm hoảng. Cái giận dữ cứng cỏi của Xuân, cái ơn ta cứu khỏi cụ tổ, việc Tuyết, con gái mình phải lòng người ta, cái thư của người vị hôn phu, ngần ấy khiến cụ luống cuống không còn phân biệt được hay dở phải tráị Không biết ra làm sao, cụ đành dịu giọng:

    - Mời quan đốc ngồi chơị Nào nhà này có ai sơ suất lỡ lời gì đâủ

    Xuân vẫn đi đi lại lại, giận dữ nói:

    - Tôi mà đã nổi giận thì có người chết! Tôi xấu thì cũng chả ai đẹp!

    Mọi người đều im lặng. Ai cũng sợ hãi không dám nói gì cả. Xuân cứ lầm lầm cái mặt, đi đi lại lại độ 10 phút nữa; chỉ có tiếng gót giầy của nó là phá tan cái không khí im lặng của gian phòng. Nó sắp nguôi giận, đắc chí thì vợ chồng ông phán mọc sừng dắt nhau vào làm cho nó chợt nghĩ đến số tiền năm đồng mà nó có thể dùng để trả nợ sư ông tăng Phú một chầu chay ... nay mai ... Nó bèn ưỡn ngực nói:

    - Thưa ngài, ngài là một người chồng mọc sừng!

    Tất cả mọi người đều như là điện giật. Ông phán giây thép ôm lấy ngực ngã khuỵu xuống đất, khặc khừ kể lể:

    - Cha mẹ ôí Ðã đẹp mặt tôi chưả Vợ tôi ngủ với giai mà đến ai cũng biết cả, cả bàn dân thiên hạ đều rõ! Rõ đau đớn khổ nhục!

    Xuân Tóc Ðỏ chưa kịp hoảng hót về cái trò đùa ấy mà lại xoay ra bi kịch như thế, thì trong màn, ông cụ già cũng nấc một cái to, ngã xuống giường.

    Cả nhà nhao lên, chia làm hai tốp, một thì đỡ cụ tổ, một thì đỡ ông phán đứng dậỵ Cụ bà cuống cuồng kêu van với Xuân:

    - Xin quan lớn rũ lòng thương chạy chữa ngay cho cụ tôị

    Cụ tổ rên rĩ nói như sắp tắt nghĩ:

    - Không cần! Ðể ta chết! Sống cũng nhục! Có chạy chữa thì chạy chữa cho cái thanh danh nhà tao, mà bọn chúng mày đã trót bôi nhọ! Thế?

    Rồi cụ nấc nấc. Rồi cụ bà ứa nước mắt van lạy Xuân ... Nhiều người nói giúp cụ bà nữa, Xuân Tóc Ðỏ thấy những bi kịch như thế, liền thú tội, nói một cách thành thực rất nên tin.

    - Thưa cụ, quả con vô học, xưa nay nhặt banh quần, hạ lưu, không biết thuốc ạ!

    Rồi nó ra cửa, chạy thẳng một mạch như thằng ăn cắp.

    Cụ bà rất hối hận. Những người khác chê Xuân vì thù riêng mà quên mất lương tâm nhà nghề, thế là một ông đốc tờ không xứng đáng, vân vân ...

Hạnh Phúc Của Một Tang Gia, Văn Minh NỮa Cũng Nói Vào, Một Đám Ma Gương Mẫu

    Ba hôm sau, ông cụ già chết thật.

    Cả gia đình ấy đã nhao lên mỗi người một cách, đi gọi từ ông lang băm Tây cho đến ông lang băm Ðông, già và trẻ, để thực hành đúng cái lý thuyết “nhiêù thầy thối ma”. Ông cụ già chết, danh dự của Xuân lại càng to thêm, vì cái lẽ rất chính đáng là luôn ba hôm nó đã trốn một chỗ nào không ai biết, đến nỗi cụ bà cho người đi tìm đâu cũng không thấỵ Thiếu ông đốc tờ Xuân là thiếu tất cả, những ông thầy thuốc chính hiệu đã thất bại hoàn toàn. Về phần ông đốc tờ Trực Ngôn, thấy bạn đồng nghiệp Xuân của ông không chử cho đó là một bệnh nặng, nên cũng không dám nhận. Ðó là một bài học cho những kẻ nào dám bảo một người như Xuân là con nhà hạ lưu, ma cà bông, vô học, vô lại, nhặt banh quần, vân vân ... Người ta lại đi mời cả cụ lang Tỳ lẫn cụ lang Phế, nhưng vì đã quá b6ạn, hai cụ đã từ chối chạy chữa cũng như những vị danh y biết tự trọng. Người ta đã nghĩ cả đến thuốc Thánh đền Bia vừa mới chữa một người ho lao và một người cảm thương hàn bằng bùn đen và cứt trâu, công hiệu đến nỗi họ mất mạng, và quan trên lại điều tra rằng có một tụi cường hào tổ chúc ra Thánh, mà tụi cường hào ấy lại ăn cắp tiền quỹ nữa, nên tự nhiên cũng hết thiêng liêng ... những việc trắc trở như thế đã làm cho ông già hơn tám mươi tuổi phải chết một cách bình tĩnh. Trong lúc gia đình nhốn nháo, thằng bồi tiêm đã đếm được đúng một nghìn tám trăm bẩy mươi hai câu gắt: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!” của cụ cố Hồng.

    Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm. Ông phán mọc sừng đã được cụ Hồng nói nhỏ và tai rằng sẽ chia cho con gái và rể thêm một số tiền là vài nghìn đồng. Chính ta cũng không ngờ rằng giá trị đôi sừng hưu vô tình trên đầu ông ta mà lại to đến như thế. Ông cho rằng Xuân có tài quảng cáo lắm, nó một lời là có vài nghìn bạc, nên sau khi được lời hứa quý hoá của ông bố vợ, ông trù tính ngay với Xuân một công cuộc doanh thương ... “Thưa ngài, ngài là một người chồng mọc sừng!” Ông Xuân chỉ nói có thế mà làm cho ông thêm được vài ba nghìn bạc thì khi ông Xuân nói đại khái: “Thưa ngài, thứ hàng này tốt nhất, buôn ở Tây phương” chắc phải có giá trị hơn nữạ Ông muốn gặp ngay Xuân để trả nốt năm đồng, trước khi buôn bán cũng phải giữ chữ tín làm đầụ

    Cụ cố Hồng đã nhắm nghiền mắt lại để mơ màng đến cái lúc cụ mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mấu, để cho thiên hạ phải chỉ trỏ:

    - Úi kìa, con giai nhớn đã già đến thế kia kìa!” Cụ chắc cả mười rằng ai cũng phải ngợi khen một cái đám ma như thế, một cái gậy như thế ...

    Ðiều băng khoăn của con cụ, ông Văn Minh, chỉ là mời luật sư đến chứng kiến cái chết của ông nội mà thôị Thế là từ nay mà đi cái chúc thư kia sẽ vào thời kỳ thực hành chứ không còn là lý thuyết viển vông nữạ Ông chỉ phiền một nỗi không biết xử trí với Xuân Tóc Ðỏ ra sao cho phải ... Xuân tuy phạm tội quyến rũ một em gái ông, tố cái cái tội trạng hoạng dâm của một em gái khác nữa của ông, nhưng tình cờ đã gây ra cái chết của ông cụ già đ1ng chết. Hai cái tội nhỏ, một cái ơn to ... Làm thế nàỏ Ông phân vân, vồ đầu rứt tóc, lúc nào cũng đăm đăm chiêu chiêu, thành thử lại thành ra hợp thời trang, vì mặt ông thật đúng cái mặt một người lúc gia đình đương là tang gia bối rốị

    Mà bối rối thật. Người chết, sau khi được quan trên khám qua loa, đã được khâm niệm đến gần một ngày rồi, vậy mà chưa thấy cụ Hồng ra lệnh phát phục, mặc dầu mọi công việc cử hành tang lễ đã quyết định xong xuôị Phái trẻ nghĩa là bọn dâu con, đã bắt đầu la ó lên rằng phái già chậm chạp. Cậu Tú Tân thì cứ điên người lên vì cậu đã sẵn sàng mấy cái máy ảnh mà mãi cậu không dùng đến. Bà Văn Minh thì sốt cả ruột vì mãi không được mặc những đồ sô gai tân thời,c ái mũ mấn trắng viền đen –Dernières créations! - những cái rất ăn với nhau mà tiệmÂu Hoá một khi đãlăng xê ra thì cá thể bán cho nhũng ai có tang đương đau đớn vì kẻ chết cũng được hưởng chút hạnh phúc ở đờị Ông Typn rất bực mình vì mãi không được thấy những sự chế tạo của mình ra mắt công chúng để xem cái báo chí phê bình ra saọ Người ta đổ lỗi cho ông Văn Minh không khéo can thiệp, để mọi việc phải trì hoãn, cụ Kỳ thuỷ sở dĩ chưa phát nhục vhỉ vì chuyện Tuyết, hay việc Xuân Tóc Ðỏ đã gây ra cho Tuyết vậỵ

    Khi cụ Phán bà ở nhà người vị hôn phu của Tuyết ra về đến nhà mình, thì, trước những cặp mắt ngơ ngác của một bầy con cháu chí hiếu chỉ óng ruột đem chôn cho chóng cái xác chết của cụ tổ, cụ bà đã lẳng lặng ra hiệu cho Văn Minh theo mình lên gác với cụ ông. Lúc này, cụ ông đã hút xong điếu thuốc thứ sáu mươi nên thằng bồi tiêm đã lui đi chỗ khác để mặc cụ hưởng những dư vị mà thuốc phiện còn để lại trong phổị Trông thấy cụ bà, cụ ông ngồi nhỏm dậy hỏi dồn:

    - Thế nào hở bà? Chuyện trò ra làm saỏ người ta có hối hôn không?

    Cụ bà lẳng lặng ngồi xuống cạnh. Văn Minh cũng kéo ghế đến gần sập. Nghe ngóng mãi, cụ bà mới thở dài mà rằng:

    - Thật khó nghĩ quá. Người ta không hối hôn, mà cũng không ra làm sao, mà người ta sắp đến phúng nữa, thế mới lạ chứ!

    - Ô hay! Thế sao bà không bảo người ta cưới chạy tang đi có được không?

    - Người ta cũng không muốn cưới chạy tang thì ông bảo tôi làm thế nàỏ

    - Ô hay! Thế muốn bỏ hay muốn theo đuổỉ Nhất định có cưới con Tuyết hay đã chê nó hư hỏng? Ít ra, họ cũng phải có một thái độ rõ rệt chứ?

    Cụ bà lại hỏi cụ ông:

    - Như thế thì ông thử đoán xem bụng dạ người ta nghĩ ra làm saỏ

    Cụ ông nhăn mặt lại, gắt:

    - Ừ! Thế thìtoa nghĩ thế nào hởtoa ? Có con gái lớn thì nguy như chứa bom ở trong nhà, có phải thế không?Toa nên nghĩ cách nào tống khứ nốt con bé thì nhà này không lo điều gì nữạ

    Văn Minh ôm đầu ngẫm nghĩ hồi lâu đáp:

    - Thế cũng không được. Người ta đang nghĩ nó phải lòng anh Xuân, bấy giờ mình cũng gả chạy tang cho anh Xuân, như thế có khác gì thú nhận với như thế là con gái mình đã hư hỏng với Xuân? Chỉ còn cách là thây kệ đấy, cứ việc ma chay cho xong chuyện đi rồi sau như thế xin cưới thì mình gả, bằng không thì hãy gả cho anh Xuân cũng chưa muộn.

    Bà mẹ hỏi ngay:

    - Dễ thế kia à? Sao hôm nọ, anh kêu chưa chắc như thế ưng thuận con bé.

    Văn Minh đành phải chống chế:

    - Nếu tôi nói thì chắc như thế cũng bằng lòng ...

    Về phần cụ Hồng, rất thích được có chàng rể như ông đốc tờ Xuân, thấy con giai nói thế thì cũng bằng lòng vậy, mặc dầu giá xong việc ngay thì cụ sung sướng hơn nữạ Còn Văn Minh, trước tình hình nghiêm trọng ấy, đành phải bóp trán nghĩ những cách nay mai gột rửa bằng xà bông thơm cho cái quá khứ của chúng tôi để nếu cần, thì gả em cho một người như thế, ông cũng không đến nỗi xâú mặt. Trước kia ông bực mình về nỗi thiên hạ cứ nhằm mãi Xuân bao nhiêu, thì bây giờ ông lại mừng thầm cũng về một điều ấy bấy nhiêụ Cũng như một kẻ tân tiến khác, sau khi gây ra một việc bậy thì xấu hổ lắm, không có gan nhận lỗi nữa, ông đành ép lòng tìm những cái gì còn cứu chữa được. Ông đúng lên hùng hồn mà rằng:

    - Thôi được, mẹ cứ yên tâm, ba cứ yên tâm. Tôi sẽ làm thế nào con Tuyết lấy được chồng một cách danh giá thì thôị Bây giờ xin cho phát phục, kẻo đã quá muộn.

    Cả ba người yên lặng, xuống dưới nhà cắt đặt mọi việc. Bọn con cháu vô tâm ai cũng sung sướng thoả thích ... người ta tưng bừng vui vẻ đi đưa giấy cáophó, gọi phường hèn, thuê xe đám ma, vân vân ... Tối hôm ấy, khách khứa đến hỏi thăm, phúng viếng, chia buồn tấp nập ...

    Sáng hôm sau, đúng 7 giờ thì cất đám. Hai viên cảnh sát thuộc bộ thứ 18 làMin Ðơ vàMin Toa đã được thuê giữ trật tự cho đám mạ Giữa lúc không có ai đáng phạt mà phạt, đương buồn rầu như những nhà buôn sắp vỡ nợ, mấy ông cảnh binh này được có đám thuê thì sung sướng cực điểm, đã trông nom rất hết lòng. Thành thử tang gia ai cũng vui vẻ cả, trừ một Tuyết. Tại sao Xuân lại không đến phúng viếng gì cả. Tại sao Xuân lại không đi đưả Hay là Xuân khinh mình? Những câu hỏi ấy đã khiến Tuyết đau khổ một cách rất chính đáng, có thể muốn tự tử được. Tìm kiếm khắp mặt trong bọn người đi đưa đám ma cũng không thấy “bạn giai” đâu cả, Tuyết như bị kim châm vào lòng.

    Hôm nay Tuyết mặc bộ y phụcNgây thơ – cái áo dài voan mỏng, trong cócoóc-sê , trông như hở cả nách và nửa vú – nhưng mà viền đen, và đội một cái mũ mấn xinh xinh. Thấy rằng thiên hạ đồn mình hư hỏng nhiều quá, Tuyết bèn mặc bộNgây thơ để cho thiên hạ phải biết rằng mình chưa đánh mất chữ trinh. Với cái tráp trầu cau và thuốc lá, Tuyết mời các quan khách rất nhanh nhẹn, trên mặt lại hơi có một vẻ buồn lãng mạn rất đúng mốt một nhà có đám. Những ông bạn thân của cụ cố Hồng, ngực đầy những huy chương như: Bắc đẩu bội linh, Long bội tinh, Cao Mên bội tinh, Vạn tượng bội tinh, v.v ... trên mép và cằm đều đủ râu ria, hoặc dài hoặc ngắn, hoặc đen hoặc hung hung, hoặc lúng phún hay rầm rậm, loăn quăn, những ông tai to mặt lớn thì sát ngay với linh cửu, khi trông thấy một làn da trắng thập thò trong làn áo voan trên cánh tay và ngực Tuyết, ai nấy đều cảm động hơn những khi nghe tiến kèn xuân nữa ai oán, não nùng.

    Với một đám ma theo cả lối Ta, Tàu, Tây, có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, cho đến lốc bốc soảng vàbú dích , và vòng hoa, có đến ba trăm câu đối, vài trăm người đi đưa, lại có cậu Tú Tân chỉ huy, những nhà tài tử chụp ảnh đã thi nhau như ở hội chợ. Thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu ...!

    Khi đi được bốn phố, giữa lúc Typn và bà vợ, bà phó Ðoan và ông Joseph Thiết, và mấy người nữa đương lào xào phê bình thái độ của Xuân thì thấy cả đám phải đứng dừng lại như hàng đầu gặp phải một nạn xe cộ vậỵ Giữa lúc ấy, sáu chiếc xe, trên có sư chùa Bà Banh, xe nào cũng che hai lọng, từ một ngả len vào chiếm chỗ sau năm lá cờ đen. Hai vòng hoa đồ sộ, một nhà báoGõ mõ , một của Xuân, cũng len vào hàng đầụ Cậu Tú Tân vội chạy lên bấm máy ảnh lách tách rồi xuống thưa với mẹ. Cụ bà hớt hải chạy lên, rồi cảm động hết sức, vì nó là phần của ông Xuân đốc tờ, và ông Xuân, cố vấn báoGõ mõ , nên mới có sự long trọng như thế thêm cho đám ma, Cụ sung sướng kêu: “Ấy giá không có món ấy thì là thiếu chưa được to, may mà ông Xuân đã nghĩ hộ tôi!” Sư cụ Tăng Phú thì sung sướng và vênh váo ngồi trên một chiếc xe, vì sư cụ chắc rằng trong số thiên hạ đứng xem ở các phố, thế nào cũng có người nhận ra rằng sư cụ đã đánh đổ được Hội Phật Giáo, và như thế thì là một cuộc đắc thắng đầu tiên của báoGõ mõ vậỵ

    Xuân Tóc Ðỏ cắt đặt đâu vào đấy rồi mới xuống chỗ những người đi đưạ Tuyết đã liếc mắt đưa tình cho nó để tỏ ý cám ơn. Mọi người đã ngợi khen nó hoặc ghen ghét nó ...

    Ðám ma đưa đến đâu làm huyên náo đến đấỵ Cả một thành phố đã nhốn nháo lên khen đám ma to, đúng với ý muốn của cụ cố Hồng. Thiên hạ chú ý đặc biệt vào những kiểu quần áo tang của tiệm mayÂu Hoá như ý ông Typn và bà Văn Minh. Cụ bà sung sương vì ông đốc Xuân đã không giận mà lại giúp đáp, phúng viếng đến thế, và đám ma như kể đã là danh giá nhất tất cả.

    Ðám cứ đi ...

    Kèn Ta, kèn tây, kèn Tầu, lần lượt thay nhau mà rộn lên. Ai cũng làm ra bộ mặt nghiêm chỉnh, xong le sự thật thì vẫn thì thầm với nhau chuyện về vợ con, về nhà cửa, về một cái tủ mới sắm, một cái áo mới maỵ Trong mấy trăm người đi đưa thì một nửa là phụ nữ, phần nhiều tân thời, bạn của cô Tuyết, bà Văn Minh, cô Hoàng Hôn, bà Phó Ðoan vân vân ... Thật là đủ giai thanh gái lịch, nên họ chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau, bằng những vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa mạ

    Chen lẫn vào những tiếng khóc lóc, mỉa mai nhau của những người trong tang gia, người ta thấy những câu thì thào như sau này:

    - Con bé nhà ai kháu thế? – Con bé bên cạnh đẹp hơn nữa! - Ừ, ừ, cái thằng ấy bạc tình bỏ mẹ! – Xưa kia vợ nó bỏ nó chớ? – Hai đời chồng rồi! – Còn xuân chán! - Gớm cái ngực, cái đầm quá đi mất! – Làm mối cho tớ nhé? - Mỏ vàng hay mỏ chì? – Không, không hẹn hò gì cả - Vợ béo thế, chồng gầy thế, thì mọc sừng mất! vân vân v.v ... Và còn nhiều cậu nói vui vẻ, ý nhị khác nữa, rất xứng đáng với những người đi đưa đám mạ

    Ðám cứ đi ...

    Ðến huyệt, lúc hạ quan tài, cậu Tú Tân luôn thuộm trong chiếc áo thụng trắng đã bắt bẻ từng người một, hoặc chống gậy, hoặc gục đầu, hoặc cong lưng, hoặc lau mắt như thế này, như thế nọ ... để cậu chụp ảnh kỷ niệm lúc hạ huyệt. Bạn hữu của cậu rầm rộ nhảy lên những ngôi mả khác mà chụp để cho ảnh khỏi giống nhaụ

    Xuân Tóc Ðỏ đứng cầm mũ nghiêm trang một chỗ, bên cạnh ông phán mọc sừng. Lúc cụ Hồng ho khạc mếu máo và ngất đi, thì ông này cũng khóc to “Hứt! ... Hứt! ... Hứt! ...”

    Ai cũng để ý đến ông cháu rễ quý hoá ấỵ

    Ông ta khóc quá, muốn lặng đi thì may có Xuân đỡ khỏi ngã. Nó chật vật mãi cũng không làm cho ông đứng hẳn lên được. Dưới cái khăn trắng to tướng, cái áo thụng trắng loè xoè, ông phán cứ oặt người đi, khóc mãi không thôị

    - Hứt! ... Hứt! ... Hứt! ...

    Xuân Tóc Ðỏ muốn bỏ quách ra chợt thấy ông phán dúi vào tay nó một cái giấy bạc năm đồng gấp tư ... Nó nắm tay cho khỏi có người nom thấy, rồi đi tìm cụ Tăng Phú lạc trong đám ba trăm người đương buồn rầu và đau đớn về những điều sơ suất của khổ chủ.

    qqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqq

Vụ Hiểu Lầm Sung Sướng, Vinh Quang! Xuân Tóc Đỏ, Chinh Phục Cảnh Sát Giới

    Trông thấy Xuân rồi, Văn Minh nghĩ thầm: “Ừ, cái mặt thằng này thế mà cũng đỡ ma cà bông rồi đâý! Ăn sung mặc sướng cũng có khác! Bây giờ ta nói thế nàỏ Cắt nghĩa thế nào cho trôi việc đem nó đến khai tên ở Tổng cục? Chả lẽ nói nay là định gả em gái cho nó nên phải nhắc nó lên từ một thằng nhặc banh lên địa vị nhà tài tử? Có nên nói ngay hay không?” ông đương bối rối thì Xuân đã mở cổng, giơ tay ra ...

    - Thế nào, bà phán vừa đem cậu Phước đến chùa Bà Banh xin sớ.

    - Có gì bận không?

    - Tôi bây giờ rỗi lắm. À, bà đầm độ này tấn tới lắm đấy nhé!

    Hai người đương đi, bỗng nhiên ông chủ tiệm Âu Hoá đứng hẳn lạị Ông vờ như không biết Xuân đã khen vợ ông, lảng chuyện ấy mà rằng:

    - Anh nên lên gác thay quần áo cho trịnh trọng vào để mà đi theo tôi ngay bây giờ đâỵ Có việc rất quan hệ!

    - Việc gì thế ạ?

    - Ðừng hỏi, cứ mặc quần áo đi đã!

    Văn Minh chờ độ 10 phút thì Xuân đã xuống quần áo chỉnh tề. Nó chưa hiểu sắp đi đâu thì thấy chủ cũ nó gọi hai xe cao su, rồi nói:

    - Nầy đầu đuôi làm sao mà em tôi mang tiếng rầm rĩ lên là hư hỏng với anh thế? Bây giờ anh đi theo tôi, vì tôi muốn cứu chữa lại tình thế nguy nan ấy ngay bây giờ ...

    Xuân Tóc Ðỏ sợ lắm, nghĩ ngay đến sở Cấm, sở Mật thám, Toà án mà chủ cũ nó có thể nhờ Nhà nước tra tấn kìm cặp nó về tội quyến rũ con gái nhà tử tế. Nó đứng lại ngẫm nghĩ, không bước lên xẹ Văn Minh phải nghĩ thầm: “Hay là thằng này nó không muốn lấy em mình? Hay chúng nó chưa có điều gì với nhau mà chỉ bị thiên hạ đồn nhảm mà thôỉ” Ông đương phân vân thì Xuân đáp:

    - Thưa ông, tôi có lỗi lắm, tôi xin lỗi ông. Tuyết yêu tôi, tôi cũng yêu Tuyết nếu bây giờ ông chia rẽ chúng tôi thì là ông giết chúng tôi, vì chúng tôi đã trót với nhau rồị

    Nghe thấy thế, Văn Minh lặng người ra như gỗ. Thôi thế là xong! Em gái ông đã hư thật rồi, điều ấy không còn nghi ngờ gì nữá Tuyết mà không lấy Xuân thì cũng không còn lấy được ai! Sự tình đã như thế, bây giờ chỉ nên nói ngọt cho đỡ ngượng mặt! Ông bèn quả quyết:

    - Cái đó không hề gì! Tôi cứu chữa, nghĩa là tôi muốn cho anh danh giá. Tôi bảo anh đi khai tên ở Tổng cục làm tài tử quần vợt để nay mai anh tranh đấu lấy cái quán quân Bắc kỳ với những nhân vật thượng lưu khác. Tôi muốn nếu em gái tôi mà lấy anh thì là lấy một nhà thể thao, chứ anh không nên chỉ là một thằng nhặt banh quần.

    - Thế ra bây giờ tôi đi với ông đến Tổng cục thể thaỏ

    - Phảí Anh xem, tôi là người tân tiến, óc tôi khác, không có phân giai cấp! Vì có tâm huyết với thể thao, lại nhận thấy anh có tương lai cho thể thao nước nhà, cho nên hôm anh phải đuổi, tôi đã nghĩ đến cách cứu giúp anh ngay, có phải thế không? Ðấy anh xem, từ khi anh về giúp việc cho chúng tôi là địa vị anh cứ dần dần thay đổi, cho đến bây giờ thì anh đã nghiễm nhiên là một người khác. Thế rồi anh say mê em gái tôi! ... Âu cũng là duyên kiếp chi đó, vì nếu hai bên không yêu nhau thì tôi cũng vẫn định gả em gái tôi cho anh, vì cái ý âý, tôi đã có từ lâu nay, nên bây giờ anh mới thế này được.

    Trong những lời đáng cảm động như thế, lại lạ lùng đến như thế - sở Cầm, sở Mật thám, và toà án thì khác hẳn với Tổng cục thể thao - Xuân Tóc Ðỏ ta nghĩ ngay đến cái quá khứ cấu xa của mình. Nó tự thấy không xứng đáng làm chồng Tuyết, và phải chối từ đi thì hơn. Nó buồn rầu mà rằng:

    - Thưa ông, cái hôm ông gọi đừa tôi là sinh viên trường thuốc trước mặt cụ cố thì ông đã làm cho Tuyết phải đem lòng yêu tôị Nếu Tuyết lấy tôi thì Tuyết nhầm vô cùng, và tôi mà lấy Tuyết thì tôi lại đánh lừa một người con gái tử tế!

    Những lời lẽ ấy làm cho Văn Minh rất hổ thẹn. Ông thấy tội ông to lắm. Ông thật không ngờ đến sự xảy ra của một phút bông đùạ Ông bèn chửa thẹn:

    - Cái đó không hề gì! Nghĩa là tôi biết anh hiểu y lý thì nói thế quý hồ được việc, vì cái xã hội hủ lậu này vẫn coi trọng cái bằng cấp. Chúu anh là sinh viên trường thuốc hay không nữa thì tôi vẫn muốn gã em tôi cho anh.

    Trước sự cam đoan nghiêm trọng ấy, Xuân lại rầu rĩ nói:

    - Thưa ông, ông cảm ơn1lòng với con như thế thật tử tế quá! Nhưng ông xét lại có nên không! Tuyết, con gái nhà giầu đẹp đẽ, con nhà quý phái tân thời, còn con thì, như ông đã biết đấy, không cha không mẹ, lêu lổng từ bé, nhặt quần, bán phá Sa trại chủ, đã làm nhiều nghề hèn. Con nghĩ con không xứng đáng chút nào cả.

    Văn Minh cau có nghĩ thầm: “Quái cho cái thằng này! Cần gì phải xoay ngay mình như thế. Phần gia tài của em mình như thế thì nó chẳng phải vội cũng đã đủ là đào được mõ chứ saỏ Nó lại muốn bắt mình phải cam đoan điều ấy nữa thì đểu cán thật!” Ông bèn đưa đón bằng giọng nài nỉ:

    - Cái đó thì việc quái gì! Làm gì có nghề hèn, chỉ có người hèn thôị Tôi có óc bình dân, tôi rất ao ước có một người em rể bình dân như anh. Vả lại Tuyết nó cũng vốn riêng đấy, lấy nó thì không lo sinh kế vất vả nữa, chỉ chuyên tâm về vấn đề thể thao cho nước nhà suốt đời mà thôị

    Xuân vẫn chối đây đẩy:

    - Thôi, con chả dám nhận. Xin ông nghĩ lại cho con nhờ.

    Văn Minh cáu tiết cực điểm, phải lên giọng dọa nạt:

    - Thưa ông, đó là một vấn đề lương tâm! Ông đã làm cho một con nhà tử tế phải mang tiếng hư hỏng, tôi xin cứu chũa lại cái điều ấỵ Nếu không thì không xong với tôi cho mà xem.

    Xuân sợ hãi vội nói:

    - Vâng, thì ông định đoạt cho tôi thế nào tôi cũng xin vui lòng.

    Ðến đây, Văn Minh thở dài sung sướng như những người thành công trong sự ép duyên khác. Không phải lo nỗi thất bại trong việc gả bán ấy nữa, có thể tự phụ được với mẹ, ông khoái trí trỏ cái xe cho Xuân Tóc Ðỏ bước lên.

    Ðến “Tổng cục thể thao hội quán”, Xuân Tóc Ðỏ cảm thấy cuộc đời đã mở rộng con đường công danh cho nó. Những cái xe hơi đẹp đẽ, những người quần áo sang trọng tấp nập ra vào, nào Ta nào Tây, nào đầm, nào phụ nữ tân thời, ai ai cũng có vẻ sang trọng đã bảo cho nó rõ rằng từ đây mà đi thì nó đã có một địa vị to tát trong đám những bậc thượng lưu! Ôi! Thể thao! Cái gì mà mày không làm được, hở thể thao! Líp líp lơ!

    Óc nó đương có những tư tưởng văn chương và hữu íchc ho nòi giống như thế, thì Văn Minh đã đưa nó vào một căn phòng rộng rãi uy nghi như một nơi công sở, có những bức vẽ về ten nít, về đánh bốc, về múa gươm, về bơi lội, về nhảy sào, về thi xe đạp, thi xe ô tô, đánh banh tròn, đá banh méo vân vân ... rất nhiều người bắt tay Văn Minh và nhân đó bắt tay Xuân Tóc Ðỏ nữạ Trong khi họ hỏi thăm trò truyện với nhau ầm ĩ bằng tiếng Tây thì Xuân làm ra mặt khinh bỉ nhũng kẻ cứ giao dịch bằng tiếp Pháp những khi không cần phải thế. Bọn người kia cũng đã khó chịu về thái độ ấỵ Văn Minh giới thiệu ngay:

    - Thưa các ngài, đây, bạn tôi, Xuân, một giáo sự quần vợt, hôm nay đến để yế tdanh vào bảng các tài tử mối hy vọng của Bắc Kỳ vậỵ

    Một nhà trí thức vội vàng sủa một tràng tiếng Tây vào mặt Xuân làm cho nó bĩu môi mà rằng:

    - Xin ngài nói tiếng Ta cũng đủ!

    Người ấy bẽn lẽn biết cái tội khinh tiếng mẹ đẻ bèn chữa:

    - Vâng, ấy tôi cứ quen mồm, ngài tha lỗi! Thưa ngài, được nghe đại danh đã lâu, nay mới gặp ngài tôi lấy làm thoả thích lắm.

    Xuân nghiêng đầu:

    - Chúng tôi rất được hân hạnh!

    - Cảm tạ ngài! Tôi đã được xem ngài thử tài với nhiều bạn, thật kính phục lắm. ngài có tương lai lắm. Trong làng thể thao ta, ai cũng lo sợ không có người đọ sức với mấy quần vợt Trung Kỳ, Nam Kỳ, vậy mà bây giờ chính ngài ra đời, thì chúng tôi có phần trông cậy lắm. Chắc rồi đức Kim Thượng sẽ được thoã ý, nếu ngài đánh đổ mấy cây quần vợt quán quân của Trung Kỳ, Nam Kỳ, rồi đại biểu cho Ðông Dương để đi Xiêm.

    - Chúng tôi rất mong được như thế.

    Rồi lại đến cuộc bắt tay trịnh trọng để họ cáo biệt nhau ... Hết người ấy đến vô số người khác, vì ông chánh tổng cục chưa đến đây, ai cũng muốn làm quen với người khác để khỏi phí thì giờ. Thành thử bữa ấy, Xuân Tóc Ðỏ được việc làm quen với mấy nhà tài tử quần vợt khác, con nhũng ông tuần phủ, tổng đốc, những người rất “hân hạnh” mà thử sức với Xuân để lấy giải chung kết nay mai ... Những lời khen ngợi rót vào tai nó không ngớt nữa, vì những ông cầm chắc sẽ thắng nó thì cũng ăn nói lịch sự với nó, và những ông kém cỏi, biết mình sẽ bại, thì nhũn nhặn với nó là lẽ cốt nhiên vậỵ

    Có ba phóng viên thể thao của ba tờ nhật báo đã tranh nhau phỏng vấn nó, một vị giáo sư quần vợt, nghĩa là nhà nghề, mà lại khai tên ở bảng các tài tử, thì các việc ấy nêu lên một vấn đề rất quan hệ đến thể thao giớị Ðó là một cách láu lỉnh ghê gớm của Văn Minh trong việc quảng cáo cái tên Xuân ra mắt quốc dân. Ông đã phải luôn luôn đứng bên cạnh Xuân như một con chó trung thành với chủ, sợ Xuân sơ suất thì tiêu danh dự. Tự nhiên nó quá đứng đắn, rất có ý tứ, lại có bộ mặt khinh người của bậc thượng lưu nhân vật cẩn thận. Mỗi khi gặp một câu hỏi khó đáp nó chép miệng hoặc tặc lưỡi một cái, chỉ vào Văn Minh bên cạnh mà rằng:

    - Muốn biết điều gì, ngài cứ hỏi ông bầu của tôi đâỵ

    Thành ra Văn Minh cũng được thơm lây, vì mỗi khi phóng viên chụp ảnh Xuân để báo tin một “hy vọng của Bắc Kỳ” cho độc giả, thì lại yêu cầu cả ông bầu đứng bên cạnh nữạ

    Sau cùng, thì cũng như những kẻ tài trí tự tin vững ở mình, Xuân Tóc Ðỏ thỉnh thoảng lại vỗ vai Văn Minh một cách thân mật mà rằng:

    - Rồi tôi cũng cất nhắc anh lên đường công danh như Chim, Giao cất nhắc ông bầu Yên! Tôi quyết rằng vì tôi, anh sẽ được thiên hạ biết đến tên tuổị

    Nhũng câu ấy làm cho Văn Minh sung sướng lắm, vì sự thế thật, mặt dầu nhờ có Văn Minh thì Xuân Tóc Ðỏ mới ra hồn ngườị

    Sau khi ký đơn trước mặt mấy ông Tây, chánh hội, trị sự, và được các ông bắt tay thân mật, hai người vênh váo đi ra ... Ðến một chỗ rẽ cả hai đều đâm sầm phải hai thầy cảnh sát như xe ôtô không trông thấy nhau nên húc phải nhau vậỵ Xuân Tóc Ðỏ mới thoáng nhìn đã nhớ ngay ra đó là thầyMin Ðơ và thầyMin Toa , ở bóp hộ thứ mười tám. Một thầy giở sổ và bút chì định biên phạt và nói:

    - Chúng tôi vào bên phải, các ngài đi trái còn đây xin cho biên tên!

    - Vô lý! Không có luật nào như thế. Ðây là trong nhà chứ không phải ngoài đường mà phạt!

    - Mặc kệ! Các ngài đã có lỗi vấp phải người Nhà Nước, làm ngăn trở người Nhà nước trong lúc thừa hành chức vụ ...

    Xuân Tóc Ðỏ ưỡn ngực ra mà rằng:

    -Me sừ Xuân, giáo sư quần vợt, cái hy vọng của Bắc Kỳ!

    Hai thầy nhìn nhau sợ hãi ... Một thầy cũng ưỡn ngực vênh váo nói:

    -Me sừ Min Ðơ ! Lính cảnh sát hạng tư, chiến công bội tinh, giải nhất Hà Nội – Hà Ðông, giải nhì Hà Nội - Ðồ Sơn, một cái tương lai của cảnh sát giớị

    Thầy kia cũng theo gương bạn, vênh váo nói:

    -Me sừ Min Toa , cảnh binh hạng năm, giải nhất vòng quanh Hà Nội – Nam Ðịnh, cúpBay Landry , cúpMélia Jaune , một vẻ vang của sở Cẩm Hà Nội, một cái hy vọng của Ðông Dương!

    Sau khi khoe khoang những điều kiện cần thiết cho sự giữ trật tự của thành phố là như thế, hai thầy cảnh binh cứ đứng vênh mặt lên, quên cả sự biên phạt ... Văn Minh nói bóng gió:

    - Ấy đó, muốn làm người cảnh binh tốt thì phải như thế.

    Một thầy hoạ theo:

    - Chúng tôi cóc cần những taycua rơ khác. Chúng tôi có 18 phố để cưỡi xe đạp suốt ngày đêm thì dẫu chăm tập như Bổng, Cổng, chúng tôi cũngmăng phú !

    Thầy kia nói thêm:

    - Mà lại xe thường, mà lạiru líp , mà lại những phố đông! Ðường trường thì nhất. Vì lẽ không mấy khi được biên phạt, chúng tôi chỉ tập đưa xe đạp cho dỡ buồn! Thể thao vạn tuế! Cảnh binh vạn tuế!

    Xuân gật gù mà rằng:

    - Té ra chúng mình là bạn đồng chí!

    Hai thầy cùng đáp:

    - Phải đấy! Phải lắm! Nhưng cũng có thể cứ phạt như thường!

    Xuân lại nói:

    - Chúng ta cùng làm việc cho tương lại thể thao, nòi giống vẻ vang!

    - Còn phải nói! Cái ấy không hề gì cả.

    - Thế thì vấp phải nhau vừa rồi chỉ là một tai nạn thể thao mà thôị Ai lại phạt những người gặp tai nạn?

    Hai thầy cảnh sát ngẩn người ra nhìn nhau, không hiểu kẻ kia nói vậy có là nói đúng luật không ... Nhưng Xuân lại còn nói:

    - Thôi đi, rồi chúng ta sẽ ngồi cạnh nhau, nếu nhà vua có yến đãi các nhà thể thao quán quân ... Ai nỡ phạt nhau thế!

    Văn Minh kêu lên:

    - Không lôi thôi! Biên phạt thế là trái luật, không có luật nào phạt thế!

    ThầyMin Toa xoa tay mà rằng:

    - Chúng tôi là cảnh binh thì cốt phạt chứ không cốt đúng luật hay trái luật! Người dân thường mới sợ, chứ người nhà nước thì không sợ trái luật! Nếu ngài bảo tôi trái luật, thế là ngăn trở người Nhà nước trong khi làm phận sự!

    Xuân Tóc Ðỏ giảng hoà:

    - Ngài nói có lý lắm! Nhưng thôi! Có phải ngài vào đây ghi tên không!

    - Phải! CúpSa Majesté Hà Nội – Tourane!

    - Thôi thì chúng ta cùng là trong làng thể thao vinh dự nòi giống. Phạt nhau thì hoá thù, vậy kết bạn với nhau hơn là thù. Từ đây chúng ta giúp ích lẫn nhau, quảng cáo cho nhaụ

    - Thế nàỏ

    - Ðại khái ngài phải nói rằng tôi là một tay quần vợt tài giỏi hay vọng của Ðông Dương ...

    Hai thầy cảnh binh cùng hỏi dồn:

    - Thế còn chúng tôỉ

    Xuân Tóc Ðỏ lè nhè:

    - Các ngài ấy à? Mỗi khi tôi trông thấy hai ngài đi tuần, thì chúng tôi bảo với mọi người rằng đó là hai ôngcua rơ giỏi nhất, thuộc hàng cảnh binh chăm chỉ phận sự, hết lòng giữ trật tự cho thành phố, sẽ giật giải Hà Nội – Sài Gòn, đáng được quan chánh Cẩm thăng chức ... phải không?

    Hai thầy cảnh binh gật gù, bắt tay hai người và không biên phạt nữa, và, do thế, té ra đã làm tròn bổn phận của những người cảnh binh đúng luật.

qqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqq

Người Vị Hôn Phu, Một Vụ Cưỡng Bức, Cuộc Điều Tra Của Nhà Chuyên Trách

    Rất cảm động, Tuyết nói như một phụ nữ lãng mạn chân chính:

    - Anh ơi! Thế thì em sung sướng cực điểm rồi! Có ai dám tưởng rằng việc trăm năm của chúng ta lại có thể thành sự thực được một cánh dễ dàng như thế không? Em sung sướng quá đi mất! Em muốn chết anh ạ! Em muốn tự tử!

    Không hiểu những lời lẽ lãng mạn đầy thi vị ấy, Xuân cau mày hỏi:

    - Tự tử! Trông chừng lấy được nhau đến nơi mà tự tử!

    Tuyết trỏ tay ra mặt hồ Trúc Bạch cắt nghĩa:

    - Nếu hai chúng ta cùng nhảy xuống những lớp sóng bạc hà kia mà chết thì có phải cả nước sẽ bàn tán mãi về cuộc tình duyên ghê gớm của chúng ta không? Nhưng mà thôi, ấy là em nói đùa để làm nũng mình đấỵ Khi thấy mình lo sợ như vậy, em đã đũ hài lòng lắm rồi vì mình quả thật yêu em.

    Xuân gắt như một người chồng đáng yêu:

    - Gớm, mợ khó tính lắm, còn ai chiều được nữa!

    Cả hai lui lại thung dung rảo gót đị Lúc ấy mới 8 giờ sáng. Mặt trời chưa kịp xuyên qua những tần mây bạc, hình như sợ phiền cho cuộc tình duyên tốt đẹp kiạ Gió thổi hây hây như nịnh hót cặp uyên ương ấỵ Xuân và Tuyết đã hẹn nhau đi chơi một cách rất cổ diển, nghĩa là con đường Cổ Như. Xuân đã nói hết cả đầu đuôi về việc Văn Minh đã dùng cái ngôn ngữ như thế nào để nó phải lấy Tuyết. Do thế, lòng tự ái của Tuyết hơi bị thương, tuy rằng cô đã lấy làm sung sướng lắm. Thấy Xuân bị bó buộc phải lấy mình, Tuyết nói đến tự tử là chính đáng lắm vậỵ Nhưng sự thực cả hai, lúc ấy, cũng đã mãn nguyện lắm rồị Xuân hỏi:

    - Tuyết ơi! Em có biết vì đâu anh đem lòng yêu em không?

    - Em thực thà cho nên anh yêu chứ gì?

    - Là vì em dại dột lắm. Lại định nhờ anh làm cái việc làm hại một người con gái con nhà tử tế. Sao em quá tin anh đến thế?

    Tuyết so vai, đáp:

    - Tại em thực thà! Ðấy anh xem, có phải em đã cho anh khám để mà biết rằng em đây không giả dối, không thèm dùng vú cao su!

    - Ừ nhỉ! Ra vì đôi vú cao su mà thành ra chúng mình hiểu rõ cái bụng dạ thực thà của nhau! Nếu chúng ta sung sướng âý cũng chỉ vì đôi vú cao su của cuộc cải cách xã hội ... vậỵ

    Tuyết reo:

    - Âu Hoá vạn tuế! Vú cao su vạn tuế!

    Ðương nhí nhảnh, Tuyết chợt nhìn thẳng ra phía trước mặt để phải cau khoé hạnh, nét ngàị Từ xa xa có một thiếu niên vận quốc phục, cái khăn lượt,c ái áo the dài, đôi giày hủ lậu, hình như đương rảo gót phăm phăm chạy đến. Tuyết đứng dừng, chán nản bảo Xuân:

    - Ðây kia là người vị hôn phu của em, mà em đã hối hôn để lấy anh. Dám chắc hắn chỉ muốn gây sự với em mà thôi! Em không muốn gặp mặt hắn, để anh đối phó. Anh nên cho hắn một bài học nhé? Thôi, em về chờ anh ở nhà bà Phó Ðoan vậỵ Bâý giờ hẳn ta có thể công nhiên trò chuyện với nhau ở nhà.

    Nói xong, quay lại sau lưng thấy có xe tay, Tuyết vẩy tay rồi trèo lên. Xuân gật đầu chào rồi khoanh tay chờ đợi một cuộc sinh sự.

    Thiếu niên kia khi đến gần Xuân, liền vòng tay vái chào như những nhà thâm nhọ Xuân Tóc Ðỏ gạt phăng đi rằng:

    - Hủ lậu! Chưa tiến hoá mấy! Thể thao! Cái cách xã hội!

    Thiếu niên cố né cái tức, và cũng sợ nữa, bèn ấp úng:

    - Bẩm ... tôi xin giới thiệu tôi ... chính tôi là người chồng chưa cưới của cô Tuyết vừa bỏ chạy đây kia!

    Xuân Tóc Ðỏ cúi đầu:

    - Chúng tôi rất hân hạnh ...

    Rồi ưỡn ngực mà tiếp:

    - Me sừ Xuân, giáo sư quần vợt, cái hy vọng của Bắc Kỳ!

    Thiếu niên từ đây trở đi đã có vẻ một kẽ chiến bại:

    - Hân hạnh lắm! Tôi xin lỗi ngài làm phiền ngàị Dầu rằng ngài tài giỏi lắm, nhưng xin ngài cũng chớ nên làm những việc có hại cho kẻ khác. Nếu tôi không nhầm thì hiện ngài đương chiếm đoạt vợ con người tạ Nhất là tôi đây, không có danh tiếng, không có tài cán, thì ngài được tôi cũng chẳng vẻ vang gì cho lắm!

    Xuân Tóc Ðỏ thấy ngay cái cần diễn thuyến cho người ấy một hồi dài bằng cách nói lại những điều đã học lỏm được từ xưa tới nay:

    - Ông ... Khônghợp thời trang, cổ hủ! Ông không biết điều! Còn tôi, tôi là người dự một phần trong việc Âu Hoá, có trách nhiệm quốc dân văn minh hay dã mang! Chúng tôi không phải chỉ cải cách bề ngoài như lời công kích của phái hủ lậu! Tiến theo luật chung của xã hội, giữa buổi canh tân này,c ái bsảo thủ là bị đào thái! Ông chưa được Âu hoá mấy! Một sự trở ngại đường tiến hoá! Thể thao ... nòi giống ... sức khoẻ. Hạnh phúc là cái gì khác nếu không là sức khoẻ của vợ chồng?

    Người kia, sau một hồi ngẫm nghĩ, bèn đáp:

    - Tuy nhiên ... Tuy nhiên tôi cũng là con nhà tử tế ... Về học thức, tôi cũng đã có bằng Thành chung. Về giòng giống, tôi là con một ông phán, cháu nội một ông huyện ... Tuyết mà lấy tôi thì cũng xứng đáng lắm, việc gì phải giở mặt như thế?

    Xuân Tóc Ðỏ điên tiết lên mà rằng:

    - Thế ông, ông có là con nhà bình dân không? Ừ, tôi xin hỏi: Ông có phải giòng giõi nhà bình dân không? Ông lạ lắm! Ông không đúng mốt! Phải biết cái gì là hợp thời trang chứ?

    Người kia ra vẻ hổ thẹn lắm! Quần áo đã hủ lậu mà lại đến cả cái giòng giống cũng lại là con nhà tử tế không hợp thời trang! Thật là hỏng bét cả. Người ấy toan cãi thì Xuân đã giơ tay lên, hùng hổ tiếp:

    - Còn tôi, tôi chỉ là con nhà hạ lưu mà thôi! Ngày xưa bán phá Sa trại chủ, bán dầu trên xe điện, làm lính chạy hiệu rạp hát! Chỉ có thế mà lấy được cháu gái cụ Hồng đấỵ Ông muốn làm gì thì làm!

    Người vị hôn phu hối hôn kia khiếp đảm vì câu nói mỉa mai ấy lắm! Anh ta nghĩ hẳn cái giòng giống của Xuân là danh giá cực kỳ và hẳn Victor Ban đã nói nhảm thì Xuân mới nhắc lại lời nói nhảm kia một cách ngạo mạn đến thế. Như con giun xéo lắm cũng quằn, bèn nổi nóng:

    - thưa ông, nếu ông đã nhất định như thế thì thôi! Nhưng mà tôi có bỗn phận của một người lịch sự báo cho ông biết rằng trong cuộc tranh giành này, từ đây mà đi, chúng ta là hai kẻ thù sinh tử. Xin ông biết cho như vậy!

    Nói xong, ngưòoi ấy lại cúi chào lễ phép rồi quay đi ngaỵ Xuân Tóc Ðỏ đứng ngây ra, ngầm nghĩ mãi về lời doạ nạt ấỵ sau cùng, nó cũng lên xe để về với người yêu lúc ấy đợi ở nhà. Nó thấy hả dạ lắm: đã cho gã kia một bài học. Còn về cái thù sinh tử nó chẳng đủ sợ, bởi lẽ ở đời này, mỗi lúc mà ai giết được aỉ

    Khi về đến nhà, Xuân thấy Tuyết vẫn đợi ở phòng khác bằng cách xem cuốn sách ảnh. Lúc ấy 10 giờ. Nghĩa là lúc bà Phó Ðoan chưa dậy, cũng như cậu Phước còn ngủ, Xuân sung sướng được tự do, dẫu là trong nửa giờ. Tha hồ chuyện với người yêu, chẳng bị sợ ai ám quẻ.

    - Anh ơi, anh cho hắn một bài học ra làm sao hở anh?

    - À, tôi cũng có nói vài điều nghĩa lý cho gã ấy biết để gã thôi đi, đừng hy vọng gì nữạ Nó mà địchv ới tôi thì lại làm sao được! Nhưng hắn cũng là người biết điềụ Sau khinghe mình giảng giải, lại hoang nghênh lắm, và chúc chúng ta bách niên giai lão nữa!

    - Lại chúc nữa cơ?

    - Phải! Hắn nói: như vậy, Tuyết lấy ông là hơn lấy tôi ... Tôi yêu Tuyết, tất nhiên tôi phải được trông thấy Tuyết hưỏong hạnh phúc.

    Tuyết bèn nhảy lên ôm lấy cổ Xuân:

    - Thế thì đáng hôn anh một nghìn cái để thưởng mới được!

    Xuân Tóc Ðỏ nhận những cái hôn rất chính đáng ấy rồi thì thầm vào tai người yêu:

    - Anh ... bây giờ ... chỉ muốn làm hại đời em một cách thật sự mà thôi!

    Tuyết bũi môi nói một cách luân lý học không thể nào ai công kích được nữa:

    - Ê! Ê! Thôi đốt anh đi! bây giờ thì việc gì nữa cũng chỉ làm lợi cho đời một người con gái đứng đắn và tử tế, là em mà thôi! Anh biết cho rằng em lãng mạn lắm.

    Chợt Tuyết đuổi Xuân ra, khẽ nói:

    - Khéo không mà có ai biết thì chết!

    Xuân lắc đầu, khẽ đáp:

    - Mẹ con bà Phó Ðoan còn ngủ cả.

    - Thế còn bọn gia nhân1

    - Chúng nó ở cả dưới nhà kia mà! Ðể yên; anh yêu, chóng ngoan ...

    Sợ rằng không vâng lời thì lại chẳng là một thiếu nữ ngoan ngoãn, Tuyết vui lòng để cho Xuân tự dọ mặc thích ... Hai người dìu nhau ngồi ở ghếđi văng . Tuyết thì nhắm mắt lại cho có vẻ một thiếu nữ mơ mộng chân chính về sự thành công của cuộc hối hôn, của cuộc ... cách mệnh cái gia đình hủ lậu và khốn nạn để được tự do đi đến cái hạnh phúc cá nhân. Lúc ấy, cô muốn viết ngay một cuốn tiểu thuyết về đời mình, để làm gương cho những phụ nữ muốn giãi phóng.

    Nhưng chợt cánh cửa bị đẩy mạnh, bà Phó Ðoan sừng sộ chạy vàỏ Cặp uyên ương hoảng hốt buông nhau rạ Bà này dậy lúc nào thế? Rõ nguy quá đi mất, bà vẫn cứ để quần áo ngủ mà sỉa sói vào mặt Tuyết như một người vợ ghen:

    - Nhà tôi là nhà săm đấy ạ! Cô có biết cô làm ô uế nhà tôi hay không? Cô có biết thế là đĩ thoã lắm không? Mau mau ra khỏi cửa nhà này lập tức không mà xấu hổ với tôi bây giờ!

    Tuyết hổ thẹn một cách xứng đáng nguây nguẩy ra đi lập tức.

    Bà Phó Ðoan quay lại Xuân:

    - Sao ông làm cái sự càn rỡ ấỷ Ông có biết thế là khốn nạn lắm không? Ông làm hại một đời người con gái tử tế như thế à?

    Xuân so vai, bực mình:

    - Ấy là tôi làm lợi cho một đời người con gái tử tế!

    - Làm lợỉ

    - Phải! Tuyết bây giờ đã là vợ chưa cưới của tôi! Hôm qua, ông Văn Minh đã bắt ép tôi phải lấy Tuyết! Chính là bà làm hại danh giá của chúng tôi, bà có biết không?

    Bà Phó Ðoan ngẩn người ra như người bằng gỗ. Lúc ấy, vì vừa ngủ dậy, bà chỉ có mặc quần áo ngủ mỏng manh, nó có thế lực làm cho thân thể bà lại lộ ra hơn là chủ nghĩa khoả thân. Ðương lúc rạo rực, đương cáu đến cực điểm, lại thấy trước mặt mình cái cảnh tượng khiêu gợi ấy, Xuân Tóc Ðỏ chẳng nghĩ ngợi gì nữa, bèn bắt đền cái sự thiệt hại cho mình bằng cách ôm xốc lấy vị tiết phụ đáng kính trọng ấy!

    Rất tiếc cho cái ông thủ tiết với hai đời chồng của mình, bị lôi kéo đến cáiđi văng , bà Phó Ðoan cứ phản đối một cách rất cương quyết bằng cách khẽ kêu:

    - Ơ kìa! Hay chửa kìa! Ơ hay! Ơ hay!

    Nhưng thằng Xuân Tóc Ðỏ của chúng ta thì nào có biết gì là nghĩa lý, là đạo đức nữa! Bưng tai giả điếc, nó cứ nhất định bắt đền. Từ đây trở đi, bà kia cứ khẽ kêu như một tiết phụ xứng đáng trong lúc bị xúc phạm:

    - Ôi giời ơi! Người ta giết tôi! Người ta cưỡng bức tôi!

    Bên ngoài, lúc ấy có tiếng kêu: “Em chã! Em chã!” rồi thấy hình như cậu Phước chạy huỳnh huỵch xuống thang. Bà Phó Ðoan ngừng kêu để nói:

    - Cậu ấy xuống tìm vú em đê vòi đấy chứ quái gì!

    Rồi bà lại kêu tiếp cho sự chống cự quyết liệt khỏi gián đoạn:

    - Người ta giết tôi! Ối làng nước ơi! Thế này có khổ tôi không? Ai cứu tôi với!

    Năm phút sau nó ngắn ngủi như một cái tích tắc đồng hồ, chợt thấy có tiếng gõ cửạ Hai ngưòi này vội chỉnh đốn y phục, chạy xa nhau, mỗi người ngồi một ghế ở hai góc phòng, rồi bà Phó Ðoan dõng dạc bảo:

    - Cứ vàọ

    Ðó là hai thầy cảnh binhMin Ðơ vàMin Toa ! Theo sau thầy, có vú em của cậu Phước và người bếp. Một thầy cảnh sát nói:

    - Thưa bà, chúng tôi được người nhà này gọi vào để cứu bà!

    - Cái gì! Ðứa nào gọi đội xếp vào nhà? Tôi làm sao mà phải ai đến cứủ Con vú hay thằng bếp láo như thế?

    Tên bếp tái mặt, ấp úng:

    - Bẩm con thấy cậu Phước bảo con chạy lên, con nghe hình như có tiến kêu rên, con hoảng hốt sợ quá.

    Thầy línhMin Toa cắt nghĩa:

    - Chúng tôi đương đứng ngoài đường thì nó mời chúng tôi vào!

    Nhanh trí, bà Phó Ðoan nói:

    - Kêu rên? A à! Thì tôi đương đợc một đoàn truyện trinh thám cho thầy giáo đây nghe, chứ có gì đâủ

    ThầyMin Ðơ cười ồ ồ và thực thà nói:

    - Rõ khéo! Thế mà nó kêu với tôi là vụ hiếp dâm nữa!

    Bà chủ mắng người ở:

    - Mầy nhầm thế thì có phen bà chém cổ mẹ mày đi! Ðồ con lợn!

    Xuân Tóc Ðỏ cũng làm một câu:

    - Mẹ khiếp! Ðồ láo!

    Từ đây trở đi, ngần này người trơ mắt ra nhìn nhaụ Muốn phá bầu không khí khó chịu, Xuân Tóc Ðỏ lần lượt “giới thiệu” hai thầy cảnh sát cho bà chủ nhà chưa mất danh giá:

    - Ðây là thầyMin Ðơ , cảnh binh hạng tư, chiến công bội tinh, giải nhất Hà Nội - Ðồ Sơn, giải nhì Hà Nội – Hà Ðông, một cái tương lai của cảnh sát giới! ... Còn đây, ôngMin Toa , cúpBoy Landry, Mélia Jaune , sự vẻ vang của sở Cẩm Hà Nộị Cái hy vọng của Ðông Dương!

    Hai thầy cảnh binh lại cùng “giới thiệu” Xuân với bà Phó:

    - Ðây me sừ Xuân, giáo sưten nít , cái hy vọng của Bắc Kỳ!

    Thấy không “giới thiệu” bà Phó Ðoan nữa thì hỏng Xuân lại nói:

    - Ðây là bà Phán, một phụ nữ đã thủ tiết với hai đời chồng, một bậc mẹ hiền, có công với làng thể thao!

    Mấy người đều sung sướng lắm, những cái chăm lo phận sự của hai thầy cảnh binh làm cho hai thầy vẫn có điều chưa thoả. Một thầy nói:

    - Tự nhiên đi gọi chúng tôi, kêu là hiếp dâm! Chúng tôi đã mở cuộc điều tra rồi, thì ra lại không có. Ðối với người Nhà nước, không phải chuyện đùạ Không phải tự nhiên chúng tôi đến đây để mà không trông thấy gì cả!

    Thầy kia ngăn sự nóng nẩy của bạn đồng nghiệp lại, tươi cười cắt nghĩa:

    - Bà hiểu cho phận sự chúng tôị Chúng tôi cũng muốn “dĩ hoà vi quý” lắm ...

    - Vậy thì, khi đã để chúng tôi mất công toi chạy lên thế này thì âu là phải có biên phạt, vì người ta không phải mỗi lúc trêu ghẹo người Nhà nước mà là yên được. Vậy thì, đã không có hiếp dâm cho người nhà nước trừng trị, âu là bà bằng lòng để chúng tôi biên phạt đại khái về tội thả chó ra đường.

    Muốn xong chuyện đi cho rảnh, bà Phó gật đầu:

    - Vâng, thì tuỳ ông.

    Sự hoà giải khôn khéo về quyền lợi xung đột ấy làm cho người nào cũng hưởng hạnh phúc. Bà Phó Ðoan khỏi mang tiếng thất tiết với hai đời chồng cũ của bà. Xuân Tóc Ðỏ khỏi bị mấy chục năm tù, mà sở cảnh sát chỉ điếm hộ thứ 18 cũng đỡ phải điều tra rất lôi thôị

qqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqQ

Một Vụ Âm Mưu, Xuân Tóc Đỏ Dò Xét Sở Liêm Phòng, Lời Hứa Của Đốc Tờ

    Xuân Tóc Ðỏ ở sân quần bước rạ Chỉ còn một tuần lễ nữa là nhà Vua ngự giá Bắc Tuần, cho nên nó phải tập riết với bà Văn Minh, vì bà này cũng chỉ chờ có dịp là tranh cái cúp phụ nữ. Lúc ấy đã sẩm tối, gần 7 giờ, Xuân không nhận lời mời đi ăn cơm của ông bầu - phải, ông bầu - Văn Minh. Nó Chối từ, vì đương có một điều phải nghĩ ngợi ...

    Thật là rầy rà! Mới trưa hôm nay, bà Phó Ðoan đã mếu máo một cách rất có thi vị mà kêu xin nó mau mau cứu chữa cho cái danh dự quả phụ trinh tiết của bà tạ Cuộc tình duyên vụng trộm ấy - nếu ta có thể nói thế - không hiểu vì đâu đã vỡ lở tung toé. thiên hạ đã đồn đại cho nhau biết, bàn tán huyên thiên. Bà này đã nói nhảm thiết: “Anh ơi, anh có biết là anh đã làm hại cả một đời danh tiết của em rồi đó không?” Vốn là người cũng có lương tâm, nó nhận thấy rằng quả nó đã làm hại người đàn bà đức hạnh ấy thật. Nó hối hận lắm, mà chưa nghĩ được cách cứu chữa làm saỏ Rõ thật tai vách mạch rừng!

    Nó đưong hai tay đút túi quần, cái vợt cắp ở nách lững thững đi như một nhà triết học, thì bỗng trông thấy ông thầy số. Ông này đi co ro, cái ô đeo trên vai, dod6i giầy cũ cầm ở tay, với cái dáng điệu của một người phong trần. Ông này chỉ chào nó chứ không dám hỏị Ðộng tâm nghĩ đến cái công danh của mình, sở dĩ có cũng là một phần nhờ ở ông thầy, Xuân Tóc Ðỏ bèn nghĩ đến cách mời ông thầy gìa một bữa chén long trọng, gọi là đáp ơn. Vì rằng sau khi kiếm được mấy đồng bạc ở nhà bà Phó Ðoan thì thôi, ông thầy số cũng vẫn khổ sở như củ.

    - Thế ra dạo này cũng không được phát tàỉ

    - Dạ, bẩm, suông quá!

    - Nhân tiện gặp cụ, tôi mời cụ đi chén, rồi ta sẽ nói nhiều chuyện.

    Ông thầy số lập tức hoan nghênh, Xuân liền gọi xe, và nửa giờ sau, cả hai đã ngồi torng một quầy, ở khách sạn Triều Châu, phố Hàng Buồm.

    Buổi tối hôm ấy, hiệu cao lâu đông khách ăn lắm, vì Hà Thành đương nổi một cơn sốt trong cái sự sửa soạn tưng bừng để đón nhà Vuạ Chính phủ định mở đại hội năm ngày trong đó có nhiều trò vui mới lạ. Người ta đồn nhau rằng không những đức Vua nước nhà ra thăm xứ Bắc mà cả ông Vua nước láng giềng cũng ghé qua chơi, cũng vào dịp ấỵ Vua láng giền không phải là Vua xứ Cao Miên hay Vua xứ Làọ Nhưng mà là Vua Xiêm. Nguyên do bị nước Ðức và nước Nhật xui khôn xui dạy chi đó, chính phủ Xiêm đã tuyên bố khôi phục lại những đất đai cũng bằng cách xuất bản một bức địa đồ trong đó bờ cõi nước Xiêm cũ tràn lấn sang dãy núi Hoành Sơn. Muốn cứu vớt hoà bình Viễn Ðông, chính phủ Ðông Pháp bèn dùng những cách khôn khéo về mặt ngoại giaọ Nhờ ở báo giới ba Kỳ hàng ngày kêu gào rằng dân Xiêm hãy còn dã mang, dân Việt Nam là con rồng cháu tiên đã mấy nghìn năm văn hiến thì không sợ gì dân Xiêm, nếu đánh thì ta đánh liền, chính phủ Bảo Hộ cũng được phấn khởi, và mời Vua Xiêm qua du lịch Ðông Pháp, nhất là nước Việt Nam, trước là để giữ cái tình giao hảo của hai nước, sau là để vua Xiêm biết rõ cái văn minh của con rồng cháu tiên, mà đừng có ... làm bộ. Do thế, cái tấp nập của Hà Thành trong sự tổ chức, sửa soạn, cắt đặt những việc để cùng đón một lúc những hai nhà Vuạ Cho nên hiệu cao lâu Triều Châu bữa nay đầy những thầu khoán, mật thám, nhà buôn, gái nhẩy, tài tử, những nhà thể thao, nghĩa là những người hoặc có quyền lợi hoặc có phận sự phải góp sức vào cuộc đón tiếp vậỵ

    Sau khi phán mấy món để nhắm rượu, đã toan đem chuyện bà Phó Ðoan, tương lai, vợ con, công danh, để họi ông thầy số mà nó đã tin là Quỷ Cốc phục sinh và Gia Cát tân thời, thì chợt Xuân Tóc Ðỏ nghe thấy sau lưng mình cách một lần vách gỗ, có người nói đến tên. Tức khắc nó bèn nháy ông thầy số để cùng lắng tai nghẹ

    Ở quầy bên cạnh, có tiếng hai người xì xào bàn tán:

    - Bác bảo tên nó là Xuân Tóc Ðỏ? Thế mặt mũi nó thế nàỏ

    - Ðể chiều mai tôi dẫn bác đến chỗ sân quần, rồi tôi cho bác nhận mặt để rồi đúng hôm Vua ra thì hành động ...

    Ðến đấy thấy im một lúc, Xuân cau mặt nhìn ông thầy, vì ông này đã ngửa cổ toan uống cốc rượu, tuy những món ăn nhắm thì hầu sáng chưa đem lên. Bên kia thấy có tiếng nói tiếp:

    - Tôi tưởng cứ diệt cho nó một trận ngay nay mai! ...

    - Không1 Tôi muốn nó vào tù cơ! Nó làm cho tôi khổ suốt đời, tôi lại là người có học thức, thì tôi phải cho nó ít ra là 5 năm tù, 10 năm biệt xứ! Tôi đã có cách, bác cứ hứa là giúp tôi đị

    - Tôi xin hứa, nhưng bác phải định hành sự như thế nàỏ Phải nói chắc chắn mới được.

    - Chắc chắn lắm! Không những kẻ tình địch của tôi sẽ vào tù, mà cả dự cuộc thi quần vợt ắt nó cũng không dự được nốt1 Ðã làm thì ra làm, bằng không thì thà thôị Tôi sẽ in thạch một ít giấy có khẩu hiệu, nghĩa là một ít truyền đơn hô đả đảo vua Xiêm! Ðợi lúc đón tiếp nhà vua, tôi sẽ đứng sau lưng nó, cón bác thì bác đứng bên cạnh nó!

    - Tôi sẽ phải làm gì?

    - Bác sẽ cầm một ít truyền đơn in thạch, kiếm cách nhét vào túi quần hay túi áo nó!

    - Thế còn bác?

    - Tôỉ Tôi sẽ hành động khác, anh hùng hơn bác nữạ Tôi sẽ nhét lên thế này: Chính phủ bình dân vạn tuế! Nước Pháp dân chủ vạn tuế! Như vậy sen đầm, cảnh binh, mật thám sẽ áp lại bắt cả bọn chúng ta ...

    - Ấy chết!

    - Nhưng mà thằngnào có truyền đơn trong túi thì lòi ngay ra, hai chúng ta sẽ làm chúung là chính nó kêu, nghĩa là chỉ có một nó sẽ bị bắt.

    - Ðược lắm! Nhưngtôi chưa hiểu tại sao bác chỉ nói: “Chính phủ vạn tuế! Nước Pháp dân chủ vạn tuế” mà cảnh binh, mật thám, sen đầm lại ập đến được?

    - Thế mà rất dễ hiểu đấy! Nước Pháp cai trị chúng ta tuy là dân chủ, nhưng mà vua nước ta thì là ... quân chủ. Vua Xiêm cũng là quân chủ! Ðón tiếp vua mà hô khẩu hiệu ủng hộ dân chủ tức là có ngụ ý khuynh đảo nhà Vua! Chính phủ Bảo hộ ở đây là công minh và sắc mắc lắm. Tôi dám chắc nếu hô: Nước Pháp dân chủ vạn tuế” thì thế nào cái bọn người đứng ở chỗ chúng ta cũng đều sẽ được bị bắt!

    - Hay! Hay! Diệu kế! Nhưng mà, ấy chết, bác phải khẽ cái mồm chứ mới được.

    - Bác cũng phải reo to vừa vừa chứ mới được.

    - Vâng! Tôi xin hết lòng! Bác gọi hộ một chai bố nữa lên đâý

    Xuân Tóc Ðỏ bèn đứng lên, lom khom nhìn qua lỗ hở ơ trấn song ... Nó thấy ở quầy bên kia rõ ràng có người chồng chưa cưới hụt của Tuyết đương chén tạc chén thù với một người khác, quần áo ngắn, có búi tóc và đội mũ cát két, chân đi giầy Tầụ Tuy người ấy trông cũng có vẻ du côn vào bực “anh chị” nhưng đó là một ông du côn đã bất hợp thời trang. Sau khi nhận mặt thật kỹ người ấy nó điềm nhiên quay về uống rượu với ông thầy số.

    Hầu sáng lúc ấy đã lần lượt bưng vào những món cao lương mỹ vị. Vừa ăn uống nhồm nhoàm, ông thầy số vừa tán:

    - Bẩm số tháng này tôi thấy cậu bị saoPhục Binh!

    - Nghĩa là?

    - Có người thù hằn cậu, đương muốn làm hại cậu, phải cẩn thận lắm đấy! Nhưng mà không hề gì, sẽ có phúc tinh phù trợ, vì tôi lại thấy cả cả vịThiên Phúc quý nhân!

    Nói xong, ông thầy số gắp một miếng chem sẻ rán bỏ gọn lỏn vào mồm y như điểm cái dấu chấm cho câu nói một cách mỹ thuật vậỵ Xuân Tóc Ðỏ chưa kịp hỏi ông Gia Cát tái thế ấy, thì trông ra ngoài, qua những lỗ hổng ở cửa quầy, nó chợt thấy hai người mà bề ngoài đủ tỏ là mật thám hẳn hoị Bốn ống quần đều có cặp xe đạp, đủ tỏ rằng tuy là ăn mặc trá hình, hai người ấy cũng vẫn không quên phô với người đời một cách kín đáo rằng mình là mật thám. Hai ngài này tình cờ lại cùng ngồi ngay vào trong một quầy bên cạnh cái của Xuân.

    Tức khắc Xuân Tóc Ðỏ cũng bỏ chỗ cũ quay sang ngồi ở ghế bên kiạ Nó cố ý nghe ngóng ... Vài phút sau, ngẫu nhiên nó dò la sở Liêm Phóng thật, vì nói thoảng nghe thấy hai người rì rầm với nhau bằng những mẩu chuyện sau đây:

    - Thầy đội, hôm nay ông Cẩm đã có lệnh hẳn hoi rồi! Vận mệnh cái xã hội này là ở tay chúng tạ Ðiều này là một sự bí mật ghê gớm phải giữ kín!

    - Thưa cụ quản, xin cụ cứ dạy bảọ

    - Cái chính sách của Nhà nước bây giờ là không mập mờ gì nữạ Từ này đến hôm Vua ra, thầy phải tận tâm dò la và theo dõi những hạng nào vờ cổ động chính sách Pháp Việt đề huề, Pháp Nam thân thiện, trực trị, nghĩa là những kẻ ngồi đâu cũng kêu “Chính phủ Bình dân vạn tuế! Đã đảo phát xít! ...” và những kẻ nào cũng bắt chước người Tây ở bên Tây, nghĩa là chào bằng cách giơ tay như muốn đấm!

    - Bẩm ... Bẩm Pháp Việt đề huề, Pháp Nam thân thiện, trực trị mà cũng ... dò xét?

    - Chính thế! Bọn ấy mới thực là nguy hiểm cho trị an! Lúc khác thì không sao, nhưng lúc đức Vua ra đây thì bọn trực trị là đáng đề phòng lắm, vì bọn họ muốn xen1 bớt quyền thế Thiên hành đạo của nhà Vuạ

    - Bẩm thế còn bọn cộng sản?

    - Cho ăn kẹo bọn ấy cũng không dám giở trò gì, vì xưa nay họ vẫn biết họ có tộị Nhưng bọn dân chủ thì lại khác, vì Chính phủ xưa nay vẫn ngơ đi cho họ, hay là đã có thì trót để cho họ tự do nữa, cho nên bây giờ chỉ lo họ thừa cơ ... Dân chủ tức là xung đột với quân chủ. Nếu có kẻ hô hào “đả đảo phát xít” thì lại càng nguy hiểm lắm vì thế là bất kính với Vua Xiêm bên láng giềng.

    - Thế còn bọn quốc giả

    - Không sợ lắm, vì quốc gia không xung đột với quân chủ.

    - Như vậy thì ngoài bọn cộng sản và quốc gia thì thôi, còn cứ việc ... bắt ráo cả!

    - Bắt ráo! Cần nhất là phải bắt những kẻ kêu: “Nước Pháp dân chủ vạn tuế!” và “Chính phủ Bình dân vạn tuế!” Vì hai khẩu hiệu ấy xem chừng là xung đột với Vua Xiêm cả.

    - Thế còn đối với những kẻ kêu “Quân chủ vạn tuế” hay là Nước Xiêm vạn tuế” thì có bắt hay không?

    - Ấy thế mới chết đấy! Ðiều ấy tôi lại chưa hỏi kỹ ông Cẩm ... À, nhưng mà cần gì phải hỏi quan trên? Mình cứ việc bắt chứ, vì quân chủ vạn tuế thì lại xung đột với nước Pháp dân chủ, nước Xiêm phát xít được vạn tuế thì lại cũng nguy hiểm cho nước Pháp có Chính phủ bình dân ...

    - Thư acủ quản, âu là ta làm thế này: Ðối với những kẻ nào đi đón hai nhà Vua mà đứng ngây mặt ra như tượng thì thôi, ta tha bắt cho, còn kẻ nào ra ý vui mừng mà hô khẩu hiệu, hoặc vạn tuế nước Pháp, hoặc vạn tuế nhà Vua, thì ta cứ việc bắt giam cả một lượt!

    - Chẳng biết có nên thế không?

    - Nghĩ cho cùng kỳ lý ra, đằng nào thì họ cũng đều có tội cơ mà?

    - Thầy nói chí lý lắm. Ta sẽ cứ thế để trị an. Nhưng thôi, ta đừng nói nữa, hay là nói khẽ chứ, vì đó là những ... điều bí mật của Chính phủ mà ta phải giữ cho thật kín.

    Xuân Tóc Ðỏ chỉ nghe lỏm được có thế. Ở quầy bên cạnh, từ đấy trở đi chỉ còn thấy tiếng đũa bát lạch cạch, vì hai người thám tử đã nhất định giữ kín những bí mật đã hở. Tuy không biết thêm gì nữa, Xuân cũng cho là đủ rồị Nó quay lại thì ra ông thầy số cứ cắm đầu ăn uống chứ không như nó, đã lắng tai nghẹ Trông thấy không còn mấy thức ăn ở bàn, nó khoanh tay ngồi nhìn ông lão ...

    Khi ông này ăn hết nhẵn, nó mới đứng lên. Trong bụn nó lúc ấy cũng không có sự giận dỗi ông thầy bất nhã nữa, vì nó đã nghĩ được cách đối phó với sự âm mưu của kẻ tình địch. Như một kẻ thượng lưu biết khinh người, nó ra hiệu cho ông thầy đi theo ...

    Ra gần đến két, lúc nó sắp trả tiền, nó gặp ông đốc tờ Trực Ngôn cùng đi với hai thiếu niên. Âu phục bảnh choe lắm. Bác sĩ bắt tay nó rất vui vẻ rồi giới thiệu:

    - Ðây, giáo sự Xuân, một nhà quần vợt. Ðây ông Hải, một tay quần vợt đại tài, quán quân Bắc Kỳ năm 1936, và đây, ông Thụ, quán quân quần vợt Trung Bắc lưỡng Kỳ năm 1935!

    Xuân Tóc Ðỏ bắt tay một lượt xong, cúi đầu rất thấp:

    - Chúng tôi rất được hân hạnh.

    Giới thiệu xong, bác sĩ Trực Ngôn vui vẻ nói:

    - Thật là kỳ phùng địch thủ, anh hùng tương ngộ, vì thế nào ba ngài nay mai cũng chạm trán nhau trên sân quần, vào dịp đón Vuạ

    Ðương lúc bất mãn vì chỉ được giới thiệu xoàn quá, may sao Xuân Tóc Ðỏ trông ngay thấy ông cảnh binhMin Ðơ vàMin Toa . Hai ông này hôm nay nghĩ việc vì bộ quần áo cảnh sát thấy thiếu cái thắt lưng da và cái roi trắng. Nó toan sửa soạn một cái chào long trọng thì hai thầy cảnh sát đều đã đứng dừng lại ở bực thang để tay lên chào nó theo kiểu nhà binh, và cùng nói:

    -Bông dua me sừ Xuân, nhà quần vợt đại tài, cái hy vọng của Ðông Dương!

    Xuâm mỉm cười bắt tay, lần lượt giới thiệu:

    - thưa các ngài, đây, ôngMin Ðơ , lính cảnh sát hạng tư, chiến công bội tinh,cua rơ hạng nhất, nhất Hà Nội – Hà Ðông; nhì Hà Nội - Ðồ Sơn, cái tương lai của cảnh sát giới! ... Còn đây ôngMin Toa , nhất vòng quanh Hà Nội, nhất Hà Nội – Nam Ðịnh, cúpBoy Landri , cúpMélia Jaune , một sự vẻ vang của sở Cẩm!

    Ngần ấy người lại bắt tay nhaụ Ðược giới thiêu xong hai thầy cảnh binh lại đứng“gác đa vu” mà chào Xuân rất trịnh trọng rồi mới đi vào chỗ bàn khách khứạ

    Hai nhà quán quân quần vợt Bắc Kỳ 1935 và 1936, thấy Xuân nổi tiếng quá thể, cả đến cảnh sát giới cũng biết, thì lấy làm lo lắm. Cái khiếp đảm ấy lộ ra cả mặt.

    Lúc ấy, Xuân đã hài lòng rồị Nhân nghĩ đến một cái mưu mẹo riêng, nó bèn xin hẹn sẽ họp mặt với hai ngài để bàn một chuyện. Hai ông kia nhận lời ngày, cho thế làm hân hạnh lắm. sau cùng, Xuân Tóc Ðỏ bèn xin lỗi để mời bác sĩ Trực Ngôn theo nó đứng xa ra để nó được nói thầm. Nó bèn nhăn nhó nói:

    - Thưa bác sĩ, ngài là một nhà học rộng, tài cao, xin ngài cứu chữa ngay cho một người đau đớn ... có lẽ đến mất đức hạnh ...

    Bác sĩ Trực Ngôn nói ngay:

    - Khoa học của tôi chỉ chữa được cái đau đớn thể chất thôị Còn đau đớn tinh thần thì ... chịu!

    Xuân Tóc Ðỏ lại kè nhè:

    - Xin ngài chữa cho cái trinh tiết của một người goá chồng! Nếu không ... thiên hạ chê cườị

    Thấy câu nói quái gở, ông đốc tờ bèn khẽ gạn kỹ lưỡng. Xuân Tóc Ðỏ chẳng ngần ngại kể lể cuộc tình duyên vụng trộm của nó với bà Phó Ðoan. Vì đã có dịp thấy Xuân rất tri kỷ với mình, bác sĩ Trực Ngôn, sau khi ngẫm nghĩ hồi lâu, bèn hứa một cách nhũn nhặn y như những nhà bác học kiêu ngạo một cách kín đáo:

    - Thôi đuợc, bạn ạ. Ðể tôi dùng khoa học mà cố công cứu chữa cái đau vật chất ấy bằng thuốc tinh thần.

    Sau khi từ giã ba người, Xuân Tóc Ðỏ vui vẻ trả tiền bữa tiệc ở két, và không thấy ông thầy số đâu nữạ

    qqqqqqqqqqqqqqqqqqqq

Ngự Giá Bắc Tuần và Đông Tuần, Cái Tội Tung Hô Vạn Tuế, Thuốc Chữa Lẳng Lơ

    Hai giờ chiều hôm ấy, dân Hà Thành và dân Bắc Kỳ đứng chật ních hai bên hè những phố từ ga lên phủ Toàn Quyền, theo cái hành trình thường lệ, mỗi khi có cuộc đón tiếp long trọng xưa naỵ Binh lính canh gác rất uy nghi tề chỉnh. Quả cũng như người đồn, Vua Xiêm cũng có ngự giá sang nước Nam. Từ trước khi được trông thấy mặt ông vua bên nước láng giềng, thiên hạ cũng đã rõ, bằng cách nhìn ảnh trên báo chí, rằng vua Xiêm còn trẻ tuổi lắm. Trên những tờ nhật báo, người ta thấy những giòng chữ tít to tướng chạy dài cả bẩy cột đại khái rằng:Nước Việt Nam trong lúc hồi xuân - Một chỗ rẽ ngoặt trong lịch sử: Việt – Xiêm thân thiện - Ngự giá Bắc Tuần và ngự giá Ðông Tuần ... (Bắc tuần là ý nói đức vua nước nhà từ Trung Kỳ ra đâỵ Ðông Tuần là nói vua nước Xiêm). Có tờ sốt sắng viết:Hai vua tại một nước!

    Và có điều đáng để ý là báo nào cũng gọi việc vua Xiêm sang đây là một chỗ “rẽ ngoặt”. Những tờ bảo hoàng thì đăng:Một cái hân hạnh đặc biệt cho bình dân Việt Nam: Cả vua Xiêm, nhân dịp, thân hành sang chơi với ta! Hai nước Xiêm - Việt từ nay bắt tay nhau trên đường tiến bộ! Duy có một tờ báo phản đối thì in lên trang nhất những câu xa xôi như thế này:Tốt khoe ra, xấu xa đậy lại! Chớ để bị khinh!

    Bởi thế cho nên công chúng đi đón rước đã có quần áo rất diện, đến bậc đàn ông cũng nhiều người đánh phấn và bôi môị HiệuÂu Hoá cũng được cái dịp may đặc biệt chế tạo cho phụ nữ một bộ gọi làNghênh giá ... Tuyết cùng bà Văn Minh bữa ấy cũng mặc mốt ấy đểlăng xê cho đám thượng lưu Hà Thành.

    Xuân Tóc Ðỏ đứng với hai nhà thể thao ở một góc phố Hàng Cỏ. nguyên do từ khi nghe lỏm được câu chuyện âm mưu của kẻ tình địch và cái bí mật đã hở của hai người thám tử, nó bèn cố ý làm cho tình địch nó trước nhất phải thất bại là một, sau nữa phải nhân cái hành vi ấy mà làm lợi cho nó là haị Cho nên nó đã cổ động với hai nhà quán quân quần vợt 1935 và 1936 (mà nó rất sợ bị hai người ấy đánh cho đại bại) ăn mặc một thứ y phục giống với nó. Ai cũng phải mặc quần trắng, đi giầy kép trắng, áo sơ mi cụt tay, với cái mũ cát két trắng trên đầu ...

    Vì vô tình, Hải và Thụ đã nhận lời ngaỵ

    Vả lại, Xuân đã nói: “chỉ có ba ta thôỉ” “Ba ta ăn mặc khác đời! Phải tỏ mình là những nhà thể thao chứ đừng diện như bọn công tử bột!” cho nên làm gì mà hai nhà quán quân khờ dại kia lại không mắc bẫy! Hai người có hiểu đâu rằng chủ ý của nó chỉ cốt là để đánh lừa kẻ thù của nó và nhân mượn cái hành động của kẻ thù nó để hại hai người! Vua ra hôm trước thì hôm sau trong chương trình nghênh giá, có ngay ngày hội thể thao, mà tài nghệ của Xuân cố nhiên phải kém xa hai nhà vô địch cũ kỹ ấỵ Thế, thật là có tài mà cậy chi tài ...

    Xe nhà vua mãi chưa đến. Bách tính xem ý đã nóng ruột lắm. Hải và Thụ lúc ấy đương đứng khoanh tay cho bắp thịt nổi lên, và chỉ trông thẳng ra trước mặt như những bậc hiền nhân quân tử “mục bất tà thị” vì ở lề đường bên kia có mấy cô gái đẹp. Xuân Tóc Ðỏ bèn đúng len vào giữa hai ngaì. Nó thục tay vào túi quần ở phía sau của cả hai người để mượn khăn mùi soa một cách thân mật. Rồi nó hỏi một cách ngớ ngẩn:

    - Thế nàỏ Ta tung hô ra saỏ Thánh cung vạn tuế nhé?

    Hai nhà quán quân mỉm cười chế nhạo và không đáp. Xuân Tóc Ðỏ nhìn lại đằng sau luôn luôn. Lúc trông thấy người tay sai của kẻ tình địch (cái mũ cát két ngoài cái búi tóc, đôi giầy Tầu vân vân ...) nó bèn khoanh tay đứng im. Ðến lúc người âý quả thật có lén bỏ cái gì vào túi quần nó, nó cũng tảng lờ như không biết. Khi người ấy sau cái việc bất chính, bỏ chạy ngay ra chổ khác, nó từ tốn cho tay về phía sau, móc túi quần, lôi cái tập giấy mà nó chẳng buồn nhìn nữa, chia ra làm ahi nắm mà nhét vào túi quần của hai bạn nó như người ta trả lại mùi soạ Vô tình, lại còn mãi nghếch mắt nhìn những bông hoa biết nói ở bên kia vệ hè, hai nhà quán quân Hải và Thụ chẳng ngờ gì cả.

    Xuân Tóc Ðỏ lại liếc nhìn trong đám đông chung quanh xem người chồng hụt của Tuyết đâụ Mãi nó mới thấỵ Anh chàng ấy hôm nay lại vận Âu phục, và đeo kính râm! Rõ là một kẻ định tâm hành động một việc ám muộị Anh ta đứng cáh nó chừng năm ngườị

    Tiếng làm xào, nô nức của công chúng đã từ xa dồn lạị Xe vua sắp đến. Người ta đã thấy tiếng móng ngựa của những lính lỵ mã khua vang lên. Xuân liếc nhìn sang hai bên cạnh thì đã thấy cả ông đau đớn vì tình lẫn ông du côn bất hợp thời trang đứng ở hai bên mình,c hỉ cách có vài người, sửa soạn sẵn sàng để giở tay trong cái việc thảm khốc. Xuân Tóc Ðỏ lại hỏi vờ hai bạn:

    - Thánh cung vạn tuế hay thánh thọ vô cương?

    Hải và Thụ vênh mặt khinh bỉ cái ý kiến hủ lậu, rồi bảo:

    -Toa cứ việc làm như chúngmoa !

    Xe ô tô của hai đức vua chỉ còn cách dăm thước là đến chổ ấy ... Trong khi thiên hạ xô đẩy nhau hoặc chỉ trỏ nhau mà sì sào thì nhanh như một con cuốc lủi, Xuân Tóc Ðỏ đã thừa cơ thụt lui rồi rảo bước đi ngược xe vuạ Ði đến chỗ cách trước hai mươi thước nó mới đứng lạị Bỗng thấy nhà quán quân Hải reo lên rất to:

    -Vive la France!

    Rồi lại thấy mấy tiếng tung hô kế tiếp:

    -Vive la Front Populaire! Vive la Républiique Francaise!

    Trong bọn công chúng, những người nào đứng ở vỉa hè đều trông thấy rằng từ quan Toàn Quyền, quan Thống Sứ, Ðức Vua Nước Nhà, Vua Xiêm, đều có những bộ mặt sửng sốt, kinh ngạc. Ðoàn xe hộ giá đi khỏi rồi, công chúng chưa được lệnh xuống đường, các binh lính cũng chưa được mất trật tự, thì có một đám cảnh binh, mật thám và sen đầm chạy đến vây bắt tốp người đứng ở chỗ có lời tung hô đưa rạ

    Các nhà đương cục tức thời phải theo như thường lệ, nghĩa là khám túi những người bị vây, xem ai có trong mình những thứ nguy hiểm như bom, súng lục hay không. Khi thấy ở túi quần hai nhà quán quân quả nhiên có truyền đơn in thạch phản đối đế quốc Xiêm La, sở mật thám bèn mời hai ngài lên một chiếc xe hơi riêng về sở.

    Vì ngày hôm ấy, các báo thông tin của thủ phủ Ðông Dương đã xuất bản buổi sáng cả, nên vì không được rõ đầu đuôi manh mối, dân Hà Thành tối hôm ấy xôn xao mà bàn rằng Chính Phủ vừa bắt được hai tay quá khích nguy hiểm thuộc đảng “sơ mi trắng cụt tay”. Cả đến Tổng cục thể thao cũng không biết rằng đó là hai nhà quán quân quần vợt sáng hôm sau phải trổ tài trước hai đức Kim Thượng.

    Cùng với công chúng tản mát và hỗn loạn, Xuân Tóc Ðỏ ra về. Gặp Tuyết và vợ chồng Văn Minh ở giữa đường, nó cam đoan ngay rằng cái giải vô địch quần vợt Ðông Dương chỉ ngày mai thôi, là phải về tay nó. Nhưng ông Văn Minh, bằng cái cách một ông bầu hoàn toàn, vội tâng công:

    - Này, vua Xiêm cũng có đem một tay quán quân quần vợt sang đây, vì vua Xiêm cũng là một người hâm mộ thể thaọ Sau cuộc tranh giải quán quân, thế nào nhà vô địch Xiêm cũng sẽ trổ tài trước công chúng Pháp Việt đấy! Nếu anh đã nắm chắc cái thắng, cũng nên sửa soạn cuộc tỉ thí với Xiêm La nữa thì vừạ Nếu anh lại được nốt thì thật vẻ vang cho xứ Bắc Kỳ, cho nước Việt Nam, cho Ðông Dương!

    Xuân Tóc Ðỏ tắc lưỡi nói một cách thản nhiên:

    - Còn phải nhờ ở số mệnh nữa mới được.

    Ðương đi, cả lũ bỗng thấy ông đốc tờ Trực Ngôn tất tả chạy đến ... Mọi người hoảng sợ, tưởng chừng có sự tai biến gì xẩy rạ Nhưng không, bác sĩ chỉ nói:

    - Bà phán mời tất cả anh em quen biết bữa nay lại dùng cơm chiều ở đằng ấy để ăn mừng cậu Phước của bà hết bệnh hắt sì hơi ... Tôi được nhờ cái việc rủ anh em, chị em cùng đến.

    Tuyết nói ngay:

    - Ai đến thì đến, chứ tôi không đến!

    Bác sĩ Trực Ngôn vội hỏi:

    - Saỏ Hay đã lại có chuyện gì?

    Xuân Tóc Ðỏ vội nắm tay bác sĩ, khẽ nói:

    - Ðừng hỏi nữa! Tuyết chính là vợ chưa cưới của tôị

    Bác sĩ Trực Ngôn ngẩn người ra, rồi khen Xuân:

    - Bạn tốt số lắm. Tôi xin có lời mừng đấy!

    Rồi thì người ta bắt tay chia biệt nhau, hẹn nhau đến chiềụ

    Có một sự đáng lạ là, ngày hôm ấy, bà Phó Ðoan không đi đón vua, cả đến đi xem thiên hạ đón vua cũng không. Xuân cũng có ngạc nhiên về chỗ đó. Cho nên lúc nó về nhà, sau khi hỏi học trò Phước, mà học trò đáp lời rất thông thái rằng: “Em chã! Em chã! ...” Nó được yên trí rằng cái trình độ trí thức ấy cũng đã tấn tới khá cao, nên hỏi đến bà mẹ. Không đáp lời, bà Ðoan chỉ bưng mặt khóc, khiến Xuân Tóc Ðỏ phải giậm chân quát thét:

    - Gớm! Vừa vừa chứ! Mọo làm nũng thế thì không ai chịu được nữá Ấy chỉ có bắt nhân tình với mợ mà còn khổ thế, giá định lấy mợ, không biết thế nào!

    Bà Phó Ðoan liền phân trần ngay cái làm nũng của mình bằng cách đưa ra hai tờ tuần báo Con Vẹt mà rằng:

    - Ðấy, mình đọc hai cái đoản thiên tiểu thuyết của cái báo chí phải gió ấy mà xem! Tôi chỉ muốn đi kiện cho nó một mẻ ...

    Xuân Tóc Ðỏ đọc thấy nhan đề một truyện“Bà chủ nhà” và truyện kia, nhan đề là“Vụ án mạng của bác Phắc – tơ” . Dưới bài ấy đề dịch truyệnLa Patronne củaG. de Maupassant , dịch truyệnLe crime au père Boniface củaG. de Maupassant . Nó vứt cả hai tờ Con Vẹt xuống bàn một cách chán nản, thì nhân ngãi nó lại nói:

    - Ô hay, sao không đọc? Họ viết truyện họ giễu chúng mình đấy mà!

    - Thôi đi đừng bịa! Họ dịch của Tây, xem làm thèm vào!

    Bà Phó Ðoan mở to cặp mắt, sung sướng nói:

    - Ớ! Thế mà sao lại y như họ nói anh và tôi! Xấu hổ lắm đấy, anh đừng tưởng bỡn!

    Bất đắc dĩ Xuân phải ngồi xuống ghế, khoan thai đọc cả hai cái bài mà người ta bảo là nói xấu nó. Nhưng cảm tưởng của nói lại chẳng giống của bà Phó Ðoan:

    - Nghĩa là mình cũng phải có thế nào mới được người ta nói xấu chứ? Mợ chớ lo, ở đời này, càng những người danh giá càng hay bị báo nói xấu, và chỉ những kẻ không ai thèm biết đến tên tuổi là được ở yên thân trong xó tối mà thôị

    Nghe thấy lời lẽ có lý, bà Phó Ðoan cũng nguôi, thưởng cho Xuân Tóc Ðỏ mấy cái hôn mà rằng:

    - Cậu nói chí lý lắm! Cậu ngoan lắm!

    Ðã đến lúc nhọc mệt vì sự mơn trớn nạ giòng ấy, Xuân Tóc Ðỏ đẩy cái mặt bự phấn ấy ra nhăn nhó kêu lên:

    - Gớm nữa!

    Thái độ ấy làm cho vị quả phụ thủ tiết ấy tức khắc nổi trận lôi đình! Thật thế! Ai mà lại không phải tức, khi lòng tự ái bị thương! Bà Phó Ðoan làm một hồi trầm trập:

    - À! Ðồ khốn nạn! Ðồ sở Khanh! Ðồ bạc tình lang! Làm hại cả một đời người rồi thì bây giờ giở mặt phỏng? Này, con này chẳng phải tay vừa đâu! Liệu thần xác!

    Xuân Tóc Ðỏ đứng phắt lên, xua tay một cách chán nản:

    - Thôi, tôi xin bà! Thế là tử tế lắm rồi! Bụng dạ bà tốt lắm! Tôi đã làm hại cả một đời bà ấy à? Cái đó cũng có lẽ, cũng có thể! ... Nhưng mà vâng lời bà, tôi đã tìm cách cứu chữa rồị Tôi đã đi mời cho bà một ông đốc tờ cẩn thận chứ đây không thèm gọi bọn lang băm.

    - Ấy chết!

    - Bẩm thật thế đấy! Chỉ nội tối hôm nay là có đốc tờ đến chạy chữa cái trinh tiết của bà.

    Bà Phó Ðoan sợ hãi quá, kêu thất thanh:

    - Tôi không biết! Mặc kệ! Tôi không có gì mà phải chữa!

    Xuân Tóc Ðỏ:

    - Bà tưởng đó là chuyện trẻ con đấy hẳn? Tôi với bà, như thế, dễ là chuyện đùa! Ai dám bảo bà đã buộc tội tôi, là làm hại một cuộc dodòi danh tiết của bà! Ai bảo bà bắt tôi cứu chữa!

    - Mặc kệ! Tôi không lôi thôi!

    Xuân Tóc Ðỏ giơ tay lên thề một cách cực kỳ hệ trọng:

    - Tôi mà nói đùa thì cả họ nhà tôi bị trời tru đất diệt! Tôi cam đoan với bà là đã có ông đốc tờ Trực Ngôn cứu chữa cho bà? Mà ông ấy đến bây giờ đây!

    Bà Phó Ðoan lại kêu:

    - Giời ơi! Ông đốc Ngôn! Thế thì tôi chết! Tôi phải chết!

    Nhưng bà ta không được phép vặt mình vặt mẩy, hay giậm chân chan chát nữa, vì ở ngoài cổng, tiếng còi ô tô đã rút lên inh taị Bà vội nhìn lên đồng hồ, thì ra đã 7 giờ rồi, khách khứa đã đến dự tiệc bữa tối để mừng cậu Phước đã khỏi ... ngúng nguẩy (nói kiêng).

    Họp mặt bữa ấy, trừ một Tuyết, còn thì có tất cả những người thượng lưu xã hội và bình dân chính tông, xưa nay hoặc giao thiệp với bà Phó Ðoan hoặc đi lại cửa hiệuÂu Hoá . Cậu Phước ngồi ở ghế danh dự của bàn tiệc, cái đó đã cố nhiên. Sau một tiếng đồng hồ mà các quý khách chuyện trò rất thân mật và ăn uống một cách không giả gối, bỗng thấy bác sĩ Trực Ngôn đứng lên nói:

    - Thưa các bà, các cô, các ông ... Nhân tiện hôm nay có đông đủ mọi người trong chỗ thân mật giao tình, tôi có ý muốn diễn thuyết về một vấn đề xã hội và luân lý mà thiên hạ chưa có một quan niệm chính đáng. Trước khi lên diễn đàn, tôi muốn thử diễn thuyết ngay ở đây trước đã, để xem có nghe được không?

    Một vài người vỗ tay:

    - Hay lắm! Trực Ngôn vạn tuế! ...

    Xuân Tóc Ðỏ reo lên:

    -Líp líp lơ!

    Nhưng có một người hỏi:

    - Khoan đã! Thế bạc sĩ muốn diễn về vấn đề gì?

    - Vấn đề đàn bà nạ giòng! Người đàn bà trên bốn mươi tuổi tại sao hay khát tình yêủ Xả hội có nên chê cười những người ấy không, đó là điều ai cũng nên biết!

    Một tràng vỗ tay đôm đốp hoan nghênh bác sĩ (những bạn thân của bà Phó Ðoan yên trí ngay là bác sĩ định nói xỏ bà). Cho nên bà Phó Ðoan càng lo sợ, cái xanh xám hiện ra ngoài mặt. Bác sĩ Trực Ngôn bèn đứng lên, đọc ở một tập giấy:

    - Thưa quý thính giả, buổi tối hôm nay, tôi muốn đem chút ít sở học để nối đến “mùa thu ái tình”, nghĩa là nhũng mối dục vọng, khoa khát thiên nhiên của hạng người về già, mà người đời vẫn cho là không đáng có nữạ Xã hội ta xưa nay vẫn sống với những thành kiến hẹp hòi, ấy là vì khoa học chưa dẫn ánh sáng đến điều ấỵ Thí dụ ta thấy một ông lão năm mươi tuổi còn mua hầu non, cưới vợ lẽ, ta chế giễu ngay là “già chơi trống bỏi” ta khó coị(vỗ tay) . Nếu là một người đàn bà mà dây dưa đến ái tình thì lại càng nhục nhã. Thôi thì thiên hạ chẳng còn ngại ngùng đem những lời độc ác mà chửi rủa, chê bai ... Sự thực, công kích như thế là chính đáng không? Phải chăng về già, hay sắp về già, người đời hết giấy phép thoả mãn tình dục? Không! Không! Vì điều ấy thuộc quyền tạo vật, chứ không còn thuộc cái ý chí của bọn phàm trần chúng ta!(vỗ tay).

    “trong một đời, người ta có hai thời kỳ khủng hoảng về tình dục, ấy là tuổi dậy thì và lúc sắp về già. Tạo hoá đã an bài ra thế, chứ loài người ít ai cưỡng được! cái tuổi dậy thì nó gây ra sự khủng hoảng tinh thần cho thiếu niên bao nhiêu thì cái mùa thu của ái tình cũng gây cho lũ “lão giả an chí” sự bối rối bấy nhiêụ Các ông già thì cưới vợ lẽ,(vỗ tay) rồi bị thiên hạ chê cườị Các bà già rồi thì cũng lặn lưng vào vòng hoa nguyệt(vỗ tay) . Hôm nay, diễn giả không cốt phô bầy ra đây những cái xấu ấy, nhưng mà là cắt nghĩa tại sao có những cái xấu ấy ...

    “Bàn về sự khủng hoảng tình dục của đám phụ nữ nạ giòng,(bà Phó Ðoan hắt hơi) Bác sĩ Vachet đã có những kinh nghiệm rất đúng thật. Tôi xin đơn cử ra đây vài đoạn để tỏ ra rằng những danh từ hoặc nông nổi hoặc vô nghĩa nhu phong hoá, suy đồi, ngứa nghề, lẳng lơ, già chơi trống bỏi, gái năm con chưa hết lòng chồng, vân vân ... đều có thể đem cắt nghĩa bằng khoa học được lắm. Bác sĩ Vachet đã nói: Sự khủng hoảng tình dục ở người đàn bà, thường khi bày ra những triệu chứng bất ngờ, quái gở. Do cái ảnh hưởng của sự rối loạn vê kinh nguyệt, và tính khí, người đàn bà phải chịu một cuộc tai biến về sinh lý và tinh thần có ngụ cái ý khao khát tình dục rất rầy rà, lôi thôị Có điều đáng buồn cho hạng phụ nữ bất kỳ động cỡn ấy, là sự ấy chỉnẩy ra vào lúc người chồng cũng già rồi, nghĩa là đã liệt dương, vậy thì còn biết làm thế nàỏ Muốn có một cậu nhân tình yêu mình cho tha thiết thì không còn được nữa, vì cái mã đã răn reo(vỗ tay) . Vả lại không phải bỗng chốc người đàn bà nào cũng cả gan bỏ thái độ cũ, mặc kệ hết thảy, bất cần dư luận; đem vứt đi một đời danh tiết ... Khốn thay, dục tình vẫn ám ảnh vẫn làm cho đỏ mặt và độp rộn lên cái trái tim ...

    “Bởi thế cho nên, than ôi! Có rất nhiều bà tuy đã hết sức kiềm chế mình mà vẫn không biết rằng tính nết mình thay đổi nhiều lắm: hay giận dữ, nóng nảy, hay gắt, chán đời hay ghen ghét đức ông chồng về một chuyện từ ngày xửa ngày xưa, hay là bỗng tở nên thần bí về một lý tưởng tôn giáo, hoặc đồng cốt quàng xiên, mê tín ...

    “Nếu người chồng còn tráng kiện, thì vợ như thế là béo bở cho mình lắm. Than ôi, nhiều khi đức ông lạikhông đủ sức lực nữa, vả lại ông còn bận rộn lắm công kia việc nọ để lo sự no ấm cho gia đình(vỗ tay) . Nhiều khi người chồng đã chết mất rồi, cho nên phần nhiều các bà bị cái khủng hoảng kia là những đàn bà goá(vỗ tay) . Khi sốngười ấy không tái giá, hay không nghĩ đến sự bước đi nữa, đã đành là các bà phải có tình nhân(vỗ tay) . Kể ra thì có nhiều sự đáng tức cười, song lo chỉ tại một nguyên cớ sinh lý, vì riêng cái thời kỳ khủng hoảng kia, than ôi, không mấy ai tránh khỏi, và may sao nó chỉ có hạn. Ta nên nhớ kỹ rằng đó là vì trong cơ quan sinh dục, những noãn sào thiếu máu, tử cung kết kinh, gây ra một cuộc hỗn loạn sinh lý vào cái lúc mà phụ nữ Việt Nam gọi là “hết trội” rồi về sau, qua một thời kỳ, những bộ phận khác sẽ tiết cho buồng trứng những thứ nước cần thiết, người đàn bà hết bị khủng hoảng, lại có cái linh hồn lành mạnh như xưa! ...”

    Mọi người lại vỗ tay kêu ran.

    Riêng về bà Phó Ðoan, thì khi thấy ông đốc tờ đã ngồi xuống, bà mới được hoàn hồn. Không những sự cứu chữa mà Xuân đe doạ kia chẳng những không hại đến địa vị quả phụ của bà, mà dẫu rằng xưa kia đã có tai vách mạch rừng chi nữa thì cũng không sao, vì bà đã lẳng lơ theo đúng nghĩa lý sách vở của thánh hiền, nghĩa là bà được mừng thầm rằng mình đã trót hư hỏng một cách có tính chất khoa học.

qqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqq

Xuân Tóc Đỏ Cứu Quốc, Xuân Tóc Đỏ Vĩ Nhân, Nổi Buồn Ông Bố Vợ Không Bị Đấm

    Tuy giá vé vào cửa là ba đồng hạng bét, số công chúng sáng hôm sau ấy, cũng trên ba nghìn. Sân quần Rollandes Varreau của Hà Thành bữa ấy thật đã ghe được một chỗ rẽ ngoặt cho lịch sử thể thaọ Người ta đồn rằng có rất nhiều ngưòi hâm mộ vì đến chậm, không mua được vé, bèn hoá ra phẫn uất và chết một cách rất thể thao, nghĩa là tự tử dần dần bằng thuốc phiện không có dấu thanh, hút vào phổị

    Cú cố Hồng, ông Văn Minh, bà Phó Ðoan, ông Typn và nhiều người, đêèu đã chán nản lắm, vì bà Văn Minh đã đại bại về giải quần vợt phụ nữ bản xứ. Tuyết cố làm cho ông bố đỡ buồn, kêu rằng cái phần danh dự của gia đình cũng còn có cơ cứu chữa được, vì mọi người còn hy vọng vào Xuân.

    Lúc ấy, trên sân quần có hai cô đầm đương tranh cái giải vô địch phụ nữ Pháp nên những người của hiệuÂu Hoá đứng xem cũng không sốt sắng mấỵ

    Trên khán đài, ngồi giữa những vị quan chức văn võ cao cấp của ba chính phủ, công chúng thấy rõ, từ trái sang phải: quan toàn quyền, quan Thống sứ, Ðức Vua nước nhà, S.M. Projadophick vua Xiêm. Tuy vận Âu phục, vua Xiêm cũng đội cái mũ bản xứ bằng kim ngân châu báo, trông như một cái tháp cao, vì nó có đến chín tầng gác, cứ lên cao thì lại nhỏ lại, một thứ biểu tượng của cái nước một triệu con voị Ðằng sau nhà vua, một viên quan hầu Ðức và một viên quan hầu Nhật tỏ rằng nước Xiêm đương tiến bộ mạnh mẽ trên đường tự lập. Việc nhà tài tử Luang Brabahol cũng ngồi sau đấy (quán quân quần vợt Xiêm La) tỏ rằng đấng thiếu quân của đất nước triệu tượng cũng sẵn lòng khuyến miễn thể thaọ Lại nữa, nếu ai tinh ý, thì cũng thấy rằng mấy ông trị sự Tổng cục thể thao Bắc Kỳ lúc ấy đương lo sốt vó, đương hoá điên hoá cuồng, vì giờ tranh đấu cái giải chung kết đã sắp đến rồi, mà vẫn chưa thấy mặt hai nhà quán quân cũ, Hải và Thụ, ở sân!

    Làm thế nào bây giờ?

    Tổng cục đã phái rất nhiều người sục sạo khắp bốn phương trời, để họ phải lục lọi cho ra hai cái ông quán quân bí mật ấy, nhưng vô hiệu quả! Chính gia đình của hai ông cũng kêu không biết hai ông đi đâu từ đêm hôm trước ... Làng thể thao nhốn nháo lên, kẻ ngạc nhiên sửng sốt, người lo kinh hoàng. Không ai biết rằng lúc ấy, hai ngài vẫn còn nằm trên sàn lim có nhiều rệp ở căn phòngđề bô của nhàSécurité . Chính sở mật thám mà cũng lại không biết nốt, vì có bao nhiêu nhân viên đều chia nhau đi hộ giá ngoài phố cả, người ta chua có người và chưa đủ thì giờ xét căn cước và hỏi cung hai kẻ bị bắt kia nữa! Và Tổng cục kết luận rằng đó chính là một sự phá hoãng, một cuộc phản trắc, một vố chơi xỏ lại Tổng cục, cũng như cái thói, cái thông bệnh của những nhà thể thao có danh tiếng xưa naỵ Sau cùng Tổng cục đành phải cứu chửa sự sai hẹn của mình trước công chúng, bằng cách mời nhà quán quân quần vợt Xiêm La ra thử tài với Xuân Tóc Ðỏ.

    Tiếng loa vừa vang lên xong, công chúng vỗ tay hoan nghênh tức khắc. Vì rằng tài nghệ của Hải, Thụ và Xuân, thì người ta đã nhiều lần được mục đích rồị Nhưng thiên hạ chưa ai được biết cái tài của Luang Prabahol, nhà quán quân Xiêm La! Công chúng Pháp – Nam lại còn được rất hài lòng vì cho rằng sự Tổng cục không đề cử Hải và Thụ mà chỉ bắt Xuân là một người chưa chiếm quán quân năm nào, thì đó chính là một cử động kiêu ngạo rất kín đáo vậỵ Cho nên ta không cần phải xét đến cái sung sướng của Văn Minh, ông bầu, khi ông này được ban trị sự của Tổng cục nói rằng người của ông được đại diện cho Hà Thành để giữ cái danh dự cho Tổ quốc, trước nhà vô địch Xiêm.

    Công chúng luôn luôn vỗ tay hoan hô Xuân, còn trên khán đài, đức vua Xiêm đã lộ ra mặt rồng tất cả sự thịnh nộ của vị thiên tử thế Thiên hành đạo ở cái nước có hằng triệu con vôị Thật là một tiếng sét, vì sự thua kém của tài tử Vọng Các là rõ rệt quá, và ởséc đầu, Xuân Hà Thành được 6 – 1. Ðức vua nước nhà, quan Toàn quyền và Thống sứ đều băn khoăn lắm, vì nếu Ðông Pháp nhân đó mà được danh tiếng về mặt thể thao thì, đối lại, về mặt ngoại giao có thể rầy rà, lôi thôị Than ôi! Ðó là cái lợi hại thiên nhiên, đích đáng của mọi sự trên thế gian nầy! Ðếnséc thứ nhì, công chúng thấy Xuân đánh uể oải hình như chấp bên địch. Ông bầu Văn Minh rất lấy làm lọ Kết quả 5 – 7. Những người không nông nổi đều hiêủ ngay đó là Xuân để dành sức.

    Mấygiơ đầu ởséc thứ ba tỏ rằng hai bên cùng gắng hết sực. Tuy Luang Prabahol đã trổ ra hết tài năng mà cũng không lấn át được Xuân. Ðến lúc trọng tài hô 15 – 30, trông tài tử của mình đã nắm phần thua, vua Xiêm tức thì lôi trong túi áo ra cái bản đồ Ấn Ðộ Chi Na do chính phủ Xiêm vẽ lại, tức là bản đồ nước Xiêm cũ có bờ cõi ở núi Hoành Sơn. Ngài ngắm nghía cái bản đồ mà không nhìn ra cuộc đấu nữạ Viên quan hầu Ðức và viên quan hầu Nhật đều cùng ghé tâu một cách thì thào“La guerre! La guerre!” 1.

    Dưới sân, đám công chúng Pháp Nam ngây thơ, vô lo vô lự, vẫn vỗ tay rầm rộ để ủng hộ Xuân. Viên trọng tài luôn miệng hô:

    - Ca răng! Ca răng ta! A văng ta sẽ vít! A văng ta đờ o!2.

    Sự hồi hộp của mọi người là không thể tả được. Cho nên đám bách tính quần dân kia không biết rằng giữa lúc ấy Ðức Vua nước nhà, quan Toàn quyền và quan Thống sứ đã đưa mắt nhìn nhau ... rồi ông giám đốc chính trị Ðông Dương sau khi tai nghe một hiệu lệnh của quan Toàn quyền, tức là bỏ khán đài, chạy xuống sân đi tìm ông bầu của Xuân Tóc Ðỏ. Văn Minh rất cảm động khi thấy vị thượng quan ấy của Chính phủ mời mình ra một chỗ vắng, hấp tấp rỉ tai đại khái như thế này:

    - Chính phủ Bảo hộ và chính phủ Nam triều cử bản chức tới nhò ngài một việc tối hệ trọng, có quan hệ mật thiết đến vận mệnh của đất nước. Nghĩa là bãn chức yêu cầu ngài bảo tài tử của ngài phải nhường, phải thua nhà vô địch Xiêm ngay đi! Tuy mất cái danh dự thắng cuộc, các ngài sẽ được Chính phủ bù cho bằng nhũng cái khác một cách rất hậu hĩ!

    Ông bầu Văn Minh còn đứng ngạc nhiên há mồm ra, thì vị quan to lại tiếp luôn:

    - Ngài cứ biết nghe đi đã ! Cái việc này rất là khẩn cấp, cái thời giờlà rất ngắn ngủi! nếu An Nam mà được Xiêm La về quần vợt thì thế nào cũng có nạn chiến tranh! Chính phủ Pháp chủ trương hoà bình, các ngài phải trông gương đó mà tránh cho bách tính lương dân cái nạn núi xương, sông máu! Thôi, chốc nữa ta sẽ nói chuyện nhiềụ

    Bởi thế, giữa lúc công chúng reo ô reo a huyên náo cả một góc trời, giữa lúc viên trọng tài kêuCa răng ca tăng ta, đờ o séc vítthì thừa lúc Xuân Tóc Ðỏ quay về với đứa trẻ nhặt bóng, ông bầu Văn Minh liền thất thanh khẽ bảo nó:

    - Thưa đi! Nhường đi! Ðược thì chết! Chiến tranh!

    Chông chúng đương hồi hộp vì 7 – 7, 7 – 8, đương mong giữ cho Hà thành thì sự không ngờ, quả cuối cùng mà Xuânlốp một cái sang bên địch, lại bắn bổng lên không khí rồi rơi vào hàng rào găng! Kết quả thảm khốc 7 – 9 ấy đã làm cho mấy nghìn con người la ó rầm rĩ để tỏ sự thất vọng công cộng. Nhưng ... một hồi kèn La Mareilaise đã nổi lên mừng nhà vô địch Xiêm La, và kết liễu cuộc vui, và để các đức vua và quý quan của ba chính phủ về sở Toàn quyền.

    Khi đoàn xe hơi có cờ lần lượt đi rồi, công chúng còn đứng lại, đông nghìn nghịt, tốp này định chia buồn với Xuân, tốp kia định trách cứ Xuân. Lại có đám người hô đả đảo Xuân Tóc Ðỏ nữạ Cụ Hồng, Tuyết, bà Phó Ðoan, bà Văn Minh lúc ấy thất vọng vô cùng. Những nhà chụp ảnh vây quanh Xuân để chụp ảnh. Những ông phóng viên các báo định họp nhau chất vấn thái độ của Xuân, vì mọi người rất lấy làm ngờ vực cáigiơ cuối cùng. Quả banh ấy phải là để nhường nhịn không? Sao tài tử Xuân, giáo sư quần vợt, mà lại đến nỗi ... quốc sĩ như thế? Chỗ này, chỗ kia, thấy những lời hò hét vang lên:

    - Quốc sĩ! Về nhà bò! Ði về nhà bò!

    Có một vài người Pháp cũng kêu to:

    - A bas Xuân! A bas Xuân! Des explica – tions!

    Thấy ở tình thế hiểm nghèo, ông bầu Văn Minh bèn cùng Xuân Tóc Ðỏ trèo lên nóc cái xe hơi của bà Phó Ðoan, rồi Xuân Tóc Ðỏ cứ việc lắng nghe ông bầu của nó nhắc mà diễn thuyết trước cái đám công chúng mấy nghìn người hung hăng ấỵ Nhưng ông bầu lúc ấy đã say sưa về cái việc hệ trọng của mình lắm, bèn nói trước đã:

    - Xuân thua không phải bởi vô tài! Chắc thiên hạ đã mục kích rất rõ. Vậy xin thiên hạ hãy bình tĩnh nghe tại sao người của tôi lại phải thuạ

    Nói xong, ông lại thấy mình và Xuân là tọ Cho nên công chúng thấy Xuân Tóc Ðỏ có cái giọng trịch thượng của một bậc vĩ nhân như thế này:

    - Hỡi công chúng! Mi chưa hiểu rõ những lẽ cực kỳ to tát nó khiến ta phải đánh nhường giải cho nhà vô địch Xiêm La! Quần chúng nông nổi ơi! Mi đã biết đâu cái lòng hy sinh cao thượng vô cùng, (nó vỗ vào ngực) nó khiến ta phải từ chối danh vọng riêng của ta đi, để góp một phần vào việc tiến bộ trong trật tự và hoà bình của tổ quốc1 Giữa cái giờ rất nghiêm trọng này, điều cốt yếu của người xả thân cứu nước không phải là chỉ nghĩ đến mình, nghĩa là không phải là cốt được một ván đánh quần, nhưng mà là cốt giữ cái mối thiện cảm của một nước lân bang (nó đấm tay xuống không khí) Chính phủ Pháp cũng như toàn thể quốc dân Pháp đã bao nhiêu năm nay, vẫn chủ trương và cố duy trì nền hoà bình cho thế giới! Nếu vô tình mà gây hấn, nếu thí dụ có cuộc Việt – Xiêm xung đột, thì cái phần thắng hay bại tuy chưa ai biết, nhưng mà điêù chắc chắn, là nó sẽ lôi cuốn cái thế giới vào nạn can qua! Cho nên ngày hôm nay, ta tỉ thí không phải tranh nhau cái thua, được ở một quả quần. Ta chỉ phụng sự công cuộc ngoại giao cua Chính phủ mà thôi! Ta (nó giơ cao tay lên) không muốn cho hàng vạn mạng người làm mồi cho binh đao, mắc lừa bọn buôn súng! (nó đập tay xuống). Hỡi quần chúng! Mi không hiểu gì, mi oán ta! Ta vẫn yêu quý mi mặc lòng mi chẳng rõ lòng ta! ... Thôi giải tán đi, và cứ việc an cư lạc nghiệp trong hoà bình và trật tư! Ta không dám tự phụ là bậc anh hùng cứu quốc, nhưng ta phải tránh cho mi nạn chiến tranh rồi! Hoà bình vạn tuế! Hội Quốc liên vạn tuế!

    Với cái hùng biện của một người đã thổi loa cho những hiệu thuốc lậu, với cái tự nhiên của một anh lính cờ chạy hiệu rạp hát, lại được ông Văn Minh vặn đĩa kèn, Xuân Tóc Ðỏ đã chinh phục quần chúng như một nhà chính trị đại tài của Tây phương. Mấy nghìn người bị gọi là mi, không những đã chẳng tức giận chút nào, lại còn vô cùng cảm phục, cho rằng người ta “phải thế nào” người ta móoi dám ngôn luận tự do như thế! Cho nên Xuân Tóc Ðỏ diễn thuyết vừa xong, tiếng vỗ tay của nhân dân ran lên như mưa rào! Một lần nữa, cái đạo binh các ông thợ ảnh lại xông đến gần nó ... Thế rồi, ở chỗ này, thiên hạ sốt sắng hoan hô:

    - Xuân Tóc Ðỏ vạn tuế! Sự đại bại vạn tuế!

    Như một bậc vĩ nhân nhũn nhặn, nó giơ quả đấm chào loài người, nhẩy xuống đất, lên xe hơị Rồi mấy chiếc xe của bạn thân của nó mở máy chạy, để lại cái đám công chúng mấy nghìn người bùi ngùi và cảm động.

    Khi bước vào nhà, thấy cụ bà đương ngồi bổ cau như một người ngu si không biết rằng trong xã hội vừa có một sự can hệ đáng chép vào lịch sử, cụ cố Hồng quên cả ho khạc, sấn sổ hỏi vặn bà vợ hủ lậu:

    - Bà đã biết chưả Bà đã biết chàng rể út của tôi chưả Tôi chỉ còn lo rằng xưa kia, con Tuyết chưa bậy bạ cho đủ dùng với nó?

    Cụ bà vẫn ngây thơ hỏi như một người không hợp thời chính hiệu:

    - Thế nàng dâu ông được hay là thuả Thằng con rể út ông được hay là thuả

    Cụ cố Hồng bĩu môi mà rằng:

    - Thua! Nhưng mà có năm bảy thứ thua! Nó đã thua một cách đắc thắng! Một cách vinh hiễn! Thưa bà, xin bà làm ơn mắng tôi nữa đi! Con rễ út của bà, bà có hiểu không, bây giờ nghiễm nhiên là bậc vĩ nhân, một vị anh hùng cứu quốc!

    Cụ bà không được hỏi thêm gì nữạ Cả bọn đi xem kéo nhau về nhà. Tuyết bắt đầu nhìn mọi người bằng cặp mắt khinh bỉ! Bà Phó Ðoan cứ nhún nhẩy như một con choi choi! Ông Typn ngồi ngay xuống để thay giày cho Xuân Tóc Ðỏ một cách nịnh thần và nô lệ. Cậu Phước không em chã nữạ Bác sĩ Trực Ngôn chúc mừng ngay cụ bà:

    - Thưa cụ, tôi xin có lời trân trọng chúc mừng cặp uyên ương.

    Ông bầu Văn Minh đỡ lời ngay:

    - Vâng, việc ấy dự định đã từ lâu lắm.

    Riêng về cụ Hồng, thì cụ nên nằm gọn ngay giữa sập để hỏi đến cái bổn phận phải làm của thằng bồi tiêm. Trong khi cụ rất hăng hái, rất có vẻ cũng thể thao, cụ nghĩ đến vỡ đầu về câubố vợ phải đấm mà cổ nhân đã nói một cách bí hiểm để cho không ai hiểu được sự tích ... Thật vậy, ở địa vị của bây giờ, tất cả phải vênh váo cái mặt thì mới khỏi mang tiếng là bất hợp thời trang. Nhưng muốn vênh mặt tất nhiên phải bị đám đã. Aỉ Cụ bâng khuâng tự hỏi: “Phải, ai đấm vào mặt mình bây giờ?” Cụ đánh ba cái dấu hỏi vào đấỵ Thật là một vấn đề mà thời gian và tương lai mới có thể giải quyết được. Cho nên cụ bực dọc vô cùng. Ðã toan nhắm nghiền mắt lạị

    Nhưng cụ lại phải mở to hai mắt, vì ngoài cửa thấy tiếng xe hơi đỗ rồi tiếng giầy lộp cộp vang lên. Mọi người nhìn ra và hoảng hốt nữa, vì người bước vào là một ông Tây ăn mặc lễ phục rất uy nghi, kểu nhà binh, có lon ở tay và có gươm đeo ở thắt lưng kim tuyến. Ông Tây ấy, nói tiếng Ta như Tây lai, lễ phép chào cả bọn rồi hỏi:

    - Thưa các bà, thưa các ông, bản chức muốn được nói chuyện với nhà tài tử quần vợt Xuân, và ông bầu ...

    Văn Minh chạy ra cúi chào và ra hiệu cho Xuân đứng lên. Ông tây dõng dạc nói:

    - Thưa hai ngài, bản chức là quan hầu của quan toàn quyền, vâng mệnh ngài đến quý xá đây nói cho hai ngaì biết rằng vì cái lòng hy sinh cao quý của các ngài, đã thua nhà vô địch nước Xiêm, cho nên Chính phủ đã đặc biệt ân thưởng cho hai ngài hai cái đệ ngũ đẳng Bắc đẩu bội tinh!

    Cụ cố Hồng ngồi nhỏm ngay lên, trịnh trọng gọi gia nhân:

    - Bây đâu! Bày hương án!

    Vị quan to giơ tay ngăn:

    - Xin lỗi! Ðó mới là một tin chắc chắn của nhà Nước nhưng Chính phủ chưa kịp thảo nghị định thì chưa cần có hương án. Hãy xin hai ngày hãy chờ đợi hai hôm nữạ Bản chức lại có bổn phận thông báo bằng miệng với haingài rằng ân huệ của Chính phủ chẳng phải chỉ có thế thôị Triều đình Huế và Chính phủ Vọng Các lại có cái mỹ ý dành cho hai ngài hai thứ huy chương để hai ngài, nếu muốn có thể xin được ngay cho thân nhân. Ấy là một cái Long bội tinh và một cái Tiết hạnh Khả phong Xiêm Lạ Lại nữa, quan Giám đốc chính trị Ðông Pháp có ý mời hai ngài đến tối hôm nay lên xơi cơm với ngài cho rằng nếu được chuyện trò thân mật với hai ngài thì ngài sẽ vui vẻ lắm.

    Xuân Tóc Ðỏ cúi đầu rất thấp:

    - Chúng tôi rất được hân hạnh.

    Văn Minh cúi đầu nói:

    - Bẩm quan lớn, hai chúng tôi đội ơn Chính phủ vô cùng1

    Ông quan hầu lại dặn:

    - Vậy đến tối thế nào cũng mời hai ngài lên xơi cơm thân mật với quan Giám đốc chính trị để nhận Bắc Ðẩu bội tinh và xin những vinh quang cho người nhà. Hai ngài sửa soạn ngay cho để Chính Phủ Pháp chuyển sang Nam Triều và Xiêm Triềụ Bản chức xin có lời mừng hai ngài và xin tạm biệt để về soái phủ.

    Ông bầu và nhà tài tử tiễn ông quan to ấy ra đến chỗ xẹ Khi chiếc xe ô tô đồ sộ có cờ tam tài chạy rồi, Xuân và Văn Minh quay về sung sướng đến không nói được nữạ Cụ Hồng đứng lên, cao lên khênh giữa sập, tuyên bố:

    - Thưa các bà, các ông, ngày hôm nay vui vẻ, tôi xin có lời trân trọng nói để các quý vị biết rằng vợ chồng tôi đã nhận lời gả con gái út chúng tôi là Tuyết cho ông Xuân!

    Trừ bà Phó Ðoan, ai cũng vỗ tay một cách thành thực. Văn Minh đến bắt tay ông bố một cách thân mật mà rằng:

    -Toa tốt lắm. Ðể tối hôm nay, lên ăn cơm trên quan Giám đốc,moa sẽ xin chính phủ chotoa cái Long bội tinh.

    Cụ cố Hồng bèn bá cổ ông con để hôn, rồi đáp:

    - Cảm ơn vô cùng! Hân hạnh đặc biệt!Toa ăn ở đến vớimoa thì quý hoá lắm.

    Nhìn thấy mặt bà Phó Ðoan sưng sỉa như một vị quả phụ thủ tiết bị bạc tình, Xuân Tóc Ðỏ cũng nói với mọi người:

    - Còn tôi thì, vì lẽ thấy bà bạn gái của tôi đây kia là người đức hạnh, lại có công xây sân quần để hâm mộ thể thao, và nhất là có cảm tình với chúng tôi, lại đã bấm bụng thủ tiết với hai đời chồng, nên tôi xin nói trước rằng tôi sẽ xin Chính phủ Xiêm cho bà cái bảng Tiết Hạnh Khả phong Xiêm Lạ

    Nói xong nó hỏi nhạc phụ nó:

    - Thưa ba, con định như thế có phải không?

    Không những cụ Hồng mà thôi, ngần ấy người vỗ tay reo lên:

    - Ðược lắm! Ðích đáng lắm!

    Bà Phó Ðoan cảm động đến nỗi đỏ bừng cả mặt hình như xấu hổ. Bà chỉ muốn nhẩy ngay lên hôn người tình nhân đáng yêu và bí mật ấy, nhưng vì đã được tiết hạnh khả phong rồi, nên không dám, ý hẳn phải từ đây lập tức bắt đầu treo gương sáng cho các bạn gái soi chung. Tuyết đã bất đắc dĩ chạy vào ngồi sau một tấm bình phong để làm ra vẻ hổ thẹn về sự hôn nhân một cách thành thực. Cụ phán bà ngồi dưới chân cụ ông, tuy vậy cũng cứ cắm mặt xuống, hối hận về cái tội tầy đình đã trót mắng mỏ con trai, chế trách con gái, và khinh bỉ ông Xuân bội tình. Còn cụ ông thì cụ đã nằm xuống kéo điếu thuốc phiện thứ chín mươi sáu, và nghĩ cách để bị đấm nữa thì mới thật là mãn nguyện.

    Nhưng người ngồi đấy chưa ai kịp chúc mừng cậu nào thì đã lại thấy một chuỗi người nữa bước vào, ai cũng vui vẽ lắm. Ðó là hai thầy cảnh sátMin Ðơ vàMin Toa , ông Victor Ban, sư cụ Tăng Phú chùa Bà Banh, ông thầy số, cậu Tú Tân, ông phán mọc sừng, bà Typn. Rồi thấy nhũung câu văn hoa, mạnh mẽ, lấy những tư cách sẽ nói dưới đây để chúc mừng ...

    - Tôi xin thay mặt các ông chủ khách sạn đến chúc mừng ...

    - Chúng tôi đại diện cảnh sát giới, đến có lời chia vui ...

    - Bần tăng xin nhân danh đức Phật Tổ đến ban phúc thọ cho ...

    - Chúng tôi mạn phép thay mặt các cho chị em phụ nữ ....

    Duy có ông phán dây thép là chúc mừng một cách có đặc sắc nhất, tuy rằng ông thì thào vào tai Xuân:

    - Tôi xin thay mặt các người chồng mọc sừng, chúc cho ông có được vợ trinh tiết.

    Sự chúc tụng tuy có vui tai thật, những quá đà thì cũng quá nhàm. Cho đến cụ cố Hồng tuy cứ nằm một cách lão già an chi mà cũng phải điếc cả tai, sốt cả ruột. Nào cụ còn thiết gì đến chúc mừng với ca tụng nữá Giá ai đấm cho cụ một cái thì cụ được sung sướng biết bao! Cụ đến lúc ấy rồi m2 không được vênh váo thì giận thật.

    Thế mà nào đã hết cho đâu! Than ôi, đây kia lại một vị quý khách! Ông này bận quốc phục, ngực tinh những kim khánh và mề đay ... Lạ mắt lắm, ai thế không biết? Nhưng mà sao, ông ta vừa bước vào là tự giới thiệu ngay:

    - Kính chào các bà và các ông. Tôi là một hội viên Khai trí Tiến đức, lại đây với cái nguyện vọng được yến kiến quan tài tử Xuân, bậc vĩ nhân của xã hội ...

    Xuân Tóc Ðỏ nhăm mặt khó chịu, đứng lên:

    - Tôi đây, ngài hỏi gì?

    Ông kia chắp hai tay vái chào:

    - Bẩm lạy quan lớn ạ!

    Xuân làm gọn:

    - Không dám! Thế ngài hỏi cái gì?

    - Bẩm quan lớn, bản hội có lời mừng quan lớn vừa mang ân Chính phủ được Bắc Ðẩu bội tinh. Thật là một sự vẻ vang cho đám thượng lưu trí thức. Bẩm quan lớn, chúng tôi được hội cử đi mời ngài vào hội, thì thật là một sự khai trí tiến đức cho quốc dân, rất xứng đáng của người quí pháị

    Xuân Tóc Ðỏ gắt cấm cẩu:

    - Tôi không phải quý phái! Tôi chỉ là bình dân mà thôí

    Ông kia cũng cứ nhũn như con chi chi:

    - Bẩm quan lớn, tuy bản hội cũng vẫn quý phái xưa nay thật, nhưng tôn chỉ, bẩm vẫn khuynh hướng về bình dân mà chứng cớ đích xác là bấy lâu nay vẫn có cả tổ tôm một cách bình dân y như bọn chủ sòng đấy ạ.

    Thấy klời tán tỉnh vô nghĩa lý, không chịu được nữa, Xuân lại vặn:

    - Thế thì nước mẹ gì cơ chứ?

    Ông kia lại dịu dàng:

    - Bẩm cảm ơn quan lớn lắm ạ. Xin quan lớn biết cho rằng tôi lại còn là một biên tập viên trong ban soạn tự vi nữa ạ. Bản hội được thiên hạ đồn rằng quan lớn hay nói theo ngôn ngữ bình dân lắm, đại khái như mẹ khiếp, nước mẹ gì, v.v ... Cho nên ngoài việc lại mời quan lớn vào hội, tôi phải xin phỏng vấn quan lớn để xin phép quan lớn ưng thuận cho những tiếng như thế được ghi vào bộ tự điển đương soạn nũua đấy ạ.

    Bất đắc dĩ Xuân Tóc Ðỏ gật đầu lia lịa:

    - Thôi được, tôi xin cho phép và xin vào hội để xin vui lòng ngàị

    - Bẩm lạy quan lớn ạ, cảm ơn quan lớn lắm, thật là sự may mắn vô cùng cho bật thượng lưu trí thức của xã hỗi Việt Nam. Bẩm lạy quan lớn, tôi xin cáo ạ!

    Sau khi chắp tay vái Xuân, vị hội viên ấy khẽ nghiêng đầu chào mọi người một cách khinh khỉnh trước khi tháo luị

    Bây giờ đến lượt ông thầy số. Ông hậm hực lắm, vì từ nãy đến giờ, ông cứ phải chờ mãi mọi ngưòi mà chưa được nói gì cả. Bây giờ ông nhất định đến ngồi gần cụ cố Hồng. Ông vừa ấp úng, vừa gãi đầu gãi tai:

    - Bẫm cụ cố, chúng tôi xin thay mặt các nhà nho chủ trương thuyết l1y số chúc mừng cụ tăng phúc, tăng thọ, chúc cô dâu, chú rể giai lão bách niên. Bẩm số mệnh thì tôi đoán thông thạo lắm. Bẩm như số ông Xuân chúng tôi thì cách đây năm tháng, chúng tôi đoán trước, cũng rất đúng những sự như bây giờ. Thật là con người tài cao, chí cả, dưới gầm giời danh tiếng xa ...

    Cụ Hồng khẽ gắt:

    - Rõ cái ông này mới vô duyên! Lại còn khen phò mã tốt áo!

    Ðộng lòng thương ông thầy nghèọ Xuân Tóc Ðỏ đỡ hộ:

    - Thưa ba, chính thế đấy ạ. Ông thầy đoán trước đúng lắm.

    Nhưng cụ cố Hồng còn cần gì cậy thầy xem số nữả

    Cũng như người đời, cụ thấy sung sướng đầy đủ thì thôi chú? Hai nữa cụ đương bực một nỗi chưa có ai đấm vào mặt mình.

    - Bẩm cụ, số con rể cụ, ông Xuân tôi thật là số anh hùng, số vĩ nhân. Ấy chính là khoa quyền lộc cung, vua biết mặt, chúa biết tên; lại vợ cũng đẹp, con cái cũng lắm ... Ông Xuân nhà ta tức cũng như ...

    Thấy ông thầy số vô duyên cứ nói lè nhè, chỉ những muốn đấm vào mặt ông ấy vì cái tức không được ông ấy đấm vào mặt mình, cụ Hồng nhắm mắt lại, ho lụ sụ lên một cách cổ điển, ôm ngực mà khặc khừ:

    - Biết rồi! Biết rồi! Khổ lắm! ... Nói mãi!!!

    --------------------------------

    1 Chiến tranh! Chiến tranh!

    2 Bốn mươi! Bốn mươi đều! Giao bóng! Ra ngoài!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #quoc#việt