bài 1
I. Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng
1. Hình thái của hệ rễ
- Cấu tạo gồm 4 miền: Miền trưởng thành, miền hút, miền sinh trưởng và miền chóp rễ.
2. Rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp thụ
- Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua miền hút.
- Rễ cây sinh trưởng nhanh về chiều sâu, phân nhánh chiếm chiều rộng và đặc biệt tăng nhanh số lượng lông hút.
- Lông hút tạo ra bề mặt tiếp xúc giữa rễ cây và đất để đảm bảo cho rễ cây hấp thụ nước và ion khoáng đạt hiệu quả cao nhất.
II. Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây
1. Hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút
a. Hấp thụ nước
- Sự xâm nhập của nước từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu): Nước di chuyển từ môi trường nhược trương (thế nước cao) sang môi trường ưu trương (thế nước thấp hơn).
- Dịch của tế bào rễ (lông hút) là ưu trương so với dung dịch đất là do 2 nguyên nhân:
• Quá trình thoát hơi nước ở lá.
• Nồng độ các chất tan cao.
b. Hấp thụ ion khoáng
- Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây theo 2 cơ chế:
• Cơ chế thụ động: một số ion khoáng đi từ đất (nơi có nồng độ ion cao) vào tế bào lông hút (nơi có nồng độ thấp)
• Cơ chế chủ động: một số ion khoáng mà cây có nhu cầu cao (ion kali) di chuyển ngược chiều gradien nồng độ, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng.
2. Dòng nước và ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ
Con đường gian bào: đi theo không gian giữa các tế bào và các bó sợi cellulose bên trong thành tề bào. Con đường này đi đến nội bì đai Caspari chặn lại nên phải chuyển sang con đường tế bào chất (đai này điều chỉnh dòng vận chuyển vào trung trụ).
Con đường tế bào chất : đi xuyên qua tế bào chất của các tế bào.
I. Cấu tạo của mạch gỗ và mạch rây
Cấu tạo của mạch gỗ Cấu tạo của mạch rây
Tế bào chết: quản bào và mạch ống
Thành mạch gỗ được linhin hóa Tế bào sống: ống rây và tế bào kèm
Các tế bào cùng loại nối với nhau thành những ống dài từ rễ lên lá. Các tế bào hình rây nối với nhau tạo thành ống rây.
II. Thành phần của dịch mạch gỗ và mạch rây
Thành phần của dịch mạch gỗ Thành phần của dịch mạch rây
Nước
Ion khoáng
Chất hữu cơ Saccharose
Acid amin
Vitamine
Hormone thực vật
Ion khoáng
III. Động lực của dòng mạch gỗ
1. Lực đẩy (áp suất rễ)
- Áp lực sinh ra do hoạt động trao đổi chất của rễ để đẩy nước lên cao gọi là áp suất rễ
- Hiện tượng ứ giọt, chảy nhựa.
2. Lực hút do thoát hơi nước ở lá
- Tế bào khí khổng thoát hơi nước vào không khí nên bị mất nước hút nước từ các tế bào nhu mô bên cạnh hút nước từ mạch gỗ từ lá hút nước từ mạch gỗ từ thân hút nước từ mạch gỗ từ rễ xuất hiện một lực hút từ lá đến tận rễ.
3. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ
- Giữa các phân tử nước tồn tại lực liên kết hidro yếu.
- Các phân tử nước đã tạo thành 1 chuỗi liên tục kéo theo nhau đi lên cao.
IV. Động lực của dòng mạch rây
Do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (áp suất thẩm thấu cao) và cơ quan chứa (áp suất thẩm thấu thấp hơn).
I. Vai trò của quá trình thoát hơi nước
- Thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ có vai trò:
Giúp vận chuyển nước, các ion khoáng và các chất tan từ rễ lên lá và đến mọi cơ quan của cây trên mặt đất.
Tạo môi trường liên kết các bộ phận của cây.
Tạo độ cứng cho thực vật thân thảo.
- Thoát hơi nước có tác dụng hạ nhiệt độ của lá.
- Thoát hơi nước giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá cung cấp cho quang hợp và giải phóng khí O2 và hơi nước ra môi trường.
II. Thoát hơi nước qua lá
1. Lá là cơ quan thoát hơi nước
- Cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước.
- Các tế bào biểu bì của lá tiết ra lớp phủ bề mặt gọi là lớp cutin, lớp cutin phủ toàn bộ bề mặt của lá trừ khí khổng.
2. Hai con đường thoát hơi nước: qua khí khổng và qua cutin
Thoát hơi nước qua khí khổng Thoát hơi nước qua cutin
Vận tốc lớn Vận tốc nhỏ
Được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng Không được điều chỉnh
Chủ yếu Lớp cutin càng dày thì thoát hơi nước càng ít
III. Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước
- Nước: Điều kiện cung cấp nước và độ ẩm không khí ảnh hưởng nhiều đến sự thoát hơi nước thông qua việc điều tiết độ mở của khí khổng.
- Ánh sáng: Khí khổng mở khi cây được chiếu sáng. Độ mở của khí khổng tăng từ sáng đến trưa và nhỏ nhất lúc chiều tối. Ban đêm khí khổng vẫn hé mở.
- Nhiệt độ, gió, một số ion khoáng,…: cũng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước.
IV. Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng
Cân bằng nước được tính bằng sự so sánh lượng nước do rễ hút vào (A) và lượng nước thoát ra (B)
- Khi A = B : mô của cây đủ nước, cây phát triển bình thường.
- Khi A > B : mô của cây thừa nước, cây phát triển bình thường.
- Khi A < B : mất cân bằng nước, lá héo, lâu ngày cây sẽ bị hư hại và cây chết.
I. Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây
- Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là:
• Nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống.
• Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác.
• Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể.
- Dựa vào hàm lượng của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong mô thực vật:
• Nguyên tố đại lượng gồm: C, H, O, N, S, P, Mg, K, Ca.
• Nguyên tố vi lượng (≤ 100mg/1kg chất khô) gồm: B, Mn, Cl, Mo, Ni, Cu, Fe, Zn.
II. Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây
- SGK/22
III. Nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây
1. Đất là nguồn chủ yếu cung cấp các nguyên tố khoáng cho cây
- Các muối khoáng trong đất tồn tại ở dạng không tan hoặc dạng hoà tan (dạng ion).
- Rễ cây chỉ hấp thụ được muối khoáng ở dạng hòa tan.
- Sự chuyển đổi muối khoáng từ dạng không hòa tan thành dạng hòa tan chịu sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố môi trường: hàm lượng nước, độ thoáng, độ pH, nhiệt độ, vi sinh vật đất.
2. Phân bón cho cây trồng
- Phân bón là nguồn quan trọng cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng.
- Liều lượng phân bón cao quá mức cần thiết sẽ không chỉ độc hại đối với cây mà còn gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường.
- Dư lượng phân bón khoáng chất sẽ làm xấu lí tính của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi và gây ô nhiễm nguồn nước.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro