Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Không Tên Phần 1

I. Sinh trưởng ở TV (B34)

1. Khái niệm : Quá trình tăng kích thước cơ thể (chiều dài, bề mặt, thể tích) do tăng số lương & kích thước TB

2. Mô phân sinh

KN : là nhóm các TB chưa phân hóa, duytrì được khả năng nguyên phân

đỉnh chồi

Đỉnh đỉnh rễ

chồi nách

làm thân, rễ dài ra

Phân loại có cả ở cây 1 + 2 lá mầm

mắt lóng

Lóng làm lóng dài ra

chỉ có ở cây 1 lá mầm

gồm tầng sinh mạch

Bên tầng sinh bần

thân, rễ

làm thân, rễ to ra

chỉ có ở cây 2 lá mầm

3. Sinh trưởng ở TV

Chỉ tiêu so sánh

Sinh trưởng sơ cấp

Sinh trưởng thứ cấp

Vị trí

- Mô phân sinh đỉnh (chồi đỉnh, chồi nách, đỉnh rễ)

Mô phân sinh bên ( Tầng sinh mạch gồm : mạch rây thứ cấp & mạch gỗ thứ cấp ; tầng sinh bần => vỏ (bần))

Nguyên nhân

- Do sự nguyên phân của các TB mô phân sinh đỉnh

Do sự nguyên phân của các TB mô phân sinh bên

Kết quả

- Làm cho thân, cành và rễ dài ra

- Làm cho thân, cành và rễ to ra

Loại cây

- Ở cả TV 1 + 2 lá mầm

- Chỉ ở TV 2 lá mầm

( cây 1 lá mầm : dừa, đu đủ, cau, tre, ... /// cây 2 lá mầm : cây thân gỗ )

4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng

- Các nhân tố bên trong : Đặc điểm di truyền, các thời kì sinh trưởng

- Các nhân tố bên ngoài : nhiệt độ, hàm lượng nước (độ no nước >=95%), ánh sáng (qua sự ảnh hưởng đến quang hợp // biến đổi hình thái), oxi (nồng độ < 5% => ức chế sinh trưởng), dinh dưỡng khoáng

II. Hoocmon TV (B35)

1. Khái niệm : chất do TV tiết ra => điều tiết hoạt động sống

2. Đặc điểm :

- Tạo ra ở 1 nơi nhưng gây ra phản ứng ở 1 nơi khác

- Nồng độ thấp nhưng gây biến đổi mạnh

- Chuyên hóa thấp hơn hoocmon ở ĐV bậc cao

3. Hoocmon kích thích

- Auxin : + sinh ra ở đỉnh thân + cành

+ tác dụng : \ kích thích nguyên phân & sinh trưởng dãn dài của TB

\ tham gia hướng động, ứng động, nảy mầm, ra rễ => tính ưu thế đỉnh

+ ứng dụng : \ kích thích ra rễ

\ tạo quả không hạt (dâu tây)

\ tăng tỉ lệ thụ quả

\ nuôi cấy mô

\ diệt cỏ

- Gibêrelin (GA) : + sinh ra ở lá + rễ

+ tác dụng : \ kích thích nảy mầm

\ tăng chiều cao

\ tạo quả không hạt

\ tăng phân giải tinh bột

- Xitôkinin (sinh ra ở rễ) : tăng phân chia TB // làm già chậm // kết hợp với auxin => hình thành chồi trong nuôi cấy mô

4. Hoocmon ức chế

- Êtilen (lá già, hoa già, quả chín) : thúc quả chóng chín & rụng lá

- Axit abxixic (lá, chóp rễ, cơ quan đang hóa già) : điều tiết trạng thái ngủ & hoạt động của hạt, đóng khí khổng

5. Tương quan hoocmon TV (đọc tham khảo)

- Giữa hoocmon kích thích & ức chế : hạt khô (GA thấp, AAB cực đại) / hạt nảy mầm (GA tăng nhanh, đạt cực đại ; AAB giảm mạnh)

- Giữa các hoocmon kích thích với nhau : ưu thế nghiêng về auxin => mô callus ra rễ / ưu thế nghiêng về xitôkinin => chồi xuất hiện

III. Phát triển ở thực vật có hoa (B36)

1. Khái niệm : Gồm 3 quá trình : sinh trưởng, phân hóa, phát sinh hình thái (hình thành rễ, thân, lá => hoa)

2. Những nhân tố chi phối sự ra hoa

- Tuổi cây : đếm lá (14 lá => cây ra hoa) // cây thân gỗ (đếm vòng gỗ-2 vòng gỗ:1 sáng + 1 tối = 1tuổi)

- Nhiệt độ thấp (Xuân hóa) : Bảo quản cây ở to thấp => rút ngắn thời gian sinh trưởng, tăng năng suất

- Quang chu kì

+ ra hoa phụ thuộc vào độ dài ngày đêm

+ phân loại Cây ngày ngắn : thời gian chiếu sáng < 12h (cà phê chè, lúa, ...)

Cây ngày dài : thời gian chiếu sáng >= 14h (rau bina, đại mạch, lúa mì, ...)

Cây trung tính : ra hoa không phụ thuộc vào độ dài ngày đêm (hướng dương)

+ trong đêm tối chỉ cần có 1 lóe sáng => ức chế cây ngày ngắn ra hoa // ko ảnh hưởng cây ngày dài

- Phitôcrôm : sắc tố cảm nhận quang chu kì

ánh sáng đỏ

Pđ Pđx

ánh sáng đỏ xa

- Hoocmon ra hoa (florigen) : sinh ra ở lá => dịch chuyển => đỉnh, thân => cây ra hoa

3. Ứng dụng : trong trồng trọt & công nghiệp rượu bia

IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng & phát triển ở ĐV (B39)

1. Nhân tố bên ngoài

- : ảnh hưởng mạnh nhất (thiếu protêin : chậm lớn, gầy yếu, dễ bị bệnh // thiếu vitamin D : còi xương, chậm lớn)

- Nhiệt độ : 16-18oC : cá rô phi ngừng lớn + đẻ // Đối với gia súc non, lạnh => mất nhiệt => không tăng khẩu phần ăn => chậm sinh trưởng

- Ánh sáng : lạnh => mất nhiệt => phơi nắng => thu thêm nhiệt & giảm mất nhiệt // tia tử ngoại => da => biến tiền vitamin D thành vitamin D => chuyển hóa canxi thành xương

2. Biện pháp

- Cải tạo giống

- Cải thiện MT sống của ĐV

- Cải thiện chất lượng dân số

V. Sinh trưởng và phát triển ở ĐV (B37)

1. Khái niệm :

- Sinh trưởng của cơ thể ĐV là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước TB.

- Phát triển của cơ thể ĐV là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa (biệt hóa) TB và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.

- Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của ĐV sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra

2. Phân loại

- Phát triển không qua biến thái : Con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành

- Phát triển qua biến thái hoàn : Con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí khác nhau giữa các giai đoạn và khác với con trưởng thành

Chỉ tiêu

Phát triển không qua biến thái

Phát triển qua biến thái hoàn toàn

Phát triển qua biến thái không hoàn toàn

Đại diện

Thú,cá,chim,bò sát, giun, ốc

ếch, bướm, muỗi, ruồi

Gián, châu chấu, cào cào

Con non – con trưởng thành

Con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành ; Đa số không qua lột xác (- rắn)

Ấu trùng có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành ; Trải qua giai đoạn trung gian (ở côn trùng là nhộng) ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.

Ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện và gần giống với con trưởng thành về đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lí ; Trải qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành

VI. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng & phát triển ở ĐV (B38)

1. Các hoocmon ảnh hưởng đến ST & PT của ĐV có xương sống

Hoocmon

Vị trí

Ảnh hưởng

Hocmon sinh trưởng

Tuyến yên

- Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của TB qua tăng tổng hợp prôtêin

- Kích thích phát triển xương (xương dài ra và to lên)

Tirôxin

Tuyến giáp

- Kích thích chuyển hóa ở TB và kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.

- Ở lưỡng cư có tác dụng gây biến thái từ nòng nọc thành ếch (không có tirôxin => không thành ếch)

Ơstrôgen

Buồng trứng

- Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì nhờ: tăng phát triển xương, kích thích phân hóa TB để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.

- Riêng testostêrôn còn làm tăng mạnh tổng hợp prôtêin, phát triển mạnh cơ bắp.

Testostêrôn

Tinh hoàn

2. Các hoocmon ảnh hưởng đến ST & PT của ĐV không xương sống

Hoocmon

Vị trí

Ảnh hưởng

Ecđixơn

Tuyến trước ngực

- Gây lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm

Juvenin

Ở thể allata

- Phối hợp với ecđixơn gây lột xác ở sâu bướm, ức chế quá trình biến đổi sâu thành nhộng và bướm

1. Giải thích hiện tượng người bé nhỏ & người khổng lồ

- Người bình thường: do tuyến yên tiết ra lượng hoocmôn sinh trưởng vừa phải vào giai đoạn trẻ em.

Người bé nhỏ: do tuyến yên tiết ra lượng hoocmôn sinh trưởng quá ít vào giai đoạn trẻ em.

Người khổng lồ: do tuyến yên tiết ra lượng hoocmôn sinh trưởng quá nhiều vào giai đoạn trẻ em.

2. Tại sao tuyến yên sản xuất ra quá nhiều hoặc quá ít hoocmôn sinh trướng lại gây hậu qua như vậy?

- Khi lượng hoocmôn được tiết ra quá nhiều vào giai đoạn trẻ em dần đến tăng cường quá trình phân chia tế bào, tăng số lượng tế bào và tăng kích thước tế bào (qua tăng tổng hợp prôtêin và tăng cường phát triển xương).

3. Tại sao trong thức ăn và nước uống thiếu iôt thì trẻ em sẽ chậm lớn (hoặc ngừng lớn), chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp?

- Iôt là một trong hai thành phần cấu tạo nên tirôxin. Thiếu iôt dẫn đến thiếu tirôxin. Thiếu tirôxin làm giảm quá trình chuyển hoá và giảm sinh nhiệt ở tế bào nên động vật và người chịu lạnh kém. Thiếu tirôxin còn làm giảm quá trình phân chia và lớn lên của tế bào, hậu quả là trẻ em và động vật non chậm lớn hoặc ngừng lớn, não ít nếp nhăn, số lượng tế bào não giảm, dẫn đến trí tuệ thấp.

4. Gà trống con sau khi bị cất bỏ tinh hoàn thì phát triển không hình thưởng: mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy và mất bản năng sinh dục,... tại sao?

- Hoocmôn testostêrôn do. tinh hoàn tiết ra kích thích quá trình sinh trưởng và hình thành các đặc điểm sinh dục thứ cấp (phát triển mào, cựa, thanh quản..) ở động vật

ð thiếu hoocmôn testrostêrôn (sau khi cắt bỏ tinh hoàn) => gà trống con phát triển không bình thường.

5. Nguyên nhân lột xác ở sâu bướm và nguyên nhân sâu bướm biến thànhnhộng và bướm.

- Sâu bướm có thể lột xác nhiều lần là do tác dụng của ecđixơn, nhưng không thể biến đổi thành nhộng và bướm được là do tác dụng ức chế của juvenin. Khi nồng độ juvenin giảm đến mức không còn gây tác dụng ức chế nữa, thì ecđixơn biến sâu thành nhộng và nhộng thành bướm.

6. Vào thời kì dậy thì của nam và nữ, hoocmôn nào được tiết ra nhiều làm cơ thể thay đổi mạnh mẽ về thể chất và tâm sinh lí?

- Vào thời kì dậy thì của nam. vùng dưới đồi thông qua tuyến yên kích thích tinh hoàn tăng cường sản xuất testostêrôn làm thay đổi mạnh thể chất và tâm sinh lí ở nam. (Nam phát triển mạnh cơ bắp, kích thích tổng hợp prôtêin)

- Vào thời kì dậy thì nữ, vàng dưới đồi thông qua tuyến yên kích thích buồng trứng tăng cường tiết ơstrôgen làm thay đổi mạnh thể chất và tâm sinh lí ở nữ. (điều hòa quá trình kinh nguyệt)

x

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: