Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

sinhthaimoitruong

Câu 1: khái niệm về yếu tố hạn chế? trình bày định luật tồi thiểu và các nguyên tắc bổ sung ý nghĩa và ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp ?

- nhân tố hạn chế bất kể ở mức độ tổ chức nào người ta cũng phải nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái riêng biệt của mt . các thông số này là những thông số lí hoá hay sinh học có tác động trực tiếp len sinh vật

Thực ngiệm cho thấy rằng các nhân tố sinh thái vào lúc này hay lúc khác trong những đk nhất định đều có thể tác động như là các nhân tố hạn chế. Nếu xem xét 1 nhân tố nào đó tuỳ theo đk k gian và thời gian nhân tố đó có thể xuống dưới 1 trị số tối thiểu k thể đáp ứng được yêu cấu của sunh vật. nhân tố nào ở gần mức tối thiểu nhất sẽ là nhân tố gới hạn

* định luật tối thiểu: chất có hàm lượng tối thiểu điều khiển năng suất xác định sản lượng và tính ổn định của mùa màng theo thời gian

- nguyên tắc bổ trợ:

+ nguyên tắc bổ sung: sinh vật có thể thay 1 phần yếu tố tối thiểu = các yếu tố khác có yếu tố tương đương

+ nguyên tác hạn chế: định luật tối thiểu có thể thay đổi trong sự thể hiện của nó do nơi có sự tác động qua lại ciủa các nhân tố sinh thái

* ý nghĩa và ứng dụng: định luật này liên quan đến ảnh hưởng của các chất khoáng cần thiết cho cây trồng sự tăng trưởng của cây chỉ có thể có trong đk các chất cần thiết phải có đủ liều lượng

Câu 2: Trình bày quy luật về sự chống chịu của Shelford. Ý nghĩa và ứng dụng của định luật vào thực tiễn sản xuất no?

Khái niệm: Quy luâth chống chịu hay còn gọi là quy luật giới hạn sinh thái: Tác động của các nhân tố sinh thái lên cở thể không chỉ phụ thuộc vào tính chất mà còn phụ thuộc vào cường độ của chúng. Sự tăng hay giảm cường độ tác động của các nhân tố sinh thái, ra ngoài giới hạn thích hợp của cơ thể sẽ làm giảm khả năng sống.

Đối với một nhân tố sinh thái, cơ thể chỉ chịu đựng được trong một giới hạn nhất định. Giới hạn chịu đựng của cơ thể đối với một nhân tố sinh thái được gọi là giới hạn sinh thái. Mức độ của nhân tố sinh thái tác động có lợi nhất cho cơ thể được gọi là điểm cực thuận. Tạ điểm cực thuận mật độ cá thể là đông nhất. Càng lệch xa điểm cực thuận thì càng bất lợi cho cơ thể và mật độ cá thể càng thấp. Những loài khác nhau có giới hạn chịu đựng đối với mối nhân tố sinh thái khác nhau: có loài có giới hạn sinh thái rộng, và cững có loài có giới hạn sinh thái hẹp.

Ý nghĩa:

Câu 3: Các nhân tố sinh thái vô sinh (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa) có ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống sinh vật?

a. ánh sáng:

Nguần sáng cung cấp cho sự sống trái đất bao gồm: ánh sáng mặt trời, mặt trăng, sao, các tia vũ trụ... Trong đó quan trọng nhất là ánh sáng mặt trời.

Ánh sáng là nhân tố sinh thái bắt buộc đối với sự sống. Ánh sáng cung cấp năng lượng cho cây xanh quang hợp tạo ra toàn bộ chất hữu cơ cho sự sống trên trai đất. Ánh sáng có ảnh hưởng mạnh mữ đến toàn bộ đời sông thực vật, đến hình thái cây, sinh lý cây và các đặc điểm thích nghi của từng nhóm thực vật khác nhau. Ánh sáng ảnh hưởng đến định hướng của động vật, đến sự sinh sản và tập tính của nhiều loại động vật khác nhau.

Sự phân bố ánh sáng ở các vĩ độ khác nhau là khác nhau (về số giờ chiếu sáng, thành phần quang phổ...); mặt khác, ánh sáng ảnh hưởng đến các nhân tố sinh thái khác như nhiệt độ, độ ẩm, không khí, đất đai, địa hình...từ đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống và sự phân bố của sinh vật trên trái đất. Mỗi vùng vĩ độ khác nhau trên trái đất có những loại sinh vật khác nhau tạo những khu hệ động thực vật khác nhau.

b. Nhiệt độ:

Nhiệt độ là nhân tố sinh thái giới hạn quan trọng nhất của sự sống. Mỗi loại sinh vật chỉ sinh trưởng và phát triên trong một giới hạn nhất định của nhiệt độ. Khi nhiệt độ tăng hoặc giảm, ngoài giới hạn chịu đựng thì cơ thể sẽ chết.

Nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gian tiếp đến đời sống và sự phân bố của sinh vật.

Nhiệt độ ảnh hưởng đến hình thái cơ thể động, thực vật, đến hoạt động sinh lý và sinh sản của chúng. Động vật biến nhiệt (cá, ếch nhái, bò sát) có khả năng tự điều hòa nhiệt độ cơ thể thông qua các cơ chế hóa, lý hoặc hình thành các tập tính giữ thăng bằng nhiệt. Động vật đẳng nhiệt (chim, thú) nhờ hình thành trung tâm điều hòa nhịt ở não mà đã giữ cho nhiệt độ cơ thể luôn luôn ổn định, ít phụ thuộc vào môi trường ngoài. Ngoài ra, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết cùng các cơ quan cách nhiệt như lớp mỡ dưới da, bộ lông mao hay lông vũ của động vật đều góp phần quan trọng vào cơ chế điều hòa nhiệt cho cơ thể.

c. Nước và độ ẩm:

Nước tồn tại dưới 3 dạng: dạng rắn như băng, tuyết; lỏng như nước mưa, nước biển; và dạng hơi. Sự chuyển đổi giữa 3 dạng nước đã tạo thành vòng tuần hoàn nước và giúp sự cân bằng nước trên hành tinh chúng ta.

Nước là nhân tố sinh thái giới hạn đối với sinh vật ở cạn nhưng không phải là giới hạ đối với sinh vật dưới nước.

Nước trong cơ thể sinh vật chiến hàm lượng rất lớn. Khoảng 70 % - 90% khối lượng cơ thể là nước, thậm chí ở một số cây mọng nước hoặc động vật ruột khoang nước có thể đến 98% cơ thể.

Nước là dung môi hòa tan các hợp chất, trên cơ sở đó các hợp chất tương tác và phản ứng lẫn nhau. Nước tham gia vào quá trình trao đội chất trong cơ thể. Nước là nguyên liệu cho cây quang hợp và tạo ra chất hữu cơ. Nước còn giữ vai trò tích cực trong việc điều hòa nhiệt độ cơ thể và sự phát tán nòi giống của nhiều loại động, thực vật khác nhau.

Chế độ mưa, sự phân bố mưa theo thời gian và không gian cùng với độ ẩm khác nhau là những nhân tố sinh thái hết sức quan trọng làm nên sự phân bố rất khác nhau của các khu động, thực vật khác nhâu trên thế giới.

Hoang mạc, có lượng mưa trung bình ít hơn 250mm/năm; đồng cỏ xavan và rừng thưa, có lượng mưa trung bình 250-750mm/năm; rừng khô có lượng mưa trung bình 750-2000mm/năm; và rừng ẩm lớn hơn 200mm/năm.

Độ ẩm ở các khu vực khác nhau cũng rất khác nhau. Vùng nhiệt đới có độ ẩm trung bình 90-95% , vùng ôn đới 60-80% , vùng đồng cỏ 25-30% và xa mạc 10%.

Giữa nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa có liên quan chặt chẽ với nhau, cùng ảnh hưởng lên đời sống sinh vật và mang tính chất quyết định kiểu quần xã sinh vật.

Câu 4: Khái niệm về mật độ quần thể? Tại sao nói mật độ quần thể là một trong những đặc trưng quan trọng nhất của quần thể? Các phương pháp xác định mật độ quần thể? Nghiên cứa mật độ quần thể có ý nghĩa gì trong thực tiễn?

Khái niệm: Mật độ quần thể được xác định bằng số lượng cá thể trong một đơn vị diện tích hoặc đơn vị thể tích. Tương ứng với mật độ thì quần thể có 1 sinh khối. Sinh khối được xác định bằng khối lượng sinh vật trong một đơn vị diện tích hoặc một đơn vị thể tích.

ví dụ: - mật độ : 50 cây/ 1m2; 100 con/1m3

- sinh khối: 100kg/1m2; 50kg/m3

Mật độ quân thể là một trong những đặc trưng quan trọng nhất của quần thể vì:

Mật độ và sinh khối quần thể là chỉ tiêu phản ánh mức độ phong phú của quần thể, khả năng cạnh tranh giữa các cá thể và mức độ tác động của quần thể với môi trường.

Mỗi quần thể có một mật độ và sinh khối riêng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố môi trường và cấu trúc nội tại của quần thể.

Các phương pháp xác định mật độ quần thể:Người ta thường dùng các phương pháp sau:

- Kiểm kê tổng số.

- Lấy mẫu theo diện tích.

- Đánh dấu và bắt lại (đối với các quần thể động vật hiếu động và côn trùng): bắt một số lượng cá thể theo quy định, đánh dấu và thả ra. Sau một thời gian bắt lại và xác định tỉ lệ số cá thể bị bắt lại. Trên cơ sở đó có thể đánh giá số lượng cá thể của quầ thể. Ví dụ: bắt và đánh dấu 100 cá thể sau đó thả ra môi trường. Sau một thời gian bắt lại 100 cá thể thấy có 10 cá thể được đánh dấu, từ đó suy ra số lượng cá thể của quần thểtheo công thức: 100/p = 10/100 => p = 1000.

Nghiên cứa mật độ quần thể có ý nghĩa trong thực tiễn:

- Phân bố các quần thể cho hợp lí, tránh sự cạnh tranh giữa các cá thể.

- Xác định được mật đọ thích hợp cho từng loài.

- Tránh được sự tác động ấu của các quần thể với môi trường.

Câu 5: Trong tự nhiên các cá thể trong quần thể phân bố theo hình thức nào là chủ yếu? vì sao?

Sự phân bố cá thể theo không gian chủ yếu theo 3 dạng: phân bố đều (A); phân bố ngẫu nhiên (B); phân bố hội tụ (C) - (H2)

.

Sự phân bố đều thường ít gặp. chỉ gặp trong những trường hợp có sự phân bố đều về môi trường hoặc có sự cạnh tranh gay gắt của các cơ thể trong quần thể. Phân bố đều có thể gặp ở các quần thể cây rừng có độ cao tương đối và có tán cây tạo thành một diện tích che phủ nhất định; Các quần thể cây bụi vùng hoang mạc, thông núi, các loài cỏ, một số loài côn trùng, cá dữ,...hoặc ở các quần thể nhân tạo (lúa, rừng trồng).

Phân bố ngẫu nhiên là kiểu phân bố ít gặp, thường chỉ gặp trong các trường hợp có sự phân bố đồng đều các điều kiện sống của môi trường hoặc những cá thể ít phụ thuộc vào nhau hoặc không có điều kiện kết hợp thành nhóm. Một số quần thể có sự phân bố ngẫu nhiên, ví dụ như: các quần thể ấu trùng sâu bọ nở từ trứng, các quần thể động vật thân mềm (Mullinia lateralis) trong bùn phù sa vùng triều, quần thể sâu xám (Agrolis segetum), sâu cải (pieris rapae)...trong môi trường đồng điều về các điều kiện sống.

Sự phân bố đều và ngẫu nhiên có ưu điểm là giảm bớt được sự cạnh tranh về mặt dinh dưỡng, hạn chế được sự lây lan bệnh tật, và tận dụng triệt để nguần sống và ngoại cảnh.

Phân bố hội tụ là kiểu phân bố phổ biến hơn cả, trong đó các cá thể của quần thể tập trung theo từng nhóm ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất. Đây là kiểu phân bố nhiều ưu thế sinh học liên quan đến sự thích nghi, khả năng chống chọi với điều kiện khắc nghiệt của môi trường và sự sống sót của quần thể

Khi nghiên cứu sự phân bố của các cá thể trong quần thể, Allee (1949) đã nêu lên quy luật sự quần tụ: "Độ quần tụ đem lại cực thuận cho khả năng sống và sinh trưởng của quần thể. Độ quần tụ thay đổi tùy theo loài và phụ tuộc vào điều kiện ngoại cảnh".

Ở các loài thực vật, ưu thế của sự hội tụ ít nhìn thấy hơn so với ở động vật. Chẳng hạn, ở mối của bộ cánh đều; ở kiến, ong của bộ cánh màng...những loài này có sự phân hóa cao độ, sự hội tụ trong đó có sự phân công lao động đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho sự tồn tại và pát triển của quần thể.

Câu 6: Cấu trúc tuổi và thành phần giới tính của quần thể? Ý nghĩa của việc nghiên cứu cấu trúc tuổi và thành phần giới tính của quần thể?

a. Cấu trúc tuổi:

Cấu trúc tuổi là biểu thị cấu trúc về số lượng cá thể giữa các nhóm tuổi khác nhau trong quần thể. Mỗi quần thể có một cấu trúc tuổi nhất định, phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau của môi trường và nội tại quần thể.

Cấu trúc tuổi phản ánh khả năng sinh trưởng và phát triển của quần thể trong hiện tại và tương lai.

Bodenhaimo (1938) đã dùng khái niệm tuổi để chia thành 3 nhóm tuổi: tuổi trước sinh sản, tuổi sinh sản và tuổi sau sinh sản. Ở các loài sinh vật khác nhau thì có độ dài các nhom tuổi khác nhau.

Để nghiên cứu cấu trúc tuổi quần thể, trong thực tiễn, người ta chia quần thể làm 3 nhóm tuổi: non (vị thành niên), trưởng thành và già. Theo cấu trúc tuổi đó người ta dựng thành tháp tuổi và có thể phân biệt 3 dang tháp tuổi.

- Dạng phát triển (I): Quần thể có các cá thể non chiếm ưu thế. Đáy tháp rộng chứng tỏ tỉ lệ sinh cao. Đây là dạng quần thể đang phất triển mạnh.

- Dạng ổn định (II): Quần thể có các cá thể non và trưởng thành gần bằng nhau. Đây là dạng quần thể đang phát triển ổn định.

- Dạng sụt giảm (III): Quần thể có các cá thể non ít hơn cá thể trưởng thành. Đáy tháp hẹp hơn chứng tỏ tỉ lệ sinh thấp và tỉ lệ tử vong ở con non cao. Đây là dạng quần thể đang thoái hóa.

Các quần thể sinh vật trong tự nhiên nhìn chung có xu thế cấu trúc tuổi theo dạng ổn định (II). Dạng ổn định có thể tạm thời thay đổi do tỉ lệ tử vong cao (thiên tai, mất mùa, dịch hại...) hoặc do sự phát tán một số lượng lớn cá thể đi nơi khác, sự nhập cư các cá thể từ nơi khác đến... và sau đó chúng lại có khả năng tự diều chỉnh để trở lại tạng thái ổn định.

Khi nghiên cứu ở người, người ta thường căn cứ vào tuổi lao động và chia ra làm 3 nhóm tuổi: 0-15 (tuổi vị thành niên); 16-60 (tuổi trưởng thành); và trên 60 (tuổi già).

b. Tỷ lệ giới tính.

Tỷ lệ giới tính (tỷ lệ đực cái) thường được sử dụng để nghiên cứu các quần thể động vật đơn tính có liên quan chặt chẽ tới cấu trúc tuổi. Tỷ lệ giới tính là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh sản của quần thể. Trong một quần thể động vật, ở từng lứa tuổi khác nhau có thể có tỷ lệ giới tính khac nhau. Thường tỷ lệ giới tính của nhóm tuổi trưởng thành có ảnh hưởng lớn hơn cả đến tập tính sinh dục và có ý nghĩa đảm bảo khả năng sinh sản của quần thể.

Trong điều kiện tự nhiên, thường các quần thể động vật đơn tính đều có tỷ lệ giới tính là 1:1. Tuy vậy, tùy theo điều kiện môi trường , mù, vùng phân bố...mà tỷ lệ giới tính có thể thay đổi. Chẳng hạn, theo Lý Vũ Khôi (1980) thì tỷ lệ giới tính ở quần thể cá diếc hồ Tây (Hà Nội) là 37.5/100; trong khi đó ở hồ Ba Bể (Bắc Cạn) tỷ lệ này là 20/100. Ở nhiều loài thú nhỏ và côn trùng, tỷ lệ giới tính còn phụ thuộc vào mật độ quần thể và số lượng cá thể của quần thể. Ở thời điểm số lượng cá thể đông thì tỷ lệ đực thường cao hơn cái và ngược lại khi số lượng cá thể ít thí cái cao hơn. Những loài đa thê (gà, hươu, nai..) số lượng cá thể cái thường cao gấp 2-3 lần, thậm chí 10 lần số lượng cá thể đực.

Nghiên cứu tỷ lệ giới tính có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc chăn nuôi động vật nhằm mục đích bảo vệ và khai thác hợp lí.

Câu 7: Khái niệm quần thể, quần xã? Cho ví dụ minh họa?

a. Quần thể:

Quần thể là một nhóm cá thể cùng loài, chung sống ở một địa điểm (vùng địa lí), tại một thời điểm nhất định, có khả năng giao phối tự do để duy trì nòi giống.

Ví dụ 1: Quần thể cá chép trong hồ nuôi ở trại nuôi cá Tây Lộc, tp. Huế, ngày 12 /12/1989, gồm 2300 con.

Ví dụ 2: Quần thể rừng keo lai ở trại thí nghiệm Lâm nghiệp Hương Vân, ngày 10/5/2010, gồm 10.000 cây.

b. Quần xã:

Quần xã hay xã hội sinh vật (community) là tập hợp các quần thể của các loài sinh vật cùng sinh sống tại một vùng không gian địa lí (sinh cảnh), tại một thời điểm nhất định. Mỗi quần xã như vậy có một thời gian lịch sử lâu dài nhất định, bắt đầu từ một nhóm sinh vật tiên phong liên hệ với nhau do những tính chất chung nhất về mặt sinh thái.

Ví dụ 1: Quần xã rừng ngập mặn ở ĐB sông Cửu Long năm 2000.

Ví dụ 2: Quần xã các loài cá ở hồ Tây¬_Hà Nội năm 2009.

Câu 8: Trình bày sự phân tầng của quần xã? Giải thích tại sao quần xã rừng nhiệt đới có sự phân tầng phức tạp hơn các quần xã vùng ôn đới và vùng cực? Ý nghĩa của nghiên cứu của sự phân tầng của quần xã?

Phân tầng là sự phân bố theo không gian thẳng đứng của quần xã. Tính chất phân tầng biểu hiện rõ nhất với những quần xã ở dưới đất, ở rừng và các quần xã ở nước.

Ví dụ: Quần xã rừng nhiệt đới được chia làm 5 tầng, trong đó có 3 tầng gỗ lớn, 1 tầng cây bụi và 1 tầng cỏ và dương xỉ. Ở các thủy vực tầng mặt nước có ánh sáng được gọi là tầng tạo sinh, ở dưới sâu thiếu ánh sáng được gọi là tâng phân hủy. Trong mỗi tầng thường có những loài đặc trưng. Tính chất phân tầng mang lại nhiều ưu thế cho quần xã (tiết kiện không gian nơi ở, giảm bớt sự cạnh tranh, tranh thủ tối đa nguồn ánh sáng, nguồn thức ăn và nền đất dinh dưỡng..)

Quẫn xã rừng nhiệt đới có sự phân tầng phức tạp hơn bởi vì:

- Sự phát triển mạnh của nhiều loài cây cùng sống trong một khu vực.

- Các loài cây rất phong phú nên xảy ra sự cạnh tranh về ánh sang, thức ăn...

Ý ngĩa:

-Sự phân tầng giúp giảm bớt cạnh tranh về ánh sáng, dinh dưỡng...

-Tiết kiệm chỗ ở, không gian sinh sống của các loài.

-Tận dụng được tối đa nguồn sống, nguồn ánh sáng, dinh dưỡng...

Câu 9: Trình bày khái niệm chuỗi thức ăn và mạng lưới thức ăn? Phân tích đặc điểm của chuỗi thức ăn và mạng lưới thức ăn?

Chuỗi thức ăn được định nghĩa là một loạt các sinh vật của quần thể trong quần xã phụ thuộc lẫn nhau, trong đó sinh vật của quần thể này là nguồn thức ăn của sinh vật quần thể trước và đến lượt mình, chúng lại ăn thịt sinh vật của quần thể sau. Các quần thể có chung thức ăn thì được xếp vào một bậc dinh dưỡng.

Trong chuỗi thức ăn sinh vật ở bậc đầu tiên được gọi là sinh vật sản xuất (P), thông thường là các quần thể thực vật tự dưỡng, tạo ra chất hữu cơ từ CO2, H2O và năng lượng ánh sáng mặt trời, đảm bảo sự tồn tại của quần xã. Sinh vật sản xuất là nguồn thức ăn cho sinh vật tiêu thụ các cấp (C) bao gồm các quần thể động vật ăn thực vật, các quần thể động vật ăn động vật nối tiếp nhau. Bậc cuối cùng trong chuỗi thức ăn là sinh vật phân hủy (D), thông thường là các sih vật phân hủy chất hữu cơ để trả lại chất vô cơ cho môi trường. Trong thực tế khi nghiên cứu chuỗi thức ăn người ta thông thường không quan tâm tới sinh vật phân hủy.

Trong quần xã mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài gồm rất nhiều chuỗi thức ăn khác nhau. Nhiều chuỗi thức ăn trong quẫn xã, trong đó một loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi, ở nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau tạo nên lưới thức ăn

Câu 10: Tháp sinh thái là gì? Các kiểu hình tháp sinh thái? Cho ví dụ minh họa? Nêu các tính chất cơ bản của tháp sinh thái?

Trong chuỗi thứ ăn số lượng sinh vật luân giảm dần qua các bậc dinh dưỡng, từ sinh vật sản xuất qua các bậc sinh vật tiêu thụ., sinh khối luôn luôn giảm dần và dòng năng lượng cũng giảm dần 1 cách liên tục. Nếu xếp các bậc dinh dưỡng của các bậc thức ăn chồng lên nhau theo số lượng, theo sinh khối và theo năng lượng ta được tháp sinh thái (tháp số lượng, tháp sinh khối và tháp năng lượng). Đáy tháp đặc trưng cho sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng 1, kế tiếp là các bậc dinh dưỡng tiếp theo và bậc cuối cùng là bậc của sinh vật tiêu thụ cao nhất. Nhìn chung tháp sinh thái luôn luôn giảm dần 1 cách liên tục từ đáy lên đến đỉnh tháp. Điều đó có nghĩa là số lượng sinh vật, sinh khối và năng lượng giảm dần liên tục trên chuỗi thức ăn.

Ví dụ:

Hình 9: Hình tháp số lượng (A); sinh khối (B); năng lượng(C). (Odum 1971)

Ví dụ Odum: Bậc dinh dưỡng cấp 1 bao gồm bãi cỏ rộng 4ha trồng cỏ 3 lá. Toàn bộ cỏ 3 lá được sử dụng làm thức ăn cho 4-5 con bò (bậc dinh dưỡng cáp 2). 4-5 con bò được dùng làm thức ăn nuôi 1 em bé (bậc dinh dưỡng cấp 3) (H9).

-Hình tháp số lượng có 2x107 cây cỏ ba lá để nuôi 4-5 con bò. Toàn bộ được thịt nuôi 1 em bé.

-Hình tháp sinh vật lượng gồm 8211kg cỏ ba lá, 1035kg con bò, 48kg em bé.

-Hình tháp năng lượng Số năng lượng ánh sáng mặt trời chiếu lên 1ha đồng cỏ trong 1 năm là 6.8x109calo, cỏ ba lá trong 1 năm sử dụng là 1.49x107calo, 4-5 con bò sử dụng năng lượng 1 năm là 1.19x105calo, 1 em bé 1 năm sử dụng năng lượng là 8.3x103calo.

Câu 12: Diễn thế sinh thái là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh?

Khái niệm diễn thế sinh thái (diễn thế quần xã): diễn thế sinh thái là sự biến đổi của quần xã theo thời gian, từ quần xã ban đầu (quần xã tiên phong), qua các quần xã chuyển tiếp, tuần tự để cuối cùng đạt một trạng thái ổn định của quần xã được gọi là quần xã đỉnh cao (cilimax).

Nói cách khác, diễn thế sinh thái là một quá trình thay thế kế tiếp nhau từ quần xã này đến quần xã khác trong cùng một vùng cho đến khi đạt được trạng thái quần xã ổn định.

Diễn thế quần xã luôn đi kèm với sự biến đổi của môi trường vô sinh vì thế còn được gọi là diễn thế sinh thái.

Diễn thế nguyên sinh (diễn thế sơ cấp): là sự diễn thế của quần xã ở một vùng, một khu vực mà trước đó chưa hề có một quẫn xã nào tồn tại. Ví dụ, diễn thế ở khu đất mới bồi tụ của vùng triều nước mặn trên mũi Cà Mau: khi bờ biển mới bồi tụ chưa có sinh vật nào sinh sống cả, cho đến khi xuất hiện các cây bần, mắm và dần trở thành rừng bần mắm, có thể coi rừng bần mắm là quần xã tiên phong. Khi độ mặn của đất giảm xuống thì đước và vẹt moc lên thay thế rừng bần, mắm. Khi đất tích tụ đủ lượng phù sa và lớp thảm thực vật tạo ra chất hữu cơ nhiều thì rừng chàm xuất hiện thay thế cho rừng đước, vẹt.

Diễn thế thứ sinh (diễn thế thứ cấp): là diễn thế của quần xã mà trên một vùng mà trước đó vừa có quần xã bị tiêu diệt. Nói cách khác, diễn thế thứ sinh lã diễn thế ở một vùng mà trước đó đã từng có một quần xã khác sinh sống. Ví dụ, diễn thế thứ sinh ở quần xã rừng lim Hữu Lũng, Lạng sơn như sau: Xa xưa, cách đây hơn 1 thế kỷ ở Hữu Lũng tồn tại 1 rừng lim bặt ngàn. Rừng lim này đã bị con người tàn phá triệt để, đất bị hoang hóa và chỉ còn lại những trảng cỏ. Theo thời gian 1 số cây bụi như sim, mua mọc lên khống chế cỏ. Các cây sau sau ưa sáng đã thay thế dần các cây bụi và rừng sau sau xuất hiện. Lim con mọc lên cùng với sau sau tạo thành rừng gỗ 2 tầng, trên là sau sau và dưới là lim. Sau sau già cỗi bị tiêu diệt, chỉ để lại rừng lim thuần loại như ngày nay.

Vì đã có mầm mống sinh vật sống từ trước cho nên tốc độ diễn thế thứ sinh thường cao hơn nguyên sinh.

Câu 14: Hệ sinh thái là gì? Cấu trúc của một hệ sinh thái điển hình?

Khái niệm: Hệ sinh thái (ecosystem) là khái niệm do A. Tánley (Anh), 1935 đè xuất. Hệ sinh thái được định nghĩa là một đơn vị tự nhiên, một vùng không gian địa lí, ở đó có sự thống nhất giữa sinh vật và ngọai cảnh. Sinh vật trong hệ sinh thái được gọi là quần xã. Chính tác động qua lại giữa sinh vật và ngoại cảnh đã làm nên hệ sinh thái đó. Nói cách khác hệ sinh thái là một đơn vị chức năng trong đó gồm có quần xã và môi trường của chúng. Có thể tóm tắt hệ sinh thái bằng công thức sau:

HST = Quần xã sinh vật + Môi trường.

Câu trúc của một HST điển hình:

Về cấu trúc, HST gồm 4 thành phần: Môi trường vô sinh (E), sinh vật sản xuất là các thực vật quang hợp (P), sinh vật tiêu thụ các cấp (C), và sinh vật phân hủy (D) gồm các vi sinh vật và hoại sinh trong HST.

Về quy mô, HST có thể có quy mô nhỏ hoặc rất nhỏ (một hòn non bộ, một bãi phân đọng vật, một cây gỗ muc...), quy mô vừa (một ruộng lúa, một cánh đồng, một trại cahwn nuôi, một ao cá...), hoặc quy mô lớn và rất lớn (một cánh rừng, lưu vực một con sông...). Những HST có quy mô càng lớn thì ý nghĩa kinh tế càng lớn, sự nghiên cứu nhằm khai thác hợp lý và bảo vệ những HST này cần có sự hợp tác của nhiều địa phương, nhiều vùng thậm chí nhiều quốc gia có liên quan.

Người ta phân biệt 2 dạng HST cơ bản là: HST tự nhiên và HST nhân tạo.

HST tự nhiên là HST do thiên nhiên tạo ra, có đặc diểm là thời gian lịch sử lâu dài, có thành phần loài phong phú và có đầy đủ 4 thành phần cấu trúc. Ví dụ: một cánh rừng, lưu vực một con sông...

HST nhân tạo là HST do con người tạo ra, có đặc điểm là thời gian lịch sử ngắn hơn, có thành phần loài đơn giản và không có đầy đủ các thành phần cấu trúc của HST. Ví dụ: một thành phố, một cánh đồng lúa...

Câu 15: Sự tự điều chỉnh của HST là gí? Cho ví dụ minh họa? Giải thích tại sao sự tự điều chỉnh của HST lại có một giới hạn nhất định?

Sự tự điều chỉnh là một đặc điểm quan trọng của HST học. Sự tự điều chỉnh có thể được thể hiện ở các mức khác nhau: mức độ cơ thể, mức độ quần thể và mức độ quần xã.

HST là một hệ thống hở có khả năng tự điều chỉnh để lập lại cân bằng nếu sự cân bằng bị vi phạm. Tuy nhiên khả năng tự điều chỉnh của HST chỉ thể hiện được trong một giới hạn nhất định. Khi HST bị vi phạm cân bằng quá giới hạn, nghĩa là bị phá hoại quá mức thì nó không có khả năng tự điều chỉnh và HST sẽ bị hủy diệt.

Ví dụ: một khu rừng bị cháy hoặc bị phá hoại ở một phạm vi nhất định, nó có thể tự điều chỉnh để thiết lập lại cân bằng với môi trường bằng cách mọc lại các cây non và dần xác lập lại trạng thái cân bằng với môi trường của nó.

Tuy vậy, nếu cánh rừng do sự cố môi trường (bị mưa lũ, gió bão) gây sụt lở hoàn toàn hoặc bị cháy hoàn toàn thì HST rừng đó không có khả năng phục hồi.

Sự tự điều chỉnh của HST có một giới hạn nhất định bởi dự vào quy luật giới hạn sinh thái, sinh vật không thể chịu đựng được. Sinh vật chỉ tồn tại, sinh trưởng và phát triển trong một giới hạn nhất định, khi vượt quá sự chịu đựng của cơ thể sinh vật sẽ bị tiêu diệt.

Câu 16: Dòng năng lượng trong HST? Hiệu suất chuyển hóa năng lượng? tại sao trong một chuỗi thức ăn, số bậc dinh dưỡng ít?

Nguồn năng lượng cung cấp cho sự sống chủ yếu từ ánh sáng mặt trời. Năng lượng ánh sáng là dạng động năng, được cây xanh hấp thụ trong quá trình quang hợp để biến thành dạng thế năng trong các liên kết hóa học của các hợp chất hữu cơ phục vụ cho quá trình sống.

Sự chuyển hóa năng lượng trong các cơ thể sống nhằm đảm bảo cho các loại hoạt động duy trì sự sống bao gồm:

-Bảo đảm hoạt động cho cơ thể trong điều kiện cơ sở (năng lượng tiêu hao trong điều kiện cơ sở).

-Bảo đảm hoạt động sống đối với những cơ thể có khả năng vận chuyển (năng lượng tiêu hao trong điều kiên hoạt động).

-Bảo đảm sự sinh ra chất sống mới đáp ứng nhu cầu sinh trưởng của cơ thể.

-Bảo đảm tạo ra những yếu tố sinh sản (trứng, phôi, hạt) và tạo ra chất dự trữ.

Cuối cùng, toàn bộ năng lượng sau khi đi qua các cơ thể sống sẽ biến thành dạng nhiệt và tiêu phí cho môi trường.

Chu trình năng lượng (dòng năng lượng) trong HST là chu trình hở vì năng lượng chỉ được sử dụng một lần trong mỗi bậc dinh dưỡng, sau đó chuyển sang bậc dinh dưỡng khác ở mức thấp hơn, cuối cùng toàn bộ năng lượng ban đầu (từ ánh sáng mặt trời cung cấp) sau khi đi qua các bậc dinh dưỡng trong chuỗi thức ăn của HST sẽ biến thành nhiệt tiêu phí cho môi trường (làm tăng entropy của hệ).

Dòng năng lượng qua chuỗi thức ăn trong HST tuân theo nguyên lí 1 và nguyên lí 2 của nhiệt động học:

Nguyên lí 1(định luật 1): Năng lượng ở trạng thái này mất đi thì năng lượng ở trạng thái khác xuất hiện với một lượng tương đương. Nói các khác, năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi mà chỉ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác.

Nguyên lí 2 (định luật 2): Không thể có một quá trình duy nhất biến nhiệt thành công. Nói cách khác, không thể có một quá trình chuyển hóa năng lượng đạt hiệu suất 100%, nghĩa là trong quá trình chuyển hóa có một phần năng lượng bin mất dưới dạng nhiệt.

Hiệu suất chuyển hóa năng lượng (%) là phần năng lượng hữu ích cho sự sống, giữa các bậc dinh dưỡng khác nhau là khác nhau.

Hiệu suất chuyển hóa năng lượng ở bậc thức ăn đầu tiên (thực vật) trong chuỗi thức ăn bao giờ cũng thấp nhất, chỉ đạt 0.1-0.5%. Hiệu suất chuyển hóa năng lượng ở bậc thức ăn cuối cùng có thể đạt 5-10% (ở người có thể đạt thậm chí 20%). Vì hiệu suất chuyển hóa năng lượng nói chung rất thấp cho nên trong mỗi chuỗi thức ăn thường có ít bậc dinh dưỡng (3, 4, 5 hoặc một số bậc).

Câu 18: Trình bày khái niệm và sự phát triển của HST no? Phân biệt HST tự nhiên và HST no?

Khái niệm: HST no là HST nhân tạo, do con người tạo ra, được con người duy trì và phất triển dựa trên cơ sở cấu trúc và quá trình sinh thái, nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu nhiều mặt của con người.

HST no đầu tiên là hệ sinh thái cây cỏ, trong đó chủ yếu là những cây hoang dại xen lẫn với một số cây trồng do con người thuần hóa. Những HST này có tính bền vững không khác nhiều so với hệ sinh thái tự nhiên. Từ HST cây cỏ, dưới tác động của con người, phát triển dần để cuối cùng đạt được HST no năng suất cao nhưng tính bền vững phụ thuộc chủ yếu vào tác động của con người.

(HST tự nhiên - HST no - HST no có năng suất cao)

Phân biệt:

HST no là hệ sinh thái trẻ, kém bền vững, chịu tác động của con người. Để nâng cao tính bề vững cho HST no, trong hoạt động sản xuất con người đã cos gắng làm "già hóa" một số quá trình sinh thái nhằm nâng cao tính ổn định.của HST no.

Xu hướng của HST no là diễn thế trở về dạng sinh thái tự nhiên ổn định và bền vững.

HST no nhằm mục đích cung cấp cho con người các sản phẩm cây trồng, vật nuôi cần thiêt. Trong khi đó HST tự nhiên với mục đích chủ yếu là kéo dài sự sống của các sinh vật trong hệ.

Chu trình vật chất trong HST no không khép kín. Con người thường xuyên lấy đi từ HST no các vật chất cần thiết và luôn luôn bổ sung vào hệ những vật chất và năng lượng thay thế. Trong khi đó, chu trình vật chất của HST tự nhiên là chu trình khép kín.

Về mặt cấu trúc, HST no là HST đơn giản về thành phần loài, đơn giản về cấu trúc không gian. Chuỗi thức ăn trong HST no thường ngắn và thẳng.

Về năng suất, HST no có năng suất cao nhưng không ổn định, dễ bị thiên tai và sâu bệnh phá hại.

Năng suất sơ cấp của HST no phụ thuộc vào 2 nguồn năng lượng chủ yếu: Năng lượng ánh sáng mặt trời và năng lượng do con người cung cấp. Năng suất sơ cấp của HST no rất khác nhau tùy theo vỹ độ, đất đai và trình độ thâm canh.

Năng suất thứ cấp của HST nói chung và HST no nói riêng rất khó xác định vì vật thứ sinh có nguồn thức ăn đa dạng và tiêu phí không chỉ đơn thuần là sự hô hấp mà còn nhiều quá trình khác.

HST no bao gồm các HST phụ: HST đồng ruộng và cây trồng hàng năm, HST vườn cây lâu năm, HST đồng cỏ chăn nuôi, HST ao cá, HST khu dân cư...Trong đó HST đồng ruộng là quan trọng nhất của HST no.

câu 21:PP NC HSTNN có dùng phiếu diều tra:

- PP điều tra thường đc sd nghiên cứu sâu với ~ mục tiêu lâu dài nhằm pt SX những vùng rộng lớn.Đối với cuộc phỏng vấn chính thức,phiếu đtra là tập hợp câu hỏi soạn sẵn dùng để thu nhập chủ yếu là ~ dữ kiện định lượng.

- Nội dung và cơ cấu PĐt tùy thuộc vào mục đích của cuộc phỏng vấn và thường đc soạn sơ khởi để điều tra thử,sau đó đc sữa chữa, bổ sung fu hợp với thực trạng và thực hiện điều tra chính thức.

- ~ cuộc phỏng vấn bán chính thức chỉ dùng bảng kê các câu hỏi then chốt , ng phỏng vấn sẽ pt cuộc phỏng vấn tùy thuộc đối đáp của ng đc PV

*Có 4 pp đt với các đối tượng khác nhau:

-PP hỏi ~ người am hiểu về sự việc (KIP)

Là 1 pp thong dụng để tìm hỉu thêm ỏ kiểm chứng ~ thông tin đã có từ truocs or đối chíu ~ thong tin thu nhập đc qua đtra phỏng vấn chính thức

KIP là nhóm người am hỉu nhất về chuyên đề nào đó, họ đại diện cho nhìu lĩnh vực khác nhau bao gồm nông dân, ng buôn bán.Số ng lý tưởng cho 1 KIP là từ 7-15ng.

- PV bán chính thức nông dân:

SD bản danh sách các thong tin cần thu nhập với các câu hỏi mở

- PV nhóm:

Ng điều tra dùng 1 bản danh sách các thông tin cần thiết để pv bán chính thức 1 nhomstwf 4-12ng.

Ng tham dự có thể hỏi - trả lời các câu hỏi của người khác trong nhóm hoặc của ng điều khiển.Căn cứ 1 ng làm thư ký ghi chép nội dung thảo luận.

- PV chính thức với nd chuyên sâu:

Đây là cuộc pv ngắn tập trung các câu hỏi có nd chuyên sâu .~ dữ kiện định lượng thu nhập đc có thể đưa lên bảng tính toán , thống kê để đánh giá các đđ của nông trại tại đ đ nghiên cứu.

Mục tiêu:cung cấp thông tin cho việc thiết kế các thí nghiệm về cơ cấu cây trồng,vật nuôi cho 1 vùng sx

Câu 23 Pt đặc điểm của SXNN?VD?

- Đối tượng của sxnn là cây trồng và vật nuôi

- Năng suất NN là cần thiết cho con người chứ ko phải cần thiết cho sin h vật.Vì vậy khuynh hướng của tự nhiên là luôn luôn diễn thế theo hướng trở về với trạng thái tự nhiên

- Hệ thống năng suất cao thâm canh là hệ thống ko bền vững,Sv năng suất cao là nằm trên ngưỡng của bệnh lý.Do đó con ng phải thường xuyên tác động để duy tri,giữ gin sự ổn định của các hệ sinh thái năng suất cao.

- NS NN là sự kết hợp giữa tiềm năng năng suất của giống và đk thể hiện tiềm năng đó.

- SP NN đc hình thành trong suốt quá trình, con ng phải thường xuyên tác động trong suốt cả quá trình điều khiển hợp lý 2 quá trình tích lũy và tiu hao để cho ns cuối cùng cao nhất>

- Quá trình sxnn trải rộng ra trên ko gian và kéo dài theo thời gian do đó muốn có ns cao phải tạo ra trạng thái phù hợp ở mỗi gđ pt,đồng thời phải tiến hành đtra thường xuyên.

- VD:

Câu 24 Trình bày đặc trưng và những ưu nhược điểm của sxnn trong gđ nông nghiệp công nghiệp hóa:

- Đặc trưng :con ng sd mạnh mẽ các vật tư công cụ là sp của cn hóa,máy móc cơ giới , chế phẩm hóa học và sinh học để tăng năng suất của cây trồng và tạo ra ns nn ngày càng nhiều

Đỉnh cao của nền nncn hóa là cách mạng xanh

CM xanh= giống ns cao+máy móc cơ giới +phân hóa học +thủy lợi

- Ưu điểm:

Tạo ra đc 1 lượng sp nn khổng lồ ,tăng ns lên hang chục lần,thậm chí hàng trăm lần so với trước đó

ĐÁp ứng nhu cầu lương thực và cứu đói nhân loại ,đặc biệt là trong những năm 50-60 của thế kỷ 20 khi mà loài người rơi vào tình trạng bùng nổ dân số

- Nhược

Gây hậu quả xấu cho sức khỏe con người và môi trường

Máy móc và cơ giới nặng chèn ép đất.Thuốc trừ sâu chẵng những tiêu diệt sâu hại mà còn tiêu diệt cả ~ sv có lợi cho ruộng đồng,hủy diệt các quá trình sinh học trong đất

Phân hóa học thuốc trừ sâu tích đọng trong đất gây thoái hóa đất,ô nhiễm môi trường đất và nước

Con người sd giống mới có ns cao đã dần quên các going cây trồng đia phương

Chất lượng sp của nên nn cn hoá kém có hại cho sk con ng

Câu 26:Nông lâm kết hợp là gì?Tại sao nông lâm kết hợp đc xem là 1 trong ~ phương thức sd đất hợp lý?

* Nông lâm kết hợp là 1 trong ~ phương thức sx kinh doanh có khoa học , nó kết hợp 1 cách hài hòa giữa cây NN và cây lâm nghiệp giữa trồng trọt và chăn nuôi, sd 1 cách đầy đủ nhất hợp lý nhất để sx ra nhiều sp mà ko ảnh hưởng tới đất đai môi trường sinh thái bền vững,ít tốn chi phi phí mang lại hiệu quả cao

* NLKH đc xem là 1 trong ~ phương thức sd đất hợp lý vì nó có thể áp dụng đc ở các vùng sinh thái khác nhau& đặc biệt phù hợp với đk khí hậu và đất đai ở nước ta có ý nghĩ quan trọng

- Về mặt kinh tế sự đa dạng trong mô hình này làm giảm tác hại của các loài sâu hại , tạo ra nhìu sp trên 1 đ/vị S

- Mô hình NLKH là 2 mô hình lấy ngắn nuôi dài,trong ~ năm đầu trồng cây lâm nghiệp ,làm sp nn để bù đắp cho ~ kinh phí đầu tư cây lâm nghiệp

- Về mặt sinh thái:là mô hình sinh thái bền vững có sự tác động qua lại giữa cây nn và cây lâm nghiệp đem lại ~ lợi ích thiết thực

+Cây NN: che phủ đất , chóng xói mòn giữ độ ẩm cho đất tạo đk cho cây lâm nghiệp pt

+Cây LN:chắn gió bão che nắng che mưa chống xói mòn tạo đk cho cay nn pt

=>Giữa cây nn và ln tạo nên sự đa dạng sinh học vì vậy có khả năng hạn chế sâu bệnh và đk rủi ro của môi trường

Câu 28: Khái niệm vùng sinh thái nông nghiệp?Nguyên tắc và cơ sở để phân vùng sinh thái nông nghiệp?Các vùng sinh thái nông nghiệp ở VN?

* Vùng sinh thái NN là 1 đơn vị ko gian hợp lý mà ở đó có cùng 1 kiểu khí hậu,1 kiểu địa mạo,1 nền nham thạch,1 loại đất mà ở đó tồn tại 1 hệ thống sinh thái nông lâm ngư nghiệp cụ thể.

- Thực chất của phân vùng STNN là đánh giá đúng tiềm năng & kn của đất đai khí hậu,bố trí hợp lý từng loại cây trồng ở mỗi vùng sinh thái khác nhau.

* Nguyên tắc phân vùng STNN:

- Nguyên tắc đồng nhất tương đối :Giống nhau tương đối về đk khí hậu đất đai.

- Nguyên tắc tổng hợp: Vùng sinh thái là kết quả tổng hợp của các yếu tố tự nhiên và xã hội

- Nguyên tắc về tính trộn: Trong thực tế các yếu tố tự nhiên trong 1 vùn sinh thái ko phải có giá trị như nhau.Phân vùng sinh thái cần pb sự ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau.Các yếu tố tự nhiên và xã hội ko giống nhau đến sự tồn tại của hệ.ở vùng này , tại thời điểm này tồn tại các yếu tố tự nhiên mang yếu tố quyết định cho cả hệ.

- Nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ :Nt này coi mỗi vùng sinh thái nông nghiệp là 1 đvị khép kin có ranh giới để phân biệt với các vùng lân cận ko lặp lại

*Cơ sở phan vùng sinh thái

- Dựa vào nhu cầu sinh thái của cây trồng

-Dựa vào đk khí hậu thời tiết của vùng

-Phối hợp cây trồng với khí hậu và đất

-Mức độ phù hợp đc quy định

+Rất thích hợp : Năng suất cây trồng >80% tiềm năng năng suất

+Thích hợp : >40-80% "

+Thích hợp có hạn: >20-40%

+Ko thích hợp

* Các vùng sinh thái ở VN:

ĐB sông hồng, Tây bắc, bắc trung bộ, nam trung bộ, tây nguyên, đông nam bộ, tây nam bộ đông bắc

Câu 29: Yêu cầu của 1 hệ thống cây trồng hợp lý và các nguyên tắc bố trí hệ thống cây trồng hợp lý trong hệ STNN?

*Yêu cầu của 1 hệ thống cây trồng hợp lý

-Yêu cầu về mặt tự nhiên:

+ Lợi dụng tốt nhất đk tự nhiên và tránh đc tác hại của thiên tai

+ Lợi dụng tốt nhất đặc tính sinh học của cây trồng,tránh đc các tác hại do sâu bệnh và cỏ dại.

-Y/C về mặt kinh tế:

+Đảm bảo sản lượng cao, chất lượng tốt,tỷ lệ sp hang hóa cao

+ Đảm bảo đầu tư lao động và vật tư có hiệu quả kinh tế cao

*N tắc của bố trí cây trồng hợp lý:

-Hệ thống cây trồng phải sd tốt nhất nguồn lợi nhiệt.Nguồn nhiệt đc biểu hiện = tổng số nhiệt độ. Mỗi loài cây trồng y/cầu nhất định về tổng số nhiệt đọ tùy theo time sinh trưởng và sự phản ứng với nhiệt dộ của nó. Có thể dựa vào tổng số nhiệt độ để sắp xếp các công thức cây trồng của từng vùng

-Hệ thống cây trồng phải sd tốt nhất nguồn lợi bức xạ: tùy thuộc vào nhu cầu ánh ánh sáng khác nhau của cây trồng mà bố trí cho phù hợp.Bố trí xen canh giũa cây ưa sáng với cây ưa bóng để đạt hiệu quả cao.

-Hệ thống cây trồng phải sd tốt nhất nguồn lợi nước

+Trong đk có nước: Tùy theo nguồn nước mà tưới quanh năm hay 1 thời gian

+Trong đk ko có nước : KN sinh trưởng của cây phụ thuộc vào mưa lượng mưa,sự phân bố mưa trong năm.

- Hệ thống cây trồng phải thích hợp với đk đất đai và sd tốt nhất đk đất đai

-Hệ thống cây trồng phải tránh đc thiệt hại do các đk khó khăn về khí hậu như bão lụt, hạn hán, nóng lạnh,sâu bệnh gây ra.

-Hệ thống cây trồng phải có tác dụng tăng độ phì cho đất, tránh làm cho đất kiệt quệ gây xói mòn or thoái hóa đất.

Hệ thống cây trồng phải đảm bảo việc sử dụng lao dộng hợp lý

Câu 30: tại sao hiện nay trong nông nghiệp lại sử dụng biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp? nội dung của phòng trừ sâu bệnh tổng hợp trong hệ sinh thái nông nghiệp?

* thực chất của việc phòng trừ sâu bệnh tổng hợp cũng là phương pháp điều khiển quần thể sinh vật trong hệ sinh thái. Hay nói cách khác áp dụng quan điểm sinh thái học vào việc phòng trừ sâu bệnh.

* Mục đích của phòng trừ sâu bệnh:

- hạn chế quần thể sinh vật gây hại dưới mức gây hại đáng kể (ngưỡng kinh tế)

- tránh hiện tượng côn trùng kháng thuốc

- giảm đến mức thấp nhất sự rối loạn các mối quan hệ giữa các sinh vật trong hệ sinh thái.

- Bảo vệ các sinh vật có ích.

- Bảo vệ môi trường

* phòng trừ sâu bệnh tổng hợp gồm các vấn đề sau:

- dùng thuốc với mục đích không phải để diệt sâu bệnh mà chỉ hạn chế sự phát triển của chúng, chỉ dùng thuốc hóa học lúc quần thể sinh vật bị hại vượt quá ngưỡng kinh tế.

- sử dụng các biện pháp phòng trừ chọn lọc, chỉ diệt đối tượng cần thiết không tiêu diệt các loài khác.

- Nâng cao hiệu quả của các cơ chế tự nhiên, điều hòa sinh vật có hại bằng cách thay đổi các biện pháp kỹ thuật như: luân canh, xen canh, hoặc trồng các loại cây cộn trùng kích thích

- Hạn chế sử dụng thuốc hóa học và tăng cường các biện pháp sinh học

Câu 31: phân tích tình hình sử dụng năng lượng trong hệ sinh thái nông nghiệp? Để phát triển nông nghiệp với sự đầu tư năng lượng tiết kiệm thì phải thực hiện các biện pháp nào?

* tình hình sử dụng :để phân tích tình hình sử dụng năng lượng trong nông nghiệp, người ta thường quy tất cả sức lao động và vật tư nông nghiệp thành năng lượng , với các mức tương ứng sau:

-lao động cơ bắp của người : 0,79 -1,72.10^ 6 J/h

-lao động gia súc (cày, kéo ):10,47.10^6 J/h

- phân hóa học nguyên chất

+đạm: 80.10^6 J/kg

+lân :14.10^6 J/kg

+kali :9.10^6 J/kg

-thuốc trừ sâu bệnh, cỏ dại:100.10^6 J/kg

- máy móc nông nghiệp:88.10^6 J/kg

-nhiên liệu :33,89-38,68.10^6 J/lit.

Các HST nông nghiệp cổ truyền, năng lượng thu hoạch trung bình đạt từ 1/10-1/20 so với lượng năng lượng đầu tư.Các HST nông nghiệp tiên tiến tỉ số này là 1/1,4-1/2,8 .Điều đó có nghĩa là năng suất các hệ sinh thái cổ truyền rất thấp so với các hệ sinh thái nông nghiệp tiên tiến.

Đào Thế Tuấn (1984) đã đưa ra phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa năng suất lương thực và năng lượng đầu tư như sau:

Y=1,536 +0,1815X -0,0018X^2 ;trong đó : Y :năng suất hạt (tấn/ha)

X:năng lượng đầu tư(10^9J/h)

Theo đó ,mức năng lượng đầu tư sẽ có được ở các mức năng suất tương ứng như sau:

Năng suất (tấn/ha) năng lượng đầu tư(10^9 J/ha)

2 3

3 9

4 16

5 26

6 43

Số liệu trên cho thấy năng suất tăng lên 1 lần thì năng lượng đầu tư cần phải tăng 2-3 lần và hiệu quả đầu tư tuân theo quy luật giảm dần.

* Các biện pháp:

-Tăng hiệu suất sử dụng năng lượng bức xạ của cây trồng và hiệu suất sử dụng thức ăn của gia súc..

-sử dụng năng lượng 1cách tiết kiệm. chẳng hạn tăng công suất và hiệu quả sử dụng của máy móc, cải tiến công cụ, tăng cường sử dụng sức kéo gia súc..

-ưu tiên các biện pháp sử dụng năng lượng vĩnh cửu (năng lượng mặt trời,gió.thủy triều...), tận dụng các phế liệu trong nông nghiệp

-phát triển các thành tựu sinh học để ứng dụng trong nông nghiệp (đạm sinh học, phòng trừ tổng hợp, tạo giống chống sâu bệnh...)

Câu 32: chu trình vật chất trong hệ sinh thái nông nghiệp? những biện pháp cơ bản để tăng lượng chất dinh dưỡng chu chuyển trong nội bộ hệ sinh thái nông nghiệp?

Theo tính toán về sự cân bằng dinh dưỡng của hệ thống nông nghiệp thế giới thì tổng lượng vật chất cây trồng lấy đi hàng năm là khoảng 220 triệu tấn để tạo ra chất hữu cơ.lượng vật chất được trả lại cho các hệ sinh thái nông nghiệp thông qua phân bón là 142 triệu tấn (chiếm 65% lượng lấy đi), trong đó lượng phân hữu cơ chiếm 45.7% tổng số phân bón.

Biện pháp:

-Tăng cường việc sử dụng lại các chất hữu cơ của hệ (phân chuồng, rác, chất thải, rơm rạ)

-tăng cường việc sử dụng đạm sinh học.đạm sinh học có nhiều nguồn khác nhau .do các sinh vật sống tự do trong đất do tảo lục,....

Trong thực tiễn việc sử dụng đạm sinh học trong sản xuất nông nghiệp, để tránh mất mát đạm cần tăng cường sử dụng các loại phân đạm dạng viên, chậm tan hoặc đạm trộn với các chất ức chế hoạt động của vi sinh vật

-Sử dụng hợp lý phân hóa học trong nông nghiệp

-Làm giảm sự mất chất dinh dưỡng từ các hệ sinh thái nông nghiệp

Câu 33: phân tích tại sao hiện nay trong nông nghiệp lại đặt ra vấn đề phát triển bền vững ? khái niệm nông nghiệp bền vững (NNBV) và những nét chủ yếu của NNBV?

Tl: phát triển bền vững là một khái niệm mới nảy sinh từ sau cuộc khủng hoảng môi trường, do đó cho đến nay chưa có 1 định nghĩa nào đầy đủ và thống nhất.Một số định nghĩa của khoa học Môi trường bàn về phát triển bền vững:

- Hội nghị môi trường toàn cầu Rio de Janerio(6/1992) đưa ra thuyết phát triển bền vững, nghĩa là sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên, bảo vệ Môi trường 1 cách khoa học đồng thời với sự phát triển kinh tế.

- Theo Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển thì ' phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của các thế hệ tương lai trong đáp ứng các nhu cầu cuar họ'

- Tổ chức FAO đã đưa ra định nghĩa:

Phát triển bền vững là sự quản lý và bảo vệ các nguồn lợi tự nhiên thỏa mãn nhu cầu của con người cho thế hệ hôm nay và thế hệ mai sau. Sự phát triển như vậy đảm bảo được đất đai, nước, nguồn lợi di truyền thực vật và động vật. Không làm thoái hóa môi trường có sức sống về kinh tế, thích ứng về kỹ thuật và chấp nhận được về xã hội.

* khái niệm nông nghiệp bền vững:

Nông nghiệp bền vững nói về thiết kế những hệ thống định canh lâu bền. Đó là 1 triết lý và 1 cách tiếp cận về sử dụng đất đai, liên kết tiểu khí hậu, cây trồng hằng năm và lưu niên, vật nuôi, đất, nước, và những nhu cầu của con người, xây dựng những cộng đồng chặt chẽ và có hiệu quả.

* những nét chủ yếu của nông nghiệp bền vững:

-đó là 1 hệ thống tạo ra những mô hình định canh lâu bền bằng cách kết hợp thiết kế và sinh thái.

- đó là 1 sự tổng hợp hiểu biết truyền thống với khoa học hiện đại, áp dụng cho cả thành thj và nông thôn.

- nông nghiệp bền vững lấy các hệ thống thiên nhiên làm mẫu và hành động hòa hợp với thiên nhiên, nhằm thiết kế những môi trường lâu bền cung cấp những nhu cầu cơ bản cho con người cũng như hạ tầng xã hội, kinh tế đảm bảo cho những nhu cầu đó.

- NNBV thúc đẩy chúng ta tham gia có ý thức vào việc giải quyết nhiều vấn đề đặt ra cho chúng ta ở phạm vi địa phương và toàn cầu.

Câu 34: nội dung của phát triển nông nghiệp bền vững?

Để đảm bảo được sự phát triển bền vững cho nông nghiệp, cần giải quyết 2 mặt của sự bền vững:

bền vững về mặt sinh thái:

- trong quá trình phát triển nông nghiệp, con người đã xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo để thay thế các hệ sinh thái tự nhiên và do đó làm giảm tính bền vững của chúng.

- Để phục hồi sự bền vững của các hệ sinh thái cần phải làm những công việc sau:

+ giảm bớt việc sử dụng năng lượng thương mại bằng cách dùng các biện pháp sinh học nhưng không làm giảm năng suất.

+ tái sử dụng nhiều hơn việc quay vòng vật chất trong hệ sinh thái nông nghiệp nhưng không làm giảm năng suất.

+ sử dụng tính thích ứng của cây trồng và vật nuôi trong các điều kiện sinh thái khó khăn bằng cách tăng tính chịu đựng của cả hệ thống cây trồng và biện pháp kỹ thuật thích ứng.

+ tạo lại sự đa dạng sinh học trong hệ sinh thái bằng cách bố trí hệ thống cây trồng và vật nuôi đa dạng. đa dạng hóa thành phần giống trong hệ sinh thái và tăng cường da dạng di truyền trong mỗi giống sử dụng.

 bền vững về mặt kinh tế xa hội

Quá trình phát triển nông nghiệp và nông thôn thực chất là sự phát triển từ 1 hệ thống nông nghiệp cổ truyền mang tính chất tự cung tự cấp sang một nền nông nghiệp hiện đại mang tính chất hàng hóa. Trong quá trình này, các xu hướng sau được phát triển:

+ lao động nông nghiệp và nông thôn giảm dần, năng suất lao động tăng lên.

+ quy mô nông trại tăng lên hoặc nông dân phải tăng cac việc làm phi nông nghiệp đẻ tăng thu nhập trên đầu người.

+ nông dân sử dụng nhiều hơn các đầu tư thương mại và kỹ thuật hiện đại do đó phụ thuộc vào hệ thống tín dụng.

+ quá trình sản xuất đa dạng hóa để tăng việc làm và tăng thu nhập.

+ phần bán được trong sản phẩm tăng lên và do đó nông dân càng phụ thuộc vào thị trường nhiều hơn.

Kinh nghiệm phát triển ở các nước cho thấy, quá trình này xảy ra rất khoa khăn do đó làm cho nông nghiệp phát triển không bền vững.

Nếu những khó khăn trên ko được khắc phục thì nông nghiệp ko thể nào phát triển bền vững được.Do đó, nhà nước phải có những chính sách giúp cho nông dân giải quyết các khó khăn thông qua các việc cụ thể:

+ cung cấp tín dụng có lãi suất thấp, tổ chức chuyển giao kỹ thuật,xây dựng cơ sở hạ tầng...

+ nhà nước giúp cho nông dân tự tổ chức lại đẻ giải quyết công việc của mình bằng các hoạt động tập thể .

Câu 35: đặc diểm tài nguyên đất ở Việt Nam?

- theo số liệu điều tra của Tổng cục Địa chính năm 2000 thì tổng diện tích đát tự nhiên ở VN là 32.924.000 ha, thuộc loại trung bình, xếp thứ 55 trong tổng số 200 nước trên thế giới. tuy nhiên do dân số nước ta quá đông nên diện tíh đất bình quân trên đầu người rất thấp chỉ đạt 0,46ha/người, thuộc loại thấp nhất thế giới , xếp thứ 120 và bằng 1/6 bình quân của thế giới.

trong tổng số gần 33 triệu ha diện tích đất tự nhiên,đất dành cho sản xuất nông nghiệp chiếm 28,38% (9,345 tr ha), đất lâm nghiệp chiếm 35,08%(11,55 tr ha), đất chuyên dùng 4,46%(1,53tr ha), đất chưa sử dụng 28,27% (9.309tr ha)

như vậy, đến nay bình quân đầu người đất nông nghiệp của ta là khoảng 0,12ha, gần thấp nhất thế giới (sau Nhạt Bản).

- theo kết quả nghiên cứu của Hội khoa học đất VN,tài nguyên đất của VN rất đa dạng về loại hình thổ nhưỡng, bao gồm 10 nhóm, và 54 đơn vị đất.trong đó có 11 nhóm chính sau:

TT loại đất - diện tích

1đất cát 533.434

2đất mặn thời vụ(mùa khô) 825.255

12 Đất mặn thường xuyên 446.991

3đất phèn 587.771

4đất phù sa 3.400.059

5đất xám 2.347.829

6đất đen than bùn 250.773

7đất đỏ bazan2.683.931

8đất đỏ vàng14.808.931

9đất mùn đỏ vàng trên núi 3.503.024

10đất thung lũng 378.914

11đất xói mòn trơ sỏi đá 405.727

Tính chất phong phú chủ của các loại đất là điều kiện thuận lợi để đa dạng hóa cây trồng. tuy nhiên địa hình nước ta đa số là đồi núi, khí hậu mưa nhiều, nhiệt độ không khí cao, các quá trình khoáng hóa diễn ra mạnh trong đất, nên đất dễ bị rửa trôi, xói mòn dẫn đến thoái hóa, khó có thể phục hồi trạng thái màu mỡ như ban đầu.

Câu 36: nguyên nhân và hậu quả của xói mòn đất vùng đồng bằng và vùng đất dốc ở việt nam? Biện pháp khắc phục?

Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới ẩm và có lượng mưa tương đối lớn( từ 1800mm-2000mm)nhung lại phân bố không đều và tập trung chủ yếu trong các tháng của mùa mưa từ tháng 4-5 đến tháng 10,riêng vùng duyên hải miền trung thì lượng mưa bắt đầu và kết thúc muộn hơn từ tháng 2 dến tháng 3.lượng mưa lớn và lại tập trung tạo ra dòng chảy có cường độ rất lớn, đây là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng xói mòn đất ở việt nam.hằng năm nước của các con song mang phù sa đổ vào biển đông khoảng 200 triệu tan.người ta ước tính trung bình 1m3 nước chứa từ 50g-400g phù sa,riêng đồng bằng song hồng 1.000g/m3 và có khi đạt đến 2000g/m3.

-độ che phủ rừng của nước ta thấp. bình quân trên đất dốc không che phủ hoặc khai thác không hợp lí,đất xói òn khoảng 150-200 tấn/ha.từ năm 1983 dến 1994 trên cả nước ta có khoảng 1,3 triệu ha rừng đã bị khai phá để lấy gỗ và lấy đất trồng trọt,gây nên sự xói mòn và rửa trôi lớp đát mặt làm cho đất ở các nơi này càng ngày càng trở nên bạc màu.chỉ tính riêng cho các vùng phía bắc song hồng và dọc theo dãy trường sơn thì đã có khoảng 700.000 ha đất bị bạc màu.

- đất đai nước ta đa số là đất đồi núi cao chiếm ¾ tổng diện tích, trong đó có khoảng 17 triệu ha là đất dốc trên 25độ. Do vậy tốc độ xói mòn, rửa trôi ngày 1 thêm trầm trọng.

- ngoài ra gió cũng là nguyên nhân gây ra sự xói mòn đất.mặc dù nó ít nghiêm trọng hơn nhưng cũng là vấn đề đáng quan tâm ở các vùng duyên hải,vùng trung du và vùng núi.

Câu 37: trình bày nguyên nhân và hậu quả của quá trình chua hóa đất ở việt nam?biện pháp khắc phục và sử dụng có hiệu quả các vùng đất chua?

- do bón phân hóa học không hợp lí:

hiện tượng chua hóa thường xảy ra mạnh mẽ ở vùng đồng bằng song hồng,do việc sử dụng phân bón vô cơ.

Một số phân chua sinh lí thường chứa gốc: SO4,NO3,CL...kết hợp với H cộng trong đất làm cho đất bị chua.một số phân chế biến bằng axit tồn dư các acid làm cho đất bị chua.

- do mưa axit: nguyên nhân là bầu khí quyển bị ô nhiễm bởi các chất khí như CO2,SO2.. các chất này kết hợp với hơi nước trong không khí tạo thàh H2CO3, H2SO4..gây mưa acid.

- Hiện tượng chua phèn đặc biệt xảy ra ở vùng đồng bằng song cửu long,do các sản phẩm pyrite(H2S,FES2) bị oxy hóa vào mùa khô để hình thành H2SO4,do đó PH giảm đột ngột từ 5,5 xuống 2,5 và hàm lượng FE +3, AL 3+ di động tăng đột ngột từ 30-440mg/100g đất,làm cho hàng ngàn ha đất ở các tỉnh nam bộ bị hoang hóa.

Câu 37: trình bày nguyên nhân và hậu quả của quá trình mặn hóa đất ở việt nam? biện pháp khắc phục?

Ước tính nước ta có khoảng 120000ha đất bị mặn hóa thứ sinh.

+do tự nhiên:

- gió, bão , lũ lụt, sóng thần...làm cho nước biển tràn vào ruộng đồng,khu dân cư.

- do hạn hán: về mùa khô lượng nước ở các con sôg hạ thấp làm cho các mực nước biển xâm lấn vào, ddaatss trơ nên mặn.

+ do tác động của con người:

- hiện tượng mặn hóa thứ sinh xảy ra phổ biến ở những vùng nông nghiệp áp dụng biện pháp tưới tràn.hiệu suất sur dụng nước của biện pháp tưới này chỉ đạt 30-40% còn lại ngấm xuống đất làm dâng các mạch nước ngầm, các loại muối hòa tan trong nước ngầm như Nacl,NaHCO3,Na2Co3..theo cac mạch mao dẫn đi lên tầng đất mặt,làm cho đất bị mặn hóa.

- ngày nay 1 trong những nguyên nhân quan trọng làm cho đất bị mặn là việc chuyển đất nông nghiệp thành đất nuôi trồng thủy sản.

Câu 38: ô nhiễm đất do tác nhân hóa học? biện pháp khắc phục.

+ ô nhiễm do phân bón hóa học:

Phân bón hóa học được rải trong đất nhằm gia tăng năng suất cây trồng.nguyên tắc là khi người ta lấy đi của đất các chất cần thiết cho cây thì người ta sẽ trả lại cho đất qua hình thức bón phân.trong các phân bón sử dụng nhiều nhất ta có thể kể phân đạm,phân lân và phân kali.ngoài ra còn bón vôi và thạch cao.

- các loại phân bón khi xâm nhập vào đất 1 phần được tích lũy trong đất ở trạng thái hấp phụ hoặc chuyển hóa hóa học,1 phần được thực vật sử dụng,1 phần bị rửa trôi vào các nguồn nước và 1 phần bay vào khí quyển dưới dạng khí và hơi.

Việc lạm dụng phân bón hóa học ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định của hệ sinh thái đất.sự tích lũy liên tục những kim loại,á kim loại độc hại ở dạng không tinh khiết của phân bón làm thay đổi tính chất vật lý của cấu trúc đất,ảnh hưởng khả năng giữ nước của đất.

Đất bị ô nhiễm do phân bón hóa học có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người.sử dụng lượng phân bón hóa học với liều lượng cao làm gia tăng lượng Nitrat trong thực vật.lượng đạm cao có tác hại cho sức khỏe vì chúng gây ra 2 bệnh nguy hiểm: 1 là hội chứng trẻ xanh ở trẻ em,thể hiện qua việc ion NO2 kêts hợp với Hemoglobin tạo thành methemoglobinemie làm cho hô hấp khó khăn.thứ 2 là bệnh ung thư dạ dày người lớn.do Nitrit được hình thành trong ống tiêu hóa có thể kết hợp với 1 loại amin thứ cấp tạo thành Nitrosamine là 1 chất gây ung thư mạnh.

Các hợp chất trong phân Superphosphate (theo Barows,1996)

Arsenic 2,2-12ppm

Cadmium 50-170

Chlomium 66-243

Cobalt 0-9

Đồng 4-79

Chì 7-92

Nicken 7-32

Selenium 0-4,5

Vanadium 20-180

Kẽm 50-1490

Nhưng lạm dụng phân bón không chỉ đe dọa sức khỏe con người mà còn làm mất ổn định hệ sinh thái nông nghiệp.kiểu canh tác dùng nhiều phân vô cơ,kết hợp với việc ngưng quay vòng của chất hữu cơ trong đất trồng,tạo nên 1 đe dọa nghiêm trọng trong việc giữ phì nhiêu của đất.là do sự tích lũy liên tục các chất tạp có trong phân hóa học và sự biến đổi cấu trúc của đất.thành phần chất hữu cơ của đất bị giảm nhanh và khả năng giữ nước và thoát nước của đất bị thay đổi.

+ ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật:

để bảo vệ mùa màng trong nông nghiệp người ta thường dùng các loại thuốc trừ sâu bọ,thuốc diệt cỏ,thuốc diệt nấm,thuốc diệt chuột...tất cả các loại thuốc đều gây ô nhiễm môi trường nhất là các hợp chất hữu cơ tổng hợp.

Việc sử dụng ngày càng rộng rãi thuốc trừ sâu đã được tiến hành trên 40 năm nay ở nhiều nước trên thế giới.ở việt nam,theo thống kê của Viện bảo vệ thực vật,lượng thuốc trừ sâu đang mỗi ngày 1 tăng:từ 33000 tấn vào đầu năm 1990,đến năm 2003 tăng lên 45000 tấn năm 2005 là 50000 tấn.nhiều loại thuốc trừ sâu cực độc đã bị cấm sử dụng ở VN nhưng vẫn còn lưu thông trên thị trường và loại thuốc trừ sâu cực độc này vẫn được sử dụng.

Trung bình có 50% lượng hóa chất bảo vệ thực vật đã ngấm xuống đất.

+ ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt:

khoảng 50% chất thải trong công nghiệp là chất thải rắn.trong đó có 15% gây độc nguy hiểm.điều đáng lo ngại là các phế thải công nghiệp thường làm ô nhiễm đất bởi các hóa chất và kim loại nặng.

- ô nhiễm do kim loại nặng (KLN)

Các KLN là nguồn chất độc nguy hiểm đối với HST đất.những KLN có tính độc cao nguy hiểm là: Hg, camidi(Cd), chì(Pb),niken(Ni),các KLN có tính độc mạnh như: asen,crom,mangan..

Trong thực tế có KLN nếu ở hàm lượng thích hợp rất cần cho sự inh trưởng và phát triển của thực vật.nhưng nếu chúng tích lũy nhiều trong đất sẽ rất độc hại.

Hầu hết các KLN đều gây ung thư.

Ngoài ra 1 số làng nghề rèn đúc đã thải ra các xỉ quặng như:Fe,Cu,Pb....làm ô nhiễm đất 1 cách trầm trọng.

- ô nhiễm do các hợp chất hóa học hữu cơ độc:

ví dụ: phenol là chất thải của công nghiệp dệt,công nghiệp luyện kim đen...khi thấm vào đất,nhất là kết hợp với clo ở những đất bị ô nhiễm mặn tạo thành chlorophenol độc,nếu hàm lượng vượt quá 25-30mg/kgđất thì sẽ gây độc cho cây và làm chết động vật đất.

Câu 39: Vai trò của bảo vệ môi trường rừng ? tại sao nói rừng nhiệt đới là "lá phổi xanh của hành tinh"

Ngoài ý nghĩa kinh tế, rừng còn đóng vai trò quan trọng trong tự nhiên, tham gia vào chu trình trao đổi chất và chu trình nước,cân bằng nhiệt cân bằng không khí:

+ vai trò phòng hộ:

- rừng đầu nguồn đóng vai trò trong việc phòng hộ,thảm thực vật rừng làm tăng khả năng giữ ẩm cho đất,chống hiện tượng xói mòn đất, giữ độ phì cho đất.rừng ngăn gió bão,ngăn lũ lụt,lũ quiets,góp phần ngăn chặn sự bồi đắp cảu các hồ chứa,các dòng song.

- Rừng ven biển hạn chế sức tàn phá cảu các cơn bão,chắn gió,chắn sóng,ngăn chặn nạn cát di động phủ lấp đồng ruộng và các công trình khác.

Rừng ngập mặn có tác dụng cố định đất phù sa,tạo điều kiện cho đất bồi tụ,chắn sóng bảo vệ bờ biển.

+ vai trò điều hòa chế độ nước:

Rừng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước ngọt liên tục cho con người.rừng là nơi giữ nước và tham gia điều tiết nước.rễ cây rừng đâm vào đấttạo điều kiện thuận lợi để nước xuống vào các tầng đất sâu hơn hình thành nên những mạch nước ngầm,điều chỉnh chế độ thủy văn của các dòng song,hạn chế thiên tai.bởi vậy sự khai thác rừng bừa bãi gây nên sự kiệt dòng chảy về mùa khô và lũ lụt về mùa mưa.

+ rừng đóng vai trò quan trọng trong sự cân bằng nhiệt

Rừng hấp thụ ánh sáng trực tiếp của mặt trời,làm giảm bớt tác hại của nhiệt độ từ bức xạ mặt trời lên sinh vật ở cạn,nhiệt đọ không khí rừng thấp hơn nhiệt độ đất trông khoảng 3-5 độ.rừng ngăn gió rét về mùa đông.sự thoát hơi nước của thực vật rừng là giảm nhiệt độ về mùa hè.

+ điều hòa không khí:rừng hấp thụ CO2 thải O2 là cân bằng hàm lượng CO2 và O2 trong không khí.

+rừng còn là màng bọc cho không khí trong lành,cản khói bụi.

* Nói rừng là " lá phổi xanh của hành tinh".Tại vì:rừng điều hòa không khí.hấp thụ CO2 thải O2,cân bằng hàm lượng CO2 và O2trong không khí.rừng là mạng lọc cho không khí trong lành,cản khỏi bụi,hạn chế nhiều loại vi khuẩn và víu gây bệnh.

Câu 40: Đ2 tài nguyên rừng ở việt nam?

- Ba phần tư diện tích nước ta thuộc về rừng và đồi núi. Rừng nước ta ở khu vực nhiệt đới nên khá đa dạng về loại rừng.

Rừng nước ta ngoài phân bố trên các vùng đồi núi còn có rừng ven biển và rừng ngập mặn. ở đau rừng cũng có vai trò phòng hộ và bảo vệ môi trường rất tốt.

Rừng việt nam có độ đa dạng sinh học cao, là trung tâm thu nhập các luồng thực vật và động vật từ phía bắc xuống, phía tây qua, phía nam lên và từ đây phân bố đến các nơi khác trong vùng.

Việt nam có nhiều loại rừng với nhiều thực vật động vật quý hiếm mà các nước ôn dới khó có thể tìm thấy được.

+ về thực vật; có 13766 loài thực vật : 11373 loài thực vật bậc thấp và 2393 loài thực vật bậc cao

Ngoài những cây làm lương thực, thực phẩm, cây lấy gỗ, rừng việt nam còn có những cây được sử dụng làm dược liệu có khoảng 1500 loài trong đó có 75% là cây hoang dại

+ về động vật : đa dạng ngoài các động vật đặc hữu việt nam còn có những loài mang tính chất tổng hợp của khu hệ động vật niền nam trung hoa, ấn độ ...

Hiện tại có khoảng 828 loài chim, 276 loài thú, 180 loài bò sát, 84 loài lưỡng cư, 8264 loài côn trùng, 554 loài cá nước ngọt và 1650 loài cá ở rừng ngập mặn và biển có nhiều loại có giá trị kinh tế cao, có nghĩa khoa học những loài quý hiếm có trong sách đỏ.

- trong những năm qua. S rừng việt nam k ngừng bị giảm xuống do.

+ do con người khai thác quá mức

+ do chuyển đất rừng thành đất sản xuất :

+ do canh tác nương rẫy và phương thức du canh du cư

+ do cháy rừng

+ do chiến tranh

Câu 41: nguyên nhân làm tài nguyên rừng việt nam bị giảm ?biện pháp khác phục ?

* nguyên nhân:

- do con người khai thác quá mức vượt quá khả năng phục hồi của rừng

- do chuyển đất rừng thành đất sản xuất các loại cây có giá trị kinh tế

- do canh tác nương rẫy và phương pháp du canh du cư

- do cháy rừng

- do chiến tranh

* biện pháp khác phục:

- bảo vệ rừng : trồng rừng phủ xanh đất trồng, bảo vệ rừng phòng hộ , vườn quốc gia ...

- xd các hệ thống khu bảo vệ thiên nhiên

Khu bảo vệ là rừng phòng hộ , rừng đặc dụng hệ thống các rừng quốc gia và khu dự trữ thiên nhiên.

- trồng rừng:

Khai thác phải đi đôi với phục hồi và trồng lại rừng

Một số nơi trồng các loại cây: bạch đàn, rừng bồ đề

Để nâng cao hơn nữa rừng trồng nhân tạo cần đầu tư thâm canh

Chúng ta đã thực hiện 2 chương trình quốc gia về trồng rừng :

Chương trình 327 thực hiện 1993 sau đó bổ sung năm 1995 và chương trình phục hồi 5 triệu ha rừng kéo dài 13 năm từ 1998- 2010

- khai thác rừng hợp lí:

+ đối với rừng tự nhiên còn giàu gỗ: chặt những cây đến tuổi khai thác, cây già, sâu bệnh... phát huy khả năng tái sinh những cây có giá trị kinh tế

+ đối với rừng tự nhiên đã bị khai thác kiệt:

_ làm giàu rừng bằng cách kết hợp giữa tái sinh tự nhiên và tái sinh nhân tạo

_ trường hợp rừng tự nhiên quá nghèo, khả năng tái sinh kém thì chặt rừng nghèo kiệt theo băng rộng, chừa lại những băng hẹp để che chắn những yếu tố bất lợi cho cây mới trồng

- Sử dụng rừng hợp lí

+ kinh doanh rừng lâm sản quý

+ kinh doanh chim thú rừng

+ sử dụng rừng vào mục đích văn hóa và nghỉ ngơi giải trí

+ sử dụng rừng để đảm bảo nguồn nước ngọt cho sinh hoạt thủy lợi thủy điện

+ sử dụng rừng để phát triển sản xuất nông lâm kết hợp

Câu 42: các khu bảo tồn thiên nhiên và ý nghĩa khi xd các khu bảo tồn thiên nhiên.

Khu bảo tồn thiên nhiên là những khu thiên nhiên quan trọng còn giữ được nguyên vẹn (hoặc gần như nguyên vẹn) hoặc những khu điển hình các cảnh quan đẹp, độc đáo hoặc có giá trị khoa học, giá trị văn hóa sau:

+ khu bảo vệ tuyệt đối: giành cho nghiên cứu khoa học, giữ ở trạng thái tự nhiên k có tác động của con người

+ vườn quốc gia: khu bảo vệ thiên nhiên nổi tiếng, có tính quốc gia hoặc quốc tế, k bị hoạt động của con người biến đổi quá nhiều, phải có S đủ lớn và thường cấm khai thác.

+ các kỳ qsss thiên nhiên: nhằm bảo vệ các khu có ý nghĩa độc đáo về 1 mặt nào đó, có thể có S nhỏ

+ khu bảo tồn được quản lý; để bảo vệ 1 loài 1nhóm loài nào đó

+ khu bảo vệ vùng đất hay vùng biển: có những địa điểm cần bảo vệ cho những hoạt động bình thường hay truyền thống nào đó.

+ khu bảo tồn tài nguyên: nhằm bảo vệ tài nguyên của 1 vùng để sử dung trong tương lai

+ khu bảo tồn nhân chủng: ở đây có 1 nhóm dân tộc đặc biệt nào đó, giữ được mối quan hệ tốt đẹp với thiên nhiên, k để nền văn hoá mới làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của họ.

+ vùng đất đa dạng có nhiều nguồn lợi

+ khu bảo vệ sinh quyển: là khu bảo vệ của tổ chức "con người và sinh quyển "

+ khu di sản quốc tế: là các kỳ quan được thế giới đánh giá ở mức độ cao

Câu 43: trình bày đ2 tài nguyên nước trên thế giới:

- nước bao phủ 71% S của quả đất trong đó 97% là nước mặn, còn lại là nước ngọt. có 0.5 % nước ngọt trong sông suối, ao, hồ là con người đã và đang sử dụng. lượng nước ngọt được con người sử dụng thường có nguồn gốc ban đầu là nước mưa trên toàn bộ trái đất là 105000km3/năm

- trên thế giới ước tính khoảng 40% lượng nước sử dụng trong công nghiệp, 50% cho nông nghiệp và 10% cho sinh hoạt

- trữ lưọng nước trên thế giới khá phong phú, tuy nhiên lượng nước đó lại phân bố k đều trên bề mặt đất. lượng mưa tb ở sa mạc dưới 100mm/năm trong khi lượng mưa ở vùng nhiệt đới lại rất cao, nhiều nơi bị hạn hán trong khi nhiều vùng bị mưa và ngập lụt hàng năm

- hiện trạng khan hiếm nước sạch vẫn còn tồn tại ở nhiều nước trên thế giới đặc biệt là ở châu phi họ phải sử dụng nước ở các nước cạn và ao tù dễ bị nhiễm bẩn do chất thải của con người và động vật

- con người ngày càng khai thác và sử dụng nhiều tài nguyên nước hơn, làm cho nguồn nước sạch có nguy cơ giảm về trữ lượng, gây ra sự thay đổi mạnh mẽ về cân bằng nước trong tự nhiên.

Câu 44: trình bày đ2 của tài nguyên nước ở việt nam:

- Việt nam nằm trong vùng nhiệt đới ẩm có lượng mưa tương đối lớn tbình từ 1800-2000mm, gấp 2.6 lần lượng mư trung bình của vùng lục địa trên thế giới tổng lượng mưa trên toàn lãnh thổ là 650km3/năm

- VN có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc và phân bố tương đối đồng đều trên lãnh thổ, có khoảng 2500 con sông có độ dài trên 10km trung bình 20km có cửa sông

- nước ngầm là bộ phận tài nguyên thiên nhiên dồi dào ở nước ta

- ngoài ra, tài nguyên nước khoáng và nước nóng của VN rất đa dạng về kiểu loại và rất phong phú có tác dụng chữa bệnh đồng thời có tác dụng giải khát và nhiều công dung khác

- đến nay chúng ta đã xd được hàng trăm hồ chứa nước dạng vừa và nhỏ. Nước ta có trên 3000km bờ biển , thềm lục địa và lãnh hải k những là thuận lợi về tài nguyên nước mà cả về tài nguyên sinh vật.

Câu 45:định nghĩa ô nhiễm nước, 1số chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễm nước ?các tiêu chuẩn liên quan đến môi trường nước ?

* định nghĩa:

Nước bị coi là ô nhiễm khi trong nước chứa 1chất hoặc 1 số chất với lượng nước quá ngưỡng cho phép gây tác động xấu đối với con người và sinh vật. khi nước bị ô nhiễm các tính chất của nước bị thay đổi

+ thay đổi tính chất vật lí của nước: nhiệt độ , màu sắc, mùi vị...

+ thay đổi tính chất hóa học của nước: thay đổi về thành phần và hàm lượng các chất hóa học trong nước, thay đổi phản ứng của nước

+ thay đổi tính chất sinh học của nước : là những thay đổi thành phần và mật độ sinh vật trong nước.

* 1 số chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễm nước:

- để xđ mức độ ô nhiễm nước người ta thường dùng hệ thống thông số đánh giá chất lượng môi trường nước sau:

+ các thông số vật lí : nhiệt độ, màu sắc, mùi vị....

+ các thông số hóa học: độ ph, lượng các chất lơ lửng, chỉ số BOD, COD...

+ các thông số sinh học: tổng số vị khuẩn hiếm khí, kị khí...

- trên thực tế, người ta thường sử dụng 1 thông số để dánh giá chất lượng nước sau đây:

+ hàm lượng các chất lơ lửng : là các chất k tan trong nước và được xđ bằng cách lọc 1 mẫu nước qua giấy lọc tiêu chuẩn

+ DO: là lượng oxi hòa tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước được tạo ra do sự hòa tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo.

+ BOD: là lượng oxi cần thiết để oxy hóa bởi các vsv các chất bản hữu cơ trong nước trong 1 khoảng thời gian xđ

+ COD: là lượng oxy cần thiết để oxy hóa bởi các chất oxy hóa, chất bẩn hữu cơ có trong nước

+ hàm lượng các chất vô cơ

+ coliform: là chỉ tiêu đo mức độ nhiễm khuẩn của nước

* các loại tiêu chuẩn liên quan đến môi trường nước:

- tiêu chuẩn chất lượng nước nguồn: dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt cho dân cư, cho nông nghiệp, công nghiệp, vui chơi, giải trí

- tiêu chẩn nước cấp trực tiếp cho từng đối tượng như ăn uống, sinh hoạt...

- tiêu chuẩn chất lượng nước thải cho phép xả vào các vực nước tự nhiên như sông, hồ...

Câu 46: trình bày nguyên nhân và hậu quả gây ô nhiễm nước do tác nhân hóa học? hãy đề xuất các biện pháp khắc phục?

* nguyên nhân :

- do tự nhiên: núi lửa, gió cuốn bụi lên làm ô nhiễm nước, do mưa là chủ yếu

- do hoạt động của con người

+ do nước thải công nghiệp

+ do nước thải nông nghiệp

+ do nước thải sinh hoạt, nước tắm giặt, cống rãnh, công trình vệ sinh

Tác nhân:

+ tác nhân hóa học: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, các loại nước sát trùng...

+ tác nhân lí học: nhiệt độ, mùi, vị, các chất phóng xạ...

+ tác nhân sinh học: vsv gây bệnh, các loại nấm, tảo, giun sán...

* Hậu quả:

- hậu quả ô nhiễm do tác nhân hóa học:

+ dầu mỏ: làm thay đổi mùi vị của nước làm hại vsv trong nước

+ cacbuahydro thơm , các amin thơm và các hợp chất chứa nitơ: tác nhân gây ung thư, dị dạng ở người

+ các hợp chất phenol: dễ kết hợp với clo tạo thành cloruaphenol rất độc, thường có trong rác thải của nhà máy hóa chất.

+ các kim loại nặng; k phân giải trong tự nhiên, tích đọng dần trong cơ thể sinh vật và môi trường. con người sử dụng nước có kim loại nặng thì bị rối loạn thần kinh,nặng sẽ bị tâm thần.

+ các chất giặt tẩy tổng hợp; gây ô nhiễm nước trong chất tẩy có chất ABS hòa tan các vết bẩn vào nước, gây ô nhiễm môi trường

+ các hóa chất sử dụng trong nông nghiệp:

Thuốc trừ sâu bệnh có tác dụng xấu đến sức khỏe con người

Thuốc trừ cỏ, chất kích thích sinh trưởng: gây ung, thư dị dạng, quái thai ở người

Phân hóa học: gây hiện tượng phú dưỡng, ô nhiễm nặng cho nước

* Các biện pháp khắc phục:

- bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, bảo vệ lớp phủ thực vật trong các hệ sinh thái tự nhiên

- xd các khu an toàn cung cấp nước

- cải biến công nghệ để giảm lượng chất thải trong các nhà máy

+ quay vòng sử dụng lại nước trong các nhà máy để giảm đến mứo thấp nhất lượng nước thải ra môi trường ngoài

+ hạn chế chất thải = cách cải tiến công nghệ và sử dụng lại các chất thải trong các nhà máy, thay đổi sử dụng vật liệu ít có tác động đến con người và môi trường

- tăng cường việc xử lí nước thải để tăng lượng nước hoàn lại trong sử dụng và chống ô nhiễm nguồn nước

+ xd hồ xử lí, đổ trực tiếp nước thải vào sông

+ sử dụng các biện pháp hóa học, lí học như điện phân kết tủa, phản ứng oxy hóa hoặc khử, trung hòa = hóa chất thích hợp

+ nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ các nguồn nước khỏi bị ô nhiễm

Câu 47:trình bày nguyên nhân và hậu quả gây ô nhiễm nước do tác nhân hợp chất hữu cơ dễ bị phân hủy? hãy đề xuất các biện pháp khắc phục?

* nguyên nhân :

- do tự nhiên: núi lửa, gió cuốn bụi lên làm ô nhiễm nước, do mưa là chủ yếu

- do hoạt động của con người

+ do nước thải công nghiệp

+ do nước thải nông nghiệp

+ do nước thải sinh hoạt, nước tắm giặt, cống rãnh, công trình vệ sinh

Tác nhân:

+ tác nhân hóa học: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, các loại nước sát trùng...

+ tác nhân lí học: nhiệt độ, mùi, vị, các chất phóng xạ...

+ tác nhân sinh học: vsv gây bệnh, các loại nấm, tảo, giun sán...

* Hậu quả:

- hậu quả ô nhiễm do các chất hữu cơ dễ phân giải gây ra:

+ TH chất hữu xơ ít: gây ô nhiễm ít, ít tác động đến môi trường

+ TH chất hữu cơ cao và nguồn nước thải tiếp tục duy trì nồng độ cao, lượng oxy hòa tan k đủ cho vi khuẩn hiếm khí hoạt động: gây bệnh cho người, bệnh tả, trứng giun sán, nước có màu đen, bốc mùi thối, bị ô nhiễm trầm trọng.

* Các biện pháp khắc phục:

- bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, bảo vệ lớp phủ thực vật trong các hệ sinh thái tự nhiên

- xd các khu an toàn cung cấp nước

- cải biến công nghệ để giảm lượng chất thải trong các nhà máy

+ quay vòng sử dụng lại nước trong các nhà máy để giảm đến mứo thấp nhất lượng nước thải ra môi trường ngoài

+ hạn chế chất thải = cách cải tiến công nghệ và sử dụng lại các chất thải trong các nhà máy, thay đổi sử dụng vật liệu ít có tác động đến con người và môi trường

- tăng cường việc xử lí nước thải để tăng lượng nước hoàn lại trong sử dụng và chống ô nhiễm nguồn nước

+ xd hồ xử lí, đổ trực tiếp nước thải vào sông

+ sử dụng các biện pháp hóa học, lí học như điện phân kết tủa, phản ứng oxy hóa hoặc khử, trung hòa = hóa chất thích hợp

+ nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ các nguồn nước khỏi bị ô nhiễm

Câu 48: hiện tượng hiệu ứng nhà kính là gì? Nguyên nhân hậu quả của hiện tượng này? Biện pháp khắc phục?

* khái niệm: hiệu ứng nhà kính là hiện tượng trái đất nóng lên do sự gia tăng hàm lượng khí nhà kính như co2, so2, No2, CH4... trong đó co2 là nguyên tố chủ yếu gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính.

* nguyên nhân:

Bức xạ mặt trời chiếu xuống trái đất bao gồm cả những bức xạ sóng ngắn nên dễ dàng xuyên qua lớp khí và tầng ozôn để tới mặt đất. ngược lại bức xạ nhiệt độ từ mặt đất phát xạ vào khí quyển gồm những bức xạ sóng dài nên bị lớp khí co2, CH4 ngắn lại và bị hấp thu làm tăng nhiệt độ của khí quyển bao quanh mặt đất

* hậu quả:

- làm cho nhiệt độ trái đất gia tăng gây hiện tượng nóng lên toàn cầu. băng ở 2 cực trái đất tan, tuyết tan, nước biển làm chìm ngập những vùng thấp và các hải đảo, nhiều quốc gia

Từ 1973 đến nay lượng tuyết hàng năm bao phủ lục địa bắc bán cầu đã giảm xuông 8% . năm 1950- 1969 băng ở vùng núi alps giảm 50%

- hiện tượng nước biển loãng đi dòng hải lưu bị lệch hướng tạo nên những vùng khí hậu giá lạnh và những nơi nong bức dẫn đến sự thay đổi thất thường của khí hậu, hạn hán lũ lụt sẽ thường xuyên hơn mưa bão dữ dội hơn

* biện pháp khắc phục:

- quản lí, kiểm soát chất lượng môi trường k khí = pháp luật, = chỉ tiêu tiêu chuẩn về chất lượng môi trường k khí

- quy hoach sử dung đô thị và khu công nghiệp trên tinh thần hạn chế tối đa sự ô nhiễm k khí khu dân cư

- xd công viên hàng rào cây xanh trồng cây 2 bên đường để hạn chế hạn chế bụi hạn chế tiếng ồn, cải thiện chất lượng môi trường k khí thông qua sự hấp thụ co2 trong quang hợp.

- áp dung các biện pháp công nghệ, lắp đặt các thiết bị thu lọc bụi, xử lí khí độc trước khi thải ra k khí

Câu 49.Nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng mưa acid?biện pháp khắc phục?

*nguyên nhân: mưa acid và sương mù acid được gây ra bởi những hợp chất hoá học như: SO2, NO, Cacbuahydro bay hơi được thải trừ từ các nền công nghiệp, trung tâm nhiệt điện, giao thông vận tải, nông nghiệp,...hơi nước trong các đám mây sẽ bị nhiễm các hoá chất của các loại khí thải này, chúng phản ứng với nhau để tạo thành acid:H2SO4, HNO3...tạo mưa acid trên mặt đất gây hại cho nhiều hệ sinh thái

*hậu quả:

-mưa acid làm cho đất bị acid hoá thứ sinh

-mưa acid gây ra phàn ứng huỷ diệt các hệ sinh thái dưới nước: nhiều khu vực trên thế giới mất khã năng tự làm sạch và ngày càng bị acid hoá

Vídụ:ở Thuỵ Điển có 4000 hồ không có cá sống nữa và có 18000 hồ cá nguy cơ chết dần

-phá huỷ rừng

* biện pháp khắc phục:

- quản lí, kiểm soát chất lượng môi trường k khí = pháp luật, = chỉ tiêu tiêu chuẩn về chất lượng môi trường k khí

- quy hoach sử dung đô thị và khu công nghiệp trên tinh thần hạn chế tối đa sự ô nhiễm k khí khu dân cư

- xd công viên hàng rào cây xanh trồng cây 2 bên đường để hạn chế hạn chế bụi hạn chế tiếng ồn, cải thiện chất lượng môi trường k khí thông qua sự hấp thụ co2 trong quang hợp.

- áp dung các biện pháp công nghệ, lắp đặt các thiết bị thu lọc bụi, xử lí khí độc trước khi thải ra k khí

Câu 50.Vai trò của tầng ozon đối với sự sống trên trái đất?trình bày cơ chế của hiệntượng suy giảm tầng ozon, nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng suy giảm tầng ozôn, biện pháp khắc phục?

TL:

* Vai trò và cơ chế của hiện tượng suy dảm tầng ozon:màn ozon cách mặt đất khoảng từ 20-40km, là tấm màn che bảo vệ sinh vật khỏi bị gây hại bởi tia cực tím có thể gây ung thư và đột biến. Khi tia cực tím chạm các phân tử ozon, nó sẽ cắt các phân tử này, để tạo O và O2. Các chất này mau chóng kết hợp trở lại, tái tạo ozon và sinh nhiệt...như vậy tầng ozon là tầng có thể tái tạo, biến tia cực tím có hại trở thành nhiệt (vô hại) UV+O2→O+O2→O2+nhiệt

Sự sống trên trái đất tùi thuộc vào tác động bảo vệ này của tầng ozon.nếu không sự sống không thể tồn tại

* nguyên nhân: có 3 hoạt động chủ yếu đã được liệt kê

+ khí freon (CFC):dùng trong máy lạnh, tủ lạnh, máy điều hoà không khí và các bình xịt.chúng tác động với ozon ở tầng bình lưu, làm mỏng lớp bảo vệ này

- khí freon bị phân giải bởi tia cực tím trong tầng bình lưu, tạo ra gốc clo tự do, gốc clo tự do có thể phản ứng với ozon ở màn ozon làm giảm nồng độ ozon và loại trừ màn ngăn chặn tia cực tím

CF2Cl2→CF2Cl+Cl

Cl+O3→ClO+O2

- một phần tử của khí freon có thể phân huỷ thành hàng ngàn phân tử ozon, vì gốc Clo tự do có khả năng tái tạo Clo+O→Cl+O2

+ Các máy bay phản lực siêu thanh:bay ở tầng bình lưu cũng phá màn ozon vì động cơ phản lực thải ra oxid nitric. Khí này phản ứng với ozon để tạo ra dioxid nitrogen và oxygen

Máy bay siêu thanh→NO+O2→NO2+O2

+Sự nổ vũ khí hạt nhân:cũng tạo ra oxid nitric, phá huỷ màn ozon cũng giống như phản ứng trên

Ngoài ra phân đạm sử dụng trong nông nghiệp cũng có thể chuyển thành oxid nitric thoát lên tầng bình lưu để phản ứng với tầng ozon và tàn phá màn này

*Hậu quả:

- Tầng ozon bị mỏng sẽ làm tia cực tím gia tăng ở mặt đất.Ở liều hợp lý, tia UV làm sậm da và kích thích sự tái tạo vitamin D ở da.Tuy nhiên phơi dưới tia UV mạnh dễ gây phỏng nặng và dẫn tới ung thư da

- tầng ozon bị suy giảm gây hại cho mắt với bệnh đục thuỷ tinh thể (khi mật độ O3 giảm 10% mắt sẽ bị lão hoá và mù).

- Sự giảm mật độ tầng ozon sẽ làm biến đổi tính chất của chuỗi thức ăn, làm giảm năng suất nông nghiệp và năng suất vực nước

- màn ozon giảm đi 11-12% thì sinh vật phù du ở các đại dương sẽ bắt đầu chết đi.nếu hàm lượng O3 giảm 1% ở tầng bình lưu sẽ tăng 1,3% tia UVB trên bề mặt trái đất, bệnh ung thư da tăng 2%

- thực vật cũng chịu ảnh hưởng của tia uv. Chúng thường bị chết ở liều cao;còn liều thấp thì lá cây bị hư hại, quang hợp bị ngăn trở, tăng trưởng chậm và đột biến

- sự biến đổi về mặt khí hậu, sự gia tăng tia tử ngoại góp phần tăng hiệu ứng nhà kính

* biện pháp khắc phục:

- quản lí, kiểm soát chất lượng môi trường k khí = pháp luật, = chỉ tiêu tiêu chuẩn về chất lượng môi trường k khí

- quy hoach sử dung đô thị và khu công nghiệp trên tinh thần hạn chế tối đa sự ô nhiễm k khí khu dân cư

- xd công viên hàng rào cây xanh trồng cây 2 bên đường để hạn chế hạn chế bụi hạn chế tiếng ồn, cải thiện chất lượng môi trường k khí thông qua sự hấp thụ co2 trong quang hợp.

- áp dung các biện pháp công nghệ, lắp đặt các thiết bị thu lọc bụi, xử lí khí độc trước khi thải ra k khí

Câu 51: các loại chất gây ô nhiễm không khí chủ yếu và tác hại của chúng?

- các chất gây ô nhiễm thể khí

+ co2 : tác động 50% hiệu ứng nhà kính

+ co: có hàm lượng rất nhỏ, núi lửa, sự dậy men ở môi trường hiếm khí, sấm chớp, cháy rừng là nguyên nhân chủ yếu của co

CO có nhiều tác động khác nhau lên sinh vật, liều quá cao gây độc cho thực vật

+ hydrocacbon, CxHy : tạo ra do máy nổ diesel cũng như lò sưởi dùng dầu cặn. sự cháy k chọn vẹn các hợp chất CxHy k no làm cho k khí bị ô nhiễm nặng và nắng nhiều gây nên sương mù quang hoá, tổng hợp nên chất CxHy đa vòng gây ung thư

+ SO2 : từ núi lửa gây mưa axit , độc đối với thực vật và động vật

+ dẫn xuất của nidrogen: tạo mưa axit gây ô nhiễm quang hoá học

+ ozôn:

- chất ô nhiễm thể rắn (bụi):

+ gây ô nhiễm môi trường do hoạt động của con người

+ sự cháy k chon vẹn là nguồn thải chính .các máy nổ thải ra các chất khoáng k cháy hay bụi khói thải ra từ ống xả khói

+ các hạt rơi trên lá cây làm giảm hoạt đọng quang hợp và ngăn cản sự nảy mầm của hạt phấn vì tác động cơ học

+ bụi xi măng gây bệnh chlorosis cho lá cây

+ cức khoẻ con người bị tác động mạnh do k khí bị ô nhiễm bụi

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #phương