Sinh Học
1, *Môi trường sống: là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm những gì xung quanh sinh vật. Có 4 loại môi trường:
+ Môi trường nước
+ Môi trường trong đất
+ Môi trường trên mặt đất – khống khí
+ Môi trường sinh vật
· Nhân tố sinh thái: Các yếu tố của môi trường là thành phần cấu tạo nên môi trường. Các yếu tố này tác động trức tiếp hoặc gián tiếp đến sinh vật gọi là nhân tố sinh thái.
· Giới hạn sinh thái: là khoảng xác định của 1 nhân tố sinh thái mà ở đó, sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định. Ngoài giới hạn đó, sinh vật sẽ yếu dần và chết.
· Nhóm nhân tố sinh thái:
- Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh( các yếu tố không sống của môi trường): ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm không khí, khí hậu
- Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh ( yếu tố sống của môi trường) : các loại sv và con ng'
2, Ảnh hưởng của as đến động vật và thực vật
- thực vật : cùng một loại thực vật, sống ở nơi có cường độ ánh sáng khác nhau thì có đặc điểm hình thái, cấu tạo sinh lý khác nhau
Ánh sáng mạnh:
- Phiến lá có tầng cutin dày, cứng, lá mỏng, hẹp, màu xanh nhạt
- Thân thấp, số cành nhiều
- Cường độ quang hợp cao trong đk ánh sáng mạnh
- Thoát hơi nước tăng khi cường độ ánh sáng quá mạnh, tự điều chỉnh khả năng thoát hơi nước
- Hô hấp mạnh hơn
Ánh sáng yếu:
-Phiến lá rộng, mỏng, xanh thẫm
- Thân cao, lá tập trung ở phần ngọn
- Khả năng quang hợp trong đk ánh sáng yếu nhỏ hơn so với cây trong đk ánh sáng mạnh
- Điều tiết nước kém
- Hô hấp yếu hơn
Cây ưa sáng:
- Sống nơi quang đãng : thảo nguyên, núi cao
- Vd: cây phi lao, bồ đề, bạch đàn
- Thân cây cao thẳng
- Phiến lá dày nhỏ hẹp xanh nhạt
- Có nhiều lớp tế bào mô giậu, lục lạp kích thước nhỏ
- Cường độ quang hợp cao trong đk ánh sáng mạnh
- Thoát hơi nước tăng khi cường độ ánh sáng quá mạnh, tự điều chỉnh khả năng thoát hơi nước
Cây ưa bóng:
- Sống nơi ánh sáng yếu, ánh sáng tán xạ: sống dưới tán cây khác, cây cảnh trong nhà,
- Vd: cây lá dong, lá lốt, trầu ko, vạn liên thanh
- Vỏ cây xanh hơn
- Phiến lá rộng mỏng xanh đậm
- Có ít hoặc không có lớp TB mô giậu, lục lạc kích thước lớn
- Khả năng quang hợp trong đk ánh sáng yếu nhở hơn so với cây trong đk ánh sáng mạnh
- Điều tiết nước kém
· Ảnh hưởng của ánh sáng lên động vật:
- Khả năng nhận biết định hướng bằng thị giác trong ko gian: nhiều loại đv sử dụng ánh sáng mặt trời để định hướng đường đi đường bay
- Đời sống của nhiều loài động vật: có loài hoạt động ban ngày, có loài hoạt động ban đêm
- Ảnh hưởng đến hoạt động sinh sản của nhiều loài động vật
- Tùy theo cường độ ánh sáng phân thành 2 nhóm:
+ động vật ưa hoạt động ban ngày : thị giác thính giác phát triển đồng đều, màu sắc rực rỡ
+ động vật ưa hoạt động ban đêm: một số thị giác phát triển : cú. Mèo; một số thị giác tiêu giảm, màu sắc xỉn màu ko rực rỡ
· Ảnh hưởng của nhiệt độ lên thực vật :
- Ảnh hưởng trực tiếp đến hình thái và sinh lý:
+thực vật sống nơi nhiệt độ cao : thân cây vỏ dày, rễ phát triển, lá nhỏ dày cứng vì có tầng cutin dày -> hạn chế thoát hơi nước
+ thực vật sống ở vùng ôn đới về mùa đông thường rụng lá => giảm S tiếp xúc với không khí lạnh, giảm sự thoát hơi nước, chồi có vảy mỏng bao bọc, thân và rễ có lớp bần dày giúp cây cách nhiệt
- Ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý : quang hợp hô hấp
+ cây chỉ quang hợp tốt: 20 -> 30 độ C
+ Ngừng quang hợp: nhiệt độ lên quá cao/ xuống quá thấp
- Tùy theo nhiệt độ cao hay thấp mà TV chia thành nhóm TV chịu nhiệt độ cao và TV chịu nhiệt độ thấp
*Ảnh hưởng của nhiệt độ lên ĐV:
- ĐV sống vùng lạnh, nóng có sự khác nhau về hình thái:
+ Thú có lông sống ở vùng lạnh thì bộ lông dày, dài hơn lông của loài đó nhưng ở vùng nóng
+ Đối với chim, thú: Kích thước cơ thể SV sống ở xứ lạnh lớn hơn( do có lớp mỡ dày) loài đó sống ở vùng nóng.
+ ĐV hằng nhiệt sống ở vùng lạnh kích thước các phần tai, chi, đuôi, mỏ nhở hơn( hạn chế sự tỏa nhiệt)
-Nhiệt độ còn ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý cả SV:
Nhiệt độ môi trường quá cao hoặc quá thấp -> hiện tượng ngủ đông/hè
- Dựa vào ảnh hưởng của nhiệt độ chia làm :
+ SV biến nhiệt: nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường ngoài, luôn biến đổi: vi sinh vật, nấm, TV, ĐV ko xương sống, cá. Éch nhái, bò sát.
+ SV hằng nhiệt: Nhiệt độ cơ thể ko phụ thuộc vào nhiệt độ MÔI TRƯỜNG ngoài: Chim, thú, ng'
SV hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao với thay đổi của MÔI TRƯỜNG hơn so với sinh vật hằng nhiệt vì: SV hằng nhiệt có cơ chế điều chỉnh nhiệt độ cơ thể phù hợp với môi trường nhờ bộ long, da, hệ thông mao mạch dưới da & lớp mỡ dưới da.SV biến nhiệt không có cơ chế điều chỉnh nhiệt độ cơ thể nên khi nhiệt độ MÔI TRƯỜNG lên quá cao/thấp-> nhiệt độ cơ thể thay đổi nhưng chưa chắc đã phù hợp với giới hạn sinh thái của loài-> Sức sống giảm dần và có thể chết
3,-Quan hệ hỗ trợ cùng loài xảy ra khi điều kiện sống phù hợp như nguồn TĂ, nơi ở, nơi sinh sản, mật độ cá thể, tỉ lệ đực cái phù hợp thì SV cùng loài hỗ trợ nhau, cùng nhau tìm kiếm TĂ, đua nhau sinh sản.
-Qhệ cạnh tranh cùng loài xảy ra khi điều kiện sống thay đổi theo hướng bất lợi: nơi sống thu hẹp, nguồn TĂ cạn kiệt, mất cân bằng giới tính
-Ý nghĩa:
+ Qhệ hỗ trợ: ĐV: bảo vệ nhau chống lại kẻ thù, đk sống bất lợi, đua nhau tìm kiếm TĂ, ăn n' hơn, sinh sản tốt hơn. TV: chống gió, chống mất nước tốt hơn
VD: ĐV: đàn vịt, đàn cá, đàn chim, … TV: bụi tre, bụi chuối
+Qhệ cạnh tranh:
.Giảm nguy cơ cạn kiệt TĂ trong MÔI TRƯỜNG, mật độ cả thể, ô nhiễm MÔI TRƯỜNG
.Giúp số lượng, sự phân bố cá thể duy trì ở mức độ phù hợp giúp loài phát triển ổn định
. Cạnh tranh dẫn đến sự thắng thế của các cá thể khỏe, đào thải cá thể yếu-> thúc đẩy quá trình chọn lọc tự nhiên-> Là động lực giúp loài tiến hóa.
. Một số cá thể phải rời đi nơi khác => phân tán loài
4, Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian nhất định ở 1 thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.
- Đặc trưng cơ bản của quần thể:
+ Tỉ lệ giới tính: Tỉ lệ số lượng cá thể đực/cái.
+ Thành phần nhóm tuổi :
A, Các loại nhóm tuổi:
- Nhóm tuổi trước sinh sản:
+ Ý nghĩa: Các cá thể lớn nhanh, do vậy có vai trò chủ yêu làm tăng trưởng kích thước khối lượng của quần thế
- Nhóm tuổi sinh sản : Khả năng sinh sản của cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể
- Nhóm tuổi sau sinh sản: Các cá thể ko còn khả năng sinh sản, nên ko ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể
B, Tháp tuổi:
- k/n: tháp tuổi gồm nhiều hình thang nhỏ ( hình chữ nhật) có chiều cao như nhau xếp chồng lên nhau. Mỗi hình thang nhỏ thể hiện số lượng cá thể của một nhóm tuổi trong đo hình thang thể hiện nhóm tuổi trc sinh sản xếp phía dưới, phía trên là nhóm tuổi sinh sản, và sau sinh sản.
-y/n : giúp bảo vệ khai thác tài nguyên sinh vật hiệu quả hơn
+ Mật độ quần thế:
- là khối lượng ,số lượng sinh vật trên một đơn vị thể tích hoặc diện tích
- mật độ cá thể phụ thuộc vào : biến động có tính chu kì( chu kì mùa và chu kì nhiều năm), biến động bất thường là những nhân tố vô sinh và hữu sinh
Để giảm bớt sự cạnh tranh sử dụng phương pháp nào:
*Thực vật : - Gieo trồng đúng thời vụ, đảm bảo mật cây trồng thích hợp, tưới tiêu bón phân hợp lí. Nếu mật độ cao thì tỉa bớt và đả bảo đầy đủ nước, phân bón
*Động vật: mật độ đàn quá cao thì phải tách đàn, nuôi với mật độ vừa phải, thức ăn đầy đủ, tắm rửa phòng trừ bệnh tật
5, Ảnh hưởng của ngoại cảnh đến quần thể sinh vật:
- Các điều kiện sống của môi trường: khí hậu thổ nhưỡng, thức ăn nơi ở,… thay đổi thì số lượng cá thể trong quần thể thay đổi -> phân bố tỉ lệ đực/ cái, cấu trúc quần thể thay đổi
- đk sống thuận lợi: thức ăn dồi dào, nơi ở rộng rãi -> sống lượng cá thể tăng cao, nhưng chỉ tăng đến một thời gian rồi số lượng cá thể lại bắt đầu giảm vì thiếu thức ăn, nơi ở chật chội, một số cá thể chết. Mật độ cá thể lại được điều hỉnh về mứa cân bằng
* Trạng thái cân bằng của quần thể: là số lượng cá thể của quần hể ổn định, tối ưu phù hợp với nguồn sống
(Định nghĩa của cô =.=”: mỗi quần thể trong một môi trường sống nhất định đều có xu hướng tự điều chỉnh ở trạng thái cá thể ổn định, gọi là trạng thái cân bằng.)
* Cơ chế: là sự thống nhất giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử trong quần thể, nhờ đó tốc độ sinh trưởng của quần thể được điều chỉnh.
6, Quần thể người có đặc điểm mà quần thể sinh vật khác ko có: pháp luật, kinh tế, hôn nhân, giáo dục, văn hóa. Sự khác nhau đó do con người có lao động, tư duy, nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể đồng thời cải tạo thiên nhiên, ngày càng đáp ứng với điều kiện môi trường sống của mình hơn
ð con người sống trong cộng đồng có nhiều mối quan hệ về dân tộc, huyết thống và gắn bó với nhau, hình thành nên các quốc gia, xây dựng kinh tế, xã hội và có đời sống xã hội riêng.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro