Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Sinh 11 kì II

Ôn tập học kì II Sinh học 11

(*) Hướng động là hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước một tác nhân kích thích theo một hướng xác định. Khi vận động về phía tác nhân kích thích gọi là hướng động dương, khi vận động tránh xa tác nhân kích thích gọi là hướng động âm. Vận động này diễn ra tương đối chậm và được điều tiết nhờ hoạt động của hoocmôn thực vật.

1. Hướng trọng lực:Vận động hướng đất theo chiều lực hút của trọng lực trái đất chủ yếu là do sự phân bố auxin không đều ở hai mặt rễ. Mặt trên có lượng auxin thích hợp cần cho sự phân chia lớn lên và kéo dài tế bào làm rễ cong xuống đất. Rễ có tính hướng đất dương. Ở chồi ngọn thì ngược lại: hướng đất âm.

2. Hướng sáng:Ngọn cây luôn quay về hướng ánh sáng (hướng sáng dương) là do sự phân bố auxin mà cụ thể là axit indolaxêtic (AIA) không đều nhau. Auxin vận chuyển chủ động về phía ít ánh sáng. Lượng Auxin nhiều kích thích sự kéo dài của tế bào. Khi cắt bỏ bao lá mầm ở cây thân thảo thì sinh trưởng dừng lại. Để nguyên đỉnh cắt, sự sinh trưởng lại được phục hồi. Mức độ uốn cong của bao lá mầm về phía ánh sáng giúp phát hiện sự có mặt của AIA. Chính AIA được xâm nhập vào thành tế bào làm đứt các vách ngang của xenlulôzơ làm cho tế bào dãn dài ra.

3. Hướng nước:Rễ cây có tính hướng đất dương (luôn quay xuống) và hướng nước dương (luôn tìm về phía có nước). Kết quả là rễ có hình lượn sóng. Trong lòng đất rễ vươn ra khá xa, len lỏi vào các khe hở của đất, hướng về phía nguồn nước, lấy nước cung cấp cho mọi hoạt động sống của cây.

4. Hướng hoá

5. Hướng tiếp xúc: khi gặp các chướng ngại rắn (rễ của cây biểu sinh, dây tơ hồng, cuống lá dây ông lão, lá chét cây đậu tằm; các tua cuốn ở cây bầu, bí… cong lại bò lan theo hình dạng vật chướng ngại (tạo dạng hình trụ, mặt phẳng, hình tròn); tính hướng nhiệt…

Vai tro':Hướng động giúp cây thích ứng với sự biến động của điều kiện môi trường.

(*)Ứng động : là hình thức phản ứng của cây trước một tác nhân kích thích không định hướng.

Ứng động sinh trưởng là các vận động có liên quan đến sự phân chia và lớn lên của các tế bào của cây. Thường là các vận động theo đồng hồ sinh học.

Đó là những vận động của cơ thể và cơ quan (như sự quấn vòng của tua cuốn, đỉnh chóp thân leo, hiện tượng “thức, ngủ” của lá, nở, khép của hoa) thực hiện theo từng thời gian nhất định trong ngày, do ảnh hưởng của ánh sáng, nhiệt độ, hoocmôn thực vật.

Ứng động không sinh trưởng Là các vận động không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào của cây, chỉ liên quan đến sức trương nước, xảy ra sự lan truyền kích thích, có phản ứng nhanh ở các miền chuyên hoá của cơ quan.

Ứng động sinh trưởng và không sinh trưởng giúp cây thích nghi đa dạng với biến đổi môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, đảm bảo cho cây tồn tại và phát triển với tốc độ nhanh hay theo nhịp điệu sinh học.

(*)Cảm ứng là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích của môi trường bên ngoài (cũng như bên trong cơ thể) đảm bảo cho cơ thể sinh vật tồn tại và phát triển. Cảm ứng là đặc tính chung của mọi tổ chức sống.

Cảm ứng ở thực vật thường diễn ra chậm và biểu hiện bằng ứng động và hướng động. Cảm ứng ở động vật cũng là sự phản ứng lại những tác động của môi trường để tồn tại và phát triển, nhưng phản ứng diễn ra nhanh hơn. Mức độ, tính chính xác của cảm ứng và hình thức cảm ứng thay đổi tuỳ thuộc vào mức độ tổ chức của bộ phận tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích (hệ thần kinh).

Cảm ứng ở mọi cơ thể động vật đã có tổ chức thần kinh đều được gọi là phản xạ. Tuy nhiên, phản ứng của một bắp cơ tách rời hay một chế phẩm cơ thần kinh khi bị kích thích thì đó không phải là phản xạ nhưng là tính cảm ứng của các tế bào cơ hoặc của sợi thần kinh.

1. Ở động vật chưa có tổ chức thần kinh

Ở nhóm động vật này, cơ thể phản ứng lại các kích thích bằng sự chuyển trạng thái co rút của các chất nguyên sinh (nhờ các vi sợi).

2. Ở động vật có tổ chức thần kinh

a) Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới

Động vật thuộc ngành Ruột khoang

Tuy đã xuất hiện tổ chức thần kinh, con vật có phản ứng nhanh kịp thời nhưng chưa thật chính xác, vì khi kích thích ở bất kì điểm nào của cơ thể cũng gây phản ứng toàn thân. Cũng vì vậy mà phản ứng tiêu tốn nhiều năng lượng.

b) Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch

Có ở động vật ngành Giun dẹp, giun tròn,chân khớp.Phản xạ theo nguyên tắc ko điều kiện

c) Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống

Hệ thần kinh dạng ống được tạo thành từ số lượng rất lớn tế bào thần kinh. Các bộ phận của hệ thần kinh dạng ống có chức năng khác nhau . Đặc biệt , não bộ phát triển mạnh và là bộ phận cao cấp nhất tiếp nhận và xử lý hầu hết thông tin đưa từ bên ngoài vào, quyết định mức độ và cách phản ứng.Phản ứng lại kích thích theo nguyên tắc phản xạ ko điều kiện và có điều kiện.

(*) ĐIỆN THẾ NGHỈ(Điện thế nghỉ có ở tế bào đang nghỉ ngơi, không bị kích thích)

-KN: Điện thế nghỉ là sự trênh lệch điện thế giữa 2 bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm, phía ngoài màng mang điện dương.

-Điện thế nghỉ được hình thành chủ yếu do 3 yếu tố sau đây:

+Sự phân bố ion ở 2 bên màng và sự di chuyển của ion qua màng tế bào.

+Tính thấm có chọn lọc của màng tế bào với các ion (cổng ion mở hay đóng).

+Bản chất: Bơm Na – K là các chất vận chuyển (protein) nằm trên màng tế bào.

Vai trò: Có nhiệm vụ chuyển K+ từ phía ngoài vào trong màng, làm cho nồng độ K+ trong màng tế bào luôn cao hơn bên ngoài, vì vậy duy trì điện thế nghỉ. Hoạt động của bơn Na – K tiêu tốn năng lượng.

(*)ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG(Khi bị kích thích tế bào thần kinh hưng phấn và xuất hiện điện thế hoạt động)

Điện thế hoạt động gồm 3 giai đoạn:

* Mất phân cực: chênh lệch điện thế 2 bên màng giảm nhanh (-70mV →0mV)

* Đảo cực : Trong màng trở nên + ngoài màng tích điện – (+35mV)

* Tái phân cực: khôi phục lại điện thế 2 bên màng (về -70mV)

Cơ chế hình thành điện thế hoạt động:

A. Giai đoạn mất phân cực:

Kích thích →thay đổi tính thấm màng tế bào →Na+ vào trong trung hòa điện âm →mất phân cực.

B. Giai đoạn đảo cực:

Na+ tiếp tục vào gây thừa điện tích dương phía trong màng →đảo cực.

C. Giai đoạn tái phân cực:

K+ đi từ trong ra ngoài màng →ngoài màng tích điện dương →tái phân cực.

Cơ chế hình thành điện thế hoạt động là sự biến đổi rất nhanh điện thế ở màng TB từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực.

1. Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin:

XTK lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên .

Do mất phân cực, đảo cực, tái phân cực →liên tiếp hết vùng này sang vùng khác trên sợi thần kinh.

Tốc độ lan truyền xung thần kinh nhỏ (khoảng 1m/s hoặc nhỏ hơn)

2. Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin:

Một số sợi thần kinh có bao miêlin bao quanh →bao boc không liên tục mà ngắt quãng tạo thành các eo Ranvie. Màng miêlin có tính chất cách điện.

XTK lan truyền theo cách nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranviê khác.

Tốc độ lan truyền của XTK trên sợi miêlin nhanh hơn nhiều so với sợi không có miêlin (khoảng 100m/s hay hơn nữa)

(*)Truyền qua xinap

-Xi nap là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh , giữa tế bào thần kinh với các tế bào khác như tế bào cơ , tế bào tuyến…-Xinap gồm màng trước, màng sau,khe xinap và chùy xinap.Chùy xinap có các bóng xinap chứa chất trung gian hóa học.

-Quá trình truyền tin qua xinap gồm các giai đoạn:+Xung thần kinh đến làm ion Ca2+ đi vào chùy xináp.

+Ca2+ làm cho các bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước xináp và vỡ ra,di vào khe xináp.

+Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau xinap làm xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau.Điện thể hoạt động hinh thành lan truyền đi tiếp

(*)Sinh trưởng ở thực vật

- Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào .

-Mô phân sinh là nhóm các tế bào chưa phân hoá, duy trì được khả năng nguyên phân.

-Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh.

-Sinh trưởng thứ cấp của cây thân gỗ là do mô phân sinh bên (tầng phát sinh) hoạt động tạo ra.

-Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng: Đặc điểm di truyền, thời kỳ sinh trưởng của giống, loài cây,hoocmon thực vật:Auxin, giberelin, xitokinin, Axit abxixic, .Nhiệt độ,hàm lượng nước,anh áng,oxi,dinh dưỡng khoáng.

(*)Hoocmôn thực vật

Hoocmôn thực vật là các chất hữu cơ do bản thân cơ thể tiết ra có tác dụng điều hoà hoạt động giữa các phần khác nhau trong cây

- Nhóm chất kích thích sinh trưởng:

Auxin, gibêrelin có tác động đến sự kéo dài, lớn lên của tế bào

Xitôkinin: có vai trò trong phân chia tế bào

- Nhóm các chất ức chế sinh trưởng

Axit abxixic: tác động đến sự rụng lá

Êtilen tác động đến sự chín của quả

Chất làm chậm sinh trưởng và chất diệt cỏ

-Hoocmôn kích thích.

1.Auxin.(AIA)

a) Nơi phân bố của auxin.

- Auxin phổ biến trong hầu hết các loại cây là axit inđôl axêtic (AIA).

- Auxin chủ yếu được sinh ra ở đỉnh của thân và cành.

- Auxin có nhiều trong chồi, hạt đang nảy mầm, lá đang sinh trưởng, trong tầng phân sinh bên đang hoạt động, trong nhị hoa.

+ở mức tế bào, AIA kích thích quá trình nguyên phân và sinh trưởng dãn dài của tế bào

+ở mức cơ thể, AIA tham gia vào nhiều hoạt động sống của cây như hướng động, ứng động, kích thích hạt nảy mầm, của chồi, kích thích ra rễ phụ, thể hiện tính ưu thế đỉnh (chồi đỉnh ức chế sự sinh trưởng của các chồi bên).

-Kích thích ra rễ phụ ở cây

phá bỏ ưu thế ngọn kích thích cành giâm ra rễ phụ; cây đâm cành

sử dụng auxin kích thích sự hình thành etile kích thích cây ra hoa

auxin ức chế sự rụng lá và hoa

2. Gibêrelin(GA)

Gibêrelin có ở các cơ quan còn non, với nồng độ thích hợp tác động kích thích thân mọc cao, dài, các lóng vươn dài ra, kích thích ra hoa, tạo quả sớm và quả không hạt, kích thích sự nảy mầm của hạt, củ và thân ngầm, tác động tới quá trình quang hợp, hô hấp, trao đổi nitơ, axit nuclêic, hoạt tính enzim và thành phần hoá học trong cây

3. Xitôkinin

Xitôkinin hình thành ở rễ vận chuyển hướng lên ngọn, có tác động đến quá trình phân chia tế bào, hình thành cơ quan mới, kích thích sự phát triển chồi bên, ngăn chặn sự hoá già . Xitôkinin nhân tạo như kinêtin dùng trong nuôi cấy tế bào và mô thực vật.

-Hoocmon ức chế sinh trưởng

1. Axit abxixic (AAB)

Có ở cơ quan đang hoá già. Vai trò chủ yếu là ức chế sự sinh trưởng của cành, lóng; gây trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng của thực vật đóng lại.

2. Êtilen

Là dạng khí thường gặp ở quả chín, làm tăng nhanh quá trình chín ở quả, làm rụng lá, quả.

- Su can bang cua hm thuc vat

+ Mọi hoạt động sinh trưởng đều được điều chỉnh bởi tác động của các hoocmôn thực vật. Các chất kích thích sinh trưởng thường được hình thành ở cơ quan non, chi phối sự hình thành cơ quan sinh dưỡng. Ngược lại, các chất ức chế sinh trưởng thường được hình thành và tích luỹ ở các cơ quan già, cơ quan sinh sản, cơ quan dự trữ, làm già hoá hay gây chết từng bộ phận hay toàn cây.

+tác động kích thích và ức chế: trạng thái cân bằng hoocmôn thực vật sẽ tạo điều kiện cho sự sinh trưởng thích hợp, tăng cường sự tổng hợp prôtêin, hoạt động của các enzim và tính thấm của màng. Sự cân bằng giữa hai tác dụng đó diễn ra lúc chuyển giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng sinh sản, diễn ra lúc phân hoá mầm hoa và tạo thành hoa.

(*)Phát triển ở thực vật có hoa

+ Phát triển ở thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu kỳ sống , gồm 3 quá trình liên quan tới nhau:sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan(rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt).

+Sinh trưởng và phát triển là những quá trình tương tác lẫn nhau trong chu trình sống của cơ thể thực vật.

+Những nhân tố chủ yếu chi phối sự ra hoa: tuổi cây,xuân hóa,quang chu kì.

+Hoocmon ra hoa là các chất hữu cơ được hình thành trong lá và được vận chuyển đến các điểm sinh trưởng của thân làm cho cây ra hoa.

+Phitorom là sắc tố cảm nhận quang chu kì của thực vật và lá sắc tố nảy mầm đối với các loại hạt mẫn cảm với ánh sáng.

(*)Sinh trưởng và phát triển ở động vật

-Sinh trưởng của cơ thể động vật: Là quá trình tăng về kích thước của cơ thể do tăng về số lượng và kích thước tế bào.

- Phát triển của cơ thể động vật: Là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hoá (biệt hoá) tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể .

- Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.

+Phát triển không qua biến thái

+Phát triển qua biến thái:

.Phát triển qua biến tháihoàn toàn

.Phát triển qua biến thái không hoàn toàn

.)Phát triển không qua biến thái: là kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành.Có ở một số động vật không xương sống và đa số động vật có xương sống (cá, chim, bò sát, động vật có vú và con người.

Quá trình phát triển của động vật đẻ con không qua biến thái được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn phôi thai và giai đoạn sau sinh

.)Phát triển qua biến thái hoàn toàn: là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí khác hoàn toàn với con trưởng thành, trải qua giai đoạn trung gian (ở côn trùng là nhộng) ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.

Quá trình phát triển qua biến thái hoàn toàn ở động vật đẻ trứng được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.

.)Phát triển qua biến thái không hoàn toàn: là kiểu phát triển mà con non (ấu trùng) phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác con non (ấu trùng) biến đổi thành con trưởng thành

Quá trình phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn có thể chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn phôi và hậu phôi

(*)Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật

-Các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.

-Nhân tố bên trong là hocmon

-Các hocmon chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật ó xương sống là hocmon sinh trưởng, tỉoxin, tetosteron và ơstrogen.

-Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của côn trùng là ecdixon và juvevin.

-Nhân tố bên ngoài là thức ăn ,nhiệt độ , ánh sáng

(*)Sinh sản của thực vật là quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.

-Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống mẹ.

- Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản trong đó có sự hợp nhất của giao tử đực(n) và giao tử cái(n) tạo nên hợp tử (2n) thông qua thụ tinh, từ đó hình thành cá thể mới.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: