
Sinh học 11
Bài 41. SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT
I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ SINH SẢN.
- Sinh Sản: Là quá trình tạo ra những cá thể mới, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
- Các hình thức sinh sản ở thực vật:
+ Sinh sản vô tính
+ Sinh sản hứu tính
II. SINH S ẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT.
1. Sinh sản vô tính ở thực vật là gì?
- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ.
- Cơ sở của sinh sản vô tính là quá trình nguyên phân.
2. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật
a . Sinh sản bằng bào tử
- Là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được phát triển từ bào tử, bào tử lại hình thành trong túi bào tử từ thể bào tử.
- Ví dụ: Rêu, dương xỉ.
- Các giai đoạn sinh sản bằng bào tử.(H 41.1)
b . Sinh sản sinh dưỡng:
- Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được hình thành từ một bộ phận của cơ thể mẹ(thân, lá, rễ).
- Các hình thức sinh sản sinh dưỡng:
+ Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.( thân bò, thẫn rễ, thân củ, rễ cũ, lá…)
+ Sinh sản sinh dưỡng nhân tạo.(nhân giống vô tính).
3. Phương pháp nhân giống vô tính:
- Ghép chồi và ghép cành.
- Chiết cành và giâm cành.
- Nuôi cấy tế bào và mô thực vật.
4. Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người.
a. Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật
Giúp cho sự tồn tại và phát triển của loài.
b. Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống con người.
+ Duy trì được tính trạng tốt phục vụ cho con người
+ Nhân nhanh giống cây trồng
+ Tạo giống cây sạch bệnh
+ Phục chế giống quý đang bị thoái hóa
+ Hiệu quả kinh tế cao, giá thành thấp
Bài 42. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT
I. KHÁI NIỆM VỀ SINH SẢN HỮU TÍNH.
1. Khái niệm.
- Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp của giao tử đựcvà giao tử cáitạo nên hợp tử phát triển thành cá thể mới.
- Ví dụ: các loại thực vật có hoa.
2. Đặc trưng của sinh sản hữu tính:
- SSHT luôn gắn liến với giảm phân để tạo giao tử.
- SSHT ưu việt hơn SSVT.
II. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT CÓ HOA.
1. Cấu tạo hoa:Gồm cuống hoa, đế hoa, đài hoa, tràng hoa, nhị và nhụy.
2. Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi
a. Hình thành hạt phấn:
TB trong bao phấn (2n) GP tạo 4 bào tử đực đơn bội (n), mỗi tế bào (n) NP tạo 1 hạt phấn.
b. Hình thành túi phôi;
Tế bào noãn (2n) GP tạo 4 tế bào (n), 3 TB tiêu biến và1 tế bào NP tạo túi phôi chứa 8 nhân( thể gia tử cái )
3. Quá trình thụ phấn và thụ tinh.
a.Thụ phấn:
-Khái niệm: Thụ phấn là là quá trình vận chuyển hạt phấn từ nhị đến núm nhị.
-Có 2 hình thức thụ phấn:Tự thụ phấn và thụ phấn chéo.
- Thực vật hạt kín thụ phấn nhờ côn trùng hoặc gió.
b. Thụ tinh:
- Thụ tinh là sự hợp nhất của nhân giao tử đực với nhân của tế bào trứng trong túi phôi để hình thành nên hợp tử(2n), khởi đầu của cá thể mới.
- Quá trình thụ tinh kép: SGK
4.Quá trình hình thành hạt, quả:
a. Hình thành hạt:
- Noãn thụ tinh phát triển thành hạt.
-Hạt gồm: Vỏ hạt, phôi và nội nhũ.
- Có 2 loại hạt: Hạt có nội nhủ, hạt ko có nội nhủ.
b. Hình thành quả:
- Bầu nhụy phát triển thành quả.
-Quả không có thụ tinh noãn à quả giả (quả đơn tính)
- Qua trình chín của quả: SGK.
B - SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT
Bài 44. SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
I. SINH SẢN VÔ TÍNH LÀ GÌ?
-Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản trong đó một cá thể sinh ra một hay nhiều cá thể mới có bộ NST giống hệt nó, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.
II. CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT.
1. Phân đôi.
- Đại diện: ĐV đơn bào, giun dẹp.
- Đặc điểm: Dựa trên phân chia đơn giản TBC và nhân (bằng cách tạo ra eo thắt).
2. Nảy chồi.
- Đại diện: Bọt biển, ruột khoang.
- Đặc điểm: Dựa trên phân bào nguyên nhiễm nhiều lần để tạo ra một chồi con.
3. Phân mảnh.
- Đại diện: Bọt biển, giun dẹp
- Đặc điểm: Dựa trên mảnh vụn vỡ của cơ thể, qua phân bào nguyên nhiễm để tạo ra cơ thể mới.
4. Trinh sản
- Đại diện: Ong kiến, rệp...
- Đặc điểm: Dựa trên phân chia tế bào trứng (không thụ tinh) theo kiểu nguyên phân nhiều lần tạo nên cá thể mới có bộ NST đơn bội.
III. ỨNG DỤNG.
1. Nuôi mô sống
- Cách tiến hành: Tách mô từ cơ thể động vật và nuôi cấy trong môi trư*ờng đủ dinh dư*ỡng.
- Điều kiện: Vô trùng và nhiệt độ thích hợp
- Ứng dụng trong y học.
2. Nhân bản vô tính
- Cách tiến hành: Chuyển nhân của một tế bào xôma( 2n) vòa tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng đó phát triển thành một phôi ==>Cơ thể mớ.i
- Ý nghĩa của nhân bản vô tính đối với đời sống:
+ Nhân bản vô tính đối với động vật có tổ chức cao nhằm tạo ra những cá thể mới có bộ gen của cá thể gốc.
+ Nhân bản vô tính để tạo ra các cơ quan mới thay thế các cơ quan bị bệnh, bị hỏng ở người).
Bài 45. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
I. SINH SẢN HỮU TÍNH LÀ GÌ?
-Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua hình thành và hợp nhất giao tử đơn bội đực và giao tử đơn bội cái để tạo ra hợp tử lưỡng bội, hợp tử phát triển thành cá thể mới.
II. QUÁ TRÌNH SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT.
- Sinh sản hữu tính ở hầu hết các loài động vật là một quá trình bao gồm 3 giai đoạn nối tiếp nhau, đó là:
+ Giai đoạn hình thành tinh trùng và trứng.
+ Giai đoạn thụ tinh (giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử).
+ Giai đoạn phát triển phôi hình thành cơ thể mới.
III. CÁC HÌNH THỨC THỤ TINH.
1. Thụ tinh ngoài
- Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở bên ngoài cơ thể cái
- Đại diện: cá, ếch nhái,...
2. Thụ tinh trong
- Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con cái.
- Đại diện: Bò sát, chim và thú.
3. Ưu điểm của thụ tinh trong so với thụ tinh ngoài.
- Thụ tinh ngoài có hiệu quả thụ tinh thấp do tinh trùng phải bơi trong nước để gặp trứng, đây là một trong những lý do giải thích tại sao động vật thụ tinh ngoài thường đẻ rất nhiều trứng.
- Thụ tinh trong là hình thức thụ tinh đưa tinh trùng vào cơ quan sinh dục của con cái nên hiệu quả thụ tinh cao.
IV. ĐẺ TRỨNG VÀ ĐẺ CON.
1. Động vật đẻ trứng và đẻ con
- ĐV đẻ trứng: Cá, lưỡng cư, bò sát, ếch nhái.
- ĐV đẻ con: tất cả thú (trừ thú Mỏ vịt)
2. Ưu điểm của mang thai và sinh con ở thú .
- Ở động vật có vú, chất dinh d*ưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai rất phong phú, nhiệt độ trong cơ thể mẹ thích hợp với sự phát triển của thai.
- Phôi thai đư*ợc bảo vệ tốt nên tỉ lệ chết thai thấp.
Bài 46. CƠ CHẾ ĐIỀU HOÀ SINH SẢN
I. CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA SINH TINH VÀ SINH TRỨNG
1. Cơ chế điều hoà sinh tinh
- Khi có kích thích, vùng dưới đồi tiết ra hoocmôn GnRH kích thích tuyến yên tiết FSH và LH:
+ FSH: kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng.
+ LH kích thích tế bào kẽ (TB lêiđich) sản xuất testostêrôn,testostêrôn kích thíchsản sinh ra tinh trùng.
- Khi nồng độ testosteron trong máu tăng cao gây ức chế ngược, vùng dưới đồi và tuyến yên giảm tiết GnRh, FSH và LH.
2. Cơ chế điều hoà sinh trứng
- Khi có kích thích, vùng dưới đồi tiết ra hoocmôn GnRH kích thích tuyến yên tiết FSH và LH:
- FSH kích thích nang trứng phát triển và tiết ra Ơstrôgen.
- LH làm trứng chín, rụng và tạo thể vàng, thể vàng tiết prôgestêrôn và ơstrôgen.
+ Prôgestêrôn và ơstrôgen làm cho niêm mạc dạ con phát triển dày lên.
- Khi nồng độ prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu tăng cao gây ức chế ngược, vùng dưới đồi và tuyến yên giảm tiết GnRh, FSH và LH.
II. ẢNH HƯỞNG CỦA THẦN KINH VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SINH TINH VÀ SINH TRỨNG.
- Căng thẳng thần kinh kéo dài, sợ hãi, lo âu, buồn phiền kéo dài gây rối loạn quá trình trứng chín và rụng, làm giảm sản sinh tinh trùng.
- Sự hiện diện và mùi của con đực tác động lên hệ thần kinh và nội tiết, qua đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển, chín và rụng của trứng và ảnh hưởng đến hành vi sinh dục của con cái.
- Thiếu ăn, suy dinh dưỡng, chế độ ăn không hợp lí gây rối loạn quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và sinh trứng.
- Người nghiện thuốc lá, nghiện rượu, nghiện ma túy có quá trình sinh trứng bị rối loạn, tinh hoàn giảm khả năng sinh tinh trùng.
Bài 47: ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT VÀ
SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH Ở NGƯỜI.
I.ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN:
1.Điều khiển số con:chia thành 2 nhóm:
-Nhóm đẻ nhiều con trong 1 lứa.
VD: thỏ , lợn.
-Nhóm đẻ 1 con/lứa.
VD: trâu, bò.
-Đ/v ĐV quí hiếm cần nhân giống nhanh, có thể dùng biện pháp gây “đa thai nhân tạo”
VD: tiêm HM tuyến dưới não gây nhiều trứng chín, rụng và thụ tinh trong cùng 1thời điểm để cho nhiều thai.
2.Điều khiển giới tính ở đàn con:
-Cơ sở khoa học để điều khiển giới tính của đàn con: tách tinh trùng hay thụ tinh nhân tạo.
+Tách tinh trùng thành 2 nhóm: NST giới tính X và NST giới tính Y bằng biện pháp KT: li tâm, điện li.
+Thụ tinh nhân tạo: trong ống nghiệm rồi nuôi hợp tử trong dd ở nhiệt độ thích hợp pt cho đến lúc thành phôi → cấy phôi thích hợp vào dạ con của con cái.
3.Thụ tinh nhân tạo:biện pháp chủ yếu:
-Thụ tinh ngoài cơ thể
VD: “thụ tinh khô” đ/v cá đã thành thục.
-Thụ tinh trong cơ thể cái:
VD: trâu, bò, lợn.
4.Nuôi cấy phôi:
a.Vai trò: gquyết được 1 số vấn để trong tăng sinh ở ĐV và sinh đẻ có kế hoạch ở người.
b.PP: tiêm HM thúc đẩy sự chín và rụng của 1 trứng , rồi lấy trứng đó a ngoài. Tiến hành thụ tinh nhân tạo để được hợp tử rồi tđ lên hợp tử đang phân chia đểtách rời các TB con, cấy riêng từng TB vào dạ con của những con cái “mang thai” để được nhiều con từ 1 trứng đã thụ tinh.
II.SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH Ở NGƯỜI:
1.Mục đích:
Kiểm soát sự pt dân số là n/vụ hàng đầu trong chiến lược quốc gia đ/v sự pt của 1 nền ktế xh bền vững ở nước ta.
2.Các biện pháp tránh thai:
-Dùng bao cao su, vòng tránh hai, thuốc uống tránh thai.
-Hậu quả của việc đẻ nhiều; phá thai tự nhiên: hủy tử cung, xuất huyết , vô sinh tử vong.
3.Hậu quả ciủa sự gia tăng dân số quá mức:
- Đk sống của h ko đủ bđ →nghèo nàn, lạc hậu, cần gd thanh niên thực hiện kế hoạch hóa gia đình để đb gia đình tăng tỉ lệ dân số phù hợp với mức sống; phải gd sức khỏe vị thành niên.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro